Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 5 6 tuổi sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những cái đẹp xung quanh.
Thiên nhiên đẹp, được xem như những chất dinh dưỡng cho tâm hồn trẻ. Càng
nhìn, càng nghe, càng được trải nghiệm với những màu sắc, âm thanh, nguyên
vật liệu thiên nhiên bao nhiêu thì cảm giác, tri giác và các xúc cảm thẩm mỹ –
những xúc cảm tích cực ở trẻ càng trở nên nhạy bén, tinh tế bấy nhiêu. Từ
những xúc cảm tích cực làm nảy sinh ở trẻ lòng mong muốn làm một điều gì đó
tốt lành để đem niềm vui đến cho mọi người. Trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện
trong các hoạt động hoạt động tạo hình. Từ đó, trẻ vừa cảm nhận được vẻ đẹp,
sự đa dạng phong phú của thiên nhiên đem lại, đồng thời có thể sử dụng tất cả
những gì có trong thiên nhiên như hoa, lá, hột hạt, vỏ cây, sỏi đá… để phát triển
thị hiếu thẩm mĩ của trẻ.
Hoạt động tạo hình ở trường mầm non giúp trẻ hình thành được các kỹ năng vẽ,
tô màu, nặn, xếp, cắt, dán, chắp, ghép…Tuy nhiên nguyên liệu để cho trẻ sử
dụng lại chưa phong phú. Trong khi đó chúng ta có thể sử dụng những nguyên
liệu thiên dễ tìm kiếm, dễ sử dụng, lại không tốn kém đồng thời rất quen thuộc
với trẻ, kích thích sự sáng tạo của trẻ, sự linh hoạt của giáo viên. Từ những nhận
thức trên tôi đã nghiên cứu về đề tài “ Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi
sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
1.1 Thuận lợi:
– Bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm của Sở GD – ĐT Nam Định,
Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Hải Hậu, Ban giám hiệu nhà trường và các
đồng nghiệp. Trong năm vừa qua, tôi được tham dự lớp tập huấn chuyên đề
“Nâng cao chất lượng sử dụng đồ dung đồ chơi trong hoạt động cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học cho cán bộ, giáo viên trong Tỉnh” của Sở tổ chức tại
Nam Định.
1
-Bản thân đã nắm chắc những kiến thức, phương pháp và cách tổ chức
cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên.
– Trường, lớp có quy mô rộng, khuôn viên thoáng mát, hệ thống cây xanh,
hoa, cây ăn quả phong phú, đa dạng đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho trẻ học
tập và sáng tạo.
– Lớp có 21 cháu cùng độ tuổi, được phân công 2 giáo viên. Trẻ đều tham
gia hoạt động tạo hình tích cực.
– Các nguyên vật liệu từ thiên nhiên phong phú về hình dạng, màu sắc, dễ
tìm, dễ sử dụng, sẵn có trong tự nhiên, không mất tiền mua lại, góp phần bảo vệ
môi trường…
– Bản thân có tinh thần học hỏi, ý thức trách nhiệm trong công việc.
1.2 Khó khăn:
– Bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp một số khó khăn sau:
– Xã hội ngày càng phát triển thì hàng loạt những nguyên liệu hiện đại, đắt
tiền như: giấy màu các loại, mút xốp, nilon, vải, cước, đá quý…đã dần thay thế
các nguyên liệu dân gian, nguyên liệu từ thiên nhiên như: vải vụn, lá cây, vỏ
cây, tre nứa, mây, cói, hạt, hột, vỏ sò, vỏ hến…
– Bản thân chưa linh hoạt, sáng tạo trong tới việc sử dụng các nguyên liệu
hoa, lá, hột hạt trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ. Hơn nữa, tôi là một giáo
viên mới ra trường nên còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các
hoạt động.
– Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tạo hình.
– Việc phối hợp với phụ huynh để sưu tầm nguyên lieu thiên nhiên phần
nào còn hạn chế.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Xây dựng kế hoạch đầu năm
Xây dựng kế hoạch giúp tôi chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện và thay đổi
kế hoạch phù hợp với trẻ của lớp mình. Vào đầu mỗi năm học, khi nhà trường
phân công lớp, tôi bắt đầu làm lên kế hoạch giáo dục năm học cho từng lĩnh vực,
từng chủ đề. Đặc biệt, tôi luôn bám sát với tình hình thực tế của học sinh trong
lớp để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp.
2
Chủ đề | Tên đề tài |
1. Trường mầm non – Lễ hội trăng rằm – Trường mầm non của bé – Lớp học của bé | – Làm tranh trường mầm non từ hột hạt – Làm đồng hồ, con sâu bằng lá chuối – Làm tranh từ cát |
2. Bản thân – Các giác quan của bé – Đồ dùng và trang phục của bé – Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh? | – Trang trí váy áo từ hoa, lá – Làm cây xương, một số loại quả rồng từ sỏi – Làm con trâu bằng lá mít |
3. Gia đình – Ngôi nhà bé ở – Họ hàng gia đình. – Đồ dùng gia đình của bé | – Tranh gia đình từ lá, cành cây – Tô chữ cái trên sỏi – Làm người, chổi từ rơm rạ |
4. Nghề nghiệp – Cô giáo của em – Bác nông dân – Cô chú công nhân – Chú bộ đội – Bác sĩ | – Tạo hình hoa từ các loại củ – Làm con lợn, con cá bằng bèo bồng – Làm con bướm, con cá bằng vỏ ngao – Tô màu trên vỏ trứng |
5. Động vật – Một số động vật nuôi trong gia đình – Động sống trong rừng – Động vật sống dưới nước – Chim và côn trùng | – Tranh con gà từ hạt đỗ – Tranh con hươu cao cổ từ cành và lá cây khô – Làm con cá bằng lá cây – Làm con ong bằng vỏ ngao |
6. Giao thông – Phương tiện giao thông – Luật lệ giao thông | – Vẽ ô tô trên sỏi – Tranh máy bay từ các loại hạt |
7. Thực vật – tết và mùa xuân – Ngày tết quê em – Cây xanh đâm chồi nảy lộc – Hoa quả mùa xuân – Một số loại rau – Một số loại lương thực | – Làm cây đào từ cành cây khô – Làm con bướm bằng lá cây – Tranh các loại quả từ lá cây – Làm hoa bằng vỏ ngô – Làm con cá bằng lá dừa |
8. Nước và hiện tượng tự nhiên – Vòng tuần hoàn của nước – Đất, cát, sỏi đá – Không khí và ánh sáng – Các mùa trong năm | – Làm cầu vồng từ lá cây – Tô màu mặt trời trên sỏi – Làm bông hoa bằng vỏ ngao. – Làm hoa từ vỏ lạc |
9. Quê hương – Đất nước – Bác Hồ – Quê hương yêu quý | – Làm hoa từ hạt bí – Trang trí váy, áo từ các loại quả – trang trí mái tóc bằng hoa và lá cây |
3
(Kế hoạch giảng dạy cho các chủ đề)
2.2. Nghiên cứu phương pháp, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ.
Là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy phần nào còn hạn chế, nên
tôi luôn tự trau dồi kinh nghiệm cho bản thân bằng cách nghiên cứu phương
pháp để nâng cao trình độ và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Bên
cạnh việc vận dụng tốt những kiến thức được đào tạo chuyên sâu trên giảng
đường Đại học để giảng dạy cho trẻ trong lớp, bản thân tôi cũng tăng cường khả
năng tự học bằng cách thường xuyên xin được dự giờ, tham khảo các tiết dạy
của đồng nghiệp trong và ngoài trường, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên
môn, hội thảo về lĩnh vực tạo hình nhằm nắm vững phương pháp, hình thức tổ
chức cũng như có điều kiện đối chiếu những kiến thức lí thuyết đã học với thực
tế. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà trường xin được tham gia
các lớp tập huấn, chuyên đề của Sở GD – ĐT và Phòng GD – ĐT. Từ đó, tôi đã
xây dựng các hoạt động tao hình cho trẻ để dạy hội giảng, chuyên đề. Tôi đã
được tham gia tập huấn “Nâng cao chất lượng sử dụng đồ dung đồ chơi trong
hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cho cán bộ, giáo viên trong
Tỉnh”; tham gia lớp tập huấn các Modul ưu tiên trực tuyến trên mạng Internet
do Bộ GD – ĐT tổ chức. Xung phong dạy chuyên đề hoạt động tạo hình lứa tuổi
5 – 6 tuổi do trường Mầm non Hải Châu tổ chức….
Với mong muốn tìm được các nguyên liệu thiên nhiên phong phú, đa dạng
để trẻ sử dụng trong hoạt động tạo hình, tôi tham khảo trên ti vi, mạng Internet,
các phương tiện thông tin như các chương trình “Mầm non Montessori” , “Mười
vạn câu hỏi vì sao”, “Art for Kids Hub”, “Mufalo Potato”… sau đó chắt lọc
những kiến thức phù hợp với trẻ mầm non, có thể truyền tải cho học sinh lớp
mình để đưa vào hoạt động sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên trong hoạt động
tạo hình một cách tự nhiên hấp dẫn trẻ nhất.
2.3. Cách thức sử dụng nguyên liệu thiên nhiên
– Đất nước Việt Nam diệu kỳ – Bác Hồ và các cháu thiếu nhi | – Làm hoa bằng vỏ hạt |
10. Trường tiểu học – Trường tiểu học hải châu – Bé chuẩn bị vào lớp 1 | – Tranh trường tiêu học bằng cành khô – Tranh cây mùa thu bằng cành và lá khô |
4
Nguyên vật liệu thiên nhiên thường dùng làm đồ chơi và cho trẻ tạo hình
trong trường mầm non được phân loại như sau: Nguyên liệu từ thiên nhiên vô
sinh: đất, cát, sỏi, đá…; Nguyên liệu thiên nhiên nguồn gốc thực vật: rơm rạ, lá,
hoa, rau, cành, hột hạt…; Nguyên liệu thiên nhiên nguồn gốc động vật: vỏ ốc,
vỏ sò, vỏ trứng, lông các con vật (chim, gà, vịt). Đây là những nguyên liệu dễ
kiếm, không mất tiền mua, rất an toàn với trẻ. Điều này rất thuận tiện cho tôi khi
sử dụng những nguyên liệu này trong hoạt động tạo hình cho trẻ. Tranh làm
bằng nguyên liệu thiên nhiên là một hình thức khó không chỉ với trẻ mà ngay cả
với giáo viên bởi nó đòi hỏi phải có trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng
tạo. Không chỉ thế còn đòi hỏi phải biết cách sử dụng nguyên liệu như thế nào
cho đạt hiệu quả. Nên tôi thường hướng dẫn trẻ nhặt những lá cây, bông hoa đã
già và rụng xuống (vào mùa thay lá của cây) hoặc lá ở những cành cây vừa chặt,
hoa đã nở rộ để sử dụng trong họat động tạo hình. Tránh tình trạng cho trẻ bẻ lá,
bẻ cành làm hỏng cây, thiếu sự giáo dục bảo vệ môi trường. Sau đây là một số
yêu cầu cần thiết khi lựa chọn nguyên liệu thiên cho trẻ:
– Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ: Các nguyên liệu cần vệ sinh sạch sẽ
trước khi cho trẻ sử dụng ( rửa sạch, phơi ráo nước, loại bỏ nguyên liệu héo úa,
không còn nguyên hình)
– Các nguyên liệu được sử dụng phải đảm bảo không độc hại, không có
gai nhọn
– Kích thước: Phải vừa tay trẻ, không quá to, không quá nhỏ.
– Cách thức sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong từng loại hình hoạt
động tạo hình:
* Xếp dán tranh:
+ Nội dung: tạo ra những tranh theo mẫu, theo chủ đề.
+ Kĩ năng: Sử dụng kĩ năng xé, vò, cắt, dán.
+ Lựa chọn nguyên liệu và đồ dùng: Giấy nền, nhiều lá mỏng (có thể lá
khô, lá tươi; lá cây, cánh hoa đã xử lý được ép khô vẫn giữ được màu, hột hạt
khô, sỏi, vỏ trứng, vỏ ngao…), phối hợp với nguyên liệu khác…đựng trong rổ
và được phân loại.
+ Đồ dùng: Kéo, hồ dán…
* Chắp ghép làm đồ chơi
5
+ Nội dung: tạo ra đồ chơi như: con mèo, con cá con châu chấu, con bọ
dừa, con trâu…đồng hồ, vương miện, chiếc nhẫn……vv
+ Kĩ năng: Chắp, ghép, gấp…
*Làm phụ liệu trong hoạt động nặn
+ Nội dung: Nặn theo các chủ đề như các con vật, hoa quả, đồ dùng…
+ Nguyên liệu và đồ dùng: Đất nặn là nguyên liệu chính, nguyên liệu
thiên nhiên là phụ liệu để tạo thêm các chi tiết cho sản phẩm tạo hình.
* Tạo hình tổng hợp.
+ Nội dung: Phối hợp các kĩ năng và nguyên liệu thiên nhiên để tạo ra sản
phẩm tạo hình sáng tạo như các đồ chơi mô phỏng các đồ dùng, vật dụng.
+ Kĩ năng: Phối hợp các kĩ năng của vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép…
+ Nguyên liệu và đồ dùng: Chuẩn bị phong phú, đa dạng các chất liệu tạo
hình, trong đó có nguyên liệu thiên nhiên các loại là chủ yếu và đượ dựng, sắp
xếp như một xưởng chế tạo
2.4. Tổ chức các hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên.
2.4.1 Tổ chức hoạt động học
* Đề tài: Làm tranh trường mầm non từ hột hạt
Khi thiết kế các hoạt động giáo dục thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mĩ, tôi luôn
chú trọng sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như giờ học tạo hình. Ở chủ đề
“Trường mầm non”, tôi đã mạnh dạn lên hoạt động “Làm tranh trường mầm non
từ hột hạt”, đây là chủ đề đầu tiên của năm học.
Các loại hột hạt là nguyên liệu phổ biến tại địa phương, để có nguyên liệu sử
dụng cho hoạt động tạo hình này, tôi nhờ phụ huynh chuẩn bị cho trẻ các loại
hạt như: đỗ xanh, đỗ đen, hạt gạo.
Cách tiến hành:
– Tôi cho trẻ nêu ý tưởng của trẻ
– Trẻ dùng bút màu vẽ trường mầm non
– Trẻ dán băng dính hai mặt đè lên hình vẽ, tôi nhắc trẻ dán cẩn thận, không dán
chồng chéo băng dính lên nhau gây lãng phí.
6
– Trẻ tự chọn hạt để dán lên hình vẽ theo ý của mình
(Hình ảnh trẻ làm tranh trường mầm non từ các loại hạt)
* Đề tài: Thiết kế váy
– Với chủ đề “Bản thân”, tôi cho trẻ thiết kế váy theo sự sáng tạo của bản thân
trẻ. Bằng cách, tôi cho trẻ sưu tầm các loại hoa, lá cây, rau….Sau đó, trẻ dùng
những nguyên liệu này để tạo nên những bộ váy đầy màu sắc sinh động.
( Hình ảnh trẻ trang trí váy từ hoa, lá cây, rau) |
7
Để có được sản phẩm tạo hình phong phú, sáng tạo trẻ cần phải được bàn
bạc, trao đổi những ý tưởng định thể hiện trong tranh với bạn bè, với cô. Để hoạt
động tạo hình của trẻ thành công tôi thường chia trẻ thành những nhóm nhỏ. Tạo
điều kiện cho trẻ được trao đổi, được lắng nghe ý kiến của bạn, của cô, được đưa
ra những ý kiến của mình, trên cơ sở đó trẻ tự chọn cho mình cách thể hiện
riêng, một phong cách riêng phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ.
2.4.2. Tổ chức hoạt động chơi ở các góc
* Đề tài: Làm con trâu từ lá mít
Tôi cùng trẻ chọn ra những lá mít to, dày, có đường gân và cuống lá hơi cứng,
chuẩn bị một đoạn dây, kéo. Sau đó, tôi hướng dẫn trẻ cách làm: Dùng kéo cắt
hoặc xé lượn theo gân lá (gần phía cuống lá) 2 đường để làm sừng trâu. Cuộn
tròn 2 mép lá với nhau dùng dây buộc làm thân trâu. Buộc một đầu dây vào
cuống lá, đầu kia luồn vào thân trâu. Vậy là đã có một con trâu làm bằng lá cây
rất đơn giản. Tiếp theo , tôi để trẻ tự suy nghĩ về cách sử dụng dây để đầu con
trâu chuyển động được.
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa