dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

NFT là gì?

NFT là gì? 1

NFT là gì?

NFT xuất hiện từ năm 2012 nhưng chỉ thật sự được biết đến vào năm 2017 qua game nuôi mèo ảo Crypto Kitties. NFT vận hành chủ yếu dựa trên Blockchain, khi nền tảng này được hoàn thiện, NFT cũng trở nên phát triển và được nhiều người biết đến.
Hiện nay, nhiều người sẵn sàng chi hàng triệu USD để sưu tầm những tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh, video hay những món đồ game dưới dạng NTF. Điều này đã trở thành một cơn sốt mới đối với các nhà đầu tư tiền điện tử crypto nói riêng và một số lĩnh vực khác nói chung. Vậy NFT là gì và cơn sốt NFT hình thành như thế nào?

NFT là gì?

NFT (Non-fungible Token) nghĩa là token không thể thay thế. Nói cách khác, NFT là đơn vị dữ liệu mã hóa, đại diện cho một tài sản điện tử (tài sản mật mã) độc nhất được lưu trữ trên Blockchain.

Những vật phẩm này có thể là kỹ thuật số hoặc vật lý và đại diện cho những thứ như giày thể thao, nghệ thuật, vé máy bay, bằng đại học, bất động sản thương mại hoặc các vật phẩm trong trò chơi cho một trò chơi trực tuyến như như coin, vật phẩm game,… và chúng sẽ không thể nào hoán đổi cho bất kỳ tài sản điện tử khác.

NFT là gì? 2
NBA Top Shot (230 triệu USD). Hệ thống thẻ giao dịch dựa trên nền tảng blockchain gồm những pha highlight của giải Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA) đã đạt tổng doanh thu 230 triệu USD. Chiếc thẻ của cầu thủ LeBron James đang là vật phẩm đắt nhất của NBA Top Shot khi được bán với giá 208.000 USD. Ảnh: NBA Top Shot.

Nguồn gốc của NFT

  • NFT chủ yếu vận hành trên nền tảng Blockchain. Ý tưởng sử dụng nền tảng Blockchain để xác định quyền sở hữu tài sản đã được tạo ra bởi Yoni Assia từ năm 2012 với tên gọi Colored Coins . Ý tưởng này có nhiều nét tương đồng với NFT hiện tại. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Colored Coins đã không thành công.
  • Cùng với sự phát triển của công nghệ, nền tảng Blockchain ngày càng hoàn thiện. Năm 2017, NFT đã được người dùng biết đến nhiều hơn nhờ vào game nuôi mèo ảo trên mạng Ethereum. Game cho phép người chơi nuôi và giao dịch mèo ảo bằng đồng Ether.

Tại sao NFT lại tạo thành cơn sốt?

Cơn sốt NFT cũng bắt đầu hình thành nhờ vào chính 3 tính chất đặc biệt sau của NFT:

  • Tính độc nhất: mỗi NFT đều có tính chất riêng và hoàn toàn khác biệt so với những NFT khác. Do tính duy nhất của chúng, các NFT là không thể thay thế, có nghĩa là chúng không thể hoán đổi cho nhau. Điều này trái ngược với các tài sản có thể thay thế – chẳng hạn như tờ một đô la, một miếng vàng hoặc bitcoin – mỗi tài sản có thể được hoán đổi cho nhau bằng các vật phẩm tương tự. Các NFT dựa trên tài chính phi tập trung (DeFi), trong đó tài sản và người chơi thị trường hoạt động trên cơ sở cá nhân và phi tập trung. DeFi loại bỏ sự tham gia của các bên trung gian.
  • Tính khan hiếm: mỗi NFT chỉ đại diện cho tài sản điện tử duy nhất và không thể thay thế bằng bất cứ hình thức nào, điều này đã tạo nên giá trị cho các NFT. Ví dụ: món đồ càng khan hiếm thì giá trị sẽ càng cao so với món đồ buôn bán đại trà.
  • Không thể tách rời (phân chia): mỗi NFT không thể chia tách dưới bất kỳ hình thức nào. Ví dụ: 10 Altcoin ERH có thể chia nhỏ thành 10 phần để giao dịch nhưng NFT thì không.
  • NFT có thể xác minh và nhận dạng: Những tác phẩm nghệ thuật lưu trữ dưới dạng NFT luôn là bản gốc và có thể xác minh quyền sở hữu cũng như tác giả thông qua dữ liệu trên Blockchain. Đặc tính này rất được ưa chuộng để nhận diện kỹ thuật số các sản phẩm nghệ thuật hay các bộ sưu tập đồ cổ
  • Tính minh bạch: Bởi vì sổ cái phân phối công khai là phi tập trung và bất biến, nơi hồ sơ phát hành, chuyển nhượng và hoạt động mã thông báo có thể được xác minh công khai, người mua có thể tin tưởng và xác minh tính xác thực của một NFT cụ thể.

Sức hấp dẫn của NFT nằm ở khả năng đại diện kỹ thuật số của chúng đối với các tài sản vật lý kết hợp với việc sử dụng nhận dạng duy nhất cũng như chuỗi khối chống giả mạo của các hợp đồng thông minh. Nhờ blockchain, các token không thể bị sao chép, xóa bỏ hoặc phá hủy.
Blockchain cũng cho phép các NFT được theo dõi trở lại chủ sở hữu thực của chúng và loại bỏ nhu cầu xác minh của bên thứ ba. Blockchain bảo vệ quyền sở hữu của NFT, cung cấp cho chủ sở hữu độc quyền thực hiện các giao dịch và chuyển mã thông báo. Ngay cả nhà phát hành NFT cũng không thể sao chép hoặc chuyển giao nó mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.

Giống như các Token tiêu chuẩn khác trên nền tảng Blockchain, NFT cũng sở hữu tính đảm bảo quyền sở hữu tài sản, tính an toàn và dễ dàng chuyển nhượng. Nói cách khác, dựa vào Công Nghệ Blockchain, mọi loại tài sản đều có thể được đại diện và mua, bán dưới dạng NFT độc nhất trên sàn giao dịch điện tử. Và chính vì vậy mà hàng triệu người sẵn sàng chi tiền để mua token NFT để đại diện cho tài sản của mình và từ đó đã tạo nên cơn sốt NFT.

Ứng dụng của NFT

Nhờ 3 tính chất đặc biệt bên trên mà NFT đã được ứng dụng vào đa dạng lĩnh vực. Nhưng nổi bật nhất vẫn là 3 lĩnh vực gồm nghệ thuật số (NFT Art), vật phẩm game (Game NFT) và tiền điện tử (Đồng NFT). Và dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng lĩnh vực NFT này!.

Game NFT là gì?

Đối với game truyền thống, nhà phát hành cung cấp các vật phẩm trong game. Và để sở hữu các vật phẩm này, bạn có thể cần nạp tiền vào game để mua chúng. Nhưng quyền sở hữu các vật phẩm này thực tế vẫn thuộc về nhà phát hành. Do đó, các vật phẩm trong game truyền thống của bạn vẫn có khả năng bị mất nếu máy chủ bị đóng hoặc tài khoản bị hack,…

game nft là gì
Quyền sở hữu vật phẩm game trong NFT sẽ không thể thay đổi bởi bất kỳ ai

Nhưng với các game blockchain sử dụng NFT thì khác, vật phẩm game được gắn với token và tất nhiên quyền sở hữu vật phẩm thuộc về chủ sở hữu token. Nhờ đó, bạn dễ dàng trao đổi nó cho bất cứ ai sở hữu coin trên blockchain. Và vật phẩm game sẽ được lưu trữ vĩnh viễn trên blockchain, ngay cả khi game blockchain đã đóng. Đồng thời, không một ai có thể thay đổi được quyền sở hữu với vật phẩm của bạn.

Ví dụ: Theo Coindesk, một game thủ thu về 80,000 USD tiền thật khi rao bán hàng loạt lô đất trong Decentraland (một loại game blockchain hỗ trợ bởi Ethereum) thông qua NFT.

Đồng NFT là gì?

NFT là gì? 3

Chính nhờ vào tính ứng dụng đa dạng lĩnh vực mà NFT cũng cho ra mắt coin NFTs Token. Cùng với cơn sốt NFT thì các đồng coin NFTs Token trong tương lai cũng sẽ hứa hẹn là một cơ hội đầu tư tiềm năng.

TOP 3 đồng coin NFT phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • THETA. Theta Network là mạng lưới chuyên phân phối các video được xây dựng trên nền tảng blockchain. Đồng coin Theta cho phép người dùng xem các nội dung video để tìm kiếm phần thưởng mã thông báo khi chuyển tiếp video đến những người dùng khác.
  • Chiliz – CHZ. Chiliz là đơn vị tiên phong sử dụng công nghệ blockchain vào ngành Công Nghiệp thể thao. Đội ngũ phát triển Chiliz đã xây dựng và phát triển một hệ thống có tên là Socios.com. Giúp cho người dùng vừa có thể sở hữu coin vừa có quyền bỏ phiếu bình chọn cho các bộ môn thể thao hay câu lạc bộ mà mình yêu thích.
  • Decentraland – MANA. Decentraland là nền tảng game NFT thực tế ảo chạy trên nền tảng blockchain, được hỗ trợ bởi Ethereum. Trong thế giới ảo này, bạn có thể dùng Mana token mua bất kỳ mảnh đất nào mà sau này bạn có thể đi qua để tiến hành xây dựng, khai thác và kiếm tiền trên đó.
NFT là gì? 4
Decentraland – dự án đất ảo NFT mang đến cơ hội đầu tư tiềm năng cho game thủ

NFT Art là gì?

NFT Art là một dạng NFT trong lĩnh vực nghệ thuật, được tạo ra bởi các nghệ sĩ. Đối với lĩnh vực nghệ thuật, những nhà sưu tầm hay đầu tư sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để xác định nguồn gốc cũng như tính xác thực của một bức tranh hay một tác phẩm nghệ thuật.

Trong thời đại kỹ thuật số, người ta có thể dễ dàng sao chép bất cứ tác phẩm nào. Tuy nhiên, NFT sẽ cung cấp quyền sở hữu, chứng nhận duy nhất và vĩnh viễn cho tác giả. Có thể hiểu đơn giản, NFT Art có thể bị sao chép bởi nhiều người, nhưng chỉ có một bản gốc duy nhất tồn tại và được xác nhận.

Các nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật gồm âm nhạc, hội họa, điện ảnh,… luôn phải đối mặt với vấn đề liên quan đến bảo vệ bản quyền. Với ứng dụng NFT, bạn có thể mua tác phẩm nghệ thuật bất kỳ và chuyển thành tệp số gắn với token, Sau đó, tải lên và lưu trữ trên nền tảng Blockchain để chứng minh quyền sở hữu của mình với tác phẩm nghệ thuật này.

Ví dụ: Bức tranh Everyday: The First 5,000 Days của họa sĩ Beeple được bán với giá hơn 69 triệu USD thông qua giao dịch NFT. Bạn có thể tham khảo thêm 10 tác phẩm nghệ thuật NFT đắt nhất.

NFT là gì? 5
Everyday: The First 5,000 Days của họa sĩ Beeple
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay