Dạy học kết hợp chủ đề nguyên tố nhóm VIIA nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.
Giáo dục và đào tạo luôn đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta quan tâm, chú trọng phát triển.
Kế thừa tinh thần các kỳ đại hội trƣớc, văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu
cầu xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, nhằm xây dựng con
ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, sáng tạo, có ý thức,
trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc; “Đào tạo con ngƣời theo
hƣớng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cƣơng, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng
sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tƣ duy sáng tạo và
hội nhập quốc tế” [28].
Trƣớc các yêu cầu trên, đặc biệt là trong bối cảnh ngành giáo dục đang tích cực
chuẩn bị cho đổi mới chƣơng trình GDPT 2018, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ứng
dụng công nghệ thông tin là vô cùng cần thiết nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của
ngƣời học giúp ngƣời học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tự học kiến thức
vào thực tế; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích khả năng tự học, tự nghiên
cứu. Điều này đƣợc thể hiện rõ khi ứng phó với đại dịch Covid-19, ngành giáo dục vừa
tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 bảo đảm an toàn trƣờng
học, vừa ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo
đảm chất lƣợng giáo dục, đào tạo. Việc DH trực tuyến đƣợc sử dụng ở các cấp học đáp
ứng việc hoàn thành chƣơng trình học tập, vừa nâng cao khả năng tự học cho HS. Tuy
nhiên, phƣơng pháp DH trực tuyến còn một số các hạn chế đối với HS THPT nhƣ khả
năng tƣơng tác, hỗ trợ chƣa cao, cũng nhƣ chƣa phát huy hết khả năng tự học của HS. Do
đó, cần có sử dụng phƣơng pháp DH kết hợp nhằm phát huy tối đa các các ƣu điểm của
phƣơng pháp DH trực tuyến và phƣơng pháp DH truyền thống.
Với quan điểm xây dựng chƣơng trình môn hóa học là kế thừa và phát huy ƣu điểm
của chƣơng trình hiện hành, đề cao tính thực tiễn; tăng cƣờng rèn luyện kĩ năng thực
hành thí nghiệm, kĩ năng tự học các tri thức hóa học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở
mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của cuộc sống thì
việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy môn hóa học giúp hình thành, phát triển năng lực và
phẩm chất cho HS là rất cần thiết.
2
Đƣợc sự cho phép của Uỷ ban nhân dân, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Nam Định, trƣờng THPT chuyên Lê Hồng Phong đã nghiên cứu và đề
xuất mô hình dạy học kết hợp tại SKKN khoa học công nghệ ““Nghiên cứu đề xuất mô
hình dạy học kết hợp (trực tuyến và trực tiếp) tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
và một số trường trong địa bàn tỉnh Nam Định”. Những kết quả đạt đƣợc từ các giờ dạy
thử nghiệm mô hình dạy học kết hợp với các đối tƣợng học sinh khác nhau trên địa bàn
tỉnh Nam Định đã khẳng định tính khả thi của mô hình. Môi trƣờng học tập đƣợc cá nhân
hoá, cho phép học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức sẽ là môi trƣờng học tập lí tƣởng
trong tƣơng lai, phù hợp với nhu cầu của ngƣời học.
Tính đa dạng của các mô hình dạy học kết hợp đƣợc vận dụng với các phƣơng pháp
dạy học tích cực nhƣ dạy học dự án, dạy học tự chọn, lớp học đảo ngƣợc,… đã mở ra
triển vọng lớn cho giáo dục. Các nhà trƣờng có thể sử dụng mô hình dạy học kết hợp để
hỗ trợ việc học tập từ xa, liên kết giữa các trƣờng trong thành phố, trong tỉnh, trong cả
nƣớc hoặc các chuyên gia đầu ngành trong nƣớc/nƣớc ngoài để giảng dạy.
Chủ đề Nguyên tố nhóm VIIA là kiến thức hóa học vô cơ mở đầu chƣơng trình hóa
học 10 tìm hiểu về tính chất của nguyên tố nhóm đầu tiên của bảng tuần hoàn. Chủ đề
Nguyên tố nhóm VIIA có các kiến thức gắn liền với đời sống, giúp các HS tìm hiểu về
thế giới tự nhiên và giải thích đƣợc một số hiện tƣợng thực tiễn liên quan đến hóa học. Vì
vậy, tôi lựa chọn và nghiên cứu SKKN: Dạy học kết hợp chủ đề Nguyên tố nhóm VIIA
nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và vận dụng DH kết hợp chủ đề Nguyên tố nhóm VIIA, Hóa học 10 để
phát triển NLTH cho HS
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan cơ sở lý luận các vấn đề: DH theo định hƣớng phát triển NLTH của ngƣời
học, quan điểm DH kết hợp trong DH Hóa học ở THPT.
Nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng PTNLTH và việc áp dụng DH kết hợp của
GV trong DH hóa học để phát triển NL tự học cho HS trƣờng THPT.
Phân tích mục tiêu, nội dung chủ đề Nguyên tố nhóm VIIA, Hóa học 10.
Đề xuất nguyên tắc xây dựng và quy trình DH vận kết hợp chủ đề Nguyên tố nhóm
3
VIIA – Hóa học 10.
Thiết kế kế hoạch DH cho một số nội dung thuộc chủ đề Nguyên tố nhóm VIIA, Hóa
học 10.
Thiết kế bộ công cụ đánh giá phát triển NL tự học cho HS.
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm (TNSP) để khẳng định sự phù hợp, khả thi của các
đề xuất và tính đúng đắn của các thiết kế DH đã đề xuất.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Dạy học kết hợp trong trƣờng THPT.
Năng lực tự học của HS THPT
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học chủ đề Nguyên tố nhóm VIIA, Hóa học 10 .
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Chủ đề Nguyên tố nhóm VIIA, Hóa học 10 GDPT 2018 ở trƣờng THPT Lê Quý
Đôn thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2022 đến tháng 6/2023.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để phát triển NLTH cho HS THPT thông qua dạy học chủ đề
Nguyên tố nhóm VIIA theo mô hình dạy học kết hợp?
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế đƣợc KHDH và tổ chức DH kết hợp trong chủ đề Nguyên tố nhóm
VIIA, Hóa học 10 một các hợp lý, phù hợp với đối tƣợng HS, sẽ phát triển NLTH cho
HS, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học ở trƣờng THPT.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các tài liệu lý luận có liên quan đến SKKN và sử dụng phối hợp các
phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá…trong nghiên cứu tài liệu
để tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của SKKN.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phƣơng pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn để làm rõ các vấn đề thực
4
tiễn có liên quan đến SKKN (phát triển NL, DH hóa học ở trƣờng THPT theo mô hình
DHKH)
Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các đề xuất và
tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề ra
7.3. Phƣơng pháp xử lý thống kê các số liệu thực nghiệm
Xử lý thống kê toán học các số liệu, rút ra kết luận về sự đúng đắn và cần thiết của
SKKN.
8. Những đóng góp mới của SKKN
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Tổng quan một cách hệ thống cơ sở lý luận về việc phát triển NL, NLTH, DH kết
hợp trong DH hóa học để phát triển NLTH cho HS THPT.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
– Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc vận dụng mô hình
DHKH để phát triển NLTH cho học sinh THPT.
– Điều tra và đánh giá thực trạng vấn đề tự học, phát triển NLTH của HS THPT và
nhận thức, vận dụng DH kết hợp trong DH hóa học để phát triển NL tự học cho HS ở một
số trƣờng THPT tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
– Xây dựng khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình DHKH
– Thiết kế đƣợc kế hoạch bài dạy và đƣa ra quy trình tổ chức DH kết hợp nhằm
phát triển NL tự học cho HS THPT.
– Xác định đƣợc các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá sự phát triển NL tự học cho
HS THPT.
– Thiết kế các công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình
DHKH gồm: phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV, phiếu tự đánh giá của HS.
PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP
A. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
Chƣơng trình GDPT 2018 đƣợc xây dựng theo hƣớng tiếp cận năng lực và phẩm
chất, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ
năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hƣớng lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và
5
đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có đƣợc cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực
vào sự phát triển của đất nƣớc và nhân loại.
Trƣớc các yêu cầu trên, vai trò trò của giáo viên trong giáo dục cũng thay đổi
mạnh mẽ, chuyển từ vị trí là “ngƣời dạy” sang vị trí là ngƣời “tổ chức, kiểm tra, định
hƣớng” hoạt động học của học sinh. Thực hiện hiệu quả hơn, triệt để hơn yêu cầu về
PPDH “học qua làm”. Các PPDH tích cực cần khai thác triệt để nhằm tích cực hóa hoạt
động học tập; chú trọng tổ chức hoạt động học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự
học cho học sinh; thực hiện phƣơng châm “Học qua làm”.
Với thời lƣợng môn hóa học 2 tiết/tuần, để đáp ứng mục tiêu yêu cầu cần đạt đối
với bộ môn hóa học 10 của chƣơng trình GDPT 2018 cũng là sự thách thức, trở ngại với
giáo viên và học sinh. Các tiết dạy trên lớp chỉ đáp ứng đƣợc ở mức độ nhận biết thông
hiểu,và một phần vận dụng, tìm tòi. Còn các vấn đề nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là sử
dụng các kiến thức đã học để xử lý các vấn đề thực tiễn còn nhiều hạn chế. Do đó, đòi hỏi
các em cần có năng lực tự chủ, tự học nhiều hơn, các GV cần linh hoạt trong đổi mới
PPDH, áp dụng CNTT nhằm năng cao chất lƣợng dạy và học.
B. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Lịch sử nghiên cứu về dạy học kết hợp và phát triển năng lực tự học cho học sinh
phổ thông
1.1. Lịchsửnghiêncứuvềnănglựctựhọc
Trên thế giới, việc bồi dƣỡng và phát triển NLTH cho ngƣời học luôn đƣợc quan
tâm và chú trọng trong quá trình dạy và học. Trải qua các thời kì lịch sử càng khẳng định
vai trò của việc cá nhân trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, tự lĩnh hội kiến thức cho
bản thân, ngƣời dạy chỉ đóng vai trò tổ chức các hoạt động học nhằm khơi gợi, phát huy
những năng lực tiềm ẩn bên trong ngƣời học.
Trong nền giáo dục phƣơng Đông cổ đại, Khổng Tử (551-479 TCN) luôn coi
trọng việc tự tìm hiểu, tự phát hiện của học trò để phát triển tƣ duy và trí tuệ của họ. Thầy
là ngƣời nâng đỡ giúp trò cái thiết yếu nhất, còn trò phải từ đó mà tự tìm ra mọi vấn đề
khác, ngƣời thầy không đƣợc làm thay học trò [10]. Mạnh Tử (372-289 TCN) cũng đƣa
ra quan điểm đòi hỏi ngƣời học phải tự suy nghĩ, tự cố gắng tìm hiểu, chứ không nên cứ
6
nhắm mắt theo sách: “cả tin ở sách thì chi bằng không có sách”. Ông ví ngƣời dạy học
nhƣ ngƣời dạy bắn cung, chỉ kéo thẳng dây cung mà không bắn tên đi hộ, tự ngƣời bắn
phải bắn lấy [3].
Trong nền giáo dục phƣơng Tây cổ đại, ý tƣởng dạy học coi trọng ngƣời học và
trao quyền tự chủ cho ngƣời học đã đƣợc chú ý đến. Phƣơng pháp giảng dạy của
Heraclitus (530-475), Socrate (469-390), Aristote (384-322) nhằm mục đích phát hiện
chân lý bằng cách đặt câu hỏi để ngƣời học tự tìm ra kết luận. Sau đó cùng sự phát triển
của lịch sử và nhận thức xã hội mà ý tƣởng này tiếp tục phát triển. Jonh Locke (1632),
ngƣời Anh yêu cầu ngƣời thầy giáo phải gợi ý tò mò của HS. Đây đƣợc coi là một trong
những phẩm chất quan trọng nhất của TH. Ông nói: “Tò mò là cái lợi khí lớn nhất của tự
nhiên dùng để sửa cái dốt nát của chúng ta” [4]. Makiguchi T. (1871-1944) cho rằng
giáo dục có thể coi là quá trình hƣớng dtn TH, mà động lực của nó là kích thích ngƣời
học sáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc của bản thân và cộng đồng [14].
Đến đầu thể kỷ XXI, TH và bồi dƣỡng NLTH đã đƣợc nhiều nhà giáo dục quan
tâm và đƣa ra các biện pháp giúp HS hình thành và phát triển năng lực tự học. Trong
cuốn sách “Học tập một cách thông minh” của Michael Shayer và Philip Adey, các tác
giả đã chỉ ra cần phải chú trọng vào tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của HS từ đó đƣa ra
các những biện pháp phù hợp giúp đỡ các em trong quá trình TH [40]. Jaime León, Elena
Medina-Garrido và Miriam Ortega đã chứng minh việc quản lý học tập và tƣơng tác của
GV với HS sẽ ảnh hƣởng đến động lực và sự tích cực của HS [37].
Nhƣ vậy, qua các nghiên cứu tiêu biểu của các nhà giáo dục thế giới về năng lực
tự học và phát triển năng lực tự học, tôi nhận thấy: tự học đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển kỹ năng học tập và nâng cao trình độ kiến thức của mỗi cá nhân, là yếu tố
quyết định cho xu hƣớng học tập suốt đời của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại. Việc
phát triển NLTH là vô cùng cần thiết, giúp họ trở thành những ngƣời học tập hiệu quả và
tự chủ.
– Ở Việt Nam:
Trải qua các thời kì phong kiến và Pháp thuộc, nền giáo dục còn lạc hậu. Việc học
đƣợc thực hiện chủ yếu dƣới hình thức ghi nhớ, học thuộc máy móc, phụ thuộc vào ngƣời
thầy. Trong giai đoạn này, TH trong giáo dục và phát triển NLTH cho ngƣời học vtn chƣa
7
đƣợc quan tâm nghiên cứu [22] . Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các tài liệu về lý luận dạy
học, nhiều ấn phẩm đã viết về TH nhƣ là một hình thức tổ chức dạy học, nhằm vạch ra lý
lu
ận cơ bản về TH cho ngƣời học, giúp ngƣời học ý thức hơn vào các hoạt động học tập. Các
tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thị Tính [17], Trịnh Quang Từ [27], Nguyễn Đình
Xuân [29] nghiên cứu về TH, biện pháp tổ chức HĐTH.
Trong các tác phẩm“Quá trình dạy tự học”,“Học và dạy cách học”, Nguyễn Cảnh
Toàn và cộng sự đã vạch ra cơ sở lý luận về dạy học TH và TH. Theo tác giả, quy trình
dạy TH đƣợc diễn ra qua ba giai đoạn: (1) Nghiên cứu tác nhân; (2) Hợp tác; (3) Tự kiểm
tra, tự điều chỉnh [24],[18]. “Nếu phát huy được tính tích cực, chủ động, trên cơ sở xác
định động cơ đúng đắn thì người học hoàn toàn có thể tự mình hoàn thành nhiệm vụ học
tập” và trong tự học “người học nên học cách học với thầy trước sau đó hãy tự học hoàn
toàn”[21], [25].
Nhóm tác giả Hồ Thị Loan, Nguyễn Thị Hồng Phƣợng [13] đề xuất một số biện
pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh ở trƣờng phổ thông (1) Tổ chức cho học
sinh làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận trong giờ học; (2) Tích cực hóa hoạt động
học tập của học sinh; (3) Hƣớng dtn học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập; (4)
Hƣớng dtn học sinh cách tự đọc sách giáo khoa.
Các nghiên cứu đều làm rõ tính cấp thiết, các cơ sở khoa học của TH và tính khả
thi của dạy cách TH. Và gần đây, chƣơng trình GDPT tổng thể [1] cũng đã xác định
NLTH (trong NL tự chủ và TH) là một trong những năng lực chung quan trọng nhất cần
phát triển cho HS.
1.2. Lịchsửnghiêncứuvềdạyhọckếthợp
– Trên thế giới:
Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng của đã tác động mạnh mẽ đến giáo dục,
mở ra một kho tàng kiến thức đa dạng và phong phú cho ngƣời học và ngƣời dạy, giúp
cho việc tìm hiểu kiến thức trở nên thuận tiện, đơn giản, cải thiện chất lƣợng học và dạy.
Hình thức học tập trực tuyến giúp ngƣời học chủ động học tập và tiếp cận với kiến thức
mà không bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Tuy nhiên việc học tập trực tuyến vtn có
hạn chế nhất định. Sikora [42] chỉ ra rằng ngƣời học ít hài lòng với các khóa học trực
tuyến khác với các khóa học truyền thống và cần kết hợp thống nhất chúng để khai thác
8
lợi thế của cả hai.
Từ những năm 2000, mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) đã đƣợc vận dụng ở
nhiều nƣớc Bắc Mỹ, Tây 2u, Châu Á và Châu Đại Dƣơng [3], đã có nhiều nghiên cứu
vận dụng DHKH trong thực tiễn giáo dục ở các cấp học của nhà trƣờng và đào tạo nhân
lực của các công ty. Theo Cơ quan Đào tạo quốc gia Ic (ANTA, 2003): “Dạy học kết
hợp (DHKH) là sự kết hợp của phƣơng pháp tiếp cận dạy học truyền thống với dạy học
trực tuyến dựa trên Web” [46]. Theo Dziban và Moskal (Đức, 2004): “DHKH nên đƣợc
xem nhƣ là một phƣơng pháp sƣ phạm kết hợp hiệu quả và xã hội hóa các cơ hội của các
lớp học với các khả năng học tập tích cực về công nghệ nâng cao của trực tuyến chứ
không phải là một tỉ lệ các phƣơng thức giao bài” [47].
Ngoài ra, các nghiên cứu về DHKH của Yapici I. U., Akbayin H. (2012) [45]; Utami
I. S. (2018) [44]; Fazal M., Bryant M. (2019) [33]; Rafiola R., Setyosari P., Hadisaputra
S., Ihsan M. S., Ramdani A. (2020) [35] chỉ ra đƣợc hiệu quả của việc DHKH đến thành
tích học tập và giúp học sinh cải thiện tƣ duy phản biện, có thái độ tích cực, tự tin hơn
trong quá trình học.
Ngày nay, ở nhiều nƣớc trên thế giới, dạy học kết hợp là mô hình đƣợc áp dụng từ
bậc tiểu học. Hầu hết các quốc gia đều nhận ra lợi ích của học tập kết hợp. Đặc biệt đối
với học sinh phổ thông, học tập kết hợp giúp việc học trở nên thú vị hơn, mang đến cho
học sinh môi trƣờng học tập cá nhân hóa, cho phép học sinh tự tìm kiếm và lĩnh hội
kiến thức, sử dụng tài liệu học tập phù hợp để thu hút sự chú ý và hứng thú của học
sinh…
– Ở Việt Nam:
Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, việc xây dựng và phát triển phƣơng thức đào tạo
trực tuyến nhằm nâng cao năng lực chất lƣợng giảng dạy trực tuyến tại Việt Nam đang
thể hiện là một hƣớng đi phù hợp và nhận đƣợc sự quan tâm của các trƣờng đại học trong
việc phát triển khung chƣơng trình đào tạo. Các trƣờng đại học tại Việt Nam bƣớc đầu
nghiên cứu và triển khai dạy trực tuyến từ năm 2002 trở lại đây, thông qua bƣớc đầu tiên
là tổ chức các hội thảo về phƣơng thức đào tạo trực tuyến. Hiện nay, một số cơ sở đào tạo
đã khai thác các phần mềm trong đào tạo và thu đƣợc hiệu quả nhất định, điển hình nhƣ:
Trƣờng đại học Kinh tế quốc dân, Trƣờng đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội),
9
Trƣờng Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, . .. Gần đây,
Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát triển cổng E-learning nhằm cung cấp
một cách có hệ thống thông tin E-learning trên toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập
mạng E-learning châu Á (Asia E-Learning Network – AEN) với sự hỗ trợ của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, . .. Điều này
cho thấy đào tạo trực tuyến đang rất đƣợc quan tâm ở Việt Nam.
Theo thông tƣ số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
đƣa ra quy định về việc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng là việc
sử dụng các trang thiết bị điện tử, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ
yếu là mạng internet) hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nhằm đổi mới phƣơng pháp dạy –
học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, một số mô hình ứng dụng công nghệ thông tin
trong đào tạo qua mạng phổ biến là: Đào tạo kết hợp – Blended learning, học tập điện tử
E-Learning”.
DHKH đã đƣợc một số các tác giả trong nƣớc nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Văn Hiền
đƣa ra một khái niệm tƣơng tự là “Học tập hỗn hợp” để chỉ hình thức kết hợp giữa cách
học truyền thống với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng [6] .Tác giả
Tô Nguyên Cƣơng đã khẳng định hình thức tổ chức dạy học kết hợp không chỉ phát huy
ƣu điểm của hai hình thức tổ chức dạy học truyền thống và trực tuyến, mà sự kết hợp
hữu cơ đó còn làm xuất hiện thêm những ƣu điểm nổi trội mà hai hình thức tổ chức dạy
học trên không có đƣợc [2]. Các tác giả Lê Thanh Huy [11], Nguyễn Hoàng Trang
[26]…nghiên cứu vận dụng dạy học kết hợp trong tổ chức dạy học ở trƣờng phổ thông.
II. Năng lực tự học
2.1.Kháiniệmnănglựctựhọc
TH có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong giáo dục nhà trƣờng và cả trong cuộc
sống. Hiện nay, có nhiều các định nghĩa khác nhau về TH.
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: