dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Marketing là gì?

Marketing là một quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Tập trung vào khách hàng, một trong những thành phần hàng đầu của quản lý doanh nghiệp.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Marketing là gì?

Marketing được hiểu ngắn gọn là tiếp thị – một hình thức phổ biến để kết nối với khách hàng và Marketing bao gồm tất cả những việc cần làm để thu hút khách hàng đến một thương hiệu và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Marketing là gì?

Ngày nay, ngoài các hình thức marketing truyền thống còn xuất hiện thêm Digital MarketingContent Marketing.

Ngành marketing là gì?

Marketing là ngành đào tạo phổ biến trong các trường đại học, cao đẳng nhằm cung cấp kiến thức về nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng và thị trường, phân tích hành vi người tiêu dùng và lên chiến lược nhằm tiếp thị thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ đến đúng khách hàng tiềm năng, …

Marketing bao gồm những gì? Cụ thể, khi học marketing, người học sẽ nắm được cách thức:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • Nghiên cứu thị trường
  • Phân khúc thị trường
  • Định vị thương hiệu
  • Phân tích độ cạnh tranh
  • Lên chiến lược tiếp thị & các chính sách ưu đãi
  • Hoạch định ngân sách marketing
  • Đo lường hiệu quả chiến dịch

Mời các bạn tham khảo thêm Học ngành Marketing ra trường làm gì?

Học ngành Marketing ra trường làm gì?

Marketer là gì?

Marketer (nhân viên marketing) là những người làm việc trong lĩnh vực marketing, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và lên chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ có giá trị đến khách hàng tiềm năng.

Từ đó, nhân viên marketing có thể gắn kết khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp trong mối quan hệ bền chặt lâu dài.

Tầm quan trọng của Marketing

Marketing là một hoạt động vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển trong kinh doanh và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng. Về cơ bản hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và mở rộng tệp để tìm kiếm khách hàng mới.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • Marketing cung cấp thông tin cho khách hàng. Marketing cung cấp cho khách hàng những hiểu biết sâu sắc nhất về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. 
  • Cân bằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn. Modern marketing hay tiếp thị hiện đại là những phương pháp ít tốn kém hơn bao giờ hết. Các trang Social Media và chiến dịch Email Marketing thường giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm ngân sách đáng kể. Từ đó marketing giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh với “đàn anh” lớn hơn trên thị trường.
  • Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng. Duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng là công việc vô cùng quan trọng, giúp khách hàng có lòng tin cũng như đánh giá cao sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Marketing giúp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi. Trong quá khứ, có lẽ bạn chỉ được tương tác cùng khách hàng khi họ xuất hiện tại công ty của bạn. Với marketing, bạn tương tác với họ mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn như, bạn được tự do gửi khách hàng những nội dung liên quan đến sản phẩm ngay cả khi họ không trực tiếp trao đổi với bạn. Chính vì thế, marketing giúp bạn tạo dựng quan hệ với các khách hàng tiềm năng một cách “dễ chịu” hơn.
Marketing là gì? 1
Marketing giúp tương tác với khách hàng mọi lúc, mọi nơi
  • Marketing giúp bán hàng. Mục đích cuối cùng của một hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận và marketing là điều cần thiết để đạt được mục đích đó. Ngày nay muốn bán được hàng, bạn cần phải làm cho khách hàng biết đến sản phẩm qua những lời chào hàng hấp dẫn. Để rồi họ tiếp tục lắng nghe, bị bạn thuyết phục và đồng ý mua sản phẩm của bạn. Đó chính là lý do, tại sao nói marketing giúp bạn bán hàng tốt hơn.
  • Marketing giúp doanh nghiệp phát triển. Marketing là một chiến lược quan trọng giúp hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp phát triển, mở rộng tệp khách hàng. Mặc dù, khách hàng hiện tại vẫn được xem là quan trọng nhất với bạn nhưng việc marketing để mở rộng thêm danh sách này cũng là điều quan trọng không kém.

Các loại hình marketing

Để làm rõ về khái niệm Marketing thì mình sẽ giới thiệu cho các bạn 6 loại hình phổ biến sau:

Marketing là gì? 2
6 loại hình marketing thành công
  • SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là tập hợp các phương pháp giúp cải thiện thứ hạng của một website/video youtube trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm – SERPs (thông thường là Google).
  • Blog Marketing. Ngày nay blog không còn dành riêng cho các cá nhân. Nhiều doanh nghiệp đăng tải những bài viết về lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại của mình. Đồng thời nuôi dưỡng sự quan tâm của những khách hàng tiềm năng đang mong muốn tìm kiếm thông tin.
  • Social Media Marketing. Bạn hoàn toàn được tự do sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn,… Một chiến dịch Social Marketing tốt sẽ giúp tạo ấn tượng và tăng khả năng viral cho thương hiệu và sản phẩm đến khách hàng của mình.
  • Print Marketing. Rất nhiều đối tượng khách hàng là những người thường xuyên đăng ký mua báo và tạp chí in ấn. Bạn nên tài trợ các bài báo để đăng content liên quan mà khách hàng mình quan tâm.
  • Search Engine Marketing (SEM). Loại hình marketing này hơi khác so với SEO. Bạn thường trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để đặt liên kết trên các website mà các công cụ tìm kiếm index. Với mục đích là để tăng sự hiện diện của doanh nghiệp bạn đến khách hàng. Loại hình này được gọi là Pay-per-click (PPC).
  • Video Marketing. Cải tiến hơn so với các loại hình marketing trước đây. Ngày nay nhiều người tham gia đầu tư thiết kế và publish những video mang tính giải trí nhưng vẫn chứa đựng nhiều giá trị, thông qua đó thu hút thêm các khách hàng tiềm năng.

Các bộ phận chính trong ngành Marketing

Quảng cáo (Advertising). Bộ phận Advertising có nhiệm vụ quảng bá và truyền thông một ý tưởng hay một sản phẩm dịch vụ trên thị trường bằng cách đặt quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Quan hệ công chúng (Community Involvement hay Public Relations). Một chiến lược truyền thông sẽ tạo dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp và khách hàng. Quan hệ công chúng sẽ góp phần giúp thương hiệu đến gần với khách hàng mục tiêu hơn nhờ vào những nội dung PR chân thực, truyền cảm hứng…

Marketing là gì? 3
Quan hệ công chúng sẽ góp phần giúp thương hiệu đến gần với khách hàng

Chăm sóc khách hàng (Customer service). Về cơ bản, marketing cũng có vai trò trong việc đưa ra sự hỗ trợ và những lời khuyên cho khách hàng. Đối với doanh nghiệp, người bán không chỉ cung cấp dịch vụ trước, trong mà còn cả sau khi bán sản phẩm.
Dịch vụ tốt sẽ khiến khách hàng hài lòng và thậm chí mang lại giá trị vượt xa những gì họ mong đợi. Nếu bạn không thể làm được điều này thì bạn sẽ thua kém đối thủ của mình ngay cả khi sản phẩm của bạn tốt hơn.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Direct Marketing. Bộ phận này bao gồm những việc gửi thông điệp của bạn trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua tờ rơi, biểu mẫu, tờ quảng cáo,…

Phân phối (Distribution). Phân phối là một phần của chuỗi cung ứng. Bộ phận này có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ kho đến các cửa hàng hoặc siêu thị.

Nghiên cứu thị trường (Market Research). Nghiên cứu thị trường là một trong những quá trình thu thập và phân tích thông tin quan trọng. Dữ liệu có được sau khi thu thập và phân tích sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về cách mà mọi người phản ứng trước những sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường liên tục và không ngừng. Việc họ trao đổi, tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu đối thủ cũng chính là đang nghiên cứu thị trường. Việc này sẽ giúp tạo ra nhiều dữ liệu về sản phẩm, khách hàng và thị trường của doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu thị trường còn góp phần cho hoạt động phát triển sản phẩm mới.

Lập kế hoạch truyền thông (Media Planning). Kế hoạch truyền thông có liên quan chặt chẽ đến chiến lược marketing. Nó sử dụng các kênh truyền thông tốt nhất để tiếp cận thị trường mục tiêu. Một số kênh truyền thông chính yếu bao gồm: facebook, instagram, zalo, tik tok, TV, radio, báo, tạp chí,…

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Định giá sản phẩm (Product Pricing). Khi đặt giá, bạn nên tính đến chi phí sản xuất và vận chuyển. Bạn cũng nên xem xét các đối thủ của mình đang bán nó với giá bao nhiêu, chất lượng như thế nào.
Hầu hết các sản phẩm hiếm khi giữ nguyên giá trong thời gian dài. Vì có khả năng chi phí sản xuất thay đổi, tiền lương tăng hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn cũng giảm giá đột ngột. Bạn cần nên nhận thức được mọi yếu tố ảnh hưởng đến giá cả mọi lúc.

Kinh doanh bán hàng (Sales). Sales bao gồm việc lập kế hoạch và hỗ trợ đội ngũ bán hàng bằng việc hướng dẫn họ các cách thúc đẩy các chỉ tiêu bán hàng. Nó cũng liên quan đến việc tổ chức sắp xếp một kế hoạch làm thế nào để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiện có. Nhân viên sales có vai trò trong việc hoàn thành các chỉ tiêu đó.

One-to-one Marketing. One-to-one marketing liên quan đến việc giao tiếp, trao đổi một cách trực tiếp với từng khách hàng. Công ty sau đó có thể đưa ra một số điều chỉnh để tiếp cận thị hiếu và sở thích của mỗi khách hàng.

Impression Marketing. Là thành viên của phòng ban này, bạn phải làm sao để khiến người dùng có được nhận thức tốt về sản phẩm và dịch vụ của bạn…

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Vậy học Marketing ra làm gì? Có ti tỉ sự lựa chọn cho các bạn học Marketing. Chúng ta phải tự tin vào ngành mà mình đã chọn. Cách mà tui chứng minh cho những người đã nói những điều không mấy dễ nghe về ngành mà tui học đó chính là học thật tốt, ra trường tìm kiếm một công việc thật tốt và cố gắng từng ngày.

Bài viết vẫn còn rất nhiều thiếu sót nhưng vì nó đã quá dài nên tui xin phép dừng lại tại đây.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *