dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên hướng dẫn phụ huynh chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình trong điều kiện dịch Covid 19 diễn biến phức tạp

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên hướng dẫn phụ huynh chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình trong điều kiện dịch Covid 19 diễn biến phức tạp

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Năm học 2021-2022 là năm học đặc biệt của các trường trong cả nước
nói chung, trường mầm non thị trấn Ninh Cường nói riêng phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Để đảm
bảo thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, đòi hỏi nhà trường phải có các
giải pháp linh hoạt, phù hợp chuyển trạng thái hoạt động và ứng phó linh hoạt,
hiệu quả với dịch COVID-19, ngay sau khi nắm bắt tinh thần chỉ đạo của Sở
Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trực Ninh. Trường
mầm non thị trấn Ninh Cường đã chỉ đạo giáo viên duy trì hoạt động bình
thường, phân công giáo viên thường xuyên kết nối với gia đình trẻ em bằng
kênh liên lạc phù hợp, dễ sử dụng như: Zalo, Facebook, Messenger… để trao
đổi, nắm bắt tình hình sức khỏe hàng ngày; tăng cường công tác tuyên truyền,
hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, hợp lý
và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại gia đình; hình thành các nhóm
zalo, facebook, youtube…giữa giáo viên và phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc
nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em tại gia đình, đảm bảo an toàn, không
ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của trẻ em.
Nhưng một thực tế là trong thời gian trẻ ở nhà, sinh hoạt của trẻ bị xáo
trộn, trẻ thường xuyên tiếp xúc sử dụng điện thoại, tivi máy tính trên nhiều giờ
để giải trí, trẻ ăn ngủ không điều độ, nhiều trẻ gửi ông, bà chăm sóc được nuông
chiều theo ý thích của trẻ nên trẻ không ngoan.
Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng nhà trường tôi luôn trăn trở làm thế nào
để có thể đưa ra các biện pháp chỉ đạo giáo viên trong trường hướng dẫn phụ
huynh chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà trong mùa dịch một cách hiệu quả
nhất.Trong tình hình dịch bệnh, trẻ nghỉ học ở nhà phải làm sao để việc kết nối
với gia đình trẻ trong chất lượng chăm sóc, giáo dục đạt hiệu quả cao. Việc kết
nối giữa nhà trường với gia đình trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, kết nối là
một cộng đồng giáo dục có sự gắn kết, tương tác và là nền tảng cho môi trường
giáo dục thông minh thời đại 4.0. Mô hình giáo dục thông minh cần sự liên kết
chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – học sinh, tạo điều kiện cho việc đổi mới
phương thức tương tác, tiếp cận thông tin, cùng đóng góp ý kiến để hướng đến
mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. Để đưa các
chương trình giáo dục hướng dẫn các bậc phụ huynh về cách chăm sóc, nuôi
2
dưỡng, giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần,
nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ giao tiếp ứng xử cũng như trẻ có sức
khỏe tốt để phòng chống dịch bệnh.
Vì vậy theo tôi nghĩ việc chỉ đạo giáo viên trong tổ xây dựng video các
tiết dạy, hay những trò chơi tương tác, những video dạy kỹ năng sống cho trẻ
trong mùa dịch là hết sức cần thiết nhằm giúp cho các con có ôn tập kiến thức
tại nhà, trẻ được vừa học vừa chơi, vừa có được những kỹ năng cơ bản ban đầu
để phòng chống dịch tại nhà . Hình thức này cũng phù hợp với mục tiêu mà
Chương trình giáo dục mầm non hướng đến là rèn luyện năng lực tự học cho trẻ
các độ tuổi mầm non nói chung và đặc biệt trang bị một số kiến thức cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi để các con chuẩn bị lên lớp 1 và phụ huynh cũng thấy được sự
quan tâm của nhà trường, cô giáo đối với trẻ. Không những vậy, qua các video,
phụ huynh cũng có thể học hỏi từ giáo viên để áp dụng các bài học khác cho trẻ
trong cuộc sống thường nhật, giúp cho việc rèn luyện kỹ năng của trẻ tốt hơn,
phụ huynh dành thời gian nhiều hơn cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà
trong thời gian nghỉ dịch hiệu quả hơn.
Vì những lý do nêu trên nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo
giáo viên hướng dẫn phụ huynh chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình trong
điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp” làm đề tài nghiên cứu cho
mình.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
* Về phía nhà trường:
Thực hiện Kê hoạch số 1407/KH-SGDĐT ngày 20/9/2021 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Nam Định về tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến dịch COVID-
19; Kế số 22/KH-PGDĐT Trực Ninh về tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến
dịch COVID-19. Để chủ động ứng phó với diễn biến khó lường của dịch
COVID-19, ngay từ đầu năm học trường mầm non thị trấn Ninh Cường đã chủ
động xây dựng hai phương án tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi trẻ
đến trường học trực tiếp và khi trẻ phải tạm thời nghỉ học tại nhà. Do đó đã linh
hoạt thích ứng hiệu quả khi chuyển đổi hình thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ trực tiếp sang hình thức phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình, không ngừng sáng tạo đưa ra
các giải pháp nhanh chóng, kịp thời vừa mang lại hiệu quả cao trong việc thực
3
hiện nhiệm vụ của đơn vị vừa góp phần nhỏ bé trong cuộc chiến chống đại dịch
Covid-19 của cả dân tộc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và triển khai công
việc, tôi thấy còn một số vấn đề sau:
* Về phía giáo viên:
Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là giáo viên chưa tự tin, lúng túng
hoặc không tự tin khi quay video, audio. Lựa chọn nội dung, hình thức phối
hợp chưa đa dạng, phong phú
Khâu kỹ thuật trong quá trình quay, sử lý video, audio, ghi âm, cắt ghép…
cách chỉnh sửa, cách ghép video chưa thông thạo dẫn đến thực hiện hiệu quả
chưa cao.
Nhiều giáo viên việc cập nhật, ứng dụng các thiết bị dạy học, ứng dụng
công nghệ thông tin còn hạn chế, số lượng phụ huynh học sinh kết nối với
nhà trường, nhóm lớp trên các kênh thông tin như Zalo, Facebook, … còn ít
do vậy việc chuyển tải các thông tin trao đổi với phụ huynh trong mùa dịch
còn gặp nhiều khó khăn.
* Về phía phụ huynh:
Nhiều phụ huynh vẫn phải đi làm nên khi học sinh nghỉ ở nhà để phòng,
chống dịch Covid-19 không có người trông coi nên khá bức xúc và có thái độ
tiêu cực.
Nhiều phụ huynh bận làm ăn chưa thực sự quan tâm nhiều đến trẻ còn
nuông chiều theo ý thích của trẻ như cho trẻ xem tivi, ipas, điện thoại nhiều
dẫn đến trẻ chậm phát triển và lười tương tác với mọi người xung quanh.
Một số phụ huynh là ông, bà khả năng sử dụng các thiết bị điện tử để liên
lạc với giáo viên còn hạn chế.
Như mọi năm tôi chỉ đạo giáo viên tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh
chăm sóc trẻ tại nhà bằng các hình thức như: Tuyên truyền qua các buổi họp phụ
huynh ở lớp, tuyền truyền vào thời gian đón và trả trẻ. Hoặc gọi điện thoại trao
đổi tình hình sức khỏe trẻ ở nhà. Nhưng sang đến năm này do ảnh hưởng của
dịch covid kéo dài, trẻ đi học không chuyên cần có nhiều thời điểm trẻ nghỉ ở
nhà chống dịch nên biện pháp này của trường Tôi không còn phù hợp và hiệu
quả nữa. Và thay vào đấy là Tôi phải chỉ đạo đội ngũ giáo viên của mình tăng
cường tận dụng ứng dụng nền tảng CNTT để xây dựng video, audio phối hợp
với phụ huynh về kỹ tự phục vụ, vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, hoạt động thể
chất, vui chơi, học qua chơi video chăm sóc sức khỏe, video tuyền truyền phòng
4
covid -19, để gửi vào Zalo, Facebook, Mesenger… nhóm lớp tuyên truyền phụ
huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong mùa dịch.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
trong trường.
Cấp học mầm non là cấp học có tính đặc thù, trẻ mầm non chưa có khả
năng học trực tiếp. Do đó việc triển khai các hình thức kết nối, phối hợp, hướng
dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình là việc
làm hết sức cần thiết. Chính vì thế mà mặc dù trẻ không đến trường nhưng đội
ngũ giáo viên vẫn ngày đêm miệt mài sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để xây
dựng các nội dung tuyên truyền về dịch bệnh, xây dựng các bài giảng theo từng
độ tuổi chuyển tải tới các bậc phụ huynh ôn luyện cho con ở nhà trên hệ thống
Zalo nhóm lớp, Facebook ,…và đây cũng là thời gian thích hợp để nhà trường
tập trung bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập Ban thẩm định kịch bản,
video, audio để duyệt nội dung, chất lượng video, audio và xây dựng thành kho
học liệu chuyên môn trực tuyến dùng chung của nhà trường.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nâng cao
chuyên môn một cách khoa học và hợp lý. Từ đó tôi lựa chọn, thống kê các phần
công việc cần làm, những yêu cầu cụ thể để chỉ đạo giáo viên thực hiện, mốc
thời gian và mức độ hoàn thành phù hợp với điều kiện và năng lực mỗi giáo
viên. Tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng mang tính chiến lược lâu dài đây là
công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà
trường nói chung và của ngành nói riêng. Bằng cách:
+ Bồi dưỡng qua các buổi họp chuyên môn của phòng, của trường đề ra
+ Giáo viên học hỏi thêm qua tài liệu, sách báo
+ Chỉ đạo giáo viên học cách chỉnh sửa, cách ghép video dựa vào các
phần mềm cavan,cap cut… để xây dựng những video tuyên truyền hiệu quả gửi
đến phụ huynh.
* Bồi dưỡng chuyên môn hàng tuần;
– Hướng dẫn giáo viên học tập, bồi dưỡng thông qua các mối quan hệ với
đồng nghiệp, với phụ huynh, với xã hội. Khi bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
cần biết lựa chọn tài liệu, nghiên cứu thu thập thông tin một cách có chọn lọc phù
hợp với yêu cầu thực tiễn.
5
-Trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng bản thân giáo viên phải biết tự kiểm
tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Hoạt động này giúp mình nhìn nhận lại những
việc đã làm và chưa làm được trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, từ đó kịp
thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch nhằm đạt mục tiêu bồi dưỡng. Nhằm nâng cao
được chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cán bộ giáo viên trong trường.
* Tìm nguồn thông tin, tài liệu trong sách, báo
Sách, giáo trình, báo, tạp chí… là nguồn kiến thức vô tận. Là cán bộ quản lý
tôi nhận thấy mình phải không ngừng tìm tòi, học hỏi trang bị thêm kiến thức. Ở
đây tôi giới thiệu giáo viên tham khảo 1 số cuốn sách, giáo trình, tạp chí:
– Nguyễn Ánh Tuyết, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Giáo trình
dành cho sinh viên hệ cao đẳng và đại học), NXB Đại học sư phạm, 2004.
Đây là cuốn sách mà tôi được học từ khi còn là sinh viên của trường Cao
đẳng sư phạm Trung Ương, cuốn sách này giúp giáo nắm được tâm lý của trẻ
không chỉ lứa tuổi 3-5 tuổi mà còn bao quát cả trẻ giai đoạn sơ sinh cho đến khi
trẻ 6 tuổi. Qua cuốn sách này giúp tôi tìm hiểu những vấn đề chung của tâm lý
học trẻ em, cũng như những quy luật và đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ, để có
thể tư vấn đồng hành cùng phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà.
– Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học
(Sửa đổi, bổ sung)-Ban hành theo Quyết định số 406/ QĐ-GĐT ngày 27 tháng
01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo)
Qua quyển sổ tay này tôi năm được những thông tin chung về dịch bệnh
Covid-19 từ đó giáo viên có thể xem và biết cách thể tuyên truyền đến phụ
huynh những việc cần làm hàng ngày để bảo vệ bản thân và bảo vệ trẻ khỏi các
tác nhân gây bệnh. Dạy các con cách rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách. Nguyên
túc thực hiện khẩu hiệu 5K khi đi ra ngoài.
– Tài liệu hướng dẫn xây dựng, sử dụng tài liệu, học liệu trực tuyến để
hướng dẫn trực tuyến để hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục
trẻ mầm non tại gia đình tháng 11 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Chương trình giáo dục mầm non sửa đổi theo Thông tư 51/2020.
Nắm bắt được chương trình giáo dục mầm non giúp giáo viên trong tổ có
thể lên kế hoạch phối hợp, chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà sao cho phù hợp với
điều kiện thực hiễn tại gia đình đạt hiệu quả nhất.
6
* Ứng dụng hỗ trợ việc lên bài giảng điện tử, làm hình ảnh và cắt ghép video
Ngay khi được sự chỉ đạo của nhà trường, tôi đã chủ động lên kế hoạch
chỉ đạo giáo viên xây dựng những video, audio hướng dẫn trẻ biết cách phòng
chống dịch, tự phục vụ, các trò chơi tương tác…., giúp trẻ có thể thực hiện được
ở nhà như: Kỹ năng rửa tay, sát khuẩn tay khô, kỹ năng đeo khẩu trang, kỹ năng
xử lý khi bị ho, kỹ năng gấp quần áo, kỹ năng cần thìa xúc, kỹ năng rót nước
cho trẻ… cùng phụ huynh đồng hành hướng dẫn dạy trẻ.
Để xây dựng được video, audio hay mới lạ gây cuốn hút cho trẻ cũng như để
tuyên truyền phụ huynh thì cần học các phần mểm hỗ trợ, và giáo viên cũng đã rất
tích cự học hỏi tìm tòi và thiết kế những video sáng tạo, vui nhộn, bắt mắt, và các
phần mềm làm hình ảnh, cắt ghép video như: POINT, CANVAN, CAMTASIA,
CAPCUT …
+ Powerpoint là phần mềm trình chiếu sử dụng các slide để truyền tải thông
tin, người dùng tạo ta những slide để phụ vụ các buổi thuyết trình để thể hiện bài
dạy hay những thông điệp trong các buổi học hoặc họp.
+ Canva là một ứng dụng chỉnh sửa ảnh và thiết kế đồ họa với kho tài
nguyên về thiết kế rất rộng và phong phú. Có thể thao tác cả trên máy tính và điện
thoại.
Ứng dụng cho phép chỉnh sửa, cắt ghép ảnh, thiết kế video. Có sẵn kho ảnh
và video khổng lồ cho phép người dùng có thể chỉnh sửa tùy ý phù hợp với mục
đích sử dụng.
Ảnh: Video thiết kế trên ứng dụng Canva
Capcut là một ứng dụng chỉnh sửa video. Ứng dụng này có rất nhiều công
cụ hỗ trợ với thao tác đơn giản giúp chỉnh sửa video theo ý muốn của người sửa
7
dụng rất linh hoạt. Các công cụ cho phép người dùng điều chỉnh tốc độ video, chèn
video, chèn sticker, lồng hiệu ứng đựng, chèn chữ, chèn nhạc, ghi âm…khá đơn
giản và rất là thuận tiện.
Đến thời điểm hiện tại toàn bộ video phục vụ cho việc hướng dẫn phụ huynh
dạy con tại nhà tôi đều thực hiện trên ứng dụng này.

Ảnh : Ghép và chỉnh sửa video trên phần mềm Capcut

Tóm lại: Việc tự bồi dưỡng của bản thân là yếu tố quan trọng và quyết
định trực tiếp đến chất lượng dạy và học của lớp mình phụ trách. Tự bồi dưỡng
chỉ thật sự mang lại hiệu quả cao khi nó trở thành nhu cầu, có sự tự nguyện, tự
giác của bản thân môi giáo viên trong tổ.
Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi người quản lý
phải chủ động xây dựng kế hoạch từng năm, từng tháng bồi dưỡng định kì, bồi
dưỡng thường xuyên… làm thế nào để người giáo viên thấy được nhu cầu cần
thiết phải tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Và làm thế nào để giúp giáo viên
sáng tạo trong mỗi bài giảng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Biện pháp 2: Chỉ đạo các lớp lập nhóm zalo, Facbook, Messnger … kết
nối với phụ huynh trong lớp.
* Tạo Zalo nhóm lớp :
Ngay bắt đầu năm học Tôi triển khai các lớp giáo viên lấy thông tin sđt
của phụ huynh để lập nhóm zalo, vận dụng các phương tiện nền tảng mạng xã
8
hội, để truyền tải các kiến thức chăm sóc giáo dục cũng như hướng dẫn phụ
huynh dạy con học tại nhà trên ứng dụng zalo rất gần gũi và dễ sử dụng cho
phép các giáo viên có thể gủi nhiều tệp tin, định dạng file các video hướng dẫn
các trò chơi PowerPoint…Vì vậy mà 100% phụ huynh tại lớp đã tham gia đầy
đủ và hưởng ứng rất tích cực.
Trong nhóm chat này giáo viên thông báo thì lập tức tất cả các bậc phụ
huynh sẽ nhận biết ngay, giáo viên rất tiết kiệm được thời gian thay vì phải gửi
tin nhắn hay thông báo đến từng phụ huynh. Ngoài ra ứng dụng này còn có chế
độ ghim tin nhắn (quan trọng) để tin nhắn luôn ở đầu cuộc hội thoại, các phụ
huynh chỉ cần bấm vào nhóm nhà sẽ thấy, và khi sắp đến thời gian cuộc họp nào
đó thì giáo viên có thể thêm “Nhắc hẹn” để phụ huynh chú ý và không quên giờ
họp.

Ảnh: Một số thông báo cô gửi trong nhóm lớp và phụ huynh thả tim,
tích bình chọn

+ Giáo viên nói rõ mục đích hoạt động của nhóm, đưa ra mục tiêu, tầm
quan trọng, nội dung, biện pháp, hình thức phong phú. Đồng thời, động viên phụ
huynh tham gia trao đổi sôi nổi, phối hợp cùng giáo viên, nhà trường trong việc
9
dạy con học cho trẻ tại gia đình. Nhà trường gửi những hình ảnh, video hướng
dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch
+ Qua nhóm zalo giáo viên hoặc phụ huynh cũng có thể giải đáp thắc
mắc một cách nhanh chóng và các phụ huynh khác có cùng thắc mắc có thể nắm
bắt thông tin một cách nhanh chóng. Và nhóm zalo cũng có phần lưu giữ hình
ảnh, video, các đường link, văn bản để giáo viên và phụ huynh có thể dễ dàng
xem lại, tìm lại khi cần dùng đến.
* Liên hệ trực tiếp đến cá nhân các phụ huynh
Đa số các phụ huynh khi cô giáo thông báo trên nhóm lớp đều cập nhập
thông tin và có phản hồi lại. Tuy nhiên bên cạnh đó có một số phụ huynh vì
nhiều lý do khác nhau chưa thể cập nhập thông tin và phản hồi lại cô giáo. Nên
giáo viên các lớp nên chủ động kiểm tra rà soát lại. Đối vói phụ huynh chưa cập
nhập thì các giáo viên sẽ sẽ liên hệ trực tiếp bằng cách gọi điện hoặc nhắn tin
riêng cho phụ huynh đó, để phụ huynh đó nắm bắt được thông tin và có những
phản hồi kịp thời.
* Hiệu quả giải pháp:
Khi sử dụng những phương tiện trên để liên hệ, kết nối với phụ huynh tôi
thấy khá các giáo viên trong trường làm rất là hiệu quả và thành thạo, vì năm
nay đa số toàn giáo viên trẻ nên ứng dụng công nghệ rất nhanh và hiệu qua, nắm
bắt được kịp thời xu hướng Tôi xây dựng cho Tổ.
Giáo viên tiết kiệm được thời gian hơn, phụ huynh thì nắm bắt thông tin
và phản hồi lại giáo viên khá là tốt.
Biện pháp 3: Phối hợp phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà trong thời gian
trẻ nghỉ dịch covid-19
– Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong mùa dịch tôi chỉ đạo các lớp giáo
viên tuyên truyền phụ huynh thực hiện như sau:
*Chế độ Ăn: Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng và
hạn chế cho trẻ ăn sau 20h. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa
chiều và bữa tối. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau và hạn chế các món xào, rán ,
hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga, các loại nước có nhiều đường,
hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, gà tẩm bột chiên,
mì tôm, kem, bánh kem, sôcôla và bánh ngọt và không nên cho trẻ ăn nội tạng
động vật.
10
(Không nên cho trẻ uống nước ngọt có ga)
*Nước Uống:
– Bên cạnh đó bố mẹ cần đảm bảo lượng nước uống cho trẻ trong ngày,
uống nước của cơ thể phù hợp rất lớn về thời tiết và hoạt động của trẻ. Mỗi ngày
trẻ cần 1,6 – 2lít nước bao gồm nước uống và nước trong thức ăn. Nên cho trẻ
uống nước ấm đun sôi có nắp đậy kín và nên sử dụng trong ngày. Tại thời điểm
dịch như hiện nay, Bố mẹ cho trẻ uống nước ấm hoặc nước ep trái cây để cung
cấp nhiều vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, không nên cho trẻ uống
nước có ga sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa của trẻ.
(Thường xuyên cho trẻ uống nước ép hoa quả)
*Giấc ngủ:
Duy trì chế độ sinh hoạt hàng ngày đảm bảo giấc ngủ dù trẻ ở với ông bà
hay bố mẹ thì phụ huynh nên lập 1sinh hoạt cho trẻ:
11
– Cho trẻ dạy sớm trước 7h30 và cùng ông bà hoặc bố mẹ tập 1 vài động tác
thể dục nhẹ nhàng cho trẻ thư thái sảng khoái.
(Cho trẻ tập thể dục buổi sáng cùng bố mẹ)
– Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, giấc ngủ giúp cho trẻ phát triển về thể chất
lẫn tinh thần, giúp cơ thể sản sinh được nhiều hocmon tăng trưởng và pt giúp
cho các hoạt động hàng ngày của trẻ được liên tục, hiệu quả.
Phụ huynh gửi ảnh trẻ ngủ tại gia đình
12
– Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến vận động trong ngày của trẻ , vì vậy bố
mẹ cần cho các con ngủ đủ giấc trong ngày:
+ Trẻ 3-5 tuổi mỗi ngày ngủ 11-14 tiếng. Buổi trưa tập cho trẻ ngủ 1,5 – 2
tiếng, buổi tối không cho trẻ thức khuya quá 9h tối.
– Bố mẹ nên tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh trong phòng ngủ, nên trò
chuyện hoặc kể chuyện để cho con dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
*Giữ Gìn vệ sinh sạch sẽ:
– Để giảm bớt các nguy cơ lây covid 19, Phụ huynh cần đảm bảo vệ sinh
sạch sẽ môi trường xung quanh, nơi sinh hoạt của trẻ p

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay