dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Vật lý 10 THPT theo hướng tiếp cận chương trình GDPT 2018

SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Vật lý 10 THPT theo hướng tiếp cận chương trình GDPT 2018

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập quốc tế tạo ra
nhiều cơ hội, đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức với nền giáo dục của Việt Nam.
Vì thế việc đổi mới trong giáo dục là điều tất yếu. Để đáp ứng yêu cầu của chương
trình mới, chương trình GDPT 2018 sẽ được bắt đầu vào năm học 2022-2023, người
GV cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy. Đổi mới phương pháp
là đổi mới về cách truyền thụ kiến thức của người thầy, cách tiếp thu kiến thức của trò.
Do đó, người thầy phải biết cách sử dụng các phương tiện và thiết bị hiện đại, sử dụng
công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh
giá, tiếp cận với yêu cầu kiến thức, kĩ năng cũng như tâm lí của học trò.
Trong bối cảnh cả Thế giới, cả đất nước đang phải trải qua đại dịch Covid 19 thì
giáo dục cũng là một trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Trước tình hình đó, Ban
Giám Hiệu Trường THPT Nam Trực đã phải đưa ra những phương án, giải pháp ứng
phó kịp thời, đó là kết hợp giữa việc dạy học trực tuyến và trực tiếp vào quá trình dạy
học để nâng cao chất lượng học tập, giúp người đọc chủ động tìm kiếm tri thức, sắp
xếp hợp lí quá trình tự học. Đổi mới các hình thức dạy học theo lớp, nhóm hay từng cá
nhân cũng rất cần sự trợ giúp của truyền thông đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh,
video…. Một trong những mô hình dạy học hiện đại mà công nghệ thông tin và truyền
thông đa phương tiện quyết định sự thành công của mô hình dạy học đó, chính là dạy
học theo mô hình lớp học đảo ngược- Flipped Classroom. Ở đó thay vì bài giảng
như thường lệ, GV lại là một người hướng dẫn, ngược lại người học thay vì tiếp thụ
kiến thức một cách thụ động, các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải
nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan đến bài học. Còn môi trường trên
lớp là môi trường năng động giúp các em tương tác với GV và HS khác giúp các em
sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề….Mô hình này giúp HS phát huy và rèn
luyện tính tự học, tính chủ động làm chủ quá trình học tập chính của bản thân mà
không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức.
Xuất phát từ lí do đó, với mong muốn nuôi dưỡng hứng thú học tập, tạo sự tự
giác trong học tập và nâng cao chất lượng dạy học Vật lí 10, đặc biệt ứng phó với việc
dạy học trực tuyến khi dịch bệnh bùng phát, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “VẬN DỤNG
MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ 10-THPT
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

  1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
    1.1. Chương trình hiện hành và phương pháp dạy học truyền thống.
    1.1.1. Mô tả
    Chương trình còn nặng tính hàn lâm, quá trình dạy học còn thiên về truyền thụ
    kiến thức, chủ yếu GV dạy cho HS những kiến thức mà mình có, HS ra sức học, ghi
    nhớ những kiến thức.
    Các GV được hỏi đa phần đều công tác tương đối lâu năm nên chủ yếu vẫn quen
    với phương pháp dạy học truyền thống. Các lớp bồi dưỡng tập trung do Sở GD&ĐT tổ
    chức hàng năm về cơ bản mới chỉ bồi dưỡng về tiếp cận thi Tốt nghiệp THPT, hoặc
    các kĩ thuật dạy học tích cực và về việc xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá. Còn về
    2
    các phương pháp dạy học hiện đại đa phần các GV khi cần thiết mới tự tìm hiểu thông
    qua các thông tin trên mạng và trao đổi với đồng nghiệp.
    GV thiết kế giáo án và xây dựng bài giảng dựa trên nội dung được quy định chi
    tiết trong chương trình, tài liệu chủ yếu là sách giáo khoa, sách giáo viên với các mục
    tiêu cần đạt của mỗi bài về: Kiến thức thuần túy khoa học ít gắn với thực tiễn, kĩ năng
    giải các bài tập mang tính lí thuyết.
    Thực hiện đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS
    đã được áp dụng rất rộng rãi trong các năm trở lại đây nhưng việc dạy học phát triển
    năng lực HS mới bắt đầu được đưa vào áp dụng nên GV còn nhiều bỡ ngỡ và hầu như
    chưa có khái niệm đánh giá năng lực theo các thành tố của năng lực.
    Một số GV đã thực hiện dạy học chủ đề tích hợp, tuy nhiên do hạn chế trong việc
    sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, các GV mới chỉ tập trung vào xây dựng
    các nội dung tích hợp và sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để tăng tính tích cực,
    chủ động của HS chứ chưa tập trung vào việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề dẫn
    đến HS hiểu bài, có liên hệ với thực tế, kết quả học tập nâng cao nhưng với các bài tập
    thực tiễn ở mức vận dụng cao lại vẫn gặp nhiều khó khăn do chưa được luyện tập
    nhiều các thao tác, kĩ năng giải quyết vấn đề.
    1.1.2. Ưu điểm
  • Đảm bảo về nội dung: kiến thức, kĩ năng và thái độ, việc lựa chọn nội dung dễ
    dàng, không tốn nhiều thời gian.
  • Có sự đổi mới về phương pháp dạy học, bên cạnh việc trang bị kiến thức đã chú
    ý rèn luyện một số kĩ năng.
  • Có phần ứng dụng, liên hệ thực tế để học sinh có thể ứng dụng giải quyết vấn đề
    trong cuộc sống.
    1.1.3. Nhược điểm
  • HS dễ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học thiếu hấp dẫn.
  • Chưa phát triển được năng lực học sinh.
  • Khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn hạn
    chế, ít liên hệ với thực tiễn, học sinh không có kĩ năng sử dụng các kiến thức đã học để
    giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế cuộc sống.
    1.2. Thực trạng dạy học ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
    dạy học Vật lí tại một số trường THPT
    Để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của HS ở trường THPT, chúng tôi đã
    tiến hành khảo sát, lấy ý kiến 10 GV Vật lí, 120 học sinh tại Trường THPT Nam Trực,
    tỉnh Nam Định.
  • Nội dung khảo sát dựa trên những yếu tố dự kiến ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
    tiếp đến hiệu quả sử dụng Elearning dạy – tự học gồm:
  • Thực trạng sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học của GV.
  • Năng lực về công nghệ thông tin của GV và HS.
  • Tình hình dạy: tìm hiểu mục tiêu, phương pháp dạy học, tình trạng sử dụng các
    phương tiện dạy học, các hình thức kiểm tra đánh giá của GV Vật lí.
    3
  • Tình hình học tập của HS: tìm hiểu nhu cầu, kĩ năng , thái độ học tập của HS
    trên lớp và ở nhà; những khó khăn của HS trong quá trình học tập Vật lí.
  • Quy trình khảo sát:
    Bước 1: Lập phiếu khảo sát .
    Bước 2: Tiến hành khảo sát thực trạng.
    Bước 3: Phân tích số liệu.
    Bước 4: Kết luận.
    a) Thực trạng hoạt động tự học môn Vật lí của học sinh
    Khảo sát 120 HS thì chỉ có 25% HS rất hứng thú với môn Vật lí, 33 % HS hứng
    thú, 22% có thái độ bình thường, thờ ơ; còn lại 20 % bày tỏ ý kiến không thích môn
    này.
    Biểu đồ 1: Thái độ học sinh với môn Vật lí
    Về nhận thức tầm quan trọng của môn Vật lí: Có 61% HS cho rằng đây là môn
    học quan trọng, 38% HS cho là bình thường, còn lại 1% thì lại có ý kiến trái ngược,
    đánh giá đây là một môn học không quan trọng.
    Biểu đồ 2: Biểu đồ đánh giá vai trò môn Vật lí
    Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi lấy ý kiến qua trao đổi với một số HS. Các
    em cho biết hầu hết động cơ học tập Vật lí chủ yếu là để thi vào đại học, một số vì
    25%
    33%
    22%
    20% Rất hứng thú.
    Có hứng thú.
    Bình thường.
    Không hứng thú.
    Quan
    trọng.
    61%
    Bình
    thường.
    38%
    Không
    quan
    trọng.
    1%
    4
    muốn đạt kết quả học tập cao. Nhiều em chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn
    Vật lí. Chỉ có một số ít cho rằng yêu thích hay học Vật lí để áp dụng kiến thức đã học
    vào giải thích các hiện tượng Vật lí diễn ra trong thực tế và ứng dụng trong cuộc sống.
    Về phương pháp học tập Vật lí hiệu quả
    Kết quả khảo sát thu được theo bảng
    Bảng 3: Ý kiến cá nhân về phương pháp học Vật lí hiệu quả
    STT Phương pháp
    1 Chỉ học trên lớp là đủ 8/120
    2 Chỉ nghiên cứu SGK 1/120
    3 Phải nghiên cứu SGK và tìm tài liệu bên ngoài 7/120
    4 Phải nghiên cứu SGK, tìm tài liệu bên ngoài và có GV hướng dẫn 107/120
    Số liệu cho thấy, nhiều HS đã có ý thức phải tự học và nhận rõ tầm quan trọng
    của tự học. Tuy nhiên, các em chưa biết cách tự học như thế nào là hiệu quả. GV cần
    có các biện pháp định hướng , hướng dẫn cho HS, rèn luyện cho các em các năng lực
    tự học cần thiết. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ về tần suất hoạt động trong học tập
    Biểu đồ 3: Biểu đồ phương pháp học tập Vật lí hiệu quả
    Bảng 4: Tần suất tham gia các hoạt động Vật lí
    STT Hoạt động
    Mức độ
    Thường
    xuyên
    Thi thoảng Không bao
    giờ
    1 Xem bài trước khi đến lớp 36/120 80/120 4/120
    2 Chủ động phát biểu ý kiến 25/120 85/120 10/120
    3 Tham gia làm thí nghiệm, xây
    dựng kiến thức nội dung bài
    25/120 80/120 15/120
    4 Tham gia hoạt động nhóm 20/120 83/120 17/120
    5 Nêu câu hỏi thắc mắc với GV và
    bạn học
    20/120 85/120 15/120
    Chỉ học trên
    lớp là đủ
    6%
    Chỉ nghiên
    cứu sgk
    1% Phải nghiên
    cứu SGK và
    tìm tài liệu
    bên ngoài
    Phải 6%
    nghiên
    cứu sgk,
    tìm tài liệu
    bên ngoài
    và có GV
    hướng
    dẫn…
    5
    Biểu đồ 4: Tần suất các hoạt động tự học
    Trong giờ học, HS chủ yếu nghe thầy cô giảng bài, chỉ phát biểu khi GV yêu cầu
    chỉ có 20,8% HS chủ động phát biểu trước lớp thường xuyên nhưng có đến 79,2% HS
    ít hoặc không bao giờ chủ động phát biểu. Nhiều HS tỏ ra lúng túng khi diễn đạt và sắp
    xếp lại các vấn đề đã học, chỉ một số ít mạnh dạn bộc lộ quan điểm riêng của mình.
    Một phần vì vốn ngôn ngữ Vật lí còn hạn hẹp, thiếu mạnh dạn và chưa có kĩ năng nói
    trước đám đông, vì sợ sai, xấu hổ nên ngại phát biểu. Có 16,7% HS thường xuyên nêu
    câu hỏi thắc mắc nhưng lại có đến 83,3% HS ít hoặc chưa bao giờ chủ động hỏi và
    chất vấn khi học.
    Học sinh tự đánh giá năng lực tự học của bản thân.
    Bảng 5: Tự đánh giá kĩ năng học tập của bản thân.
    STT Kĩ năng của bản thân Mức độ
    Tốt Khá TB
    1 Kĩ năng nghe và ghi chép 80/120 38/120 2/120
    2 Kĩ năng hoạt động nhóm 30/120 65/120 25/120
    3 Kĩ năng trình bày và phát biểu ý kiến trước lớp 20/120 80/120 20/120
    4 Kĩ năng sử dụng CNTT để trao đổi với GV và bạn bè 15/120 60/120 45/120
    5 Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập 35/120 55/120 30/120
    6 Kĩ năng khai thác tài liệu bằng phương tiện CNTT,
    mạng internet
    40/120 70/120 10/120
    7 Kĩ năng lập kế hoạch học tập 20/120 65/120 35/120
    Từ ý kiến khảo sát được, có thể thấy rằng hoạt động học tập của HS rất thụ động,
    nhiều HS chưa có hoặc yếu kĩ năng tự học, đặc biệt 66,67% HS chưa có kĩ năng khai
    thác tài liệu học tập bằng phương tiện CNTT; 70,83% HS cho rằng mình chưa có kĩ
    năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập; 83.33% HS chưa có kĩ năng lập kế hoạch
    0
    10
    20
    30
    40
    50
    60
    70
    80
    90
    Xem bài trước
    khi đến lớp
    Chủ động phát
    biểu ý kiến
    Tham gia làm thí
    nghiệm, xây dựng
    kiến thức nội dung
    bài
    Tham gia hoạt
    động nhóm
    Nêu câu hỏi thắc
    mắc với GV và bạn
    học
    Tần suất các hoạt động tự học
    Thường xuyên Thi thoảng Không bao giờ
    6
    học tập. Chỉ có 66,67 % HS nắm được kĩ năng nghe giảng, ghi chép nhưng ở mức độ
    chưa cao.
    Biểu đồ 5: Mức độ kĩ năng tự học
    Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy – tự học môn
    Vật lí
    Thực trạng sử dụng Internet của HS
    Khảo sát những hoạt động hàng ngày trên Internet của HS, theo bảng 5
    Bảng 6: Thực trạng sử dụng Internet
    STT Mục đích sử dụng internet
    Mức độ
    Thường
    xuyên
    Thi
    thoảng
    Rất ít khi Không
    bao giờ
    1 Đọc tin tức giải trí, chơi game 70/120 42/120 7/1201 1/120
    2 Trao đổi mail, facebook… 80/120 35/120 4/120 1/120
    3 Tra cứu tài liệu học tập 40/120 60/120 15/120 5/120
    4 Tham gia khóa học trực tuyến 35/120 45/120 25/120 15/120
    5 Tìm các tài liệu để tự học, tự
    nghiên cứu mở rộng kiến thức
    các môn đang học
    40/120 60/120 15/120 5/120
    Phân tích số liệu cho thấy có 58,3% HS thường xuyên truy cập Internet để đọc tin
    tức, xem phim ảnh giải trí. Có 66,67% HS thường xuyên trao đổi mail, facebook, tán
    gẫu với bạn bè. HS sử dụng Internet phục vụ cho học tập rất hạn chế: cụ thể chỉ có
    33,33% HS tra cứu tài liệu học tập trên Internet; 29,1% HS tham gia các khóa học trực
    tuyến; 16,67% HS chưa bao giờ sử dụng Internet tìm các tài liệu để mở rộng hiểu biết,
    tìm hiểu những hiện tượng thực tế liên quan đến vấn đề đang học. Hầu như giải trí,
    giao lưu bạn bè là mục tiêu chính khi HS sử dụng Internet.
    0
    10
    20
    30
    40
    50
    60
    70
    80
    90
    1 2 3 4 5 6 7
    Mức độ kĩ năng tự học
    Tốt Khá TB
    7
    Biểu đồ 6: Thực trạng sử dụng Internet của HS
    Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học
    Bảng 7: Mức độ ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học
    STT Mục đích và mức độ sử dụng
    Mức độ
    Thành
    thạo
    Khá TB Yếu
    1 Phần mềm soạn bài giảng (word) 4 6 0 0
    2 Phần mềm trình chiếu (powerpoint) 5 4 1 0
    3 Phần mềm xử lí số liệu (excel) 2 7 1 0
    4 Phần mềm khác (đồ họa, lập trình,
    thí nghiệm ảo…..) 0 3 6 1
    Kết quả khảo sát cho thấy: hầu hết GV đều tự đánh sử dụng ở mức độ thành thạo
    và khá đối với những phương tiện điện tử thông dụng như máy tính, máy chiếu,
    phương tiện nghe nhìn (chiếm từ 80 – 90%), không có GV tự đánh là sử dụng yếu. Đối
    với các hệ thống đa phương tiện, nhóm sử dụng thành thạo và khá còn thấp (chiếm từ
    30 – 40%), nguyên nhân do các hệ thống này chưa được trang bị phổ biến cho trường.
    Kết quả thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
    0
    10
    20
    30
    40
    50
    60
    70
    80
    90
    1 2 3 4 5
    Thực trạng sử dụng Internet
    Thường xuyên Thi thoảng Rất ít khi Không bao giờ
    8
    Biểu đồ 7: Mức độ sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học
    Khảo sát việc sử dụng phương pháp dạy học
    Đa phần GV vẫn ưa chuộng sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống,
    đánh giá dựa trên mức độ thuộc bài cũ của HS (70% ). Dạy học nặng về thuyết trình,
    có đến 80% GV thường xuyên sử dụng phương pháp này. Rất ít GV tổ chức cho HS
    tích cực hoạt động. Phần lớn GV chưa chú tâm đến tổ chức rèn luyện các kĩ năng tự
    học cho HS. Tỷ lệ GV tổ chức cho HS hoạt động học tập, thảo luận nhóm, giúp HS
    tích cực, tự lực sáng tạo tham gia xây dựng bài chưa nhiều. Kiến thức HS nắm được
    chủ yếu thông qua hoạt động ghi nhớ, làm bài tập. Chỉ có 80% GV thỉnh thoảng sử
    dụng bài giảng điện tử và các phương tiện trực quan. Đa phần GV sử dụng phương
    pháp thực nghiệm trong giảng dạy chỉ ở mức độ không thường xuyên mặc dù Vật lí là
    một môn khoa học thực nghiệm. Nhiều giáo viên đã mô tả lại thí nghiệm bằng hình vẽ
    hoặc hoặc dùng các video clip để thay thế làm thực nghiệm, dù đó là nội dung có thể tổ
    chức thực nghiệm được.
    STT Phương pháp dạy học
    Mức độ
    Thường
    xuyên
    Thi
    thoảng
    Không sử
    dụng
    1 Phiếu học tập yêu cầu hs trả lời các câu hỏi
    chuẩn bị bài, có kiểm tra việc thực hiện
    6 4 0
    2 Kiểm tra bài cũ 7 3 0
    3 Phương pháp diễn giảng và thuyết trình khi ở
    trên lớp
    8 2 0
    4 Cho hs xem phim, ảnh trực quan….có sử dụng
    bài giảng điện tử
    2 8 0
    5 Phương pháp dạy học bằng thực nghiệm 0 9 1
    6 Tổ chức thảo nhóm 3 7 0
    0
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    Thành thạo Khá TB Yếu
    Mức độ sử dụng CNTT vào dạy học
    1 2 3 4
    9
    Biểu đồ 8: Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học
    1.3. Giải pháp khắc phục nhược điểm của phương pháp dạy học truyền
    thống, tiếp cận chương trình GDPT 2018, đặc biệt trong việc dạy học trực tuyến.
    Sau khi tất cả các GV trong cả nước đều được Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức
    học tập, tập huấn, kiểm tra các Modul, hầu hết các GV bước đầu đã nắm được các
    phương pháp dạy học tích cực (phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp đóng vai,
    phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp
    trạm-góc,…) và kĩ thuật dạy học tích cực (kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ
    thuật “khăn trải bàn”; kĩ thuật “phòng tranh”; kĩ thuật “công đoạn”; kĩ thuật “trình bày
    một phút”; kĩ thuật “hỏi chuyên gia”; kĩ thuật “bản đồ tư duy”…). Trong giảng dạy,
    người thầy đã phát huy được tính tích cực, chủ động trong việc dạy học. HS được bày
    tỏ ý kiến tình cảm, cách hiểu của mình, được thực hành giao tiếp nhiều hơn. Với tinh
    thần mới, giờ Vật lí không phải là giờ truyền thụ kiến thức đơn giản. Trong từng tiết
    dạy và sau tiết dạy, nhiều GV đã mạnh dạn phối hợp cùng học sinh tiếp cận, phân tích,
    tổng hợp và hình thành những tri thức cần đạt được theo các hoạt động hướng tới phát
    triển năng lực học sinh: Hoạt động trải nghiệm, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt
    động thực hành, hoạt động ứng dụng và hoạt động bổ sung. GV đã linh hoạt sử dụng
    nhiều phương tiện dạy học để đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra. Qua thực tế trên, có
    thể nói: Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí theo tinh thần đổi mới đã có những tín
    hiệu khởi sắc, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã và đang
    được tiếp cận một cách tích cực.
    Trước bối cảnh cả nước đang phải học tập trực tuyến do ảnh hưởng nặng nề của
    đại dịch Covid 19, vừa phải đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp, vừa thích ứng
    linh hoạt việc dạy học Online chúng tôi thấy việc vận dụng mô hình dạy học hiện đại
    mà công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện quyết định sự thành công của
    mô hình dạy học đó, chính là dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược- Flipped
    Classroom là rất phù hợp. Ở đó thay vì bài giảng như thường lệ, giáo viên lại là một
    người hướng dẫn, ngược lại người học thay vì tiếp thụ kiến thức một cách thụ động,
    các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các
    thông tin liên hoan đến bài học để phục vụ cho việc học tập và chúng tôi đã áp dụng nó
    tại một số trường THPT có hiệu quả rõ rệt.
    0
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    1 2 3 4 5 6
    Tần suất sử dụng các PPDH
    Thường xuyên Thi thoảng Không sử dụng
    10
  1. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
    2.1 Tìm hiểu khái niệm năng lực tự học để định hướng phát triển cho học
    sinh trong và sau giờ Vật lí.
    2.1.1. Năng lực và năng lực tự học của học sinh là gì?
    Năng lực là một phạm trù từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
    xã hội. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo từ điển tiếng Việt “Năng
    lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động
    nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành
    một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
    Đứng về góc độ tâm lí học, năng lực trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên sâu
    từ thế kỷ XIX, trong các công trình thực nghiệm của F.Ganton năng lực có những biểu
    hiện như tính nhạy bén, chắc chắn, sâu sắc và dễ dàng trong quá trình lĩnh hội một hoạt
    động mới nào đó. Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động
    cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau. Năng lực gắn bó chặt chẽ
    với tính định hướng chung của nhân cách.
    Từ điển tâm lí học đưa ra khái niệm, năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm
    chất của tâm lí cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực
    hiện tốt một dạng hoạt động nhất định.
    Theo Cosmovici thì: “năng lực là tổ hợp đặc điểm của cá nhân, giải thích sự khác
    biệt giữa người này với người khác ở khả năng đạt được những kiến thức và hành vi
    nhất định”. Còn A.N.Leonchiev cho rằng: “năng lực là đặc điểm cá nhân quy định việc
    thực hiện thành công một hoạt động nhất định”. Nhà tâm lí học A.Rudich đưa ra quan
    niệm về năng lực như sau: năng lực đó là tính chất tâm sinh lí của con người chi phối
    quá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một
    hoạt động nhất định. Năng lực của con người không chỉ là kết quả của sự phát triển và
    giáo dục mà còn là kết quả hoạt động của các đặc điểm bẩm sinh hay còn gọi là năng
    khiếu. Năng lực đó là năng khiếu đã được phát triển, có năng khiếu chưa có nghĩa là
    nhất thiết sẽ biến thành năng lực. Muốn vậy phải có môi trường xung quanh tương ứng
    và phải có sự giáo dục có chủ đích.
    Như vậy, khi nói đến năng lực thì không phải là một thuộc tính tâm lí duy nhất
    nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ…) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lí
    cá nhân (sự tổng hợp này không phải phép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất
    hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lí này diễn ra mối quan hệ tương tác qua lại theo một
    hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những
    thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm
    bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn.
    Tóm lại, dựa trên quan niệm của nhiều tác giả đưa ra ở trên có thể định nghĩa như
    sau: “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất
    định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác
    như hứng thú, niềm tin, ý chí… năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức
    và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”.
    Như vậy, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao
    giờ người ta cũng nói về một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt
    động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động
    chính trị, năng lực dạy học của hoạt động giảng dạy… Năng lực của học sinh là một
    11
    cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là
    kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn
    sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện
    thực tế đang thay đổi của xã hội.
    2.1.2. Những biểu hiện của năng lực tự học.
    Năng lực tự học là một khái niệm trừu tượng và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố.
    Trong nghiên cứu khoa học, để xác định được sự thay đổi các yếu tố của năng lực tự
    học sau một quá trình học tập, các nhà nghiên cứu đã tập trung mô phỏng, xác định
    những dấu hiệu của năng lực tự học được bộc lộ ra ngoài. Điều này đã được thể hiện
    trong một số nghiên cứu dưới đây: Candy [Philip Candy (1991), Self-direction for
    lifelong Learning: A comprehensive guide to theory and practice] đã liệt kê 12 biểu
    hiện của người có năng lực tự học. Ông chia thành 2 nhóm để xác định nhóm yếu tố
    nào sẽ chịu tác động mạnh từ môi trường học tập.
    Nhóm đặc biệt bên ngoài: chính là phương pháp học nó chứa đựng các kĩ năng
    học tập cần phải có của người học, chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá
    trình học, do đó phương pháp dạy của GV sẽ có tác động rất lớn đến phương pháp học
    của học trò, tạo điều kiện để hình thành, phát triển và duy trì năng lực tự học. Nhóm
    đặc điểm bên trong (tính cách) được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua các
    hoạt động sống, trải nghiệm của bản thân và bị chi phối bởi yếu tố tâm lí. Chính vì
    điều đó mà GV nên tạo môi trường để HS được thử nghiệm và kiểm chứng bản thân,
    đôi khi chỉ cần phản ứng đúng sai trong nhận thức hoặc nhận được lời động viên, khích
    lệ cũng tạo ra được động lực để người học phấn đấu, cố gắng tự học. Tác giả Taylor
    [Tay lor, B (1995), Self- directed Learning: Revisiting an idea most appropriare for
    middle school students] khi nghiên cứu về vấn đề tự học của HS trong trường THPT
    đã xác định năng lực tự học có những biểu hiện sau:
    12
    Năng lực tự học cũng là một khả năng, một phẩm chất “vốn có” của mỗi cá nhân.
    Tuy nhiên nó luôn luôn biến đổi tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân trong môi trường
    văn hóa – xã hội. năng lực tự học là khả năng bẩm sinh của mỗi người nhưng phải
    được đào tạo, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn thì nó mới bộc lộ được những ưu
    điểm giúp cho cá nhân phát triển, nếu không sẽ mãi là khả năng tiềm ẩn. Thời gian mỗi
    chúng ta ngồi trên ghế nhà trường là rất ngắn ngủi so với cuộc đời vì vậy tự học và
    năng lực tự học của HS sẽ là nền tảng cơ bản đóng vai trò quyết định đến sự thành
    công của các em trên con đường phía trước và đó cũng chính là nền tảng để các em tự
    học suốt đời.
    Như vậy “Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách
    tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực
    hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế
    của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý
    của gGV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập”.
    2.2. Tìm hiểu mô hình lớp học đảo ngược và cách thức vận dụng mô hình đó
    trong dạy học Vật lí tại các trường THPT.
    Ở mô hình lớp học truyền thống người học đến trường nghe GV giảng bài một
    cách thụ động, hình thức này được gọi là Low thinking. Sau đó người học làm bài tập
    thực hành tại lớp hoặc tại nhà để xử lí thông tin và tiếp nhận kiến thức. Thời gian trên
    lớp bị giới hạn nên trong khi làm bài tập hoặc thực hành người học sẽ gặp khó khăn
    nếu không hiểu bài. Lúc này phụ huynh thành những người thầy, cô bất đắc dĩ giúp
    con làm bài nhưng hầu như không thành công hoặc rất vất vả vì không có chuyên môn.
    13
    Nguồn: http://vnexpress.net/giao-duc/lop-hoc-dao-nguoc-3141727.html
    Năm 2013 Brame cho rằng với mô hình “Lớp học đảo ngược”, người học phải tự
    làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, nghe giảng qua phương tiện hỗ trợ
    như băng đĩa, powerpoint và khai thác tài liệu trên internet. Đó là nhiệm vụ người học
    phải chuẩn bị trước khi lên lớp, trên lớp người học dành toàn bộ thời gian cho các hoạt
    động giải bài tập, giải quyết vẫn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự
    hướng dẫn của GV; khi đó người GV đóng vai trò là người quản lí, hỗ trợ, có thể giúp
    HS giải quyết những điểm khó hiểu trong bài học mới.
    Theo các tác giả Barbara và Anderson (1998), Mc Dainel và Caverly (2010), ở
    lớp học đảo ngược thời gian lên lớp dành cho người học xử lí thông tin kiến thức với
    sự hỗ trợ của GV và bạn bè.
    Ở lớp học đảo ngược là tất cả hoạt động dạy học được thực hiện “đảo ngược ”
    so với thông thường . Sự “đảo ngược ” ở đây được hiểu là sự thay đổi với dụng ý và
    chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các
    hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của n

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay