dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh thông qua hệ thống bài tập chủ đề Cấu tạo nguyên tử môn Hóa học 10

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh thông qua hệ thống bài tập chủ đề Cấu tạo nguyên tử môn Hóa học 10

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong xu thế hội nhập toàn cầu và với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp
4.0, Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở thành nền
tảng cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc. GD&ĐT là một dịch vụ đặc
biệt, là hoạt động có tổ chức nhằm thúc đẩy, bồi dưỡng và phát triển tri thức, nhận thức,
kỹ năng và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất
nước.
Đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đồng thời cũng đã đạt
được những thành tựu to lớn sau hơn 30 năm đổi mới. Nước ta trở thành nước đang
phát triển với thu nhập trung bình và đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tuy
nhiên, những thành tựu về kinh tế còn chưa vững chắc, sức cạnh tranh của nền kinh
tế và chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo
dục ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu cấp thiết.
Mục tiêu đổi mới đã được Nghị quyết 29 của BCH TƯ Đảng khóa XII, Nghị
quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm
2014 quy định. Trong đó trọng tâm của đổi mới là chuyển sang nền giáo dục phát triển
phẩm chất, NL học sinh.
Hóa học là môn học gắn liền lý thuyết với thực tế đời sống và sản xuất do đó có
nhiều khả năng phát triển NL học sinh.
BTHH đóng vai trò rất quan trọng, vừa là nội dung, vừa là mục đích, lại là phương
pháp dạy học hiệu quả. Trong quá trình dạy học, BTHH được SD trong tất cả các dạng
bài dạy, từ nghiên cứu kiến thức mới tới dạng bài luyện tập, ôn tập, kiểm tra, đánh giá….
BTHH giúp mở rộng và đào sâu kiến thức, và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình
thành nhận thức cũng như phát triển năng lực cho học sinh.
Tuy nhiên, BTHH hiện nay đang quá chú trọng đến tính toán, coi nhẹ bản chất
hóa học, ít thực tiễn nên dẫn đến HS không hào hứng học môn Hóa học và không nhận
thấy có sự liên quan giữa kiến thức đã học với thực tế diễn ra trong cuộc sống. Từ đó,
làm cho học sinh cảm thấy không yêu thích môn Hóa học. Do đó cần phải xây dựng,
tuyển chọn được hệ thống bài tập phù hợp đáp ứng được việc phát triển năng lực cho
HS.
Vì những lí do nêu trên, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực vận
dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh thông qua hệ thống bài tập chủ đề “Cấu tạo
nguyên tử” (Hóa học 10)”.
Với mục đích nghiên cứu, tuyển chọn, xây dựng và SD một số BTHH trong dạy
học chủ đề: Cấu tạo nguyên tử nhằm phát triển NL VDKTKN cho HS, từ đó góp phần
nâng cao hơn chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường phổ thông.
Tuyển chọn và xây dựng được một số BTHH có chất lượng tốt chủ đề Cấu tạo
nguyên tử – Hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực và sử dụng kết hợp với các
phương pháp dạy học tích cực một cách hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng HS trong
4
quá trình dạy học để phát triển được NLVDKTKN cho học sinh. Phân tích yêu cầu cần
đạt, nội dung, cấu trúc chủ đề: Cấu tạo nguyên tử – Hóa học 10, xác định các KTHH
(kiến thức hóa học) sử dụng để xây dựng bài tập phát triển NLVDKTKN cho HS.
Nghiên cứu, đề xuất khung NLVDKTKN dành cho HS và thiết kế bộ công cụ
đánh giá NLVDKTKN khi sử dụng BTHH.
Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập chủ đề: Cấu tạo nguyên tử – Hóa học
10 nhằm phát triển NLVDKTKN.
Đề xuất các PPDH tích cực kết hợp với việc sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát
triển NLVDKTKN một cách phù hợp để đạt hiệu quả nhất đáp ứng yêu cầu của chương
trình GDPT 2018.
Thiết kế KHBH có sử dụng BTHH để phát triển NLVDKTKN cho HS.
TNSP nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả và đúng đắn của giả thuyết khoa học,
tính khoa học, khả thi của đề xuất sử dụng hệ thống bài tập.
Để sáng kiến đạt hiệu quả tốt nhất, tôi đã áp dụng tại một số đơn vị sau:
– Tại trường sở tại: THPT Nam Trực – Tỉnh Nam Định;
– Trường THPT Mỹ Lộc – Tỉnh Nam Định, tôi áp dụng với sự giúp đỡ của cô:
Trần Thị Hương;
– Trường THPT Xuân Khanh – Thành phố Hà Nội, tôi áp dụng với sự giúp đỡ của
cô Hoàng Thu Minh.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực cho HS phổ thông
1.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực là những kỹ năng kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải
quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội…và khả năng
vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong các tình
huống linh hoạt.
Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức
Như vậy có thể coi năng lực là sự kết hợp của các khả năng, phẩm chất của một cá
nhân hoặc tổ chức nhằm thực hiện một nhiệm vụ có kết quả tốt.
Năng lực được xác định trong chương trình GDPT tổng thể: “Năng lực la thuộc tính
cá nhân được hình thanh, phát triển nhờ tố chất sẵn có va quá trình học tập, rèn luyện,
cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng va các thuộc tính cá nhân
khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thanh công một loại hoạt động nhất định,
đạt kết qua mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
1.1.2. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng
Khái niệm của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng
Hiện nay có nhiều khái niệm về NLVDKTKN như:
5
Theo tác giả Nguyễn Đức Dũng, Hoàng Đình Xuân (2013) [5], “Năng lực vận
dụng kiến thức kĩ năng là khả năng của bản thân con người tự giải quyết những vấn đề
đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng các KT, KN, kinh nghiệm
đã có vào các tình huống hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả
năng chuyển đổi nó; NLVDKTKN thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong
quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh kiến thức”.
Theo tác giả Trịnh Lê Hồng Phương (2014) [22], “Năng lực vận dụng kiến
thức kĩ năng vào thực tiễn là khả năng con người sử dụng những KT, KN đã học trên
lớp học và thông qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt
ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách có hiệu quả và có
khả năng biến đổi nó. NL VDKT, KN thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người
trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh kiến thức”.
Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018 [2], “Năng lực vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học là vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một
số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn”,
với các biểu hiện như: Vận dụng được kiến thức HH để phát hiện và giải thích được một số
hiện tượng trong tự nhiên và những ứng dụng của HH trong cuộc sống; phản biện, đánh giá
ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn, đề xuất phương pháp giải quyết; định hướng được nghề
nghiệp sau khi tốt nghiệp; ứng xử thích hợp trong những tình huống có liên quan đến bản
thân, gia đình, xã hội, bảo vệ môi trường….
Từ những phân tích ở trên, trong đề tài này, NLVDKTKN là khả năng giúp
HS phát hiện được vấn đề học tập, vấn đề thực tiễn, áp dụng được các kiến thức đã lĩnh
hội, kết hợp với các kỹ năng vốn có của bản thân nhằm thực hiện giải quyết các vấn đề
học tập, vấn đề xảy ra trong thực tiễn một cách có hiệu quả.
1.1.3. Cấu trúc và biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng
a. Cấu trúc của NLVDKTKN
NLVDKTKN có cấu trúc gồm:
– Năng lực phát hiện, giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và ứng
dụng của hóa học trong đời sống, sản xuất.
– Năng lực phản biện và đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề trong thực tiễn.
– Năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của một vấn
đề trong thực tiễn và đưa ra một số phương án để giải quyết vấn đề đó.
– Năng lực định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
– Năng lực ứng xử khi đối diện với các tình huống của bản thân và của xã hội.
b. Biểu hiện của NLVDKTKN
Biểu hiện của NLVDKTKN theo chương trình môn Hóa học 2018.
6
Bảng 2.1: Biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
1.2. Một số phương pháp dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ
năng
1.2.1. Dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học GQVĐ là phương pháp dạy học mà trong đó người dạy tạo ra những
tình huống có vấn đề, hỗ trợ, điều khiển người học phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn
đề một cách tự giác, chủ động, tích cực và từ đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện các kỹ
năng cần thiết và phát triển năng lực, bên cạnh đó còn giúp người học đạt được những
mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và GQVĐ là tình huống
gợi vấn đề, khi xuất hiện tình huống có vấn đề thì tư duy mới bắt đầu [20], [21], [22],
[34].
Tình huống có vấn đề là tình huống gợi ra cho học sinh những mâu thuẫn nhận
thức giữa những điều đã biết và những điều chưa biết đang cần tìm hiểu, những khó
khăn về lý luận, thực hành, mà HS thấy cần vượt qua nhưng không phải ngay tức khắc
bằng một thuật giải mà HS phải trải qua quá trình suy nghĩ tích cực, các hoạt động nhằm
để biến đổi đối tượng hoạt động…, từ đó giúp người học có nhu cầu muốn biết những
kiến thức mới.
Thông qua quá trình GQVĐ đề mà GV đưa ra, HS sẽ rèn luyện kĩ năng tư duy,
tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, đánh giá, phân tích, nhờ đó HS lĩnh hội được nhiều
kiến thức hơn và phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới các góc độ khác nhau,
bên cạnh đó HS còn phát triển khả năng làm việc cá nhân hay hợp tác trong làm việc
nhóm để tìm ra cách GQVĐ nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Mức độ của DH GQVĐ
Mức 1: Giáo viên thực hiện: đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và giải quyết vấn đề
Mức 2: Giáo viên đặt vấn đề, phát biểu vấn đề còn học sinh tham gia GQVĐ.
7
Mức 3: Giáo viên đặt vấn đề và học sinh phát biểu vấn đề và giải quyết vấn đề
Mức 4: HS đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và GQVĐ dưới sự hướng dẫn của GV.
1.2.2. Dạy học hợp đồng
Dạy học hợp đồng là một HĐHT trong đó mỗi học sinh sẽ được GV giao một
hợp đồng gồm các nhiệm vụ học tập, các bài tập bắt buộc thực hiện hoặc tự học khác
nhau trong một thời gian nhất định và học sinh tự chủ động phân chia thời gian hợp lý
để thực hiện các nhiệm vụ học tập đó tùy theo khả năng hoàn thành của mình.
HS chắc chắn hoàn thành công việc của mình như đã ký với giáo viên đảm bảo
về thời gian và tuân theo những điều lệ trong bản hợp đồng đó.
Quy trình thực hiện PPDH theo hợp đồng
+ Giai đoạn 1: chuẩn bị
Bước 1: Lựa chọn nội dung học tập và xác định thời gian học phù hợp với PPDH
hợp đồng để đạt hiệu quả dạy và học cao nhất.
– Áp dụng: với các bài ôn tập, luyện tập, bài mới có kiến thức đơn giản, độc lập
hoặc các bài thực hành thí nghiệm.
– Thời gian thực hiện hợp đồng có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà tùy vào nội
dung bài học lựa chọn.
Bước 2: Thiết kế KHBH
– Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học
– Xác định các PPDH, KTDH phù hợp
– Thiết kế các bản hợp đồng phù hợp với nội dung học tập, phù hợp với đối tượng
HS để giúp HS có thể thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất theo khả năng của mình.
Các bài tập đa dạng; các nhiệm vụ rõ ràng, đa dạng, đáp ứng được mục tiêu, ví dụ như
nhiệm vụ nào bắt buộc, nhiệm vụ nào tự chọn, nhiệm vụ nào mang tính giải trí để gây
hứng thú cho HS, tránh căng thẳng, nhiệm vụ thực hiện cá nhân, nhiệm vụ hợp tác nhóm,
nhiệm vụ nào được nhận sự hướng dẫn từ phía GV….
– Thiết kế các phiếu hỗ trợ (nếu có): Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, có
những nhiệm vụ HS có quyền yêu cầu nhận được sự hỗ trợ do đó GV thiết kế các phiếu
hỗ trợ với các mức độ khác nhau phù hợp với khả năng của HS.
+ Giai đoạn 2: Tổ chức dạy và học theo PPDH hợp đồng
– Bước 1: GV phát hợp đồng cho HS và giới thiệu về nội dung bài học, các
phương pháp học tập ghi trong hợp đồng, giải thích và thống nhất các nội dung trong
bản hợp đồng, giải đáp thắc mắc (nếu có).
– Bước 2: HS nghiên cứu các nội dung trong hợp đồng: thời gian, nhiệm vụ học
tập, thứ tự thực hiện nhiệm vụ và kí hợp đồng với GV.
– Bước 3: GV tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc theo cá nhân, theo cặp đôi
hoặc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng, hỗ trợ HS khi được đề nghị
hỗ trợ.
– Bước 4: GV và HS tiến hành thanh lý hợp đồng và GV nghiệm thu các bản hợp
đồng tại lớp sau đó đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận và tổng kết nội dung học tập
hoặc có thể thu lại hợp đồng và kiểm tra đánh giá tại nhà và thông báo kết quả, nhận xét,
đánh giá, kết luận và tổng kết nội dung học tập vào tiết học sau.
8
1.3. Bài tập hóa học
1.3.1. Khái niệm về bài tập hóa học
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông [37], bài tập được hiểu dựa trên mục đích
sử dụng, bài tập là bài GV giao cho HS làm để HS vận dụng vào những điều HS đã được
học, bài toán là vấn đề cần phải giải quyết bằng các phương pháp khoa học.
BTHH là một dạng BT có thuộc bộ môn HH, bao gồm các câu hỏi, các bài
toán HS cần giải quyết, chúng được tuyển chọn một cách khoa học với những nội dung
phù hợp, cụ thể, rõ ràng và chính xác. HS cần phải nắm được ND kiến thức của môn
HH bao gồm những khái niệm, học thuyết, các định luật, quan sát và nêu được các hiện
tượng thí nghiệm, những phép toán cơ bản,…, bên cạnh đó, HS phải biết phân tích, suy
luận logic mới có thể giải được các bài tập này. Ngoài ra, HS còn thu nhận được những
kiến thức, kĩ năng qua việc giải các bài tập hóa học đó.
Bài tập định hướng phát triển năng lực là bài tập không yêu cầu HS phải ghi
nhớ, vận dụng một cách máy móc các kiến thức đã học mà nó gắn với HĐ học của HS,
qua đó giúp HS nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng, hứng thú học tập, giúp phát
triển tư duy, khả năng nhận thức, các phẩm chất đạo đức mà HS cần có. Ngoài ra, BT
định hướng phát triển NL còn được GV sử dụng để làm công cụ để đánh giá, kiểm tra
NL của HS, kết quả đó là căn cứ để các cấp quản lí xác định được mức độ đã đạt được
của HS so với mục tiêu mà giáo dục đã đề ra.
1.3.2. Ý nghĩa của bài tập hóa học
Ý nghĩa về trí dục: Giúp cho HS hiểu chính xác các khái niệm, củng cố, mở rộng
kiến thức, vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề của bài tập, từ đó
giúp HS ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Bên cạnh đó, BTHH giúp HS không cảm thấy bị nhàm
chán khi ôn tập, hệ thống lại các kiến thức lý thuyết đã học.
Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng ngôn ngữ HH, viết PTHH, kĩ năng tính
toán, kĩ năng thực hành thí nghiệm, khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để
giải thích những hiện tượng xảy ra trong thực tiễn của cuộc sống, trong quá trình lao
động sản xuất và ý thức bảo vệ môi trường.
Ý nghĩa giáo dục: rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận cho HS, lòng yêu thích
môn HH, kỹ năng làm việc có kế hoạch, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc.
Ý nghĩa phát triển: rèn cho HS tư duy logic, biện chứng, độc lập, thông minh
và sáng tạo.
1.3.3. Phân loại BTHH
Hiện nay, dựa vào các cơ sở khác nhau, có rất nhiều cách để phân loại bài tập
khác nhau, ví dụ: Bài tập học và bài tập đánh giá; bài tập đóng, bài tập mở… ở đây,
chúng tôi dựa vào các cơ sở và phân loại BTHH như sau:
9
Sử dụng BTHH nhằm phát triển NLVDKTKN cho HS phổ thông
Hoạt động giải bài tập là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát
triển NL cho HS trong quá trình dạy và học môn Hóa học. Do đó, giáo viên cần có sự
chuẩn bị hệ thống bài tập phù hợp để tạo điều kiện phát triển năng lực của học sinh, từ
đó học sinh sẽ hình thành những phẩm chất, tư duy mới để phát hiện được những vấn
đề mới, tìm ra các cách giải quyết mới, góp phần tạo ra kết quả học tập tốt hơn.
Để đạt được những mục đích đó, giáo viên cần ý thức được mục đích cơ bản của
việc giải BTHH, đó không chỉ là việc tìm ra đáp số đúng mà còn là một công cụ hiệu
quả góp phần rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh.
Qua việc giải các BTHH, học sinh sẽ thường xuyên được rèn luyện sự tự giác
trong việc học, từ đó trau dồi và nâng cao sự hiểu biết của bản thân, thông qua các hoạt
động tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa, tổng hợp, trừu tượng hóa… trong quá
trình giải BTHH.
1.3. Thực trạng dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng
qua bài tập hóa học ở tỉnh Nam Định
1.3.1. Mục đích điều tra
10
Điều tra việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy và học hóa học và vai trò của
việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh ở một số trường THPT,
tỉnh Nam Định.
1.3.2. Đối tượng điều tra
– GV giảng dạy bộ môn Hóa học tại các trường THPT trong tỉnh Nam Định
– HS các trường THPT Nam Trực, THPT Mỹ Lộc và một số trường trên địa
bàn tỉnh Nam Định.
1.3.3. Nội dung điều tra
– Điều tra thực trạng về việc sử dụng BTHH và dạy học phát triển
NLVDKTKN cho học sinh trong quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.
– Nhận thức của GV, HS về vai trò của việc phát triển NLVDKTKN trong dạy
và học hóa học.
– Những khó khăn của GV khi xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển
NLVDKTKN cho HS.
1.3.4. Phương pháp điều tra
– Sử dụng phiếu điều tra
– Dự giờ và trao đổi trực tiếp.
1.3.5. Phân tích và đánh giá kết quả điều tra
a. Kết qua điều tra
Với GV: Chúng tôi đã tiến hành điều tra 39 giáo viên trên địa bàn tỉnh Nam Định
với độ tuổi, số năm công tác và trình độ như sau:
Hình 1.1. Biểu đồ về độ tuổi, số năm kinh nghiệm công tác và trình độ đào tạo của
GV được khảo sát.
Từ khảo sát trên cho thấy các GV tham gia khảo sát có độ tuổi chủ yếu từ 30 – 39 tuổi
với 56,4%, trình độ chủ yếu: Đại học với 74,4% và thạc sĩ là 25,6%. Thời gian trong
nghề chủ yếu trên 11 năm, và thu được các kết quả như sau:
11
Hình 1.2. Biểu đồ đánh giá mức độ thường xuyên cho HS làm BTHH của GV.
Hình 1.3. Biểu đồ đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng BTHH của GV.
Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện các nguồn tham khảo BTHH của GV.
Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng BTHH của GV.
12
Hình 1.6. Biểu đồ mức độ khó khăn khi tham khảo BTHH có chất lượng của GV.
Hình 1.7. Biểu đồ thể hiện mức độ khó khăn, bỡ ngỡ khi thực hiện chương trình
GDPT 2018 của GV.
Hình 1.8. Biểu đồ thể hiện mức độ khó khăn, bỡ ngỡ khi xây dựng, sử dụng BTHH
Hình 1.9. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên cho HS làm BTHH liên quan thực
tiễn của GV.
Hình 1.10. Biểu đồ thể hiện đánh giá tầm quan trọng của NLVDKTKN đối với HS
của GV.
13
Hình 1.11. Biểu đồ thể hiện những khó khăn khi sử dụng BT nhằm phát triển NL
VDKTKN cho HS.
Với HS: Chúng tôi đã tiến hành điều tra 280 học sinh thu được kết quả như sau:
Hình 1.12. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ HS lớp đại trà và HS lớp chọn được khảo sát.
Hình 1.13. Biểu đồ thể hiện sự yêu thích của HS với môn Hóa học.
Hình 1.14. Biểu đồ thể hiện sự khó khăn của HS khi tiếp thu chương trình mới.
Hình 1.15. Biểu đồ thể hiện sự yêu thích các ngành nghề liên quan đến môn Hóa
học.
14
Hình 1.16. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên làm BT và vận dụng BT thực
tiễn để giải thích các hiện tượng tự nhiên, vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Hình 1.17. Biểu đồ thể hiện cảm nhận cảu HS khi vận dụng kiến thức môn Hóa
học để giải thích các hiện tượng tự nhiên, vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Hình 1.18. Biểu đồ thể hiện thái độ và thời gian làm BTHH của HS.
Hình 1.19. Biểu đồ thể hiện việc tự đánh giá việc phát triển Nl VDKTKN của HS
thông qua BTHH.
b. Phân tích và đánh giá kết qua
Đối với kết qua điều tra GV:
– 100% các thầy cô giáo thường xuyên và rất thường xuyên cho HS làm BT về
nhà.
– Tỉ lệ các thầy cô sử dụng BTHH trong khi tổng kết, ôn tập, luyện tập và kiểm
tra đánh giá là rất cao bên cạnh đó cũng đã có sự chú trọng sử dụng BTHH khi dạy bài
15
mới tuy nhiên cũng chưa nhiều và cũng có sử dụng BTHH khi thực hiện các hoạt động
ngoại khóa.
– Các nguồn tham khảo chủ yếu là dưới sự chia sẻ với đồng nghiệp, internet, SGk
và SBT, bên cạnh đó cũng có một số GV tự biên soạn bài tập theo mục đích sử dụng của
mình.
– Khi sử dụng BTHH, đa phần GV chủ yếu yêu cầu HS có thể tái hiện lại hệ thống
kiến thức để trả lời các câu hỏi lý thuyết đơn giản gắn với thực tiễn và giải thích được
các hiện tượng, sự việc của các câu hỏi lý thuyết mà chưa sử dụng những bài tập giúp
HS vận dụng được các kiến thức đó để giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn sản
xuất như các phương án giảm thiểu rủi ro, tăng năng suất (nếu có) hay giúp HS định
hướng nghề nghiệp trong tương lai.
– Hiện nay, các nguồn tham khảo BTHH khá nhiều, phong phú nhưng hầu hết GV
đều thấy khó khăn (rất khó khăn 23,1%, khó khăn 51,3%) vì những bài tập tham khảo có
chất lượng thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu, mục đích sử dụng. Các bài tập thực tiễn thì
các thông tin bài tập đưa ra có thể không chính xác, bản thân GV sẽ khó khăn khi xác nhận
thông tin hoặc có những thông tin chưa được chứng thực.
– Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình và SGK mới đối
với lớp 10, điều đó cũng gây ra không ít khó khăn, bỡ ngỡ cho GV (69,2%) khi bắt đầu
thực hiện bởi chương trình mới có nhiều điểm thay đổi đòi hỏi GV cũng phải tìm tòi và
thay đổi phần nào cách làm việc của mình. Bên cạnh đó, HS lớp 10 lại không được học
chương trình mới ở cấp THCS và việc học môn Hóa học ở cấp THCS cũng chưa được
chú trọng. Điều đó cũng gây nên những khó khăn cho GV khi xây dựng và sử dụng
BTHH (rất khó khăn 7,7%; khó khăn 41%), nhất là khi chủ đề Cấu tạo nguyên tử là chủ
đề lý thuyết có nhiều nội dung khó và trừu tượng đòi hỏi HS phải có óc tưởng tượng về
thế giới vi mô, có tư duy trừu tượng nhưng lại là chủ đề có ý nghĩa quan trọng đối với
việc phát triển tính quy luật trong hóa học của HS.
– GV cũng đã chú trọng đến bài tập hóa học liên quan đến thực tiễn cuộc sống,
giải thích các hiện tượng tự nhiên.
– Hầu hết GV đều nhận biết được tầm quan trọng của việc phát triển NL vận dụng
KT, KN cho học sinh trong dạy học hóa học (rất quan trọng 71,8%; quan trọng 25,6%)
nhưng bên cạnh đó việc xây dựng, tuyển chọn và sử dụng BTHH có chất lượng nhằm
phát triển NL vận dụng KT, KN còn gặp khá nhiều khó khăn, nhất là còn mất nhiều thời
gian cho việc tìm kiếm và hệ thống bài tập (94,9% GV được khảo sát), tiếp đó là khó
khăn do trình độ HS không được đồng đều, khả năng tư duy còn yếu (79,5% GV được
khảo sát) và một số khó khăn khác.
Đối với kết qua điều tra HS:
– Do môn Hóa học là môn các em đã lựa chọn do đó phần lớp HS yêu thích môn
hóa học (39,6%) (nằm chủ yếu ở HS các lớp chọn), một phần thì do HS lựa chọn môn
Hóa học vì mục đích thi cử và xét tuyển đại học. Một số HS không thích một phần do ở
cấp THCS môn Hóa học chưa được coi trọng và chú ý nhiều.
– HS cũng gặp khá nhiều khó khăn khi học chương trình hóa học 10, với những
bài đầu tiên của chủ đề Cấu tạo nguyên tử (rất khó khăn 10,7%, khó khăn 26,4%) tuy
16
nhiên lượng kiến thức chưa nhiều nên chủ yếu các em vẫn cảm thấy bình thường trong
quá trình tiếp thu kiến thức.
– Với một số HS khi chọn môn Hóa học do đáp ứng việc thi cử trong tương lai,
nhưng bên cạnh đó cũng có một bộ phận HS đã có sự tìm hiểu và định hướng nghề
nghiệp và yêu thích các ngành nghề liên quan đến môn Hóa học (rất thích 18,6%, thích
34,3%).
– Kết quả cũng cho thấy đa phần HS cảm thấy thích thú khi có thể áp dụng các
kiến thức môn Hóa học để giải thích các hiện tượng đó (rất thích thú 27,5%, thích thú
45,7%).
– Do môn Hóa học là môn học các em đã lựa chọn do đó đa phần HS có thái độ
tốt khi làm BTHH và có dành thời gian cho việc làm bài tập hóa học ở nhà, và các em
HS cũng nhận thấy được các BTHH rất hữu ích cho việc phát triển NL vận dụng KT,
KN của mình (rất hữu ích 25,7%, hữu ích 43,6%).
Từ việc phân tích các kết quả điều tra GV, HS ở trên, chúng tôi nhận định rằng
việc sử dụng BTHH phát triển NL nhằm phát triển NL vận dụng KT, KN là rất cần thiết
cho HS.
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
2.1. Phân tích chủ đề Cấu tạo nguyên tử – Hóa học 10
Mục tiêu chủ đề Cấu tạo nguyên tử
Mục tiêu chung
Với mục tiêu chung của Hóa học là giúp hình thành và phát triển năng lực
HH ở HS; đồng thời kết hợp cùng các môn học và các hoạt động giáo dục khác để góp
phần hình thành và phát triển ở HS các năng lực chung, phẩm chất chủ yếu, thế giới
quan khoa học.
Mục tiêu, đặc điểm chủ đề cấu tạo nguyên tử
– Chủ đề Cấu tạo nguyên tử đặt ở vị trí đầu tiên của chương trình môn hóa học của
lớp 10 và được nối tiếp từ chủ đề Nguyên tử. Nguyên tố hóa học ở môn khoa học tự nhiên
7. Chủ đề Cấu tạo nguyên tử là một trong số những nội dung kiến thức cốt lõi của phần cơ
sở học chung, có vai trò là lý thuyết chủ đạo của chương trình môn Hóa học, nhằm trang bị
cho HS những kiến thức nền tảng để tiếp cận có bản chất và có quy luật đến các vấn đề
thuộc về chương trình học vô cơ, hữu cơ sau này.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay