dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5

Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
– Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp
ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục tiểu
học đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI,
mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học
để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục tiểu học
đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những
năng lực cần thiết cho các em học sinh. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào
tạo chỉ đạo.
– Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của mọi sự phát triển, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là muốn phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước thì phải phát triển con người. Đảng, Nhà
nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục – đào tạo, đặc
biệt là giáo dục toàn diện nhân cách con người, trang bị tri thức, kỹ năng, thái độ
cho người học, đảm bảo tính cân đối giữa dạy chữ và dạy người. Trong giáo dục
và phát triển nhân cách con người, kỹ năng giao tiếp (KNGT) có vai trò quan
trọng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần thiết phải phát triển KNGT cho
học sinh.
– Giáo dục tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách
gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững. Mục tiêu
giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản ban đầu làm
cơ sở để học sinh tiếp tục học ở các lớp cao hơn. Trong các nội dung giáo dục tiểu
học thì giáo dục KNGT có vị trí, vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng,
hiệu quả của giáo dục tiểu học. Nhiều học sinh rất thiếu kĩ năng xử lí tình huống
2
của cuộc sống thực; không biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu nhất trong
gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội; thiếu tự tin khi giao tiếp, thiếu bản
lĩnh, thiếu sáng tạo; học tập thụ động, không tự tin .
– Học sinh tiểu học nông thôn do hạn chế về điều kiện địa lý, kinh tế vùng
miền…nên những đặc điểm tâm lý có nhiều nét khác biệt và môi trường giao tiếp
hẹp, giáo dục KNGT còn nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt kiến thức về cuộc
sống của học sinh còn nghèo nàn,…cần có những nghiên cứu để đề xuất biện pháp
giáo dục, trong đó có giáo dục KNGT. Đây là yêu cầu cần thiết, khách quan trong
sự phát triển giáo dục toàn diện
– Năm học 2020– 2021, trường tôi tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao ý thức
trách nhiệm của người học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh; định
hướng dần cho các em về lí tưởng và kĩ năng nhằm hình thành nhân cách cho học
sinh; tập trung nâng cao ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ứng xử văn
minh, lịch sự; hành vi giao tiếp đúng mực.
Chính vì những lí do trên, trong năm học 2020-2021 tôi đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giao tiếp cho học
sinh lớp 5” .
1.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục KNGT cho học sinh
tiểu học, đề xuất các biện pháp giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học nông thôn.
– Rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường (với thầy cô,
bạn bè, người trong trường,…); ứng xử trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị
em, …); rèn kĩ năng giao tiếp trong những tình huống thực của cuộc sống thực
(ngoài xã hội).
– Nâng cao khả năng nghe – nói – đọc – viết cho học sinh; khả năng diễn đạt,
trình bày vấn đề và tạo sự tự tin cho học sinh trong giao tiếp nhằm phát triển kĩ
năng sống cho các em thông qua: các môn học chính khoá (Tiếng Việt, Toán, Đạo
đức, Khoa học; Lịch sử & Địa lí,…); các hoạt động ngoài giờ lên lớp (ngoại khoá,
giao lưu học tập, sinh hoạt Đội,…)
1.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3
– Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học.
– Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục KNGT cho học sinh tiểu
học.
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu các vấn đề về giáo dục KNGT như một bộ phận của giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
– Khảo sát thực trạng giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học.
– Đề xuất các biện pháp giáo dục được lựa chọn nhằm phát triển KNGT cho
học sinh tiểu học.
– Nghiên cứu các biện pháp giáo dục KNGT thông qua các biện pháp: Kết
hợp nội khóa và ngoại khóa; kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội; giáo dục
thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế.
– Địa bàn nghiên cứu: Học sinh lớp 5B trường Tiểu học thị trấn Cát Thành,
Trực Ninh, Nam Định
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
1.4.1. Phương pháp đọc sách và tài liệu:
Đọc sách và tài liệu là một phương pháp không thể thiếu được của việc
nghiên cứu, nó được sử dụng ngay từ khi chọn đề tài, xây dựng đề cương nghiên
cứu và trong suốt cả quá trình nghiên cứu.
Thực chất phương pháp này là giúp ta tìm hiểu, tham khảo, nắm bắt những
gì có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của ta, vấn đề đó được giải quyết đến đâu,
giúp ta xác định được vị trí “cái mới” của đề tài mà chúng ta sẽ chọn. Nó giúp ta
có tài liệu để viết phần tổng quát về vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản của
đề tài, các phương pháp có liên quan đến nhiệm vụ của đề tài, các luận chứng để
lý giải các kết quả, các ứng dụng của chúng,…
1.4.2. Phương pháp điều tra:
Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định
nhằm thu thập những thông tin về kĩ năng giao tiếp của học sinh (có thể sử dụng
cả phương pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra bằng an-két).
1.4.3. Phương pháp trò chuyện:
4
Là phương pháp thu thập các sự kiện về các hiện tượng được nghiên cứu
trong quá trình giao tiếp cá nhân theo một chương trình đã được chuẩn bị đặc biệt,
nghĩa là đặt ra những câu hỏi đã chuẩn bị từ trước cho người đối thoại và dựa vào
câu trả lời của họ mà trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập những thông tin liên quan
đến đề tài.
1.4.4. Phương pháp quan sát khách quan:
Quan sát khách quan là phương pháp nghiên cứu có mục đích, dựa trên sự
tri giác của các cử chỉ, hành động của người được nghiên cứu trong các tình huống
tự nhiên khác nhau.
1.4.5. Phương pháp thăm dò:
Là phương pháp nghiên cứu, trong đó người nghiên cứu dùng một số câu
hỏi nhất loạt, đặt ra cho một số người nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về
đối tượng cần nghiên cứu.
1.4.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
Là phương pháp nghiên cứu dùng lí luận để phân tích thực tiễn giáo dục,
rồi từ phân tích thực tiễn giáo dục mà rút ra lí luận thực tiễn.
2. Mô tả giải pháp kĩ thuật:
2.1. Mô tả giải pháp kĩ thuật trước khi tạo ra sáng kiến:
Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B. Lớp tôi có
tổng số 30 học sinh, trong đó có 16 em nữ. Để nắm được thực trạng kĩ năng giao
tiếp của từng học sinh trong lớp, tôi đã đi sâu, đi sát, luôn bám lớp, theo dõi từng
học sinh, từng thời kì, từng tiến bộ của các em để thấy được mặt yếu, mặt mạnh
của từng học sinh. Bên cạnh đó, tôi đi tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục KNGT
của giáo viên đối với học sinh, đặc biệt là những giáo viên đã từng chủ nhiệm lớp
5B ở các năm học trước. Đồng thời tìm hiểu sự nhận thức của phụ huynh đối với
việc giáo dục KNGT cho con em mình. Qua điều tra, khảo sát, tôi thấy:
2.1.1. Về giáo viên
Đại đa số giáo viên đều đã nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục KNGT
cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, từ nhận thức đến việc làm còn là một khoảng
5
cách xa đòi hỏi giáo viên phải vượt qua những rào cản để tiến hành các hoạt động
giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học. Một số giáo viên đã quan tâm đến việc sử
dụng các phương pháp dạy học, giáo dục có chức năng, chiếm ưu thế trong giáo
dục KNGT cho học sinh nhưng mới chỉ có một số phương pháp dạy học, giáo dục
được tiến hành thường xuyên như giảng giải, dạy học bằng tình huống, hỏi đáp,
thiết lập quan hệ tương tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò. Các phương pháp và
biện pháp có ưu thế trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh chưa được tiến
hành thường xuyên đó là các phương pháp dạy học dự án, tổ chức hoạt động ngoại
khóa, tạo môi trường giao tiếp cho học sinh vv…do điều kiện trường lớp, vị trí địa
lý, giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp, biện pháp
giáo dục KNGT, đặc biệt là có tâm lý ngại thay đổi. Việc tạo lập môi trường giáo
dục kỹ năng giao tiếp chưa được phong phú và đa dạng, chưa có sự kết hợp và
tích hợp các vấn đề với nhau trong cách giáo dục học sinh.
2.1.2. Về học sinh:
Thực tế trong năm học này, lớp 5B do tôi phụ trách có một số em trong giao
tiếp với bạn bè còn thiếu hoà nhã; các hành vi ứng xử đôi lúc chưa thật sự văn
minh, lịch sự, kỹ năng giao tiếp hạn chế. Hơn nữa, một số em ít có điều kiện tiếp
xúc nơi đông người nên còn nhút nhát, ngại giao tiếp, ít phát biểu, còn rụt rè, chưa
mạnh dạn tự tin; còn thụ động trong học tập và sinh hoạt chung. Một số em chưa
biết cách diễn đạt, nói năng cộc lốc, trình bày, ứng xử có phần còn mang tính “tuỳ
tiện”.
– Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít
sáng tạo, tính tự giác chưa cao.
– Học sinh chỉ chú trọng học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống
trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau.
Kết quả điều tra đầu năm học như sau

Các kĩ năng giao tiếpTốtChưa tốt
SL%SL%

6

Kỹ năng chào hỏi2583,3516,7
Kỹ năng nhận và truyền thông tin2480620
Kỹ năng chia sẻ1033,32066,7
Kỹ năng thương lượng826,62273,4
Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi2583,3516,7
Kỹ năng nói hoặc từ chối lời yêu cầu, đề
nghị
2686,6413,4
Kỹ năng xử lý tình huống15501550
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông516,72583,3
Kỹ năng làm việc hợp tác2066,71033,3
Kỹ năng giải quyết vấn đề15501550
Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm2066,71033,3
Kỹ năng lắng nghe2790310
Kỹ năng thuyết phục15501550

2.1.3. Về phụ huynh:
– Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ
năng giao tiếp là do phụ huynh ít quan tâm đến việc dạy các con KNGT. Đa số
phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức văn hóa.
– Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên
hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng
xử trong gia đình.
– Phần lớn ở gia đình, phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn
chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
Từ những thực trạng trên, việc “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
tiểu học” là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em thấy mình mạnh dạn
hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân.
2.2. Mô tả giải pháp kĩ thuật sau khi có sáng kiến:
Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh là một quá trình lâu dài, trong đó
người giáo viên chủ nhiệm phải áp dụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo
7
dục, đến tác động vào từng cá nhân và tập thể. Quá trình đó cũng không phải diễn
ra trong một hai ngày mà là quá trình tác động lâu dài, thường xuyên.
– Một số điểm mới trong giải pháp của sáng kiến:
+ Phân loại khả năng giao tiếp của học sinh để tìm biện pháp giáo dục thích
hợp.
+ Hưởng ứng tích cực cuộc vận động của ngành “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở để các em cùng
tham gia nói, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.
+ Giáo viên cùng tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp với học sinh.
+ Trao đổi với phụ huynh về vai trò của giao tiếp trong cuộc sống để phụ huynh
ủng hộ, kết hợp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành:
2.2.1. Nắm thông tin về học sinh
Đối tượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm nói riêng và nhà trường nói
chung là học sinh.. Để giáo dục KNGT có hiệu quả thì người giáo viên chủ nhiệm
phải hiểu sâu sắc về các em, từ đó mới có thể đặt ra được những tác động sư phạm
thích hợp. Đúng như câu: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về
mọi mặt”. Vì vậy, khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm
tâm sinh lý, nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh thông qua các
biện pháp sau :
– Nghiên cứu lý lịch học sinh (hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ,
anh chị em, số con trong gia đình, thu nhập của gia đình, tình trạng sức khỏe…).
Nghiên cứu hồ sơ của học sinh như: học bạ, các bản tự kiểm điểm…
– Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, xu hướng, sở thích,
thái độ trong quan hệ với tập thể lớp (thờ ơ hay hăng hái, nhanh nhẹn tháo vát hay
chậm chạp).
– Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn của năm học
trước về tình hình chung của lớp cũng như tình hình học tập và rèn luyện của từng
học sinh.
8
– Tham gia hoạt động cùng học sinh để tìm hiểu rõ hơn về tinh thần tập thể,
ý thức hợp tác trong công việc chung, về những cá nhân học sinh mà giáo viên có
ý định tìm hiểu kĩ hơn từ trước.
– Trao đổi với cha mẹ học sinh để có thêm những thông tin về đối tượng
mình định nghiên cứu. Thăm hỏi gia đình học sinh nhất là những học sinh có hoàn
cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, trò chuyện với phụ huynh tìm hiểu hoàn
cảnh, năng lực sở trường của học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục tích cực.
Như vậy, tìm hiểu học sinh là việc làm liên tục, thường xuyên, vừa có tính
cấp bách trong những khoảng thời gian nhất định, lại vừa có tính giai đoạn. Do
vậy, giáo viên cần có kế hoạch thực hiện ở việc xác định mục tiêu, nội dung, biện
pháp, thời gian tiến hành tìm hiểu học sinh. Có như vậy, việc tìm hiểu học sinh
mới liên tục, giáo viên cũng thu được những thông tin phong phú, cụ thể có độ
tin cậy về thực trạng và diễn biến của tâm lý, hoàn cảnh của học sinh lớp mình,
giúp giáo viên nhanh chóng đề ra những tác động sư phạm có hiệu quả.
2.2.2. Phân loại khả năng giao tiếp của học sinh
Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua một tháng giảng dạy tôi đã bắt
đầu theo dõi và phân loại học sinh theo các nhóm sau:
1. Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, đọc trôi chảy mạch lạc, tự tin và biết
thể hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp.
2. Nhóm học sinh có lời nói tương đối lưu loát, trôi chảy. Tuy nhiên, chưa
thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét.
3. Nhóm học sinh còn nhút nhát, nói năng cộc lốc, ngại giao tiếp, hầu như
chưa biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp.
Sau khi phân tích đặc điểm cũng như giao tiếp của từng học sinh trong lớp,
tôi tiến hành xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân bố đều khắp 3 đối tượng học
sinh nêu trên trong các tổ, các nhóm.
Ưu điểm của biệp pháp này:
– Các em tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập là một việc làm hết sức
bổ ích, như câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”
9
– Trong quá trình học tập thi đua cùng bạn sẽ giúp các em mạnh dạn, năng
động hơn rất nhiều trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói.
– Sự giúp đỡ động viên của các bạn trong nhóm, trong tổ sẽ giúp các em tự tin
hơn trước lời phát biểu của mình.
2.2.3. Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục KNGT:
– Giáo viên cần thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục
KNGT. Thực hiện qua 5 bước: Giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học, mục tiêu
nội dung giáo dục KNGT; tạo môi trường học tập, rèn luyện KNGT; tổ chức các
hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể; củng cố nội dung, tri thức kỹ năng; đánh giá
kết quả nội dung tri thức, kỹ năng.
– Có thể tích hợp toàn bộ bài học hay từng phần; lựa chọn biện pháp, phương
pháp phù hợp; có thái độ thân thiện, có thể lồng ghép ngoài giờ lên lớp và đảm
bảo nguyên tắc: đa dạng, phong phú…
2.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học là dạy và học theo hướng tích cực chủ động,
sáng tạo trong đó học sinh phải tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh
kiến thức mới theo sự tổ chức và hướng dẫn hợp lý của giáo viên trong môi trường
giáo dục thích hợp nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục của bậc học, của môn
học, của bài học. Phát huy vai trò chủ thể của học sinh để nâng cao chất lượng
giáo dục KNGT trong hoạt động giáo dục.
Một trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp là đưa các hình
thức dạy học mới vào trong từng bài học. Vì thế, để rèn kỹ năng giao tiếp cho các
em, tùy từng bài học lựa chọn hình thức dạy học phù hợp.
Ví dụ:
– Thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm là hình thức dạy học rất có ích trong việc hình thành cho
học sinh khả năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng và độc lập suy nghĩ. Vì vậy, đối
với các môn học mục tiêu là rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tôi thường vận
dụng hình thức này như đối với phân môn Tập làm văn khi thực hành các yêu
cầu như: thuyết trình, tranh luận; trình bày bài làm miệng trước lớp;… Tôi thường
10
cho học sinh thảo luận cặp đôi để thực hiện bài tập, sau đó các nhóm trình bày
kết quả thảo luận của nhóm mình.
– Trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt
là những em ngại nói, tức là ngại giao tiếp, trò chơi học tập sẽ làm cho các em
hứng thú hơn trong học tập. Thông qua trò chơi, học sinh được luyện tập, làm việc
cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công và tinh thần
hợp tác. Trò chơi tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt động, tự củng cố kiến thức, tự
hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của chính mình.
Các trò chơi học tập có thể tổ chức cho học sinh trong giờ tự học, giờ ra
chơi hoặc giờ sinh hoạt lớp hay trong phần củng cố của mỗi giờ học. Qua các trò
chơi này, học sinh được tăng cường rèn luyện các kiến thức vừa được học, từ đó
sẽ nhớ bài và vận dụng vào việc giao tiếp trong đời sống hằng ngày.
Các trò chơi thường sử dụng là: Trò chơi phỏng vấn, trò chơi sắm vai,…

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay