Đề thi hsg môn hóa lớp 10 cụm trường Gia Lâm Long Biên năm 2023 2024
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỤM TRƯỜNG THPT GL- LB ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CỤM LỚP 10 NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi có 02 trang) |
Cho biết:
Nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56.
Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: 1H; 8O; 15P; 16S; 17Cl; 19K; 20Ca.
Viết tắt: điều kiện chuẩn: đkc
Bài I (4,0 điểm)
1. Phân tử hợp chất A có dạng X2Yn. Trong phân tử A, tổng số hạt proton là 46 và nguyên tố X chiếm 82,98% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt neutron nhiều hơn số hạt proton là 1 hạt, trong hạt nhân nguyên tử Y có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Xác định công thức phân tử của A.
2. Khí carbon monoxide (CO) là một khí độc sinh ra khi đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy.Viết các loại phân tử CO tạo thành từ 2 đồng vị và 3 đồng vị
3. Nguyên tử nguyên tố phi kim Y có 3 lớp electron, số electron ở phân lớp có mức năng lượng cao nhất là 2. Y1, Y2, Y3 là ba đồng vị của Y (số neutron của Y1 < Y2 < Y3). Trong nguyên tử Y1, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt. Hiệu số neutron giữa Y3 và Y1 bằng số hạt mang điện dương của nguyên tử nguyên tố T có số hiệu nguyên tử bằng 16. Số neutron của Y2 bằng trung bình cộng số neutron của Y1 và Y3. Tỉ lệ số nguyên tử của Y1, Y2, Y3 tương ứng là 92,23 : 4,67 : 3,1. Tính phần trăm khối lượng của đồng vị Y1 trong hợp chất H2YO3.
Bài II (2,0 điểm)
Nguyên tố R ở chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong một nguyên tử R có số electron trên phân lớp p nhiều hơn số electron trên phân lớp s là 5.
a) Xác định R, viết cấu hình electron của nguyên tử R.
b) Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn.
c) Cho biết R là kim loại hay phi kim. Viết công thức oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của R.
Bài III (3,0 điểm)
1. Hãy giải thích các nội dung sau:
a) Phân tử CO2 không phân cực, trong khi phân tử SO2 phân cực.
b) Phân tử NO2 có thể kết hợp hai phân tử để tạo thành phân tử N2O4, trong khi phân tử SO2 không có khả năng này.
c) Vì sao trong những ngày hè nóng bức, cá thường phải ngoi lên mặt nước để thở, trong khi vào mùa lạnh, điều này không xảy ra?
d) N và P đều thuộc nhóm VA nhưng NH3 tan tốt trong nước còn PH3 thì không?
2. Có 2 ion XY3– và XY4– có tổng số electron trong mỗi ion lần lượt là 42 và 50 .
a) Xác định nguyên tố X, Y.
b) Viết công thức Lewis của 2 ion này.
Bài IV (4,0 điểm)
1. Cân bằng các phương trình hóa học sau bằng phương pháp thăng bằng electron, xác định chất khử và chất oxi hóa:
a) FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
b) C2H4 + KMnO4 + H2O → C2H4(OH)2 + KOH + MnO2
c) P + NH4ClO4 ® H3PO4 + N2 + Cl2 + H2O
d) FeCl2 + KMnO4 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + Cl2 + H2O
2. Ion Ca2+ cần thiết cho máu của người hoạt động bình thường. Nồng độ ion calcium không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion calcium, người ta lấy mẫu máu, sau đó kết tủa ion calcium dưới dạng calcium oxalate (CaC2O4) rồi cho calcium oxalate tác dụng với dung dịch potassium permanganate (KMnO4) trong môi trường acid theo phản ứng sau:
CaC2O4 + KMnO4 + H2SO4 → CaSO4 + K2SO4 + MnSO4 + CO2↑ + H2O
(a) Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng trên.
(b) Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1 mL máu một người tác dụng vừa hết với 1,82 mL dung dịch KMnO4 4,65.10-4 M. Xác định nồng độ ion calcium trong máu người đó bằng đơn vị mg Ca2+/100 mL máu.
Bài V (3,0 điểm)
Xét quá trình đốt cháy enthanol C2H5OH(l):
C2H5 OH(l) + 3O2(g) ® 2CO2(g) + 3H2O(l)
a) Cần đốt cháy bao nhiêu gam cồn để đun một ấm nước chứa 1,5 Lít nước từ 25oC đến 100oC?
b) Xét quá trình đốt cháy khí propane C3H8(g) và butane C4H10(g):
C3H8(g) + 5O2(g) ® 3CO2(g) + 4H2O(l) (1)
C4H10(g) + 6,5O2(g) ® 4CO2(g) + 5H2O(l) (2)
Nếu không đun ấm nước trên bằng cồn mà dùng khí gas (khí hóa lỏng LPG) chứa hỗn hợp propane và butane theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3 thì cần dùng bao nhiêu gam khí gas.
Cho biết:
– Enthalpy tạo thành của các chất như sau:
Chất | C3H8(g) | CO2(g) | H2O(l) | C4H10(g) | C2H5 OH(l) |
(kJ/mol) | -105 | -393,5 | -285,8 | -126,15 | -267 |
– Giả thiết cồn là C2H5OH nguyên chất và có 40% nhiệt đốt cháy bị thất thoát ra ngoài môi trường, các phản ứng tiến hành ở đkc.
– Nhiệt dung của nước là 4,2 J/g.K, khối lượng riêng của nước là 1g/mL.
Bài VI (4,0 điểm)
1. Tìm hiểu và giải thích hiện tượng sau:
a) Xoa cồn vào tay ta cảm thấy mát.
b) Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước thấy nước sôi.
c)Cốc nước lỏng bị lạnh dần trong quá trình viên nước đá tan chảy trong cốc nước.
d) Khi thực hiện nung đá vôi trong các lò vôi, người ta thường sắp xếp xen kẽ đá vôi (CaCO3) với than hoặc củi.
2. Nhiệt phân 102,9 gam KClO3 (có xúc tác MnO2), sau một thời gian thu được khí A và hỗn hợp chất rắn có khối lượng 95,22 gam. Cho toàn bộ lượng khí A phản ứng hết với hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng 22,88 gam. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 1,7353 lít khí SO2 (đkc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
– – – – – – – – – – Hết – – – – – – – – – –
Họ và tên thí sinh:………………………………………..Số báo danh:…………………………………..
Chữ kí CBCT 1: ………………………………….. | Chữ kí CBCT 2: …………………………………… |
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hoá học