SKKN Xây dựng Rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ Vật lý 11
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà
còn dạy học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có
tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi
hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo
khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra – đánh giá kết quả dạy học. Kiểm tra –
đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục.
Nếu kiểm tra – đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to
lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra – đánh giá trở thành nhu
cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra – đánh giá đúng
thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng
lực sáng tạo trong học tập.
Để thực hiện được mục tiêu đổi mới này, trong thời gian qua ngành giáo dục đã
có nhiều nỗ lực xây dựng lại chương trình theo hướng cập nhật và giảm tải, áp dụng
phương pháp giáo dục chủ động với triết lý lấy người học làm trung tâm.
Tuy nhiên, bên cạnh những lực lượng giáo viên liên tục đổi mới phương pháp
kiểm tra – đánh giá nhằm phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thì vẫn còn một
bộ phận giáo viên còn đi theo lối mòn với cách kiểm tra – đánh giá lạc hậu, thiếu
khách quan, chưa chính xác, hơn nữa lại đi ngược với mục tiêu của chương trình giáo
dục phổ thông 2018.
Đã có nhiều công cụ hỗ trợ cho việc kiểm tra – đánh giá được nghiên cứu và áp
dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước triển trai
áp dụng. Tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến việc nghiên cứu mô
hình áp dụng bảng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học, cụ thể là ” Xây
dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học chương “cảm ứng điện từ” – Vật
lí 11 “
2
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
- Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Thực trạng áp dụng bảng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học
đối với bộ môn Vật lí ở trường THPT
Trong quá trình thực hiện đề tài, để biết được thực trạng áp dụng bảng rubric để
tổ chức và đánh giá quá trình dạy học đối với bộ môn Vật lí ở trường THPT chúng tôi
đã thực hiện điều tra bằng phiếu, dự giờ đồng nghiệp, trực tiếp hỏi ý kiến đồng nghiệp
là các giáo viên dạy bộ môn Vật lí và các bộ môn khác ở trường THPT B Hải Hậu,
THPT An Phúc, THPT Vũ Văn Hiếu, THPT C Hải Hậu.
Chúng tôi tiến hành điều tra trên các đối tượng: Học sinh lớp 11,12 của trường
THPT B Hải Hậu, các giáo viên trong nhóm Vật lí của các trường: THPT B Hải Hậu (
4 GV), THPT An Phúc ( 3 GV), THPT Vũ Văn Hiếu (5 GV), THPT C Hải Hậu ( 5
GV) ở thời điểm giữa tháng 12 năm 2021. Kết quả như sau:
Bảng 1: Thống kê phiếu điều tra giáo viên và học sinh
Nội dung phiếu
điều tra
Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra Số phiếu thu vào
Phiếu 1 Học sinh lớp 12 120 120
Phiếu 2 Học sinh lớp 11 300 300
Phiếu 3 Giáo viên Vật lí 17 17
Qua việc phân tích kết quả điều tra, chúng tôi đã rút ra được một số vấn đề sau:
- Về phía giáo viên:
- Nhiều giáo viên kiểm tra – đánh giá một chiều, chỉ có giáo viên đánh giá học sinh
mà ngược lại học sinh không thể tự kiểm tra, đánh giá mình. - Một số giáo viên chỉ chú trọng đánh giá kết quả học tập của học sinh mà quên đi
việc đánh giá quá trình học tập của các em học sinh. - Nhiều giáo viên đã cho học sinh hoạt động nhóm nhưng ít sử dụng rubric để kiểm
tra – đánh giá quá trình dạy học và kết quả học tập của học sinh, một số giáo viên còn
rất mơ hồ về lí thuyết của rubric.
3 - Khi yêu cầu học sinh làm dự án nhóm, bài tập nhóm, giáo viên thường mô tả yêu
cầu nhưng không cho học sinh một tiêu chí cụ thể để đánh giá được chất lượng của
sản phẩm. Dẫn đến học sinh có thể làm hời hợt hoặc quá căng thẳng khi được tham
gia một hoạt động nhóm. - Về phía học sinh:
Trong quá trình học, học sinh đa số tiếp thu thụ động - Trên lớp, hoạt động chủ yếu của học sinh là lắng nghe thông báo, diễn giảng của
giáo viên và ghi chép lại những điều giáo viên ghi trên bảng hay những câu trả lời
được giáo viên nhấn mạnh hoặc nhắc lại nhiều lần, ít khi các em hoạt động nhóm để
thảo luận tìm ra câu trả lời cho các vấn đề giáo viên nêu ra. - Ở nhà, đến 80% học sinh thường chỉ học theo vở ghi trên lớp hay theo sách giáo
khoa. - Chỉ 20% số học sinh chịu khó suy nghĩ và nghiên cứu các kiến thức mới của bài
học. - Nhiều học sinh cảm thấy đề kiểm tra và đề thi trong đó có nhiều đề nặng về yêu cầu
tái hiện kiến thức. Một số đề quá khó hoặc quá dễ, không phù hợp với trình độ, khả
năng của học sinh, không phù hợp với sự phân bố thời gian nên học sinh bị ức chế,
chán nản và lười học. - Học sinh mong muốn được hoạt động nhóm, được chế tạo các sản phẩm ứng dụng
Vật lí trong thực tiễn, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, tiêu chí để đánh giá hoạt động
nhóm, sản phẩm như thế nào. - Nhiều học sinh không biết rõ mục tiêu của bài học, chưa biết trước mình sẽ học
được kiến thức nào và chưa biết rõ cái đích mà mình phải đạt tới. - Học sinh chưa được giáo viên đặt vào vị trí chủ thể, là trung tâm của quá trình dạy
học, cho nên dẫn tới tư duy chỉ là sự ghi nhớ, tái hiện mà thiếu tính tích cực, tự chủ và
sáng tạo. - Những khó khăn mà học sinh gặp phải khi học chương “Cảm ứng điện từ” của
chương trình Vật lí 11: Phần đông học sinh cho rằng, các khái niệm các đại lượng
4
của phần này mang tính trừu tượng, khó hình dung như: khái niệm và ý nghĩa từ
thông, định nghĩa về đơn vị vêbe (Wb), xác định chiều dòng điện cảm ứng theo định
luật Len-xơ, quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ, sự chuyển hóa
năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ… Và chưa vận dụng được các kiến thức
lí thuyết về chương này cho các hiện tượng thực tiễn.
1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng bảng rubric trong dạy học để tăng
tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học sinh
Các tổ chuyên môn của nhà trường cần nhân rộng mô hình kiểm tra, đánh giá
quá trình dạy học bằng rubric. Với nhóm Vật lí, tuyên truyền để giáo viên nhận thức
được trong dạy học Vật lí, người giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh
bằng cách tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh;
xây dựng lôgic nội dung phù hợp với đối tượng học sinh; cho học sinh biết rõ mục
tiêu dạy học, biết trước mình sẽ học được kiến thức nào và biết rõ cái đích mà mình
phải đạt tới.
Kiểm tra – đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp học sinh tự
tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập. Cần xây dựng bộ tiêu chí ứng
với các mức điểm cụ thể để đánh giá từng cá nhân học sinh, nhóm học sinh; cho học
sinh tham gia vào quá trình đánh giá bạn và đánh giá chính mình để biết được những
tồn tại của bản thân và tự điều chỉnh, đồng thời tham gia tích cực vào quá trình xây
dựng bài và hoạt động nhóm.
- Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận của kiểm tra – đánh giá kết quả học tập
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
a, Đánh giá
- Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp và diễn giải thông tin về
đối tượng cần đánh giá ( ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS, kế hoạch dạy
học, chính sách giáo dục) qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về
đối tượng.
5 - Đánh giá trong lớp học là một quá trình thu thập, tổng hợp và diễn giải thông tin liên
quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của học sinh nhằm xác định những gì học
sinh hiểu, biết và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình
giáo dục học sinh. - Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và
được diễn giải bằng điểm số/ chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt
được của HS trong các biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá
trong nhận xét của GV.
b, Kiểm tra
Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá, do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như
đánh giá. Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như
câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác
định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày nhiều tiêu
chí đánh giá.
Như vậy, trong giáo dục: - Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học.
- Kiểm tra, đánh giá là công cụ hành nghề của giáo viên.
- Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất
lượng dạy và học.
2.1.2. Mục đích của kiểm tra – đánh giá trong giáo dục
Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục có mục đích chung là cung cấp thông tin để
ra các quyết định về dạy học và giáo dục. Có ba cấp độ đối tượng sử dụng thông tin
này: - Cấp độ trực tiếp dạy và học.
- Cấp độ hỗ trợ hoạt động dạy và học.
- Cấp độ ra chính sách.
2.1.3. Các loại hình đánh giá trong giáo dục
6
Có nhiều cách phân loại các loại hình đánh giá trong giáo dục dựa vào các đặc
điểm như quy mô, vị trí của người đánh giá; đặc tính của câu hỏi; tính chất thường
xuyên hay thời điểm hoặc tính chất quy chiếu của mục tiêu đánh giá…
Đánh giá trong giáo dục thường có một số loại hình chính như sau: - Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình.
- Đánh giá sơ khởi và đánh giá chẩn đoán.
- Đánh giá dựa theo chuẩn và đánh giá dựa theo tiêu chí.
- Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức.
- Đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan.
- Đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường và đánh giá trên diện rộng.
- Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm.
- Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
- Đánh giá xác thực.
- Đánh giá sáng tạo.
2.1.4. Quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh - Đánh giá là học tập: Diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học, tập trung vào
khả năng tự đánh giá của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên với hình thức
chính là tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng; coi đó như là một hoạt động học tập để
HS thấy được sự tiến bộ của chính mình so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học,
từ đó HS tự điều chỉnh việc học. - Đánh giá vì học tập: Diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học nhằm phát hiện
sự tiến bộ của người học từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc chấm điểm,
cho điểm, xếp loại không nhằm so sánh giữa các học sinh với nhau, mà để làm nổi bật
những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho họ thông tin phản hồi để
tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. Với cách đánh giá này,
GV giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng người học cũng được
tham gia vào quá trình đánh giá.
7 - Đánh giá kết quả học tập: Có mục tiêu chủ yếu là đánh giá tổng kết, xếp loại, lên
lớp và chứng nhận kết quả. Đánh giá này diễn ra sau khi học sinh học xong một giai
đoạn học tập, nhằm xác định xem các mục tiêu học tập có được thực hiện và đạt được
mục đích nào. Giáo viên là trung tâm của quá trình đánh giá và học sinh không được
tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.
2.1.5. Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng
lực cho học sinh THPT
a, Đảm bảo tính toàn diện, tính linh hoạt
Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều,
tích hợp về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là một tổ
hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì họ có thể làm với những gì họ biết;
nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen
hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, đánh giá cần phản ánh những hiểu biết
bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh
hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá.
b, Đảm bảo tính phát triển
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình kiểm tra, đánh giá có thể phát hiện sự tiến
bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và
năng lực, phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.
c, Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn
Để chứng minh người học có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ
hội để họ được giải quyết vấn đề trong tính huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì
vậy kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng
việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để học sinh được trải nghiệm và
thể hiện mình.
d, Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học
Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS,
vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm
8
định hướng cho GV lựa chọn những phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục
tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.
2.1.6. Quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
của học sinh THPT - Bước 1: Phân tích mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá: Các phẩm chất
về năng lực chung, năng lực đặc thù. - Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá
- Xác định thông tin, bằng chứng về năng lực, phẩm chất.
- Phương pháp, công cụ để thu thập thông tin, bằng chứng về năng lực, phẩm chất.
- Xác định cách xử lí thông tin, bằng chứng thu thập được.
- Bước 3: Lựa chọn, thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá: Câu hỏi, bài tập, bảng kiểm,
hồ sơ, phiếu đánh giá theo tiêu chí… - Bước 4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá: Thực hiện theo các yêu cầu, kĩ thuật đối với
các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế nhằm đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá
phù hợp với từng loại hình đánh giá: GV đánh giá, HS tự đánh giá, các lực lượng khác
tham gia đánh giá. - Bước 5: Xử lí, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp định tính/ định lượng.
- Sử dụng các phầm mềm thống kê…
- Bước 6: Giải thích kết quả và phản hồi kết quả đánh giá
- Giải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển của người học về năng
lực, phẩm chất so với mục tiêu và yêu cầu cần đạt. - Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Bằng điểm số, nhận định/ nhận xét, mô tả
năng lực, phẩm chất đạt được… - Bước 7: Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển năng lực, phẩm chất HS: Trên cơ
sở thu được, sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển năng
lực, phẩm chất HS; thúc đẩy HS tiến bộ.
2.1.7. Kiểm tra – đánh giá trong môn Vật lí
9
2.1.7.1. Yêu cần đạt theo năng lực Vật lí
a, Nhận thức Vật lí
Nhận thức được kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về - mô hình hệ vật lí;
- năng lượng và sóng;
- lực và trường;
- nhận biết được một số ngành, nghề liên quan đến Vật lí
b, Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí
Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình Vật lí đơn giản, gần gũi trong đời
sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học
để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận.
c, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong một số trường hợp đơn giản, bước đầu
sử dụng toán học như một công cụ ngôn ngữ và công cụ để giải quyết được vấn đề.
2.1.7.2. Đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông môn
Vật lí
a, Mục tiêu đánh giá - Thu thập thông tin trung thực, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần
đạt và sự tiến bộ của học sinh. - Hướng dẫn hoạt động học tập và điều chỉnh hoạt động dạy học.
b, Căn cứ đánh giá - Các yêu cần cần đạt về phẩm chất, năng lực chung.
- Các yêu cầu cần đạt về năng lực Vật lí.
c, Tình huống đánh giá - Cần thiết kế các tình huống xuất hiện vấn đề cần giải quyết.
- Giúp học sinh bộc lộ năng lực của mình.
d, Trọng tâm đánh giá
10 - Nhận thức cốt lõi về: mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường, ngành
nghề liên quan đến Vật lí. - Các kĩ năng thí nghiệm, thực hành, tìm hiểu khoa học, vận dụng những điều đã học
để giải thích một số hiện tượng Vật lí đơn giản.
e, Hình thức đánh giá - Tự đánh giá, đồng đẳng, chéo.
- Quan sát hoạt động, phân tích, thuyết trình.
- Vấn đáp, bài tập, kiểm tra, rubric, câu hỏi.
- Thường xuyên, định kì, quá trình, tổng kết.
2.2. Cơ sở lí luận của rubric
2.2.1. Khái niệm rubric
Rubric là một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của
từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc một sản phẩm của học sinh.
Như vậy, rubric bao gồm hai yếu tố cơ bản: các tiêu chí đánh giá và các mức độ
đạt được của từng tiêu chí, trong đó các mức độ thường được thể hiện dưới dạng
thang mô tả hoặc kết hợp giữa thang số và thang mô tả
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: