
Cách nhớ chữ Hán nhanh và dễ dàng
Trong quá trình học tiếng Trung có rất nhiều khó khăn, và điều đặc biệt đó là chữ tượng hình. Chữ tượng hình vô cùng phong phú, mỗi chữ mỗi ý nghĩa, mỗi cách viết. Vậy làm thế nào để nhớ chữ Hán và học nhanh chữ Hán. Chúng tôi xin đưa ra một số cách nhớ chữ Hán nhanh và dễ dàng nhất!
Cách nhớ chữ Hán nhanh bằng tập viết chữ Hán mỗi ngày
Tiếng Hán có hơn 50.000 từ. Bạn không cần phải biết, phải nhớ hay phải học chúng. Vì bản thân người bản xứ họ cũng không thể nào học hết được. Bạn nên chọn ra những từ quan trọng và thường được sử dụng nhất để nâng cao tiếng Trung.
Tiếng Trung chỉ có hơn 5.000 từ thông dụng nếu bạn đặt mục tiêu học tập thật cao với trình độ HSK 6. Nếu bạn chọn thi HSK 4 thì chỉ cần 1.200 từ thông dụng là đã đủ điều kiện, còn HSK 5 thì 2.500 từ. Tùy vào mục đích học tập mà bạn chọn cho mình những bộ từ vựng khác nhau và phù hợp.
Chỉ 1500 từ có thể khám phá 95% ngôn ngữ viết của mọi loại ngôn ngữ. – Bạn muốn đọc và viết tiếng Trung nhanh? Vậy hãy chắc chắn các bạn đang tập trung vào tài nguyên chuẩn ! – Các vấn đề về sự trùng lặp hữu dụng trong tiếng Trung – 100 từ có thể tạo được 70% của MỌI ngôn ngữ viết – Với 500 từ thông dụng, bạn sẽ có tỷ lệ là 80%+ – Nếu bạn muốn đọc và viết tiếng Trung nhanh, đừng phí thời gian học những chữ cái hiếm gặp vì bạn chẳng bao giờ dùng mà hãy tập trung vào những từ thông dụng nhất.
Nhớ 214 bộ thủ và quy tắc viết chữ Hán
Chữ Trung Quốc là chữ tượng hình được chia làm hai loại là chữ đơn thể (人,口,女,手,…) và chữ hợp thể (你,难,笑,男,…). Chữ hợp thể chiếm đa số trong tiếng Trung, thường có kết cấu trái – phải, trên – dưới, ngoài – trong, một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm đọc. Từ đó chỉ cần nhìn chữ chúng ta sẽ có thể đoán được nghĩa và cách đọc của từ.
Ở đây chúng ta cũng cần tìm hiểu bộ thủ là gì? Và học bộ thủ thì có lợi ích gì?
“Bộ thủ: là thành phần cốt yếu của chữ Trung Quốc. Trong tiếng Trung có tất cả 214 bộ thủ, phần lớn những bộ thủ này không thể phân tách ra nữa nếu không chúng sẽ trở nên vô nghĩa, Vì vậy muốn học tốt chữ Trung Quốc chúng ta nên học thuộc các bộ thủ..

Mời bạn tham khảo Cách viết 50 bộ thủ thường dùng
Học thuộc các bộ thủ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Khi chúng ta không biết cách đọc một từ chúng ta có thể dựa vào bộ thủ để tra nghĩa cũng như cách đọc của từ ấy. Như đã nói ở trên chữ hợp thể chiếm hần lớn. trong tiếng Trung vì vậy có những chữ được ghép từ hai hoặc nhiều bộ thủ lại với nhau, Vì vậy học thuộc bộ thủ cũng là một cách để ghi nhớ chữ Trung Quốc.
Mời bạn tham khảo Học nhanh 214 bộ thủ chữ Hán qua bài thơ 82 câu
Học từ vựng tiếng Trung qua phim ảnh, bài hát
Khi bạn nghe những bài hát bằng tiếng Trung hay các bộ phim hấp dẫn được phụ đề phiên âm thì đây là một cách vừa kết hợp giải trí song song với việc học tiếng Trung một cách hiệu quả. Giúp bạn nhơ chữ Hán và học nhanh chữ Hán.
Thay vì phải xem phụ đề VietSub hay thuyết minh tiếng Việt, tại sao bạn không thử xem phim bằng cách nghe tiếng Trung kết hợp với phụ đề phiên âm tiếng Hán. Đó là một điều vô cùng thú vị, kết hợp niềm đam mê với các bộ phim hấp dẫn, những bài hát lãng mạng với việc học tiếng Trung. Bạn cũng có thể dùng giấy bút ghi chú lại các từ vựng mới và học thuộc chúng.
Nhớ chữ tượng hình và chữ hội ý
Trong chữ Hán, có nhiều ký tự được mô tả theo hình dáng của sự vật. Đó là những phác thảo, những hình vẽ có thể nhìn thấy bằng mắt thường như: mặt trời, mặt trăng, con ngựa… Tính chất chữ tượng hình của tiếng Hán nằm ở chữ độc thể, đó cũng là các bộ chữ, tạo sự trực quan, sinh động và dễ nhớ cho người học.

Trong tổng số chữ Trung Quốc có những chữ mô phỏng theo hình dáng của sự vật, là những hình vẽ, kiểu phác thảo những vật có thể thấy bằng mắt như: Mặt trăng, mặt trời, con ngựa,… tính chất tượng hình của chữ Trung Quốc nằm ở chữ độc thể, cũng là các bộ chữ, tạo trực quan sinh động cho người học. Vd: “月”: Mặt trăng; “日”: Mặt trời; “水”: Nước,…
Chữ hội ý là chữ thể hiện lối tư duy một cách trí tuệ của người xưa.
Mộc “木” có nghĩa là cây, 2 chữ “木”sẽ tạo thành chữ “林” là lâm (rừng). Chữ “好” (hảo) nghĩa là tốt được ghép từ chữ “女” và chữ ”子”, ý chỉ người phụ nữ sinh được con trai là việc tốt.
Phương pháp chiết tự
Chiết tự chữ Hán (chẻ chữ, phân tích chữ) là một cách nhớ chữ Trung Quốc nhanh và hiệu quả. Mời bạn xem thêm Chiết tự là gì?
Ví dụ 1. Chữ 安 (Ān) An: An toàn.
Ở trên là bộ MIÊN ‘宀’: mái nhà, mái che. Ở dưới là bộ NỮ: ‘女’: người phụ nữ.
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “AN” toàn.
Ví dụ 2. Chữ 男 (Nán) Nam: nam giới
Ở trên là bộ ‘田’ Điền: ruộng. Ở dưới là bộ ‘力’ Lực: sức mạnh.
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai là người đàn ông, nam giới.

Ví dụ 3. Chữ “休“ nghĩa là nghỉ ngơi
Chữ này được ghép từ chữ “人” : người và chữ “木”: gốc cây. Có nghĩa là khi người ta làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại gốc cây.
Đoán nghĩa của chữ dựa vào bộ thủ: Khi biết bộ thủ chúng ta có thể đoán được phần nào nghĩa của từ.
Những từ có bộ “水” thì thường liên quan đến nước, sông, hồ,…, bộ “心、忄” thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc,…
Chiết tự xảy ra với cả ba mặt hình – âm – nghĩa của chữ Hán, nhưng chủ yếu là ở hai mặt hình và nghĩa. Chẳng hạn:
Đấm một đấm hai tay ôm quàng là dáng dấp của bộ miên thuyền chèo là dáng dấp của chữ tất 必, thuyền chèo trên núi, trên chữ sơn 山 có chữ tất 必. Ghép lại chúng ta được chữ mật 密 (bí mật, rậm rạp) (Chiết tự dựa vào hình thể). Hay như:
Đó là hình chữ lai 來. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 人 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 人 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là đến. (Chiết tự về mặt hình thể).
Phương pháp nhớ chữ Hán qua thơ
Người Việt đã sáng tạo nên những câu thơ, câu văn vần mô tả chữ để ghi nhớ chữ Hán lâu hơn. Ví dụ:
Chữ Đức 德 gồm: bộ chim chích hay nhân kép (彳), thập (十), tứ (四), nhất (一) và tâm (心), được miêu tả qua hai câu thơ:
Chim chích (彳) mà đậu cành tre
Thập (十) trên tứ (四) dưới nhất (一) kề liền tâm (心)
hoặc
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm
Chữ An (an toàn) 安 thì có thể nhớ bằng hai câu thơ:
“Cô kia đội nón chờ ai
Hay cô yên phận đứng hoài thế cô”
Học chữ Hán qua ca dao, tục ngữ, câu đố
Học chữ Hán qua thơ không chỉ giúp bạn vừa chơi trò chơi mà còn giúp bạn nhớ mặt chữ rất lâu. Cách học chữ Hán qua thơ sáng tạo.
- Có tú mà chẳng có tài, Cầm ngang ngọn giáo, đâm ngoài đít dê. (Chữ hy 羲)
- Chữ lập đập chữ nhật, chữ nhật đập chữ thập. (Chữ chương 章)
- Đất thì là đất bùn ao, Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay. Con ai mà đứng ở đây, Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào. (Chữ hiếu 孝)
- Một vại mà kê hai chân, Con dao cái cuốc để gần một bên. (Chữ tắc 則)
- Nhị hình, nhất thể, tứ chi, bát đầu, Tứ bát, nhất bát phi toàn ngưỡng lưu. (Chữ tỉnh 井)
- Đóng cọc liễn leo, tả trên nhục dưới, giải bơi chèo. (Chữ tùy 隨)
- Đêm tàn nguyệt xế về Tây, Chó sủa canh chầy, trống lại điểm tư. (Chữ nhiên 然)
Mời bạn đọc chi tiết trong bài Học chữ Hán qua ca dao câu đố
Phương pháp phân biệt chữ gần giống nhau
Chữ Hán có rất nhiều chữ có cách viết tương tự nhau hoặc gần giống nhau. Nếu không để ý và phân biệt rõ ràng sẽ rất dễ nhầm lẫn.
Ví dụ như: nhóm chữ 我 找 钱; 土 士; 未 末; 爪瓜; 贝见; 墫威 戒 戎 戌 戍 戊.
Trong giai đoạn mới tiếp xúc với chữ Hán, các bạn sẽ cảm thấy những chữ này rất giống nhau nên thường xuyên viết nhầm.