SKKN Xây dựng nguồn tài nguyên thí nghiệm nhằm rèn luyện phẩm chất, phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành và nâng cao chất lượng học tập môn Hoá học cấp trung học phổ thông trên nền tảng ứng dụng Công nghệ thông tin
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
1.1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.
Nền giáo dục Việt Nam ngày càng tiệm cận với xu hướng giáo dục thế giới,
những xu hướng, quan niệm giáo dục được chỉ ra cụ thể mới nhất trong chương
trình giáo dục phổ thông 2018 đó là: được xây dựng trên cơ sở quan điểm của
Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và
phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của
Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh
nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền
giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những
tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm
con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá
trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung
của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm
sóc, học tập và phát triển; quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia
của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn
vinh.
Do đó để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, thay vì chỉ thiên về “dạy cái gì”
cần chú trọng hơn về “dạy cách”, từ chủ yếu quan tâm giúp học sinh “học cái
gì” chuyển sang quan tâm hơn về “học nhƣ thế nào”, sau khi học xong “ học
sinh có thể…” như vậy, bản lĩnh và năng lực sáng tạo của giáo viên được khẳng
định qua khả năng hướng dẫn tự học, tự tổng hợp và lắp ráp kiến thức theo
hướng logic nhất, tự mình làm chủ kiến thức dẫn đến làm chủ cuộc sống.
Nghề giáo dục là một nghề sáng tạo, bản lĩnh và đạo đức, những người thầy
có tâm luôn tìm cách thay đổi cách thức truyền đạt, phương thức tổ chức, vì kết
quả không chỉ thu được sau 10, 20 hay 45 phút mà có thể là 1 năm, 2 năm hay
50 năm “trồng người”.
Trong 2 năm từ 2019 đến 2022, toàn ngành giáo dục trong nước và trên thế
giới gặp phải khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid – 19: Các em học sinh
không được đến trường, không được gặp gỡ giao tiếp với thầy, cô với bạn bè;
sống trong không gian hẹp, tâm lý đè nặng cả từ phía phụ huynh và học sinh,
năng lực vận động càng bị hạn chế. Nhiều tỉnh thành việc đi học trở lại cũng
không đồng đều, vấn đề đặt ra làm thế nào các em ở nhà vẫn có thể học tập, vẫn
được tiếp cận với tri thức, được rèn luyện phẩm chất, năng lực. Nhiều phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học trực tuyến được hình thành và phát huy thế
mạnh như: Microsoft team; Zoom, google meet, OLM… phương pháp kiểm tra
có: Azota, padet… đều mang lại hiệu quả tích cực.
2
Thật may mắn địa bàn nhà trường đóng trên khu vực có công tác phòng
chống dịch tốt, từ đầu năm học các em chỉ phải học online có 2 tuần, khi dịch
bùng phát các em đều tiêm được 2 mũi, do đó kế hoạch giáo dục vẫn tiếp tục
được triển khai. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa học trực tuyến và trực tiếp được
triển khai đồng bộ bài giảng đƣợc thu phát trực tiếp cho những bạn phải nghỉ
học cách ly tại nhà:
Hiện nay khoa học và công nghệ phát triển với sức mạnh thần tốc, kỳ diệu,
đó là sự ra đời của máy tính và internet. Nhưng bộ não là một phần lãnh thổ lớn
nhất chưa được khám phá hết trên thế giới. Bộ não giúp chúng ta tự học và học
tập suốt đời, từ khi sinh ra cho đến khi không còn có mặt trên trái đất này. Do đó
việc phát triển năng lực sáng tạo và thực hành cho học sinh ngay từ khi ngồi trên
ghế nhà trường là điều rất cần thiết. Sự thực hành và sáng tạo trong cuộc sống
chính là biết đề ra những ý tưởng mới, độc đáo, hữu ích, phù hợp với hoàn cảnh.
Nói cách khác là dám thách thức những ý kiến và phương pháp đã được mọi
người chấp nhận để tìm ra những giải pháp hoặc khái niệm mới có tính đột biến
cao hoặc mang tính kế thừa tích cực trên nền tảng cái cũ. Cũng có thể hiểu đơn
giản sáng tạo chỉ là tìm ra một cách mới để làm việc hoặc làm cho công việc đó
trôi chảy hơn. Một trong hai bán cầu não chi phối tới hoạt động thực hành và
3
sáng tạo có cơ sở sinh lý thần kinh và tư duy của con người. Tâm lý học đã
nghiên cứu và đi đến kết luận rằng tất cả mọi người đều có khả năng sáng tạo và
thực hành, sáng tạo nhỏ hay lớn. Nếu được rèn luyện thì sự sáng tạo sẽ phát triển
không ngừng cùng với năng lực thực hành khoa học và ngược lại nếu không rèn
luyện thì sự sáng tạo và những kỹ năng thực hành sẽ dần bị mai một đi.
Năng lực thực hành của học sinh chính là khả năng các em thực hiện được
những điều mới mẻ trong bài học và thực tiễn cuộc sống. Đó là biết làm thành
thạo và luôn đổi mới, có những nét độc đáo riêng phù hợp với thực tế. Luôn biết
và đề ra những cái mới khi chưa được học, nghe giảng, đọc tài liệu hay tham
quan về việc đó nhưng vẫn đạt kết quả cao. Vì thế đối với học sinh nói chung và
học sinh trung học phổ thông nói riêng, tất cả những gì mà họ “tự nghĩ ra“ khi
giáo viên chưa dạy, học sinh chưa biết từ các nguồn khác nhau thì đều được coi
là sáng tạo thực nghiệm. Sáng tạo và thực hành trong cuộc sống là bước nhảy
vọt trong sự phát triển nhận thức của học sinh. Không có con đường logic để
dẫn đến sự thực nghiệm, bản thân mỗi học sinh phải tự tìm lấy kinh nghiệm
thông qua các hoạt động thực tiễn của mình hoặc dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, gia đình, nhà trường và xã hội. Do đó, để phát triển năng lực nhận thức, sự
chủ động thực hành và sáng tạo của học sinh thì người giáo viên phải biết đặt
học sinh vào vị trí chủ thể để các em phải tự lực, chủ động, tự giác, tích cực, cố
gắng để chiếm hữu được tri thức, rèn luyện đạo đức, phát triển tư duy sáng tạo
thực hành của bản thân. Trách nhiệm này đặt ra cho người giáo viên phải tìm ra
được giải pháp hữu hiệu để rèn luyện năng lực cho học sinh ngay từ khi các em
còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở đây thì học sinh cần phải làm chủ những hệ
thống kiến thức, kỹ năng, thái độ… phù hợp với lứa tuổi và kết nối chúng một
cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả
những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Phát triển năng lực, đặc
biệt là năng lực thực hành sáng tạo của người học chính là mục tiêu của quá
trình dạy học. Vì thế vai trò quan trọng nhất của giáo dục chính là định hướng và
giúp cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực để giải quyết vấn đề một
cách tư duy độc lập, có định hướng và tính sáng tạo trong thực nghiệm đột biến
mà đặc biệt là đối với học sinh giỏi.
Cá nhân tôi rút được kinh nghiệm từ nhiều tỉnh thành có dịch bùng phát từ
năm 2019, nên luôn trăn trở làm thế nào công tác giáo dục bộ môn mình phụ
trách luôn được đảm bảo, và phù hợp với đặc thù môn học. Do đó, tôi nảy sinh
sáng kiến “Xây dựng ngồn tài nguyên thí nghiệm nhằm rèn luyện phẩm chất,
phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành và nâng cao chất lượng học
tập môn Hóa học cấp THPT trên nền tảng ứng dụng CNTT”. Qua những tiết
thực hành, hoạt động trải nghiệm, giáo dục STEM, các em sẽ quay lại, chỉnh sửa
làm tư liệu học tập đồng thời giúp đỡ những bạn không được tiến hành trực tiếp
4
có cái nhìn đúng đắn, chân thực, nâng cao hứng thú môn học, tăng khả năng vận
dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn, rèn kĩ năng công nghệ thông tin, kĩ năng
nghiên cứu khoa học. Đây là một trong những cách học rất tốt đảm bảo kết hợp
nhuần nhuyễn giữa học trực tiếp và học trực tuyến.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tạo nguồn tài nguyên học tập lâu dài cho học sinh các khóa học: video thí
nghiệm, video ứng dụng kiến thức vào cuộc sống, video HS tham gia NCKH
thông qua các cuộc thi… - Đa dạng và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực kiểm tra
đánh giá: dạy học hợp đồng, hoạt động nhóm, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật
KLW; đánh giá bằng bảng kiểm và Robic. - Phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành, năng lực nghiên cứu khoa
học, năng lực hợp tác, kiểm tra và rèn luyện kĩ năng CTTN của học sinh.
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu. - Phương pháp dạy học thực hành, phương pháp dạy học STEM, phương
pháp nghiên cứu khoa học. - Các thí nghiệm liên quan đến chương trình Hóa học 11, Hóa học 12.
- Một số đề tài nghiên cứu và sản phẩm STEM.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng
lực học sinh. - Một số phần mềm: chỉnh sửa ảnh, video…
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
1.5. Phạm vi áp dụng. - Học sinh khối 11, 12 trường THPT Lý Nhân Tông.
- Một số trường trên địa bàn tỉnh
- Trường THPT Trung Nghĩa – Phú Thọ.
1.6. Đóng góp của SK. - Phát triển khả năng tư duy, khả năng nghiên cứu khoa học cho học sinh.
- Tăng cường khả năng tự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học với các phương tiện kỹ
thuật dạy học hiện đại như phương tiện nghe nhìn, máy vi tính cùng phương
5
pháp kiểm tra đánh giá hiện đại…để tạo ra các tổ hợp phương pháp dạy học hiệu
quả. - Sự kết hợp liên môn tài tình tạo hướng tư duy mạch lạc, sản phẩm học tập
đa dạng gây hứng thú và phục vụ thiết thực cho cuộc sống. . .
II. Mô tả giải pháp.
2.1. Mô tả giải pháp trƣớc khi có sáng kiến.
2.1.1. Tình hình giảng dạy bộ môn Hóa học hiện nay.
Hóa học là một môn học gần gũi, thiết thực thuộc ban Khoa học tự nhiên,
là môn khoa học gắn liền giữa lí thuyết và thực nghiệm, yếu tố đặc trưng này
chính là kim chỉ nam cho công tác nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học.
Do đó, phương pháp nhận thức đúng đắn về Hóa học là phải dựa trên những kết
quả nghiên cứu kết hợp chặt chẽ với các lí thuyết cơ bản như các định luật, các
học thuyết…Vì vậy việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học là một phần
không thể thiếu trong giảng dạy môn Hóa học.
Trong nhiều năm trở lại đây, dưới định hướng cụ thể, sự chỉ đạo sát sao của
Bộ, Sở giáo dục tạo ra sự chuyển biến tích cực hiệu quả trong công tác giảng
dạy: phương thức không còn đơn giản là một chiều truyền thụ kiến thức mà là sự
tương tác hai chiều giữa định hướng của GV và mô hình sản phẩm học tập của
học sinh; Dạy lí thuyết phải gắn với thực hành, thực nghiệm điều này thể hiện rõ
trong nội dung các đề thi TN THPT, đề đánh giá định kì; đa dạng hóa các
phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá. Tiêu chí đánh giá kết quả
học tập không chỉ giới hạn một tờ báo cáo trên giấy mà có thể là các sản phẩm
công nghệ mô tả quá trình hoạt động nhóm, các sản phẩm hóa học là kết quả làm
việc hoặc cuốn tập san, album (hồ sơ học tập)… Tất cả đều là các sản phẩm cụ
thể có thể cầm, nắm, quan sát được. Nắm được tinh thần như vậy, tất cả các
Thầy, Cô giáo phụ trách môn Hóa học đều tích cực thay đổi, biến môn Hóa học
không còn là môn học khô khan, “đáng sợ” mà trở thành môn học “ gỡ điểm”,
thiết thực với cuộc sống nhất. Sau đây là sự so sánh cụ thể về phổ điểm các môn
thi TN THPT 2021.
Phổ điểm môn Vật lý TN THPT 2021
6
Phổ điểm môn Hóa học
7
Phổ điểm môn Sinh học
Đây là một trong những ưu thế của môn Hóa học khi các em lựa chọn
trường đại học xác định nghề nghiệp cho tương lai, tạo cơ sở niềm tin bền vững
cho phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác.
Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại một thực tế là rất ít số lượng tiết thực hành
ở cả 3 khối lớp 10,11, 12 đều là 6/70 tiết chỉ chiếm khoảng 8,6%. Trong khi
những câu hỏi liên quan đến kĩ năng thực hành hóa học trong các đề TN THPT
và nhu cầu học tập của học sinh tăng lên. Đây cũng là một bất cập cần phải được
giải quyết sớm.
8
2.1.2. Tình hình giảng dạy bộ môn Hóa học tại trƣờng THPT Lý Nhân
Tông.
Về cơ sở vật chất nhà trường đã có: đầy đủ phòng học, phòng thực hành
chuyên môn được trang thiết bị được đầu tư mua sắm mới, sử dụng có hiệu quả,
đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình nên các thầy cô luôn mang trong mình sự tâm
huyết, tấm lòng yêu nghề, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ cho đồng nghiệp những kinh
nghiệm quý báu trong cuộc sống cũng như trong công tác góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Về phía học sinh, tuy số lượng học sinh chưa nhiều, chất lượng đầu vào chưa
cao, chưa ổn định, và đa số các em đều ở xa trường. Nhưng phần lớn các em đã
xác định được mục tiêu học tập, từ một lớp chọn ban khoa học tự nhiên do nhà
trường lựa chọn đến nay đã có thêm 2 – 3 lớp/ khối do bản thân các em lựa chọn
để xác định khối thi và trường thi theo ước muốn.
Trong 5 năm học gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường đã nâng lên
đáng kể: Các em cũng tham gia đầy đủ, nhiệt tình và có hiệu quả những hoạt
động của nhà trường và của Sở giáo dục phát động (học sinh giỏi văn hóa, thi
làm đồ dùng học tập stem, khoa học kĩ thuật). Đó là minh chứng cho sự tiến bộ,
là niềm động viên, an ủi giúp các thầy, cô có niềm tin, có động lực xây dựng
những hoạt động giáo dục hay và hiệu quả. Đặc biệt trong 2 năm từ 2019 –2022,
nhà trường chủ động các công tác phòng chống dịch, chủ động các phương
pháp, phương tiện dạy học trực tuyến, hoặc kết hợp nhuần nhuyễn giữa trực
tuyến và trực tiếp trên nền tảng microsoft team (nhà trường mua bản quyền),
OLM, kiểm tra, đánh giá trên Azota…đều được đánh giá tốt và hoàn thành
nhiệm vụ năm học.
Vì vậy, việc thiết kế và lựa chọn những phương pháp dạy học vừa đảm bảo
cung cấp đầy đủ lí thuyết, vừa tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, vừa
rèn luyện kĩ năng thực hành thành thạo, phát triển năng lực tư duy logic, năng
lực sáng tạo, phẩm chất trung thực, tỉ mỉ, tính cẩn thận, tác phong nghiêm túc.
Theo tôi, sáng kiến dạy học này đáp ứng đầy đủ thông tin như vậy, thông qua
việc làm thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, trình bày sản phẩm bằng video còn
giúp phát hiện đam mê ứng dụng CNTT vào học tập, giảm thời lượng chơi
game, ngoài ra các em còn có thể tự làm video trở thành các youtober…Hơn nữa
đây là phương pháp rất thiết thực đáp ứng diễn biễn phức tạp của dịch bệnh
Covid – 19.
2.2. Mô tả giải pháp khi có sáng kiến.
2.2.1. Vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. - Nội dung các bài thực hành, các thí nghiệm kiểm chứng trong chương
trình môn Hóa học.
9 - Những yêu cầu khi vào phòng thí nghiệm, cách sử dụng các dụng cụ hóa
chất, một số lưu ý trong quá trình tháo lắp dụng cụ thí nghiệm. - Một số phương pháp dạy học thực hành, phương pháp mảnh ghép,
phương pháp hoạt động nhóm. - Trình tự các bước nghiên cứu khoa học, cách thức thực hiện các sản phẩm
STEM. - Nghiên cứu các phần mềm chỉnh sửa ảnh, chỉnh sửa video, cách thức
thành lập kênh youtobe riêng… - Phương pháp đánh giá: đánh giá thông qua bảng kiểm, đánh giá bằng
Robic… - Phương pháp phân tích số liệu.
2.2.2. Tính mới của giải pháp.
So với những tiết thực hành thông thường, học sinh chỉ đơn thuần làm thí
nghiệm, ghi lại kết quả và báo cáo lại thông qua bản tường trình thí nghiệm.
Trong sáng kiến mới này, các thầy cô sẽ linh hoạt sử dụng thực nghiệm hóa học
trong : tiết dạy lí thuyết; giờ thực hành; hoạt động nghiên cứu sư phạm ứng
dụng. Khi thực hiện, tất cả các em cùng tham gia theo nhóm, quay lại quá trình
thực hiện, chỉnh sửa video sản phẩm nghiên cứu thông qua các phần mềm; sau
đó báo cáo trước lớp( trong quá trình báo cáo những bạn còn lại sẽ đóng vai trò
là giám khảo đánh giá thông qua thang đo Robic); nộp lại do giáo viên, Thầy Cô
sẽ lập kênh youtobe và đăng lên trang của trường để tất các các bạn học sinh đều
được học tập, nghiên cứu, chia sẻ quan niệm học tập của cá nhân mình. Việc học
tập sẽ diễn ra mọi lúc, mọi nơi, có thể đầu năm dùng trong thời gian học tập,
hoặc thời gian ôn thi cuối năm khi cần tổng hợp kiến thức… hơn nữa những
video vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn ủ phân hữu cơ – sản phầm
NCKH, sản phẩm STEM như: Thiết kế dụng cụ ủ giá đỗ; tự làm thuốc trừ sâu
sinh học, làm sữa chua, giấm ăn tại nhà, nấu rượu, muối dưa hành… vừa tiết
kiệm, vệ sinh, an toàn, tạo hứng thú học tập, rèn tính cách, tạo niềm tin từ phụ
huynh. Như vậy các kiến thức Hóa học không chỉ phổ biến cho 1 học sinh mà
còn phổ biến đến từng hộ gia đình, làng xóm nhất là tình trạng vệ sinh an toàn
thực phẩm, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối cho xã hội và toàn
cầu.
2.2.3. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ.
Thực tế giảng dạy trước khi áp dụng sáng kiên, chúng tôi nhận thấy một
trong những khó khăn lớn nhất là học sinh còn khá lúng túng trong khâu thực
hành. Những tiết thực hành đầu tiên, các em nói chuyện ồn ào, dụng cụ thực
hành sử dụng tùy tiện, các nhóm được phân công chuẩn bị mẫu vật thì mang
không đầy đủ. Các em không biết trong nhóm, mình sẽ phải làm gì? Hiệu quả
10
của các tiết thực hành này khá thấp. Từ đó trong tôi nảy sinh rất nhiều câu hỏi:
Tại sao kỹ năng thực hành của các em lại yếu? Cần làm gì để khắc phục tình
trạng này? Phải làm thế nào để các em coi tiết thực hành như là một cơ hội để
các em nghiên cứu, tìm tòi? Phải làm gì để nâng cao chất lượng của một tiết
thực hành? Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều để tìm ra các biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng của các bài dạy, đặc biệt là các bài thực hành.
Sau khi áp dụng sáng kiến, có sự khác biệt ngay từ ý thức của các em: các
em chủ động hơn, thích được xuống phòng thực hành hơn, nhớ kiến thức lâu
hơn, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng CNTT, kĩ năng giải quyết vấn đề tốt hơn.
Một số hình ảnh tại PTN nhà trường
Đặc biệt ý thức tự bảo vệ môi trường, tính tiết kiệm nguyên vật liệu, trách
nhiệm của cá nhân trong gia đình: các em biết vận dụng kiến thức giúp bố mẹ
một số công việc như muối dưa, muối cà, trổ tài làm sữa chua, làm dấm ăn, hay
tự tay ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt nông thôn vừa tiết kiệm, lại bảo vệ
môi trường, tự tay chăm sóc những luống rau từ thuốc trừu sâu sinh học…
11
Hình ảnh: Hướng dẫn ủ phân hữu cơ vi sinh từ rác thải vùng nông
thôn xã Yên Lợi (sản phẩm đạt giải nhì toàn quốc cuộc thi GREEN TEACH
năm 2020 do trung tâm truyền thông – Bộ Tài Nguyên & Môi trường tổ
chức).
2.3. Cách thức thực hiện và điều kiện áp dụng giải pháp.
2.3.1. Thông qua nghiên cứu khoa học.
12
a. Một số khái niệm. - Khoa học (science)
- Theo từ điển Bách Khoa toàn thư Wikipedia định nghĩa: Khoa học (tiếng
Anh: science) là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến
thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ
trụ. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan
sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm
thu thập thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm
giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. - Theo Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội, 2013), khoa học là hệ
thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự
nhiên, xã hội và tư duy. - Nghiên cứu khoa học (scientific research)
- Theo Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội, 2013), Nghiên cứu khoa
học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật,
hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào
thực tiễn. - Phân loại NCKH : theo 2 cách
- Theo chức năng nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ
thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh;
bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng
riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui
luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.
Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng
vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai
Nghiên cứu sáng tạo (Creative research): nhằm tạo ra các qui luật,
sự vật mới hoàn toàn - Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): các nghiên cứu nhằm
phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.
Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): vận dụng thành tựu của
các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp,
qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất.
Nghiên cứu triển khai (Implementation research): vận dụng các
nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô
thử nghiệm - Một số khái niệm trong NCKH
13 - Đề tài nghiên cứu (research project): Là một hình thức tổ chức NCKH
do một người hoặc một nhóm người thực hiện để trả lời những câu hỏi mang
tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế. Mỗi đề tài nghiên cứu có tên đề tài
(research title), là phát biểu ngắn gọn và khái quát về các mục tiêu nghiên
cứu của đề tài. - Nhiệm vụ nghiên cứu (research topic): Là những nội dung được đặt ra
để nghiên cứu trên cơ sở tên đề tài nghiên cứu đã được xác định. - Đối tượng nghiên cứu (research focus): Là bản chất cốt lõi của sự vật
hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu. - Mục tiêu và mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu (research objective): những nội dung cần được
xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định nhằm
trả lời câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”. Dựa trên mục tiêu, các câu hỏi nghiên
cứu được xây dựng.
Mục đich nghiên cứu (research purpose): ý nghĩa thực tiễn của
nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc
“Nghiên cứu để phục vụ cho cái gì?” - Khách thể nghiên cứu (research population): Là sự vật chứa đựng đối
tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu có thể là một không gian vật lý,
một quá trình, một hoạt động, hoặc một cộng đồng. - Đối tượng khảo sát (research sample): Là mẫu đại diện của khách thể
nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu (research scope): Là sự giới hạn về đối tượng
nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu (do những hạn chế
mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và người làm đề tài) - Phƣơng pháp khoa học (scientific method)
- Theo Bernstein (1983) cho rằng, khác với việc các khoa học lấy thực tiễn
chứng minh cho thực tiễn, đặc điểm nổi trội của phương pháp khoa học là cách
thức thu thập kiến thức để ủng hộ một lý thuyết khi những dự đoán về một lý
thuyết được xác nhận và thách thức một lý thuyết khi những dự đoán đó là
không đúng. - Theo Slick (2002), phương pháp khoa học được sử dụng trong khoa học
như một phương tiện đạt được sự hiểu biết về thế giới. Về cơ bản, phương pháp
khoa học bao gồm: Quan sát – Giả thuyết – Thu thập và xử lý dữ liệu – Giải
thích và kết luận – Dự đoán. Những dự đoán được đưa ra dựa trên những bằng
chứng có được trong thực nghiệm. - Vai trò của nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học có mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm câu trả lời cho các
câu hỏi đặt ra, nói cách khác là tìm kiếm kiến thức và sự hiểu biết. Nói cách
14
khác, bản chất của nghiên cứu khoa học là một quá trình vận dụng các ý tưởng,
nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả,
giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Nghiên
cứu có nghĩa là trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc thực tiễn; làm
hoàn thiện và phong phú thêm các tri thức khoa học; đưa ra các câu trả lời để
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Với cách nhìn như vậy, nghiên cứu khoa học còn có vai trò làm thay đổi
cách nhìn nhận vấn đề của người đọc, thuyết phục người đọc tin vào bản chất
khoa học và kết quả thực nghiệm nhằm đưa người đọc đến quyết định và hành
động phù hợp để cải thiện tình hình của các vấn đề đặt ra theo chiều hướng tốt
hơn.
b. Qui trình nghiên cứu khoa học.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh đã có từ lâu với các cuộc thi
sáng tạo kỹ thuật các cấp. Vì vậy trong những năm học gần đây, phong trào học
sinh tham gia nghiên cứu khoa học bắt đầu có sự lan tỏa mạnh mẽ, trong đó
nhiều ý tưởng, sáng tạo có ý nghĩa thiết thực. Những sản phẩm của hoạt động
nghiên cứu khoa học ấy không chỉ là việc hiện thực hóa ý tưởng của các em học
sinh, mà còn thắp lên ngọn lửa đam mê khoa học, tạo nền tảng, kiến thức, kỹ
năng nghiên cứu khoa học cho học sinh trong tương lai.
Việc đưa hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ kỹ thuật vào trong
học sinh không chỉ có ý nghĩa tạo sân chơi bổ ích, mà còn khơi dậy sự đam mê
sáng tạo cho các em ngay từ lứa tuổi học trò. Nếu các em học sinh được quan
tâm, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình của các thầy cô giáo thì những ý tưởng sáng tạo của các em sẽ trở thành
những sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống. Chính vì điều đó, mà trong quá
trình hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo viên
phải luôn chú ý rằng: Các sản phẩm sáng tạo KH – KT phải lấy ý tưởng từ cuộc
sống.
Bên cạnh đó hoạt động nghiên cứu khoa học cũng góp phần đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá : Sử dụng phương pháp dạy học tích
cực, tăng cường thời gian tự học của học sinh, không dạy “cái gì” mà chú ý dạy
bằng “cách gì” để học sinh có kiến thức. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong
trường THPT có vai trò rất lớn vì: Hoạt động NC KH – KT là hoạt động trải
nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần đổi mới hình
thức dạy học, phối hợp hỗ trợ các mô hình hoạt động giáo dục khác. Hơn nữa nó
còn thúc đẩy việc vận dụng kiến thức liên môn, nâng cao trình độ giáo viên và
học sinh, gắn trường THPT với trường Đại học và các hoạt động Công nghệ
ngoài xã hội. Là hoạt động trải nghiệm sáng tạo đáp ứng mục ti
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: