dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Mầm non- Bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò
hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và nhân cách
cho trẻ. Nhà giáo dục người Ý Maria Montessori đã từng nói “ Hãy giúp trẻ làm
chủ mọi thứ sớm bằng việc đảm bảo rằng thế giới xung quanh chúng tràn đầy
tình yêu thương, hòa bình và lòng nhân ái” có thể nói một đứa trẻ hạnh phúc sẽ
tạo nên một xã hội hạnh phúc. Hạnh phúc là điều mà mỗi chúng ta luôn mong
muốn đạt được trong cuộc sống này.
Trong năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào
“Trường học Hạnh phúc” (giai đoạn 2019 – 2022) trong toàn ngành Giáo dục.
Đây là một phong trào mới tạo thêm động lực cho các trường mầm non trong
toàn tỉnh có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “trồng người” của mình.
“Lớp học hạnh phúc” là nơi mang lại sự thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong việc
dạy và học cho cả cô và trẻ; hơn thế nữa trường, lớp mầm non là nơi mà cả cô và
trẻ đều có cảm giác “muốn đến”.
Bà Maria Montessori – Chuyên gia giáo dục nổi tiếng người Ý nói rằng: “
Hãy giải phóng những tiềm năng của trẻ và đứa trẻ sẽ thay đổi để sẵn sàng cho
cả thế giới”. Nhưng làm thế nào để giải phóng được những tiềm năng đó? Làm
sao để trẻ có thể tích cực, chủ động và sáng tạo trong các hoạt động? Đâu là
thời điểm thích hợp để làm được việc đó? Đó là những câu hỏi thường gặp mà
không phải ai cũng có lời giải đáp chính xác. Theo bà Maria Montessori thì giai
đoạn trẻ từ 0-6 tuổi được cho quá trình phát triển tâm sinh lý không ngừng và
nổi bật nhất, bà gọi đây là “thời kì nhạy cảm”. Trẻ là những cá nhân học tập và
khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén của mình,
từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét riêng của từng cá
nhân. Điều đặc biệt được nhấn mạnh đó là yếu tố môi trường hoạt động của trẻ
được đặt lên hàng đầu. Theo đó trẻ phải được “Tự do hoạt động trong một môi
trường được chuẩn bị” – được thiết kế phù hợp với đặc trưng phát triển cơ bản
của con người nói chung và tính cách mỗi cá nhân nói riêng ở các giai đoạn phát
triển khác nhau. Môi trường đó cho phép trẻ phát huy tính độc lập ở tất cả
2
hoạt động và quan trọng trẻ phải cảm thấy được vui vẻ được hạnh phúc khi hoạt
động trong môi trường đó.
Căn cứ vào “Hướng dẫn số 2474/HDLT-SGDĐT-CĐN ngày 31/12/2019
của Sở Giáo dục và Đào tạo – Công đoàn ngành Giáo dục về xây dựng trường
học hạnh phúc”. Công văn nêu rõ về mục tiêu của xây dựng lớp học hạnh phúc
nhằm “Nâng cao nhận thức, hành động, năng lực ứng xử sư phạm của đội ngũ
CBGVNV và học sinh về trường học hạnh phúc nhằm hướng tới xây dựng trường
học không chỉ là nơi cung cấp tri thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng
nhân cách mà còn là nơi thầy cô giáo và các em học sinh được học tập, rèn luyện
trong yêu thương, tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đồng thời nơi đó
cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đến
trường “là một ngày vui, một ngày hạnh phúc và hiệu quả”. Trong hướng dẫn đã
nêu rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc, đối với trẻ mầm
non phải dựa trên sự tôn trọng nhu cầu và lợi ích tiềm năng của trẻ. Môi trường
lớp học hạnh phúc ấy không chỉ dừng lại ở môi trường vật chất, trang thiết bị đồ
dùng đồ chơi mà giáo viên thiết kế mà đó còn là môi trường xã hội mà trẻ được
cảm nhận ở mọi lúc mợi nơi.
Ngoài ra trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm học 2008-2009 với
mục tiêu đưa ra xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đoàn kết, yêu thương
phát huy được tính chủ động sáng tạo của trẻ một cách có hiệu quả. Trên những
cơ sở đó chúng tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề.
Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy một số giáo viên trong trường chưa
có cái nhìn đúng về lớp học hạnh phúc, chưa tích cực sáng tạo trong việc tạo môi
trường, linh hoạt các phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chưa chịu khó
tìm tòi các tài liệu để đa dạng hóa các loại đồ dùng, đồ chơi còn mang tính chất
dập khuôn, máy móc chưa tạo được niềm vui niềm hạnh phúc thực sự cho trẻ khi
đến lớp. Bên cạnh đó cũng có không ít các bậc phụ huynh có cái nhìn chưa đúng
và đầy đủ về lớp học hạnh phúc trong trường mầm non. Đứng trước thực trạng đó
3
chúng tôi luôn mong muốn tạo cho trẻ được một môi trường lớp học tràn đầy tình
yêu thương và niềm hạnh phúc bởi khi đó trẻ mới có hứng thú trong học tập từ đó
mới nâng cao được chất lượng giáo dục đáp ứng được nhu cầu đổi mới của xã hội
ngày nay, chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn và áp dụng đề tài “Một số biện
pháp chỉ đạo xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non”.
* Mục đích của đề tài:
– Đưa ra các biện pháp phù hợp với điều kiện lớp học của trường, dễ áp
dụng và có khả năng cao mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên nhân viên trong nhà trường.
– Xây dựng được môi trường lớp học thân thiện, hạnh phúc, yêu thương
giữa giáo viên với trẻ, giữa phụ huynh và giáo viên.
– Xây dựng được môi trường lớp học thu hút học sinh ở đây trẻ có cơ hội
được phát huy tính sáng tạo, khả năng chủ động, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp,
có một số kiến thức, kỹ năng sống cơ bản.
– Phụ huynh chủ động phối hợp với nhà trường trong các công tác phong
trào, tích cực tham gia ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi.
*Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng lớp học
hạnh phúc trong trường mầm non”.
* Phạm vi áp dụng: Trẻ ở độ tuổi mầm non trong trường mầm non xã
Nghĩa Thành và các trường trong huyện và trong tỉnh, ngoài tỉnh năm học: 2020-
2021; 2021-2022
* Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng thực tiễn và tài liệu tâm lý học trẻ
em…
II.MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
II.1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Thực trạng:
-Trường có 2 điểm trường khu A và khu B (Khu B là trường mầm non B
được sáp nhập tháng 7 năm 2019). Trường có khung cảnh sư phạm đẹp, sân chơi
rộng rãi, sạch sẽ, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi.
– Nhà trường luôn được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Phòng
4
Giáo dục và Đào tạo, Đảng Ủy – UBND – HĐND và các ban ngành đoàn thể xã
Nghĩa Thành. Bản thân chúng tôi luôn nhiệt tình, trách nhiệm, tham gia đầy đủ
các lớp tập huấn do phòng, sở tổ chức. Bên cạnh đó chúng tôi luôn tự tìm tòi
nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra các biện pháp xây dựng
lớp học hạnh phúc, môi trường thân thiện cho trẻ trong trường mầm non.
– Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao
trong công việc, yêu nghề mến trẻ.
– Nơi chúng tôi công tác trường được xây dựng với đầy đủ các phòng học,
cơ sở vật chất khá đầy đủ. Đồ dùng đồ chơi theo chuẩn thông tư tương đối đầy
đủ.
– Đa số phụ huynh khá quan tâm đến con em mình, sẵn sàng hỗ trợ nhân
lực cho nhà trường trong các hoạt động cần thiết.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận trên khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã tôi gặp
không ít khó khăn sau:
– Nhà trường có 2 điểm trường khu A và khu B (Khu B là trường mầm non
cũ mới xác nhập tháng 7 năm 2019) cơ sở vật chất xuống cấp.
– Một số giáo viên chưa biết cách lựa chọn phong phú các địa điểm và tổ
chức các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, chưa giành nhiều thời
gian cho việc tìm hiểu về cá nhân, sở thích trẻ và khả năng riêng của từng trẻ.
Trang trí môi trường trong và ngoài lớp học còn chưa thực sự nổi bật, cuốn hút
trẻ. Bên cạnh đó giáo viên chưa mạnh dạn trao đổi với Ban Giám hiệu về những
phương pháp giáo dục mới, những khó khăn khi gặp phải khi thực hiện.
– Một số bộ phận phụ huynh dân trí thấp, toàn trường có khoảng 45% phụ
huynh theo đạo Thiên Chúa, đời sống khó khăn, bố mẹ thường đi làm ăn xa để trẻ
ở nhà với ông bà nên việc nhận thức tầm quan trọng của xây dựng lớp học hạnh
phúc còn khá hạn chế. Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình gặp nhiều
bất cập.
* Để tiến hành áp dụng đề tài chúng tôi sử dụng bảng khảo sát với các số
liệu như sau:
5
Bảng 1: Bảng điều tra xây dựng môi trường lớp học theo hướng thân
thiện gần gũi và hạnh phúc giúp trẻ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc khi đến
lớp (tổng 290 trẻ)

Độ tuổiSố trẻ
(290)
Tốt (%)Khá (%)Trung Bình (%)
18- 24 tháng137.6930.7661.55
24-36 tháng4610.8632.6056.54
3-4 tuổi7115.4953.5230.99
4-5 tuổi7817.9550.032.05
5-6 tuổi8221.9550.028.05

 Kết quả trên cho thấy việc xây dựng được môi trường lớp học cuốn hút,
thân thiện tạo điều kiện cho trẻ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc khi đến lớp đang ở
mức khá thấp cụ thể:
+ Nhóm trẻ 18-24 tháng mức độ tốt là 7.69 %
+ Nhóm trẻ 24-36 tháng mức độ tốt là 10.86%
+ 3-4 tuổi mức độ tốt là 15.49%
+ 4-5 tuổi mức độ tốt là 17.95 %
+ 5-6 tuổi mức độ trung bình khá cao là 28.05%
BẢNG 2: BẢNG ĐIỀU TRA TRÊN TRẺ
Qua thực tế điều tra của trẻ tại trường với số trẻ là 290 trong đó có 138 trẻ
nữ. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Độ tuổiSố
trẻ
Trẻ hứng thú
khi đến lớp
(%)
Trẻ tích cực
tham gia các
hoạt động
(%)
Trẻ mạnh
dạn tự tin
trong các
hoạt động
(%)
Trẻ có một
số kỹ năng
sống cơ
bản ( %)
18-24 tháng1315.3830.1223.0715.38
24-36 tháng4625.3642.1536.9526.08
3-4 tuổi7140.6257.4542.2546.05
4-5 tuổi7857.9561.4951.2852.56
5-6 tuổi8279.2673.1760.9767.07

6
Kết quả khảo sát trên 290 trẻ cho thấy:
+ Trẻ hứng thú khi đến lớp tỷ lệ 43.71 %
+ Trẻ tích cực tham gia các hoạt động tỷ lệ 52.87%
+ Trẻ mạnh dạn tự tin trong các hoạt động tỷ lệ 42.9%
+ Trẻ có một số kỹ năng sống cơ bản tỷ lệ 41.42 %
Để khắc phục tình trạng này và đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã tiến hành xây dựng đề tài
“Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non”. Góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho học sinh nói riêng và nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN:
1. Giải pháp 1: Xây dựng tiêu chí lớp học vui vẻ- hạnh phúc.
– “Hạnh phúc- vui vẻ là gì ?”: Đó là một trạng thái cảm xúc bậc
cao của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu
tượng. Hạnh phúc gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống.
– “Lớp học vui vẻ – hạnh phúc” theo chúng tôi gồm có các tiêu chí:
+ Thứ nhất: Đó là nơi chứa chan tình yêu thương, là nơi mà cả cô và trẻ
đều cảm thấy “muốn được đến”, nơi trẻ được hòa đồng cùng các bạn để tránh
những xung đột, mâu thuẫn có thể xảy ra.
+ Thứ hai: Đó là nơi trẻ được an toàn về cả thể chất lẫn tinh thần, ở đó trẻ
được coi là “trung tâm” được vui chơi, học tập và trải nghiệm.
+ Thứ ba: Đó là nơi trẻ được tôn trọng, được đối xử công bằng, không bị
áp đặt, trẻ được thoải mái, tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tính cách, sở thích của
bản thân mình.
Như vậy, lớp học vui vẻ – hạnh phúc là nơi vừa mang lại môi trường phát
triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin
và sự hài lòng cho phụ huynh lại vừa là nơi các nhà quản lý và giáo viên thể hiện
được tình yêu với trẻ và lòng nhiệt huyết với nghề.
– Vậy làm thế nào để xây dựng lớp học vui vẻ- hạnh phúc?
Muốn có một lớp học vui vẻ hạnh phúc thì trước tiên cô giáo phải là người
7
hạnh phúc. Cô giáo hạnh phúc thì mới đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc đến
cho trẻ. Ngay từ lúc này chúng ta cần thay đổi tư duy cũng như nhận thức về giáo
dục. Bao gồm thay đổi phương pháp giảng dạy, hình thức giảng dạy và thay đổi
hành vi, thái độ với đồng nghiệp, với phụ huynh, với học sinh theo hướng thân
thiện, gần gũi, yêu thương nhưng vẫn trong khuôn khổ kỷ cương trường lớp.
Thay vì áp đặt bắt trẻ phải làm thế này thế kia thì tại sao chúng ta không để
trẻ tự lựa chọn những hoạt động phù hợp với trẻ. Nhận thức được vấn đề và thực
trạng đó chúng tôi đã cùng với ban giám hiệu chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên
thay đổi các hình thức, phương pháp giáo dục thu hút trẻ, luôn đồng hành cùng trẻ
như một người bạn mà không hề áp đặt. Trẻ không những tiếp thu được các kiến
thức cô truyền đạt mà còn luôn cảm thấy vui vẻ, hào hứng khi đến lớp.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
Khi nhận thức cụ thể được tầm quan trọng của lớp học hạnh phúc chúng
tôi xây dựng được các tiêu chí về lớp học hạnh phúc và trong buổi họp chuyên
môn chúng tôi cũng đưa ra ý kiến về việc lấy 3 tiêu chí đặt lên hàng đầu trong
việc xây dựng lớp học hạnh phúc. Muốn xây dựng được giáo viên luôn cần phải
dựa trên các tiêu chí đó để vừa được đảm bảo về môi trường vật chất lẫn môi
trường xã hội.
8
Đi học vui ghê
2. Gải pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ
về tạo môi trường lớp học hạnh phúc cho giáo viên theo quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm.
“Không phải ai sinh ra cũng giỏi, cái gì không biết thì có thể học từ từ”.
Phải nói rằng không ai tự nhiên sinh ra đã giỏi và hiểu biết. Bản thân chúng tôi
luôn nhận thức được điều đó nên luôn luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho bản thân vì bản thân có chuyên môn thì mới có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Chúng tôi luôn suy nghĩ môi trường hoạt động cho trẻ theo đúng nghĩa lấy
trẻ làm trung tâm là như thế nào, lớp học hạnh phúc như thế nào là đúng nghĩa:
Gồm những loại môi trường nào? Khi thực hiện tạo môi trường lớp học hạnh
phúc cần dựa trên những tiêu chí nào, cần đảm bảo những gì? Làm thế nào để
giáo viên tạo được môi trường cho trẻ hoạt động trong trường mầm non để trẻ
tích cực tham gia các hoạt động ? Trong hoạt động mà giáo viên dịnh hướng trẻ
sẽ được tự mình tìm tòi, trải nghiệm và có thể sáng tạo dựa trên cơ sở là đồ dùng
đồ chơi mà cô tạo ra.
Để trả lời được các câu hỏi đó, điều đầu tiên mà chúng tôi nghĩ đến đó là
mình cần thực hiện đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề do trường,
phòng tổ chức, thực hiện kiến nghị với Hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên đi
tham quan môi trường trong và ngoài lớp học của trường bạn để học hỏi kinh
nghiệm, cách thức xây dựng môi trường giáo dục trẻ làm trung tâm, lớp học
9
hạnh phúc có hiệu quả nhất.
Bồi dưỡng chuyên môn không chỉ đơn thuần là công việc do cấp trên
hướng dẫn mà bản thân mỗi cá nhân chúng tôi còn tự bồi dưỡng, học hỏi, tham
khảo các nguồn thông tin chính thống trên các trang mạng uy tín ….
Bản thân luôn lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao
đổi với giảng viên, cán bộ quản lý trường bạn, cấp trên những vấn đề còn chưa
rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm về đổi mới phương pháp giảng dạy
để trau dồi và truyền đạt tới cho giáo viên. Học tập qua sách báo, tài liệu do
phòng giáo dục và đào tạo cấp, qua mạng internet… Chúng tôi thường xuyên gửi
những gì mình tìm hiểu được lên nhóm zalo chung của trường để tất cả giáo viên
cùng tham khảo học hỏi.
Cán bộ quản lý và giáo viên tham gia học tập dự án “Giáo viên mầm non hành trình chuyển
đổi và hạnh phúc”
10
– Chúng tôi cùng với giáo viên tìm hiểu trên mạng internet qua:
+ Qua Facebook cá nhân tham gia vào các nhóm như: Trang trí mầm
non, đồ dùng tự tạo mầm non, mầm non đa tài, sách vải mẹ Coca…. và những
hình ảnh các đồng nghiệp chia sẻ trên Facbook.
+ Tìm kiếm trên Google những nội dung chúng tôi cần tìm hiểu
– Qua tài liệu tập huấn “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
– Qua thu thập các hình ảnh và học hỏi từ đồng nghiệp.
– Qua tham quan học tập các trường bạn năm học vừa qua trường chúng
tôi có tổ chức cho giáo viên tham quan, học hỏi cách trang trí, xây dựng môi
trường lớp học hạnh phúc cho trẻ hoạt động ở các đơn vị bạn trên các kênh
internet…..
Qua tìm hiều bằng các cách khác nhau chúng tôi đã hiểu và nắm được
cách xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non. Bằng những gì tìm
hiểu được chúng tôi đã tham gia hướng dẫn cho giáo viên trường trong các đợt
sinh hoạt chuyên môn, hay chuyên đề hội thảo của trường về các tiêu chí hay
những yêu cầu cần thiết của việc xây dựng lớp học hạnh phúc:
+ Khi tạo môi trường giáo dục làm trung tâm, xây dựng lớp học hạnh
phúc cần chú ý:
Phong phú các góc hoạt động trong lớp và ngoài trời.
11
Có nhiều học liệu để trẻ sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.
Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động để trẻ có thể: Chủ
động; vui chơi; tìm tòi khám phá; thực hành; trải nghiệm; sáng tạo; hợp tác với
bạn bè; trò chuyện và chia sẻ ý kiến.
Đồng thời chúng tôi qua tìm hiểu trên một số trang mạng internet đã nắm
được các nguyên tắc khi tạo môi trường giáo dục xây dựng lớp học hạnh phúc
như sau:
1.Thiết kế môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện
của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu cuối độ tuổi, đồng
thời phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo
tính thẩm mỹ, an toàn tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, tôn trọng và đáp
ứng các nhu cầu chính đáng.
2. Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù
hợp với chủ đề, thuận tiện cho việc sử dụng của giáo viên và trẻ. Cần quy hoạch
không gian hiện có của nhà trường, lớp để phân bố diện tích cho các hoạt động
phù hợp với độ tuổi, sở thích, khả năng…. của trẻ và phù hợp hoạt động chung
của lớp, hoạt động nhóm hoặc cá nhân.
3. Đảm bảo đủ và đa dạng các loại vật liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù
hợp với từng chủ đề; thể hiện được rõ nét văn hóa của từng vùng miền để tạo cơ
hội cho trẻ tham gia, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào việc xây dựng môi
trường và kích thích sự phát triển toàn diện cho trẻ.
4. Giáo viên luôn tạo cơ hội và mở rộng mối quan hệ giao tiếp xã hội giữa
trẻ với nhiều người giúp trẻ tự tin, tích cực, hứng thú với các hoạt động giáo dục
phát triển toàn diện; sưu tầm và sáng tạo thêm trò chơi bằng cách thường xuyên
thay đổi cách chơi, luật chơi để khích lệ trẻ tham gia, chủ động chơi- tập- thử
nghiệm với các loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi,
trò chơi theo ý tưởng riêng của mình; tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động chơi
tự do, hội thi, chuyên đề, lễ hội… để trẻ được hoạt động, trải nghiệm.
5. Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ và cộng
đồng về ý nghĩa của việc xây dựng lớp học hạnh phúc trong các trường mầm non;
12
tạo nhiều cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia vào các hoạt động của
nhà trường; lớp xây dựng mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt
chẽ với gia đình; tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những
phối hợp với từng gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức,
phương pháp nhằm thu hút các bậc cha mẹ và cộng đồng tham gia hiệu quả vào
công tác xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non.
=> Như vậy là sau nghiên cứu truyền đạt cho giáo viên, giáo viên trường
chúng tôi đã trang bị cho mình những hiểu biết, trả lời được những câu hỏi mà
bản thân đặt ra. Điều đặc biệt là giáo viên đã đủ tự tin để áp dụng những hiểu biết
của mình để có thể tạo môi trường giáo dục cho trẻ theo đúng nghĩa của nó “xây
dựng lớp học hạnh phúc”.
Song song với đó là quá trình chúng tôi thường xuyên trao đổi trên zalo,
messenger, gmail riêng của trường về những kiến thức, kĩ năng chuyên môn…,
những hình ảnh đẹp về tạo xây dựng lớp học hạnh phúc. Đồng thời giáo viên sau
khi lựa chọn các hình ảnh phù hợp với lớp mình sẽ gửi cho ban giám hiệu trực
tiếp rà soát và góp ý lại cho giáo viên sau đó giáo viên tiến hành tạo môi trường
tận dụng những nguyên vật liệu dễ tìm, có thể thay thế thường xuyên mà vẫn đảm
bảo được tính thẩm mĩ, tạo được hứng thú để trẻ tích cực, chủ động tham gia các
hoạt động, sáng tạo. Ban giám hiệu luôn dành thời gian sẵn sàng trao đổi với giáo
viên ở mọi lúc mọi nơi, đáp ứng được các thắc mắc của giáo viên, luôn nhiệt tình
sát sao trong quá trình giáo viên thực hiện đồng thời qua các hoạt động trẻ vẫn đạt
được kết quả mong đợi của giáo viên.
* Kết quả: Sau khi giáo viên bắt đầu tiến hành trang trí, tạo môi trường để
xây dựng lớp học hạnh phúc với tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm; Với nỗ lực tìm tòi
và làm việc bằng cả trí tuệ và công sức của mình, các giáo viên đã thiết kế được
môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học với nhiều ý tưởng và hình thức khác
nhau, bố trí các góc chơi phù hợp và thiết kế các bài tập cũng như trang bị các
học liệu mở gây được hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động và kích thích
tìm tòi khám phá cho trẻ.
Sau đây là một số hình ảnh xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ:
13

Một số hình ảnh môi trường trong và ngoài lớpTạo môi trường cho trẻ hoạt động

14
3. Giải pháp 3: Hướng dẫn, khuyến khích giáo viên thay đổi, sáng tạo hình
thức các hoạt động trong ngày để xây dựng lớp học hạnh phúc.
* Cách thực hiện
3.3.1.Lựa chọn phong phú địa điểm tổ chức:
Việc lựa chọn không gian, địa điểm tổ chức các hoạt động từ trước đến nay
ít khi được giáo viên chú trọng tới. Địa điểm diễn ra các hoạt động cần được lựa
chọn một cách hợp lý với nội dung hoạt động giáo dục. Nếu như trước đây chúng
tôi nhận thấy giáo viên chủ yếu tổ chức các hoạt động đa phần là trong lớp trẻ ít
được ra ngoài, ít được khám phá trải nghiệm. Thì giờ đây đã khuyến khích giáo
viên thay đổi địa điểm có cả ở: trong lớp, ngoài sân trường, ngoài nhà trường…để
làm sao trẻ phải thấy hào hứng thấy vui vẻ, thấy được mọi thứ xung quanh mình
thì trẻ mới thấy hạnh phúc từ đó mới nâng cao được chất lượng giảng dạy cho

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *