dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Phân dạng bài tập ancol phenol

phan dang bai tap ancol phenol

Phân dạng bài tập ancol phenol

phan dang bai tap ancol phenol

Xem thêm

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết ancol phenol

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết anđehit axit cacboxylic

Phân dạng bài tập anđehit axit cacboxylic

 

PHÂN DẠNG BÀI TẬP ANCOL – PHENOL

  1. Phản ứng thế Na, K
  • Mức độ vận dụng

Câu 1: Cho 3,38 gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na, thấy thoát ra 672 ml H2 (đktc) và thu được hỗn hợp chất rắn X1 có khối lượng là:

  1. 3,61 gam. B. 4,70 gam.             C. 4,76 gam.                 D. 4,04 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Nguyễn Trãi Thái Bình, năm 2015)

Câu 2: Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của X trong Y là 71,875%. Cho 6,4 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít H2 (đktc). Số nguyên tử H có trong công thức phân tử ancol X là:

  1. 10. B. 4. C. 8.                             D. 6.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Hùng Vương Phú Thọ, năm 2015)

Câu 3: Cho 11 gam một hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng hết với Na, thu đ­ược 3,36 lít khí (ở đktc). Công thức của hai ancol trên là

  1. C2H5OH và C4H9OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
  2. C3H5OH và C4H7OH. D. CH3OH và C2H5OH.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Việt Yên Bắc Giang, năm 2015)

Câu 4: Cho 3,35 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với Na dư thu được 0,56 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của 2 ancol đó là:

  1. C5H11OH, C6H13OH. B. C3H7OH, C4H9OH.
  2. C4H9OH, C5H11OH. D. C2H5OH, C3H7OH.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Đa Phúc Hà Nội, năm 2015)

Câu 5: Cho m gam phenol (C6H5OH) tác dụng với natri dư thấy thoát ra 0,56 lít khí H2 (đktc), giá trị m của là

  1. 4,7 gam. B. 9,4 gam. C. 7,4 gam.                  D. 4,9 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Hương Khê Hà Tĩnh, năm 2015)

Câu 6: Khi cho 9,2 gam glixerol tác dụng với Na vừa đủ thu được V lít H2 ở (đktc). Giá trị của V là:

  1. 2,24 lít. B. 6,72 lít. C. 1,12 lít.                    D. 3,36 lít.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT Đặng Thúc Hứa Nghệ An, năm 2015)

Câu 7: Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm rượu etylic, axit fomic và etylen glicol tác dụng với kim loại Na (dư), thu được 0,3 mol khí H2. Khối lượng của etylen glicol trong hỗn hợp là bao nhiêu?

  1. 9,2 gam. B. 15,4 gam. C. 12,4 gam.                 D. 6,2 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT chuyên Lê Quy Đôn, năm 2015)

Câu 8: Cho 23,05 gam X gồm ancol etylic, o-crezol và ancol benzylic tác dụng hết với natri dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị V là

  1. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít.                    D. 8,96 lít.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, năm 2015)

Câu 9: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Còn nếu lấy m gam X tác dụng hết với Na dư thì thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

  1. 6,72. B. 4,48. C. 5,6.                          D. 2,8.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

  1. Phản ứng tách nước
  • Mức độ vận dụng

Câu 10: Cho 47 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đi qua xúc tác (H2SO4 đặc, đun nóng) thu được hỗn hợp Y gồm : ba ete, 0,27 mol olefin, 0,33 mol hai ancol dư và 0,42 mol H2O. Biết rằng hiệu suất tách nước tạo mỗi olefin đối với mỗi ancol đều như nhau và số mol ete là bằng nhau. Khối lượng của hai ancol dư có trong hỗn hợp Y gần giá trị nào nhất ?

  1. 17,5. B. 14,5. C. 18,5.                                    D. 15,5.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Diễn Châu 5 Nghệ An, năm 2015)

  1. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
  • Mức độ vận dụng

Câu 11: X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là

  1. C3H6(OH)2. B. C2H4(OH)2. C. C3H5(OH)3.              D. C3H7OH.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần Sở GD & Đào Tạo tỉnh Thanh Hóa, năm 2015)

Câu 12: Một hỗn hợp X gồm hai ancol mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và hơn kém nhau một nhóm -OH. Để đốt cháy hết 0,1 mol hỗn hợp X cần 8,4 lít O2 (đktc) và thu được 13,2 gam CO2. Biết rằng khi oxi hóa hỗn hợp X bởi CuO trong sản phẩm có một anđehit đa chức. Hai ancol trong hỗn hợp X có công thức cấu tạo là

  1. CH2(OH)-CH2-CH2OH và CH3-CH2CH2OH.
  2. CH3-CH(OH)-CH2OH và CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH.
  3. CH2(OH)-CH2-CH2OH và CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH.
  4. CH2(OH)-CH2-CH2-CH2OH và CH3-CH(OH)-CH(OH)-CH2OH.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Hùng Vương Phú Thọ, năm 2015)

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hơi ancol no A mạch hở, thu được CO2 và H2O có tổng thể tích gấp 5 lần thể tích hơi ancol A đã dùng (ở cùng điều kiện). Vậy số công thức cấu tạo của A là

  1. 1. B. 2. C. 3.                             D. 4.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Hà Giang, năm 2015)

Câu 14: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

  1. 2. B. 4. C. 3.                             D. 5.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Nam Phù Cừ Hưng Yên, năm 2015)

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn ancol X được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4; thể tích oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích CO2 thu được (đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là

  1. C3H8O. B. C3H8O2. C. C3H4O.                    D. C3H4O2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng, năm 2015)

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol đơn chức trong 1,4 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 2 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là:

  1. 14,8 gam. B. 18,0 gam.                 C. 12,0 gam.                 D. 17,2 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Nguyễn Khuyến TP.HCM, năm 2015)

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng, thu được 9,408  lít khí CO2 (đktc) và 12,24 gam H2O. Giá trị của m là

  1. 10,96. B. 9,44. C. 10,56.                      D. 14,72.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Sào Nam Quảng Nam, năm 2015)

Câu 18: Ancol X tác dụng được với Cu(OH)2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần x lít O2 (đktc), thu được 0,4 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Giá trị của m và x tương ứng là:

  1. 9,2 và 13,44. B. 12,4 và 13,44. C. 12,4 và 11,2.                        D. 9,2 và 8,96.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT chuyên Lê Quy Đôn, năm 2015)

Câu 19: Một bình kín dung tích 5,6 lít có chứa hỗn hợp hơi của hai ancol đơn chức và 3,2 gam O2. Nhiệt độ trong bình là 109,2oC, áp suất trong bình là 0,728 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hai ancol, sau phản ứng nhiệt độ trong bình là 136,5oC và áp suất là p atm. Dẫn các chất trong bình sau phản ứng qua bình (1) đựng H2SO4 đặc (dư), sau đó qua bình (2) đựng dung dịch NaOH (dư), thấy khối lượng bình (1) tăng 1,26 gam, khối lượng bình (2) tăng 2,2 gam. Biết rằng thể tích bình không đổi, p có giá trị là:

  1. 0,724. B. 0,924. C. 0,8                           D. 0,9.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT chuyên Long An, năm 2015)

Câu 20: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

  1. 2. B. 4. C. 3.                             D. 5.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Nam Phù Cừ Hưng Yên, năm 2015)

Câu 21: Hỗn hợp R gồm hai ancol no, mạch hở X và Y (có số mol bằng nhau,  Khi đốt cháy một lượng hỗn hợp R, thu được CO2 và H2O có tỷ lệ tương ứng là 2 : 3. Phần trăm khối lượng của X trong R là :

  1. 57,40%. B. 29,63%.                   C. 42,59%.                   D. 34,78%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol, thu được 0,88 gam CO2. Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X được hỗn hợp an ken Y. Đốt cháy hết Y thu được tổng khối lượng H2O và CO2

  1. 1,47 gam.                 B. 2,26 gam.                C. 1,96 gam.                 D. 1,24 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Hương Khê Hà Tĩnh, năm 2015)

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 1,76 gam một ancol X đơn chức, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 10 gam kết tủa. Mặt khác, cho X đun với H2SO4 đặc ở 170oC thì thu được 1 anken duy nhất. Có bao nhiêu ancol thỏa mãn?

  1. 4.                    B. 8.                                         C. 7.                             D. 3.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Trần Trọng Bình Phú Yên, năm 2015)

  • Mức độ vận dụng cao

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 5,16 gam hỗn hợp X gồm các ancol , bằng một lượng khí O2 (vừa đủ) thu được 12,992 lít hỗn hợp khí và hơi (ở đktc). Sục toàn bộ lượng khí và hơi trên vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch trong bình  giảm m gam. Giá trị của m là :

  1. 7,32.             B. 6,46.                                    C. 7,48 .                       D. 6,84.
  2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
  • Mức độ vận dụng

Câu 25: Một hỗn hợp A gồm ancol metylic, ancol etylic và phenol có khối lượng 28,9 gam. Chia A làm hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất phản ứng hoàn toàn với Na thu được 2,806 lít khí H2  (27oC; 750 mmHg). Phần thứ hai phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng ancol etylic trong hỗn hợp A là:

  1. 11,07%. B.  25,47%.                  C.  23,88%.                  D.  15,91%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần Sở GD & Đào Tạo tỉnh Thanh Hóa, năm 2015)

Câu 26: Oxi hóa 4,6 gam etanol bằng CuO nung nóng được hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Cho X tác dụng với Na dư thì thể tích H2 (đktc) thu được là

  1. 1,12. B. 0,448. C. 11,2.                                    D. 4,48.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Thanh Chương 1 Nghệ An, năm 2015)

Câu 27: Cho hỗn hợp A gồm hai rượu đơn chức liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đem oxi hoá hoàn toàn hỗn hợp A bằng CuO thu được hỗn hợp gồm anđehit và xeton (hỗn hợp B). Tỉ khối của B so với A bằng 65/67. Công thức của hai ancol là

  1. CH3OH và C2H5OH. B. C4H7OH và C5H9OH.
  2. C2H5OH và C3H7OH. D. C4H7OH và C3H5OH.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Việt Yên Bắc Giang, năm 2015)

  • Mức độ vận dụng cao

Câu 28: Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng thu được 11,76 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Làm lạnh X rồi cho X tác dụng với Na dư  thu được 2,24 lít H2 (ở đktc). Phần trăm ancol bị oxi hoá là

  1. 60%. B. 75%. C. 80%.                        D. 50%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT Chúc Động Hà Nội, năm 2015)

  1. Bài tập tổng hợp
  • Mức độ vận dụng

Câu 29: Hỗn hợp X gồm 3 ancol. Cho Na dư phản ứng với 0,34 mol X thì thu được 13,44 lít khí. Mặt khác, đốt cháy 0,34 mol X cần V lít khí oxi thu được 52,8 gam CO2. Giá trị nào sau đây gần với V nhất ?

  1. 30,7.                         B. 33,6.                                    C. 31,3.                                    D. 32,4.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Nguyễn Khuyến TP.HCM, năm 2015)

Câu 30: X và Y là 2 hợp chất chỉ có chức ancol, trong đó khối lượng mol của X nhỏ hơn của Y. Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất X, Y đều tạo ra số mol CO2 ít hơn số mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z gồm những lượng bằng nhau về số mol của X và Y thu được tỷ lệ số mol CO2 và H2O tương ứng là 2 : 3. Số hợp chất thỏa mãn các tính chất của Y là:

  1. 4 chất. B. 6 chất.                                   C. 5 chất.                     D. 2 chất.

Câu 31: Đun nóng hỗn hợp gồm 2 ancol no đơn chức X và Y, mạch hở, kế tiếp trong dãy đồng đẳng (MX > MY) với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 4,836 gam hỗn hợp 3 ete. Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là 25% và 30%. Lượng ancol chưa tham gia phản ứng đem cho tác dụng với natri dư thu được 0,292 gam H2. Tính số mol của X trong hỗn hợp ban đầu.

  1. 0,24. B. 0,18. C. 0,12.                                       D. 0,16.

Câu 32: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol anlylic, glixerol và etylen glicol. Cho m gam X phản ứng với natri dư thu được 10,416 lít khí. Đốt cháy m gam X cần 36,288 lít O2 thu được 28,62 gam H2O. Phần trăm khối lượng ancol anlylic trong X là (thể tích khí đo ở đkc):

  1. 29,54%. B. 31,13%.                   C. 30,17%.                   D. 28,29%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Nguyễn Khuyến TP.HCM, năm 2015)

Câu 33: Hỗn hợp X gồm ancol etylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy m gam X thu được 1 mol CO2 và 1,4 mol H2O. Cũng m gam X tác dụng tối đa với 14,7 gam Cu(OH)2. Giá trị của m là

  1. 20,0. B. 29,2. C. 40,0.                                    D. 26,2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Câu 34: Hiđrat hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon thu hỗn hợp chỉ gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 118,2 gam kết tủa. Giá trị của m là

  1. 4,2. B. 16,8. C. 8,4.                          D. 12,6.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Câu 35: Cho  18,4 gam hỗn hợp Y gồm ancol metylic, ancol anlylic và etylen glicol tác dụng với Na kim loại (dư) thu được V lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt 18,4 gam hỗn hợp Y, thu được 30,8 gam CO2 và 18,0 gam H2O. Giá trị của V là

  1. 5,60. B. 4,48. C. 2,24.                                    D. 3,36.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh Đăk Nông, năm 2015)

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 7,65 gam hỗn hợp X gồm các ancol, thu được 6,72 lít khí CO2 và 7,65 gam H2O. Mặt khác, cũng lấy hỗn hợp X ở trên tác dụng với Na dư thì thu được V lít khí H2, các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của V là :

  1. 4,48. B. 2,24. C. 3,36.                                    D. 5,60.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Bắc Đông Quan Thái Bình, năm 2015)

 

 

Câu 37: Cho hỗn hợp A gồm ancol etylic và phenol phản ứng với dung dịch NaOH 1M thấy dùng hết 50 ml. Nếu cho hỗn hợp A tác dụng với Na dư thì thu được 1,12 lít khí H2 (ở đktc). Tính phần trăm khối l­ượng mỗi chất trong hỗn hợp A?

  1. 32,86%C2H5OH; 67,14%C6H5OH. B. 82,36%C2H5OH; 17,64%C6H5OH.
  2. 38,62%C2H5OH; 61,38%C6H5OH. D. 25%C2H5OH; 75%C6H5OH.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Việt Yên Bắc Giang, năm 2015)

Câu 38: Đun 17,1 gam hỗn hợp hai ancol M và N (MM < MN) đồng đẳng kế tiếp với H2SO4 đặc ở 170oC, thu được hỗn hợp anken X (hiệu suất 100%). Để đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 30,24 lít oxi (đktc). Mặt khác, nếu đun 17,1 gam hỗn hợp ancol trên với H2SO4 ở 140oC, thu được 10,86 gam hỗn hợp các ete. Biết hiệu suất tạo ete của M là 60%, hiệu suất tạo ete của N là

  1. 70%. B. 63,5%. C. 80%.                        D. 75%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Thanh Chương 1 Nghệ An, năm 2015)

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu đ­ược 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,65 gam H2O. Mặt khác, m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư, thu đ­ược 2,8 lít H2 (đktc). Biết tỉ khối hơi của mỗi chất trong X so với H2 đều nhỏ hơn 40. Công thức phân tử của A và B là:

  1. C2H6O và C3H8O. B. C2H6O và CH4O.
  2. C2H6O2 và C3H8O2. D. C3H8O2 và C4H10O2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT Việt Yên Bắc Giang, năm 2015)

Câu 40: Hỗn hợp X gồm etilen và propilen với tỷ lệ thể tích tương ứng là 3 : 2. Hiđrat hoá hoàn toàn một thể tích X thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó tỷ lệ về khối lượng các ancol  bậc 1 so với ancol  bậc hai là 28 : 15. Thành phần phần trăm về khối lượng của ancol iso-propylic trong hỗn hợp Y là :

  1. 38,88%. B. 43,88%. C. 44,88%.                   D. 34,88%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Hà Giang, năm 2015)

Câu 41: Hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 0,7 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 2,6 mol H2O. Giá trị của m là

  1. 24. B. 42. C. 36.                           D. 32.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Đoàn Thượng Hải Dương, năm 2015)

Câu 42: Cho hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với natri (dư), thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Nếu cho hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch nước brom vừa đủ thì thu được 19,86 gam kết tủa trắng. Phần trăm khối lượng của etanol trong X là

  1. 66,19% B. 20% C. 80%                         D. 33,81%

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Can Lộc Hà Tĩnh, năm 2015)

Câu 43: Hỗn hợp X gồm glixerol và 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 17,0 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 17,0 gam hỗn hợp X thu được 13,44 lít CO2 (đktc). Tính khối lượng H2O đã sinh ra.

  1. 12,6 gam. B. 13,5 gam.                 C. 14,4 gam.                 D. 16,2 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Quảng Xương 3 Thanh Hóa, năm 2015)

Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm một số ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng 10,44g hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là:

  1. 7,74 gam. B. 6,55 gam. C. 8,88 gam.                 D. 5,04 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT Chúc Động Hà Nội, năm 2015)

Câu 45: X và Y là hai ancol đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Đốt cháy một lượng với tỉ lệ bất kỳ hỗn hợp X và Y đều thu được khối lượng CO2 gấp 1,833 lần khối lượng H2O. Nếu lấy 5,2 gam hỗn hợp của X và Y thì hòa tan tối đa m gam Cu(OH)2. Giá trị của m có thể là

  1. 5,88. B. 5,54. C. 4,90.                                    D. 2,94.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Câu 46: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol, glixerol có khối lượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 4,368 lít khí CO2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Cũng m gam hỗn hợp X trên cho tác dụng vừa đủ với kali thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là:

  1. 13,63. B. 13,24. C. 7,49.                                    D. 13,43.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT chuyên Long An, năm 2015)

Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm 3 ancol thu được x mol CO2 và y mol H2O. Mặt khác, cho 0,5m gam hỗn hợp T tác dụng với Na dư thu được z mol H2. Mối liên hệ giữa m, x, y, z là

  1. m=24x+2y+64z. B. m =12x+2y+32z. C. m=12x+2y+64z.       D. m=12x+y+64z.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT chuyên Lê Quy Đôn, năm 2015)

Câu 48: Cho 23,4 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 13,8 gam Na, thu được 36,75 gam chất rắn. Nếu cho 20,8 gam X tách nước tạo ete (với hiệu suất 100%) thì khối lượng ete thu được là

  1. 17,2 gam. B. 12,90 gam.             C. 19,35 gam.               D. 13,6 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT chuyên Lý Tự Trọng Cần Thơ, năm 2015)

Câu 49: Ảnh hưởng của rượu bia đối với tình hình giao thông là đáng báo động, khi có tới hơn 1/4 số vụ TNGT nghiêm trọng thời gian qua liên quan đến rượu bia. Khi có chất cồn trong người, lại chạy xe với tốc độ cao, khả năng xử lý kém, nếu xảy ra TNGT thường rất nặng nề và rất khó cứu chữa. Vì vậy: “Đã uống rượu, bia – Không lái xe”.

Theo WHO đưa ra một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn etanol nguyên chất (với người trưởng thành và có sức khỏe bình thường). Biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,8 gam/ml. Vậy một đơn vị uống chuẩn tương đương với bao nhiêu thể tích dung dịch rượu có ghi 25o

  1. khoảng 12,50 ml. B. khoảng 31,25 ml. C. khoảng 50,00 ml.     D. khoảng 45,00 ml.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Bắc Đông Quan Thái Bình, năm 2015)

Câu 50: Một hỗn hợp gồm phenol và benzen có khối lượng 25 gam khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn hỗn hợp thu được tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là:

  1. 0,625 gam. B. 24,375 gam. C. 15,6 gam.                 D. 9,4 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, năm 2015)

  • Mức độ vận dụng cao

Câu 51: Hỗn hợp X gồm C3H8O3 (glixerol), CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 3,36 (lít) khí  H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 11,34 gam H2O. Biết trong X glixerol chiếm 25% về số mol.Giá trị đúng của m gần nhất với :

  1. 10. B. 11.                           C. 12.                           D. 13.

Câu 52: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X Y (Mx < My), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là

  1. 50% và 20%. B. 20% và 40%.                        C. 40% và 30%.            D. 30% và 30%.

(Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2015)

 

Link download bản pdf phân dạng bài tập ancol phenol – không có đáp án

PHÂN DẠNG BÀI TẬP ANCOL PHENOL – không có đáp án

Link download bản pdf phân dạng bài tập ancol phenol – có đáp án

PHÂN DẠNG BÀI TẬP ANCOL PHENOL – có đáp án

 

Xem thêm

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết ancol phenol

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết anđehit axit cacboxylic

Phân dạng bài tập anđehit axit cacboxylic

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay