dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Biện pháp giúp học sinh tiểu học phát triển năng lực sáng tạo Mĩ thuật

SKKN Biện pháp giúp học sinh tiểu học phát triển năng lực sáng tạo Mĩ thuật

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ và đồng
bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo
theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học… Trên cơ
sở xác định đúng, trúng mục tiêu đổi mới giáo dục, đào tạo, công khai mục tiêu,
chuẩn “đầu vào”, “đầu ra” của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và
chuyên ngành đào tạo thì việc tiếp theo là đổi mới chương trình khung các môn
học và nội dung của nó theo hướng phát triển mạnh năng lực và phẩm chất
người học, đảm bảo hài hòa về đức, trí, thể, mỹ; thực hiện tốt phương châm
mới: Dạy người, dạy chữ và dạy nghề (trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy
nghề)”. Do vậy, việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học là vô cùng cần
thiết. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, môn Mỹ thuật
được xem là một phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ
cho học sinh. Ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản Mỹ
thuật phổ thông còn giúp các em hiểu biết về cái đẹp. Thông qua môn Mỹ thuật,
các em sẽ được trang bị một số kỹ năng cơ bản về hội hoạ, tiếp thu nhiều tinh
hoa của nền mỹ thuật dân tộc. Từ đó phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mỹ góp
phần phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước. Trong xã hội phát triển hiện nay thì nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao. Với
mục tiêu đào tạo con người hiểu về vẻ đẹp, biết cảm thụ cái đẹp và hiểu về nền
thẩm mĩ truyền thống, thẩm mĩ hiện đại…, các đơn vị, các công ty và các cơ sở
giáo dục ngày càng có nhiều sân chơi bổ ích dành cho các em, như sân chơi: “Ý
tưởng trẻ thơ” do công ty HonDa phối hợp với Bộ giáo dục & đào tạo tổ chức;
“Chiếc ô tô mơ ước” do công ty ToYoTa phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo
tổ chức; giao lưu vẽ tranh An toàn giao thông; vẽ tranh về biển đảo, vẽ tranh về
Bác Hồ; giao lưu phát triển năng lực học sinh do Sở giáo dục & đào tạo tổ chức,
vẽ tranh trên báo Văn tuổi thơ – Toán tuổi thơ vv…Với môn Mỹ thuật, học sinh
không những chỉ dừng lại ở vẽ tranh mà các em còn được học các quy trình điêu
khắc – nghệ thuật tạo hình không gian trong các tiết học… Đây là cơ hội để các
em được thể hiện khả năng hội họa của mình qua tranh vẽ và sản phẩm 2d, 3d
với các chất liệu tìm được. Đồng thời giúp các em có ý tưởng sáng tạo để trang
trí lớp học, bổ sung các kiến thức môn học Toán, tiếng Việt, Lịch sử tạo thành
mô hình giúp các em nắm sâu kiến thức, góp phần xây dựng một đất nước hiện
đại, giàu đẹp và văn minh.
Xuất phát từ lí do trên, là người giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi luôn mong với
kiến thức của mình có thể giúp các em nhìn nhận và thể hiện cái đẹp thông qua
các bài vẽ làm sao cho đúng, đẹp, nghệ thuật. Và giúp các em tìm hiểu thêm về
những cảnh thiên nhiên mà các em thấy được từ thực tế, từ những cuộc đi tham
quan những danh lam thắng cảnh muôn màu, muôn vẻ vốn có từ trên mọi miền
đất nước, cũng như những cảnh vật xung quanh nơi các em sinh sống và học tập.
3
Đồng thời mong muốn có thể truyền cảm hứng để có nhiều học sinh yêu thích vẽ
tranh và nhiều học sinh vẽ được những bức tranh nghệ thuật và độc đáo.
Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, hướng dẫn cũng như tự rút kinh nghiệm
cho chính bản thân mình, tôi đã chính thức áp dụng các biện pháp trong những
năm học vừa qua và đã đạt được những hiệu quả nhất định ở nhà trường nơi tôi
đang công tác. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp mà bản thân tôi đã áp
dụng trong công tác bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh vẽ tranh qua sáng kiến: “Biện
pháp giúp học sinh Tiểu học phát triển năng lực sáng tạo mĩ thuật”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
a. Ưu điểm:
Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất nhằm thúc đẩy sự
phát toàn diện về mọi mặt cho học sinh. Ban giám hiệu luôn khuyến khích giáo
viên về việc thiết kế, cải tạo đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy; bố trí
tạo điều kiện về thời gian tập trung bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh vẽ tranh.
Nhiều học sinh được sự quan tâm của gia đình, cha mẹ học sinh tích cực đầu tư
các công cụ phương tiện để các con học môn Mỹ thuật. Đa số học sinh yêu thích
môn học này nên cũng thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng kĩ năng, giúp các em
có khả năng vẽ tốt hơn.
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
Trước đây khi công nghệ thông tin chưa phát triển, việc sưu tầm đồ dùng
tranh ảnh còn hạn chế rất nhiều. Và mỗi khi có các cuộc thi được các cấp tổ
chức thì việc định hướng và chọn nội dung phân loại rõ các chủ đề cho các em
gặp rất nhiều khó khăn. Hầu như giáo viên và học sinh tự mày mò, tự sáng tác,
thiếu thông tin và hình ảnh để tham khảo. Chính vì vậy mà các em thường vẽ
chưa đạt yêu cầu chủ đề.
Bản thân tôi tuổi nghề còn trẻ nên kinh nghiệm trong công tác giảng dạy
còn hạn chế, sự động viên khích lệ học sinh đôi lúc chưa được kịp thời dẫn đến
một số bài vẽ chưa có tính sáng tạo, màu sắc chưa được đẹp, nội dung không
được phong phú. Các em cảm thấy mơ hồ và chưa thực sự hứng thú vẽ tranh
cũng như tham gia các cuộc thi, hầu như các em nhìn bài nhau để vẽ lại, bắt
chước bài vẽ của bạn, vẽ sai chủ đề yêu cầu, các sản phẩm tạo hình còn đơn
điệu. Các em nộp bài chỉ để có số lượng sản phẩm nên chất lượng một số bài vẽ
chưa cao.
Một số học sinh có năng khiếu về môn Mĩ thuật, các em rất thích vẽ và tạo
hình sản phẩm. Nhưng cha mẹ các em lại không tạo điều kiện để cho con em
mình học vẽ.
4
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Tên giải pháp: “Biện pháp giúp học sinh Tiểu học phát triển năng lực sáng
tạo mĩ thuật ”
2.1. Biện pháp 1: Hình thành ý tưởng cho một bức tranh
2.1.1. Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của biện pháp
Ý tưởng là động lực, là “tài sản” vô giá để người họa sĩ có thể tạo nên một
bức tranh. Ý tưởng tốt sẽ giúp cho bức tranh chất lượng, có giá trị nghệ thuật
cao và ngược lại. Tài năng của một họa sĩ chính là chắt lọc ý tưởng từ những trải
nghiệm trong thực tế cộng với tư duy sáng tạo. Cuối cùng là thể hiện ý tưởng
của mình lên tác phẩm bằng cảm xúc và theo một hoặc nhiều phong cách nghệ
thuật khác nhau. Vì vậy, trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt trong vẽ tranh, ý
tưởng là sự khởi đầu, đồng thời cũng là cốt lõi thẩm mỹ của sự sáng tạo.
Nếu không có ý tưởng cho một bức tranh, tất cả những kỹ năng vẽ tranh
sẽ trở nên vô dụng. Ý tưởng và nghệ thuật thể hiện tạo nên phong cách của tác
phẩm. Một bức tranh thường được bắt đầu từ một ý tưởng hay cảm hứng nảy
sinh. Để vẽ những gì mình muốn, thì tìm ý tưởng là phần khó nhất trong quá
trình sáng tạo một bức tranh bởi ý tưởng phải độc đáo, phải là của riêng mình.
Hơn nữa, chỉ độc đáo thôi chưa đủ. Cái mới sẽ chóng chán nếu thiếu sự nhất
quán giữa ý tưởng và hình thức.
2.1.2. Nội dung biện pháp
Ý tưởng phải bám sát và thỏa mãn nội dung, mục đích nhu cầu sáng tạo,
nhằm truyền tải thông tin đến người xem bằng những hình ảnh và tín hiệu dễ
nhận diện, mang lợi ích ứng dụng, thẩm mỹ cho cộng đồng và phù hợp với xu
thế phát triển thời đại. Ý tưởng từ khi hình thành đến hoàn thiện sản phẩm là quá
trình chắt lọc, tìm tòi, phác thảo các phương án bố cục bức tranh, không chỉ ở
phần tạo hình mà kể cả màu sắc, nội dung… Các yếu tố đó phải có tính nhất
quán và liên kết chặt chẽ với nhau. Ý tưởng giàu tính sáng tạo, nội dung và hình
thức cô đọng, tính thẩm mĩ cao.
Hình thành ý tưởng kết hợp sự đam mê hứng thú thì mới cho ra sản phẩm
độc đáo. Để giúp học sinh yêu thích vẽ tranh và hào hứng tham gia các cuộc thi,
giáo viên Mĩ thuật phải là người truyền cảm hứng, khơi dậy sự hứng thú và tính
sáng tạo cho các em, tôn trọng gợi mở để ý tưởng của các em được bộc lộ, bồi
dưỡng và phát triển các ý tưởng của các em. Có như vậy, các em mới có thể phát
huy tài năng hội họa của mình và sẽ cho ra nhiều những bức tranh đẹp, sáng tạo
và nghệ thuật để tham gia các cuộc thi đạt giải cao. Từ những ý tưởng, trong
nhiều năm qua, tôi đã vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, tự tìm tòi, học
hỏi đồng nghiệp, sách báo và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các cuộc thi
do PGD&ĐT, SGD&Đ và BGD&ĐT tổ chức để có biện pháp hướng dẫn các em
vẽ tranh đạt hiệu quả cao. Khi hướng dẫn học sinh ý tưởng vẽ tranh tôi đã làm
như sau:
5
– Thứ nhất: Giáo viên phải dành thời gian cho học sinh được trải nghiệm
và việc làm này sẽ giúp học sinh tích lũy được kinh nghiệm sau từng giờ, từng
ngày. Từ sự thường xuyên đó, học sinh sẽ hình thành cho bản thân những ý
tưởng về nội dung, chủ đề, cách thức sắp xếp bố cục, phối màu và sáng tạo tư
duy nghệ thuật riêng trong từng tác phẩm.
Cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị và luôn chờ con người khám
phá, phát hiện. Ý tưởng đến từ cuộc sống bởi qua quá trình sinh hoạt, giao tiếp
hằng ngày, học sinh sẽ thu về được cho mình những thông tin về mọi vấn đề. Về
lâu dài, khi kinh nghiệm cuộc sống được tích lũy thì cũng là lúc để những ý
tưởng được nảy sinh, chín muồi. Tuy nhiên, ý tưởng tốt, ý tưởng hay chỉ có
được khi học sinh tập cho bản thân thói quen tư duy, quan sát sự vật, hiện tượng
của cuộc sống xung quanh hằng ngày và dành thời gian để ý tới nó thì thành quả
sẽ tới với mình.
– Thứ hai: Phối kết hợp với cha mẹ học sinh để gợi mở thêm các ý tưởng
cho các em.
– Thứ ba: Hướng dẫn học sinh ghi lại những ý tưởng trong đầu xuống
những trang giấy; giúp các em cách hệ thống lại những ý tưởng theo từng nội
dung, chủ đề để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.
– Thứ tư: Hướng dẫn học sinh tham khảo thêm các tác phẩm nổi tiếng của
các họa sĩ trong nước cũng như thế giới, những bức tranh của các bạn học sinh
khác để các em thấy được sự phong phú đa dạng về phong cách nghệ thuật; việc
làm này giúp các em đưa ra những ý tưởng hợp với xu hướng thời đại.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh vẽ tranh về các chủ đề tham gia các cuộc
thi, giáo lưu, tôi đã giúp các em hình thành ý tưởng như sau:
a. Với cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ” do công ty HONDA phối hợp với Bộ
giáo dục và đào tạo tổ chức
Đây là một sân chơi thú vị dành cho các em được diễn ra vào tháng 4 đến
tháng 8 hàng năm. Mục đích cuộc thi là giúp các em phát huy trí tượng tượng,
sáng tạo để trở thành một nhà phát minh tý hon. Cuộc thi mở rộng với mọi vấn
đề trong xã hội, những ý tưởng của các em phải mang tính chuyển động mới lạ
và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Để giúp các em hiểu rõ về mục đích cuộc thi,
giúp các em vẽ đúng yêu cầu, tôi đã chia làm 6 đề tài:
* Đề tài về công nghiệp
Tôi cho học sinh tham quan các xưởng chế tạo cơ khí ở khu công nghiệp tại
xã Xuân Tiến để các em được tận mắt trải nghiệm; gợi mở để học sinh sáng tạo
ra những cỗ máy, bộ máy thần kỳ giúp sản xuất được nhiều sản phẩm đẹp thân
thiện với môi trường không gây ô nhiễm, độc hại cho con người.
Sáng chế ra các nhà máy hiện đại ở trên không hoặc ở dưới lòng đại dương,
dưới lòng đất, trên sa mạc mà không gây hại cho môi trường.
6
* Đề tài về nông nghiệp
Cho học sinh tham quan, xem máy gặt lúa của bà con nông dân. Tham khảo
trải nghiệm trên ti vi, mạng Internet về những phát minh máy móc giúp bà con
nông dân trong sản xuất.
Gợi mở để học sinh nghĩ ra các loại máy nông nghiệp thông minh giúp các
bác nông dân vừa có thể chăm sóc cây xanh, vừa có thể thu hoạch được…
Phát minh ra những máy móc, con rô bốt có khả năng thu hút được những
con côn trùng, chuột, sâu, ốc gây hại cho mùa màng để biến chúng thành phân
bón cho cây…
Phát minh các loại máy hái khử độc và chế biến hoa quả…
* Đề tài về giáo dục và đào tạo
Tôi gợi mở để học sinh nghĩ ra các đồ dùng học tập hỗ trợ cho các em hoc
dễ hiểu, dễ nhớ hơn: cặp sách thông minh, bút thông minh, bàn học thông minh,
bảng thông minh, robot dạy học thông minh,…
Mô hình trường học thông minh (hiện đại) an toàn, sạch vi khuẩn, lớp học
thông minh, nhà vệ sinh thông minh…
* Đề tài về Y tế
Tôi gợi mở để học sinh phát minh ra những chiếc áo thông minh, các loại
xe hiện đại khám chữa bệnh cho người nghèo, ung thư,…
Mô hình bệnh viện thông minh…
* Đề tài về Môi trường
Tôi gợi mở để học sinh phát minh ra các loại máy thông minh có thể diệt
mọi vi khuẩn có hại.
Các loại ô tô chăm sóc và bảo vệ trái đất.
Các loại máy làm biến đổi khí hậu.
Các cỗ máy với hình dạng khác nhau có thể làm sạch biển, sông hồ.
Các loại máy chống và ngăn ngừa động đất, sóng thần.
Các loại robot có thể phát hiện thiên tai và có khả năng chăm sóc môi trường.
* Đề tài về Giao thông
Các loại phương tiện ô tô, xe máy thân thiện môi trường không xả thải,
chạy bằng năng lượng: mặt trời, gió, nước, điện với nhiều chức năng hiện đại
không gây tai nạn và có khả năng tự lái.
Các loại xe chuyên dụng: xe cứu hỏa thông minh, xe cứu hộ cứu nạn thông
minh có khả năng biết bay và đi được dưới nước, dưới mọi địa hình.
Các loại mũ bảo hiểm siêu thông minh.
Cảnh sát rô bót điều hòa giao thông.
7
Đèn giao thông thông minh; Cầu thông minh.
Máy bay siêu hiện đại không gây tai nạn.
Trạm sửa chữa máy bay trên không.
Tàu thuyền thân thiện môi trường không bị chìm.
* Đề tài về Khoa học viễn tưởng
Tôi gợi mở để học sinh nghĩ ra các loại ô tô, xe máy có thể bay lên bầu trời.
Các con hãy nghĩ ra những chiếc ô tô có thể khám khá dứơi lòng đại
dương, lòng đất và bảo vệ các sinh vật ở đó.
Các con hãy nghĩ ra các mô hình nhà ở dưới nước, trên các hành tinh…
* Đề tài về các nội dung khác
Tôi gợi mở để học sinh nghĩ ra các loại máy chế biến thực phẩm nhanh
chóng, an toàn khi ăn; các con robot giúp mẹ thu dọn nhà cửa, trông em, trông
nhà, bắt chuột, trông trộm; Robot bắt trộm, bắt chuột…
Kính thông minh dành cho bà, cho mẹ, cho chị giúp sáng mắt.
Các loại xe dành cho ngườ khuyết tật…
b. Với cuộc thi “Chiếc ô tô mơ ước” do công ty TOYOTA phối hợp với
Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức
Đây cũng là một sân chơi thú vị dành cho các em được diễn ra vào tháng
01 đến tháng 6 hàng năm. Cuộc thi giúp các em phát huy trí tượng tượng, sáng
tạo mong muốn để trở thành một nhà phát minh tý hon. Cuộc thi vẽ về ô tô là
chính, các em phải sáng tạo ra những chiếc ô tô hiện đại mà mình mơ ước.
Tương tự như cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ” tôi cũng phải phân loại công dụng của
các loại xe cho các em:
* Các loại xe chuyên dụng
– Xe cứu hỏa, cứu nạn thông minh.
– Các loại xe hiện đại làm sạch môi trường.
* Các xe du lịch
– Xe chở khách thông minh nhiều tiện nghi, an toàn tuyệt đối.
– Xe du lịch khám khá các hành tinh. Xe du lịch có thể biết bay và di
chuyển dưới nước, trong lòng đất.
Và đặc biệt các loại xe này phải chạy bằng năng lượng sạch, có chức năng
không cần người lái an toàn cho người đi trên xe.
c. Với các chủ đề vẽ tranh trong nội dung chương trình
– Dựa vào chủ đề của mỗi cuộc thi mà người giáo viên cần xác định rõ các
nội dung mà các em có thể vẽ:
8
– Vẽ về biển đảo: Giáo dục các em về tình yêu tổ quốc, yêu biển đảo quê
hương: Vẽ các chú bộ đội đang canh gác biển đảo, cảnh các chú đang đi tuần
kiểm tra biển, cảnh các bạn thăm các chú.
– Vẽ về Bác Hồ: Giáo dục các em lòng biết ơn yêu quý Bác, sự gần gũi
của dễ gần của Bác với các bạn thiếu nhi: Bác Hồ với các bạn Thiếu nhi, Bác
đang xem các bạn múa hát, Bác đang dạy các bạn học bài, Bác đang vui chơi
cùng các bạn, Bác và các bạn đang ngắm biển đảo.
– Đề tài trường học: mái trường, thầy cô và bạn bè.
Mỹ thuật là môn học đòi hỏi sự sáng tạo, tính mới lạ sự kết hợp giữa ý
tưởng, hình vẽ và màu sắc hợp lý. Không giống với toán học 1+1=2, một bài
toán phải có kết quả giống nhau. Tranh vẽ thì mỗi em phải có những sản phẩm
khác nhau. Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở các em là mỗi em phải có ý tưởng riêng
của bản thân mình, không được bắt chước ý tưởng của người khác. Bởi bức
tranh mình vẽ dù đẹp đến mấy nhưng nó là bài vẽ bắt chước ý tưởng của người
khác sẽ không được công nhận. Khi các em nêu ra được ý tưởng mà ý tưởng đó
bị trùng với các bạn hoặc nó đã được vẽ rồi thì giáo viên không được chê ý
tưởng của các em ngay mà phải nhẹ nhàng động viên khơi dậy các ý tưởng khác
cho các em để các em mạnh dạn, hứng thú nghĩ ra ý tưởng mới của riêng mình.
Giáo viên cần lắng nghe, động viên các ý tưởng, sự sáng tạo của các em để các
em thấy tự tin cố gắng hơn.
2.2. Biện pháp 2: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
hướng dẫn học sinh vẽ tranh giúp các em phát triển năng lực sáng tạo mĩ thuật
2.2.1.Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của biện pháp
Sử dụng CNTT trong việc hướng dẫn học sinh vẽ tranh và nâng cao chất
lượng bài vẽ nhằm phát huy hiệu quả và chất lượng bài vẽ hơn. CNTT cuốn hút
học sinh vào các hình ảnh trực quan sinh động, những hình ảnh minh họa có sức
thuyết phục gắn bó với nội dung và làm phong phú hơn hình thức của bức tranh
theo chủ đề. CNTT là phương tiện dạy học nhằm phát huy tính sáng tạo của học
sinh không chỉ để minh họa bài dạy mà còn có tác dụng thúc đẩy quá trình nhận
thức, phát triển tư duy sáng tạo, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Do đó, việc
sử dụng CNTT đến đâu, thời gian nào đòi hỏi giáo viên cần có sự lựa chọn và
chuẩn bị chu đáo để kết quả dạy học đạt được yêu cầu đặt ra. Bởi nếu không,
CNTT chỉ là công cụ thay cho giáo viên sử dụng ĐDDH để minh họa và trình
bày bằng lời, thay cho viết phấn trên bảng sẽ hạn chế kết quả.
CNTT giúp giáo viên có điều kiện thu thập thông tin liên quan đến nội
dung hướng dẫn vẽ tranh một cách dễ dàng nhanh chóng trên các trang Web, các
kênh thông tin trong và ngoài nước.
9
2.2.2. Nội dung biện pháp
Lựa chọn CNTT trong việc nâng cao chất lượng bài vẽ của học sinh để
tham dự các cuộc thi vẽ tranh cần có trọng tâm và phải biết chọn lọc hình ảnh
cần thiết trong quá trình hướng dẫn học sinh. Phải tạo được sự hấp dẫn, chú ý và
phát huy được tính tích cực trong học tập của các em; kích thích được sự tìm tòi
sáng tạo, khám phá; phát hiện những tri thức mới cho học sinh. Hướng dẫn học
sinh tham khảo thêm các chương trình trên Youtobe, Web, VTV6, VTV7 các
chương trình khéo tay để các em tham khảo cách làm mô hình con vật nhà cửa
cây cối. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Mỹ thuật phát huy hiệu
quả khi thực hiện các hoạt động: Quan sát, nhận xét, phân tích, hướng dẫn học
sinh vẽ tranh. Và đặc biệt góp phần trong việc tham khảo bổ sung ý tưởng cho
bài vẽ.
Với bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy được việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật vô cùng hiệu quả như: Giáo viên không
phải hoạt động nhiều như khi dạy bằng bảng, mà giáo viên có thể dạy bằng giáo
án điện tử để giúp học sinh có sự thích thú, say mê với tiết học. CNTT giúp khai
thác tư liệu trên Internet qua tranh ảnh, báo chí; lựa chọn hình ảnh rõ ràng, đẹp
để tăng tính hấp dẫn, thu hút học sinh. Học sinh tiếp nhận các hình ảnh qua kênh
thông tin thị giác, kênh thông tin…được cho là có vai trò quan trọng trong các
giác quan tiếp nhận thông tin, giúp nâng cao chất lượng bài vẽ.
2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày và thể hiện ý
tưởng khi vẽ tranh, tạo hình sản phẩm 2d,3d
2.3.1. Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của biện pháp
Giúp học sinh biết cách trình bày và thể hiện ý tưởng khi vẽ tranh, nặn tạo
hình 2d, 3d không gian. Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cách bố cục bức tranh hợp
lý, cách chọn hình ảnh chính, hình ảnh phụ và cách sắp xếp các hình ảnh đó sao
cho hợp lí, cân đối, có trọng tâm, rõ nội dung là vô cùng cần thiết. Tùy theo từng
bài mà chọn hình ảnh và sắp xếp bố cục cho phù hợp. Nếu không có phân tích,
gợi ý của giáo viên, học sinh sẽ rất lúng túng khi trình bày và thể hiện ý tưởng.
2.3.2. Nội dung của biện pháp
a. Vẽ ý tưởng bằng nét
Qua quá trình giảng dạy thực tế, tôi thấy các em thường vẽ hình ảnh chính
rất nhỏ không rõ được ý tưởng chính. Để giúp các em có thể hiểu về ý tưởng và
cách trình bày xắp xếp ý tưởng hợp lý, tôi khuyến khích, hướng dẫn các em vận
dụng thông tin tra cứu vào mạng các hình ảnh có liên quan đến chủ đề vẽ tranh
và chủ đề cuộc thi vẽ tranh trong các tiết học Tin học và máy tính ở nhà của các
em (nếu có) để các em có thể tham khảo về cách trình bày hình ảnh và màu sắc
trong tranh và cũng là để tránh sự bắt chước các ý tưởng có sẵn.
10
Tôi luôn nhắc các em trình bày vẽ mô hình chính to đặt ở chính, trung tâm
của bức tranh, các bộ phận phải rõ ràng.
Ví dụ: Khi vẽ “Chiếc ô tô mơ ước” thì sau khi vẽ máy móc, mô hình xong,
các em cần phải vẽ thêm các hình ảnh minh họa cho ý tưởng để thêm đẹp hơn.
Vẽ thêm các hình ảnh cần thiết phù hợp để làm nổi bật ý tưởng. Có thể viết chú
thích vào các chức năng để người xem có thể hiểu hơn về ý tưởng.
Tranh vẽ ý tưởng bằng nét
b. Vẽ màu
Màu sắc luôn luôn hấp dẫn, lôi cuốn đối với học sinh tiểu học. Vẽ màu là
sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và lí trí, tạo nên “linh hồn” và vẻ đẹp của bức
tranh. Khi hướng dẫn học sinh vẽ màu, giáo viên cần giới thiệu cách sử dụng các
chất liệu như: bút dạ, sáp màu, màu nước,…thông qua việc giới thiệu cách vẽ
màu của các bức tranh và cách phạm thị của giáo viên.
Học sinh tiểu học rất thích vẽ màu nguyên chất và vẽ màu theo bản năng.
Nếu sự tác động của giáo viên không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ ảnh hưởng
không tốt tới học sinh và làm mất đi những màu sắc trong sáng và ngây thơ của
các em. Chính vì thế việc hướng dẫn vẽ màu cần khéo léo và mang tính chất gợi
ý, động viên khích lệ, tránh ép buộc học sinh vẽ màu theo ý của giáo viên hoặc
bắt chước các tranh mẫu.
Để học sinh vẽ màu tự do theo ý thích, chắc chắn các em sẽ phát huy được
năng lực của bản thân và bộc lộ rõ cá tính của mình. Song nếu không có sự quan
tâm, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên thì nhiều học sinh sẽ bị lúng túng, vẽ màu
sẽ bị quá lòe loẹt hoặc tối xỉn hay sử dụng những màu không ăn nhập với nhau.
Ý tưởng hay mà màu sắc không được đẹp, không nổi bật ý tưởng thì bài vẽ đó sẽ
mất đi sự chú ý của người xem tranh, chính vì vậy trong tranh màu sắc cũng rất
quan trọng.
Thường thì chúng ta dạy học sinh tô màu vào hình ảnh chính rồi mới tô vào
hình ảnh phụ, và màu nền tô sau cùng. Qua quá trình giảng dạy, tôi thấy hình ảnh
11
chính các bạn tô rất nhiều màu sắc nên khi tô màu vào màu nền, màu của không
gian các bạn không biết phải tô màu gì, và thường là tô màu bị trùng nhau không
làm nổi bật được bức tranh. Chính vì vậy, tôi khuyến khích và khuyên các em nên
tô màu nền, màu của không gian và bầu trời trước rồi mới chọn màu phù hợp tô
vào ý tưởng đó sao cho màu của ý tưởng phải nổi bật hẳn lên trong tranh. Với
chất liệu là sáp màu các em cần cầm ngắn bút và phải tô mạnh tay, ngoài ra các
em có thể sử dụng kỹ thuật in chà xát để bức tranh có màu sắc ấn tượng hơn.
Tranh vẽ đã được tô màu
Học sinh lớp 3 đang vẽ tranh
Học sinh lớp 5 đang tô màu vào hình ảnh chính và hoàn thiện bức tranh
12
Các tác phẩm của các em đã hoàn thành
Học sinh đang ghi lại nội dung ý tưởng bức tranh
13
c. Tạo hình sản phẩm 2D, 3D
Với một chủ đề, giáo viên có thể khuyến khích gợi mở cho học sinh vẽ tranh
với mọi chất liệu, vẽ kết hợp các nguyên vật liệu tái chế như bìa giấy, vải vụn,
nắp chai, lá cây khô, đất nặn và các loại hạt để bức tranh được đẹp, độc đáo và lạ
mắt hơn.
Huy động học sinh phối kết hợp với gia đình đem các vật liệu tái chế, tìm
được mang đến tiết học.
Hướng dẫn chia nhóm, nhóm trưởng sẽ là người quyết định, với mỗi chủ đề
yêu cầu mà giáo viên đưa ra nhóm trưởng sẽ là người điều hành phân công các
thành viên trong nhóm theo năng lực, năng khiếu thế mạnh của từng ban, bạn
nào vẽ đẹp sẽ phân công cho bạn vẽ, bạn nào tô màu sẽ phan công cho bạn tô, và
bạn nào biết uốn dáng người tạo hình con vật sẽ phối hợp hướng dẫn thêm cùng
cô giáo hỗ trợ những bạn không biết làm, tránh trường hợp ỷ lại trong nhóm.
Tác phẩm tạo hình của Nhóm Sơn Ca – Lớp 4B3
Sản phẩm tạo hình của học sinh được bày trong Ngày hội “Chung tay xây dựng trường học sinh thái”
14
Tranh vẽ kết hợp xé dán của học sinh có năng khiếu hội họa
+ Tính mới, tính sáng tạo, khoa học của sáng kiến: Nếu như trước kia học
sinh chỉ vẽ tranh ở trong phòng học theo các bước vẽ tranh đơn thuần thì ở sáng kiến
này học sinh được ra ngoài trời, được tận mắt chứng kiến cảnh vật cũng như con
người… sau đó đưa vào tranh vẽ theo cảm nhận riêng tạo ra một ngân hàng hình ảnh
đầy cảm xúc. Học sinh lại lựa chọn ở ngân hàng hình ảnh ấy tạo ra những câu
chuyện lý thú thông qua trí tưởng tượng của mình. Từ thực tế quan sát cuộc sống và
sự sáng tạo của mình, học sinh sẽ cho ra các tác phẩm như ý.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Cách thức áp dụng là học sinh được đi
trải nghiệm thực tế cuộc sống, ghi nhớ, vẽ tranh theo trí tưởng tượng, không gò bó
trong sách vở. Mĩ thuật ở bậc tiểu học là môn học đầy thú vị, với phương châm lấy
học sinh làm trung tâm môn học đã giúp giáo viên định hướng cho học sinh những
giá trị thẩm mĩ một cách tự nhiên nhất. Đặc biệt qua biện pháp giúp học sinh Tiểu
học phát triển năng lực sáng tạo mĩ thuật, học sinh biết vận dụng kiến thức vào cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày, tự do thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo qua các nét vẽ, màu sắc
và bố cục.
2.4. Thực nghiệm sư phạm
2.4.1. Mục đích thực nghiệm
Trong những năm gần đây, giáo dục luôn đổi mới không ngừng để bắt kịp
với yêu cầu của xã hội hiện đại. Không chỉ đổi mới về hình thức tổ chức mà còn
đổi mới mạnh mẽ về cả phương pháp dạy học. Trong ngành giáo dục đã có
những định hướng và phương án cụ thể để các bộ môn thực hiện. Các hoạt động
này thể hiện rõ qua các chuyên đề, các buổi tập huấn dành cho giáo viên toàn
ngành. Trong quá trình dạy – học bộ môn Mĩ thuật nói chung và dạy vẽ tranh
theo đề tài nói riêng đã có nhiều biến chuyển so với trước đây. Vì vậy tôi xin
đưa ra một vài biện pháp để nâng cao hiệu quả trong việc hướng dẫn học sinh vẽ
tranh theo chủ đề nhằm phát triển năng lực sáng tạo mĩ thuật cho học sinh
của trường tôi. Thực nghiệm được tiến hành với mục đích khẳng định những
biện pháp trên là khả thi và hiệu quả.
2.4.2. Đối tượng, thời gian và không gian thực nghiệm
– Học sinh Trường Tiểu học Xuân Hồng (Khu B)
15
– Thời gian thực nghiệm: 10/9/2015 đến 10/4/2021
– Không gian thực nghiệm: Trường Tiểu học Xuân Hồng (Khu B)
2.4.3. Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm là bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh vẽ tranh theo
chủ đề để tham gia các cuộc thi do các cấp, các ngành tổ chức: Sân chơi “Ý
tưởng trẻ thơ” do công ty HONDA phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo tổ
chức; “Chiếc ô tô mơ ước” do công ty TOYOTA phối hợp với Bộ giáo dục và
đào tạo tổ chức; Giao lưu vẽ về Bác Hồ; vẽ về biển đảo,…Tôi đưa ra các chủ đề
vẽ tranh tham gia các cuộc thi trên để thực nghiệm các biện pháp đã làm.
2.4.4. Quy trình thực nghiệm
Quy trình thực nghiệm tại Trường Tiểu học Xuân Hồng (Khu B) được
diễn ra cụ thể như sau:
– Chuẩn bị trước thực nghiệm:
Tôi đã lập kế hoạch thực nghiệm trình Ban giám hiệu nhà trường. Qua
khảo sát tôi nhận thấy, nhà trường đặc biệt quan tâm và chú trọng phát triển bộ
môn Mĩ thuật, học sinh tiểu học rất ham mê vẽ, đây là những cơ hội thuận lợi
dành cho những giáo viên Mĩ thuật, nhưng cũng là thách thức rất lớn để tôi hoàn
thành nhiệm vụ trong vai trò của mình. Tôi nhận thức được vai trò và trách
nhiệm của mình khi triển khai các biện pháp rèn kĩ năng vẽ cho học sinh. Chính
vì vậy, các khâu chuẩn bị từ kế hoạch tổng quát, thiết kế bài dạy đều được
chuẩn bị một cách kĩ càng. Cụ thể:
+ Lập kế hoạch bài học cụ thể theo biện pháp dạy học theo chủ đề. Trong
kế hoạch bài học thể hiện rõ nội dung dạy học, hoạt động của thầy và trò, minh
họa đồ dùng dạy học.
+ Giáo viên tham khảo Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học.
+ Với chủ đề “Ý tưởng trẻ thơ” ; “Chiếc ô tô mơ ước”, giáo viên xây dựng
kế hoạch ý tưởng dựa trên mục tiêu về kiến thức, kĩ năng để hướng dẫn HS.
– Tiến hành các bước thực nghiệm:
Tôi chọn lớp 5B2 (năm học 2019-2020) là lớp thực nghiệm. Trước khi
thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát để nắm bắt được trình độ của học
sinh lớp 5B2. Kết quả kiểm tra cho thấy năng lực cảm thụ Mĩ thuật của lớp 5B2
thể hiện rõ ràng qua bảng sau:
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 5B2
(năm học 2019-2020)

Lớp/sĩ sốChưa hoàn thànhHoàn thànhHoàn thành tốt
5B2: 36 em
(thực nghiệm)
0
(0%)
25
(69,4%)
11
(30,6%)

16
– Sau khi tiến hành khảo sát, tôi tiến hành thực nghiệm, đưa những biện
pháp nâng cao chất lượng vẽ tranh đề tài áp dụng vào chương trình dạy học mĩ
thuật lớp 5B2 (2019-2020). Vì giới hạn nên tôi đưa ra một bài đã áp dụng thực
nghiệm tại lớp. Chủ đề: “Ý tưởng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn” ( Cuộc thi vẽ
tranh Ý tưởng trẻ thơ do công ty Hon Da phối hợp với BGD tổ chức)
Giáo viên gợi mở để học sinh hình thành ý tưởng. Yêu cầu học sinh sưu tầm,
tìm tòi các phương tiện để trình bày và thể hiện ý tưởng. Biện pháp chính sử dụng
trong tiết này là trình bày và thể hiện ý tưởng vẽ tranh.
Hoạt động 1: Sáng tác tranh theo chủ đề
Giáo viên sử dụng các hoạt động trải nghiệm phát huy tối đa tính sáng tạo của
học sinh. Trong giờ vẽ tranh theo chủ đề này giáo viên chỉ là người định hướng cho
học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức, hào hứng khi được trải nghiệm để đưa ra ý
tưởng và thực hiện. Phân tích cho các em các đề tài mà các em có thể lựa chọn như
công nghiệp, nông nghiệp, khoa học, y tế, giáo dục, giao thông giúp các em phát
minh ra những cỗ máy hoặc mô hình thông minh giúp cho con người không phải lao
động vất vả, tránh dịch bệnh và những ý tưởng phải mang tính nhân văn giúp đỡ
đoàn kết chia sẻ cho nhau từ đó phát triển các phẩm chất yêu nước, đoàn kết, trung
thực và trách nhiệm.
Giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng ngân hàng hình ảnh đã sưu tầm để
tạo thành bức tranh có chủ đề “Ý tưởng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Học sinh
được hoạt động theo nhóm, cặp. Giáo viên khuyến khích học sinh thảo luận nhóm
đưa ra câu chuyện thông qua sơ đồ tư duy. Thông qua hoạt động này học sinh được
phát triển các kĩ năng giao tiếp trao đổi thông tin với thầy cô và bạn bè. Các em kể
được câu chuyện từ bức tranh, có kĩ năng làm việc nhóm và xây dựng sơ đồ tư duy.
Hoạt động 2: Tô màu và làm phong phú câu chuyện
Ở hoạt động này học sinh làm việc theo cá nhân hoặc nhóm, trao đổi bàn bạc
để vẽ màu phù hợp với chủ đề. Trong hoạt động này, giáo viên khuyến khích các em
thể hiện với nhiều chất liệu khác nhau, đưa ra những tranh luận để tác phẩm của
nhóm mình sáng tạo và thẩm mĩ nhất.
Qua một quá trình tiến hành dạy học, tôi cũng nhận được kết quả khá tốt. Lớp
thực nghiệm với kết quả tốt và vượt trội hơn. Chất lượng bài vẽ của học sinh được
nâng cao.
Kết quả chất lượng lớp 5B2 sau thực nghiệm:

Lớp/sĩ sốChưa hoàn thànhHoàn thànhHoàn thành tốt
5B2: 36 em
(thực nghiệm)
0
(0%)
13
(36%)
23
(64%)

17
Tác phẩm của học sinh sau khi thực nghiệm
2.5. Kết quả thực nghiệm
+ Đối với giáo viên:
Giáo viên xây dựng giáo án theo chủ đề. Ngoài những phương pháp
truyền thống giáo viên lồng ghép các hoạt động tích cực cho học sinh. Giáo viên
sáng tạo hơn trong quá trình lên kế hoạch học tập, có thêm nhiều trải nghiệm
mới trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tại đây, giáo viên không còn chiếm vị
trí độc tôn trong lớp học mà là người định hướng và khuyến khích học sinh sáng
tạo hơn khi đón nhận tri thức.
+ Đối với học sinh:
Về cách xây dựng ý tưởng: Các em đã biết cách tìm chọn nội dung theo cách
nhìn nhận riêng của mình, không dập khuôn theo mẫu. Học sinh tiếp nhận thông tin
một cách chủ động.
Về cách triển khai xây dựng bố cục và màu sắc trong vẽ tranh: Phần sắp xếp
hình ảnh được các em trình bày khoa học hơn, sáng tạo hơn. Các chất liệu sử dụng
trong bài thì đa dạng hơn (có thể là đồ phế liệu, nguyên liệu tự nhiên, màu nước kết
hợp với màu sáp…). Các em có thêm các kĩ thuật khi xây dựng một chủ đề.
Về các kĩ năng mềm: Ngoài kĩ năng vẽ tranh, kĩ năng làm việc nhóm, phân
chia công việc và thực hiện các hoạt động của các em cũng tốt lên nhiều. Các em biết
lắng nghe, chia sẻ ý kiến của bạn, biết tôn trọng tập thể và tự tin thể hiện bản thân.
Các em có kĩ năng thuyết trình thành thạo một tác phẩm của mình, hoặc đánh giá
18
nhận xét một tác phẩm khác. Vì được mở rộng với nhiều trải nghiệm nên tâm lí các
em rất hào hứng đón chờ giờ học. Với không gian học mở rộng các em có thêm
nhiều ý tưởng để thực hiện bài. Giờ đây việc chuẩn bị đồ dùng không còn là bắt buộc
mà các em rất tự giác.
Kết quả sản phẩm: Sản phẩm của học sinh tốt dần lên, thể hiện rõ nét qua sản
phẩm của các em. Những tác phẩm rất đa dạng, sáng tạo và nghệ thuật hơn.
III.HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
1. Hiệu quả về mặt kinh tế
Sáng kiến đem lại hiệu quả trực tiếp đến kinh tế cho nhà trường như:
+ Giảm chi phí mua đồ dùng môn học, các sản phẩm mẫu giáo viên chỉ cần
làm một số mẫu còn lại có thể khai thác trực tiếp trên internet.
+ Các sản phẩm của học sinh dùng để trang trí trường học, lớp học, góc học
tập ở nhà.
2. Hiệu quả về mặt xã hội
Trong thời gian áp dụng “Biện pháp giúp học sinh Tiểu học phát triển
năng lực sáng tạo mĩ thuật” tôi nhận thấy học sinh chuyển từ thụ động đến tự
giác và tích cực hào hứng tham gia vẽ tranh.
Tôi đã nhận thấy dạy mĩ thuật không phải chỉ dạy các em biết về hình
mảng màu sắc mà quan trọng là giáo dục các em biết cảm nhận cái đẹp, biết yêu
cái đẹp, làm ra cái đẹp và giáo dục phẩm chất cho các em, giúp các em biết quan
tâm đến mọi người, mọi sự vật xung quanh để từ đó các em có thể bộc lộ suy
nghĩ thái độ tình cảm của các em qua các bức tranh. Thông qua mỗi bức tranh, ta
thấy được tính nhân văn của ý tưởng, không cần đến những gì xa xôi phức tạp
mà chỉ cần nó gần gũi với các em đó là sự quan tâm của các em với gia đình,
ông bà, bố mẹ, anh chị em, thầy cô và bạn bè…Những lĩnh vực bất cập, thời sự
trong cuộc sống mà hiện tại con người chưa thể giải quyết và tháo gỡ được.Vì
vậy mỗi một bài vẽ, mỗi sản phẩm của các em không chỉ đẹp mà còn có tính
giáo dục rất cao. Đến với các cuộc thi, học sinh trường tôi có rất nhiều bài vẽ
đẹp và có ý nghĩa độc đáo, mới lạ, giàu tính nhân văn. Đã có rất nhiều bài báo
khen ngợi các ý tưởng của các em như ý tưởng: Chú sâu rô bốt dò tìm hài cốt;
Mũ bảo hiểm thông minh dành cho bố; Mô hình nhà ở chim cánh cụt; Hộp cơm
nhân ái;…và còn nhiều giải thưởng khác được đăng trên báo VTT – TTT.
+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Học sinh được thỏa trí tưởng tượng và
tham gia vẽ tranh bằng trải nghiệm thực tế cuộc sống để mở rộng tầm hiểu biết, nâng
cao niềm yêu mến môn mĩ thuật.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai tại Trường Tiểu học Xuân Hồng vẫn
còn những hạn chế. Điều đó đã thôi thúc những giáo viên Mĩ thuật như tôi và
đồng nghiệp tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao dạy học vẽ tranh theo
hướng tích cực, giúp các em phát triển năng lực sáng tạo mĩ thuật. Bằng sự kế
19
thừa, tìm tòi, trải nghiệm và đổi mới, tôi đã thực nghiệm thành công đem đến
những hiệu quả thật sự trong quá trình học tập của các em học sinh.
Kết quả các cuộc thi: Sau 12 năm giảng dạy

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay