dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Thiết kế và sử dụng kênh hình trong Dạy học Địa lí lớp 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

SKKN Thiết kế và sử dụng kênh hình trong Dạy học Địa lí lớp 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
I.1. Xuất phát từ cách tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và yêu
cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi nước ta
phải có nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, đạo đức và trí tuệ đồng thời có khả
năng thích ứng cao, vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào hoàn cảnh
thực tế của đất nước, từ đó tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để có
nguồn nhân lực đó, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới giáo dục một cách toàn diện, đổi
mới mục tiêu, nội dung giáo dục và phương pháp dạy và học.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp các em học sinh củng cố và mở
rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi, tạo sơ sở cho HS tiếp tục theo học
các ngành nghề có liên quan sau này. Tiếp cận với chương trình GDPT mới, bản thân
tôi được tập huấn và học hỏi các modul về xây dựng kế hoạch bài dạy, đổi mới kiểm
tra- đánh giá trong dạy và học gắn với mục tiêu, yêu cầu cần đạt của mỗi chuyên đề,
gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất HS.
Các môn học trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung và môn Địa lí nói
riêng không chỉ nhằm cung cấp cho HS hệ thống các tri thức khoa học Địa lí mà còn
hướng tới việc hình thành và phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người
học, đáp ứng yêu cầu hội nhập phát triển của đất nước. Nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của môn Địa lí hiện nay là phải đổi mới trên nhiều lĩnh vực, chú trọng phát huy
phẩm chất, năng lực, tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học.
Trong dạy học Địa lí, kênh hình được coi là một trong những phương tiện dạy
học trực quan. Kênh hình là cơ sở cho việc tạo biểu tượng Địa lí, lưu giữ một khối
lượng kiến thức rất lớn, là phương tiện để GV và HS tổ chức các hoạt động học tập.
3
Vai trò của kênh hình trong học tập, nghiên cứu địa lí là rất quan trọng, không
chỉ giúp HS dễ dàng phát hiện kiến thức, khắc sâu nội dung bài học mà còn góp phần
rèn luyện, phát triển khả năng tư duy, vận dụng sáng tạo kiến thức lí thuyết vào thực
tiễn cuộc sống. Hiện nay, kênh hình phục vụ cho dạy học Địa lí rất đa dạng và phong
phú bao gồm: Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, video clip,.. đang được tăng
cường cả số lượng và chất lượng. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho việc nâng cao chất
lượng dạy học môn Địa lí. Tuy nhiên, khó khăn của nhiều GV địa lí hiện nay là chưa
biết xây dựng, sử dụng và khai thác kiến thức một cách hiệu quả từ kênh hình, GV
chỉ đơn thuần sử dụng kênh hình để minh họa cho nội dung bài học mà chưa biết
cách khai thác do đó làm giảm hiệu quả giảng dạy, chưa đáp ứng được mục tiêu môn
học đề ra. Vì thế chưa khơi dậy được tính tích cực, chủ động, hình thành và phát triển
được các phẩm chất và năng lực cho HS. Việc tự thiết kế kênh hình của GV còn ít, sử
dụng kênh hình trong dạy học còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên vẫn còn tư tưởng
ngại đổi mới, vẫn chủ yếu dựa vào kênh hình, kênh chữ SGK cũ và ít cập nhật thông
tin, tính hiệu quả trong các giờ học chưa cao.
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước,
từ thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, tác giả thấy rằng cần phải có cái
nhìn tổng thể về vai trò, chức năng, cách thức thiết kế và quy trình sử dụng của các
loại kênh hình thường được dùng trong dạy học bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ
thông, qua đó giúp HS hình thành và phát triển các năng lực. Trong khi xây dựng kế
hoạch bài dạy, tác giả luôn trăn trở việc gắn kênh hình với các hoạt động nhận thức
của HS như thế nào trong mỗi bài học địa lí, để HS dễ dàng chiếm lĩnh tri thức, rèn
luyện cho HS năng lực tư duy, khả năng sáng tạo, tự chủ và độc lập trong học tập. Vì
vậy, tác giả chọn tìm hiểu, nghiên cứu nội dung “Thiết kế và sử dụng kênh hình
trong dạy học Địa lí lớp 11 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học
sinh” làm chủ đề cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
4
I.2. Xuất phát từ đặc điểm đối tượng học sinh hiện nay và yêu cầu thực tế
Các đối tượng địa lí KTXH luôn thay đổi không ngừng theo không gian và thời
gian, việc cập nhật thông tin, số liệu mới cần nhanh chóng, kịp thời về các khu vực,
các quốc gia trên thế giới. Nếu sử dụng thông tin cũ, không có tính thời sự sẽ không
những gây nhàm chán mà còn phản ánh không đúng bản chất, xu hướng biến đổi,
phát triển của sự vật, hiện tượng trong giai đoạn hiện nay.
Dạy học theo hướng phát triển năng lực đang là yêu cầu cấp thiết đòi hỏi đổi
mới phương pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS,
để HS thích thú với bài học, có hứng thú tìm tòi tri thức thì GV phải không ngừng đổi
mới, nâng cao chất lượng giờ dạy của mình. GV đổi mới về phương pháp dạy học,
hình thức dạy học tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.
HS hiện nay rất năng động, sáng tạo, tích cực tìm tòi, học hỏi tri thức mới.
Việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí theo hướng phát triển năng lực người
học giúp HS có cái nhìn trực quan về đối tượng, mối quan hệ giữa các đối tượng,
thông qua kênh hình HS có thể khái thác kiến thức và vận dụng sáng tạo để giải quyết
các nhiệm vụ học tập. Dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV, HS cũng có thể tự
thiết kế kênh hình phục vụ hiệu quả cho học tập (thiết kế video, Inforgraphic, sơ
đồ…) với việc ứng dụng các phần mềm Canva, Microsoft Office, Biteable… HS thỏa
sức sáng tạo và phát triển năng lực của mình, đồng thời kiến thức bài học cũng được
ghi nhớ sâu hơn.
Tác giả mong rằng những kinh nghiệm này sẽ là tài liệu tham khảo có thể giúp
ích các đồng nghiệp và các em học sinh trong quá trình dạy học môn Địa lý nói
chung và đặc biệt cách thiết kế bài giảng, xây dựng kênh hình phù hợp, sáng tạo, đem
lại hiệu quả cao trong phần rèn luyện, phát triển khả năng tư duy, vận dụng sáng tạo
kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống.
5
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
II. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Qua khảo sát điểu tra về thực trạng việc sử dụng kênh hình của GV và HS hiện
nay, tác giả nhận ra rằng: phần lớn các GV thấy được vai trò quan trọng của kênh
hình trong học tập, xây dựng kế hoạch bài dạy, trong kiểm tra, đánh giá địa lí. Khi
thường xuyên khai thác kênh hình thì sẽ đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, HS có
hứng thú tiếp thu bài và nhớ kiến thức lâu hơn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều GV sử
dụng kênh hình chủ yếu với mục đích minh họa kiến thức đã học, một số GV vẫn chủ
yếu dựa vào kênh hình từ SGK, chưa có đổi mới về nội dung và phương pháp dạy
học, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu bài học và vì thế việc thiết kế các hoạt động
học tập cho HS sử dụng kênh hình còn khá ít.
Các kênh hình thường được sử dụng đó là tranh ảnh, video có sẵn trên mạng
hoặc tư liệu (có thể thời lượng quá dài lại không sát với nội dung bài học, không nhấn
mạnh vào vấn đề chính…), sử dụng bảng số liệu đã có trong SGK mà chưa cập
nhật… Một yêu cầu mới đặt ra là GV phải thường xuyên học hỏi, đổi mới làm sinh
động bài giảng, đạt được mục tiêu, yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của HS.
GV tìm tòi, nghiên cứu, biết cách làm và hướng dẫn HS biết làm là vấn đề hết sức
cần thiết hiện nay.
Điểm mới của sáng kiến là đưa ra quy trình thiết kế kênh hình, sử dụng các
kênh thông tin chính thống, hữu ích, cập nhật số liệu, thông tin mới rất cần thiết khi
dạy học địa lí KTXH thế giới, khu vực và các nước. SK nêu bật việc làm thế nào để
sử dụng kênh hình một cách hiệu quả đáp ứng mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng,
phẩm chất HS. Trong sáng kiến có trình bày các bước để thiết kế kênh hình trong dạy
học Địa lí lớp 11, có ví dụ cụ thể, phân tích quy trình thiết kế, sử dụng kênh hình.
Đặc biệt dưới sự định hướng của GV, năng lực vốn có và hiểu biết của HS thì HS đã
tự thiết kế được kênh hình phục vụ cho học tập tại lớp và ở nhà. Từ đó khẳng định
tính hiệu quả trong hoạt động dạy và học, ứng dụng thực tiễn, phát triển năng lực và
6
phẩm chất của HS. HS cũng có thể tham gia đánh giá đồng đẳng, đánh giá cá nhân về
quá trình làm việc và sản phẩm học tập của chính mình và các bạn.
Sáng kiến cũng thể hiện một số kết quả khi được tập huấn và tự học của cá
nhân qua các Modul học tập trực tiếp và online trên LMS vận dụng sáng tạo vào thiết
kế, tổ chức các hoạt động dạy- học và kiểm tra đánh giá.
II. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Với mục tiêu cao nhất là phát triển năng lực cho học sinh đặc biệt là năng lực
tự học, sáng tạo và nâng cao chất lượng dạy học và kết quả học tập của HS, tôi đã
mạnh dạn áp dụng các giải pháp mới. Những giải pháp này thể hiện sự cố gắng, đóng
góp của bản thân giáo viên với sự học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Đặc biệt
trong các giải pháp tôi còn rất chú ý đến phát huy sự cố gắng, nỗ lực, khả năng sáng
tạo, hợp tác của học sinh. Với những biện pháp mà bản thân thực hiện trong sáng
kiến so với những giải pháp cũ tôi nhận thấy: học sinh đã được phát triển nhiều năng
lực như mục tiêu Đổi mới của ngành giáo dục hiện nay đang hướng tới (năng lực tự
học, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp theo
lãnh thổ, năng lực sử dụng kênh hình trong học tập địa lí…). HS được tự thiết kế
kênh hình với sự hỗ trợ của CNTT, HS biết cách chọn lọc thông tin, thu thập và xử lí
thông tin, HS có khả năng ghi nhớ, vận dụng tốt kiến thức đã học. HS biết cách khai
thác, sử dụng kênh hình khi học tập. Đồng thời, hiệu quả giảng dạy cũng được nâng
lên rõ rệt, HS yêu thích môn học, hứng thú với bài học.
Cá nhân tôi đã tiếp cận chương trình GDPT 2018 theo định hướng phát triển
năng lực HS, tích cực đổi mới về phương pháp dạy học, áp dụng các kĩ thuật dạy học
mới nhằm chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
II. 2.1. Cơ sở khoa học của sáng kiến
II.2.1.1 Vai trò của kênh hình trong dạy- học
Trong bài báo “Phát triển khả năng tư duy phản biện trong học tập Địa lý cho học
sinh dựa trên phần mềm Visual Adobe Flash Media ở trường Trung học phổ thông”,
7
tác giả T Gayatri cũng đã khẳng định rằng: “Kênh hình được coi là công cụ hữu hiệu
để nâng cao khả năng tư duy phản biện của học sinh và cũng thúc đẩy học sinh học
tập. Kênh hình bao gồm hai khía cạnh chính là khía cạnh âm thanh và khía cạnh thị
giác. Kênh hình hỗ trợ việc truyền tải thông điệp thông qua cảm nhận trực quan. Học
sinh cũng có thể nhận văn bản dưới dạng âm thanh thông qua thính giác”
Trong việc thu nhận tri thức Trong việc lưu trữ tri thức
Qua nếm: 1%
Qua sờ: 1.5%
Qua ngửi: 3.5%
Qua nghe: 11%
Qua nhìn: 83%
Nghe: 20%
Nhìn: 30%
Nghe + Nhìn: 50%
Tự trình bày: 80%
Tự trình bày và làm: 90%
Kênh hình có vai trò nhấn mạnh các nội dung quan trọng bằng các bố cục, màu
sắc phù hợp, từ đó dễ tạo được sự hào hứng, hứng thú, đam mê của HS khi theo dõi
bài dạy. Đồng thời, góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy sáng tạo ở HS.
Kênh hình sử dụng trong dạy học nhằm phát triển năng lực sử dụng công cụ
địa lí học, khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề cho HS thông qua các yêu
cầu như phân tích, so sánh, tổng hợp khi HS tiến thành khai thác kênh hình. Hơn nữa,
HS có thể sử dụng kênh hình để xây dựng các sản phẩm học tập, giúp quá trình học
tập trở nên trực quan và sinh động hơn.
Sử dụng kênh hình trong dạy học có khả năng làm tăng hiệu quả giờ dạy, giúp
HS tiếp nhận tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Sử dụng kênh hình giúp bồi dưỡng cho HS các giá trị về phẩm chất như yêu
nước, trung thực, chăm chỉ, cần cù và trách nhiệm.
Trong dạy học địa lí, kênh hình được hiểu là nguồn tri thức, thông tin địa lí
dưới dạng trực quan, có thể được thể hiện dưới dạng tĩnh hoặc động và được trình
bày bằng phương pháp đồ họa. Kênh hình không chỉ giúp minh họa cho nội dung bài
học mà còn giúp HS khai thác kiến thức, từ đó hình thành các khái niệm, biểu tượng
8
địa lí cho HS. Hệ thống các kênh hình được xác định như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ,
lược đồ, biểu đồ, video clip, …
Như vậy, kênh hình trong dạy học ngoài việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành phẩm chất và thái độ còn phát triển khả năng tư duy địa lí, năng lực
sử dụng công cụ địa lí học, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Trong dạy học, kênh
hình vừa đóng vai trò là phương tiện trực quan vừa là phương pháp trong giảng dạy.
II.2.1.2. Tiếp cận chương trình GDPT mới 2018
Chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh: Chương
trình môn Địa lí xác định rõ các phẩm chất và năng lực có thể hình thành, phát triển
qua môn học. Một mặt, chương trình căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất
chủ yếu và năng lực cốt lõi làm cơ sở và điểm xuất phát để lựa chọn các nội dung
giáo dục; mặt khác, chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và
năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu và vận dụng
nội dung giáo dục của môn học vào thực tiễn.
Chương trình bảo đảm kết nối giữa các lớp học, cấp học và đáp ứng yêu cầu
định hướng nghề nghiệp: Nội dung chương trình được thiết kế theo ba mạch: địa lí
đại cương, địa lí thế giới, địa lí Việt Nam, bao gồm các kiến thức cốt lõi và chuyên đề
học tập; phát triển, mở rộng và nâng cao nội dung giáo dục địa lí đã học ở cấp trung
học cơ sở; bảo đảm tinh gọn, cơ bản, cập nhật các tri thức khoa học, hiện đại của địa
lí học, các vấn đề về phát triển của thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương. Các
nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt của chương trình có tính đến sự phù hợp với
thực tế dạy học ở trường phổ thông trong định hướng phát triển. Đối với những học
sinh có định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí, ngoài kiến thức cốt
lõi, chương trình có các chuyên đề học tập ở mỗi lớp, nhằm thực hiện yêu cầu phân
hoá sâu, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Chương trình bảo đảm tính kế thừa, hiện đại: Chương trình môn Địa lí kế thừa
phát huy ưu điểm của những chương trình đã có, tiếp thu kinh nghiệm phát triển
9
chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến, tiếp cận với những
thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại; phù hợp với thực tiễn xã hội, giáo dục, điều
kiện và khả năng học tập của học sinh ở các vùng, miền khác nhau.
Chương trình chú trọng tích hợp, thực hành và vận dụng: Chương trình môn
Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực tiễn
nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và
giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc
sống.
Chương trình được xây dựng theo hướng mở: Trên cơ sở bảo đảm định hướng,
yêu cầu cần đạt và những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, chương
trình dành thời lượng nhất định để các trường hướng dẫn học sinh thực hành tìm hiểu
địa lí địa phương phù hợp với điều kiện của mình; đồng thời triển khai kế hoạch giáo
dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của cơ sở giáo dục, của địa phương.
Trong đó, chương trình môn Địa lí đã xác định được các phẩm chất chủ yếu và
năng lực cốt lõi cụ thể cần hình thành cho HS như sau:
Hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu: Thông qua việc tổ chức các hoạt
động học tập, môn Địa lí giáo dục cho học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu
nước, tình yêu thiên nhiên, tình cảm yêu thương người lao động, thái độ tôn trọng
những giá trị nhân văn khác nhau; ý thức, niềm tin, trách nhiệm và hành động cụ thể
trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; rèn luyện cho
học sinh các đức tính chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Hình thành, phát triển các năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt
    động học tập như thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lí; khảo sát, điều tra thực
    tế địa phương, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các
    hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận, dạy học dự án, xêmina,…
    10
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông
    qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết hoặc giả định, tìm lôgic trong giải
    quyết vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết
    vấn đề, tưởng tượng khoa học, giải quyết vấn đề mới, tự học về lí thuyết và công cụ
    địa lí.
    Hình thành, phát triển năng lực địa lí:
  • Để phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học địa lí, giáo viên tạo
    cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình
    thành kiến thức mới.
  • Để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu địa lí, giáo viên tạo điều kiện cho
    học sinh sử dụng các công cụ của địa lí học như: atlat địa lí, bản đồ, lược đồ, biểu đồ,
    sơ đồ, lát cắt, mô hình, khối đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,… tìm tòi, khám phá các tri
    thức địa lí; tăng cường khai thác Internet trong học tập, tổ chức cho học sinh học tập
    ngoài thực địa, trong môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội địa phương.
  • Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về địa
    lí, học sinh cần được tạo cơ hội để cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, tiếp cận với
    các tình huống thực tiễn, thực hiện các chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; vận
    dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp.
    Giáo viên cần quan tâm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phát hiện vấn đề, lập kế
    hoạch nghiên cứu, giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả giải quyết vấn đề, nêu giải
    pháp khắc phục hoặc cải tiến, tăng cường sử dụng các bài tập đòi hỏi vận dụng kiến
    thức thực tế và tư duy phản biện, sáng tạo.
    II.2.2. Thiết kế kênh hình trong dạy- học Địa lí 11
    Nguyên tắc sử dụng kênh hình trong dạy học:
  • Đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, tính vừa sức đối với HS.
  • Đảm bảo tính thực tiễn, hệ thống
  • Đảm bảo tính giáo dục.
    11
  • Đảm bảo tính phát triển tư duy cho HS
    Quy trình thiết kế kênh hình trong dạy học ĐL theo hướng phát triển phẩm
    chất và năng lực HS
    Các bước thực hiện:
  • Xác định mục tiêu bài học
  • Xác định nội dung của các hoạt động nhận thức
  • Lựa chọn và thiết kế kênh hình phù hợp
  • Sử dụng kênh hình để thiết kế các hoạt động học phù hợp mục tiêu, yêu cầu của bài
    học.
    Về xác định mục tiêu bài học và xác định nội dung của các hoạt động nhận
    thức, tôi minh họa qua thiết kế kế hoạch bài dạy chuyên đề “Nhật Bản” ở mục
    II.2.3.3. của sáng kiến.
    Đề cập đến lựa chọn, thiết kế kênh hình phù hợp cho tổ chức hoạt động ở một số bài
    học chương trình địa lí 11, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm như sau:
    Ngoài việc sử dụng kênh hình có sẵn trong SGK hay từ tư liệu trên Internet, GV
    cũng có thể tự thiết kế kênh hình cho các hoạt động trên lớp và hướng dẫn để HS
    thiết kế kênh hình trong quá trình học bài cũ và chuẩn bị bài học mới cũng như ôn tập
    hiệu quả tại nhà. Các công cụ thiết kế kênh hình hữu ích như Microsoft Powerpoint,
    Microsoft Excel, Mapinfo, Arcgis, Canva, các công cụ online khác…
    Các kênh hình thường dùng đó là:
  1. Số liệu thống kê
    Số liệu trong SGK Địa lí 11 hiện nay đang sử dụng đã là các số liệu cũ từ năm
    2005, GV có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin như Google với kho dữ liệu
    rất phong phú. Tuy nhiên, GV cần sử dụng có chọn lọc, lựa chọn những trang web
    chính thống, đối chiếu thông tin để có sự chuẩn xác và phù hợp với yêu cầu bài
    giảng. Một số trang web hữu ích cho học tập, nghiên cứu địa lí đó là: The World
    Bank- Ngân hàng thế giới, cung cấp các số liệu về dân số, GDP, nông nghiệp, công
    12
    nghiệp, dịch vụ của các quốc gia và khu vực trên TG. Hơn nữa ở đó còn có các biểu
    đồ, lược đồ về kinh tế các quốc gia.
    Một số trang web tham khảo hữu ích có thể kể đến là :
    http://vietnam.unfpa.org
    http://www.prb.org
    http://www.undp.org
    http://www.worldbank.org
    http://www.fao.org
    Ví dụ
    Trong khi dạy bài 1, Sự tương phản về trình độ phát triển KTXH của các nhóm
    nước, thay vì sử dụng số liệu năm 2004 trong SGK, GV có thể bổ sung thêm các số
    liệu mới theo bảng sau:
    Bảng 1. GDP bình quân đầu người của một số quốc gia trên thế giới năm 2020
    (Đơn vị: USD/người)
    Các nước phát triển Các nước đang phát triển
    Tên nước GDP/người Tên nước GDP/người
    Đan Mạch 57141 Cô-lôm-bi-a 6376
    Thuỵ Điển 53744 An-ba-ni 4533
    Ca-na-đa 45070 In-đô-nê-xi-a 3837
    Anh 40361 Ấn Độ 1981
    Niu Di-lân 42260 Ê-ti-ô-pi-a 768
    (Nguồn: http://www.worldbank.org)
    Bảng 2. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới và các nhóm nước giai đoạn
    1950- 2020 (Đơn vị %)
    Nhóm nước
    Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các giai đoạn
    1950 –
    1955
    1965 –
    1970
    1985 –
    1990
    1990 –
    1995
    1995 –
    2000
    2010 –
    2015
    2015 –
    2020
    Thế giới 1,8 2,1 1,6 1,5 1,4 1,2 1,1
    Các nước phát triển 1,2 0,8 0,6 0,2 0,2 0,1 0,1
    13
    Các nước đang phát triển 2,0 2,6 1,9 1,9 1,7 1,4 1,3
    (Nguồn: http://www.worldbank.org)
    Bảng 3. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước năm 2000 và 2020
    Nhóm tuổi
    Nhóm nước
    Năm 2000 Năm 2020
    0 −14 15 −64
    65 trở
    lên 0 − 14 15 −64
    65 trở
    lên
    Thế giới 30,2 63,0 6,8 25,5 65,2 9,3
    Các nước phát triển 18,2 67,5 14,3 16,4 64,3 19,3
    Các nước đang phát triển 33,1 61,9 5,0 27,2 65,4 7,4
    (Nguồn: http://www.worldbank.org)
    Bảng 4. GDP của Hoa Kì, thế giới và một số châu lục năm 2004 và 2020
    (đơn vị: Tỉ USD)
    Năm
    Lãnh thổ 2004 2020
    Thế giới
    Hoa Kì
    Châu Âu
    Châu Á
    Châu Phi
    40887,8
    11667,5
    14146,7
    10092,9
    790,3
    84710,0
    20941,0
    20253,1
    29478,0
    2215,9
    (Nguồn: http://www.worldbank.org)
    Bảng 5. Bảng sản lương một số sản phẩm công nghiệp của Liên Bang Nga giai
    đoạn 1995- 2020
    Năm
    Sản phẩm
    1995 2005 2010 2015 2020
    Dầu mỏ (triệu tấn) 305,0 470,0 511,8 541,8 554,3
    Than đá (triệu tấn) 270,8 298,3 322,9 372,6 412,5
    14
    Điện (tỉ kWh) 876,0 953,0 1038,0 1063,4 1089,6
    Giấy (triệu tấn) 4,0 7,5 5,6 8,0 8,7
    Thép (triệu tấn)) 48,0 66,3 66,9 70,9 71,5
    (Nguồn: http://www.worldbank.org)
  2. Biểu đồ
    Công cụ để vẽ biểu đồ tác giả thường dùng đó là Microsoft Excel, từ các số liệu
    thống kê, chúng ta có thể lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp và vẽ biểu đồ mang tính
    trực quan cao, biểu đồ là phương tiện khá phổ biến trong học tập Địa lí.
    Ví dụ 1: Khi tìm hiểu về dân số Nhật Bản- một quốc gia có cơ cấu dân số già, tăng
    dân số chậm, có giai đoạn dân số giảm, để HS trả lời cho câu hỏi: Em hãy nhận xét
    về quy mô dân số và tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản từ 1970- 2019? HS dựa vào biểu

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay