SKKN Thiết kế một số trò chơi tương tác trên phần mểm Powerpoint cho hoạt động khởi động và hoạt động luyện tập của giờ học Ngữ văn
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Công nghệ thông tin (CNTT) được coi là đứa con ưu tú của trí tuệ loài người, là
niềm tự hào, kiêu hãnh của toàn thế giới. Từ cuối thế kỉ XX, sự phát triển như vũ bão của
CNTT đã tạo nên một cuộc “cách mạng” thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội
của con người. Chúng ta đi nhanh hơn, biết nhiều hơn, kết nối rộng rãi hơn… cũng nhờ có
đứa con siêu việt này. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của
CNTT, của truyền thông cũng như yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền
giáo dục mở và hội nhập với thế giới. Từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã chọn chủ đề năm học là “Năm ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học”.
Đặc biệt, từ cuối năm 2019 đến nay, thế giới nói chung và nước ta nói riêng đã và
đang phải đối mặt với dịch bệnh khủng khiếp – đại dịch Covid 19. Đại dịch đã gây ảnh
hưởng vô cùng nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực của đời sống trong đó giáo dục cũng không
ngoại lệ. Bộ Giáo dục đã có những phương án ứng phó rất linh hoạt, bám sát tình hình thực
tiễn của từng tỉnh thành, từng khu vực. Hoàn cảnh xã hội biến đổi phức tạp yêu cầu giáo
viên và học sinh phải luôn trong tâm thế sẵn sàng, chủ động thích ứng cả hai phương án
dạy học trực tuyến và trực tiếp. Thời điểm căng thẳng của dịch bệnh, dạy học trực tuyến
đã trở thành giải pháp cực kì thiết thực và hữu ích đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của năm
học đề ra, đảm bảo an toàn sức khỏe cho giáo viên và học sinh. CNTT trở thành cứu cánh
và được triển khai rộng rãi, ứng dụng mạnh mẽ ở các cấp, các bộ môn khác nhau.
Mặt kháckhông thể phủ nhận rằng dạy Văn trong nhà trường phổ thông đang là một
thử thách lớn với giáo viên hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng
thú, say mê cho học sinh quả thực là cả một vấn đề lớn. Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và
điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để
phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập
ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người giáo viên đứng lớp. Như Khổng
Tử đã nói: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”.
Từ nội dung của câu nói và thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và sự ham thích sẽ là một
động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên. Xet từ góc độ tâm lý lứa tuổi
và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu
cầu tim hiểu, phát triển tư duy kiến thức, ky năng, cảm xúc thẩm my là rất lớn. Nhưng các
em có tư tưởng muốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ
không thích bị áp đặt. Các em không thích một giờ học go bó, căng thẳng. Bởi thế, tìm ra
phương pháp dạy học vừa đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghệ 4.0, có thể ứng dụng
trong cả dạy học trực tiếp và trực tuyến, lại vừa lôi cuốn học sinh là một thách thức lớn.
Lựa chọn sử dụng các tro chơi tương tác trên phần mềm Powerpoint trong dạy học hoàn
toàn đáp ứng được yêu cầu trên, không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức cần đạt mà
còn kết nối học sinh với nhau, học sinh với giáo viên, phát huy năng lực cá nhân.Catherin
2
Pearlman, một nhà trị liệu tại Nam California, đã nói về mối quan hệ giữa tinh thần và thể
chất trong quá trinh chơi tro chơi: “thanh thiếu niên đã quen với việc dùng nhiều thiết bị
cùng một lúc. Game hóa giải quyết nhu cầu đó của họ, giúp trí óc và bàn tay họ liên tục
bận rộn. Khi bạn mắc sai lầm trong một trò chơi, bạn có thể mất một điểm, nhưng nếu bạn
tiếp tục chơi, bạn sẽ học hỏi được từ những sai lầm của mình”.
Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến “Thiết kế một số trò chơi tương
tác trên phần mềm Powerpoint cho hoạt động khởi động và hoạt động luyện tập của giờ
học Ngữ văn”. Sáng kiến của tôi hướng đến 2 trên 5 hoạt động cơ bản của giờ học Ngữ
văn đó là hoạt động khởi động và luyện tập. Đồng thời, việc thiết kế các tro chơi tương tác
ứng dụng cụ thể vào một chủ đề của chương trinh Ngữ văn THPT đó là chủ đề “Truyện
ngắn hiện đại Việt Nam”. Càng nhấn mạnh hơn là sáng kiến tập trung vào thiết kế các trò
chơi trên phần mềm Powerpoint để đáp ứng cả hai hình thức dạy học trực tiếp và trực
tuyến. Hi vọng từ phạm vi hẹp, sáng kiến sẽ được ứng dụng trong mọi bài học của môn
học. Rất mongnhận được sự chia sẻ, trao đổi, thảo luận, góp ý của đồng nghiệp và các
chuyênviên, lãnh đạo cấp trên để có thêm động lực và niềm tin thực hiện nhiệm vụ cũng
nhưđam mê của bản thân.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến
Trong những năm học vừa qua, hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại trường Vũ Văn
Hiếu có những mặt thuận lợi và hạn chế như sau:
a. Thuận lợi
– Nhà trường và phụ huynh học sinh luôn tin tưởng, quan tâm, ủng hộ và tạo điều
kiện tốt nhất phục vụ cho hoạt động dạy và học trong nhà trường. Hệ thống Smart tivi đã
được lắp đặt tại hầu hết các phòng học.
– Giáo viên say mê chuyên môn, có ý thức trau dồi phát triển năng lực cá nhân.
Nhiều giáo viên đã thương xuyên ứng dụng CNTT và có những bài giảng chất lượng chia
sẻ cùng đồng nghiệp
– Học sinh ngày nay rất thông minh, nhạy bén với cái mới, đặc biệt là năng lực
CNTT (ICT). Các em luôn muốn khẳng định cái tôi của mình và muốn khám phá những
điều thú vị
b. Hạn chế
– Đa số các giáo viên còn sử dụng phương pháp dạy học kiểu truyền thống, thiên về
thuyết giảng, truyền đạt kiến thức một chiều. Với phương pháp này, giáo viên không mất
nhiều thời gian suy nghĩ, đầu tư về cách thức tổ chức, học sinh thụ động tiếp nhận không
phải chuẩn bị và không được trải nghiệm các hoạt động có tính khám phá, sáng tạo cũng
như các hoạt động thực hành mới mẻ.
– Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học hoặc còn
có tâm lí ngại khó, sợ mất thời gian đầu tư nghiên cứu, thiết kế. Sử dụng CNTT không
thường xuyên, chưa tạo thành thói quen hay kĩ năng.
3
– Thực tế của hoạt động khởi động và luyện tập trong nhà trường:
+ Hoạt động khởi động:
+ Trong phương pháp dạy học truyền thống, chúng ta thường thấy những lời vào
bài mượt mà, trơn tru với câu từ bay bổng, trau chuốt của giáo viên. Để có được lời vào
bài đầy tính nghệ thuật như vậy đoi hỏi giáo viên phải có sự am hiểu sâu sắc tác giả, tác
phẩm, nội dung bài học cùng những vấn đề có liên quan rồi chuyển hóa thành câu từ kết
hợp với giọng đọc hay nói diễn cảm, thuyết phục. Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu
cũng chỉ là hoạt động khởi động cho giáo viên là chủ yếu. Bởi học sinh vẫn đóng vai tro
thụ động lắng nghe, được “ru vỗ” bằng những lời có cánh. Còn cảm xúc, hứng thú chỉ là
sự “lây lan” từ giáo viên sang học sinh chứ không phải được khơi dậy, h́nh thành từ sự hoạt
động của học sinh.
+ Một số GV thực hiện hoạt động khởi động nhưng chưa phát huy được tính tích
cực của hoạt động này: Giáo viên lạm dụng hoạt động này như tổ chức tro chơi, múa hát
không ăn nhập với bài học, hoặc chỉ “vào bài” với cái tên mà ai cũng biết.
Giáo viên còn dành thời gian cho hoạt động này quá ít vi chưa coi đó là một hoạt động học
tập, chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình, giáo viên cố gắng giảng giải, chốt
kiến thức ngay ở hoạt động này.
+ Hoạt động luyện tập:
Luyện tập là một khâu quan trọng trong giờ văn nói chung. Tuy nhiên, hầu như giáo
viên không quan tâm đến bước này khi dạy học. Đa phần giáo viên thường luyện tập củng
cố cho các em bằng cách gọi một học sinh đứng dậy đọc phần ghi nhớ, sau đó giao bài cho
các em về nhà làm, thậm chí nhiều giáo viên còn bỏ qua bước này khi dạy học. Việc giáo
viên lơ là, coi nhẹ hoạt động luyện tập xuất phát từ nguyên nhân sau:
+ Thời gian giảng dạy quá ngắn (chỉ 45 phút cho một tiết học) trong khi kiến thức
lại quá dài. Giáo viên chỉ chú trọng đến truyền thụ kiến thức nên cắt xen bước luyện tập
+ Nhiều giáo viên cho rằng đây là hoạt động không cần thiết, tốn thời gian vì cho
rằng học sinh đã lĩnh hội được kiến thức trong quá trình dạy học. Do đó, họ dùng thời gian
của hoạt động luyện tập để truyền đạt kiến thức.
+ Vào cuối giờ học sinh cũng thường hay uể oải, lơ là học tập nên đây cũng là
nguyên nhân giáo viên cắt đi phần luyện tập
– Thực tế việc sử dụng tro chơi tương tác trong nhà trường:
+ Việc khai thác, sử dụng tro chơi học tập của nhiều giáo viên còn hạn chế, chưa
thể hiện được tính ưu việt của nó, chưa coi hoạt động học tập của học sinh là trung tâm của
quá trình dạy học nên việc sử dụng tro chơi chưa phát huy hết tác dụng.
+ Nhiều giáo viên tổ chức tro chơi chưa khoa học nên nhiều học sinh chưa thực sự
làm việc chỉ dựa vào thành quả hoạt động của bạn khác
+ Việc tổ chức tro chơi mang nặng tính hình thức nên nhiều nhóm học sinh làm việc
sai mục đích dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ được giao
+ Một số tro chơi do giáo viên chuẩn bị chưa chu đáo nên tính chất của nó chỉ là vui
mà nội dung học tập chưa được cung cấp là bao
4
Từ những hạn chế và thuận lợi trên ta thấy, việc ứng dụng CNTT nói chung và việc
sử dụng các tro chơi tương tác nói riêng cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm đạt kết quảdạy
và học như mong muốn, đáp ứng được yêu cầu bức thiết trong hoàn cảnh phức tạp của xã
hội.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Hiểu rõ về vai trò, yêu cầu, các hình thức tổ chức của hai hoạt động khởi
động và hoạt động luyện tập
a. Hoạt động khởi động
– Vị trí, vai tro:
+ Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động
những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan
đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính to mo, sự hứng thú, tâm thế của
học sinh ngay từ đầu tiết học. Nó là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí
tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý
hưng phấn, tự nhiên để lôi keo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thi sẽ luôn
tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vi thế người học sẽ không con cảm giác mệt
mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải
mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Nó như phần nhạc dạo của một
ca khúc góp phần định hướng thái độ hát như: nhiệt tinh sôi nổi hay sâu lắng thiết tha vi
thế giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. Không những thế, khởi động con giúp học
sinh phát huy năng lực hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
– Một số hinh thức khởi động hiệu quả cho môn ngữ văn:
+ Khai thác kênh nhạc, phim, hinh
+ Kể chuyện, hát
+ Câu hỏi, bài tập trên phiếu học tập
+ Tạo tinh huống có vấn đề
+ Tổ chức tro chơi để kiểm tra bài học cũ, kết nối bài học mới
Trong các hinh thức trên thi chơi tro chơi sẽ tạo nên sự tương tác mạnh mẽ nhất
giữa thầy với tro, tro với tro, tro với thầy.
b. Hoạt động luyện tập
– Vị trí, vai tro:
+ Luyện tập là biện pháp đểgiáo viên thu nhận “tín hiệu phản hồi” từ kết quả tiếp
nhận của học sinh; giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được,
áp dụng vào thực hành đặc biệt là con phát huy được phẩm chất và năng lực của học sinh
như năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề…
– Một số hinh thức tổ chức hoạt động luyện tập:
5
+ Luyện tập đọc diễn cảm toàn bộ văn bản hoặc trích đoạn hay đọc phân vaisau tiết
học.
+ Luyện tập tái hiện một chi tiết then chốt trong tác phẩm hoặc toàn bộ tácphẩm.
+ Luyện tập tưởng tượng một kết thúc mới cho tác phẩm.
+ Đặt tên cho tác phẩm; ghep các sự kiện
+ Sử dụng tro chơi tương tác (Tro ô chữ, trả lời nhanh, nối câu, tim từ…) để tái hiện,
khắc sâu, củng cố kiến thức kĩ năng đã học; áp dụng vào thực hành đồng thời tạo sân chơi
trí tuệ bổ ích, xua tan mệt mỏi, uể oải.
Trong các hinh thức luyện tập trên tôi đặc biệt chú ý đến phương pháp sử dụng các
tro chơi tương tác vi sẽ tiết kiệm thời gian, lại đa dạng tro chơi, học sinh hứng thú.
2.2. Nắm vững các đặc trưng cơ bản của truyện ngắn
Để tìm hiểu truyện, ngoài các yếu tố cần cho việc tìm hiểu một tác phẩm văn học
như: tác giả (tiểu sử, quan điểm sáng tác, phong cách sáng tác), tác phẩm (hoàn cảnh sáng
tác, nhan đề, thể loại), khi tìm hiểu truyện chúng ta cần lưu ý đến: tình huống truyện, cốt
truyện, nhân vật, kết cấu và bố cục, nghệ thuật trần thuật, không gian và thời gian trong
truyện.
a. Cốt truyện
a.1. Khái niệm
– Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Nhiều tác giả, NXB Giáo dục 1982): “Cốt truyện
là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo
thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc
các loại tự sự và kịch”.
a.2 Chức năng của cốt truyện
– Thể hiện nhân vật và phản ánh những xung đột xã hội, qua đó bộc lộ chủ đề tác
phẩm và tư tưởng của tác giả
– Cốt truyện phát triển qua 5 bước: trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và mở
nút. Tuy nhiên, không phải truyện nào cũng đủ 5 bước và theo trình tự cố định như vậy.
Thực tế, cách sắp xếp trình tự còn tùy thuộc vào ý tưởng triển khai truyện của tác giả.
a.3. Phân loại cốt truyện
– Theo cấu trúc có cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
– Theo tính chất có cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lí
a.4. Cách tìm hiểu cốt truyện
– Cốt truyện là sự tổ chức, sắp xếp các sự việc, sự kiện, biến cố trong một mối quan
hệ nhất định nhằm thể hiện nhân vật và phản ánh/ tái hiện đời sống. Khi tìm hiểu truyện,
ngoài việc nhận diện loại cốt truyện, năm bước phát triển của cốt truyện thì cần phải chỉ
ra sự hợp lí, hấp dẫn trong việc sắp xếp, tổ chức cốt truyện nhằm phục vụ cho mục đích
phản ánh đời sống và xây dựng nhân vật.
6
b. Tình huống truyện
b.1. Khái niệm
Tình huống truyện là cái tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc được tạo nên bởi
một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng
của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
b.2. Phân loại
Cách phân chia các loại tình huống truyện không phải bao giờ cũng rõ ràng. Có
truyện thiên về loại tình huống truyện này nhưng có loại thiên về loại tình huống truyện
khác. Có 3 loại tình huống truyện thường được các tác giả chú tâm xây dựng.
– Tình huống hành động
– Tình huống tâm trạng
– Tình huống nhận thức
c. Chi tiết
c.1. Khái niệm
Trong văn học, “chi tiết” theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đinh
Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997)
là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” và họ gọi
chung là chi tiết nghệ thuật. Cũng theo nhóm tác giả này thì: “Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể,
chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của
nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết
nghệ thuật gắn với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn
hoá nghệ thuật nhất định”
Như vậy, chi tiết nghệ thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ thuật.
Muốn hiểu, nắm chắc văn bản, phải hiểu rõ chi tiết nghệ thuật. Khái niệm chi tiết được đặt
ra nhằm phân biệt với tổng thể nhưng nó không tách rời tổng thể. Sự hòa hợp giữa chi tiết
và tổng thể sẽ tạo thành chỉnh thể. Chi tiết nghệ thuật được xem là thành tố nhỏ nhất trong
một chỉnh thể nghệ thuật.
c.2. Tầm quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
Bàn về tương quan giữa chi tiết và tổng thể, có ý kiến cho rằng: “Đôi khi chỉ vì một
đôi mắt mà người ta phải cưới nguyên một người đàn bà”. Câu nói đó khẳng định một thực
tế: Đôi khi, chi tiết có thể đánh gục được cả tổng thể, thậm chí nó thay thế, lấn át tổng thể.
Trong tác phẩm văn chương, chi tiết có thể nhỏ về quy mô, tầm vóc nhưng nó chứa đựng
tư tưởng lớn, tình cảm lớn. Không nhà văn vĩ đại nào không tập trung xây dựng hinh tượng
nghệ thuật từ những chi tiết nhỏ, đặc sắc.
Trong truyện, nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai và phát triển đầy đặn, thông
qua chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách, tâm trạng, hình dáng, số phận của nhân vật
được khắc họa và bộc lộ đầy đủ. Nhiều chi tiết trở thành những điểm sáng thẩm mĩ của tác
phẩm, có vị trí không thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, gắn liền với những bước
7
ngoặt trong cuộc đời, số phận nhân vật. Thiếu chi tiết là thiếu sự đặc tả, thiếu tính cụ thể,
truyện sẽ trở nên nhạt nhẽo, hời hợt, thiếu sức hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu ôm đồm nhiều chi
tiết thì rối rắm, rườm rà, giảm giá trị thẩm my của tác phẩm.
d. Nhân vật văn học
d.1. Khái niệm
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương
tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả ky hay sơ lược, sinh động hay
không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan
trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
d.2. Chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và
thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích
gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm
hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận
ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện.
d.3. Phân loại nhân vật
– Theo cấu trúc truyện: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
– Từ góc độ trần thuật: nhân vật hữu hình (có mặt) hay vô hình ( vắng mặt)
– Từ lí tưởng thẩm mĩ: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện
– Theo cấu trúc nhân vật: Nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính
cách, nhân vật tư tưởng.
d.4. Lưu ý khi tìm hiểu nhân vật:
– Khi tìm hiểu nhân vật văn học cần lưu ý một số điểm sau đây: lai lịch, ngoại hình,
nội tâm, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ. Tuy nhiên, không phải nhân vật nào cũng có đủ
những điểm đề cập trên đây và khi phân tích nhân vật cũng không nên tim hiểu dàn trải tất
cả những điểm này
e. Kết cấu, bố cục
e.1. Khái niệm
“Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm
nhiệm các chức năng rất đa dạng: Bộc lộ tốt tư tưởng và chủ đề tác phẩm; triển khai, trình
bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn nghệ thuật
của tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ”
( Ngữ văn 1 tập 2, Nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, 2011)
e.2. Đặc điểm của kết cấu
– Hai bình diện quan trọng nhất trong kết cấu tác phẩm truyện đó là: Tổ chức hệ
thống nhân vật và tổ chức không gian, thời gian
8
+ Các nhân vật trong một tác phẩm không tồn tại biệt lập, rời rạc mà phải có mối
quan hệ, tạo thành một thế giới nhân vật. Mỗi nhân vật chỉ có thể được bộc lộ đầy đủ trong
mối quan hệ vơí các nhân vật khác, được tai hiện qua cái nhìn của nhân vật khác
+ Thời gian và không gian không chỉ có vai trò tái hiện, phục dựng bức tranh đời
sống với các biến cố, sự kiện mà còn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả và góp phần bộc
lộ tư tưởng của tác phẩm: Không phải ngẫu nhiên mà trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân
chỉ tập trung miêu tả hai không gian – thời gian chính: buổi chiều ảm đạm giữa những ngày
đói, Tràng đưa người vợ nhặt về và cảnh buổi sang hôm sau có nắng ấm, có cả mẹ và vợ
Tràng ra sức dọn dẹp như một chặng đường mới của cuộc đời họ. Ở truyện Hai đứa trẻ, sự
nghèo nàn, buồn thảm của cái phố huyện và cuộc sống của những cư dân ở đó chỉ có thể
hiện ra đầy đủ, thấm thía trong cái không gian, thời gian của chiều tàn, phiên chợ tàn, đêm
tối, của quầng sáng hiu hắt, tù mờ nơi chõng hàng nước của chị Tí. Sự lựa chọn và tổ chức
không gian – thời gian đã góp phần quan trọng trong việc miêu tả nhân vật và thể hiện chủ
đề tác phẩm.
f. Nghệ thuật trần thuật
f.1. Khái niệm
“Trần thuật là việc giới thiệu, khái quát, thuyêt minh, miêu tả đối với nhân vật, sự
kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định, thành phần của
trần thuật không chỉ là lời thuật, chức năng của nó không chỉ là kể việc. Nó bao hàm cả
đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại
đề, ghi lơi chú của tác giả”. (Từ điển thuật ngữ văn học, Nhiều tác giả).
f.2. Vai trò của trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung
– Tác phẩm tự sự nói chung và truyện nói riêng đều là tái hiện bức tranh đời sống
qua lời kể, miêu tả, thuyết minh của một người nào đó, được gọi là người trần thuật hay
người kể truyện. Do vậy, trần thuật là yếu tố có vài trò vô cùng quan trọng trong phương
thức tự sự: là nhân tố liên kết, tổ chức mọi chi tiết, sự kiện, hành động, nhân vật trong tác
phẩm văn học nhằm bộc lộ chủ đề và ý đồ tư tưởng, nghệ thuật của tác giả.
f.3. Để tìm hiểu nghệ thuật trần thuật
– Chọn ngôi kể: Chọn ngôi thứ nhất, tác giả tạo được sự gần gũi, chân thực giữa
người trần thuật với bạn đọc. Chọn cách trần thuật đan xen (như kể ở ngôi thứ ba nhưng
đôi lúc nhập vào nhân vật kể) làm cho đối tượng phản ánh hiện ra ở nhiều bình diện, nhiều
góc độ)
– Giọng điệu trần thuật: giọng điệu trần thuật gắn liền với vai kể và điểm nhìn trần
thuật, bộc lộ thái độ, cái nhìn, sự đánh giá đối với đôi tượng trần thuật.
2.3. Nắm vững đặc điểm của truyện ngắn hiện đại Việt Nam trong các giai đoạn
a. Truyện ngắn hiện đại giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945
– Từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945 là một thời ki rất quan trọng trong lịch sử dân
tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Với không đầy nửa thể kỉ, xã hội Việt Nam đã
9
có những biến đổi sâu sắc chưa từng thấy. Vượt lên sự kim hãm của các thế lực thực dân
phong kiến, hoa nhịp với sự lớn mạnh của dân tộc, nền văn hoc nước nhà đã phát triển theo
hướng hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh và đạt được những thành tựu to lớn.
– Văn học hinh thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh
với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển:
+ Hai bộ phận văn học; công khai và không công khai
+ Bộ phận văn học không công khai lại phân hóa thành hai dong văn học chính là
văn học lãng mạn và văn học hiện thực
– Văn học lãng mạn:
+ góp phần quan trọng vào việc thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lí, lễ
giáo phong kiến cổ hủ để giải phóng cá nhân, giành quyền hạnh phúc cá nhân, đặc biệt là
trong lĩnh vực tinh yêu, hôn nhân và gia đinh. Nó giúp cho tâm hồn người them tinh tế,
phong phú, giúp cho họ thêm yêu thương mảnh đất quê hương, quý trọng tiếng mẹ đẻ, tự
hào về nền văn hóa lâu đời của dân tộc, biết buồn đau tủi nhục trước cảnh mất nước.
+ Thành tựu nổi bật: tiểu thuyết Tự lực văn đoaàn, truyện ngắn trữ tinh Thạch Lam,
Hồ Zếnh, tùy bút và truyện ngắn của Nguyễn Tuân
– Văn học hiện thực:
+ tập trung phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời; đi sâu phản
ánh tinh cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm
thông sâu sắc. Là tiếng nói đấu tranh chống áp bức giai cấp, phản ánh mâu thuẫn giữa kẻ
giàu với người nghèo, giữa nhân dân lao động và tầng lớp thống trị. Văn học hiện thực có
tính chân thật cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo.
+ Thành tựu nổi bật: Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao,
Tô Hoài, Bùi Hiển; tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao
b. Truyện ngắn hiện đại giai đoạn từ sau CMT8/1945 đến 1975
– Văn học Việt Nam giai đoạn này chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa,
gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Văn học chủ yếu tập trung vào đề tài Tổ
quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân vật
trung tâm của văn học là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lượng phục vụ
trực tiếp trên chiến trường. Cùng với đề tài Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài
lớn của văn học
– Nền văn học hướng về đại chúng, quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động,
nói lên nỗi bất hạnh của người lao động nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ cũng
như niềm vui, niềm tự hào của họ về cuộc đời mới
– Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sủ thi và cảm hứng lãng mạn:
+ Văn học tập trung vào các vấn đề có ý nghĩa trọng đại, tính chất toàn dân, vấn đề
có ý nghĩa sống con của đất nước: Tổ quốc con hay mất, độc lập tự do hay nô lệ.
10
+ Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chcung của dân tộc, gắn bó số phận
minh với só phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng.
– Thành tựu nổi bật: Vợ chồng A phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng Xà Nu
(Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đinh (Nguyễn Thi)
c. Truyện ngắn hiện đại giai đoạn sau 1975
– Cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống đế quốc Mĩ đã kết thúc thắng lợi. Lịch sử
dân tộc mở ra thời kí mới: đọc lập, tự do và thống nhất đất nước. Văn học vận động theo
khuynh hướng dân chủ hóa, mang tinh thần nhân bản, nhân văn sâu sắc. Văn học phát triển
hơn về đề tài, chủ đề; phong phú, mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật; đề cao cá tính sáng
tạo của nhà văn; đổi mới cách nhin nhận, tiếp cận con người và hiện thực đời sống; khám
phá con người trong mối quan hệ đa dạng, phức tạp
2.4. Nắm vững kiến thức trọng tâm của các tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt
Nam
Giáo viên hệ thống các tác phẩm theo giai đoạn, theo chương trinh học hoặc theo nhóm đề
tài chủ đề… nhằm khắc sâu những kiến thức cơ bản nhất về tác giả và tác phẩm: về phong cách
nhà văn; về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ; đặc sắc về nội dung và nghệ thuật… Dưới đây là một vài
gợi ý có thể tham khảo:
Tác phẩm, tác giả | Nội dung | Nghệ thuật | Ghi chú |
Truyện ngắn giai đoạn 1932 -19454 | |||
Hai đứa trẻ (Thạch Lam) | -Tấm long thương cảm sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp người sống tối tăm, mon mỏi, quẩn quanh, bế tắc – Sự nâng niu, trân trọng những ước mơ nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của con người nơi phố huyện | – Truyện không có cốt truyện, tập trung miêu tả những trạng thái cảm xúc mong manh, mơ hồ trong tâm hồn ngây thơ của chị em Liên, khiến tác phẩm giàu chất trữ trinh, đọng lại dư ba trong long người đọc – thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập quen thuộc của bút pháp lãng mạn |
11
– Lối kể chuyện tâm tình. Ẩn sau đó là một tâm hồn tinh tế, hết sức nhạy cảm vơí mọi biến chuyển của con người và tạo vật. | ||
(Nguyễn Tuân) | – Ngợi ca vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất và thiên lương trong sáng của con người -Thể hiện nổi bật quan niệm thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng tám | – Tình huống truyện độc đáo, giàu kịch tính – Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, gợi không khí cổ xưa – Sử dụng nhuần nhuyễn, hiệu quả thủ pháp nghệ thuật đối lập – Nhịp điệu, kết cấu câu văn cân đối, hài hòa |
Văn xuôi hiện thực giai đoạn 1932 – 1945 | ||
Chí Phèo (Nam cao) | -Khắc họa số phận khốn cùng, bi thảm của người nông dân nghèo trong xã hội cũ (con người bị tha hóa, lưu manh hóa, bị cự tuyệt quyền làm người) – Thể hiện niềm cảm thương, trân trọng đối với những con người bị áp bức, đồng thời tố cái tội ác của xã hội thực dân phong kiến | – Tình tiết truyện biến hóa giàu kịch tính; nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc; ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi, tự nhiên; giọng văn trần thuật linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa gián tiếp; nghệ |
Chữ người
tử tù
12
Việt Nam trước cách mạng tháng tám | thuật xây dựng nhân vật điển hình | |
Truyện ngắn giai đoạn 1945 -1975 | ||
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) | – Nỗi thống khổ của người lao động miền núi dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến (bị tước đoạt tài sản, bóc lột sức lao động, xúc phạm về nhân phẩm, làm tê liệt ý thức sống và ý thức phản kháng) – Thể hiện niềm cảm thông với số phận bất hạnh, đồng thời trân trọng sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng sống, khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. – Tố cáo các thế lực tàn ác đồng thời cũng làm rõ quá trinh đấu tranh tự giải phóng, con đường tất yếu đến với cách mạng của người dân nơi đây | – Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: cách giới thiệu nhân vật bất ngờ, tự nhiên , ấn tượng; nhân vật A Phủ chủ yếu được miêu tả qua những hành động, còn Mị được thể hiện qua dòng tâm tư, quá trinh tâm lí – Cách trần thuật uyển chuyển, linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo – Biệt tài trong miêu tả thiên nhiên và phong tục |
Vợ nhặt (Kim Lân) | – Phản ánh tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945, qua đó | – Xây dựng được tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo; giọng văn mộc mạc, giản dị; ngôn |
13
tố cáo tội ác của bọn thực dân và phát xít – Khẳng định phẩm chất tốt đẹp và sức sống diệu kì của con người: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, đặt niềm tin ở tương lai, vẫn khát khao tổ ấm gia đinh và yêu thương, đùm bọc lẫn nhau | ngữ gần với khẩu ngữ nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng tạo nên một chất giọng riêng rất cuốn hút; tính cách nhân vật sắc nét, sinh động… | |
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) | – Qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, nhà văn không chỉ ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn khẳng định một chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau cầm vũ khí đứng lên chống lai kẻ thù xâm lược. | – Tạo dựng không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên – Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết trang nghiêm – Xây dựng nhân vật vừa có cá tính riêng, sống động, lại vừa có tính khái quát – Xây dựng được hình tượng nghệ thuật hoành tráng: hinh tượng cây xà nu, hinh tượng thế hệ con người Tây Nguyên – Tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi |
14
Những đứa con trong gia đinh (Nguyễn Thi) | – Qua câu chuyện về những người con trong một gia đinh nông dân Nam bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với cách mạng, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đinh và tinh yêu nước, giữa truyền thống gia đinh và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. | – Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và nghệ thuật kể chuyện độc đáo: kể chuyện theo điểm nhìn của nhân vật Việt – một tân binh bị thương nặng và lạc đồng đội. Truyện được kể theo dòng hồi ức khi đứt khi nối của Việt. – Ngôn ngữ đậm đà sắc thái Nam bộ |
Truyện ngắn giai đoạn sau 1975 | ||
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) | – Hai phát hiện của người nghệ sĩ: một cảnh đắt trời cho và bi kịch của gia đinh hàng chài – Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con | – Xây dựng tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. – Lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có tính thuyết phục – Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách |
15
người một cách toàn diện và sâu sắc – Tác phẩm rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đinh và hậu quả khôn lường của nó | – Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa |
– Trên cơ sở kiến thức trọng tâm, giáo viên xây dựng ngân hàng câu hỏi cho từng
tác phẩm với nhiều hính thức khác nhau: câu hỏi nhiều đáp án, câu hỏi 1 đáp án, câu hỏi
chọn đúng sai… Việc soạn hệ thống câu hỏi sẽ giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn tro chơi
cũng như ôn được các mảng kiến thức phong phú và toàn diện
2.5. Hiểu rõ về các trò chơi tương tác (vai trò, cách thiết kế, luật chơi, phạm vi
áp dụng)
2.5.1. Vai trò, mục đích của các trò chơi
Theo Tiến sĩ Ngô Thị Thu Dung-Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu phát
triển giáo dục cộng đồng (Trường ĐH GD-ĐHQG Hà Nội): “Tro chơi là một hình thức
giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các năng lực giao tiếp, tro chơi đồng thời là một phương tiện
mà thông qua đó HS có thể giao tiếp với nhau một cách tự nhiên và dễ dàng hơn”
– Việc tổ chức tro chơi góp phần hình thành, phát triển năng lực cho học sinh về:
+ Kĩ năng:
Kĩ năng giao tiếp. kĩ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong một đội chơi
Kĩ năng trao đổi thông tin, trình bày và tiếp nhận thông tin
Kĩ năng tim kiếm thông tin
Kĩ năng làm việc có trách nhiệm trong môi trường hợp tác
+ Thái độ:
Ý thức hợp tác trong công việc
Ý thức chịu trách nhiệm trong nhóm
Ý thức tôn trọng thành quả lao động của người khác
Ý thức cùng người khác hướng tới một mục đích hoạt động chung
– Mục đích của việc tổ chức tro chơi là nhằm lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt
động giáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho HS tác
phong nhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hoa đồng
giữa các HS, tạo hứng thú xua tan căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập và giúp cho
việc học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, hàn lâm, nhàm chán…
2.5.2. Một số trò chơi có thể thiết kế trên Powerpoint
16
Tro chơi Mảnh ghep bí mật
Tro chơi ai cao hơn
Tro chơi Ai là triệu phú
17
Tro chơi Ô cửa bí mật
Tro chơi vong quay may mắn
Tro chơi Chiếc nón kì diệu
18
Tro chơi ong non học việc
Tro chơi đào vàng
Tro chơi Giải cứu đại dương
19
Tro chơi Nhổ cà rốt
Tro chơi Táo độc
Tro chơi Vượt chướng ngại vật
20
Tro chơi hái
táoTro chơi Ngộ Không thật Ngộ Không giả
Tro chơi du lịch cùng Doraemon
21
Trò chơi hộp quà bí mật
Tro chơi Tảng băng trôi
Tro chơi Đổ nước cho quạ
22
Tro chơi Ngôi sao may mắn
Tro chơi cá ngựa
Tro chơi Con bọ
23
Tro chơi Bắt bướm
Tro chơi Câu cá
24
Tro chơi Nhanh như chớp
Tro chơi Ăn khế trả vàng
Tro chơi Rung chuông vàng
Tro chơi Ô chữ bí mật
25
2.5.3. Cách tổ chức một số trò chơi
*Tro chơi câu cá:
– Bối cảnh là đại dương mênh mông, rất nhiều cá và có chú bé câu cá
– Mỗi slide sẽ đặt ra 1 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 4 đáp án trong đó có 1 đáp án đúng.
Mỗi câu hỏi tương ứng với 1 con cá đang bơi. Học sinh chọn con cá nào thì giáo viên sẽ
clik chuột vào con cá ấy. Đáp án đúng thi cá sẽ được câu lên
– Đây là tro chơi có 4 đáp án
*Tro chơi Cờ cá ngựa
– Trên slide là hình ảnh bàn Cờ cá ngựa chia làm 4 ô. Mỗi ô là một hình ảnh con
ngựa với hình nền khác nhau (xanh cốm, hồng, vàng, xanh dương). Mỗi ô cá ngựa có chứa
5 câu hỏi.
– GV có thể cho 4 học sinh tham gia hoặc 4 đội tham gia để chơi. Mỗi đội phải trả
lời 5 câu hỏi trong ô của minh. Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi sẽ chiến thắng.
* Tro chơi Giải cứu đại dương
– Trên slide là hình ảnh biển khơi với nàng tiên cá và nhiều sinh vật biển. Tất cả
cùng nhau đi giải cứu đại dương
– Mỗi sinh vật biển tương ứng với một câu hỏi và một đáp án đưa ra nhằm giải quyết
vấn đề
– Đây là tro chơi yêu cầu trả lời 1 đáp án
– Học sinh chọn sinh vật biển tương ứng với câu hỏi và trả lời câu hỏi
* Tro chơi Giúp quạ uống nước
– Slide chính là hình ảnh hai binh nước và hai chú quá bên cạnh, tương ứng với hai
đội A và B
– Các câu hỏi được đưa ra nếu bên nào trả lời đúng thi bên ấy nước sẽ đầy lên, quạ
sẽ nhanh được uống nước
– Đây là dạng câu hỏi yêu cầu trả lời 1 đáp án
– Chia làm hai đội chơi hoặc hai học sinh lên tham gia, tính điểm mỗi câu trả lời
đúng
* Tro chơi Hái lộc đầu xuân
– Mỗi slide sẽ đưa ra một câu hỏi và đưa ra đáp án tương ứng với 4 ông thần tài.
– Học sinh chọn đáp án đúng trong 4 đáp án
*Tro chơi hộp quà bí mật
– Có các hộp quà với nhiều màu sắc được đánh số thứ tự. Mỗi một hộp quà chứa
một câu hỏi. Học sinh chọn hộp quà và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng sẽ được quà hoặc cộng
điểm.
– Đây là dạng câu hỏi có một đáp án
* Tro chơi Ô chữ bí mật
26
– GV yêu cầu học sinh tìm ra từ khóa hang dọc bằng cách giải các ô chữ hàng ngang.
Mỗi ô hang ngang tương ứng với một câu hỏi có đánh số thứ tự. Đáp án của ô hang ngang
sẽ chứa 1 chữ cái của ô hàng dọc.
– Tùy theo từ khóa hàng dọc mà sẽ có các ô hàng ngang và số câu hỏi tương ứng
– Học sinh tùy chọn ô hàng ngang để trả lời
– Tro chơi Vong quay may mắn
– Trước khi chọn câu hỏi, người chơi sẽ quay vào chỉ số điểm đạt được. Có các ô
vuông bên cạnh được đánh số thứ tự chứa các câu hỏi. Nếu trả lời đúng sẽ được số điểm
đã quay vào
– Câu hỏi có 4 đáp án để người chơi lựa chọn.
* Tro chơi Vượt chướng ngại vật số 1
– Trên slide trình chiếu là hình ảnh Xi Trum đi xe. Trên đường đi gặp các chướng
ngại vật. Mỗi chướng ngại vật tương ứng với 1 câu hỏi. Trả lời đúng chướng ngại vật sẽ
biến mất và xe Xì Trum tiến lên phía trước
– Đây là dạng câu hỏi có một đáp án trả lời
* Tro chơi Vượt chướng ngại vật số 2
– Có một dãy các ô chữvới số chữ cái khác nhau. Mỗi dãy lại tương ứng với 1 câu
hỏi gợi ý
– Đáp án đúng thi các chữ cái sẽ hiện lên trên dãy chữ
* Tro chơi Ai là triệu phú
– Giáo viên đưa ra lần lượt các câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 đáp án cho người chơi
lự chọn. Thời gian suy nghĩ và trả lời được cài đặt bằng đồng hồ đếm ngược
* Tro chơi Quả táo độc
– Mụ phù thủy yêu cầu Bạch Tuyết chọn táo. Sẽ có hai quả táo tương ứng với 2 đáp
án Đúng/ Sai. Quả táo độc là đáp án sai
– Đây là dạng câu hỏi lựa chọn một trong hai đáp án
*Tro chơi Nhổ cà rốt
– Bác nông dân ở nông trại và các chú thỏ đến xin cà rốt
– Mỗi slide là một câu hỏi có 4 đáp án. Học sinh chọn đáp án nào chú thỏ sẽ nhổ củ
cà rốt tương ứng với đáp án., lúc đó sẽ biết đáp án chọn là đúng hay sai
– Nếu sai thì bấm vào bác nông dân để ra đáp án đúng
* Tro chơi Ngôi sao may mắn
– Slide xuất hiện màn đêm với rất nhiều ngôi sao. Mỗi ngôi sao tương ứng với một
câu hỏi. Người chơi chọn vi sao có đánh số
– Trả lời đúng sẽ được một món quà mà ngôi sao may mắn mang đến
– Đây là tro chơi trả lời một đáp án
* Tro chơi Hái táo
27
– Slide xuất hiện hình ảnh cây táo. Số quả táo tương ứng số câu hỏi giáo viên muốn
đưa ra. Học sinh chọn quả táo được đánh số. Mỗi quả táo tương ứng một câu hỏi. Học sinh
trả lời đúng thi quả táo sẽ rụng xuống.
2.6. Thiết kế các trò chơi gắn với các tác phẩm cụ thể
2.6.1. Truyện ngắn Hai đứa trẻ
a. Hoạt động khởi động
*Cách 1: Sử dụng trò chơi Ô chữ bí mật
– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi tro chơi ô chữ gồm 7 từ hàng ngang và 1
từhàng dọc. Học sinh trả lời đúng từ hàng ngang để tìm ra từ hàng dọc là từ khoá: Ánh
sáng
Câu hỏi 1: Nhà văn Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu cho dong văn học nào? (lãng
mạn)
Câu hỏi 2: Lối viết văn của Thạch lam có đặc điểm gì? (nhẹ nhàng)
Câu hỏi 3: Tính cách nổi bật của nhà văn Thạch Lam? (đôn hậu)
Câu hỏi 4: Thạch Lam thường hướng ngòi bút của mình về đối tượng nào? (Số nhận
bất hạnh
Câu hỏi 5: Thạch Lam từng là thành viên của Nhóm văn nào? (Tự lực văn đoàn)
Câu hỏi 6: Truyện ngắn của Thạch Lam có đặc điểm gì nổi bật (không cốt truyện)
Câu hỏi 7: Mỗi sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam được ví như? (áng thơ trữ tình)
*Cách 2: Sử dụng trò Chơi lật mảnh ghép
– Cách chơi: GV cho 4 câu hỏi tương đương với 4 mảnh ghép bí mật. GV gọi HS
lựa chọn mảnh ghep đã được đánh số và trả lời các câu hỏi. Học sinh trả lời đúng thi mảnh
ghép sẽ được lật lên và xuất hiện hình ảnh bức tranh: Hai đứa trẻ
+ Câu hỏi 1: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945 đổi mới theo xu
hướng nào? (hiện đại hóa)
+ Câu 2: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945 có tốc độ phát triển
như thế nào? (hết sức nhanh chóng)
+ Câu 3: Bộ phận văn học công khai phân hóa thành hai dong văn học là dong văn
học hiện thực và dong văn học nào? (lãng mạn)
+ Câu 4: Tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” do nhà văn nào viết? (Thạch Lam)
28
b. Hoạt động luyện tập
– GV có thể cho học sinh luyện tập các kiến thức về các nhân vật trong truyện (Liên,
An, mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đinh bác xẩm, bà cụ Thi điên…); kiến thức về khung
cảnh phố huyện (lúc chiều tối và lúc đêm khuya); kiến thức về những hình ảnh, chi tiết đặc
sắc trong truyện; kiến thức về phong cách của nhà văn Thạch Lam cũng như tư tưởng nhà
văn gửi gắm
– GV xây dựng bộ câu hỏi sau đó lựa chọn tro chơi thích hợp
*Cách 1:Sử dụng trò chơi Đổ nước cho quạ hoặc Quả táo độc (câu hỏi 2 đáp án
lựa chọn)
– GV xây dựng câu hỏi, mỗi câu hỏi có 2 đáp án để lựa chọn
Câu hỏi 1: Trước khung cảnh của buổi chiều tà nơi phố huyện, nhân vật Liên đã có
tâm trạng như thế nào?
A. Lòng phấn chấn, vui tươi
B. Lòng buồn man mác
Câu hỏi 2: Vi sao gia đinh Liên chuyển từ Hà Nội về phố huyện?
A. Vì thầy Liên mất việc
B. Vì về quê yên tĩnh, thanh binh
Câu hỏi 3: Vì sao Liên lại thích chiếc xà tích và cái chìa khóa?
A. Vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn, đảm đang
B. Vi nó là đồ trang sức đặc biệt
Câu hỏi 4: Vì sao chị em Liên cố gắng đợi tàu dù đã buồn ngủ díu mắt?
A. Vì muốn bán thêm hàng theo lời mẹ dặn
B. Vì muốn nhìn ngắm đoàn tàu
Ví dụ: Trò chơi Táo độc
29
*Cách 2: Sử dụng trò chơi Ai là triệu phú/ Ô chữ kì diệu/ Nhổ cà rốt/ Bắt bướm
(dạng câu hỏi 4 đáp án)
Câu hỏi 1: Âm thanh nào sau đây không được nhắc tới trong không gian phố huyện
lúc chiều tàn?
A. Tiếng ếch nhái
B. Tiếng muỗi vo ve
C. Tiếng trống thu không
D. Tiếng đoàn tàu đến
Câu hỏi 2: Bức tranh phố huyện lúc chiều muộn xuất hiện những sắc màu nào?
A. Vàng, đen, tím
B. Hồng, đỏ, đen
C. Xanh, đỏ, đen
D. Vàng, đỏ, hồng
Câu hỏi 3: Hình ảnh nào sau đây không được nhà văn dùng để miêu tả phố huyện?
A. Phương tây đỏ rực như lửa cháy
B. Đám mây ánh hồng như hon than sắp tàn
C. Những dòng sông sáng trắng uốn minh trong cánh đồng tối
D. Dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời
Câu hỏi 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau: “… hết cả,
con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm
đen hơn nữa”?
A. Tối
B. Đen
C. Mờ
D. Nhòe
30
Câu hỏi 5: Từ hột sáng trong truyện miêu tả ánh sáng từ đâu phát ra?
A. Từ ngọn đèn của chị tí
B. Từ gánh phở của bác Siêu
C. Từ những con đom đóm
D. Từ ngọn đèn trong cửa hàng của chị em Liên
Câu hỏi 6: Tìm từ không được nhà văn Thạch Lam dùng để miêu tả ánh sáng nơi
phố huyện?
A. Vệt sáng
B. Khe sáng
C. Nguồn sáng
D. Quầng sáng
Câu hỏi 7: Cuộc sống của con người nơi phố huyện diễn ra như thế naof?
A. Tấp nập, đông vui
B. Ồn ào, nào nhiệt
C. Buồn bã, quạnh quẽ
D. Nghèo khổ, quẩn quanh
Câu hỏi 8: Hà Nội trong kí ức của chị em Liên rất đẹp vì sao?
A. Hà Nội nhiều đèn, sáng rực và lấp lán
B. Ở Hà Nội được đi chơi bờ hồ
C. Hà Nội có những thức quà ngon lạ
D. Tất cả các ý trên
Câu hỏi 9: Thông điệp sâu sắc nhất mà tác giả muốn gửi gắm qua truyện ngắn này?
A. Hãy yêu thương người thân của mình
B. Hãy đấu tranh bảo vệ quê hương
C. Hãy thoát khỏi cuộc sống tù túng và luôn luôn biết hướng về ánh sáng
D. Hãy bỏ mặc cuộc sống chìm trong bóng tối
Câu hỏi 10: Giọng văn của nhà văn Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn?
A. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
B. Giọng văn sắc lạnh, gai góc
C. Giọng văn đanh thep, hung hồn
D. Giọng văn ủy mị, ướt át
Câu hỏi 11: Đáp án nào sau đây trả lời đúng nhất về ý nghĩa của hình ảnh đoàn tàu?
A. Đoàn tàu mang ánh sáng mãnh liệt đến
B. Đoàn tàu mang âm thanh sôi động đến
C. Đoàn tàu chở nhiều người đông đúc đi qua
D. Đoàn tàu đưa một thế giới mới lạ, đáng sống đi qua
31
Câu hỏi 12: Việc những người dân phố huyện đêm nào cũng cố thức để đợi đoàn
tàu có ý nghĩa gi?
A. Họ muốn bán thêm hàng
B. Họ muốn nghe âm thanh sôi động
C. Họ muốn ngắm nghía đoàn tàu
D. đầy đủ hơn | Thể hiện niềm khát khao hướng về ánh sáng và mơ ước cuộc sống mới mẻ, |
2.6.2. Truyện ngắn Chữ người tử tù
a. Hoạt động khởi động
*Cách 1: Sử dụng trò chơi Ô chữ bí mật
Ví dụ 1:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi tro chơi ô chữ gồm 6 từ hàng ngang và 1
từhàng dọc. Học sinh trả lời đúng từ hàng ngang để tìm ra từ hàng dọc là từ khoá: Cái đẹp
Câu hỏi 1: Tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân chủ yếu viết về
ai? (Nhà nho cuối mùa)
Câu hỏi 2: Nhà văn Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu cho dong văn học nào? (lãng
mạn)
Câu hỏi 3: Nguyễn Tuân có sở trường viết thể loại văn nào? (bút kí)
Câu hỏi 4: Tên một tác phẩm viết sau cách mạng của Nguyễn Tuân lấy cảm hứng
từ mảnh đất Tây Bắc? (Người lái đo Sông Đà)
Câu hỏi 5: Phong cách tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân? (Uyên bác)
Câu hỏi 6: Một trong những loại hình nghệ thuật đặc sắc thể hiện tài năng của các
nhà nho? (Thư pháp)
Ví dụ 2:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi tro chơi ô chữ gồm 7 từ hàng ngang và 1
từhàng dọc. Học sinh trả lời đúng từ hàng ngang để tìm ra từ hàng dọc là từ khoá: Thư
pháp
Câu hỏi 1: Đây là thể loại văn học mà Nguyễn Tuân đã có đóng góp đặc biệt cho
nền văn học Việt Nam hiện đại? (Tùy bút)
Câu hỏi 2: Phong cách nghệ thuật tiêu biểu nhà văn Nguyễn Tuân? (Tài hoa)
Câu hỏi 3: Nhan đề đầu tiên của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? (Dòng chữ cuối
cùng)
Câu hỏi 4: Nguyễn Tuân được đánh giá như thế nào trong khả năng sử dụng ngôn
từ? (Thầy phù thủy)
Câu hỏi 5: Một tập truyện ngắn của Nguyễn Tuân viết trước CMT8 viết về vẻ đẹp
của một thời đã qua? (Vang bóng một thời)
32
Câu hỏi 6: Tên một tác phẩm viết sau cách mạng của Nguyễn Tuân lấy cảm hứng
từ mảnh đất Tây Bắc? (Người lái đo Sông Đà)
Câu hỏi 7: Thứ mà Nguyễn Tuân suốt đời tìm kiếm, săn lùng? (Cái đẹp)
b. Hoạt động luyện tập
* Cách 1: Sử dụng trò chơi Ô chữ bí mật
– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi tro chơi ô chữ gồm 10từ hàng ngang và 1
từhàng dọc. Học sinh trả lời đúng từ hàng ngang để tìm ra từ hàng dọc là từ khoá: Thiên
lương
Câu hỏi 1: Huấn Cao gặp gỡ viên quản ngục khi đang ở vị thế nào? (Tử tù)
Câu hỏi 2: Huấn Cao có thái độ như thế nào đối với việc thầy thơ lại mang rượu thịt
đến? (thản nhiên)
Câu hỏi 3: Viên quản ngục tiếp nhận tù nhân với cặp mắt như thế nào? (hiền lành)
Câu hỏi 4. Huấn Cao được đánh giá là một tên tử tù như thế nào? (Nguy hiểm)
Câu số 5: Thái độ của Huấn Cao lần đầu tiên gặp ngục quan? (khinh bạc)
Câu hỏi 6: Quản ngục nhận xét về chữ của Huấn Cao? (Vuông lắm đẹp lắm)
Câu hỏi 7: Khi cho chữ quản ngục, Huấn Cao đã khen gi? (mực thơm)
Câu hỏi 8: Huấn Cao đã khuyên ngục quan điều gì? (Thay chốn ở)
Câu hỏi 9: Ngục quan coi Huấn Cao là thanh âm như thế nào giữa bản đàn mà nhạc
luật xô bồ, hỗn độn? (trong trẻo)
Câu hỏi 10: Cảm xúc của ngục quan sau khi Huấn Cao cho chữ và cho lời khuyên?
(Nghẹn ngào)
33
* Cách 2: Sử dụng trò chơi Ai là triệu phú/ vòng quay may mắn/ Nhổ cà rốt/ bắt
bướm (trò chơi 4 hoặc 3 đáp án)
– GV đưa ra hệ thống câu hỏi (theo nhân vật Huấn Cao, Ngục quan; theo các chi
tiết, sự kiện tiêu biểu; theo phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân; quan niệm và tư tưởng
nhà văn gửi gắm, đặc sắc nghệ thuật…). Mỗi câu hỏi có nhiều đáp án để học sinh lựa chọn
Câu hỏi 1: Khi bị áp giải tới ngục, Huấn Cao đã có hành động và thái độ như thế
nào?
A. Hiên ngang, thản nhiên
B. Khúm núm, sợ sệt
C. Ngạc nhiên, lo sợ
D. Căng thẳng, lo âu
Câu hỏi 2: Vì sao Ngục quan lại biệt đãi đối với Huấn Cao?
A. Vì Huấn Cao là tên tử tù nguy hiểm, đáng sợ
B. Vi thương hại kẻ tử tù sắp lên đoạn đầu đài
C. Vì cảm mến người tài
D. Vì muốn điều tra, khai thác thông tin từ kẻ tử tù
Câu hỏi 3: Thái độ của Huấn Cao khi làn đầu tiên ngục quan bước vào phòng giam
của mình?
A. Vui mừng, phấn khởi
B. Ngạc nhiên, mừng rỡ
C. Khúm núm, nịnh bợ
D. Khinh bạc, đến điều
Câu hỏi 4: Vì sao Huấn Cao lại có thái độ khinh bạc đối với quản ngục?
A. Vi nghĩ quản ngục có mưu đồ xấu
B. Vi nghĩ quản ngục là kẻ tiểu nhân
C. Vi nghĩ ngục quan đến để thị uy
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Vì sao Ngục quan lại muốn có được chữ của Huấn Cao?
A. Vì Huấn Cao là người rất khó xin chữ
B. Vì muốn có chữ của người nổi tiếng
C. Vì chữ của Huấn Cao là vật báu trên đời
D. Vì ngục quan là người say mê cái đẹp
Câu 6: Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?
A. Vì cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài
B. Vì muốn trả ơn của ngục quan đã biệt đãi
C. Vì muốn phô diễn tài năng lần cuối cùng
D. Vì muốn để lại di sản quý cho đời
Câu 7: Thái độ và hành động của ngục quan khi bị Huấn Cao sỉ nhục?
34
A. Tức giận, trả thù bằng trò tiểu nhân
B. Xin lĩnh ý và rút lui
C. Thản nhiên, lạnh lùng
D. Lặng im
Câu 8: Vì sao nói cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
A. Thời điểm cho chữ rất đặc biệt
B. Không gian cho chữ là chốn ngục tù tăm tối
C. Vi tư thế người cho chữ và nhận chữ bị đảo lộn
D. Các ý kiến trên
Câu 9: Vì sao trong khi Huấn Cao cho chữ thì viên quản ngục lại khúm núm?
A. Vì phải cất những đồng tiền kẽm
B. Vì sợ hãi trước oai phong của Huấn Cao
C. Vì loa lắng người khác phát hiện
D. Cúi đầu trước cái đẹp và người tài
Câu 10: Quan niệm thẩm mĩ của tác giả gủi gắm trong tác phẩm?
A. Cái đẹp gắn liền với cái thiện
B. Cái tài găn liền với cái tâm
C. Cả hai đáp án trên
Câu 11: Huấn Cao được Nguyễn Tuân khắc họa với những vẻ đẹp nào?
A. Con người thiên lương trong sáng
B. Một nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp
C. Con người hiên ngang bất khuất
D. Tất cả các ý kiến trên
Câu 11: Nghệ thuật nào không được thể hiện trong truyện ngắn?
A. Nghệ thuật đối lập
B. Nghệ thuật dựng người dựng cảnh
C. Nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc
D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
2.6.3. Truyện ngắn Chí Phèo
a. Hoạt động khởi động
*Cách 1: Sử dụng trò chơi Ô chữ bí mật
– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi tro chơi ô chữ gồm 10 từ hàng ngang và 1
từhàng dọc. Học sinh trả lời đúng từ hàng ngang để tìm ra từ hàng dọc là từ khoá: Lưu
manh hóa
Câu hỏi 1: Một tác phẩm của nhà văn Nam Cao biết về một anh bốc thuốc dạo chữa
bệnh muộn con? (Lang rận)
35
Câu hỏi 2: Câu nói của Nam Cao: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự
bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” đề cao điều gi? (lương
tâm nghề)
Câu hỏi 3: Câu văn: “Hắn cứ tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng
khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục” khiến em nhớ tới tác phẩm nào
của Nam Cao? (Tư cách mõ)
Câu hỏi số 4: Nhân vật bà lão chết sau khi đến thăm cháu gái và được ăn no là nhân
vật trong truyện ngắn nào của Nam Cao? (Một bữa no)
Câu hỏi 5: Câu nói: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi,
khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” của Nam Cao đã đề cao
điều gì? (sự sáng tạo)
Câu hỏi 6: Đề tài chủ đạo trong các tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng là gì?
(người nông dân)
Câu hỏi 7: Nhân vật chính trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao tên là gì? (Hộ)
Câu hỏi 8: Câu nói: “Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng
lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng khổ đau kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” đã
thể hiện quan điểm của Nam Cao về vấn đề gì? (Nghệ thuật)
Câu 9: Các tác phẩm: “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Chị Dậu” của
Ngô Tất Tố, “Lão Hạc” của Nam cao đều viết về bi kịch gì của người nông dân? (bần cùng
hóa)
Câu 10: Một nhân vật trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy được nhà văn Kim Lân đóng
vai? (Lão Hạc)
36
*Cách 2: Sử dụng trò chơi Lật mảnh ghép/ Mảnh ghép bí mật
– Cách chơi: GV cho 4 câu hỏi tương đương với 6 mảnh ghép bí mật. GV gọi HS
lựa chọn mảnh ghep đã được đánh số và trả lời các câu hỏi. Học sinh trả lời đúng thi mảnh
ghép sẽ được lật lên và xuất hiện hình ảnh bức tranh: Chí phèo và thị Nở. Sau đó, giáo
viên dẫn dắt vào bài mới
+ Câu hỏi 1: Nhà văn Nam Cao là nhà văn tiêu biểu cho dong văn học nào trước
CMT8? (hiện thực)
+ Câu 2: Tên bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm của Nam Cao? (Làng Vũ
Đại ngày ấy)
+ Câu 3: Bên cạnh đề tài người trí thức tiểu tư sản thi nhà văn Nam cao con quan
tâm tới đề tài nào? (Người nông dân)
37
+ Câu 4: Các tác phẩm: “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Chị Dậu”
của Ngô Tất Tố, “Lão Hạc” của Nam cao đều viết về bi kịch gì của người nông dân? (bần
cùng hóa)
b. Hoạt động luyện tập
*Cách 1: Sử dụng Trò chơi Vòng quay may mắn/ Cá ngựa/ Bắt bướm/ Ai là triệu
phú/ Quả táo độc/ Tảng băng trôi/ Câu cá/ Đào vàng…
– Giáo viên tạo ra hệ thống câu hỏi để có thể linh hoạt sử dụng tro chơi khác nhau
(tro chơi 4 đáp án, 2 đáp án, 1 đáp án hoặc chọn đúng/ sai)
Câu 1: Nhà văn Nam Cao là nhà văn luôn đề cao phẩm chất nào của một nhà văn?
A. Rung cảm tinh tế
B. Yêu cái đẹp
C. Căm ghet cái xấu
D. Có lương tâm nghề
Câu hỏi 2: Câu nói: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi,
khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” của Nam Cao đã đề cao
điều gì?
A. Sự nỗ lực tìm tòi
B. Sự nghiên cứu chuyên sâu
C. Sự quyết tâm học hỏi
D. Sự sáng tạo
Câu hỏi 3: “Một tác phẩm thật giá trị, phải (…) ca tụng tình thýõng, lòng bác ái, sự
công bình… Nó làm cho ngýời gần ngýời hõn” là câu nói của Nam Cao trong tác phẩm
nào?
A. Trãng sáng
B. Ðời thừa
C. Ðôi mắt
D. Sống mon
Câu hỏi 4: Đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao là?
A. Người nông dân
B. Trí thức tiểu tư sản
C. Cả hai ý trên
Câu hỏi 5: Nhan đề đầu tiên của truyện ngắn Chí Phèo là?
A. Đôi lứa xứng đôi
B. Cái lò gạch cũ
Câu hỏi 6: Chí Phèo đã chửi theo thứ tự lần lượt như thê nào?
A. Trời, cả làng Vũ Đại, cha mẹ đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ
nào đẻ ra hắn, chửi đời
38
B. Đời, trời, cả làng Vũ Đại, cha mẹ đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chét
mẹ nào đẻ ra hắn
C. Trời, đời, cả làng Vũ Đại, cha mẹ đứa nào không chừi nhau với hắn, đứa
chết mẹ nào đẻ ra hắn
D. Làng Vũ Đại, trời, đời, cha mẹ đứa nào không chừi nhau với hắn, đứa chết
mẹ nào đẻ ra hắn
Câu hỏi 7: Tiếng chửi của hắn thể hiện điều gì?
A. Hắn là một thằng say chửi nhảm
B. Hắn uất ức, cảm thấy bất công
Câu hỏi 8: Chi tiết nào không phải miêu tả nhân vật Chí Phèo?
A. Cái đầu trọc lốc
B. Răng cạo trắng hớn
C. Đôi mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh
D. Cái mặt thi đen mà rất cơng cơng
Câu 9: Sau khi ra tù, Chí Phèo xách chai đến nhà Bá Kiến để làm gì?
A. Để xin rượu
B. Để ăn vạ
C. Để xin tiền
D. Để đâm chết Bá Kiến
Câu 10: Vi sao nói Chí Phèo đã bị lưu manh hóa?
A. Nhân dạng thay đổi: đầu trọc, chân tay chạm trổ, mặt cơng cơng
B. Nhân tính thay đổi: ăn vạ, đâm chem, uống rượu, đoi nợ
C. Cả hai ý kiến trên
Câu 11: Âm thanh nào sau đây không phải là âm thanh Chí Phèo đã nghe được sau
khi tỉnh rượu?
A. Tiếng chim ríu rít
B. Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá
C. Tiếng người đi bán vài ở Nam Định về
Câu 12: Sau khi tỉnh rượu, nghĩ đến rượu Chí Phèo có cảm giác như thế nào?
A. Sợ như người ốm sợ cơm
B. Thèm rượu
Câu 13: Sau khi tỉnh rượu, người hắn có cảm giác như thế nào?
A. Lâng lâng, nhẹ nhõm, êm ái
B. Chân tay bủn rủn, miệng đắng, ruột gan nao lên
C. Bực bội, cáu gắt, giận dữ
Câu 14: Nghĩ đến tương lai, Chí Phèo sợ nhất điều gì?
A. Đói ret
B. Cô độc
39
C. Ốm đau
D. Tuổi già
Câu 15: Vì sao khi thị Nở mang cháo hành đến, Chí Phèo lại ngạc nhiên?
A. Vi chưa ai cho hắn cái gì bao giờ
B. Hắn toàn giật cướp dọa nạt
C. Vi chưa bao giờ được săn sóc bởi bàn tay người đàn bà
D. Các ý trên
Câu 16: Bát cháo hành đối với Chí Phèo tại sao lại ăn rất ngon?
A. Vì hắn chưa được ăn cháo hành bao giờ
B. Vì hắn chưa được ăn món ăn ngon bao giờ
C. Vì hắn được nếm hương vị của tinh yêu thương
Câu 16: Tại sao khi ăn xong bát cháo hành trông hắn lại hiền?
A. Vì trận ốm làm thay đổi về sinh lí và tâm lí
B. Vì hắn không đủ sức để ác
C. Vì hắn được cảm hóa bởi tinh thương
D. Vi đó là bản chất mà thường ngày bị lấp đi
Câu 17: Vì sao bà cô Thị Nở ngăn cản không cho thị đến với Chí Phèo?
A. Vì hắn không cha không mẹ
B. Vì hắn làm nghề rạch mặt ăn vạ
C. Cả hai ý trên
Câu số 18: Vi sao ban đầu Chí Phèo định đâm chết bà cô thị Nở nhưng rồi lại đâm
chết Bá Kiến?
A. Vì hắn say
B. Vì hắn điên
C. Vì hắn xác định rõ kẻ thù thực sự
D. Vì hắn nhầm
Câu 19: Chí Phèo xách dao đến nhà Bá Kiến làm gì?
A. Xin tiền
B. Xin rượu
C. Ăn vạ
D. Trả thù
Câu 20: Vi sao Chí phèo sau khi đâm chết Bá Kiến lại tự sát?
A. Vì hắn say
B. Vi suy nghĩ nhất thời, bồng bột
C. Vì hắn hối hận
D. Vì hắn bế tắc, tuyệt vọng
Câu 21: Giá trị nhân đạo nào không đúng với tác phẩm?
A. Phê phán chế độ thực dân phong kiến
40
B. Khẳng định bản chất lương thiện của con người
C. Đoi quyền sống, quyền làm người
D. Mở ra con đường cách mạng
Ví dụ sử dụng tro chơi Bắt bướm
*Cách 2: Sử dụng trò chơi Ô chữ bí mật
– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi tro chơi ô chữ gồm 10 từ hàng ngang và 1
từhàng dọc. Học sinh trả lời đúng từ hàng ngang để tìm ra từ hàng dọc là từ khoá: Lương
thiện. Sau đó giáo viên chốt lại vấn đề
Câu hỏi 1: Nơi Chí Phèo bị bỏ rơi? (Lo gạch cũ)
Câu hỏi 2: Trước tiếng chửi của Chí Phèo, người dân làng Vũ Đại nghĩ gi? (nó trừ
mình ra)
Câu hỏi 3: Khi ra tù, khuôn mặt Chí thay đổi như thế nào? (cơng cơng)
Câu hỏi 4: Mới ra tù, Chí Phèo đã làm gi từ sáng đến xế chiều? (uống rượu)
Câu hỏi 5: Sự kiện nào tạo nên bước ngoặt trong đời Chí? (gặp thị Nở)
Câu hỏi 6: Tâm trạng Chí Phèo thay đổi khi nào? (tỉnh rượu)
Câu hỏi 7: Thái độ của Chí khi thấy thị Nở mang cháo hành sang? (Ngạc nhiên)
Câu hỏi 8: Điều gi đã khiến Chí Phèo thay đổi? (Tinh yêu thương)
Câu 9: Người dân Vũ Đại có để Chí Phèo hoàn lương không? (Cự tuyệt)
Câu 10: Hành động đâm chết Bá Kiến của Chí Phèo cho thấy hắn đã? (thức tỉnh)
Ví dụ 2:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi tro chơi ô chữ gồm 13 từ hàng ngang và 1
từhàng dọc. Học sinh trả lời đúng từ hàng ngang để tìm ra từ hàng dọc là từ khoá: Quyền
làm người. GV từ ý nghĩa của từ khóa để chốt lại kiến thức.
Câu hỏi 1: Trong mắt người dân làng Vũ Đại, Chí Phèo là? (Con quỷ dữ)
Câu hỏi 2: Cái gi Chí Phèo thay đổi về nhân hinh và nhân tính như vậy? (Nhà tù
thực dân)
Câu hỏi 3: Điều gì ở Thị Nở đã khiến Chí Phèo thức tỉnh? (Tinh yêu thương)
41
Câu hỏi 4: Trước khi đi tù, Chí Phèo là người như thế nào? (hiền lành)
Câu hỏi 5: Sau khi ra tù, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến làm gi? (ăn vạ)
Câu hỏi 6: Chí Phèo đã làm gi cho Bá Kiến? (làm tay sai)
Câu hỏi 7: Chí Phèo sau khi làm tay sai cho Bá Kiến đã thay đổi ra sao? (Lưu manh
hóa)
Câu 8: Sau khi gặp thị Nở, Chí Phèo đã có khao khát gi? (muốn hoàn lương)
Câu 9: Lần đầu tiên trong đời, Chí Phèo đã được nếm hương vị của? (Cháo hành)
Câu 10: Khi thị Nở bỏ hắn đi, hắn đã làm gi? (uống rượu)
Câu 11: Hành động giúi cho Chí ngã lăn xuống đất của Thị Nở là hành động như
thế nào? (Cự tuyệt)
Câu 12: Chí đã xách dao đến nhà Bá Kiến để làm gi? (Đoi lương thiện)
Câu 13: Hành động đâm chết Bá Kiến của Chí là hành động do say rượu hay rất tỉnh
táo? (tỉnh táo)
2.6.4. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
a. Hoạt động khởi động
* Cách 1: Sử dụng trò chơi ô chữ
Ví dụ 1:Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi tro chơi ô chữ gồm 6 từ hàng ngang và
1 từhàng dọc. Học sinh trả lời đúng từ hàng ngang để tìm ra từ hàng dọc là từ khoá: Tây
Bắc
Câu hỏi 1:Tác giả của truyện Dế mèn phiêu lưu kí là ai?(Tô Hoài)
Câu hỏi 2: Một chợ tình rất nổi tiếng ở tỉnh Hà Giang nước ta? (Khâu Vai)
Câu hỏi 3: Một tiềm năng rất lớn của Sông Đà được nhà văn nhắc tới trong tùy bút
Người lái đo Sông Đà? (Thủy điện)
Câu hỏi 4: Một trong những vẻ đẹp của dong sông Đà được nhà văn Nguyễn Tuân
nhắc tới trong Tùy bút Người lái đo sông Đà? (Hung bạo)
Câu hỏi 5: Một phong tục cưới xin nổi tiếng của người H’mong? (Bắt vợ)
Câu hỏi 6: Nhắc tới mảnh đất Đồng Văn là chúng ta sẽ nhớ ngay tới hình ảnh này?
(Cao nguyên đá)
42
*Cách 2: Sử dụng trò chơi Lật mảnh ghép
– Giáo viên chia lớp thành bốn đội chơi (có thể chia đội theo các dãy hoặc bốc
thăm…)
– Cách chơi: Tro chơi có tổng cộng 4 mảnh ghep tương ứng với 4 câu hỏi. Mỗi
nhóm sẽ có 1 lượt chọn mảnh ghép trả lời câu hỏi để mở bức tranh
+ Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.
+ Các nhóm còn lại trả lời đúng 5 điểm.
+ Đội nào trả lời đúng bức tranh sau các miếng ghep được 20 điểm.
– Các câu hỏi ứng với mỗi mảnh ghep như sau:
Câu 1. Tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy cảm hứng từ
mảnh đát nào? (Tây Bắc)
Câu 2. Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm của nhà văn nào? (Tô Hoài)
Câu 3. Tên một bài hát do ca sĩ Hoàng Thùy Linh biểu diễn viết về một cô gái vùng cao?
(Để Mị nói cho mà nghe)
Câu 4. Một phong tục cưới xin nổi tiếng của người dân H’Mông? (tục bắt vợ/cướp vợ)
– Bức tranh đằng sau các mảnh ghep được mở ra: Hình ảnh Mị và A phủ cầm tay nhau
bỏ trốn giữa núi rừng trùng điệp. Sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài:
b. Hoạt động luyện tập
43
Giáo viên có thể thiết kế rất nhiều tro chơi với các câu hỏi trả lời ngắn gọn: Ai là
triệu phú, Đào vàng, Hái táo, Nhổ cà rốt, Ngôi sao may mắn…
– Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến bài học:
Câu 1: Nhà văn Tô Hoài được mệnh danh là?
A. Nhà văn của nông thông và người nông dân
B. Nhà văn của phong tục
C. Nhà văn của mảnh đất và con người Tây Nguyên
D. Nhà văn của mảnh đất và con người Nam Bộ
Câu 2: Chọn từ và điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn nói về quan điểm của
nhà văn tô Hoài: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra…. Mà đã là… thì không
tầm thường”.
A. Lẽ phải
B. Công bằng
C. Sự thật
D. Lí tưởng
Câu 3: Tác phẩm nào không nằm trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài?
A. Mường Giơn
B. Cứu đất cứu Mường
C. Người lái đo sông Đà
D. Vợ chồng A Phủ
Câu 4: Vị trí xuất hiện “bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” của Mị có gi đặc
biệt?
A. Thân phận giống như con vật
B. Sự câm lặng như hon đá
C. Sự lao động vất vả
D. Các ý trên
Câu 4: Chi tiết nào cho thấy Mị là người con hiếu thảo?
A. Trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị
B. Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo biết bao nhiêu người mê ngày
đêm thổi sáo đi theo Mị
C. Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương nô giả nợ thay cho
bố
Câu 5: Vì sao Mị về làm dâu nhà thống lí?
A. Vi yêu thương A Sử
B. Vì muốn trả nợ cho cha
C. Vì muốn làm dâu nhà giàu
D. Bị bắt cóc
Cau 6: Khi mới về nhà thống lí Pá Tra, Mị đã có phản ứng như thế nào?
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education