SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử 7
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
I.1. Cơ khoa học:
– Nhà giáo dục học T.A.I.Lina nhấn mạnh: “Ngày nay không có một khoa học
nào đƣợc giảng dạy mà lại không sử dụng những số liệu của các khoa học tiếp
cận khác, những tài liệu, những sự kiện và những thí dụ lấy từ trong cuộc sống
hàng ngày và từ các lĩnh vực tri thức khác nhau [1, tr. 245]. Trong phần nhiệm
vụ của việc giảng dạy kĩ thuật tổng hợp tác giả cho rằng: “Việc xác lập mối liên
hệ giữa các bộ môn nhằm vạch ra cho học sinh thấy mối liên hệ qua lại của các
khoa học” [1, tr. 153]. Nhà giáo dục học I.A. Cai – Rốp, N.K. Gôn – Sa – Rốp –
B.P.Ét – SiPốp, L.V. Dan – Cốp nêu ra những yêu cầu đối với trình độ của giáo
sƣ trong đó các ông nhấn mạnh: “Giáo sƣ không chỉ có tri thức phong phú về
chuyên môn nghiệp vụ của mình mà phải chú ý đến sự phát triển của những môn
khoa học gần gũi với môn chuyên nghiệp chủ yếu của mình” [2, tr. 87]. Nhà
giáo dục học N.U.Savin nêu rõ: Nền học vấn phổ thông phán ánh đầy đủ và
chính xác nhất tri thức khoa học và thực tiễn của nhân loại và nó thực sự là toàn
diện. “Ở đó đã kết hợp một cách hữu cơ các tri thức về tự nhiên, xã hội và tƣ
duy con ngƣời đã đạt đƣợc sự hài hòa giữa học vấn về nhân văn và về tự
nhiên…” [3, tr. 99]. Trong cuốn “Tám đổi mới để trở thành ngƣời giáo viên gi i”
của Giselle O. Martin – Kniep có đề cập đến quy trình xây dựng các đơn vị bài
học tích hợp là gì có nêu: Tích hợp chƣơng trình có nhiều hình thức khác nhau.
“Tích 7 hợp nội dung là hình thức kết nối nội dung trong nội bộ môn học và
giữa các môn học với nhau” [4, tr. 27].
– Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” nêu một cách khái
quát nhất và tƣơng đối đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên
môn: “Tiềm năng giáo dục thế giới quan cho học sinh đặc biệt đƣợc khai thác
trong mối liên hệ giữa các môn học. Các mối liên hệ giữa các môn học, phản
ánh bản chất biện chứng của nhận thức khoa học, giúp xem xét một sự vật hay
một hiện tƣợng từ nhiều quan điểm khác nhau [5, tr. 123]. Đặng Thành Hƣng
cho rằng: “Trong khoa học giáo dục còn có những bộ môn, chuyên ngành, liên
4
môn lấy những liên hệ qua lại làm đối tƣợng [6, tr. 15]. Trần Bá Hoành trong
“Đổi mới phƣơng pháp dạy học, chƣơng trình và sách giáo khoa” nhấn mạnh
phƣơng pháp tích cực trong đó đề cập vấn đề giáo dục theo mục tiêu với nội
dung “liên môn” và “xuyên môn”. Ngoài ra, vấn đề trên còn đƣợc đề cập đến
trong các bài báo, tạp chí giáo dục nhƣ bài viết của Nguyễn Quang Vinh “Dạy
học các môn học theo quan điểm liên môn” trên tạp chí NCGD số 10 1986 ,
Trần Đức Minh “Vận dụng quan điểm liên môn – một yếu tố nâng cao tính tích
cực học tập của học sinh” trên tạp chí NCGD 8 số 4 1999 . M i bài viết tuy chỉ
nghiên cứu sâu một khía cạnh của vấn đề, nhƣng đều kh ng định sự cần thiết và
nêu rõ vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học nhằm
nâng cao chất lƣợng bộ môn
– Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói
chung và dạy học Lịch sử nói riêng, đây đƣợc coi là một quan niệm dạy học hiện
đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lƣợng
giáo dục.
– Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn
học với môn Lịch sử, những khái niệm, tƣ tƣởng chung giữa các môn học, tức là
con đƣờng tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau “Từ
những năm 60 của thế kỉ XX, ngƣời ta đã đƣa vào giáo dục ý tƣởng tích hợp
trong việc xây dựng chƣơng trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí
thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể,
cũng nhƣ quá trình dẫn đến trạng thái này”
– Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đƣa vấn đề vận dụng kiến thức liên
môn vào giảng dạy trong các trƣờng phổ thông. Chƣơng trình Giáo dục phổ
thông do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 theo
định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh từ việc gắn kết kiến thức
với thực tiễn cuộc sống đến cách tổ chức hoạt động học của các em học sinh tiếp
tục kh ng định phƣơng pháp tích hợp liên môn trong giảng dạy lịch sử là một
phƣơng pháp hiệu quả cần tích cực vận dụng để nâng cao chất lƣợng dạy và học
5
môn Lịch sử, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực học
sinh cần có trong cuộc sống.
I.2. Cơ sở thực tiễn:
Môn Lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu
biết về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con
ngƣời. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học Lịch sử trong nhà trƣờng phổ
thông hiện còn những tồn tại là nội dung chƣơng trình thiết kế nặng, chƣa liên
thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến sự trùng lặp một số kiến thức; nội
dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện lịch sử nặng về
chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chƣa xen kẽ với
văn học và các khoa học khác nên chƣa tạo đƣợc sự hứng thú học Sử đối với học
sinh. Đôi khi giáo viên còn coi nặng việc truyền thụ kiến thức có trong sách giáo
khoa để học sinh học kiểm tra, thi; chƣa chú ý nhiều đến vận dụng kiến thức liên
môn, chủ đề tích hợp giáo dục hƣớng học sinh sử dụng kiến thức đã học để giải
quyết các vấn đề thực tiễn nên một số tiết dạy học Lịch sử còn khô khan, kém
hấp dẫn, nặng nề cung cấp kiến thức, liệt kê sự kiện. Học sinh còn hiểu một cách
rời rạc, máy móc, không nắm đƣợc mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc
lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn nên không yêu thích môn học.
Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tƣơng lai đặt cho
giáo viên Lịch sử nhiệm vụ làm thế nào nâng cao chất lƣợng dạy và học Lịch sử,
kích thích sự hứng thú học Sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi h i
giáo viên dạy Sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn Lịch sử mà còn
phải tìm hiểu, tự học tập nghiên cứu để có thêm những hiểu biết vững chắc về
các bộ môn Địa lý, Ngữ văn, Mĩ thuật, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Tin học,
Toán học…để vận dụng vào bài giảng Lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm
bài giảng nhằm thu hút, tạo hứng thú cho học sinh. Từ đó từng bƣớc góp phần
tạo nên sự gắn kết kiến thức của các môn học, giữa nội dung học tập với thực
tiễn cuộc sống, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh;
góp phần nâng cao năng lực của ngƣời học, giúp đào tạo những con ngƣời có đủ
phẩm chất, năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
6
II. Mô tả giải pháp
II.1. Mô tả hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
Lịch sử cũng nhƣ các môn học khác, có vai trò tác động đến con ngƣời
không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tƣ tƣởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần
xây dựng con ngƣời phát triển hoàn thiện về: “đức-trí-thể-mĩ”ở những mức độ
khác nhau. Nếu Văn học giúp học sinh thấy đƣợc cái hay, cái đẹp trong thơ ca
để càng yêu quý hơn con ngƣời, dân tộc Việt Nam thì thông qua Lịch sử, các em
không chỉ thấy đƣợc quá trình phát triển của đất nƣớc, một dân tộc mà rộng hơn
là cả một xã hội loài ngƣời. Ngoài ra nó còn góp phần quan trọng trong việc
hình thành, bồi dƣỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Nhƣ vậy, so với
các môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ƣu thế trong việc giáo dục tƣ tƣởng,
tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch sử không chỉ đơn thuần dạy
cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động mà còn
góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Bởi
“ Bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học Lịch sử có những yếu tố nghệ
thuật”.
Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ
trẻ nhƣng hiện nay việc dạy học Lịch sử chƣa hoàn thành tốt vai trò của mình và
một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn
Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ
thống. Vì đa phần các em có suy nghĩ và nhận thức sai lầm : cho rằng học Lịch
sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, lịch sử là một môn học nghiên cứu
về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ
không có gì vận dụng vào thực tế.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên xong cơ bản không phải do
bản thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phƣơng pháp dạy học đôi khi chƣa phù
hợp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Lịch sử chƣa
phát huy đƣợc thế mạnh của bộ môn, chƣa chỉ ra cho các em nhận thức đƣợc
đây là bộ môn khoa học, cần phải có sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc. Giáo
viên chƣa tái hiện đƣợc không khí của lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi
7
vào tình trạng thụ động, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh làm cho
không khí học tập mệt m i, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn giải pháp “Tích hợp kiến thức liên
môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử lớp 7″ để nhằm trao đổi với đồng nghiệp
về việc vận dụng phƣơng pháp trên để giải quyết một vấn đề, bài học lịch sử cụ
thể để có thể áp dụng vào giảng dạy môn Lịch sử một cách sinh động, giúp cho
học sinh hứng thú hơn với bộ môn lịch sử trong chƣơng trình lịch sử cấp THCS,
cụ thể là Lịch sử lớp 7
II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
II.2.1 Thời gian, địa điểm:
– Năm học 2020 – 2021.
– Địa điểm: Trƣờng THCS Mỹ Xá
II.2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 7 C,D,E,G,H Năm học 2020-2021 trƣờng THCS Mỹ Xá
II.2.3 Phương pháp nghiên cứu:
– Phƣơng pháp sƣu tầm sử liệu
– Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, khái quát.
– Dạy thử nghiệm trên lớp.
II.2.4. Một số nội dung tích hợp kiến thức liên môn vận dụng trong giảng
dạy Lịch sử 7:
4.1 Tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn trong dạy học Lịch sử 7:
Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, ngƣời giáo viên cần làm sống
lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong sách
giáo khoa thì rất khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết để thu hút
các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới. Để tạo nên
những cảm xúc thực sự trƣớc những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức Văn
học vào giảng dạy Lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở
nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Bởi những
tác phẩm nghệ thuật ngôn từ này không chỉ thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của
8
ngƣời viết mà còn phản ánh những “chất liệu sống” vô cùng sinh động của m i
thời kì lịch sử từ các sự kiện lịch sử đến tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa
Văn học và Lịch sử có liên hệ với nhau, kiến thức môn này sẽ h trợ cho
môn kia, Văn học sẽ cung cấp cho ta những tƣ liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh
có thể nhận thức một cách rõ ràng. Cụ thể trong chƣơng trình Lịch sử 7 có thể
vận dụng liên hệ những kiến thức Văn học sau:
Nội dung kiến thức | Bài học lịch sử vận dụng kiến thức | Giải pháp vận dụng |
Khái quát về các nhà, thơ tiêu biểu trong phong trào văn hóa Phục hƣng | -Bài 3: “ Cuộc đấu tranh của giai cấp tƣ sản chống phong kiến hậu kỳ trung đại ở Châu Âu” – Phần 1: “ Phong trào văn hóa Phục hƣng” | – GV giới thiệu khái quát nêu tên một số nhà văn, thơ với các tác phẩm nổi tiếng của họ và phân tích đánh giá những đặc sắc về nội dung, tƣ tƣởng, nghệ thuật của họ tiêu biểu nhƣ “Romeo và Juliet” của William Shakespeare, “Đôn Ki- hô- tê” của Xec-van-téc….. |
Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn–sgk Ngữ văn lớp 8 | Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nƣớc Phần 1. Sự thành lập nhà Lý | Gv chiếu tƣ liệu cho học sinh đọc và nêu cảm nghĩ của em về nội dung bài chiếu? Chiếu dời đô đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một vị vua Đại Cồ Việt 1000 năm về trƣớc, khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mƣu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trƣờng kỳ cho muôn đời sau. Bản chiếu nêu bật đƣợc vai trò kinh đô Thăng Long xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn |
9
hóa của quốc gia. Thời gian sau đó, Thăng Long vẫn là kinh đô của các nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Lê trung hƣng và đang là thủ đô của nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thăng Long thực sự là “nơi kinh đô bậc nhất của đế vƣơng muôn đời” | ||
Bài thơ Nam quốc sơn hà bài thơ Thần – Lý Thƣờng Kiệt Sgk Ngữ văn 7 | – Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tống 1075 – 1077 phần 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Nhƣ Nguyệt | Giáo viên cho học sinh dựa vào kiến thức văn học đọc bài thơ và nêu ý nghĩa của bài thơ nhƣ một bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của dân tộc Việt Nam đã có tác dụng một phần làm cho quân giặc càng thêm hoang mang lo sợ, mặt khác còn động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ . |
Những câu ca dao than thân sgk Ngữ văn 7 | – Bài 13 phần 1. Nhà Lý sụp đổ – Bài 16 phần II.2 tình hình xã hội – Bài 22 phần I.2 phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI – Bài 24 phần I.Tình hình chính trị | Gv cho HS nhớ lại, đọc minh họa kết hợp với phân tích , bình giảng để nêu bật những vất vả, khổ cực, của giai cấp bị trị đặc biệt là ngƣời nông dân, ngƣời phụ nữ khi bị áp bức, bóc lột nặng nề dƣới thời kì phong kiến nhất vào giai đoạn các triều đại phong kiến suy yếu. M i một câu ca dao, một câu hát than thân chính là một lời tự than, tự thƣơng cho chính số phận của mình và cũng là lời xót thƣơng cho n i đau khổ của đồng loại. |
10
Hịch tƣớng sĩ – Trần Hƣng Đạo – sgk Ngữ văn lớp 8 | – Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lƣợc Mông Nguyên thế kỉ XIII | GV trích đọc 1 đoạn tiêu biểu để nêu bật mục đích và ý nghĩa: Bài hịch nhằm khích lệ lòng yêu nƣớc, tinh thần trung nghĩa với chủ tƣớng của các tƣớng sĩ, khích lệ tinh thần trọng danh dự ở họ, từ đó củng cố ý chí chiến đấu, quyết tâm đánh giặc của toàn quân khi kẻ thù xâm lƣợc đã ngấp nghé ngay cửa ngõ đất nƣớc.Còn mục đích cụ thể của bài hịch là yêu cầu các tƣớng sĩ ra sức luyện tập võ nghệ, nghiêm túc học tập sách Binh thƣ yếu lƣợc của chính Trần Quốc Tuấn soạn ra. Sử sách đã ghi nhận bài hịch của Trần Hƣng Đạo đã có sức cổ vũ, khích lệ rất lớn với toàn quân, rất nhiều tƣớng sĩ đã thích vào cánh tay hai chữ “sát thát” để bày t quyết tâm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù. |
Tụng giá hoàn kinh sƣ- Trần Quang Khải- sgk Ngữ văn 7 | – Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lƣợc Mông Nguyên thế kỉ XIII | GV h i gợi HS nhớ tới một bài thơ đƣợc một vị tƣớng sáng tác ngay fsau chiến thắng quân Nguyên lần thứ 2 là bài thơ nào? Ý nghĩa của bài thơ? Bài thơ làm ngay sau khi quân ta giành chiến thắng, lúc đó Trần Quang Khải đi đón và hộ giá Thái thƣợng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành Thăng Long. Bởi vậy bài thơ ra đời trong âm |
11
vang chiến thắng hào hùng của chiến thắng Chƣơng Dƣơng, Hàm Tử do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy chiến đấu. | ||
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: | – Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427) | GV Vận dụng các đoạn thơ để giảng dạy minh họa cho các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn |
Sự tích Hồ Gƣơm – sgk Ngữ Văn 6 | – Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427) | – GV gợi ý học sinh nhớ lại và nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo gƣơm thần để ca ngợi tính chất chính nghĩa, đoàn kết thống nhất của nghĩa quân Lam Sơn. |
Hoàng Lê nhất thống chí -sgk Ngữ văn lớp 9 | Bài 25 Phong trào Tây Sơn- phần IV. Tây Sơn đánh tan quân Thanh | Giáo viên có thể sử dụng nội dung một phần kiến thức ở bài đó để làm nổi bật nên tinh thần chiến đấu quật cƣờng của nghĩa quân Tây Sơn .Bên cạnh đó phần nào cũng vạch rõ bộ mặt phản dân bất tài của bè lũ Lê Chiêu Thống….ca ngợi công lao to lớn của Quang Trung –Nguyễn Huệ ngƣời anh hùng áo vải |
Các tác phẩm văn học tiêu biểu của Nguyễn Trãi Côn Sơn ca , Lê Thánh Tông | – Phần III, IV bài 20- Văn hóa, danh nhân thời Lê sơ | Gv đọc hoặc gọi học sinh đọc lại những câu thơ tiêu biểu để minh họa cho những giá trị nội dung, nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc + Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du làm rạng rỡ nền văn học dân tộc phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến, ca ngợi cuộc đấu tranh giai cấp chống áp bức của |
+ Bánh trôi nƣớc –Hồ Xuân Hƣơng Ngữ văn 7 + Qua Đèo | phần I. Bài 28 sự phát triển văn học nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII- nửa |
12
Ngang- bà Huyện Thanh Quan Ngữ văn 7 + Sau phút chia li – Chinh phụ ngâm khúc – Đoàn Thị Điểm (Ngữ văn 7 + Truyện Kiều Nguyễn Du Ngữ Văn lớp 9 | đầu thế kỉ XIX | nông dân. +Thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của ngƣời phụ nữ |
Tinh thần yêu nƣớc của nhân dân ta- sgk Ngữ Văn 7 | – Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lƣợc Mông Nguyên thế kỉ XIII – Bài 25: Phong trào Tây Sơn | – GV trích dẫn những câu văn ca ngợi sức mạnh của tinh thần yêu nƣớc của nhân dân ta để minh họa cho nguyên nhân quan trọng làm nên chiến thắng của các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm. |
Nhìn chung có rất nhiều kiến thức để vận dụng Văn học trong giảng dạy
bộ môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử 7 nói riêng. Giáo viên có thể đƣa vào
bài giảng một câu thơ, một đoạn văn hay một trích đoạn nhằm giúp học sinh có
thể nêu ra một kết luận khái quát cụ thể hóa một vấn đề hay một sự kiện lịch sử
đã đƣợc học.
Ngoài ra giáo viên dựa trên kiến thức tập làm văn mà học sinh đã đƣợc học
về văn tự sự, văn miêu tả, văn biểu cảm, làm thơ 4 chữ, 5 chữ, thơ lục bát có thể
giao thêm cho cá nhân, nhóm thực hiện hoạt động vận dụng, củng cố kiến thức
với các nhiệm vụ sáng tác truyện, thơ về nhân vật, sự kiện lịch sử….Nhƣ vậy có
thể thấy rằng sử dụng tích hợp kiến thức Ngữ văn trong giảng dạy lịch sử không
những giúp các em nắm vững nhanh chóng, nhớ lâu bài học mà còn góp phần
củng cố thêm kiến thức Ngữ văn, tạo điều kiện cho học sinh hình thành phƣơng
13
pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình, từng bƣớc phát triển năng lực,
phẩm chất của bản thân.
Cụ thể Bài 14- Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên, tôi đã tích hợp
kiến thức Ngữ Văn kĩ năng viết văn tự sự, miêu tả, biểu cảm trong hoạt động
Vận dụng, mở rộng.
Hoạt động vận dụng, mở rộng
– Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức HS vừa đƣợc lĩnh hội về quá trình kháng
chiến oanh liệt của quân dân nhà Trần chống quân Mông Nguyên để nhận xét,
đánh giá về công lao của những vị tƣớng tài góp phần bảo vệ non sông gấm vóc.
Từ đó bồi dƣỡng lòng tự hào, biết ơn đối với những ngƣời có công với đất nƣớc,
rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
– Phương pháp: dạy học tích hợp, giải quyết vấn đề.
– Kĩ thuật: đặt câu h i, giao nhiệm vụ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Câu h i: Em hãy phát biểu cảm nghĩ hoặc sáng tác truyện, thơ, kịch về một
ngƣời anh hùng thời Trần.
Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Bước 3 : Báo cáo sản phẩm và Bước 4: Nhận xét, đánh giá trong tiết 34, 35:
Ôn tập
* Sản phẩm của học sinh:
14
Học sinh khối 7 trường THCS Mỹ Xá diễn tập kịch bản : “Thiếu niên anh
hùng” do học sinh Đặng Thùy Linh lớp 7D sáng tác.
Còn trong Bài 25: Phong trào Tây Sơn, hoạt động hình thành kiến thức
phần I. Nguyên nhân khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ, tôi đã sử dụng
phƣơng pháp dạy học tích hợp liên môn với môn Ngữ văn và kết hợp với các
phƣơng pháp dạy học tích cực khác giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn nguyên
nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa.
Hoạt động hình thành kiến thức: I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ
– Mục tiêu:
+ Kiến thức: HS biết đƣợc tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII là
nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
+ Kĩ năng: Tìm hiểu sgk, tƣ liệu, giải thích, đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử.
– Phương pháp: dạy học tích hợp, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề
– Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu h i, giao nhiệm vụ, động não, tóm tắt nội dung
tƣ liệu, thuyết trình
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv chuyển giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh các nhóm đọc kĩ kiến thức phần 1.
Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa (sgk trang 119,120 và thảo luận trả lời các câu
h i :
15
1.Từ giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính quyền họ Nguyễn thế nào?Em hãy nêu
cụ thể những biểu hiện của sự suy yếu đó?
2. Đọc tƣ liệu, nghe GV kể câu chuyện về Trƣơng Thúc Loan hãy nêu nhận xét
về bọn quan lại thống trị?
3. Trong bối cảnh đó đời sống nhân dân ra sao?
4. Tích hợp bộ môn Ngữ văn: Những n i vất vả, nhọc nhằn, đau khổ ấy đã đƣợc
những ngƣời nông dân gửi gắm trong những câu ca dao than thân mà các em đã
học trong chƣơng trình Ngữ văn 7, bạn nào nhớ lại và đọc cho cả lớp nghe 1 bài
tiêu biểu
5. Theo em những n i thống khổ của ngƣời dân là do đâu mà ra? Thái độ
của nhân dân với chính quyền họ Nguyễn?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động :HS đại diện các nhóm lên trình bày trƣớc
lớp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
– GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
*Dự kiến sản phẩm: HS nắm đƣợc:
– Bộ máy chính quyền phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, vô dụng, rối loạn
– Quan lại tham lam, độc ác, có cuộc sống sung sƣớng, xa hoa.
– Nhân dân bị cƣớp ruộng, nộp nhiều thứ thuế, sản vật
– Nhân dân oán giận, bất bình, ngƣời dân nổi dậy đấu tranh.
* Những câu hát than thân:
+ Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thách, xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
16
+ Cơm cha áo mẹ đã từng,
Con đi làm mướn kiếm cơm lưng người
Cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Chả như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn.
+ Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
+ Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Cò về nuối cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
+ Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
+Thân em vất vả trăm bề,
Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng cau.
Có lược chẳng kịp trải đầu,
Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.
– Những câu ca dao, những câu hát than thân khắc họa sinh động nhất hình
ảnh thân phận của con ngƣời, của phụ nữ Việt Nam trong những ngày xã hội còn
cơ cực. M i một câu ca dao, một câu hát than thân chính là một lời tự than, tự
thƣơng cho chính số phận của mình và cũng là lời xót thƣơng cho n i đau khổ
17
của đồng loại. Từ đấy, ca dao trở thành một nét đẹp trong tâm hồn và văn hóa
của con ngƣời Việt Nam.
Gv nhấn mạnh: Từ trên xuống dƣới, những giƣờng cột quốc gia, những cha mẹ
dân ch ng lo việc nƣớc chỉ chăm chăm vét cho đầy túi tham, h i sao triều đình
không mục ru ng? “Con giun xéo lắm cũng quằn”, tức nƣớc vỡ bờ những ngƣời
nông dân hiền lành nhƣ cục đất cũng đã vùng lên đấu tranh đòi quyền sống. Nhƣ
cuộc khởi nghĩa của chàng Lành -1695 ở Quảng Ngãi, cuộc khởi nghĩa Lý Văn
Quang -1747 ở Gia Định, và tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa chàng Lía.
Nhƣng các cuộc khởi nghĩa này đã thất bại. Ai là ngƣời lãnh đạo sáng suốt đƣa
cuộc đấu tranh của nhân dân đến thắng lợi, chúng ta tìm hiểu tiếp bài học.
Nhƣ vậy qua việc huy động kiến thức Văn học của học sinh đã học trong
chƣơng trình Ngữ văn những câu hát than thân của chƣơng trình Ngữ Văn 7,
Giáo viên đã khơi gợi giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn bao n i nhọc nhằn, khổ
cực mà ngƣời dân phải gánh chịu dƣới chính quyền họ Nguyễn từ nửa sau thế kỉ
XVIII. Đồng thời cũng khơi gợi trong các em những cảm xúc tích cực mang tính
nhân văn nhƣ lòng thƣơng, đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn, bất bình trƣớc
những cái xấu, những bất công ngang trái trong xã hội phong kiến. Từ đó các em
thêm hiểu và trân trọng hơn cuộc sống công bằng , xã hội dân chủ, văn minh
hiện nay.
4.2 Tích hợp kiến thức môn Mĩ thuật trong dạy học Lịch sử 7:
Không những môn Lịch sử chỉ gần gũi trong nội dung kiến thức với môn
Ngữ văn mà còn có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức môn Mĩ thuật.
Là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, mỹ thuật có vai trò chủ yếu trong
việc bồi dƣỡng giáo dục thẩm mỹ nên những kiến thức cơ bản của môn học Mĩ
thuật là những hình ảnh trực quan sinh động, sáng tạo đƣợc kết hợp trong các
tiết dạy học Lịch sử sẽ giúp học sinh tăng hứng thú phát triển toàn diện về mọi
mặt. Tôi thƣờng tích hợp với môn Mĩ thuật vào giảng các bài tìm hiểu về văn
hóa xã hội các thời kỳ lịch sử. Cụ thể nhƣ sau:
18
Nội dung kiến thức | Bài học lịch sử vận dụng kiến thức | Giải pháp vận dụng |
Sử dụng hình ảnh minh họa các bức họa nổi tiếng của các danh họa | -Bài 3: “ Cuộc đấu tranh của giai cấp tƣ sản chống phong kiến hậu kỳ trung đại ở Châu Âu” – Phần 1: “ Phong trào văn hóa Phục hƣng” | Giáo viên có thể h i học sinh: Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hƣng muốn nói lên điều gì?… -Yêu cầu học sinh tìm hiểu và thuyết minh về “Ngƣời khổng lồ nhất trong những ngƣời khổng lồ”- Lê-ô-na-đơ Vanh- xi tác phẩm tiêu biểu nhất là bức tranh chân dung của Mô-na-li-da) |
-Các hình ảnh: Đền tháp Bô –đo- bu – đua In-đô- nê-xi-a ; Chùa tháp Pa Gan (Mi-an-ma ; Đền tháp Ăng co vát Căm pu chia ; Thạt Luổng Lào | – Bài 6: “Các quốc gia cổ đại phong kiến Đông Nam Á” | Gv thuyết trình minh họa trên power poi để học sinh thấy đƣợc trình độ kiến trúc thế kỷ X – XVIII. Qua đó thấy đƣợc lịch sử phát triển của các triều đại phong kiến thời đó. |
– Bài Thƣờng thức mĩ thuật thời Lý – mĩ thuật lớp 6, bài Thƣờng thức Mĩ thuật- Sơ lƣợc về Mĩ thuật thời Trần 1226 – 1400 , Thƣờng thức Mĩ thuật – Một số công trình | – Bài 12 Đời sống kinh tế, văn hóa – Bài 15 Sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần – Bài 20 Nƣớc Đại Việt thời Lê- sơ 1428-1527) | Gv thuyết trình minh họa trên powerpoi các bức tranh, ảnh chụp các đền, chùa, tƣợng phật, đồ gốm cổ Hình ảnh chùa Một Cột, hình rồng thời Lý, tƣợng phật ai-di-đà ở |
19
mỹ thuật thời Trần 1226 – 1400 Mĩ thuật 7 , Thƣờng thức mĩ thụât – Sơ lƣợc về mĩ thuật thời Lê từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII , Thƣờng thức mĩ thụât – Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lê Mĩ thuật 8 | – Bài 28 Sự phát triển văn học nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX | chùa phật Tích, Bắc Ninh, tháp Phổ Minh, tƣợng Voi chầu bằng đá,chùa Tây Phƣơng, cố đô Huế yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học để các em tự phân tích thấy những nét kiến trúc, nét hoa văn khác nhau qua các thời kỳ để các em hiểu đƣợc quá trình phát triển của lịch sử đất nƣớc và hiểu đƣợc giá trị của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. |
– Bài thƣờng thức mĩ thuật tranh dân gian Việt Nam + Thƣờng thức mĩ thụât – Sơ lƣợc về mĩ thuật thời Nguyễn 1802- 1945 Mĩ thuật 9) | Bài 28: Sự phát triển văn học nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX | Gv cho Học sinh quan sát tranh và phân tích để cho học sinh hiểu đƣợc những nét độc đáo của tranh dân gian Việt Nam |
Bên cạnh đó giáo viên còn có thể giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc nhóm
học sinh dựa vào những kiến thức và kĩ thuật vẽ cơ bản về màu sắc, hình khối,
các sự vật….đã đƣợc học ở Tiểu học và lớp 6 cùng với trí tƣởng tƣợng sáng tạo
của học sinh để vẽ các sơ đồ tƣ duy khái quát, hệ thống các đơn vị kiến thức một
cách ngắn gọn, mạch lạc, khoa học giúp học sinh có thể hiểu và nhớ đƣợc nội
dung kiến thức trọng tâm dễ dàng hơn.
Với các hoạt động vận dụng và mở rộng, giáo viên có thể khuyến khích các
em có năng khiếu hội họa “Tập làm họa sĩ” sáng tác các phẩm tranh vẽ, truyện
20
tranh lịch sử minh họa cho một nội dung kiến thức lịch sử em ấn tƣợng, thích
nhất trong chƣơng trình học.
Cụ thể trong Bài 15 Sự phát triển Kinh tế Văn hóa thời Trần, phần II. Sự
phát triển văn hóa tôi đã tổ chức học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức trong
hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động vận dụng, mở rộng theo phƣơng
pháp tích hợp liên môn kết hợp cùng các phƣơng pháp dạy học tích cực khác để
phát huy năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh nhƣ sau:
Hoạt động hình thành kiến thức: Sự phát triển văn hóa
– Mục tiêu:
+ Kiến thức: Biết đƣợc một số thành tựu phản ánh sự phát triển của văn hoá –
giáo dục – khoa học – kỹ thuật thời Trần đạt đến trình độ cao, có nhiều công
trình nghệ thuật tiêu biểu. Đời sống văn hoá tinh thần rất phong phú và đa dạng.
Có một nền văn học phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, làm rạng rỡ cho nền
văn hóa Đại Việt.
+ Kĩ năng: Tìm hiểu tài liệu, quan sát, giải thích, tổng hợp kiến thức vẽ sơ đồ tƣ
duy
– Phương pháp: dạy học tích hợp, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, giải
quyết vấn đề
– Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu h i, giao nhiệm vụ, động não, tóm tắt nội dung
theo nhóm, thuyết trình
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv chuyển giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh các nhóm đọc kĩ kiến thức phần II.
Sự phát triển văn hóa sgk trang 71,72,73 và thảo luận trả lời các câu h i :
1. Sinh hoạt văn hóa thời Trần đƣợc thể hiện nhƣ thế nào?
2. Trình bày và nhận xét những nét nổi bật về tình hình giáo dục và khoa học,
kĩ thuật thời Trần?
3. Hãy giới thiệu những nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời
Trần. So sánh hình tƣợng Rồng của thời Trần với thời Lý?
4. Hãy vẽ lƣợc đồ khái quát sự phát triển văn hóa thời Trần.
21
Với nhiệm vụ thứ 3, 4 (tích hợp môn Mĩ thuật), Giáo viên cần hƣớng dẫn học
sinh nhớ lại, vận dụng các kiến thức về Mĩ thuật: Bài Thƣờng thức mĩ thuật thời
Lý – mĩ thuật lớp 6, bài Thƣờng thức Mĩ thuật- Sơ lƣợc về Mĩ thuật thời Trần
(1226 – 1400 , Thƣờng thức Mĩ thuật – Một số công trình mỹ thuật thời Trần
(1226 – 1400 Mĩ thuật 7 để so sánh trong câu 3. Câu 4 Học sinh cần vận dụng
kiến thức vẽ các nét cơ bản, chia bố cục, tỉ lệ giữa các nội dung kết hợp với phối
hợp màu sắc sao cho cân đối, khoa học, hợp lí, mạch lạc. Nội dung các nhánh
kiến thức phải cô đọng, trọng tâm
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV
khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
trả lời các câu h i, vẽ sơ đồ.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động :HS đại diện các nhóm lên trình bày trƣớc
lớp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
– GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
*Dự kiến sản phẩm: HS nắm đƣợc:
– Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển
+ Tín ngƣỡng: thờ cúng; tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo; văn hóa dân gian: ca hát,
nhảy múa, chèo tuồng
+ Văn học: Chữ Hán và chữ Nôm mang đâm bản sắc dân tộc, có nhiều tác giả –
tác phẩm nổi tiếng
+ Giáo dục: nhiều trƣờng học, các kì thi đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, quy củ.
+ Khoa học kỹ thuật: Sử học, quân sự, Y học, Thiên văn học, kỹ thuật đóng tàu
lớn
+ Kiến trúc: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô; điêu khắc: tƣợng hổ, sƣ tử, hình
rồng
– HS so sánh, Gv bổ sung cho HS thấy đƣợc sự khác nhau của hình tƣợng rồng:
22
+ Thời Lý đầu nh , mình thon mềm mại, uốn khúc nhịp hình sin tắt dần, đuôi
ngoắt lên, vẩy mờ, chân chỉ có ba móng, không có sừng, tai rất nh , bờm bay
ngƣợc nhƣ cờ đuôi nheo gặp gió. Trong miệng có một viên ngọc, xung quanh
đầu cũng có những viên ngọc biểu tƣợng sự sang trọng, quý phái của triều đại
Lý. Giữa trán có hình chữ S ngƣợc – chữ lôi = mƣa gió sấm chớp, biểu tƣợng
của mƣa thuận, gió hòa. Rồng Lý mang biểu trƣng văn hóa nông nghiệp lúa
nƣớc, cầu mùa màng .
+ Thời Trần: Chủ yếu vẫn là dáng dấp rồng Lý nhƣng mình uốn khúc doãng
hơn, uốn lƣợn tự do hơn, đầu có con có sừng có con không, sừng chỉ nhú lên
một chút nhƣ sừng hƣơu, nó chính là hình chữ S ngƣợc biến thành, mình vẩy rõ
hơn, thân to, mập, kh e khoắn, chân thay đổi có khi có bốn móng. Bờm, râu,
móng chân rồng Trần ngắn hơn rồng Lý. Rồng thời Trần xuất hiện với ý nghĩa
biểu tƣợ
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education