MA TRẬN ĐỀ CHÍNH THỨC THI TỐT NGHIỆP THPT 2022
MÔN HÓA HỌC
v Mức độ: 5 : 2,5 : 1,75 : 0,75 v Tỉ lệ LT/BT: 7,25 : 2,75
v Tỉ lệ Vô cơ/ hữu cơ: 5,5 : 4,5 v Tỉ lệ 11/12: 1 : 9
Lớp | STT | Nội dung | Mức độ | Tổng | |||
NB | TH | VD | VDC | ||||
11 | 1 | Sự điện li | 1 | 1 | |||
2 | Phi kim | 1 | 1 | ||||
3 | Hiđrocacbon | 1 | 1 | ||||
4 | Ancol – axit cacboxylic | 1 | 1 | ||||
12 | 3 | Este – chất béo | 2 | 2 | 2 | 1 | 7 |
4 | Cacbohiđrat | 1 | 2 | 3 | |||
5 | Amin – amino axit – protein | 2 | 1 | 3 | |||
6 | Polime | 1 | 1 | 2 | |||
7 | Tổng hợp hữu cơ | 1 | 1 | ||||
8 | Đại cương kim loại | 3 | 2 | 1 | 6 | ||
9 | Kim loại kiềm – kiềm thổ – nhôm | 6 | 1 | 1 | 8 | ||
10 | Sắt và hợp chất | 2 | 1 | 3 | |||
11 | Hóa học với môi trường | 1 | 1 | ||||
12 | Tổng hợp vô cơ | 1 | 1 | 2 | |||
Tổng | 20c | 10c | 7c | 3c | 40c | ||
5đ | 2,5đ | 1,75đ | 0,75đ | 10đ |
PHÂN DẠNG ĐỀ CHÍNH THỨC THI TỐT NGHIỆP THPT 2022
MÔN HÓA HỌC
STT | Nội dung | Lưu ý |
1 | Sự điện li | Mã 201 và 203; 202 và 204 trùng nhau 30 câu đầu nên tổng 4 mã đề chỉ có 100 câu khác nhau. |
2 | Phi kim | |
3 | Đại cương hữu cơ – hiđrocacbon | |
4 | Ancol – phenol – anđehit – axit cacboxylic | |
5 | Este – chất béo | |
6 | Cacbohiđrat | |
7 | Amin – amino axit – protein | |
8 | Polime | |
9 | Tổng hợp lý thuyết hữu cơ | |
10 | Đại cương kim loại | |
11 | Kim loại kiềm – kiềm thổ – nhôm và hợp chất | |
12 | Sắt và hợp chất | |
13 | Nhận biết – hóa học với môi trường | |
14 | Tổng hợp lý thuyết vô cơ | |
Tổng | 100 câu |
1. Sự điện li
Câu 1. [QG.22 – 201] Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7?
A. NaNO3. B. KCl. C. H2SO4. D. KOH.
Câu 2. [QG.22 – 202] Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?
A. H2SO4. B. KOH. C. NaCl. D. C2H5OH.
2. Phi kim
Câu 3. [QG.22 – 201] Dẫn 0,35 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,62 mol hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và a mol Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết Y vào 100 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,01 mol khí CO2. Giá trị của a là
A. 0,05. B. 0,08. C. 0,06. D. 0,10.
Câu 4. [QG.22 – 202] Dẫn 0,2 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,31 mol hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X qua dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và x mol Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa và dung dịch Y. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết Y vào 100 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,01 mol khí CO2. Giá trị của m là
A. 11,82. B. 17,73. C. 9,85. D. 5,91.
Câu 5. [QG.22 – 203] Dẫn 0,3 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,5 mol hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và a mol Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết Y vào 100 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,04 mol khí CO2. Giá trị của a là
A. 0,03. B. 0,02. C. 0,04. D. 0,06.
Câu 6. [QG.22 – 204] Dẫn 0,15 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,23 mol hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X qua dung dịch chứa 0,06 mol NaOH và x mol Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa và dung dịch Y. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết Y vào 300 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 0,025 mol khí CO2. Giá trị của m là
A. 4,925. B. 3,940. C. 1.970. D. 2,955.
3. Đại cương hữu cơ – hiđrocacbon
Câu 7. [QG.22 – 201] Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 13. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,85 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,325. B. 0,250. C. 0,350. D. 0,175.
Câu 8. [QG.22 – 203] Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 13. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 1,36 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,35. B. 0,40. C. 0,32. D. 0,25.
Câu 9. [QG.22 – 202] Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 12,5. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,11 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,03. B. 0,02. C. 0,04. D. 0,05.
Câu 10. [QG.22 – 204] Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 12,5. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,55 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,15. B. 0,20. C. 0,25. D. 0,10.
4. Ancol – phenol – anđehit – axit cacboxylic
Câu 11. [QG.22 – 201] Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?
A. C2H5OH. B. C3H5(OH)3. C. CH3COOH. D. CH3CHO.
Câu 12. [QG.22 – 202] Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit fomic là
A. OHC-CHO. B. CH3-CHO. C. HCHO. D. CH2=CH-CHO.
5. Este – chất béo
Câu 13. [QG.22 – 202] Số este có cùng công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 14. [QG.22 – 202] Thủy phân este nào sau đây trong dung dịch NaOH thu được natri fomat?
A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC3H7.
Câu 15. [QG.22 – 201] Số nguyên tử oxi có trong phân tử triolein là
A. 6. B. 2 C. 3. D. 4.
Câu 16. [QG.22 – 202] Chất nào sau đây là chất béo?
A. Triolein. B. Metyl axetat. C. Xenlulozơ. D. Glixerol.
Câu 17. [QG.22 – 201] Đun nóng triglixerit trong dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn luôn thu được chất nào sau đây?
A. Glixerol. B. Etylen glicol. C. Metanol. D. Etanol.
Câu 18. [QG.22 – 201] Phát biểu nào sau đây sai?
A. Etyl axetat có công thức phân tử là C4H8O2.
B. Phân tử metyl metacrylat có một liên kết π trong phân tử.
C. Metyl acrylat có khả năng tham gia phản ứng cộng Br2 trong dung dịch.
D. Etyl fomat có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 19. [QG.22 – 202] Thuỷ phân hoàn toàn m gam metyl axetat bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được 8,2 gam muối. Giá trị của m là
A. 6,0. B. 7,4. C. 8,2. D. 8,8.
Câu 20. [QG.22 – 201] Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol este X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H4O2. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C4H6O2.
Câu 21. [QG.22 – 201] Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Y
(3) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E là hợp chất hữu cơ đơn chức.
(b) Chất Y là đồng đẳng của ancol etylic.
(c) Chất E và F đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Nhiệt độ sôi của chất Z cao hơn nhiệt độ sôi của axit axetic.
(e) 1 mol chất F tác dụng được tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. [QG.22 – 202] Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Y
(3) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E và F đều là các este đa chức.
(b) Có hai công thức cấu tạo phù hợp với chất E.
(c) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Nhiệt độ sôi của chất Z cao hơn nhiệt độ sôi của ancol etylic.
(e) Cho a mol chất E tác dụng với Na dư thu được a mol khí H2.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 23. [QG.22 – 203] Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH X + Y
(2) F + NaOH X + Y
(3) X + HCl Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất F là hợp chất hữu cơ đa chức.
(b) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Chất Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
(d) Nhiệt độ sôi của chất Z cao hơn nhiệt độ sôi của ancol etylic.
(e) 1 mol chất F tác dụng được tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 24. [QG.22 – 204] Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH X + Y
(2) F + NaOH X + Y
(3) X + HCl Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử chất E có một liên kết π.
(b) Chất Y có thể được tạo ra trực tiếp từ etilen.
(c) Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Chất Z có số nguyên tử oxi bằng số nguyên tử hiđro.
(e) Đốt cháy hoàn toàn chất X bằng O2 dư thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 25. [QG.22 – 201] Khi phân tích một loại chất béo (kí hiệu là X) chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác) thấy oxi chiếm 10,88% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,65 gam hỗn hợp các muối C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 5,06 gam glixerol. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với y mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của y là
A. 0,165. B. 0,185. C. 0,180. D. 0,145.
Câu 26. [QG.22 – 202] Khi phân tích một loại chất béo (kí hiệu là X) chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác) thấy oxi chiếm 10,88% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 103,3 gam hỗn hợp các muối C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 10,12 gam glixerol. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với y mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của y là
A. 0,32. B. 0,34. C. 0,37. D. 0,28.
Câu 27. [QG.22 – 203] Khi phân tích một loại chất béo (kí hiệu là X) chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do, (không có tạp chất khác) thấy oxi chiếm 10,88% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 61,98 gam hỗn hợp các muối C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 6,072 gam glixerol. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với y mol H2 (xúc tác Ni, to). Giá trị của y là
A. 0,216. B. 0,174. C. 0,222. D. 0,198.
Câu 28. [QG.22 – 204] Khi phân tích một loại chất béo (kí hiệu là X) chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự (không có tạp chất khác) thấy oxi chiếm 10,88% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 82,64 gam hỗn hay các muối C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 8,096 gam glixerol. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với y mol H2 (xúc tác Ni, to). Giá trị của y là
A. 0,296. B. 0,528. C. 0,592. D. 0,136.
Câu 29. [QG.22 – 201] Cho X là axit cacboxylic đơn chức, mạch hở; Y là ancol no, đa chức, mạch hở. Đun hỗn hợp gồm 2,5 mol X, 1 mol Y với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa giữa X và Y) thu được 2 mol hỗn hợp E gồm X, Y và các sản phẩm hữu cơ (trong đó chất Z chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau
Thí nghiệm 1: Cho 0,4 mol E tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,25 mol khí H2.
Thí nghiệm 2: Cho 0,4 mol E vào dung dịch brom dư thì có tối đa 1,0 mol Br2 tham gia phản ứng cộng.
Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol E cần vừa đủ 1,95 mol khí O2 thu được CO2 và H2O.
Biết có 12% axit X ban đầu đã chuyển thành Z. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
A. 12,09%. B. 8,17%. C. 10,33% D. 6,92%.
Câu 30. [QG.22 – 202] Cho X là axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, Y là ancol no, đa chức, mạch hở. Đun hỗn hợp gồm 2,5 mol X, 1 mol Y với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa giữa X và Y) thu được 2,5 mol hỗn hợp E gồm X, Y và các sản phẩm hữu cơ (trong đó có chất Z chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,35 mol khí H2.
Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào dung dịch brom dư thì có tối đa 0,5 mol Br2 tham gia phản ứng cộng.
Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol E cần vừa đủ 2,95 mol khí O2 thu được CO2 và H2O. Biết có 12% axit X ban đầu đã chuyển thành Z. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
A. 6,85%. B. 8,58%. C. 10,24%. D. 8,79%.
Câu 31. [QG.22 – 203] Cho X là axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, Y là ancol no, đa chức, mạch hở. Đun hỗn hợp gồm 2,5 mol X, 1 mol Y với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa giữa X và Y) thu được 2 mol hỗn hợp E gồm X, Y và các sản phẩm hữu cơ (trong đó có chất Z chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 0,4 mol E tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,25 mol khí H2.
Thí nghiệm 2: Cho 0,4 mol E vào dung dịch brom dư thì có tối đa 0,5 mol Br2 tham gia phản ứng cộng.
Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol E cần vừa đủ 2,95 mol khí O2 thu được CO2 và H2O.
Biết có 12% axit X ban đầu đã chuyển thành Z. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
A. 9,07%. B. 7,07%. C. 10,57%. D. 8,14%.
Câu 32. [QG.22 – 204] Cho X là axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, Y là ancol no, đa chức, mạch hở. Đun hỗn hợp gồm 3 mol X, 1 mol Y với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa giữa X và Y) thu được 2,5 mol hỗn hợp E gồm X, Y và các sản phẩm hữu cơ (trong đó có chất Z chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,3 mol khí H2.
Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào dung dịch brom dư thì có tối đa 1,2 mol Br2 tham gia phản ứng cộng.
Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol E cần vừa đủ 2,2 mol khí O2 thu được CO2 và H2O.
Biết có 10% axit X ban đầu đã chuyển thành Z. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
A. 10,55%. B. 7,06%. C. 7,13%. D. 9,02%.
6. Cacbohiđrat
Câu 33. [QG.22 – 201] Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Fructozơ.
Câu 34. [QG.22 – 202] Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ?
A. Tinh bột. B. Fructozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ.
Câu 35. [QG.22 – 201] Cho dãy các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 36. [QG.22 – 202] Cặp chất nào sau đây đều có khả năng thủy phân trong môi trường axit, đun nóng?
A. Fructozơ và tinh bột. B. Saccarozơ và xenlulozơ.
C. Glucozơ và saccarozơ. D. Glucozơ và fructozơ.
Câu 37. [QG.22 – 201] Cho m gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,08 gam Ag. Giá trị của m là
A. 90. B. 45. C. 180. D. 135.
Câu 38. [QG.22 – 202] Cho 180 gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 2,40. B. 1,08. C. 1,20. D. 2,16.
7. Amin – amino axit – protein
Câu 39. [QG.22 – 202] Chất X có công thức CH3NH2. Tên gọi của X là
A. trimetylamin. B. etylamin. C. metylamin. D. đimetylamin.
Câu 40. [QG.22 – 201] Công thức phân tử của etylamin là
A. C4H11N. B. CH5N. C. C3H9N. D. C2H7N.
Câu 41. [QG.22 – 202] Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Gly là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 42. [QG.22 – 201] Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Gly là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 43. [QG.22 – 201] Cho 14,6 gam lysin tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối, Giá trị của m là
A. 18,25. B. 21,90. C. 25,55. D. 18,40.
Câu 44. [QG.22 – 202] Cho 0,1 mol axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 22,3. B. 19,1. C. 16,9. D. 18,5.
8. Polime
Câu 45. [QG.22 – 201] Polime thu được khi trùng hợp etilen là
A. Polibuta-1,3-đien. B. Poli(vinyl clorua). C. Polietilen. D. Polipropilen.
Câu 46. [QG.22 – 202] Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
A. Polibuta-1,3-dien. B. Poliacrilonitrin. C. Polietilen. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 47. [QG.22 – 201] Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trùng ngưng buta-1,3-đien thu được polime dùng để sản xuất chất dẻo.
B. Trùng hợp etilen thu được polime dùng để sản xuất chất dẻo.
C. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được policaproamit.
D. Trùng hợp vinyl xianua thu được polime dùng để sản xuất tơ nitron (tơ olon).
Câu 48. [QG.22 – 202] Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ nitron thuộc loại tơ tổng hợp. B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên. D. Tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.
9. Tổng hợp hữu cơ
Câu 49. [QG.22 – 201] Cho các phát biểu sau:
(a) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amin gây ra.
(b) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
(c) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch phenol (C6H5OH) xuất hiện kết tủa trắng.
(e) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin (xúc tác Na) thu được cao su buna-N.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 50. [QG.22 – 202] Cho các phát biểu sau:
(a) Cho đá vôi vào dung dịch axit axetic sẽ có khí bay ra.
(b) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ.
(c) Để loại bỏ anilin dính trong ống nghiệm có thể dùng dung dịch HCl.
(d) Đun nóng tripanmitin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.
(e) Trùng hợp axit terephtalic với etylen glicol thu được poli(etylen terephtalat).
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 51. [QG.22 – 203] Cho các phát biểu sau:
(a) Glyxin phản ứng được với dung dịch NaOH.
(b) Oxi hóa glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, to) thu được sobitol.
(c) Etanol phản ứng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(d) Đồng trùng hợp axit ađipic với hexametylendiamin thu được tơ nilon-6,6.
(e) Đun nóng tristearin với dung dịch H2SO4 loãng sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 52. [QG.22 – 204] Cho các phát biểu sau:
(a) Alanin phản ứng được với dung dịch HCl.
(b) Oxi hóa glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, to) thu được sobitol.
(c) Phenol (C6H5OH) tan trong dung dịch NaOH loãng, dư.
(d) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren (xúc tác Na) thu được cao su buna-S.
(e) Đun nóng tripanmitin với dung dịch H2SO4 loãng sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
10. Đại cương kim loại
Câu 53. [QG.22 – 201] Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Al. B. Cu. C. Hg. D. Ag.
Câu 54. [QG.22 – 202] Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A. Au. B. Ag. C. Cr. D. Al.
Câu 55. [QG.22 – 202] Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn kim loại Zn?
A. Ag. B. Na. C. Cu. D. Au.
Câu 56. [QG.22 – 202] Kim loại nào sau đây không phản ứng được với HCl trong dung dịch?
A. Ni. B. Zn. C. Fe. D. Cu.
Câu 57. [QG.22 – 202] Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch CuSO4?
A. Mg. B. Fe. C. Zn. D. Ag.
Câu 58. [QG.22 – 201] Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) các khối kim loại nào sau đây?
A. Ag. B. Na. C. Zn. D. Cu.
Câu 59. [QG.22 – 201] Ở nhiệt độ cao, chất nào sau đây không khử được Fe2O3?
A. H2. B. CO. C. Al. D. CO2.
Câu 60. [QG.22 – 201] Cho bột kim loại Cu dư vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa các muối nào sau đây?
A. AgNO3, Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2.
C. Cu(NO3)2, AgNO3. D. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3.
Câu 61. [QG.22 – 202] Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra đơn chất?
A. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl. B. Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.
C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4. D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl.
Câu 62. [QG.22 – 202] Cho 11,2 gam kim loại Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư thu được m gam Cu. Giá trị của m là
A. 6,4. B. 9,6. C. 12,8. D. 19,2.
Câu 63. [QG.22 – 201] Cho 0,78 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 0,896 lít khí H2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,62. B. 2,24. C. 3,27. D. 2,20.
Câu 64. [QG.22 – 202] Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al và Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672. B. 0,784. C. 0,896. D. 1,120.
Câu 65. [QG.22 – 201] Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây
Thí nghiệm 1 | Thí nghiệm 2 | Thí nghiệm 3 | |
Thời gian điện phân (giây) | t | 2t | 3t |
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) | 0,32 | 0,80 | 1,20 |
Khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa (gam) | 8,16 | 0 | 8,16 |
Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Tổng giá trị (x + y + z) bằng
A. 1,8. B. 1,6. C. 2,0. D. 2,2.
Câu 66. [QG.22 – 202] Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:
Thí nghiệm 1 | Thí nghiệm 2 | Thí nghiệm 3 | |
Thời gian điện phân (giây) | t | 2t | 3t |
Lượng khi sinh ra từ bình điện phân (mol) | 0,24 | 0,66 | 1,05 |
Khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa (gam) | 6,12 | 0 | 6,12 |
Biết: tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Tổng giá trị (x + y + z) bằng
A. 1,84. B. 1,56. C. 1,82. D. 1,60.
Câu 67. [QG.22 – 203] Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:
Thí nghiệm 1 | Thí nghiệm 2 | Thí nghiệm 3 | |
Thời gian điện phân (giây) | t | 2t | 3t |
Lượng khi sinh ra từ bình điện phân (mol) | 0,4 | 1,0 | 1,5 |
Khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa (gam) | 10,2 | 0 | 10,2 |
Biết: tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Tổng giá trị (x + y + z) bằng
A. 1.6. B. 1,5. C. 1,8. D. 2,0.
Câu 68. [QG.22 – 204] Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:
Thí nghiệm 1 | Thí nghiệm 2 | Thí nghiệm 3 | |
Thời gian điện phân (giây) | t | 2t | 3t |
Lượng khi sinh ra từ bình điện phân (mol) | 0,40 | 1,10 | 1,75 |
Khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa (gam) | 10,2 | 0 | 10,2 |
Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Tổng giá trị (x + y + z) bằng
A. 2,0. B. 2,6. C. 1,8. D. 2,4.
11. Kim loại kiềm – kiềm thổ – nhôm và hợp chất
Câu 69. [QG.22 – 202] Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 70. [QG.22 – 201] Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Na.
Câu 71. [QG.22 – 201] Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 72. [QG.22 – 202] Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Ag. B. Cu. C. Ca. D. Na.
Câu 73. [QG.22 – 201] Nước tự nhiên chứa nhiều những cation nào sau đây được gọi là nước cứng?
A. Na+, Al3+. B. Na+, K+. C. Al3+, K+. D. Ca2+, Mg2+.
Câu 74. [QG.22 – 202] Chất nào sau đây có khả năng làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?
A. CaCl2. B. Na2CO3. C. NaCl. D. Na2SO4.
Câu 75. [QG.22 – 201] Kim loại Al tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra khí H2?
A. Na2SO4. B. NaNO3. C. NaCl. D. HCl.
Câu 76. [QG.22 – 202] Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2?
A. AlCl3. B. Al. C. Al2O3. D. Al(OH)3.
Câu 77. [QG.22 – 202] Kim loại Al tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra AlCl3?
A. HCl. B. NaCl. C. NaOH. D. NaNO3.
Câu 78. [QG.22 – 201] Trong công nghiệp, nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng boxit. B. quặng manhetit. C. quặng pirit. D. quặng đolomit.
Câu 79. [QG.22 – 201] Chất nào sau đây tan hết trong dung dịch NaOH loãng, dư?
A. Al2O3. B. MgO. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 80. [QG.22 – 201] Cho 4,6 gam kim loại Na tác dụng với nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 81. [QG.22 – 201] Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) Al2O3 + H2SO4 X + H2O
(2) Ba(OH)2 + X Y + Z
(3) Ba(OH)2 (dư) + X Y + T + H2O
Các chất X, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Al2(SO4)3, Al(OH)3. B. Al2(SO4)3, BaSO4. C. Al2(SO4)3, Ba(AlO2)2. D. Al(OH)3, BaSO4.
Câu 82. [QG.22 – 202] Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) X + Ba(OH)2 → Y + Z
(2) X + T → MgCl2 + Z
(3) MgCl2 + Ba(OH)2 → Y + T
Các chất X, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. MgSO4, NaCl. B. MgSO4, BaCl2. C. MgSO4, HCl. D. MgO, HCl.
Câu 83. [QG.22 – 203] Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) Al2O3 + HCl X + H2O
(2) Ba(OH)2 + X Y + Z
(3) Ba(OH)2 (dư) + X Y + T + H2O
Các chất Y, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. AlCl3, Ba(AlO2)2. B. Al(OH)3, BaCl2. C. AlCl3, Al(OH)3. D. AlCl3, BaCl2.
Câu 84. [QG.22 – 204] Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) X + Ba(OH)2 Y + Z
(2) X + T MgCl2 + Z
(3) MgCl2 + Ba(OH)2 Y + T
Các chất Z, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. MgSO4, BaCl2. B. BaSO4, BaCl2. C. H2SO4, BaCl2. D. BaSO4, MgSO4.
12. Sắt và hợp chất
Câu 85. [QG.22 – 201] Khi đun nóng, sắt tác dụng với lưu huỳnh sinh ra muối nào sau đây?
A. FeSO4. B. FeSO3. C. Fe2(SO4)3. D. FeS.
Câu 86. [QG.22 – 202] Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2 và muối nào sau đây?
A. FeSO4. B. FeS. C. FeS2. D. Fe2(SO4)3.
Câu 87. [QG.22 – 202] Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra khí SO2?
A. Fe(OH)3. B. FeCl3. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 88. [QG.22 – 201] Hợp chất sắt (III) hiđroxit có màu nào sau đây?
A. Xanh tím. B. Trắng xanh. C. Nâu đỏ. D. Vàng nhạt.
Câu 89. [QG.22 – 201] Hòa tan hỗn hợp gồm Fe2O3 và Fe(OH)3 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối nào sau đây?
A. Fe2(SO4)3. B. FeS. C. FeSO4. D. FeSO3.
Câu 90. [QG.22 – 202] Cho hỗn hợp gồm Fe và FeO phản ứng với lượng dư dung dịch HNO3 (đặc, nóng), sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối nào sau đây?
A. FeCl2. B. Fe(NO3)3. C. FeCl3. D. Fe(NO3)2.
13. Nhận biết – hóa học với môi trường
Câu 91. [QG.22 – 201] Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, ta cần sử dụng hóa chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
A. Muối ăn. B. Lưu huỳnh. C. Vôi sống. D. Cacbon.
Câu 92. [QG.22 – 202] Nồng độ khí metan cao là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ nổ trong hầm mỏ. Công thức của metan là
A. CH4. B. CO2. C. C2H4. D. C2H2.
14. Tổng hợp vô cơ
Câu 93. [QG.22 – 201] Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại Fe tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(c) Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(d) Cho dung dịch Na2SO4 loãng vào dung dịch BaCl2 thu được kết tủa gồm hai chất.
(e) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol NaOH thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 94. [QG.22 – 203] Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(b) Cho dung dịch KOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 thu được kết tủa.
(c) Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(d) Nhúng thanh kim loại Fe vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(e) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol NaOH thu được dung dịch chứa một muối.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 95. [QG.22 – 202] Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(b) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.
(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.
(e) Cho dung dịch NH4H2PO4 vào dung dịch NaOH dư, đun nóng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 96. [QG.22 – 204] Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NaOH vào nước cứng tạm thời.
(c) Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
(d) Cho bột kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Cho dung dịch (NH4)2HPO4 vào nước vôi trong dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 97. [QG.22 – 201] Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2. Nung 23,84 gam E trong môi trường trơ thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,12 mol khí NO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 3,65% thu được 672 ml khí H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 102,3 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3,08%. B. 3,58%. C. 3,12%. D. 2,84%.
Câu 98. [QG.22 – 203] Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2. Nung 28,8 gam E trong môi trường trở thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,1 mol khí NO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 5,84% thu được 1,12 lít khí H2 (ñktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,54%. B. 5,86%. C. 3,24%. D. 2,86%.
Câu 99. [QG.22 – 202] Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,6 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,84%. B. 3,54%. C. 3,12%. D. 2,18%.
Câu 100. [QG.22 – 204] Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 19,36 gam E trong bình kín chứa 0,245 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,15 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 5,84% thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 102,3 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3,82%. B. 3,54%. C. 4,14%. D. 4,85%.
____HẾT____
O2 Education gửi thầy cô link download
Các thầy cô có thể xem và download các đề thi năm 2022 tại
Cho em xin file này với ạ!
cho mình xin file được không ạ
cho mình xin file với
cho mình xin file với
Ad cho em xin file với ạ!