dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Cách chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Cách chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, cách dựng một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng cho trước là bài toán quyết định của hình học không gian lớp 11, và cũng là cơ sở để giải quyết bài toán tính thể tích khối đa diện ở lớp 12.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem thêm Cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng

1. Lý thuyết đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Định nghĩa. Một đường thẳng gọi là vuông góc với mặt phẳng nếu nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng ấy.

định nghĩa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Tuy nhiên, để chứng minh một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng ta không cần chỉ ra nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng, mà ta chỉ cần sử dụng định lý sau.

Định lý. Nếu đường thẳng $d$ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau $a$ và $b$ cùng nằm trong mặt phẳng $(P)$ thì đường thẳng $d$ vuông góc với mặt phẳng $(P)$.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
cách chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Như vậy, nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì ta được sử dụng kết quả đường thẳng đó vuông góc với mọi đường thẳng của mặt phẳng đã cho. Nhưng để chứng minh thì ta chỉ cần chỉ ra nó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng đó là đủ.

Hệ quả: Nếu một đường thẳng vuông góc với hai cạnh của một tam giác thì nó cũng vuông góc với cạnh thứ ba.

2. Ví dụ dạng toán chứng minh đường thẳng vuông góc mặt phẳng

Ví dụ 1. Cho hình chóp $S.ABC$ có $ SA$ vuông góc với đáy $(ABC), $ tam giác $ABC$ vuông tại $ B. $ Chứng minh rằng đường thẳng $ BC$ vuông góc với mặt phẳng $(SAB). $

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Cho hình chóp ?.??? có ?? vuông góc với đáy (???), tam giác ??? vuông tại ?

Hướng dẫn. Muốn chỉ ra đường thẳng $ BC$ vuông góc với mặt phẳng $(SAB) $ ta phải chỉ ra đường thẳng \(BC\) vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng \( (SAB) \). Hiển nhiên ta đã có ngay \( BC\perp AB \) do tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\). Cần phải tìm thêm một đường thẳng nữa cũng vuông góc với \( BC \) mà đường thẳng đó phải cắt \( AB \).
Chú ý rằng giả thiết cho \( SA \) vuông góc với mặt phẳng \( (ABC) \), tức là nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng \( (ABC) \). Nên, tất nhiên \( SA \) cũng vuông góc với \( BC \). Tóm lại, chúng ta có lời giải như sau.

Lời giải. Ta có \( SA\perp (ABC) \Rightarrow SA\perp BC \). Như vậy $$ \begin{cases}
BC\perp SA\\ BC\perp AB\\
AB,SA \subset (ABC)\\
AB,SA \text{ cắt nhau}
\end{cases}$$ Suy ra, $ BC$ vuông góc với mặt phẳng $(SAB). $

Ví dụ 2. Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình thoi tâm $ O, SA=SC $ và $ SB=SD. $

1. Chứng minh rằng đường thẳng $ SO $ vuông góc với mặt phẳng $ (ABCD).$

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

2. Gọi $ M, N $ lần lượt là trung điểm của $ SB $ và $ SD $. Chứng minh đường thẳng $ MN$ vuông góc với mặt phẳng $(SAC). $

Cho hinh chop S.ABCD có SA=SC, SB=SD, đáy là hình thoi tâm O

Hướng dẫn. 

1. Chỉ ra \( SO \) là đường cao trong tam giác cân \( SAC \) nên \( SO \perp AC\). Tương tự cũng chứng minh được \( SO\perp BD \). Mà \( AC \) và \( BD \) là hai đường thẳng cắt nhau, cùng nằm trong mặt phẳng \( (ABCD) \) nên suy ra \( SO \) vuông góc với \( (ABCD) \).

2. Ta chứng minh đường thẳng \( BD\) vuông góc với mặt phẳng \((SAC) \). Thật vậy, có
$$ \begin{cases}
BD\perp AC\\
BD\perp SO\\
AC,SO \subset (SAC)\\
AC, SO \text{ cắt nhau}
\end{cases} $$ Mặt khác \( MN \) là đường trung bình của tam giác \( SBD \) nên \( MN\parallel BD \). Do đó, đường thẳng \( MN \) vuông góc với mặt phẳng \( (SAC) \).

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ 3. Tứ diện $ ABCD $ có $ AC=AD $ và $ BC=BD. $ Chứng minh rằng đường thẳng $ CD$ vuông góc với đường thẳng $AB. $

tứ diện ABCD

Hướng dẫn. Giả thiết $ AC=AD $ và $ BC=BD $ gợi cho chúng ta nghĩ đến các tính chất của tam giác cân. Mà tam giác cân thì yếu tố vuông góc chính là các đường cao đồng thời cũng là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy. Do đó, chúng ta gọi trung điểm của \( CD \) là \( M \) thì có cách giải như sau.

Lời giải. Gọi trung điểm của cạnh \( CD \) là \( M \) thì ta có tam giác \( ACD \) cân tại \( A \) nên \( AM\perp CD \), tam giác \( BCD \) cân tại \( B \) nên \( BM\perp CD \). Tóm lại chúng ta có $$ \begin{cases}
CD\perp AM\\
CD\perp BM\\
AM,BM \subset (ABM)\\
AM,BM \text{ cắt nhau}
\end{cases} \Rightarrow CD \perp (ABM)$$ Mà đường thẳng \( AB \) nằm trong mặt phẳng \( (ABM) \) nên suy ra \( CD \) vuông góc với \( AB. \)

Ví dụ 4. Hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình chữ nhật và $ SA $ vuông góc với đáy. Chứng minh rằng đường thẳng $ CD $ vuông góc với mặt phẳng $ (SAD). $

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật SA vuông góc với đáy

Gợi ý. Hãy chỉ ra đường thẳng $ CD $ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng $ (SAD). $

Lời giải. Ta có \( ABCD \) là hình chữ nhật nên \( CD\perp AD \). Mặt khác, \( SA \) vuông góc với đáy \( (ABCD) \) nên \( SA \) vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong \( (ABCD) \), đương nhiên trong đó có \( CD \). Tóm lại, chúng ta có được
$$ \begin{cases}
CD\perp AD\\
CD\perp SA\\
AD,SA\subset (SAD)\\
AD,SA \text{ cắt nhau}
\end{cases} $$  Suy ra, đường thẳng \( CD \) vuông góc với mặt phẳng \( (SAD). \)

Ví dụ 5. Hình chóp $ S.ABC $ có $ SA=SB=SC $. Chứng minh rằng $ O $ là hình chiếu của $ S $ lên mặt phẳng $(ABC)$ khi và chỉ khi $ OA=OB=OC. $

hình chóp đều S.ABC có O là tâm của đáy chứng minh SO vuông góc với (ABC)


Hướng dẫn. Ta phải chứng minh cả hai chiều thuận và đảo của bài toán.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • Thuận: Có đường thẳng $ SO$ vuông góc với $(ABC) $ nên $ SO $ vuông góc với các đường thẳng $ OA,OB,OC. $ Ba tam giác vuông $ SOA,SOB,SOC $ bằng nhau nên suy ra $ OA=OB=OC. $
  • Đảo: Từ $ OA=OB $ suy ra tam giác $ OAB $ cân tại $ O. $ Gọi $ I $ là trung điểm của $ AB $ thì $ AB $ vuông góc với $ OI $. Mặt khác, tam giác $SAB$ cũng cân tại $S$ nên và $ SI\perp AB. $ Do đó, $ AB $ vuông góc với $ SO. $
    Chứng minh tương tự có $ AC $ cũng vuông góc với $ SO. $ Từ đó suy ra $ SO $ vuông góc với mặt phẳng $ (ABC) $ hay $ O $ là hình chiếu của $ S $ lên mặt phẳng $ (ABC). $

Ví dụ 6. Cho hình chóp $ S.ABC $ có tam giác $ ABC $ vuông tại $ B $; cạnh bên $ SA $ vuông góc với đáy.

1. Chứng minh các mặt bên của hình chóp là các tam giác vuông.

2. Gọi $ H $ là hình chiếu vuông góc của $ A $ trên $ SB $, chứng minh đường thẳng $ AH $ vuông góc với mặt phẳng $ (SBC) $.

3. Gọi $ K $ là hình chiếu vuông góc của $ A $ lên $ SC, $ chứng minh đường thẳng $ SC $ vuông góc với mặt phẳng $ (AHK). $

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

4. Gọi $ I $ là giao điểm của $ BC $ và $ HK, $ chứng minh đường thẳng $ AI $ vuông góc với mặt phẳng $ (SAC). $

Cho hình chóp ?.??? có ?? vuông góc với đáy (???), tam giác ??? vuông tại ?, H và K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A

Hướng dẫn.

1. Vì \( SA \) vuông góc với đáy \( (ABC) \) nên \( SA \) vuông góc với \( AB,AC \). Do đó, các tam giác \( SAB, SAC \) vuông tại \( A \).

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Để chứng minh tam giác \( SBC \) vuông, ta chứng minh \( BC\perp SB \) bằng cách chỉ ra \( BC \) vuông góc với mặt phẳng \( (SAB) \). Thật vậy, chúng ta có
$$ \begin{cases}
BC\perp AB\\
BC\perp SA\\
AB, SA \text{ cắt nhau}\\
AB, SA  \subset (SAB)
\end{cases} $$

2. Theo chứng minh ở phần trước, có \( BC\perp (SAB) \) nên suy ra \( BC\perp AH \). Như vậy, ta có
$$ \begin{cases}
AH\perp SB\\AH\perp BC\\
BC, SB \text{ cắt nhau và nằm trong } (SBC)
\end{cases} $$ Suy ra đường thẳng \( AH \) vuông góc với mặt phẳng \( (SBC) \).

3. Chỉ ra \( SC \) vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng \( (AHK) \) là \( AH \) và \( AK \).

4. Chỉ ra \( AI \) vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng \( (SAC) \) là \( SA \) và \( SC \).

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ 7. Cho hình chóp $ S.ABC $, biết $ SA = SB = SC = a,$ $\widehat{ASB} = 60^\circ,$ $\widehat{BSC} = 90^\circ, $ $\widehat{CSA} = 120^\circ $. Gọi $ H $ là trung điểm $ AC $. Chứng minh $ SH $ vuông góc với mặt phẳng $ (ABC) $.

Hướng dẫn. Tam giác $ SAB $ đều nên $ AB = SA = a $. Tam giác $ SBC $ vuông tại $ S $ nên có $$ BC = \sqrt{SB^2 + SC^2} = a\sqrt{2}.$$ Tam giác $ SAC $ có $$ AC =\sqrt{SA^2 + SC^2 – 2SA.SC.\cos60^\circ}= a\sqrt{3}.$$ Từ đó suy ra tam giác $ ABC $ vuông tại $ B $. Vì $ H $ là trung điểm $ AC $ nên $ HA = HB = HC $, mà $ SA = SB = SC $ nên đường thẳng $ SH$ vuông góc với $(ABC) $.

Ví dụ 8. Cho hình chóp $ S.ABC $ có đáy $ ABC $ là tam giác đều cạnh $ 2a $; cạnh bên $ SA $ vuông góc với đáy; $ SA = a\sqrt{3} $. Gọi $ E, F $ lần lượt là trung điểm của $ BC $ và $ SE $. Chứng minh hai đường thẳng $ AF $ và $ SC $ vuông góc với nhau.
Gợi ý. Chỉ ra tam giác $ SAE $ vuông cân tại $ A $.

Ví dụ 9. Cho hình chóp $ S.ABCD $ có đáy là hình vuông cạnh $ a $; cạnh bên $ SA $ vuông góc với đáy và $ SA = a\sqrt{2}$. Gọi $ M, N $ lần lượt là hình chiếu của $ A $ trên $ SB $ và $ SD $, chứng minh đường thẳng $ SC $ vuông góc với mặt phẳng $ (AMN) $. Gọi $ K $ là giao điểm của $ SC $ và $ (AMN) $. Chứng minh $ AK $ và $ MN $ vuông góc với nhau và tính diện tích tứ giác $ AMKN $.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ 10. [Đề thi ĐH Khối B năm 2002] Cho hình lập phương $ ABCD.A’B’C’D’ $. Gọi $ M, N, P $ lần lượt là trung điểm của $ BB’,CD,A’D’ $. Chứng minh đường thẳng $ MP $ vuông góc với $ C’N $.

Ví dụ 11. Cho tứ diện $ OABC $ có $ OA, OB, OC $ đôi một vuông góc với nhau. Gọi $ H $ là hình chiếu vuông góc của điểm $ O $ trên mặt phẳng $ (ABC) $. Chứng minh rằng đường thẳng $ BC $ vuông góc với mặt phẳng $ (OAH) $. Chứng minh $ H $ là trực tâm tam giác $ ABC $ và tính độ dài $ OH $ theo $ OA,OB,OC. $ Chứng minh tam giác $ABC$ là tam giác nhọn.

Ví dụ 12. Cho hình chóp $ S.ABCD $ có đáy là hình vuông cạnh $ a $. Mặt bên $ SAB $ là tam giác đều còn $ SAD $ là tam giác vuông cân đỉnh $ S $. Gọi $ I, J $ lần lượt là trung điểm của $ AB $ và $ CD $. Tính các cạnh của tam giác $ SIJ $ và chứng minh rằng $ SI $ vuông góc với $ (SCD), SJ $ vuông góc với $ (SAB) $. Gọi $ H $ là hình chiếu vuông góc của $ S $ trên $ IJ $. Chứng minh rằng $ SH $ vuông góc $ AC $. Gọi $ M $ là một điểm thuộc đường thẳng $ CD $ sao cho đường thẳng $ BM $ vuông góc với $ SA $. Tính độ dài đoạn $ AM $ theo $ a $.

Đáp số.  $SI=\frac{a}{2},\frac{a\sqrt{3}}{2} $; $\frac{a\sqrt{5}}{2}. $

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

3. Video bài giảng đường thẳng vuông góc với mặt phẳng


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *