dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa môn vật lí ở trường THPT

SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa môn vật lí ở trường THPT

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Quá trình giáo dục bao giờ cũng bao gồm hai mặt, đó là quá trình tác động
có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục để tác động về mặt nhân cách nhận
thức, tình cảm, ý chí của người học. Mặt khác là sự hưởng ứng tích cực, chủ động
của người học tự hoàn thiện nhân cách bản thân. Sự thống nhất giữa tác động sư
phạm của người thầy và hoạt động chủ động hoàn thiện nhân cách của trò là một
bản chất của quá trình giáo dục.
Có thể nói trong nhà trường nhân cách của học sinh được hình thành qua
hai con đường cơ bản: con đường dạy học và con đường hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Giáo dục học sinh là hướng dẫn và tổ chức các hoạt động phong phú,
đa dạng, tổ chức và điều khiển các mối quan hệ của họ với nhiều người khác, với
thế giới xung quanh, là hoạt động tổ chức và lãnh đạo các hoạt động và giao lưu
giữa các học sinh với nhau, giữa học sinh với người khác .
Trong quá trình trên người thầy đóng vai trò chủ đạo, tác động, hướng
dẫn và tổ chức hoạt động cho học sinh. Sự tác động này đồng thời lên các mặt:
nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh trong quá trình lĩnh hội chuẩn mực giá trị
, kinh nghiệm ứng xử , thái độ với tự nhiên , thái độ với con người, và hoạt động
rèn luyện đạo đức của học sinh. Đồng thời người thầy còn là người tổ chức quá
trình dạy học – giáo dục một cách khoa học cho học sinh. Hoạt động của người
thầy nhằm hai chức năng cung cấp tri thức và hướng dẫn tổ chức giáo dục học
sinh.
Nghị quyết trung ương 8 khóa XI chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo
là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
2
Nhưng trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học ở các
trường phổ thông, nội dung đổi mới thường tập trung vào giờ chính khoá, còn
hình thức ngoại khóa thì ít được chú trọng triển khai nhất là ở các trường cấp
trung học phổ thông. Phải chăng hoạt động ngoài giờ của học sinh là không
quan trọng? Không đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và
học tập bộ môn?
Hoạt động ngoại khoá theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một
hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn
đời sống, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại
chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Ngoài ra hoạt động ngoại khóa cho phép
người dạy khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho
phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu
những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương
trình chính khoá.
Hoạt động ngoại khoá không những góp phần nâng cao khả năng tư duy
độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn
tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của người học mà còn góp phần hoàn thiện
khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn
bị và “đồng hành” với người học khám phá kiến thức mới.
Với yêu cầu đó, ngành giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi về mục tiêu,
chương trình, nội dung giáo dục, đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ về phương pháp
dạy học cho phù hợp với thời đại và hoàn cảnh của đất nước ta. Đặc biệt là dạy
học tích cực theo hướng phát huy năng lực của học sinh – đây cũng là mục tiêu
trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Yêu cầu đặt ra với giáo viên tích cực
đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học trên lớp và ngoài không gian
lớp học.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên
lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức
và hành động góp phần hình thành tình cảm niềm tin đúng đắn ở học sinh. Hoạt
3
động giáo dục ngoại khóa góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách của các em.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì đòi hỏi giáo viên không chỉ có
chuyên môn tốt mà cần có nghiệp vụ sư phạm tốt, trong đó có kĩ năng tổ chức các
hoạt động giáo dục của học sinh nói chung, đặc biệt kĩ năng tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên vận dụng, mạnh dạn đổi
mới các phương pháp tổ chức hoạt động một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh thực tế của nhà trường, của địa phương, của xã hội.
Hiện nay, tính tích cực của học sinh trung học phổ thông chưa cao, các
em còn thụ động trong các khâu của hoạt động ngoại khóa. Các em còn thiếu các
kĩ năng tự quản như: kĩ năng tham gia, kĩ năng giao tiếp, phối hợp, tổ chức, quản
lí điều khiển hoạt động nhóm. Thực tế giáo viên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng
sáng tạo, tính tích cực ở học sinh. Bên cạnh đó mô hình hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp chưa được nhân rộng rãi trong các môn học đặc biệt là môn vật lí. Để
tạo niềm yêu thích môn học và tính chủ động trong việc lĩnh hội tri thức của học
sinh tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa môn
vật lí ở trường trung học phổ thông”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

  1. Cơ sở lý luận
    1.1 Khái niệm về hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoại khoá vật lí
  • Khái niệm về hoạt động ngoại khoá: Hoạt động ngoại khoá là một hình
    thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình dựa
    trên sự tự nguyện tham gia của các em học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và
    ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo
    viên nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng bộ môn đã
    được học trong chương trình chính khoá, đồng thời góp phần giáo dục học sinh
    một cách toàn diện.
    4
    Với cách hiểu như trên, ngoại khoá được xem như một hình thức dạy học
    quan trọng, là một trong những con đường để đổi mới phương pháp dạy học theo
    hướng “phát huy tính tích cực, tự lực, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
    sinh” nhằm nâng cao chất lượng học tập.
  • Khái niệm về hoạt động ngoại khoá vật lí: Hoạt động ngoại khoá vật lí
    là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp, có tổ chức, có kế hoạch, có
    phương hướng xác định, được học sinh tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở
    ngoài giờ lên lớp chính khoá, dưới sự hướng dẫn của giáo viên vật lí, nhằm gây
    hứng thú và phát triển tư duy, rèn luyện một số kỹ năng, củng cố, bổ sung, mở
    rộng và nâng cao kiến thức vật lí của học sinh đồng thời góp phần nâng cao chất
    lượng học tập.
    1.2. Vị trí vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật lí ở trường phổ
    thông.
    Hoạt động ngoại khoá là một trong các hình thức tổ chức dạy học trong nhà
    trường phổ thông hiện nay. Hoạt động ngoại khoá vật lí nói riêng và hoạt động
    ngoại khoá nói chung có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng
    giáo dục các mặt cụ thể là:
  • Về nâng cao chất lượng kiến thức: Hoạt động ngoại khoá giúp học sinh,
    củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp học sinh vận
    dụng tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đặt ra, tạo
    điều kiện học đi đôi với hành, lí thuyết đi đôi với thực tiễn.
  • Về rèn luyện kỹ năng: Hoạt động ngoại khoá rèn luyện cho học sinh kỹ năng
    làm việc tự quản, kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển, kỹ năng làm việc theo nhóm,
    kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng chế tạo dụng cụ, thiết kế các phương án thí
    nghiệm…
  • Về giáo dục tinh thần thái độ: Hoạt động ngoại khoá tạo hứng thú, tinh
    thần học tập, khơi dạy lòng ham hiểu biết, muốn hoạt động của học sinh, phát huy
    tính tích cực, tự lực và năng lực sáng tạo của học sinh. Ngoài ra hoạt động ngoại
    5
    khoá còn góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng tình cảm và năng lực tư
    duy logic, tư duy trừu tượng cho học sinh.
    1.3. Phương pháp dạy học ngoại khoá vật lí
    Dạy học ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học, có những điểm khác
    so với dạy học nội khoá, quá trình tổ chức ngoại khóa diễn ra theo các bước như
    sau:
  • Ban đầu giáo viên giao nhiệm vụ cho từng học sinh. Mỗi nhóm sẽ phân
    công công việc cho từng thành viên trong nhóm. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học
    sinh tìm tòi, trong đó giáo viên không chỉ ra cho học sinh một cách tường minh
    các kiến thức các hoạt động mà học sinh cần áp dụng, mà giáo viên chỉ đưa ra cho
    học sinh những gợi ý sao cho học sinh có thể tự tìm tòi.
  • Nếu học sinh không đáp ứng được thì sự giúp đỡ tiếp theo của giáo viên
    là sự định hướng khái quát ban đầu, giáo viên sẽ gợi ý thêm, cụ thể hoá hơn, chi
    tiết hơn những vấn đề thu hẹp hơn phạm vi, mức độ tìm tòi cho vừa sức với học
    sinh, sau đó học sinh tự thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Nếu học sinh vẫn không thể thực hiện được nhiệm vụ thì giáo viên chỉ ra
    một cách khái quát, tổng thể trình tự hành động để sau đó học sinh tự chủ giải
    quyết nhiệm vụ. Trong quá trình học sinh tự giải quyết nhiệm vụ giáo viên theo
    dõi để kịp thời giúp đỡ nếu thấy các em gặp khó khăn mà không tự mình giải
    quyết được vấn đề.
    1.4. Một số phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lí ở cấp THPT
    1.4.1. HỘI VUI VẬT LÍ
    Hội vui vật lí là một hình thức rất phổ biến trong hoạt động ngoại khóa,
    nó là một hình thức rất bổ ích có thể làm cho học sinh hiểu sâu và rộng về một
    vấn đề nào đó. Hội vui có thể tổ chức theo một chuyên đề, tổ chức tổng hợp thành
    các phần, với các môn khác; tổ chức theo lớp, khối lớp hay toàn trường.
    1.4.1.1. Nội dung của hội vui vật lí
    Có rất nhiều nội dung của hội vui vật lí, sau đây là một số nội dung thường
    được tổ chức trong hội vui:
    6
  • Nói về tiểu sử của các nhà khoa học hay một giai đoạn phát triển của một
    vấn đề nào đó liên quan đến vật lí.
  • Giới thiệu về những thành tựu của vật lí hiện đại.
  • Giới thiệu về cách giải hay đối với một bài toán vật lí khó.
  • Giới thiệu những vấn đề chưa có điều kiện đưa vào vật lí phổ thông: (Thiên
    văn học, giáo dục môi trường…)
  • Giới thiệu máy móc các thiết bị kĩ thuật của vật lí trong đời sống, lao động,
    an ninh quốc phòng.
  • Thảo luận, giải đáp những thắc mắc liên quan đến vật lí học.
  • Biểu diễn các thí nghiệm vật lí.
  • Cho học sinh tham gia vào một số trò chơi liên quan đến vật lí.
    1.4.1.2. Hình thức tổ chức hội vui vật lí
    Hình thức tổ chức phụ thuộc vào mục đích, điều kiện tổ chức và nội dung
    rộng, hẹp của hội vui ta có thể chia theo hai hình thức: Hội vui chuyên đề hoặc
    hội vui tổng hợp.
  • Hội vui chuyên đề: Cần đi sâu giới thiệu cho học sinh một chuyên đề nào
    đó, nhằm tạo cho học sinh hiểu sâu về mặt kiến thức, rèn luyện thêm về mặt kĩ năng
    và biết vận dụng của kiến thức vào trong thực tế đời sống hàng ngày. Mọi hoạt động
    của thầy và trò đều xoay quanh một vấn đề nào đó trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Hội vui tổng hợp: Cần cho học sinh thấy mối liên hệ mật thiết của các môn
    học với nhau trong sự hoàn thiện nhân cách, cũng như việc ứng dụng hay vận dụng
    trong thực tế. Hội vui này thấy được sự bao quát, sự logic của các môn học, gây được
    sự thiện cảm và yêu thích các bộ môn không thiên vị hay học lệch.
    Thời gian tổ chức hội vui có thể học xong từng phần của chương trình học
    hoặc vào một dịp nào đó (như ngày 26/3, 30/4, 20/11…) cũng có thể tổ chức vào
    những ngày sự kiện của vật lí.
    1.4.2. HỘI THI VẬT LÍ
    Đây là hình thức tổ chức rất phổ biến và hấp dẫn, lôi cuấn được nhiều học
    sinh, hiệu quả trong giáo dục và rèn luyện cho học sinh rất nhiều những kĩ năng
    7
    bổ ích. Hội thi là cơ hội để mỗi cá nhân hay tập thể khẳng định được khả năng,
    thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, học tập trong suốt thời gian
    trên ghế nhà trường cũng như ngoài xã hội.
    Quy mô của hội thi có thể tổ chức trong phạm vi một lớp, một khối lớp,
    toàn trường hoặc các trường với nhau. Đối tượng tham gia hội thi là cá nhân hay
    là một nhóm học sinh. Thời gian và địa điểm phụ thuộc vào mục đích, nội dung,
    ý nghĩa, tính chất và điều kiện tổ chức của hội thi.
    1.4.2.1. Quá trình tiến hành tổ chức một hội thi
    Để tiến hành một hội thi thành công ta triển khai theo các bước sau:
    Bước 1: Đưa ra chủ trương tổ chức hội thi.
    Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức hội thi.
    Bước 3: Họp Ban tổ chức, Ban giám khảo triển khai kế hoạch và thực hiện
    nội dung nhiệm vụ của mình.
    Bước 4: Tổ chức hội thi và công bố kết quả.
    Bước 5: Tổng kết hội thi
  • Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của cuộc thi.
  • Rút kinh nghiệm trong khâu tổ chức, khắc phục những hạn chế.
  • Công khai tài chính….
    1.4.2.2. Một số lưu ý khi tổ chức hội thi
  • Ban tổ chức nên chọn những người có năng lực, nên là những người ban
    giám hiệu nhà trường vì có nhiều vấn đề liên quan đến khâu tổ chức và tìm nguồn
    kinh phí hoặc mời những người có kinh nghiệm tổ chức.
  • Ban giám khảo nên chọn những người có kiến thức tốt về chuyên môn, vô
    tư, khách quan. Thông qua nội dung và thống nhất về đáp án.
  • Thư ký cần chọn những người có khả năng nhanh, chính xác trong tính toán.
  • Người dẫn chương trình giữ một vai trò quan trọng trong hội thi. Do vậy,
    cần đạt được một số tiêu chuẩn sau:
  • Kiến thức vững vàng, thông minh, nhanh nhẹn trong ứng xử.
  • Có thái độ vô tư, khách quan khi bình luận, đánh giá.
    8
  • Có khả năng diễn đạt trước công chúng.
    1.4.2.3. Một số nội dung thi trong hội thi vật lí
    Trong hội thi ta có thể chọn một phần nội dung thi hoặc kết hợp một số
    phần nội dung thi với nhau phụ thuộc vào điều kiện của hội thi (số lượng đội thi,
    thời gian, tính chất…).
     Thi trả lời nhanh
     Thi giải thích hiện tượng
     Thi giải bài tập
     Thi giải ô chữ
     Thi mở miếng ghép
     Thi chơi một số trò chơi có sử dụng kiến thức vất lí
     Thi thực hành, làm thí nghiệm
     Thi ra câu hỏi.
    1.4.3. THAM QUAN NGOẠI KHÓA VẬT LÍ
    Tham quan ngoại khóa vật lí là một hình thức dạy học trong thực tế, nhờ sự
    quan sát trực tiếp của học sinh, nhằm nghiên cứu sự vật hiện tượng liên quan đến
    nội dung học dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cơ sở tham quan.
    Hình thức tham quan ngoại khóa có thể được tổ chức trước, trong hoặc sau
    khi học một đề mục nào đó dựa vào đó ta có thể chia thành:
  • Nếu tiến hành tham gia trước khi học một bài học mới, ta gọi là tham quan
    chuẩn bị, mục đích là giúp học sinh tích lũy được những hiểu biết cần thiết phục
    vụ cho sự lĩnh hội những tri thức mới được dễ dàng và tăng hứng thú trong học
    tập.
  • Nếu tiến hành tham gia trong khi học một bài học mới, ta gọi là tham quan
    bổ sung, mục đích của nó là nhằm minh họa, làm rõ những vấn đề riêng rẽ, là tư
    liệu bổ sung cho bài học và làm sáng tỏ ý nghĩa của sự vận dụng kiến thức vào
    thực tế.
    9
  • Nếu tiến hành tham gia sau khi học một bài học mới, ta gọi là tham quan
    tổng kết, mục đích là củng cố nội dung học tập và thấy được vai trò của việc vận
    dụng kiến thức.
    1.4.3.1. Tác dụng của tham quan ngoại khóa vật lí
  • Mở rộng, nâng cao những hiểu biết xung quanh những vấn trong
    chương trình đã học.
  • Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp những tư liệu khi tham
    quan thu thập được.
  • Nâng cao hứng thú học tập, phát triển tính tư duy trừu tượng, tính tò
    mò khoa học.
  • Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp.
  • Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh lòng yêu đất nước,
    yêu lao động, tôn trọng những đóng góp cho

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay