dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng thông qua dạy học Stem phần hoá học Hữu cơ lớp 12

SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng thông qua dạy học Stem phần hoá học Hữu cơ lớp 12

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Giáo dục luôn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa,
xã hội ở mỗi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam giáo dục (GD) cũng luôn được coi
trọng, đại hội Đảng lần thứ XII vẫn tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”. Với tầm quan trọng như vậy, việc đổi mới và phát triển giáo dục là vấn đề
cấp thiết cần được thực hiện ở mỗi cấp học.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình GD tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực (NL) của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến
việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua
việc học, chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành NL và phẩm chất;
đồng thời đang dần chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ
sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức (NLVDKT) để giải quyết vấn đề
(GQVĐ) trong học tập và thực tiễn có liên quan.
Một trong những định hướng chính mang tính chiến lược của đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 là dạy học tích hợp và dạy học phân hóa.
Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục, chuyển từ cách tiếp cận nội dung GD sang tiếp cận NL nhằm giúp người học
có khả năng GQVĐ trong cuộc sống. GD STEM dựa trên dạy học tích hợp các môn
Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học đang là mối quan tâm của nhiều nhà giáo,
nhà khoa học giáo dục và xã hội.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều các kiến thức liên quan đến
thực tiễn cuộc sống. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mức độ nhận thức cao nhất
của con người, quá trình này vừa giúp HS củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần
rèn luyện kĩ năng học tập và kĩ năng sống. Do đó, thông qua việc dạy học chủ đề (CĐ)
STEM có lồng ghép các kiến thức thúc đẩy sự gắn kết kiến thức trong nhà trường với
thực tiễn đời sống. Hiện nay, việc rèn cho HS năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng
2
(NLVDKTKN) đã và đang được nhiều nhà giáo dục và giáo viên (GV) quan tâm. Từ
đó giúp các em phát triển được NL cần thiết và góp phần nâng cao hiệu quả học tập.
Tuy nhiên, thực tế ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết GV vẫn còn lúng túng
trong việc phát triển, đánh giá các năng lực nói chung và NLVDKTKN nói riêng cũng
như xây dựng các chủ đề dạy học STEM trong môn Hóa học còn hạn chế. Vì vậy, cần
có thêm những nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề này nhằm giúp cho GV làm tài liệu
tham khảo đáp ứng với yêu cầu dạy học chương trình mới.
Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực vận
dụng kiến thức kĩ năng thông qua dạy học STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 12”.
PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP

  1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
    Thực trạng công tác dạy và học môn Hóa học theo hướng phát triển năng lực vận
    dụng kiến thức kĩ năng cho HS tại trường THPT Lý Nhân Tông.
  • Đội ngũ giáo viên dạy Hóa học có trình độ đạt chuẩn, đặc biệt các giáo viên Vật
    lí, Hóa học và Sinh học tích cực trao đổi, thảo luận và xây dựng các đề tài Khoa học kĩ
    thuật tích hợp, liên môn. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hành áp
    dụng các PPDH tích cực của GV, chưa phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của học
    sinh với vai trò HS là người chủ động học tập. Dạy học định hướng phát triển
    NLVDKTKN còn khá mới mẻ trong nhà trường, HS chưa vận dụng kiến thức, kĩ năng
    được học giải quyết vấn đề thực tiễn, chế tạo ra các sản phẩm khoa học kĩ thuật ứng
    dụng trong đời sống. Mặt khác việc dạy học theo định hướng STEM nhằm phát triển
    NLVDKTKN hiệu quả cần có nhiều thời gian, phương tiện hiện đại, các điều kiện để
    khai thác nguồn tài nguyên học tập và ứng dụng giải quyết vấn đề thực tiễn.
  • Về phía HS: HS trường Lý Nhân Tông có đầu vào thấp, đa số các em có học lực
    trung bình và khá, nên học sinh ít quan tâm học môn Hóa học do nội dung Hóa học
    THPT kiến thức hàn lâm, trừu tượng, ít nằm trong tổ hợp bộ môn xét cao đẳng, đại học
    ở ngành nghề các em lựa chọn.
  • Về cơ sở vật chất : nhà trường đã có phòng học bộ môn Hóa học với các trang
    thiết bị cần thiết.
    3
  • Trong những năm gần đây Sở GD& ĐT Nam Định thường xuyên tổ chức Cuộc
    thi KHKT và Ngày hội STEM, tại trường THPT Lý Nhân Tông ban giám hiệu tạo điều
    kiện và luôn khuyến khích các giáo viên đầu tư, hướng dẫn học sinh tham gia.
  1. Tóm tắt nội dung giải pháp và làm rõ tính mới
    Các nội dung cơ bản được đưa ra là:
  • Nghiên cứu lí luận chung về các vấn đề: dạy học theo định hướng phát triển NL
    người học, NLVDKTKN, quan điểm dạy học tích hợp và GD STEM trong dạy học
    hoá học.
  • Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình hoá học lớp 12 THPT và đi sâu vào
    phần Hóa học hữu cơ lớp 12.
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện một số CĐGD STEM phần Hóa học hữu cơ lớp
  1. Thiết kế kế hoạch dạy học cho các CĐGD STEM đã đề xuất.
  • Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLVDKTKN thông qua dạy học CĐGD STEM
    của thực tiễn cho HS THPT.
  • Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá sự phù hợp, khả thi của
    các đề xuất và tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề ra.
    Điểm mới của giải pháp
  • Chưa có đề tài nghiên cứu, SKKN được công bố giống hoặc gần giống với đề
    tài của SKKN.
  • Đề xuất 4 CĐ và xây dựng nội dung chi tiết cho 2 CĐGD STEM phần Hóa học
    hữu cơ lớp 12 và tổ chức thực hiện các CĐ này nhằm phát triển NLVDKTKN cho HS.
    Thiết kế các kế hoạch bài dạy (KHBD) minh hoạ.
  • Xác định cấu trúc NLVDKTKN thông qua dạy học CĐGD STEM. Thiết kế và
    sử dụng bộ công cụ đánh giá NLVDKTKN của HS sau khi thực hiện CĐGD STEM đã
    đề xuất.
  1. Nội dung giải pháp
    NỘI DUNG 1: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT
    1.1. Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng
    1.1.1 Khái niệm
    4
    NLVDKTKN của HS là “khả năng vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã có vào
    một số tình huống cụ thể trong học tập và thực tiễn, mô tả, dự đoán, giải thích hiện
    tượng, giải quyết các vấn đề một cách khoa học”.
    NLVDKTKN còn phản ánh khả năng ứng xử thích hợp trong các tình huống có
    liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng; ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu
    cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
    1.1.2. Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng
    Theo [7], [22] cấu trúc của NLVDKTKN bao gồm các NL thành phần như:
  • NL phát hiện, giải thích hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống.
  • NL phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
  • NL vận dụng kiến thức tổng hợp, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn
    và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch GQVĐ.
  • NL định hướng nghề nghiệp.
  • NL ứng xử với tình huống của bản thân và xã hội.
    1.1.3. Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng
    Theo [7], biểu hiện của NLVDKTKN như sau:
  • Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện
    tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong các lĩnh vực của thực tiễn
  • Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, ĐG ảnh hưởng của một vấn đề
    thực tiễn.
  • Vận dụng được kiến thức tổng hợp để ĐG ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn
    và đề xuất một số PP, biện pháp, mô hình, kế hoạch GQVĐ.
  • Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT.
  • Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và
    cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
    1.2. Xác định cấu trúc và thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến
    thức kĩ năng thông qua dạy học chủ đề giáo dục STEM
    1.2.1. Xác định cấu trúc của NLVDKTKN thông qua dạy học chủ đề STEM
    Từ biểu hiện của NLVDKTKN mô tả trong văn bản chương trình GDPT môn
    Hóa học 2018; đặc điểm của mô hình GD STEM; đặc điểm, nội dung của CĐ dạy học
    5
    STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 12, chúng tôi xác định cấu trúc của NLVDKTKN
    gồm 5 thành tố cơ bản với 8 tiêu chí biểu hiện và được mô tả ở bảng sau:
    Bảng 1. 1. Bảng mô tả cấu trúc của NLVDKTKN
    NL thành tố Tiêu chí
  1. NL phát hiện, giải thích
    vấn đề thực tiễn
    TC1. Phát hiện được vấn đề thực tiễn liên quan đến CĐ
    STEM
    TC2: Giải thích vấn đề thực tiễn có liên quan đến môn
    Hóa học trong CĐ STEM
  2. NL phản biện/ ĐG các
    vấn đề thực tiễn có liên
    quan
    TC3: Vận dụng được kiến thức hóa học để xác định,
    phân tích/ suy luận vấn đề thực tiễn có liên quan đến CĐ
    STEM
    TC4: Đưa ra được kết luận đúng đắn về bản chất vấn đề
    thực tiễn trong CĐ STEM
  3. NL đề xuất PP, biện
    pháp, mô hình, lập kế
    hoạch thực hiện GQVĐ
    TC5: Đề xuất được một số PP, biện pháp, mô hình, kế
    hoạch để GQVĐ thực tiễn liên quan đến CĐ STEM.
    TC6: Lựa chọn phương án, mô hình/ kế hoạch thực hiện
    có tính khả thi GQVĐ thực tiễn của CĐ.
  4. NL thực hiện kế hoạch
    GQVĐ thực tiễn
    TC7: Thực hiện kế hoạch GQVĐ thực tiễn đã lựa chọn
    và trình bày kết quả sản phẩm.
  5. NL ứng xử bảo vệ môi
    trường
    TC8: Phát hiện, hiểu rõ tác động của vấn đề nghiên cứu
    trong CĐ STEM tới việc bảo vệ môi trường.
    1.2.2. Xác định mức độ biểu hiện của các tiêu chí NLVDKTKN.
    Căn cứ vào cấu trúc của NLVDKTKN đã xây dựng ở trên để xây dựng bảng mô tả
    cụ thể các tiêu chí đánh giá và mức độ đạt được của từng tiêu chí:
    Bảng 1. 2. Mô tả các mức độ biểu hiện của các tiêu chí NL VDKTKN
    Tiêu chí đánh giá Mức độ biểu hiện
  6. Phát hiện được vấn
    đề thực tiễn liên quan
    đến CĐ STEM
    MĐ 1: Phát hiện ra vấn đề thực tiễn nhưng không liên quan
    trực tiếp đến CĐ STEM
    MĐ 2: Phát hiện được vấn đề thực tiễn liên quan đến CĐ
    6
    STEM nhưng chưa đầy đủ
    MĐ 3: Phát hiện được vấn đề thực tiễn liên quan đến CĐ
    STEM chính xác, đầy đủ.
  7. Giải thích VĐ thực
    tiễn có liên quan đến
    môn Hóa học trong
    chủ đề STEM
    MĐ 1: Giải thích chưa đúng cơ sở khoa học, bản chất của vấn
    đề thực tiễn có liên quan đến CĐ STEM
    MĐ 2: Giải thích được một số nội dung vấn đề thực tiễn có
    liên quan đến CĐ STEM
    MĐ 3: Giải thích một cách chính xác, đầy đủ nội dung vấn đề
    thực tiễn có liên quan đến CĐ STEM trên cơ sở khoa học
  8. Vận dụng được kiến
    thức Hóa học để xác
    định, phân tích/ suy
    luận vấn đề thực tiễn
    có liên quan đến CĐ
    STEM
    MĐ 1: Vận dụng chưa đúng kiến thức Hóa học để phân tích
    suy luận được các yếu tố trong CĐ STEM.
    MĐ 2: Vận dụng được kiến thức hoá học để phân tích suy
    luận được các yếu tố trong CĐ STEM nhưng chưa đầy đủ
    chính xác
    MĐ 3: Vận dụng đúng các kiến thức hoá học để phân tích
    suy luận đầy đủ, chính xác, khoa học các yếu tố trong CĐ
    STEM
  9. Đưa ra được kết
    luận đúng đắn về bản
    chất vấn đề thực tiễn
    trong CĐ STEM
    MĐ 1: Đưa ra kết luận nhưng không đúng về bản chất vấn đề
    thực tiễn có trong CĐ STEM.
    MĐ 2: Đưa ra được kết luận về bản chất vấn đề thực tiễn
    trong CĐ STEM nhưng chưa đầy đủ
    MĐ3. Đưa ra được kết luận đầy đủ, chính xác và khoa học về
    bản chất vấn đề thực tiễn trong CĐ STEM
  10. Đề xuất được một
    số phương án, biện
    pháp, mô hình, kế
    hoạch để GQVĐ thực
    tiễn liên quan đến CĐ
    STEM
    MĐ 1: Đề xuất một vài biện pháp GQVĐ nhưng chưa mang
    tính khả thi và không thực tiễn
    MĐ 2: Đã đề xuất được một số giải pháp, phương án GQVĐ
    nhưng chưa phân tích cụ thể và đầy đủ về các giải pháp này
    MĐ 3: Đề xuất được các phương án, giải pháp để GQVĐ,
    phân tích được ưu và nhược điểm của từng giải pháp một
    7
    cách đầy đủ, hợp lí
  11. Lựa chọn phương
    án, mô hình/ kế hoạch
    thực hiện có tính khả
    thi GQVĐ thực tiễn
    của chủ đề
    MĐ 1: Lựa chọn phương án, mô hình và kế hoạch thực hiện
    chưa mang tính khả thi.
    MĐ 2: Lựa chọn được giải pháp, mô hình, kế hoạch thực hiện
    có tính khả thi nhưng chưa có sự giải thích đầy đủ và hợp lí.
    MĐ 3: Lựa chọn được giải pháp thực hiện phù hợp, khả thi và
    có phân tích, lập luận giải thích hợp lý
  12. Thực hiện kế hoạch
    GQVĐ thực tiễn đã
    lựa chọn và trình bày
    kết quả sản phẩm
    MĐ 1: Thực hiện được một phần nhỏ (1/4 nội dung) kế hoạch
    GQVĐ thực tiễn, trình bày kết quả chưa đầy đủ, còn lúng
    túng.
    MĐ 2: Đã thực hiện kế hoạch GQVĐ thực tiễn đã lựa chọn
    nhưng chưa đầy đủ (khoảng ½ đến ¾ nội dung), trình bày kết
    quả rõ ràng nhưng chưa đầy đủ và logic
    MĐ 3: Thực hiện kế hoạch GQVĐ thực tiễn đã lựa chọn một
    cách đầy đủ, chuẩn xác, khoa học. Trình bày rõ ràng, logic,
    bảo vệ được kết quả của mình
  13. Phát hiện, hiểu rõ
    tác động của VĐ
    nghiên cứu trong chủ
    đề STEM tới việc bảo
    vệ môi trường
    MĐ 1: Phát hiện được vấn đề nghiên cứu nhưng chưa hiểu về tác
    động của nó đến việc bảo vệ môi trường
    MĐ 2: Phát hiện và hiểu được một số tác động của vấn đề
    nghiên cứu tới việc bảo vệ môi trường nhưng chưa đầy đủ
    MĐ 3: Phát hiện và hiểu rõ được các tác động của vấn đề
    nghiên cứu tới việc bảo vệ môi trường.
    Trong đó Mức độ 1: tương ứng với 1 điểm; Mức độ 2: tương ứng với 2 điểm; Mức độ
    3: tương ứng với 3 điểm
    1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM
    1.3.1 Khái niệm STEM
    Theo [2], [9], [14], STEM là cách viết ghép các chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh
    của các từ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật),
    Mathematic (Toán học).
    8
    STEM là thuật ngữ lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ vào năm
  14. STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng giáo dục HS theo bốn
    chuyên ngành cụ thể – khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – theo cách tiếp cận
    liên ngành và ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học riêng biệt, STEM tích hợp chúng
    vào một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng trong thế giới thực, thông qua
    đó các kỹ năng STEM được tích hợp, lồng ghép hài hòa.
    1.3.2. Giáo dục STEM
    Trong chương trình GDPT tổng thể năm 2018 [6], xác định: “GD STEM là mô
    hình GD dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học,
    công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh
    cụ thể”.
    1.3.3. Mục tiêu của giáo dục STEM
    Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa STEM vào chương trình GD và đặt
    ra các mục tiêu cho GD STEM. Tuỳ từng quốc gia và bối cảnh khác nhau mà mục tiêu
    của GD STEM cũng khác nhau nhưng đều có điểm chung là sự tác động đến người
    học, nhằm phát triển con người đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của quốc
    gia trong thời đại toàn cầu hoá đầy cạnh tranh và thách thức.
    Theo [9], [15], [16], với GD nước ta thì mục tiêu chung của GD STEM là hướng tới
    sự tác động đến người học, hướng tới vận dụng kiến thức các môn học để GQVĐ thực
    tiễn nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Cụ thể là GD STEM thể
    hiện đầy đủ mục tiêu GDPT theo chương trình GDPT tổng thể và còn phát triển cho HS:
  • Các NL đặc thù của các môn học thuộc lĩnh vực STEM: Đó là những kiến thức,
    kĩ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học. Qua đó
    HS biết liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để GQVĐ thực tiễn, biết sử dụng,
    quản lí và truy cập Công nghệ, biết về quy trình thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm.
  • Các NL cốt lõi: GD STEM nhằm trang bị cho HS những NL, hành trang trước
    những cơ hội, thách thức trong thời đại công nghệ 4.0. Ngoài những hiểu biết về các
    lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học, HS sẽ được phát triển tư duy sáng
    tao, kĩ năng hợp tác để thành công…
    9
  • Định hướng nghề nghiệp: GD STEM sẽ tạo cho HS có những kiến thức, kĩ năng
    mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp
    trong tương lai. Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có NL, phẩm chất tốt
    đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM đáp ứng yêu cầu nguồn lao động xây dựng
    và phát triển đất nước.
    Với mục tiêu trên, mô hình GD STEM tổ chức các hoạt động học tập tích cực
    nhằm tác động đến HS như:
  • Đưa trải nghiệm sáng tạo vào trong quá trình học tập. HS được học trên cơ sở
    dự án (DA), được giao nhiệm vụ theo từng DA, từ đó phát huy tối đa khả năng tư duy
    sáng tạo và ứng dung các kiến thức khoa học vào cuộc sống.
  • Đem lại sự hứng thú trong học tập. Nhiệm vụ giao cho HS gắn với thực tiễn nên
    hấp dẫn, kích thích trí sáng tạo và tò mò của HS.
  • Đánh giá đúng chính xác NL HS. Thay vì những bài thi quyết định kết quả học
    tập của một cá nhân, thì GD STEM đánh giá sự tiến bộ của HS theo một quá trình.
    Trong đó, HS được cọ sát, tranh luận, bảo vệ ý kiến của bản thân cũng như được hợp
    tác vơi các thành viên trong nhóm.
    Qua đó, GD STEM đã góp phần GQVĐ của GD nước ta hiện nay là: giảm tải
    kiến thức kinh viện, thay đổi PPDH và PP đánh giá HS.
    1.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM
    1.4.1. Tiêu chí xây dựng chủ đề giáo dục STEM
    Trên cơ sở nội dung của phần Hóa học hữu cơ lớp 12, GV nghiên cứu chuẩn kiến
    thức, kĩ năng của môn học, tìm ra các vấn đề, các mâu thuẫn trong thực tế có liên quan
    và nội dung GD STEM để xây dựng các chủ đề học tập. Một CĐGD STEM được xây
    dựng dựa trên các tiêu chí sau:
    Tiêu chí 1: Chủ đề STEM cần tập trung vào các vấn đề thực tiễn.
    Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM kết hợp tiến trình khoa học và quy trình thiết kế kĩ thuật.
    Tiêu chí 3: PPDH bài học STEM đưa HS vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định
    hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm.
    Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn HS vào hoạt động nhóm kiến
    tạo.
    10
    Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà
    HS đã và đang học.
    Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại
    như là một phần cần thiết trong học tập.
    1.4.2. Quy trình xây dựng chủ đề/ bài học dạy học STEM
    Từ các quy trình xây dựng CĐGD STEM, chúng tôi xác định quy trình xây dựng
    CĐGD STEM gồm 4 bước và được mô tả bằng sơ đồ sau:
    Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
    Căn cứ vào nội dung kiến thức và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức
    đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng kiến thức phần Hóa
    học hữu cơ lớp 12 để lựa chọn chủ đề của bài học.
    Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
    Sau khi chọn CĐ của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho HS
    thực hiện đảm bảo sau khi GQVĐ đó, HS nắm được những kiến thức, kĩ năng cần hình
    thành trong phần Hóa học hữu cơ lớp 12 hoặc VDKTKN đã biết để xây dựng bài học.
    Bước 3: Xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm/ giải pháp GQVĐ
    Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/ sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ
    tiêu chí của giải pháp/ sản phẩm. Đây chính là căn cứ để đề xuất giả thuyết khoa học/ giải
    pháp GQVĐ/ thiết kế mẫu sản phẩm. Các tiêu chí cần hướng tới định hướng quá trình học
    tập và vận dụng kiến thức nền của HS, không nên tập trung ĐG sản phẩm vật chất.
    Bước 1: Lựa chọn chủ đề STEM
    Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
    Bước 3: Xác định tiêu chí đánh giá sản phẩm/ giải
    pháp giải quyết vấn đề
    Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học
    Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng CĐGD STEM
    11
    Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
    Các hoạt động DH được thiết kế theo các PP và kĩ thuật dạy học tích cực. Mỗi hoạt
    động được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm mà HS phải hoàn thành.
    1.4.3. Tiến trình dạy học chủ đề/ bài học STEM.
    Tiến trình DH bài học STEM được thực hiện theo quy trình kỹ thuật, trong đó việc
    nghiên cứu kiến thức nền chính là hoạt động học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức tương
    ứng với các vấn đề cần giải quyết trong bài học. HS là người chủ động nghiên cứu SGK,
    tài liệu hỗ trợ, tiến hành thí nghiệm…Thông qua các hoạt động đó mà HS hình thành
    được kiến thức mới, rèn luyện các kĩ năng, phát triển phẩm chất và NL cần có.
    Tiến trình dạy học CĐ/ bài học STEM được mô tả bằng sơ đồ sau:

Tiến trình bài học CĐ STEM là sự kết hợp giữa tiến trình khoa học và chu trình
thiết kế kĩ thuật, tuy nhiên các bước không nhất thiết phải tổ chức theo thứ tự mà có
thể song hành tương hỗ lẫn nhau.
Xác định vấn đề
Nghiên cứu kiến thức nền
9
9
Đề xuất giải pháp/ bản thiết kế
Lựa chọn giải pháp/ bản thiết
kế
Chế tạo mô hình (nguyên mẫu)
Chia sẻ và thảo luận
Điều chỉnh thiết kế
Hình 1.2 : Tiến trình dạy học chủ đề/ bài học STEM
12
NỘI DUNG 2: PHÁT TRIỂN NLVDKTKN CHO HS THÔNG QUA DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ STEM PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12
2.1. Phân tích mục tiêu và cấu trúc nội dung phần Hóa học hữu cơ lớp 12
2.1.1. Mục tiêu cần đạt phần Hóa học hữu cơ lớp 12
Chương 1: Este- Lipit
a. Kiến thức

  • HS nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, phân loại, đồng phân, danh
    pháp (gốc- chức) của este, PP điều chế este và ứng dụng của một số este tiêu biểu.
  • HS nêu được khái niệm và phân loại lipit, khái niệm chất béo, tính chất vật lý
    và ứng dụng của chất béo.
  • HS trình bày được tính chất hóa học (TCHH) cơ bản của este (phản ứng thủy
    phân) và của chất béo.
  • HS giải thích được este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp; cách
    chuyển chất béo lỏng về chất béo rắn.
    b. Kĩ năng
  • Viết được công thức cấu tạo (CTCT) của este, các phương trình hoá học
    (PTHH) của phản ứng minh hoạ TCHH của este no, đơn chức và chất béo.
  • Phân biệt este với các chất khác (ancol, axit,… ) bằng PP hoá học, phân biệt
    được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.
  • Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá.
  • Biết cách sử dụng, bảo quản một số chất béo an toàn hiệu quả.
    Chương 2: Cacbohiđrat
    a. Kiến thức
  • HS nêu được khái niệm, cách phân loại cacbohiđrat, trạng thái tự nhiên của
    glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
  • HS trình bày được TCHH cơ bản của glucozơ và fructozơ (phản ứng với
    Cu(OH)2, nước brom, lên men của glucozơ); TCHH cơ bản của saccarozơ (phản ứng
    với Cu(OH)2, phản ứng thủy phân); TCHH cơ bản của tinh bột (phản ứng với iot, phản
    ứng thủy phân); của xenlulozơ (phản ứng thủy phân, phản ứng với axit HNO3); sự
    chuyển hóa tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh và ứng dụng của
    13
    một số cacbohiđrat.
    b. Kĩ năng
  • Viết được CTCT dạng mạch hở, mạch vòng và gọi tên một số cacbohiđrat.
  • Thực hiện được hoặc quan sát mô tả hiện tượng một số thí nghiệm và giải thích
    TCHH của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
    Chương 3: Amin- amino axit- protein
    a. Kiến thức
  • HS nêu được khái niệm, phân loại, cách gọi tên, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất
    vật lí của amin, định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit.
  • HS nêu được định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, TCHH của peptit (phản ứng
    thuỷ phân), khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ; phản ứng
    thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2).
  • HS trình bày được TCHH điển hình của amin; TCHH cơ bản của amino axit.
  • HS trình bày được vai trò của protein đối với sự sống.
    b. Kĩ năng
  • Viết CTCT của các amin, amino axit và peptit.
  • Viết các PTHH minh họa TCHH của amin, amino axit và peptit, phân biệt
    anilin và phenol, phân biệt protein với các dung dịch lỏng khác bằng PP hoá học.
  • Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, KT dự đoán và kết luận.
    Chương 4: Polime
    a. Kiến thức
  • HS nêu được tính chất vật lý, khái niệm chất dẻo, tơ, cao su thiên nhiên, cao su
    nhân tạo, keo dán.
  • HS trình bày được TCHH cơ bản của polime (phản ứng cắt mạch, tăng mạch,
    giữ nguyên mạch); phương pháp trùng hợp, trùng ngưng để tổng hợp một số polime
    thường gặp; thành phần phân tử, PP điều chế và ứng dụng của một số chất dẻo.
  • HS trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng của một số loại tơ tự nhiên, tơ
    nhân tạo và tơ bán tổng hợp; cấu tạo, tính chất và ứng dụng của cao su tự nhiên và cao
    su tổng hợp; cấu tạo, tính chất và ứng dụng của một số keo dán.
    b. Kĩ năng
    14
  • Viết được CTCT và gọi tên một số polime thường gặp.
  • Viết PTHH của phản ứng tổng hợp 1 số polime dùng làm chất dẻo, tơ tổng hợp,
    cao su.
    c. Thái độ
  • Giúp HS tăng hứng thú học tập môn Hóa học, bồi đắp niềm đam mê và khám
    phá khoa học.
  • Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập trong tư duy.
  • Thái độ hợp tác trong làm việc nhóm.
  • Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe và môi trường.
    d. Phát triển năng lực
  • Chú trọng phát triển NLVDKTKN cho HS ngoài ra còn giúp HS hình thành và
    phát triển các NL: NL GQVĐ và sáng tạo, NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL hợp tác
    và làm việc nhóm, NL sử dụng công nghệ thông tin và NL tự học.
    15
    2.1.2. Cấu trúc nội dung của phần Hóa học hữu cơ lớp 12
    Chƣơng 1:
    ESTE- LIPIT
    HÓA
    HỌC
    HỮU

    LỚP
    12
    Tiết 2- Bài 1: Este
    Tiết 3- Bài 2: Lipit
    Tiết 4- Bài 3: Khái niệm xà phòng và
    chất giặt rửa tổng hợp
    Tiết 5, 6- Bài 4: Luyện tập: Este và chất
    béo
    Tiết 7, 8- Bài 5: Glucozơ
    Tiết 9, 10- Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và
    xenlulozơ
    Tiết 11, 12- Bài 7: Luyện tập: Cấu tạo
    và tính chất của cacbohiđrat
    Tiết 13- Bài 8: Thực hành: Điều chế,
    tính chất hóa học của este và chất béo
    CHÂCHCcacbohiđrat
    Tiết 14, 15- Bài 9: Amin
    Tiết 16, 17- Bài 10: Aminoaxit
    Tiết 18- Bài 11: Peptit và protein
    Tiết 19- Bài 12: Luyện tập: Cấu tạo và
    tính chất của amin, aminoaxit và
    protein
    Tiết 20: Kiểm tra 1 tiết
    Chƣơng 2:
    CACBOHIĐRAT
    Chƣơng 3:
    AMINAMINOAXIT
    VÀ PROTEIN
    Chƣơng 4:
    POLIME VÀ
    VẬT LIỆU
    POLIME
    Tiết 21- Bài 13: Đại cương về polime
    Tiết 22- Bài 14: Vật liệu polime
    Tiết 23- Bài 15: Luyện tập: Polime và
    vật liệu polime
    Tiết 24- Bài 16: Thực hành: Một số
    Hình 2. 1: Cấu trúc nội dung của phtính ch ần Hóa h ất củọa poime và v c hữu cơ lớpật li 12ệu polime
    16
    Có thể thấy phần Hóa học hữu cơ 12 chiếm một vị trí quan trọng trong tổng thể
    chương trình hóa học 12. Kiến thức phần Hóa học hữu có 12 có nhiều nội dung gắn
    với thực tiễn, có tính liên môn với các môn KHTN khác như Vật lý, Sinh học. Những
    nội dung kiến thức phần này đã tạo điều kiện thuận lợi cho GV thiết kế một số CĐGD
    STEM và tổ chức DH các CĐ này để phát triển NLVDKTKN cho HS.
    2.1.3. Một số nội dung và phương pháp dạy học cần chú ý khi dạy về phần Hóa học
    hữu cơ lớp 12
     Nội dung
    a. Chương 1: Este- lipit
  • Trong phần TCHH của este, chú ý đến phản ứng thủy phân trong môi trường
    axit là phản ứng thuận nghịch, trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều và xảy ra
    chậm nên cần lắc hoặc khuấy để phản ứng xảy ra thuận lợi.
  • Về ứng dụng của este, có một số este không no (metyl metacrylat, vinyl axetat,
    …) có nhiều ứng dụng thực tế, trong điều chế polime nhưng phần tính chất không đề cập
    tới các phản ứng ở gốc hiđrocacbon, nên GV cần nhấn mạnh đến tính chất hóa học này.
  • Do yêu cầu của chương trình chỉ giới thiệu kĩ về chất béo, nên khi dạy về Lipit GV
    nên mở rộng kiến thức về lipit đơn giản, phức tạp; sự chuyển hóa lipit trong cơ thể người.
    b. Chương 2: Cacbohiđrat
  • Các hợp chất cacbohiđrat có cấu tạo phức tạp, có nhiều TCHH đặc trưng cho
    từng loại. GV cần khai thác kiến thức một cách có chọn lọc để giúp HS hiểu được:
    Cấu tạo và TCHH đặc trưng của từng cacbohiđrat.
  • Trong các hợp chất cacbohiđrat, có những chất đồng phân của nhau nên có
    TCHH khác nhau. Vì vậy, GV cần lưu ý HS phân biệt những hợp chất glucozơ và
    fructozơ; saccarozơ và mantozơ; tinh bột và xenlulozơ về cấu tạo phân tử và tính chất
    của chúng.
  • Các cacbohiđrat đều là những hợp chất gần gũi với cuộc sống nên GV cần giúp
    HS tìm hiểu ứng dụng và giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến các hợp chất này.
    c. Chương 3: Amin- Amino axit và protein
  • Về phần TCHH của amin, GV dựa vào cấu tạo phân tử NH3 để phân tích cấu
    tạo phân tử và dự đoán TCHH của amin, viết PTHH minh họa. Khi so sánh tính bazơ
    của amin, có thể dựa vào ảnh hưởng của gốc hđrocacbon, đặc biệt là các amin thơm có
    17
    thêm các nhánh là các gốc hút và đẩy e khác nhau.
  • Đối với amino axit, GV cần phân tích kĩ về cấu trúc amino axit, việc xác định
    số lượng nhóm chức để phân biệt bằng quỳ tím, cần so sánh tính chất của amino axit
    vơi amin và axit cacboxylic. Chú trọng đến công thức cấu tạo và tên gọi của 5 amino
    axit hay gặp.
  • Kiến thức hay các bài tập về peptit luôn là nội dung khó và phức tạp với HS, do
    đó GV cần phân tích kĩ về cấu tạo của peptit, cách viết các đồng phân cũng như các
    TCHH đặc trưng của peptit
    d. Chương 4: Polime
  • Các polime được dùng làm vật liệu để sản xuất chất dẻo, tơ tổng hợp, tơ nhân
    tạo hay cao su đều là những vật liệu vô cùng quan trọng. Vì vậy, HS cần nắm vững các
    đặc điểm của các vật liệu, cách điều chế chúng bằng phản ứng trùng hợp hay phản ứng
    trùng ngưng.
  • So sánh các vật liệu polime về tính chất vật lý, ứng dụng và PP điều chế, viết PTHH
     Phương pháp dạy học
  • Sử dụng triệt để các phương tiện trực quan, thí nghiệm hóa học là nguồn kiến
    thức để tổ chức cho HS tìm tòi, khám phá về đặc điểm cấu trúc phân tử và mối quan hệ
    giữa CTPT và tính chất vật lý, TCHH đặc trưng của este-chất béo, của các hợp chất
    cacbohiđrat, amin, amino axit, cấu tạo của protein.
  • Sử dụng các PPDH tích cực để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, đây cũng
    chính là con đường để hình thành cho HS PP tư duy, PP nghiên cứu. Qua đó giúp HS
    hình thành các kiến thức, các kĩ năng và phát triển được các NL chung và các NL đặc
    thù của môn Hóa học.
  • Sử dụng PP so sánh trong các bài dạy. So sánh tính chất vật lý, TCHH giữa este
    với chất béo, giữa các hợp chất cacbohiđrat, giữa các amin, các amino axit với amin,
    axit cacboxylic, giữa các polime với nhau để tìm ra sự giống nhau, khác nhau, nguyên
    nhân của sự giống và khác nhau đó.
    2.1.4. Đề xuất một số chủ đề giáo dục STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 12
    18
    Dựa trên các tiêu chí; các bước xây dựng chủ đề GD STEM và phân tích nội
    dung phần Hóa học hữu cơ lớp 12, chúng tôi tiến hành xây dựng một số CĐ dạy học
    STEM, bao gồm:
    Bảng 2. 1: Một số chủ đề dạy học STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 12
    Nội dung hóa học Công nghệ/ Kỹ thuật Toán học
    Chủ đề 1: Chế tạo nước rửa bát sinh học từ bồ kết, vỏ bưởi và sả.
  • Khái niệm chất giặt rửa, cơ
    chế hoạt động của chất giặt
    rửa, hợp chất saponin và
    tính tẩy rửa của hợp chất
    saponin trong bồ kết,
    phương pháp chiết lỏng- rắn
  • Kỹ thuật pha trộn các
    nguyên liệu theo đúng tỉ lệ
    để tạo được nước rửa bát
    sinh học an toàn và hiệu
    quả
  • Tính toán tỉ lệ các nguyên
    liệu hợp lý, tính toán chi
    phí cho sản phẩm.
    Chủ đề 2: Làm giấy và túi giấy từ thân cây chuối
  • Trạng thái tự nhiên, ứng
    dụng của xenlulozơ, thành
    phần hóa học của thân cây
    chuối. Tác hại của ngành
    công nghiệp sản xuất giấy,
    tính tẩy trắng bột giấy của
    H2O2
  • Quy trình sản xuất giấy từ
    xenlulozơ và từ thân cây
    chuối. Kỹ thuật tạo giấy
    thành phẩm từ khuôn mẫu,
    Kỹ thuật tẩy trắng bột giấy
  • Tính hiệu suất của quá
    trình sản xuất giấy từ thân
    cây chuối.
    Chủ đề 3: Làm đậu phụ khuôn healthy
    Cấu trúc, tính chất vật lý,
    hóa học của peptit và
    protein, vai trò của protein
    trong đời sống
    Quy trình sản xuất đậu
    khuôn.
  • Toán tính toán tỉ lệ đậu :
    nước trong quá trình ngâm
    và xay
    19
    Chủ đề 4: Sản xuất nước giải khát từ trái cây
    Đặc điểm cấu tạo, tính chất
    vật lý, hóa học và phương
    pháp điều chế ancol etylic;
    khái niệm độ rượu và cách
    tính độ rượu; phản ứng lên
    men glucozơ
  • Quy trình lên men trái
    cây
    Tính toán tỉ lệ đường phù
    hợp với từng loại trái cây,
    điều kiện về nhiệt độ và
    ánh sáng.
    2.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy một số chủ đề STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 12
    2.2.1. Kế hoạch bài dạy CĐ 1: Chế tạo nước rửa bát sinh học từ bồ kết, vỏ bưởi và sả
  1. Lí do chọn chủ đề
    Hiện này, trên thị trường có rất nhiều loại nước rửa bát tổng hợp. Một trong
    những ứng dụng nổi bật của nước rửa bát tổng hợp đó là hiệu quả tẩy rửa dầu mỡ cao,
    dùng được với nước cứng, tận dụng được các sản phẩm phụ của các ngành công
    nghiệp khác… Bên cạnh đó, chúng vẫn có những hạn chế là sử dụng hóa chất trong chế
    tạo nên dễ gây ô nhiễm môi trường và có thể xâm nhập và tích tụ trong cơ thể
    người…Để khắc phục những hạn chế đó, ngày nay các loại nước rửa bát sản xuất từ
    nguyên liệu có thành phần thiên nhiên ra đời để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thân
    thiện với môi trường. Một trong những nguyên liệu không thể bỏ qua để chế tạo ra
    nước rửa bát sinh học đó là bồ kết, vỏ bưởi và sả.,
    Bồ kết là một loại quả có chứa chất saponin có tác dụng tẩy rửa từ lâu đã được
    dân ta sử dụng bằng cách chiết tách lấy chất saponin để dùng. Vỏ bưởi có chứa rất
    nhiều tinh dầu, là chất khử mùi tạo cảm giác thư giãn, sảng khoái. Tinh dầu sả có
    nhiều hợp chất thơm, có khả năng ngăn chặn một số loại vi khuẩn. Việc kết hợp giữa
    bồ kết nổi tiếng với khả năng làm sạch, làm bóng bề mặt tuyệt vời, kết hợp với tinh
    chất từ vỏ bưởi và hương thơm từ sả sẽ tạo ra loại nước rửa bát an toàn với mùi hương
    dễ chịu. Trong chủ đề này, HS sẽ kết hợp các kiến thức hóa học về cơ chế của chất giặt
    rửa tổng hợp và kiến thức về tách chiết hợp chất hữu cơ để chế tạo ra sản phẩm.
  2. Mục tiêu của chủ đề
     Kiến thức
    20
  • HS trình bày được khái niệm về chất giặt rửa, cơ chế hoạt động của chất giặt rửa
  • HS trình bày được thành phần hóa học cơ bản có trong quả bồ kết, vỏ bưởi và
    thân cây sả, phương pháp chiết- tách hợp chất hữu cơ.
  • HS nêu được ưu, nhược điểm của chất tẩy rửa sinh học
  • HS vận dụng các kiến thức về chất giặt rửa tổng hợp, chiết tách các hợp chất hữu cơ
    để xây dựng quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học từ quả bồ kết, vỏ bưởi và sả.
     Kĩ năng
  • Tính toán, thiết kế đưa ra quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học từ quả bồ kết,
    vỏ bưởi và sả.
  • Hình thành kĩ năng trình bày sản phẩm.
  • Sử dụng một số phương tiện kĩ thuật như camera, máy chụp ảnh…
  • Cách xử lí và GQVĐ thực tiễn.
  • Nghiên cứu khoa học, đặt câu hỏi, xây dựng tình huống, đưa ra giải thích và kết luận.
     Thái độ
  • Yêu thích khám phá, tìm tòi, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm
    vụ được giao.
  • Có tinh thần tinh trách nghiệm, chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân,
    thảo luận nhóm hoàn thành sản phẩm chung của nhóm và trung thực trong học tập.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật, giữ gìn vệ sinh chung và có ý thức bảo vệ môi trường.
     Phát triển năng lực
    Chú trọng phát triển NLVDKTKN, góp phần phát triển NL GQVĐ, NL giao tiếp
    và hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tự học, NL thuyết trình bảo vệ.
    Kiến thức STEM trong chủ đề
    Tên sản phẩm
    đƣợc hình
    thành
    Khoa học
    (S)
    Công nghệ
    (T)
    Kỹ thuật
    (E)
    Toán học
    (M)
    Nước rửa bát
    sinh học từ quả
    bồ kết, vỏ bưởi
  • Chất giặt rửa,
    cơ chế hoạt
    động của chất
    Quy trình chế
    tạo nước rửa
    bát sinh học từ
  • Kỹ thuật tách
    chiết pha trộn
    các nguyên liệu
  • Tính toán tỉ lệ
    các nguyên liệu
    hợp lý, tính
    21
    và sả. giặt rửa, hợp
    chất saponin và
    tính tẩy rửa của
    hợp chất
    saponin,
  • PP chiết lỏngrắn
    quả bồ kết, vỏ
    bưởi và sả
    theo đúng tỉ lệ
    để tạo ra nước
    rửa tay sinh học
    an toàn và hiệu
    quả.
    toán chi phí cho
    sản phẩm.
  1. Đối tƣợng, thời gian và hình thức tổ chức chủ đề.
    Đối tượng: HS lớp 12. Thời gian: 3 tiết
    Hình thức tổ chức chủ đề: Dự án học tập.
    Xác định yêu cầu xây dựng quy trình 1 tiết trên lớp
    Tìm hiểu kiến thức nền và xây dựng quy trình Làm việc theo nhóm tại nhà
    Trình bày kiến thức nền và bảo vệ quy trình 1 tiết trên lớp
    Chế tạo và thử nghiệm Làm việc theo nhóm tại nhà
    Trình bày sản phẩm 1 tiết trên lớp
  2. Thiết bị
    GV hướng dẫn HS sử dụng những dụng cụ và nguyên liệu sau:
  • Nguyên liệu cho 1 nhóm: 100g bồ kết; 200g vỏ bưởi tươi; 5-6 cây sả; 2 lít
    nước sạch.
  • Dụng cụ cho 1 nhóm: Xoong dung tích 2 lít; cân điện tử; một bếp điện; máy
    tính, máy ảnh…
  1. Tiến trình dạy học.
    Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ TẠO
    NƢỚC RỬA BÁT TỪ BỒ KẾT, VỎ BƢỞI VÀ SẢ (1 tiết trên lớp).
    A. Mục đích
  • HS xác định được nhiệm vụ của CĐ chế tạo nước rửa bát từ bồ kết, vỏ bưởi và sả
    với các yêu cầu:
  • Trạng thái: lỏng hoặc sánh, không kết tủa
    22
  • Khả năng tẩy rửa tốt, có khả năng tạo bọt và có mùi thơm dễ chịu, làm mềm da tay
    B. Nội dung
  • HS quan sát hình ảnh, thành phần các loại nước rửa bát và nêu các vấn đề cần
    tìm hiểu về thành phần; ưu nhược điểm của nước rửa bát tổng hợp trên thị trường và
    nước rửa bát sinh học có thành phần thiên nhiên.
  • GV nêu vấn đề, giao nhiệm vụ xây dựng quy trình chế tạo nước rửa bát từ thực
    vật; thống nhất với HS về kế hoạch triển khai DA và tiêu chí đánh giá sản phẩm.
  • GV hướng dẫn HS tự học kiến thức nền về chất tẩy rửa và tìm hiểu quy trình chế
    tạo nước rửa bát từ bồ kết, vỏ bưởi và sả; lập kế hoạch nghiên cứu ảnh hưởng của các
    nguyên liệu đối với sản phẩm.
  • GV hướng dẫn HS về tiến trình DA và yêu cầu các nhóm ghi vào sổ DA với 5
    bước thực hiện: Nhận nhiệm vụ; tìm hiểu kiến thức nền, lập kế hoạch triển khai và báo
    cáo; tiến hành thực hiện chế tạo nước rửa bát; báo cáo trình bày và đánh giá sản phẩm.
  • HS nhận nhiệm vụ; thảo luận nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành
    viên của nhóm, lên kế hoạch thực hiện cho nhóm mình.
    C. Sản phẩm của HS
  • Quan sát video, hình ảnh đưa ra các VĐ cần tìm hiểu về thành phần, vai trò của
    các thành phần trong các loại nước tẩy rửa và ưu nhược điểm của chúng.
  • Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm (Nghiên cứu kiến thức nền, thảo luận
    các phương án, xây dựng quy trình chế tạo nước rửa bát của nhóm) gồm: nhiệm vụ cá
    nhân, thời gian, nội dung thảo luận của nhóm và đề xuất quy trình.
  • Bảng tiêu chí đánh giá phù hợp
  • Danh mục một số loại nước rửa bát và các chỉ số đánh giá chất lượng.
    D. Quy trình tổ chức hoạt động
    Bƣớc 1: Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ
    GV đưa ra vấn đề: Chất tẩy rửa tổng hợp có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và
    sản xuất trong đó nước rửa bát là một ví dụ cụ thể. Ngày nay, các dòng nước rửa bát có
    nguồn gốc thiên nhiên đang trở thành xu hướng mới của ngành công nghiệp hóa mỹ
    phẩm. Các chất hóa học đang dần được thay thế bởi các chất lấy từ tự nhiên như thảo
    mộc, tinh dầu, hoa quả vì tính an toàn với sức khỏe của con người. Vậy, có nguyên
    23
    liệu nào gần gũi với cuộc sống có thể sử dụng để làm nước rủa bát sinh học? Chúng
    được sản xuất theo quy trình nào? Từ đó, GV giới thiệu nhiệm vụ làm nước rửa bát
    sinh học từ bồ kết, vỏ bưởi và sả.
    Bƣớc 2: Giao nhiệm vụ và xác lập tiêu chí đánh giá
  • Quan sát hình ảnh, thành phần một số loại chất rửa bát trên thị trường tìm hiểu
    ưu, nhược điểm và đặc điểm của từng loại.
  • Xem video quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học, đọc tài liệu và trả lời câu hỏi
    đưa ra
  • Tìm hiểu quy trình chế tạo nước rửa bát từ bồ kết, vỏ bưởi và sả.
    Phiếu đánh giá số 1
    STT Tiêu chí Điểm tối
    đa
    1 Nêu được thành phần, ưu nhược điểm của nước rửa bát hỗn
    hợp, nước rửa bát sinh học.
    2
    2 Mô tả quy trình chung sản xuất nước rửa bát sinh học, các
    nguyên liệu, vật liệu dùng cho quá trình sản xuất
    3
    3 Xác định được các thông số đánh giá chất lượng nước rửa bát
    sinh học.
    2
    4 Xác định quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học từ bồ kết, vỏ
    bưởi, sả và những yêu cầu cần đảm bảo.
    3
  • HS ghi yêu cầu và trả lời các câu hỏi vào vở, sau khi xem xong video và trao
    đổi với cả nhóm.
    Bƣớc 3: GV thống nhất kế hoạch triển khai tiếp theo
    GV nêu tiến trình thực hiện DA: Để thực hiện nhiệm vụ DA này, cần tiến hành
    các hoạt động:
    STT Nội dung
    Thời
    gian
    Ghi chú
    1 GV giao nhiệm vụ dự án 1 tiết HS nhận nhiệm vụ tại lớp
    2 Tìm hiểu kiến thức nền và xây dựng kế 3 ngày HS làm việc theo nhóm
    24
    hoạch thực hiện dự án ở nhà
    3 Báo cáo kiến thức nền và bảo vệ kế
    hoạch thực hiện dự án
    1 tiết HS báo cáo tại lớp
    4 Tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm tạo
    sản phẩm theo kế hoạch đã thiết kế
    1 ngày
    ở nhà
    HS làm việc theo nhóm
    5 Báo cáo, giới thiệu và đánh giá sản phẩm 1 tiết HS báo cáo tại lớp
  • GV nêu rõ nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức nền ở nhà, bài trình bày về kế hoạch
    thực hiện dự án được đánh giá theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá số 2
    Phiếu đánh giá số 2
    STT Tiêu chí đánh giá
    Điểm tối
    đa
    1 Nêu được quy trình thử nghiệm chế tạo nước rửa bát từ bồ kết, vỏ
    bưởi và sả. Yêu cầu của các giai đoạn kĩ thuật, cách thu thập bằng
    chứng thử nghiệm và các bằng chứng cho việc thực hiện dự án
    3
    2 Vận dụng kiến thức nền về chất tẩy rửa và các kiến thức liên quan để
    giải thích cơ sở, yêu cầu ở các bước trong quá trình đưa ra.
    2
    3 Nêu rõ được cách đánh giá chất lượng nước rửa bát từ bồ kết, vỏ
    bưởi và sả bằng các thông số trạng thái, khả năng tẩy rửa, độ tạo
    bọt, màu, mùi.
    3
    4 Trình bày báo cáo khoa học, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn. 2
    GV nêu rõ nhiệm vụ ở hoạt động 2:
     Nghiên cứu các kiến thức liên quan:
    Chất giặt rửa tổng hợp, cơ chế hoạt động của chất giặt rửa; khả năng tẩy rửa của
    saponin trong quả bồ kết; nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng của tinh dầu vỏ
    bưởi và sả.
     Cách triển khai: Tổ chức hoạt động nhóm
  • Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 8-10 HS. Các nhóm bầu nhóm trưởng,
    thư ký. Các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau, thường xuyên trao đổi ý kiến hoặc gặp
    mặt nhau khi cần thiết
  • GV hướng dẫn HS tra cứu thông tin trên một số trang web, tài liệu tham khảo,
    25
    lập nhóm zalo chung để trao đổi thông tin.
  • Video tham khảo về quá trình chế tạo nước rửa bát sinh học
    https://www.youtube.com/watch?v=Y24GZyx-4hg
    https://www.youtube.com/watch?v=QDkr2NhcTgU
  • Một số trang wed tham khảo:
    http://pgrvietnam.org.vn/ds-tran-viet-hung-noi-ve-cong-dung-cay-bo-ket1480.html
    https://www.slideshare.net/daykemquynhon/saponin-duoc-lieu-chua-saponin
    https://text.123docz.net/document/5675031-nghien-cuu-xac-dinh-thanh-phanhoa-hoc-trong-tinh-dau-vo-buoi.htm
    https://www.haui.edu.vn/media/24/uftai-ve24256.pdf
  • HS nhận nhiệm vụ, thành lập nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
    thành viên.
    Hoạt động 2: TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ
    TẠO NƢỚC RỬA BÁT TỪ BỒ KẾT, VỎ BƢỞI VÀ SẢ (Làm việc 1 tuần tại nhà)
    A. Mục đích
  • HS trình bày được khái niệm về chất giặt rửa tổng hợp, cơ chế hoạt động của
    chất giặt rửa, ưu nhược điểm của xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp và chất giặt rửa
    sinh học.
  • HS vận dụng kiến thức về tính chất, công dụng và khả năng tẩy rửa của saponin
    trong quả bồ kết, tác dụng của tinh dầu vỏ bưởi và sả để xây dựng quy trình chế tạo
    nước rửa bát từ bồ kết, vỏ bưởi và sả.
    B. Nội dung
  • HS nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) lớp 11, 12; tài liệu tham khảo về saponin
    và đặc tính tẩy rửa của saponin
  • HS làm việc nhóm, thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng về tỉ lệ các nguyên liệu,
    đề xuất phương án thực hiện dự án và trình bày báo cáo đáp ứng các tiêu chí đánh giá
    trong phiếu học tập số 2
    C. Sản phẩm của HS
    26
  • Cá nhân: Bản ghi chép các thông tin kiến thức về chất giặt rửa tổng hợp, cơ chế
    hoạt động của chất giặt rửa, tác dụng tẩy rửa của saponin trong quả bồ kết; tác dụng
    khử mùi, tạo cảm giác dễ chịu của các tinh dầu trong vỏ bưởi và sả.
  • Bản ghi chép về đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ; xây dựng quy trình
    chế tạo nước rửa bát sinh học từ bồ kết, vỏ bưởi và sả.
  • Bản thuyết trình báo cáo về quy trình chế tạo nước rửa bát, thử nghiệm xác định
    các thông số và kế hoạch thực hiện dự án của nhóm
    D. Quy trình tổ chức
  • Thông qua nhóm zalo chung của lớp GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện:
  • Phân công nhiệm vụ cho từng HS trong nhóm.
  • Thường xuyên trao đổi với các thành viên trong nhóm.
  • Ghi đầy đủ nội dung vào nhật ký hoạt động cá nhân và sổ theo dõi hoạt động
    của nhóm.
  • Thống nhất các nhiệm vụ được giao để đạt kết quả tốt nhất
    GV hướng dẫn HS thực hiện dự án, thực hiện nhiệm vụ cá nhân, nhóm theo sổ
    theo dõi sau:
    Sổ theo dõi thực hiện dự án của HS
    Chế tạo nước rửa bát sinh học từ bồ kết, vỏ bưởi và sả
  1. Bộ câu hỏi định hướng
    Câu hỏi nghiên cứu dự án: Chất giặt rửa là gì? Cơ chế hoạt động của chất giặt rửa như
    thế nào? Quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học từ bồ kết, vỏ bưởi và sả.
  2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực hiện dự án:
    Nhiệm vụ 1: HS hoạt động cá nhân, trao đổi tổng hợp kết quả với nhóm trưởng nội
    dung phiếu hoc tập số 1
    PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
    Câu 1: Chất giặt rửa gì? Cơ chế hoạt động của chất giặt rửa?
    Câu 2: Chất giặt rửa tổng hợp là gì? Hãy kể tên một số loại quả hoặc cây được dùng để
    giặt rửa trong thực tế và cách sử dung.
    Câu 3: Nêu ưu nhược điểm của bồ kết, xà phòng và bột giặt
    Câu 4: Saponin thuộc loại hợp chất hữu cơ nào? Tính tẩy rửa của saponin trong quả bồ
    27
    kết xảy ra như thế nào? Hãy kể tên một số loại quả, cây có chứa hợp chất này?
    Câu 5: Hãy kể một số tác dụng của tinh dầu có trong vỏ bưởi, sả.
    Nhiệm vụ 2: HS hoạt động nhóm, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong nhóm và
    tổng hợp kết quả cho nhóm trưởng nội dung phiếu hoc tập số 2, 3
    PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
    Sau khi nghiên cứu video, tài liệu về chế tạo nước rửa bát từ bồ kết, vỏ bưởi và sả theo
    cá nhân. Hãy thảo luận nhóm để giải thích các quá trình, các yếu tố ảnh hưởng đến quá
    trình chế tạo nước rửa bát từ bồ kết, vỏ bưởi và sả.
    Hãy thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ sau:
    1/ Hãy giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế tạo nước rửa bát:
    a. Kích thước bồ kết có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay không? Tại sao?
    b. Tỉ lệ khối lượng giữa bồ kết, vỏ bưởi và sả có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
    hay không? Tại sao?
    2/ Thống nhất các bước chế tạo nước rửa bát từ bồ kết, vỏ bưởi và sả. Tính toán tỉ lệ
    khối lượng giữa các chất ảnh hướng đến chất lượng nước rửa bát
    Bước 1: Chọn lựa các nguyên liệu.
    Bước 2: Sơ chế bố kết: Rửa sạch bồ kết, để ráo nước sau đó nướng lên để tăng mùi
    thơm của bồ kết, bẻ nhỏ bồ kết theo kích thước xác định
  • Sả cây cắt khúc đập dập nhẹ, vỏ bưởi lọc bỏ phần cùi trắng, rửa sạch và cắt miếng.
    Bước 3: Đun hỗn hợp các nguyên liệu
  • Cho hết nguyên liệu theo tỉ lệ xác định vào nồi, đổ ngập nước, đun cho đến khi nước
    có màu đen và sánh đặc
    Bước 4: Lọc chiết rắn- lỏng
  • Lấy hỗn hợp vừa đun sôi, để nguội sau đó chiết lấy dung dịch.
    Bước 5: Lấy dung dịch nước rửa bát vừa tạo ra đi kiểm tra đánh giá sản phẩm.
    3/ Khảo sát các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm theo bảng sau:
    Kích thước của bồ kết sau khi
    sơ chế
    Tỉ lệ giữa các nguyên liệu
    Để nguyên cả quả 50 g bồ kết- 100 g vỏ bưởi- 5 cây sả- 2 lít nước
    Bẻ làm đôi 70 g bồ kết- 150 g vỏ bưởi- 5 cây sả- 2 lít nước
    28
    Bẻ nhỏ cỡ 2 cm 100g bồ kết- 200g vỏ bưởi- 5 cây sả- 2 lít nước
    Em hãy lựa chọn mỗi yếu tố 1 thông số và giải thích định tính tại sao lại chọn thông số đó?
    PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
    Các nhóm thảo luận, phân chia nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm khảo sát các
    yếu tố bằng cách sau
    Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng kích thước của bồ kết đến chất lượng sản phẩm
    Lấy 50 g bồ kết, đem rửa sạch, sau đó nướng lên, cố định tỉ lệ giữa các nguyên liệu,
    đun sôi hỗn hợp khoảng 15 phút rồi để nguội theo kích thước sau
    50 g bồ kết 50 g bồ kết 50 g bồ kết
    Để nguyên cả quả Bẻ làm đôi Bẻ nhỏ cỡ 2 cm
  • Đánh giá khả năng tẩy rửa của sản phẩm: Bằng cách dùng dung dịch chiết sau đó rửa
    với 1 lượng dầu mỡ trên chén, bát và trên da tay như nhau
  • Đánh giá khả năng tạo bọt của sản phầm: Lấy 3 ống nghiệm cùng dung tích, cho vào
    3 ống nghiệm 10 ml dung dịch chiết, lắc trong 1 phút, để yên và đo độ cao của bọt
    Thí nghiệm 2: Khảo sát tỉ lệ giữa các nguyên liệu ảnh hưởng đến sản phẩm
    Giữ kích thước bồ kết tối ưu vừa xác định được ở thí nghiệm 1, các nhóm làm thí
    nghiệm với các tỉ lệ nguyên liệu khác nhau.
    Tỉ lệ giữa các
    nguyên liệu
    25 g bồ kết- 50 g vỏ bưởi- 2 cây sả- 1 lít nước
    35 g bồ kết- 75 g vỏ bưởi- 2 cây sả- 1 lít nước
    50 g bồ kết- 100 g vỏ bưởi- 2 cây sả- 1 lít nước
    Đánh giá khả năng tẩy rửa, khả năng tạo bọt của sản phẩm như ở thí nghiệm 1
  • Các nhóm thảo luận, đánh giá các phương án và giải thích chọn lựa 1 phương án tối
    ưu để chế tạo nước rửa bát sinh học.
    HS ghi vào nhật ký làm việc của nhóm.
    Hoạt động 3: TRÌNH BÀY KIẾN THỨC NỀN, QUY TRÌNH CHẾ TẠO NƢỚC
    RỬA BÁT SINH HỌC VÀ BẢO VỆ QUY TRÌNH (1 tiết trên lớp)
    A. Mục đích
  • HS trình bày kiến thức về chất giặt rửa, trình bày quy trình chế tạo nước rửa bát
    sinh học và bảo vệ quy trình của nhóm mình
  • HS nêu được các tiêu chí đánh giá chất lượng nước rửa bát từ bồ kết, vỏ bưởi và sả.
    B. Nội dung
    29
  • Các nhóm HS trình bày kiến thức nền liên quan đến chất giặt rửa tổng hợp, cơ
    chế hoạt động của chất giặt rửa, quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học, trình bày rõ
    được các yêu tố ảnh hưởng đến quá trình.
  • GV chuẩn hóa kiến thức nền liên quan, yêu cầu HS chỉnh sửa và ghi chép vào
    vở ghi.
    C. Sản phẩm của HS
  • Bản ghi chép kiến thức liên quan về chất giặt rửa, cơ chế hoạt động của chúng.
  • Bản quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học từ nguyên liệu sẵn có (bồ kết, vỏ
    bưởi và sả).
  • Kế hoạch thực hiện dự án của nhóm
    D. Quy trình tổ chức
    Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức nền
    GV tổ chức cho các nhóm HS lên bốc thăm câu hỏi và trả lời câu hỏi mà nhóm mình
    đã nhận được. Các câu trả lời đúng, mỗi nhóm được 10 điểm.
    Câu 1: Chất giặt rửa gì?
    Trả lời: những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám
    trên vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.
    Cơ chế hoạt động của chất giặt rửa?
    Trả lời: Cấu trúc hóa học chung cho phân tử chất giặt rửa: gồm 1 đầu ưa nước gắn với
    1 đuôi dài ưa dầu mỡ.
  • Đuôi ưa dầu mỡ trong phân tử muối natri của axit béo thâm nhập vào vết dầu bẩn,
    còn đầu ưa nước lại có xu hướng kéo ra phía các phân tử nước. Kết quả là vết dầu bị
    phân chia thành những hạt rất nhỏ được giữ chặt bởi các phân tử muối natri, không
    bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
    Câu 2: Chất giặt rửa tổng hợp là gì?
    Trả lời: Chất giặt rửa không phải muối của natri hay kali của các axit béo, nhưng có
    tính chất giặt rửa tương tự xà phòng, được tổng hợp theo hình mẫu “phân tử xà
    phòng”, gồm đầu phân cực (ưa nước) gắn với đuôi dài không phân cực ( ưa dầu mỡ).
  • Kể tên một số loại quả hoặc cây và cách dùng chúng để giặt rửa
    Trả lời: Một số loại quả hoặc cây có thể dùng để giặt rửa như: Bồ kết, bồ hòn…
    30
    Cách dùng: Đối với bồ kết và bồ hòn: có thể ngâm sau đó đun rồi chiết lấy nước để dùng.
    Câu 3: Nêu ưu nhược điểm của bồ kết, xà phòng và bột giặt
    Bồ kết Xà phòng Bột giặt
    Ưu
    điểm
    Dùng tẩy rửa không
    độc hại cho da, môi
    trường…
    Dùng tẩy
    giặt…không có hại
    cho da, môi trường
    Dùng tẩy giặt… dùng được
    với nước cứng (ít tạo tủa).
    Nhược
    điểm
    Không xác định
    được nồng độ để
    dùng tối ưu sản
    phẩm
    Không dùng được
    với nước cứng do tạo
    kết tủa với
    Ca2+…gây hại cho
    vải sợi.
    Có chất tẩy trắng
    natrihipoclorit hại da. Có
    gốc hiđrocacbon phân
    nhánh gây ô nhiễm cho môi
    trường.
    Câu 4: Saponin thuộc loại hợp chất hữu cơ nào?
    Trả lời: Saponin là một nhóm Glycosid lớn trong tự nhiên thường gặp trong nhiều loài
    thực vật.
  • Tính tẩy rửa của saponin trong quả bồ kết xảy ra như thế nào?
    Trả lời: Saponin có tính chất chung là khi hoà tan vào nước có tác dụng làm giảm sức
    căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt. Nếu phân tích cấu trúc của saponin sẽ gồm
    có một đầu ưa nước, một đầu kỵ nước có hoạt tính bề mặt.
  • Hãy kể tên một số loại cây, quả có chứa hợp chất saponin?
    Trả lời: Saponin là hợp chất được tìm thấy trong nhiều loài thực vật như rau má, cam
    thảo, nhân sâm, tam thất, ngoài ra còn có trong một số loại quả như bồ kết, bồ hòn
    Trong quả bồ kết có chứa 10% Saponin.
    Câu 5: Hãy kể một số tác dụng của tinh dầu có trong vỏ bưởi, sả.
    Trả lời: – Giúp lưu thông máu, điều trị chứng đau đầu
  • Giúp giảm căng thẳng, tỉnh táo tinh thần
  • Khử mùi, diệt khuẩn hiệu quả.
    Hoạt động tìm hiểu về nguyên liệu, quy trình chế tạo nƣớc rửa bát sinh học
    31
    GV yêu cầu các nhóm HS trình bày sản phẩm tìm hiểu của mình.
    HS trình bày nội dung lên tờ A0 hoặc thiết kế trên powerpoint và phân tích, giải thích
    rõ tại sao chọn nguyên liệu, quy trình
    GV và HS cùng thảo luận, nhận xét lại kết quả của các nhóm. GV tổng kết kết quả.
    Bước 1: Chọn lựa các nguyên liệu
    Bồ kết: quả đã chín già, có màu nâu cánh gián sậm, quả đều tay và có nhiều hạt nổi sẽ
    mang lại hiệu quả tốt hơn.
    Vỏ bưởi: có thể sử dụng vỏ bưởi tươi hoặc đã được phơi qua nắng thì tốt nhất. Chỉ lấy
    phần vỏ xanh bên ngoài, bỏ phần cùi trắng.
    Sả: Chọn cây sả già để đảm bảo được lượng tinh dầu và mùi thơm.
    Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu
  • Rửa sạch bồ kết, để ráo nước sau đó nướng lên để tăng mùi thơm của bồ kết. Bồ kết
    bẻ nhỏ cỡ 2 cm.
  • Sả cây cắt khúc đập dập nhẹ, vỏ bưởi rửa sạch và cắt miếng.
    Bước 3: Đun hỗn hợp các nguyên liệu
  • Cho hết nguyên liệu theo tỉ lệ xác định vào nồi, đổ ngập nước, đun cho đến khi nước
    có màu đen và sánh đặc.
    Bước 4: Lọc chiết rắn- lỏng
  • Lấy hỗn hợp vừa đun sôi, để nguội sau đó chiết lấy dung dịch.
    Bước 5: Lấy dung dịch nước rửa bát vừa tạo ra đi kiểm tra đánh giá sản phẩm.
  • Kích thước của bồ kết có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
    Kết quả thử nghiệm ở nhà của HS
    Kích thước của
    bồ kết
    Khả năng tẩy rửa với dầu mỡ trên
    bát đĩa và với da tay
    Khả năng tạo bọt
    Để nguyên cả quả Chén bát và tay vẫn nhờn dầu mỡ Bọt cao khoảng 0,5cm
    Bẻ làm đôi Chén bát có sạch hơn và tay vẫn còn nhờn Bọt cao khoảng 1 cm
    Bẻ nhỏ cỡ 2 cm Chén bát sạch dầu mỡ và tay hơi nhờn
    dầu mỡ
    Bọt cao khoảng 2cm
    Kích thước của bồ kết tối ưu: Bẻ nhỏ cỡ 2cm
    32
  • Tỉ lệ giữa các nguyên liệu có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
    Tỉ lệ giữa các nguyên
    liệu
    Khả năng tẩy rửa với dầu mỡ
    trên bát đĩa và với da tay
    Khả năng tạo bọt
    25 g bồ kết- 50 g vỏ
    bưởi- 2 cây sả- 1 lít
    nước
    Dầu mỡ trên chén, bát không
    sạch đi và tay có chất nhờn
    Không tạo được nhiều
    bọt, bọt cao khoảng 0.5
    cm
    35 g bồ kết- 75 g vỏ
    bưởi- 2 cây sả- 1 lít
    nước
    Chén bát có sạch hơn, tay vẫn
    còn chất nhờn, có mùi thơm
    nhẹ của tinh dầu.
    Có bọt, bọt cao khoảng
    1cm
    50 g bồ kết- 100 g vỏ
    bưởi- 2 cây sả- 1 lít
    nước
    Vết dầu mỡ bị đánh bay, tay
    không có chất nhờn, có mùi
    thơm của tinh dầu
    Có nhiều bọt, bọt cao
    khoảng 2 cm
    Tỉ lệ tối ưu: 50 g bồ kết- 100 g vỏ bưởi- 2 cây sả- 1 lít nước
    Tổng kết và giao nhiệm vụ
    GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí về nội dung, hình
    thức báo cáo, kĩ năng thuyết trình.
    GV yêu cầu HS lập kế hoạch thực hiện, tiến hành làm và báo cáo sản phẩm.
    Hoạt động 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM NƢỚC RỬA BÁT SINH HỌC TỪ
    BỒ KẾT, VỎ BƢỞI VÀ SẢ (Làm việc theo nhóm tại nhà).
    A. Mục đích
  • HS dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn về quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học
  • HS tiến hành thử nghiệm, đánh giá sản phẩm nước rửa bát từ tạo ra và điều chỉnh nếu
    cần thiết.
    B. Nội dung
  • HS sử dụng các nguyên liệu, dụng cụ đã chuẩn bị từ trước để tiến hành làm chế tạo
    nước rửa bát
  • HS tiến hành thử nghiệm, điều chỉnh bằng việc thử khả năng tẩy rửa của sản phẩm
    với dầu mỡ, khả năng tạo bọt của sản phẩm, khả năng tạo mùi thơm dễ chịu khi dùng
    sản phẩm.
    C. Sản phầm của HS
    33
  • Mỗi nhóm sẽ chế tạo ra 500ml dung dịch nước rửa bát sinh học.
    D. Quy trình tổ chức hoạt động
    GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
  • Sử dụng nguyên liệu dụng cụ đã chuẩn bị từ trước để tiến hành chế tạo nước rửa bát
    sinh học.
  • HS tiến hành thử nghiệm và hoàn thành sản phẩm tại nhà
    Hoạt động 5: TRÌNH BÀY VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NƢỚC RỬA BÁT SINH
    HỌC TỪ BỒ KẾT, VỎ BƢỞI VÀ SẢ.
    A. Mục đích
    Các nhóm giới thiệu về quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học, chia sẻ về kết quả thử
    nghiệm và định hướng cải tiến sản phẩm trong quá trình tiến hành.
    B. Nội dung
  • Các nhóm trình bày sản phẩm tại lớp
  • Đánh giá sản phẩm dựa trên tiêu chí đã đề ra
  • Chia sẻ, thảo luận để điều chỉnh cải tiến sản phẩm
    C. Sản phẩm của HS
  • Quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học
  • Dung dịch nước rửa bát sinh học do các nhóm HS chế tạo ra
    D. Quy trình tổ chức hoạt động
    Báo cáo trƣớc lớp (32 phút/4 nhóm)
    GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo với yêu cầu về thời gian như sau:
    Trình bày báo cáo: 5 phút, phản biện: 3 phút
    Trước khi báo cáo các nhóm nộp video về tiến trình thực hiện
  • Nội dung báo cáo: Quy trình tiến trình thực hiện và kết quả các lần thử nghiệm
  • Các nhóm khác lắng nghe và đặt câu hỏi phản biên
    Thử nghiệm sản phầm (8 phút)
  • HS dùng dung dịch nước rửa bát vừa chế tạo ra để để thử nghiệm theo 3 tiêu chí: Khả
    năng tẩy rửa với dầu mỡ, khả năng tạo bọt, khả năng tạo mùi thơm dễ chịu khi dùng.
    GV và HS ghi kết quả vào phiếu đánh giá sản phẩm
    Tổng kết đánh giá sản phẩm trên lớp
  • GV và HS nhận xét về chất lượng của dung dịch nước rửa bát sinh học do nhóm
    mình tạo ra.
    34
  • GV tổng kết và đánh giá chung về dự án chế tạo dung dịch nước rửa bát sinh học.
    Bảng 2. 2: Bảng tiêu chí đánh giá quy trình chế tạo nƣớc rửa bát sinh học.
    STT Tiêu chí Điểm
    Quy trình chế tạo nƣớc rửa bát sinh học
    1 Quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học dựa trên kiến thức về chất
    giặt rửa, có chế hoạt động của chất giặt rửa
    2
    2 Quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học có thông số như yêu cầu đưa ra 2
    3 Quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học đơn giản, khoa học 1
    Kỹ năng thuyết trình
    4 Trình bày thuyết trình 1
    5 Trả lời được câu hỏi phản biện 1
    6 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo 1
    Kỹ năng làm việc nhóm
    7 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lý 1
    8 Mỗi thành viên hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án 1
    Tổng số điểm 10 điểm
    Bảng 2. 3: Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm nƣớc rửa bát sinh học
    STT Tiêu chí Điểm
    Sản phẩm nƣớc rửa bát sinh học
    1 Trạng thái: lỏng hoặc sánh, không kết tủa 15
    2 Mùi: có mùi thơm, dễ chịu 15
    3 Màu: có màu nâu sẫm 15
    4 Nước rửa bát có khả năng tẩy rửa tốt. 30
    5 Nước rửa bát có độ tạo bọt đạt khoảng 2- 3 cm 15
    6 Giá thành rẻ 10
    Tổng 100 điểm
    35
    SỔ THEO DÕI DA: CĐ CHẾ TẠO NƢỚC RỬA BÁT SINH HỌC TỪ BỒ KẾT,
    VỎ BƢỞI VÀ SẢ
  1. Tên dự án: Chế tạo nƣớc rửa bát sinh học từ bồ kết, vỏ bƣởi và sả
  2. Bộ câu hỏi định hƣớng
  • Câu hỏi khái quát: Chất giặt rửa và cơ chế hoạt động của chất giặt rửa ra sao?
  • Câu hỏi bài học: Chế tạo rửa bát sinh học từ bồ kết, vỏ bưởi và sả như thế nào?
  • Câu hỏi nội dung:
    Câu 1: Chất giặt rửa gì? Cơ chế hoạt động của chất giặt rửa?
    Câu 2: Chất giặt rửa tổng hợp là gì? Hãy kể tên một số loại quả hoặc cây và cách dùng
    chúng để giặt rửa trong thực tế
    Câu 3: Nêu ưu nhược điểm của bồ kết, xà phòng và bột giặt
    Câu 4: Saponin thuộc loại hợp chất hữu cơ nào? Tính tẩy rửa của saponin trong quả bồ
    kết xảy ra như thế nào? Hãy kể tên một số loại quả, cây có chứa hợp chất này?
    Câu 5: Hãy kể một số tác dụng của tinh dầu có trong vỏ bưởi, sả.
  1. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Vấn đề nghiên cứu: Thiết kế quy trình chế tạo nước rửa bát sinh học, thực nghiệm chế
    tạo ra sản phẩm.
    Nhiệm vụ nghiên cứu:
  • Nghiên cứu tính tẩy rửa của hợp chất Saponin trong bồ kết. (Có giống với cơ
    chế hoạt động của chất giặt rửa hay không).
  • Nghiên cứu quy trình chế tạo tạo nước rửa bát sinh học (Nêu rõ những vấn đề
    nhóm cải tiến để có sản phẩm tốt hơn)
  • Nghiên cứu về ứng dụng của các loại tinh dầu có trong vỏ bưởi, sả
  • Thực nghiệm chế tạo nước rửa bát sinh học.
  • Tính toán tỉ lệ giữa các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm có chất lượng theo yêu
    cầu đề ra
  • Tính toán giá thành cho 1 sản phẩm, cho một số lượng lớn sản phẩm
    36
  1. Phân công nhiệm vụ trong nhóm
    Ngƣời thực
    hiện
    Nhiệm vụ
    Phƣơng
    tiện
    Sản phẩm dự kiến
    Cá nhân Trả lời câu hỏi định hướng
    hoạt động.
    SGK,
    Internet
    Phiếu học tập
    Cá nhân Nghiên cứu tính tẩy rửa của
    hợp chất Saponin trong bồ
    kết.
    Internet Tài liệu
    Cả nhóm – Nghiên cứu kĩ thuật chế tạo
    nước rửa bát sinh học
  • Thiết kế qui trình chế tạo
    nước rửa bát sinh học
    Internet Tài liệu
    Cả nhóm Thực hiện chế tạo nước rửa
    bát sinh học
    Nguyên
    liệu,
    dụng cụ
    Trình bày quy trình chế tạo
    nước rửa bát sinh học trên
    slide hoặc trên A0.
    Sản phẩm nước rửa bát sinh
    học
    Cá nhân Tính toán giá thành cho 1 sản
    phẩm, cho một số lượng lớn
    sản phẩm.
    Máy
    tính
    Tài liệu tính toán giá thành
    sản phẩm
    Cả nhóm Ý kiến thảo luận sản phẩm Hồ sơ theo dõi dự án
    Cả nhóm Báo cáo dự án Hồ sơ dự án, phiếu ĐGNL,
    Báo cáo qui trình sản xuất,
    thử nghiệm sản phẩm
    2.2.2. Kế hoạch bài dạy CĐ 2: Làm giấy và túi giấy từ thân cây chuối
  1. Lí do chọn chủ đề
    Giấy được tạo ra trực tiếp từ bột gỗ để tạo ra các sản phẩm rất đa dạng như giấy
    carton, giấy báo, giấy tập,…. Mỗi loại giấy có tính chất khác nhau thì sẽ ứng với nhu
    cầu sử dụng khác nhau trong đời sống. Vì tính ứng dụng thực tế nhiều nên hằng ngày
    37
    trên thế giới có lượng giấy khổng lồ được sản xuất ra. Nhưng kèm theo đó chính là
    những hậu quả ảnh hưởng đến môi trường bởi nguyên liệu tạo ra giấy chính là bột gỗ
    mà muốn có bột gỗ thì phải chặt cây. Chính vì nhận ra điều đó nên ngày nay người ta
    đã tìm ra những phương pháp khác để tạo ra giấy và làm giảm ảnh hưởng đến môi
    trường.
    Chính lẽ đó mà “giấy làm từ phế phẩm nông nghiệp” ra đời. Tất nhiên để tạo
    ra giấy thì nguồn nguyên liệu tốt nhất vẫn là bột gỗ, nhưng song song với nó thì những
    sản phẩm giấy được tạo ra từ phế phẩm nông nghiệp như thân cây chuối, bã mía, rơm
    rạ….cũng chính là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời để tạo ra giấ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay