Xây dựng một số dạng câu hỏi môn Hoá học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh khối 12
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong mấy năm gần đây, ngoài phương thức xét tuyển truyền thống (xét
dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT), ngày càng có nhiều trường Đại học sử dụng
nhiều phương thức xét tuyển khác, xét tuyển sớm, có thể kể đến xét tuyển bằng
kết quả 2 kì thi được đánh giá cao hiện nay là Đánh giá năng lực Đại học Quốc
gia Hà Nội – Đại học Quốc gia TP.HCM và Đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa
Hà Nội (Năm 2023 hơn 70 trường đại học sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực
của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển; 97 đơn vị xét tuyển kết quả thi đánh
giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM và hơn 50 trường đại học sử dụng
kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội).
Từ năm 2022 và đặc biệt năm 2023, nhiều trường trường ĐH top đầu cả
nước như NEU, FTU, HUST, VNU,… đã giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển điểm thi
tốt nghiệp THPT, tăng tỷ lệ tuyển sinh bằng kết quả các kỳ thi riêng.
Đại học bách khoa Hà Nội: Năm 2022, dành 10-20% trong gần 8.000 chỉ
tiêu để xét tuyển tài năng, 50-60% cho kết quả thi đánh giá tư duy, còn lại dựa
vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; trong đó, nhiều ngành của Đại học Bách khoa
Hà Nội như khoa học máy tính không xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT .
Năm 2023, xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy chiếm 50 – 70% tổng chỉ
tiêu, xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT chiếm 20 – 30% chỉ tiêu.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2023 tuyển sinh theo 3 phương
thức:
STT | Phương thức tuyển sinh | Chỉ tiêu |
1 | Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT | 2% |
2 | Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 | 25% |
3 | Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Trường (sử dụng kết quả các bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG hoặc kết hợp với chứng chỉ quốc tế ) | 73% |
2
Tổng chỉ tiêu (6200 chỉ tiêu) | 100% |
Trường Đại học Ngoại thương năm 2023 có sáu phương thức tuyển sinh
đại học chính quy, trong đó có đến bốn phương thức xét tuyển sớm (sử dụng kết
quả các bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG hoặc kết hợp với chứng chỉ quốc
tế).
Trong bối cảnh đó, điểm chuẩn của các trường và các ngành top đầu như
công nghệ thông tin, lập trình và phần mềm, ngành quản trị kinh doanh, tài
chính ngân hàng, kinh tế, thiết kế đồ họa – dựng phim, ngành truyền thông –
marketing, ngành logistic – quản lý chuỗi cung ứng luôn ở mức cao. Để vào
được ngành này, các thí sinh thường phải đạt tới hơn 9 điểm/môn đối với
phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp, thậm chí điểm chuẩn ngành
Khoa học máy tính của Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2023 là 29,43 – gần đạt
điểm tuyệt đối.
Vì vậy, bên cạnh điểm thi tốt nghiệp THPT thí sinh có thể sử dụng kết
quả thi đánh giá năng lực và tư duy để tăng tối đa cơ hội vào đại học nhất là các
ngành các trường top cao. Đây là hình thức thi không còn quá mới mẻ nhưng so
với kỳ thi tốt nghiệp THPT có nhiều khác biệt về nội dung cũng như cách khai
thác kiến thức thậm chí có nội dung kiến thức thuộc phần giảm tải trong chương
trình giáo dục phổ thông. Điều này tạo nên một số khó khăn nhất định cho học
sinh trong việc tiếp nhận thông tin, ôn luyện kiến thức cần sự định hướng của
giáo viên.
Mặt khác, chương trình GDPT mới 2018 được xây dựng theo mục tiêu
phát triển năng lực, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất,
năng lực được kỳ vọng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, trong năm học 2022 – 2023, tôi đã nghiên
cứu và áp dụng sáng kiến:
“XÂY DỰNG MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI MÔN HÓA HỌC THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 12’’
nhằm mục tiêu:
3
– Xây dựng – cung cấp – hướng dẫn cho học sinh một số dạng câu hỏi – bài
tập (ít xuất hiện trong các đề thi tốt nghiệp THPT) theo hướng tích hợp kiến
thức và tư duy, liên hệ thực tế, suy luận, giải thích hoặc tổng hợp – vận dụng
kiến thức với một số hình thức như: cung cấp kiến thức mới số liệu, dữ liệu và
các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề.
– Phát triển cho học sinh tư duy và năng lực đặc thù của môn Hóa học, đặc
biệt là năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học và vận dụng hóa học để
giải quyết vấn đề thực tiến.
– Học sinh tiếp cận và làm quen bài thi đánh giá năng lực và tư duy của
một số trường đại học.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.
2.1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến.
Hiện nay, kì thi tốt nghiệp THPT và thi đánh giá năng lực, đánh giá tư
duy hoàn toàn độc lập với nhau.
Kì thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi đánh giá đạt chuẩn, các bài thi kiểm tra
kiến thức, kỹ năng của học sinh khi tốt nghiệp chương trình THPT.
Trong khi đó:
Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) được
xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT
đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2006, tiếp cận
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 và phù hợp với tiêu chuẩn,
xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới. Thông qua nội dung kiến thức thuộc
chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá ba nhóm năng lực chính là:
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, lập luận,
tư duy logic, tính toán, xử lý dữ liệu; và Năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng
dụng khoa học (Tự nhiên – Xã hội). Bài thi HSA gồm 03 phần thi:
Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút).
Phần 2 : Tư duy định tính (Ngữ văn – Ngôn ngữ, 50 câu – 60 phút)
Phần 3 – Khoa học (Tự nhiên – Xã hội, 50 câu hỏi – 60 phút).
4
Bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2023, thí
sinh làm bài trong 150 phút, gồm 120 câu với cấu trúc 3 phần:
– Ngôn ngữ: bao gồm 20 câu hỏi tiếng Việt và 20 câu hỏi tiếng Anh.
– Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu: gồm 30 câu hỏi.
– Giải quyết vấn đề: gồm 50 câu liên quan đến Hóa học, Vật lý, Sinh học,
Địa lý và Lịch sử.
Kì thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội – được tổ chức
bắt đầu từ năm 2020 và được sử dụng làm tiêu chí đánh giá và tuyển chọn sinh
viên có đủ kiến thức, tư duy vào trường. Năm 2023 được hơn 50 trường đại
học sử dụng kết quả để xét tuyển vào đại học và chiếm đến 60-70% chỉ tiêu
tuyển sinh của trường. Bài thi đánh giá tư duy năm 2023 gồm 3 phần:
– Phần thi Tư duy Toán học: Đánh giá khả năng tư duy và vận dụng
những kiến thức cơ bản của Toán học vào giải quyết những bài toán trong thực
tế, đồng thời đánh giá khả năng học toán và các môn khoa học liên quan ở bậc
đại học của thí sinh. Nội dung kiến thức phần thi tư duy toán học nằm trong
chương trình trung học phổ thông, chủ yếu lớp 11 và 12.
– Phần thi Tư duy đọc hiểu: Đọc hiểu là một trong những năng lực cốt lõi,
cần thiết cho việc tự học và học tập suốt đời. Phần thi này tập trung đánh giá kỹ
năng đọc nhanh, hiểu đúng, cùng với năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái
quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ các văn bản tiếng Việt. Nội
dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú, chủ yếu liên quan tới những chủ
đề về khoa học công nghệ, văn học, báo chí ….
– Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: Đánh giá khả năng vận
dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. Các câu hỏi
ở dạng tích hợp các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực về khoa học công nghệ,
kinh tế, kỹ thuật.
Dạng đề thi: trắc nghiệm, 4 loại câu hỏi: Nhiều lựa chọn; Chọn Đúng /
Sai; Kéo/thả đáp án; Trả lời ngắn.
Như vậy có nhiều điểm khác cơ bản giữa đề thi truyền thống và đề thi
5
đánh giá năng lực.
Kì thi TN THPT | Kì thi đánh giá năng lực- tư duy | |
Mục tiêu | – Hướng đến kiểm tra, đánh giá, củng cố nội dung kiến thức cơ bản. – Vừa đảm bảo TN vừa phải đảm bảo có sự phân hoá để các trường ĐH tuyển sinh | – Chú trọng phát triển các năng lực giải quyết vấn đề… – Các trường ĐH tuyển sinh |
Nội dung | Kiến thức bộ môn theo chuẩn kiến thức kỹ năng và ít gắn với tình huống thực tiễn. | Tích hợp kiến thức và tư duy với một số hình thức như: cung cấp số liệu, dữ liệu và các công thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề. |
Cách khai thác câu hỏi | Đa phần khai thác loại câu hỏi trả lời Có, Không, câu hỏi tái hiện lại kiến thức và phần vận dụng chiếm số lượng nhỏ tầm 30% | Thiên về câu hỏi được cung cấp đầy đủ các thông tin dữ kiện, yêu cầu thí sinh suy luận, giải thích hoặc tổng hợp kiến thức. Các câu hỏi thiên về vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. |
Giữa các kì thi có nhiều sự khác biệt nhau về cả thời gian, cấu trúc đề thi,
hình thức thi, thời gian làm bài và đặc biệt là mục tiêu và cách khai thác câu hỏi
và hướng tiếp cận. Nhiều câu hỏi đánh giá năng lực và tư duy của một số trường
vẫn nằm vào phần giảm tải đối với học sinh phổ thông học theo chương trình cơ
bản của bộ Giáo Dục, câu hỏi bao quát kiến thức toàn diện và tổng hợp, câu hỏi
tích hợp liên môn.
Do đó muốn thi bài thi đánh giá năng lực thì phải ôn thêm rất nhiều kiến
thức tổng hợp và cách ra đề một số trường lại có nhiều điểm khác nhau. Điều
này khiến cả giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn áp lực trong quá trình
vừa ôn tập cho thi tốt nghiệp vừa tìm tài liệu và ôn tập, làm quen cấu trúc bài thi,
dạng thức câu cho thi đánh giá năng lực, đánh tư duy.
6
Từ thực tế này, bản thân tôi ngoài việc cân đối điều chỉnh kế hoạch ôn tốt
nghiệp phù hợp đồng thời xây dựng lộ trình ôn thi đánh giá năng lực, đánh tư
duy bài bản hiệu quả từ bước rà soát kiến thức nền tảng thông qua thiết kế –
phân dạng câu hỏi – bài tập – tổng ôn đến luyện đề. Trong đó, bước xây dựng
kiến thức nền tảng thông qua thiết kế- phân dạng câu hỏi- bài tập là phần vô
cùng quan trọng.
2. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.2.1. Cơ sở lý luận:
a. Năng lực và năng lực đặc thù của môn hóa học:
– Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con
người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.hư vậy
có thể hiểu năng lực là một đặc tính có thể đo lường được của một người về kiến
thức, kỹ năng, thái độ… cũng như các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được
nhiệm vụ.
– Năng lực là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những
người khác, cũng là một trong những thước đo để đánh giá các cá nhân với
nhau. Năng lực bao gồm: Các hành vi phù hợp với việc làm, động cơ, kiến
thức/kỹ năng và được xác định thông qua kết quả về việc làm và vai trò công
việc.
– Năng lực có thể được hình thành do tư chất tự nhiên của cá nhân. Tuy
nhiên, năng lực phần lớn được hình thành‚ bồi đắp và có được qua quá trình học
tập‚ rèn luyện tại cơ sở giáo dục, công sở; qua những trải nghiệm thực tế, nỗ lực
học hỏi, luyện tập, trau dồi kiến thức trong cuộc sống thường ngày.
– Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc
nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn
theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học
giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri
thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục
7
khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học
góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang
được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu giáo dục của môn Hoá
học là hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời cung cấp
những kiến thức thiết thực và gắn liền với đời sống để học sinh thấy hóa học
không xa lạ, hóa học gần gũi, có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con
người, đóng góp một phần không nhỏ vào việc giải thích các hiện tượng trong
thực tiễn, góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát
triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung .
Trong những năng lực đặc thù môn Hóa học trong chương trình GDPT
2018, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Việc hình thành và phát triển năng lực này có những tác dụng sau
đây:
+ Giúp học sinh có thể giải đáp được một số thắc mắc, vấn đề, hiện tượng,
những câu hỏi “Vì sao” nảy sinh trong đời sống bằng kiến thức hóa học. Từ đó
làm tăng lòng say mê, học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực vận dụng hóa học vào thực tiễn cho học sinh. Giúp giáo viên
đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề
thực tiễn của cuộc sống của học sinh.
+ Góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp lao động sản xuất, lí thuyết gắn liền với thực tế.
+ Tạo ra hứng thú học tập bộ môn hoá học, góp phần tạo nên sự tiến bộ
của học sinh.
+ Góp phần làm thay đổi chất lượng giờ dạy của bộ môn Hóa học theo
hướng tích cực, phát huy các năng lực cho học sinh, làm cơ sở cho việc xây
dựng phương pháp dạy học, mong muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, kiểm tra và đánh giá, phát triển các năng lực cần thiết.
b. Phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông và xu hướng
phát triển của bài tập hóa học.
8
– Một trong những năng lực quan trọng cần hình thành và phát triển cho
học sinh trung học phổ thông là năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các
vấn đề thực tiễn. Hoá học là môn khoa học tự nhiên, kết hợp giữa lí thuyết và
thực nghiệm. Sử dụng bài tập hoá học có nội dung thực tiễn trong dạy học hóa
học là một biện pháp có hiệu quả trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến
thức để giải quyết các vấn đề.
– Xu hướng phát triển của bài tập hóa học: Từ mục tiêu chương trình
GDPT mới 2018 được xây dựng theo hướng hình thành và phát triển những
phẩm chất, năng lực và tư duy cho học sinh, xu hướng phát triển của bài tập hóa
học là hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng tư
duy ở các mặt lý thuyết, thực hành và ứng dụng. Do đó phải đàm bảo các yêu
cầu:
+ Hạn chế bài tập nặng yếu tố toán hóa mà nghèo nàn kiến thức hóa học.
+ Chú trọng bài tập gắn với thực tiễn, ứng dụng, mở rộng kiến thức.
+ Bài tập gắn với thực nghiệm, thực hành thí nghiệm.
+ Xây dựng bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề liên
quan hóa học và thực tiễn .
+ Đa dạng hóa các loại hình bài tập phát triển kĩ năng quan sát, phân tích,
so sánh, xử lý số liệu: phát triển tư duy logic, độc lập, sáng tạo như hình vẽ, đồ
thị, bảng biểu…
c. Phân tích câu hỏi hóa học trong một số đề thi đánh giá năng lực
CÂU HỎI HOÁ HỌC TRONG MỘT SỐ ĐỀ THI | |||
Câu hỏi | Nội dung | Cấp độ | Đề thi |
Câu 138. Trong các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1M, dung dịch dẫn điện tốt nhất là A. KCl. B. K2SO4. C. NH3. D. CH3COOH. | Điện li (Chương 1- lớp 11) | Thông hiểu | ĐGNL ĐH QGHN |
Câu 1. Trường hợp nào sau đây các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch? A. Ca2+, Cl-, CO32- , Na+. | Sự điện li (Lớp 11) | Thông hiểu | ĐGNL ĐH sư phạm |
9
cu Câu 139. NH3 là chất đầu quan trọng trong công nghiệp hóa chất, được sản xuất theo phương pháp Haber-Bosch,sử dụng phản ứng : N2 (khí) + 3H2 (khí) ⇌ 2NH3 (khí) (ΔH < 0) Tại điều kiện tỉ lệ mol giữa N2 và H2 là 1:3, nhiệt độ 450oC, áp suất 200 atm, xúc tác là sắt (Fe) dạngbột mịn, phản ứng tổng hợp NH3 cho hiệu suất khoảng 25 %. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về quá trình tổng hợp NH3? A. Giảm t0làm giảm tố độ phản ứng tổng hợp B. Tăng t0 làm tăng hiệu suất tổng hợp amoniac C. Tăng áp suất làm tăng hiệu suất tổng hợp D. Xúc tác Fe làm tăng tốc độ phản ứng | Kiến thức cân bằng hoá học Chuyển dịch cân bằng (Chương 7-lớp 10) | Thông hiểu (thuộc phần kiến thức giảm tải) | ĐGNL của ĐH QGHN |
B. Na+, SO42- , Cl-, Mg2+. C. Mg2+, NO3- , Br-, K+. D. Ba2+, K+, Cl-, NO3-. | HN | ||
Câu 8. Một tấm kính hình chữ nhật chiều dài 2,4 m, chiều rộng 2,0 m được tráng lên một mặt bởi lớp bạc có bề dày là 0,1 μm. Để tráng bạc lên 1000 tấm kính trên người ta phải dùng V lít dung dịch glucozơ 1 M. Biết: H tráng bạc tính theo glucozơ là 80%, d bạc =10,49 g/cm3, 1 μm = 10-6 m. Giá trị gần nhất của V là A. 23,31. B. 23,53. C. 22,24. D. 29,14. | Cacbohidr at | Vận dụng (Gắn thực tiễn, kết hợp kiến thức Toán) | ĐGNL của ĐH sư phạm HN |
Câu 9. Giải Nobel Hóa học năm 2021 được trao cho 2 nhà khoa học Benjamin List và David W.C. MacMillan “cho sự phát triển quá trình xúc tác hữu cơ bất đối xứng”, mở ra các ứng dụng trong việc xâydựng phân tử. Trong đó Benjamin | ĐC hoá hữu cơ (lớp 11) | Thông hiểu (Cung cấp kiến thức | ĐGNL của ĐH sư phạm HN |
10
List đã sử dụng prolin làm xúc tác cho phản ứng cộng andol. Prolincó công thức cấu tạo như sau: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Prolin có chứa một nhóm chức ancol. B. Prolin có chứa một nhóm chức amin bậc hai. C. Một phân tử prolin có 6 nguyên tử cacbon. D. Prolin là hợp chất đa chức. | không có trong SGK) | ||
Câu 132. Đồng sunfat ngậm nước hay còn gọi là đá xanh có công thức hóa học CuSO4.5H2O thường được ứng dụng làm chất sát khuẩn, diệt nấm, diệt cỏ và thuốc trừ sâu… Khi nung nóng, CuSO4.5H2O mất dần khối lượng. Đồ thị sau đây biểu diễn độ giảm khối lượng CuSO4.5H2O khi tăng t0 nung. Thành phần gần nhất của chất rắn sau khi nhiệt độ đạt đến 200oC là A. CuSO4.H2O. B. CuSO4.4H2O. C. CuSO4. D.CuO. | Tổng hợp kiến thức về phản ứng hóa học. | Vận dụng cao (Cung cấp kiến thức không có trong SGK -đồ thị) | ĐGNL của ĐH QGHN |
Theo phân tích trên, câu hỏi hóa học trong đề thi đánh giá năng lực chia
thành 2 nhóm câu hỏi lớn ứng với 2 mức độ: thông hiểu và vận dụng.
11
Thông hiểu | Vận dụng |
Tương tự như trong đề tốt nghiệp THPT | Đặt vấn đề (đưa ra tình huống) thường gắn liền thực tiễn |
Kiến thức nằm trong chương trình THPT (có trong sách giáo khoa- một số nội dung trong phần giảm tải) | Cung cấp thêm thông tin – số liệu, gợi ý kiến thức (thường là chưa học, không có trong sách giáo khoa có thể đưa dưới dạng biểu đồ, đồ thị, số liệu thực nghiệm) |
Yêu cầu: tái hiện lại kiến thức đã học | Yêu cầu: không yêu cầu khó về kĩ tính toán mà cần vận dụng thông tin và suy luận để tìm hướng giải quyết vấn đề |
Kiến thức đơn môn | Kết hợp kiến thức của nhiều môn học |
Như vậy, các câu hỏi ở mức độ thông hiểu trong đề thi đánh giá năng lực
chỉ yêu cầu học sinh ở mức độ tái hiện kiến thức, mô tả kiến thức, diễn giải kiến
thức, cần tư duy logic nhưng tương tự như mức độ thông hiểu trong đề tốt
nghiệp THPT nên rất quen thuộc với học sinh. Một số câu kiến thức thuộc phần
giảm tải. Còn các câu hỏi ở mức độ vận dụng thì câu hỏi cần học sinh có sự tư
duy hệ thống (suy luận, tổng hợp, so sanh, khái quát hóa không bị lệ thuộc vào
kiến thức có sẵn). Như vậy, học sinh cần có kiến thức tổng hợp, kiến thức liên
môn, có khả năng tích hợp kiến thức và tư duy liên hệ thực tế và suy luận giải
quyết vấn đề một cách sáng tạo theo hướng tiếp cận mới không phụ thuộc vào
mẫu. Đây là điểm ít được khai thác trong các đề thi tốt nghiệp THPT.
2.2.2. Triển khai biện pháp.
Phần 1: XÂY DỰNG CÁC DẠNG CÂU HỎI– BÀI TẬP.
Trong sáng kiến này, tôi chú trọng xây dựng một số dạng câu hỏi bài tập ít
xuất hiện trong các đề thi tốt nghiệp THPT theo hướng tiếp cận kiến thức liên
môn -liên hệ giải quyết các vấn đề thực tế (giải thích hiện tượng tự nhiên, ứng
12
dụng hóa học trong cuộc sống); khai thác câu hỏi không quá nặng yếu tố toán –
hóa mà gắn với thực hành, thực tế cuộc sống với nhiều thông tin gần gũi hữu ích
đồng thời kích khả năng suy luận phát hiện, tổng hợp -vận dụng kiến thức để
giải quyết vấn đề từ kiến thức mới được cung cấp trong đề với một số hình thức
như: cung cấp kiến thức mới số liệu, dữ liệu và các công thức cơ bản nhằm đánh
giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề.
– MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT.
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: