Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học 11 ở trường THPT
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
– Hiện nay nền giáo dục Việt Nam đang từng bước thay đổi nội dung và
chương trình, phương thức đào tạo, dựa trên cơ sở là sự thay đổi mục tiêu và yêu
cầu của nền giáo dục. Với chương trình trung học phổ thông ” yêu cầu đặt ra là
phải gắn liền việc học tập trên ghế nhà trường với thực tiễn”.
– Trong đó vấn đề môi trường và những ảnh hưởng của môi trường đến
cuộc sống hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại. Đây là vấn đề đa
dạng, ngày càng trầm trọng và khó giải quyết, một phần cũng do ý thức của con
người chưa cao và hiểu biết của đa số người dân về vấn đề này còn hạn hẹp. Vì
vậy việc đưa giáo dục môi trường vào trong giảng dạy hóa học ở trường THPT
là cần thiết và đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục ngày nay.
– Môn Hóa học là một trong những môn có liên quan mật thiết đối với môi
trường. Thông qua các bài giảng hóa học ở trường phổ thông, giáo viên hóa học
có thể cung cấp thêm thông tin, mở rộng kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh. Những nội dung này sẽ tạo hứng thú học tập, khơi dậy
niềm say mê môn hóa học cho học sinh.
– Với lí do trên tôi chọn đề tài ”Tích hợp nội dung GDMT trong các bài
giảng hóa học 11 ở trường THPT”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Về phía giáo viên
– Giáo viên thấy môn học sẽ hứng thú hơn nếu được liên hệ kiến thức thực
tế bắng kiến thức môi trường, giúp tiết học thêm phong phú, sôi nổi và có ý
nghĩa hơn. Từ đó chúng tôi tôi có thể mạnh dạn tiến hành việc tích hợp GDMT
và tin tưởng rằng giáo viên hưởng ứng tích cực vấn đề nghiên cứu này. Bên
cạnh đó cũng có những khó khăn mà GV gạp phải khi thực hiện giảng dạy môn
hóa có tích hợp nội dung GDMT:
+ Chưa được tập huấn về dạy học hóa học có nồng ghép nội dung GDMT.
+ Thời gian một tiết học không cho phép lồng ghép kiến thức môi trường.
Về phía học sinh
– Thực trạng kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học
sinh THPT
3
Điều tra kết quả tự đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của học sinh
thu được kết quả như sau:
Bảng 1.1. Mức độ hiểu biết cuả học sinh về vấn đề môi trường
STT | Vấn đề cần quan tâm | Số phiếu | Tỉ lệ % |
1 | Rất nhiều hiểu biết | 9 | 4 |
2 | Nhiều hiểu biết | 76 | 35 |
3 | Ít hiểu biết | 135 | 56 |
4 | Không hiểu biết gì | 22 | 9 |
Tính tổng cho mức độ “ít hiểu biết” và “không hiểu biết gi” về vấn đề môi
trường có đến 65%, đây là con số rất đáng lo ngại, các em không biết hoặc
không tự tin về những hiểu biết sẵn có của mình đối với vấn đề môi trường. Đây
là vấn đề được các em xem xét là vấn đề toàn cầu, và có nhiều quan tâm, lại
không có hiểu biết về nó. Vì vậy, có thể thấy, việc trang bị kiến thức môi trường
cho các em là rất cần thiết.
– Với loạt phỏng vấn ngắn về việc: ”Em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống
quanh em” đa số các em còn trả lời chung chung: em không xả rác bừa bãi, em lau
dọn nhà cửa thường xuyên, em tham gia giờ trái đất, em trồng cây xanh,…
Trong số các ý kiến trên, không có ý kiến nào thể hiện sự hiểu biết sâu sắc
về sự vận dụng kiến thức hóa học để bảo vệ môi trường. Cho thấy, việc liên hệ
thực tế giữa môn hóa và bảo vệ môi trường sống vẫn còn xa lạ với các em học
sinh. Vì vậy, rất cần thiết tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào môn hóa học
để cung cấp thêm thông tin có ích cho học sinh, qua đó giờ học sẽ hứng thú hơn
do học sinh được dạy mà điều chúng quan tâm, được thấy bài học các em thu
nhận được rất có ích cho cuộc sống hàng ngày.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Nội dung sáng kiến gồm 2 phần
Phần 1: Cơ sở lí luận
Phần 2: Tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng môn hóa học 11.
1. Xây dựng nội dung tích hợp GDMT thông qua hoạt động nhóm cho
HS về nhà chuẩn bị trước.
2. Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung GDMT giảng dạy trên lớp
4
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Hóa học môi trường
1.1. Những kiến thức cơ sở về môi trường
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Hiện nay có nhiều khái niệm về môi trường:
– Môi trường theo nghĩa khái quát: ” Môi trường là một tập hợp tất cả
các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn
tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn
tại và diễn biến trong một môi trường nhất định”.
– Môi trường nhân văn – môi trường sống của con người hay còn gọi là
môi sinh: là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội bao
quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và cộng đồng.
Nhìn rộng hơn môi trường sống của con người bao gồm cả vũ trụ bao la, trong
đó hệ Mặt Trời và Trái Đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất.
Trong môi trường này luôn luôn tồn tại sự tương tác lẫn nhau giữa các thành
phần vô sinh và hữu sinh. Cấu trúc của môi trường tự nhiên gồm hai thành phần
cơ bản: môi trường vật lý và môi trường sinh vật.
Môi trường vật lý:
Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm
khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
Khí quyển: còn được hiểu là môi trường không khí, là lớp khí bao
quanh Trái Đất, chủ yếu ở tầng đối lưu, cách mặt đất từ 10 – 12 km. Theo chiều
cao của tầng này, nhiệt độ, áp suất giảm dần và nồng độ không khí loãng dần.
Khí quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống của con
người, sinh vật và quyết định đến tính chất khí hậu, thời tiết của Trái Đất.
Thủy quyển : hay còn gọi là môi trường nước là phần nước của Trái Đất,
bao gồm đại dương, biển, sông hồ, ao, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước
trong đất và trong không khí. Thủy quyển đóng vai trò không thể thiếu được
trong việc duy trì cuộc sống con người, sinh vật, cân bằng khí hậu toàn cầu, và
phát triển các ngành kinh tế.
Thạch quyển: hoặc địa quyển bao gồm lớp vỏ Trái Đất. Tính chất vật
lý, thành phần hóa học của địa quyển ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống con
5
người, sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, vật tải, đô thị, cảnh quan
và tính đa dạng sinh học trên Trái Đất.
Sinh quyển: còn gọi là môi trường sinh học là thành phần của môi
trường vật lý có tồn tại sự sống. Sinh quyển bao gồm phần lớn thủy quyển (đáy
đại dương), lớp dưới của khí quyển, lớp trên của địa quyển. Như vậy sinh quyển
gắn liền với các thành phần của môi trường và chịu sự tác động trực tiếp của sự
biến hóa tính chất vật lý và hóa học của các thành phần này. Đặc trưng cho sự
hoạt động sinh quyển là các chu trình trao đổi vật chất và năng lượng.
Môi trường sinh vật:
Môi trường sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trường. Môi trường
sinh vật bao gồm các hệ sinh thái, quần thể động vật và thực vật. Môi trường
sinh vật tồn tại và phát triển trên cơ sở tiến hóa của môi trường vật lý. Các
thành phần của môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn có sự
chuyển hóa trong tự nhiên theo chu trình Sinh – Địa – Hóa và luôn luôn ở
trạng thái cân bằng động. Chu trình phổ biến trong tự nhiên là chu trình Sinh
– Địa – Hóa như chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình photpho, chu trình
lưu huỳnh,… là các chu trình chuyển hóa các nguyên tố hóa học từ dạng vô
sinh (đất, nước, không khí) vào dạng hữu sinh (sinh vật) và ngược lại. Một
khi các chu trình này không còn giữ ở trạng thái cân bằng thì tạo ra diễn biến
bất thường, gây tác động xấu cho sự sống của con người và sinh vật ở một
khu vực hay ở quy mô toàn cầu.
1.1.2. Chức năng của môi trường:
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
– Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Con
người đòi hỏi không gian sống không chỉ ở phạm vi rộng, hẹp mà còn cả về chất
lượng. Không gian sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết,
không chứa hoặc chứa ít các chất bẩn, độc hại đối với sức khỏe của con người.
– Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người. Con người đã khai thác các nguồn vật liệu và năng
lượng cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
– Môi trường còn là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
6
1.1.3. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp
các thành phần và đặc tính lí hóa, sinh học của bất kì thành phần nào của môi
trường vượt quá mức cho phép đã xác định.
Tác nhân gây ô nhiễm là những chất có tác dụng biến đổi môi trường từ
trong sạch trở nên độc hại. Những tác nhân này thường được gọi khái quát là
“chất ô nhiễm”. Chất ô nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn,…), chất lỏng
(các dung dịch hóa chất, chất thải của các nhà máy dệt, nhuộm, chế biến thực
phẩm,…), chất khí (SO2 từ núi lửa, CO2, CO, NO2 trong khói xe hơi, khói bếp,
lò gạch,…), các kim loại nặng, cũng có khi nó vừa ở thể hơi, vừa ở thể rắn thăng
hoa hay ở dạng trung gian.
Các loại ô nhiễm
+ Ô nhiễm hóa học: gây ra do các chất protein, chất béo và các chất hữu cơ
khác có trong chất thải công nghiệp và sinh hoạt: xà phòng, thuốc nhuộm, chất
tẩy giặt tổng hợp, thuốc sát trùng, dầu mỡ,…Ô nhiễm hóa học cũng do các chất
vô cơ như kiềm, các loại phân hóa học.
+ Ô nhiễm vật lý: do các chất thải công nghiệp có màu và các chất lơ lửng,
nước thải từ quá trình làm nguội có nhiệt độ cao. Các loại chất thải này làm
nước thay đổi màu sắc, tăng độ đục và dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
+ Ô nhiễm vật lý-sinh học: nước có mùi và vị bất thường do các chất thải
công nghiệp có chứa nhiều hợp chất hóa học như muối, phenol, amoniac, sufua,
dầu mỏ, cùng với rong, tảo, động vật nguyên sinh gây nên.
+ Ô nhiễm sinh học: gây ra bởi nước thải, cống, rãnh có các vi khuẩn gây
bệnh tảo, nấm, kí sinh trùng, các động vật nguyên sinh.
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường:
+ Ngành sản xuất và tiêu thụ năng lượng.
+ Công nghiệp hóa học, luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Ô nhiễm từ nông nghiệp.
+ Ô nhiễm do giao thông vận tải.
+ Chất độc hóa học dùng trong chiến tranh.
1.1.4. Suy thoái môi trường
– Là một quá trình suy giảm mà kết quả của nó đã làm thay đổi về chất
lượng và số lượng thành phần môi trường vật lý và làm giảm đa dạng sinh học.
Quá trình đó đã gây hại cho đời sống sinh vật, con người và thiên nhiên.
7
1.1.5. Công nghệ môi trường
– Công nghệ môi trường là ngành kỹ thuật để sử dụng, quản lý, bảo vệ môi
trường một cách khoa học và hiệu quả. Công nghệ môi trường có thể bao gồm
ba lĩnh vực chủ yếu là công nghệ bảo tồn tài nguyên, công nghệ kiểm soát ô
nhiễm môi trường và công nghệ ít hoặc không có chất thải.
1.2. Hóa học môi trường
1.2.1. Chất thải
– Chất thải: là những vật chất không có khả năng sử dụng được nữa, bị loại
ra từ các quá trình sản xuất, từ sinh hoạt đời sống, từ khu dân cư và kể cả hoạt
động du hành vũ trụ…cũng đều là chất thải.
– Chia theo trạng thái tồn tại có các loại chất thải sau:
+ Nước thải: chất thải lỏng.
+ Khí thải: chất thải dạng khí.
+ Rác thải: dạng rắn.
1.2.2. Các hóa chất độc hại
Các hóa chất độc hại là những hóa chất khi xâm nhập vào cơ thể người,
động vật, thực vật dưới những điều kiện nhất định, tùy theo tính độc, nồng độ và
hàm lượng,…Có thể gây nên những tác dụng sinh lí mạnh ở một hay nhiều bộ
phận trong cơ thể, làm rối loạn sinh hóa bình thường, gây ra nhiễm độc, hoặc có
thể dẫn đến chết người, động, thực vật.
1.2.3. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường khí là sự làm biến đổi toàn thể hay một phần khí
quyển theo hướng tiêu cực bởi các chất gây tác hại được gọi là chất gây ô nhiễm.
Vậy gây ô nhiễm là khái niệm chỉ các phần tử bị thải vào không khí có thể là do
tự nhiên hoặc do kết quả hoạt động của con người (ví dụ như khí CO2).
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
– Ô nhiễm do thiên tai gây ra: rất nhiều các hiện tượng của thiên nhiên gây
ra hoặc góp phần vào quá trình gây ô nhiễm không khí. Gió bão cuốn theo đất,
cát,… gây ra lũ lụt. Núi lửa phun ra nham thạch cũng gây nên bụi và các khí thải
như oxit của lưu huỳnh. Nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang
theo bụi muối biển lan truyền vào không khí. Xác động vật, thực vật chết trong
quá trình phân hủy cũng tạo ra các chất gây ô nhiễm. Song nguồn ô nhiễm này
không phải là nguyên nhân chính.
– Ô nhiễm không khí do các hoạt động của con người gây nên
8
+ Hoạt động sản xuất công nghiệp: ống khói của các nhà máy, đặc biệt là
nhà máy hóa chất, nhiệt điện đã thải vào không khí một lượng lớn khí thải
như CO2, SO2… Hàng năm sản xuất công nghiệp đã tiêu tốn 37% năng lượng
tiêu thụ của toàn thế giới và thải ra khoảng 50% lượng khí CO2 và các loại
khí nhà kính khác.
+ Hoạt động giao thông vận tải: đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với
không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra khí gây
ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ. Một lượng lớn các khí độc hại đã bị
thải vào khí quyển từ ống xả các phương tiện giao thông vận tải như: CO, CO2,
SO2, NOx, Pb, cát bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.
+ Sinh hoạt và hoạt động khác của con người gây ra ô nhiễm không khí:
nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là các hoạt động đun nấu, sử dụng nhiên liệu như
than, củi, gas,… Khí thải do quá trình này gây ra cũng góp phần vào sự trầm
trọng thêm và ô nhiễm không khí. Ngoài ra một số hoạt động khác của con người,
đặt biệt là đốt rừng và thử hạt nhân cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí.
Hậu quả của ô nhiễm không khí
– Hiệu ứng nhà kính: do các loại khí như CO2, NOx, CH4, CFC, O3,…gây
nên. Trong đó, chất khí quan trọng gây nên hiệu ứng nhà kính là CO2. Tác hại
của hiệu ứng nhà kính là làm cho trái đất nóng lên gây ra sự khác thường về
khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống
con người.
– Mưa axit: các khí như SO2, NOx bị thải ra ngoài không khí và trộn lẫn với
hơi nước để hình thành nên axit nitric, axit sunfuric. Các axit này hấp thụ vào
mây và rơi xuống đất tạo thành mưa axit. Mưa axit gây thiệt hại cho rừng, các
công trình kiến trúc, các hệ sinh thái.
– Hiện tượng lỗ thủng tầng ozon: ozon được tập trung nhiều nhất trong khí
quyển ở độ cao từ 15 – 40 km. Các chất thải chủ yếu gây phá hủy tầng ozon là
CFC. Các hợp chất khí CFC dưới tác dụng của các tia bức xạ tử ngoại đã giải
phóng nguyên tử clo, mỗi nguyên tử clo có thể phá hủy 100 nghìn phân tử
ozon chuyển thành oxi, làm cho mật độ ozon giảm một cách đáng kể. Do
không có “lá chắn” bảo vệ vững vàng, các tia tử ngoại đã gây tác động tới sinh
vật sống. Chúng là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư da và một số bệnh
khác ở người và động vật.
– Khói mù quang hóa: gây ra nhiều bệnh tật đối với con người.
9
Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí
– Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí đòi hỏi sự hợp tác chặt
chẽ toàn cầu. Chính phủ của nhiều nước đã thảo luận và đưa ra cho giải pháp
cho vấn đề này cùng những cam kết về giảm lượng không khí độc hại thải ra
môi trường.
– Về kinh tế, kỹ thuật và luật pháp: loại bỏ những dây chuyền sản xuất cũ
kỹ và lạc hậu gây ô nhiễm; xử phạt những nhà máy vi phạm việc thải ra quá mức
cho phép các khí độc, có quy định chặt chẽ về nồng độ cho phép lớn nhất trong
không khí nơi làm việc.
– Về giáo dục: cần có chính sách giáo dục thích hợp cho mỗi người đều
hiểu được nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống trong lành của mình, giảm tối đa
việc thải ra môi trường những chất độc hại.
1.2.4. Ô nhiễm nước
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đồi thành phần và tính chất của nước
gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
– Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão,
lũ lụt…Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đồng ruộng, khu
công nghiệp,…kéo theo các chất bẩn xuống sông, ao, hồ gây ô nhiễm môi
trường nước.
– Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do xả nước thải sinh
hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong sản xuất nông
nghiệp vào môi trường nước.
Các dạng ô nhiễm nước
– Ô nhiễm hóa học: là dạng ô nhiễm gây nên do các chất có protein, chất
béo và chất hữu cơ khác có trong chất thải từ các khu công nghiệp và dân cư
như xà phòng, các loại thuốc nhuộm, các chất tẩy giặc tổng hợp, các loại thuốc
sát trùng, dầu mỡ và một số chất thải hữu cơ khác. Ngoài ra, các chất vô cơ như
axit, kiềm, muối các kim loại nặng, các muối vô cơ hòa tan và không tan, các
loại phân bón hóa học cũng gây ra ô nhiễm hóa học.
– Ô nhiễm vật lý: do nhiều loại chất thải công nghiệp có màu và các chất lơ
lửng làm nước thay đổi màu sắc, tăng độ đục và hấp dẫn đến ô nhiễm nhiệt của
nguồn nước,… Nhiệt độ nước cao làm tăng cường độ hoạt động của vi khuẩn và
hệ động vật nước, từ đó hàm lượng oxi hòa tan bị giảm sút quá trình phân hủy
10
háo khí của các chất hữu cơ bị trở ngại nên quá trình phân hủy yếm khí các chất
hữu cơ sẽ tăng, tạo ra những sản phẩm độc hại và hôi thối dẫn đến hiện tượng ô
nhiễm nước trầm trọng hơn.
– Ô nhiễm sinh học: hiện tượng ô nhiễm này được gây ra bởi nước thải
cống rãnh gồm các vi khuẩn gây bệnh, tảo, nấm và ký sinh trùng, các động vật
nguyên sinh,… Ngoài việc làm cho nước trở nên có mùi hôi thối còn có thể gây
nên một số bệnh nghiêm trọng đối với người và vật nuôi. Ngoài ra ở những nơi
có nhiều nước bẩn, ruồi muỗi sẽ sinh sản nhanh, nhiều gây ra những nạn dịch và
các bệnh truyền nhiễm khác rất nguy hiểm.
Tác hại của ô nhiễm môi trường nước
– Các kim loại nặng và các chất nguy hại khác chậm phân hủy sẽ tích lũy
theo thức ăn vào cơ thể động vật và người gây nên những tác hại cho sức khỏe.
– Các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sinh vật gây bệnh theo nguồn nước bị ô
nhiễm lan truyền bệnh cho người và động vật.
– Hoạt động thăm dò, khai thác dầu, hiện tượng rò rỉ dầu từ các giàn khoan,
hiện tượng tràn dầu trên biển là những sự cố gây ô nhiễm môi trường nước
nghiêm trọng đe dọa sự sống trong một phạm vi rộng lớn.
1.2.5. Ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường
đất bằng các tác nhân gây ô nhiễm.
Nguyên nhân đất bị ô nhiễm
– Do các vi sinh vật gây bệnh: sử dụng phân tươi chưa xử lí, do đổ rác và
nước thải chưa được xử lí và đất nên trong đất chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh
cho người, gia súc và cả cây trồng…
– Do các chất hóa học: chất hóa học thất thoát, rò rỉ, thải ra trong quá trình
hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là hóa chất độc và kim loại nặng.
– Do các chất phóng xạ và các chất độc hại khác: tia thoát ra từ máy chụp X
– quang, các máy móc y tế dùng để chẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm
dò,… và hóa chất đã sử dụng trong các cuộc chiến tranh (như đioxin,…).
– Do các chất hóa học sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp như
phân hóa học và các loại thuốc trừ sâu. Việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ
thực vật hiện nay rất báo động. Thuốc bảo vệ thực vật còn là nguyên nhân dẫn
đến suy giảm nhiều loại sinh vật sống trong đất, có ích đối với con người.
11
Tác hại ô nhiễm đất
– Ô nhiễm đất do kim loại nặng là nguồn ô nhiễm nguy hiểm đối với hệ
sinh thái. Trong thực tế, kim loại nặng với hàm lượng thích hợp rất cần cho sự
sinh trưởng và phát triển của động, thực vật và con người, nhưng nếu chúng bị
tích lũy nhiều trong đất thì rất độc hại.
– Ô nhiễm môi trường đất gây ra những tổn hại lớn trong đời sống và sản
xuất. Các chất trừ sâu, diệt cỏ phân hủy trong nước rất chậm tạo ra lượng dư
đáng kể trong đất gây ra những tác hại khó lường đối với con người.
Biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất
– Không bón phân tươi cho cây trồng. Hạn chế sử dụng phân hóa học và
thuốc bảo vệ thực vật quá liều, tràn lan.
– Sử dụng đất phải bảo vệ được đời sống của các vi sinh vật, thực vật và
động vật sống trên trái đất.
– Xử lí chất thải rắn ở đô thị phải phân loại.
– Xử lí nước thải công nghiệp trước khi đổ vào dòng chảy.
– Xử lí khí thải công nghiệp (SO2, Cl2, CO, CO2, NOx,…) trước khi thải vào
khí quyển.
– Quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, giảm lượng chất thải vào đất. Chống
thoái hóa, xói mòn đất.
– Các chất thải độc hại, chất nổ, chất phóng xạ có kĩ thuật xử lí riêng.
1.2.6. Ô nhiễm phóng xạ
– Là sự xâm nhập vò môi trường của các chất phóng xạ bằng nhiều con
đường khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người.
Các chất phóng xạ thường xâm nhập vào môi trường bằng nhiều con đường
khác nhau:
– Khai thác quặng tự nhiên.
– Mưa phóng xạ do các vụ nổ của vũ khí hạt nhân.
– Sử dụng các đồng vị phóng xạ trong điều trị bệnh và nghiên cứu khoa học.
– Sử dụng đồng vị phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong nông nghiệp và
công nghiệp.
– Lò phản ứng hạt nhân và thí nghiệm khoa học. Máy gia tốc thực nghiệm.
Hậu quả của ô nhiễm phóng xạ đến sức khỏe con người
– Tăng xác suất mắc bệnh ung thư và những bệnh liên quan đến bộ máy gen
di truyền, thể hiện qua hiện tượng quái thai.
12
2. Giáo dục môi trường
– GDMT là quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức về mối quan
tâm đến môi trường và các vấn đề môi trường. GDMT gắn liền với việc học kiến
thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một
cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và
ngăn chặn những vấn đề mới xảy ra trong tương lai.
2.1. Mục đích của giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường giúp cho học sinh có được:
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: