SKKN Biện pháp sử dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu lớp 4
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Năm học 2020-2021 là một năm đặc biệt quan trọng của Giáo dục Tiểu học. Là
năm đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 và chuẩn bị
triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022.
Việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ
mục tiêu, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, tổ chức hoạt động, đánh giá xếp loại
học sinh…
Để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải đổi mới phương pháp dạy học, phát
huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều.
Đồng thời với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, giáo viên đã chuyển dần từ dạy học
truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực phẩm chất học sinh, từ đó học
sinh biết vận dụng các kiến thức vào thực tế xung quanh. Và một trong những phương
pháp dạy học tích cực có hiệu quả đó là kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy.
Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học là môn học có nhiều phân môn. Trong
đó, phân môn Luyện từ và câu có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần trang bị cho học
sinh các kiến thức sơ giản về cách dùng từ, đặt câu, phát triển vốn từ cho học sinh, từ
đó bồi dưỡng ở các em tình yêu cái đẹp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Tuy nhiên, việc dạy Luyện từ và câu ở Tiều học nói chung và Luyện từ và câu ở
lớp 4 nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Lượng kiến thức của một tiết học Luyện từ
và câu lớp 4 tương đối nhiều, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị chu
đáo, tập trung.
Trong giai đoạn cả thế giới nói chung và nước Việt Nam nói riêng đang gồng
mình phòng và chống đại dịch COVID-19, việc dạy và học của cô và trò trên khắp cả
nước cũng gặp không ít khó khăn. Rất nhiều địa phương phải cho trẻ nghỉ ở nhà để học
trực tuyến. Năm học 2019-2020, vào tháng 2, tháng 3, tháng 4 theo sự chỉ đạo Bộ
trưởng Bộ Giáo dục là “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”, trường tôi cũng
đã thực hiện nghiêm chỉnh việc dạy và học trực tuyến. Qua quá trình dạy học trực
tuyến tôi nhận thấy việc sử dụng sơ đồ tư duy là cần thiết và đạt hiệu quả tích cực. Khi
tôi áp dụng sơ đồ tư duy vào việc ôn tập và hệ thống kiến thức Luyện từ và câu, học
sinh rất chăm chú và hào hứng, cô cùng trò cùng nhau ôn lại bài một cách hiệu quả. Vì
vậy tôi thấy việc sử dụng sơ đồ tư duy đề nâng cao chất lượng giảng dạy là hiệu quả và
cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Sơ đồ tư duy đã được áp dụng trong nhiều môn học khác nhau với từng bài
học cụ thể, cho thấy hiệu quả tích cực mà công cụ này đem lại. Sử dụng sơ đồ tư duy
tương đối đơn giản và có tính khả thi cao. Chỉ với các dụng cụ như bút màu, giấy,
bìa, bảng….chúng ta đã có thể xây dụng nên các sơ đồ tư duy hoặc cũng có thể sử
dụng các phần mềm thiết kế sơ tư đồ duy. Hơn thế, phương pháp sơ đồ tư duy có nhiều
ưu điểm phù hợp với điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất của nền giáo dục Việt Nam.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Luyện từ và câu lớp 4 nhằm giúp học sinh
nắm vững, ghi nhớ một cách hiệu quả các kiến thức về Luyện từ và câu như cấu tạo
từ, nghĩa của từ, đặc điểm từ loại của từ, các kiểu câu,…ngoài ra biện pháp này còn
giúp các em bộc lộ khả năng tư duy, logic, sáng tạo, giúp các em ghi nhớ bài nhanh và
hệ thống kiến thức một cách hiệu quả, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
trong học tập, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục.
Là giáo viên đã và đang giảng dạy lớp 4, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em
học sinh hứng thú với môn học và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Chính vì điều
đó tôi đã đưa ra báo cáo sáng kiến : “Biện pháp sử dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy
để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay tại trường Tiểu học Hải Nam nơi
tôi đang công tác cũng đã và đang tích cực tổ chức các hoạt động học, hoạt động trải
nghiệm, giáo dục kĩ năng sống…theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của
học sinh.
Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để tôi tham gia tập
huấn về đổi mới phương pháp dạy học, tích cực tự học, tự bồi dưỡng, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học và hoạt động giáo dục. Bởi vậy giáo viên hoàn toàn chủ động
trong giờ giảng của mình, không gặp khó khăn trở ngại đối với những vấn đề có thể
nảy sinh trên lớp.
Đối với phương pháp dạy học cũ, giáo viên chính là tâm điểm còn học sinh là
khách thể, là quỹ đạo xung quanh. Giáo viên sẽ là người thuyết trình, diễn giải kho tàng
tri thức còn học sinh sẽ lắng nghe, ghi chép và học thuộc. Giáo án chương trình cũng
được thiết kế theo một đường thẳng từ trên xuống. Nội dung giảng dạy mang đặc điểm
về sự logic cao. Bên cạnh đó cách dạy học truyền thống cũng dễ khiến học sinh tiếp thu
kiến thức một cách thụ động, giờ học buồn tẻ và kiến thức chủ yếu thiên về lý thuyết.
Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể, có hai dạng bài là
Bài lý thuyết và Bài tập thực hành với định hướng rõ ràng. Học sinh đã được làm quen
hình thức tổ chức dạy học theo yêu cầu đổi mới từ lớp 1, 2, 3 nên các em đã biết cách
lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên.
Phân môn Luyện từ và câu là một môn học khô khan, khó truyền đạt được hết ý
trong bài học, do đặc thù của môn học nhất là trong cách tìm từ, giải nghĩa từ hay
dùng từ đặt câu,…khiến cho học sinh cũng phải tiếp thu bài một cách thụ động.
Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt nói chung và dạy học phân môn Luyện từ
và câu nói riêng, giáo viên vẫn còn sử dụng các phương pháp cũ nên chưa tạo được
hứng thú cho học sinh. Hình thức dạy trong giờ Luyện từ và câu còn đơn điệu, phương
pháp truyền thụ lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, chưa thực sự sinh
động, cuốn hút học sinh.
Khi tiếp cận với các kĩ thuật dạy học mới, học sinh còn chưa quen. Việc này dẫn
đến các em lúng túng, mất trật tự trong khi học.
Trong giờ học Luyện từ và câu học sinh chưa tích cực hoạt động, không có sự tư
duy và sáng tạo. Một số em còn có thói quen chờ thầy cô làm rồi chép bài, khả năng
nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập còn yếu. Học sinh còn học vẹt,
nhớ máy móc khi học phân môn này.
Sau đây là bảng khảo sát mức độ tích cực tham gia các hoạt động học của học
sinh trước khi áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học:
Tích cực hoạt động | Chưa tích cực | |||
Lớp 4A | SL | % | SL | % |
TS: 34 HS | 12/34 | 35,3 | 22/34 | 64,7 |
Từ khảo sát trên, nhận thấy tỉ lệ học sinh không tích cực tham gia hoạt động học
còn chiếm tỉ lệ cao, tôi thấy cần đổi mới cách dạy học Luyện từ và câu, tôi xin đề xuất:
“ Biện pháp sử dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng giảng dạy
Luyện từ và câu lớp 4”.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Luyện từ và câu lớp 4 nhằm giúp học sinh
nắm vững, ghi nhớ một cách hiệu quả các kiến thức về Luyện từ và câu như cấu tạo
từ, nghĩa của từ, đặc điểm từ loại của từ, các kiểu câu,…ngoài ra biện pháp này còn
giúp các em bộc lộ khả năng tư duy, logic, sáng tạo, giúp các em ghi nhớ bài nhanh và
hệ thống kiến thức một cách hiệu quả, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
trong học tập, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục.
Để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải đổi mới phương pháp dạy học, phát
huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều.
Đồng thời với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, giáo viên đã chuyển dần từ dạy học
truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực phẩm chất học sinh, từ đó học
sinh biết vận dụng các kiến thức vào thực tế xung quanh. Và một trong những phương
pháp dạy học tích cực có hiệu quả đó là kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy.Trong quá
trình giảng dạy, qua những lần thành công và khắc phục tôi đã rút ra kinh nghiệm và
đưa ra một số biện pháp sau:
a) Vận dụng sơ đồ tư duy để dạy các bài về tiếng
Những kiến thức về tiếng trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4 được chia
thành hai bài học cụ thể, đó là: Cấu tạo của tiếng; Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
Sơ đồ tư duy không chỉ được sử dụng trong bài hình thành kiến thức mới mà còn
có hiệu quả cao trong các bài luyện tập dạng bài về tiếng.
Hoạt động hình thành kiến thức mới là hoạt động không thể thiếu đối với mỗi bài
học. Có nhiều phương pháp khác nhau để hình thành kiến thức mới cho học sinh,
trong đó sơ đồ tư duy là một công cụ dạy học có hiệu quả góp phần phát huy tính tích
cực của học sinh trong giờ học, khiến cho giờ học trở nên sôi nổi hơn.
Ví dụ khi dạy bài Cấu tạo của tiếng (Sách giáo khoa Tiếng việt 4, tập 1, trang
6,7) Ở hoạt động hình thành kiến thức mới giáo viên cần giúp học sinh nắm được cấu
tạo 3 phần của tiếng: Âm đầu, vần, thanh; lưu ý với học sinh tiếng nào cũng phải có
vần, thanh. Tuy nhiên có tiếng có thể không có âm đầu. Với những kiến thức này,
thay vì cho học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ trong sách giáo khoa sau khi đã hướng
dẫn học sinh làm bài tập phần nhận xét để rút ra kết luận, giáo viên có thể đưa ra
một sơ đồ tư duy đã vẽ sẵn với chủ đề trung tâm là Cấu tạo tiếng để hình thành
kiến thức mới.
Ví dụ : Bài “Cấu tạo của tiếng” (Sách giáo khoa Tiếng việt 4, tập 1, trang 6,7)
Sau khi học sinh vẽ xong, giáo viên có thể tổ chức cho các cá nhân hoặc các nhóm
thuyết trình về sơ đồ tư duy của mình để tạo không khí thi đua và giúp các em hình
thành sự tự tin khi đứng trước đám đông.
Với bài Luyện tập về cấu tạo tiếng (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 12) giáo
viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn học sinh thực hành – luyện tập. Ví
dụ, bài tập 1 của bài yêu cầu phân tích cấu tạo của các tiếng trong câu tục ngữ sau và
điền vào bảng:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Mẫu:
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
Hoài | H | oai | huyền |
Với bài tập này, thay vì cho học sinh phân tích cấu tạo tiếng theo bảng mẫu, giáo
viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy với tiêu đề trung tâm là “Cấu tạo các tiếng trong câu
tục ngữ” và hướng dẫn, gợi ý để học sinh phân tích cấu tạo các tiếng trong câu tục ngữ,
vẽ tiếp sơ đồ tư duy chưa hoàn chỉnh. Việc cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy phân tích cấu
tạo các tiếng trong câu tục ngữ bằng cách sử dụng bút màu, giấy,… sẽ giúp các em hào
hứng làm bài tập, phát triển tư duy và tài năng nghệ thuật của các em.
Sau khi học sinh vẽ xong, giáo viên có thể tổ chức cho các cá nhân thuyết
trình về sơ đồ tư duy của mình để tạo không khí thi đua và giúp các em hình thành
sự tự tin khi đứng trước đám đông. (Phụ lục 1)
b) Vận dụng sơ đồ tư duy để dạy học từ và cấu tạo từ
Các kiến thức về từ và cấu tạo từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 gồm 3 bài:
Từ đơn và từ phức, Từ ghép và từ láy, Luyện tập về từ ghép và từ láy. Đây đều là
những kiến thức tương đối khó với học sinh. Các em khó phân biệt đựợc thế nào là từ
phức, thế nào là từ ghép, từ láy? Và sơ đồ tư duy là một công cụ dạy học đắc lực hỗ trợ
tư duy cho các em.
Khi dạy các bài về cấu tạo từ, giáo viên cũng có thể sử dụng sơ đồ tư duy
trong hoạt động hình thành kiến thức mới. Ví dụ khi dạy bài “Từ ghép và từ láy” (Sách
giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang 38), yêu cầu về kiến thức với bài này đó là:
+ Học sinh nắm được hai cách chính để tạo từ phức là phương thức ghép (Từ
ghép) và phương thức láy (Từ láy).
+ Nhận biết được từ ghép và từ láy trong văn bản viết.
Ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài này giáo viên có thể đưa ra sơ
đồ tư duy với tiêu đề trung tâm là Từ phức (chưa được vẽ hoàn chỉnh) nhằm nhắc lại
kiến thức ở bài cũ cho học sinh. Đồng thời, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài để vẽ tiếp
vào sơ đồ chưa hoàn chỉnh này. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động này sẽ giúp
các em tích cực học tập để tự phát hiện ra kiến thức mới cúa bài học. ( Phụ lục 2)
Cũng với bài Từ ghép và từ láy, khi luyện tập thực hành giáo viên cũng có thể
hướng dẫn các em làm bài tập dưới dạng các sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân.
Khi đó tư duy và trí tưởng tượng sáng tạo của các em sẽ được phát huy để thực hiện nội
dung bài tập. Khi làm bài tập các em có thể sử dụng từ, cụm từ, hình ảnh, màu
sắc,… khiến cho sơ đồ tư duy sinh động và thể hiện được phong cách ghi chép riêng
của mỗi em, đồng thời giúp các em hứng thú khi làm bài và ghi nhớ bài lâu hơn. (Phụ
lục 3)
c) Vận dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy – học nhóm bài về từ loại
Yêu cầu đối với việc dạy học nhóm bài về từ loại trong phân môn Luyện từ và
câu lớp 4 là học sinh nắm được khái niệm về danh từ, động từ, tính từ; cách phân
loại của các từ loại này; cách thể hiện ý nghĩa, mức độ, đặc điểm của các từ loại ấy.Và
học sinh có thể nhân diện, phân biệt được danh từ, động từ, tính từ trong văn bản Tiếng
Việt.
Có nhiều phương pháp dạy học khác nhau giúp học sinh học tốt nhóm bài về từ
loại. Trong đó, sơ đồ tư duy là một phương pháp dạy học hiệu quả. Khi dạy học từ
loại, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong nhiều bước khác nhau của tiến trình
bài dạy.
Ví dụ, khi dạy bài Tính từ (Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang 50) ở bước
kiểm tra bài cũ giáo viên có thể sử dụng một sơ đồ tư duy còn khuyết với từ khóa
trung tâm là “Tìm từ thích hợp xếp vào các nhóm” để kiểm tra kiến thức liên quan
đến tính từ mà học sinh đã học ở lớp 2,3. Sau khi học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy còn
khuyết giáo viên nhận xét kết hợp với việc sử dụng lời nói nhẹ nhàng, khéo léo dẫn dắt
học sinh vào bài học mới.
Sơ đồ 2.10
Nội dung phần kiểm tra bài cũ của bài Tính từ có liên quan đến nội dung bài
học, vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy vừa giúp học sinh củng cố kiến thức vừa tạo ra
sự tò mò, tâm lí tìm tòi để phát hiện ra kiến thức mới dẫn dắt các em vào bài học mới
sẽ giúp cho lớp học sôi nổi hơn.
Hay với bài Danh Từ (Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang 52) giáo viên
có thể sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học phần nhận xét của bài. Phần nhận xét gốm hai
yêu cầu:
-Thứ nhất, yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ
-Thứ hai, yêu cầu học sinh xếp các từ vào nhóm thích hợp.
Với nội dung này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ sự vật trong
đoạn thơ và sắp xếp vào các nhánh của sơ đồ tư duy chưa hoàn chỉnh mà giáo viên đã
chuẩn bị trước. Ở phần này, học sinh có thể vận dụng kiến thức có liên quan đã học ở
các lớp dưới để tìm từ và hoàn thành sơ đồ tư duy. (Phụ lục 4)
Ngoài ra, khi dạy nhóm bài về từ loại giáo viên còn có thể sử dụng sơ đồ tư duy
để tổng kết kiến thức về một từ loại sau khi đã học xong các bài về từ loại ấy. Việc sử
dụng sơ đồ tư duy để tổng kết kiến thức về một từ loại sau khi đã học sẽ giúp học
sinh bao quát được các kiến thức có liên quan đến từ loại đó và ghi nhớ kiến thức lâu
hơn, tái hiện nhanh hơn.
Ví dụ, sau khi học xong các bài về từ loại Danh từ như: Danh từ; Danh từ
chung và danh từ riêng; Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam; Cách viết tên
người, tên địa lí nước ngoài; giáo viên có thể sử dụng một sơ đồ tư duy để tổng kết
những kiến thức có liên quan đến từ loại này.
Sơ đồ tư duy này thường được sử dụng trong các tiết ôn tập hoặc tổng kết kiến
thức. Khi học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy chưa hoàn chỉnh tổng hợp về các từ loại đã
học các em sẽ phải tái hiện những kiến thức có liên quan đến những từ loại đã học. Sự tái
hiện kiến thức kết hợp với tư duy sáng tạo, màu sắc, từ ngữ sẽ giúp các em tạo nên một
sơ đồ tư duy hoàn chỉnh về từ loại trong chương trình lớp 4. Đồng thời giúp các em ghi
nhớ kiến thức lâu hơn, hứng thú với việc học Tiếng Việt hơn.
d) Vận dụng sơ đồ tư duy dạy – học bài: Mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ
Mở rộng và phát triển vốn từ cho các em có vai trò quan trọng đối với học sinh
lớp 4 nói riêng, học sinh Tiểu học nói chung. Trong phân môn LTVC, kiểu bài Mở
rộng và phát triển vốn từ giúp các em mở rộng, phát triển, tích cực hóa vốn từ, từ đó
giúp các em thuận lợi hơn trong giao tiếp.
Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4 cung cấp và mở rộng vốn từ cho
học sinh theo hệ thống các chủ điểm học tập. Việc mở rộng và phát triển vốn từ theo
chủ điểm học tập gắn với các trường từ vựng giúp các em tiếp thu một cách dễ dàng.
Hơn thế, hệ thống các chủ điểm thường có các bài tập gắn với ngữ cảnh và có tính hệ
thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các bài tập tìm từ, giải nghĩa từ giúp cho
học sinh tích lũy và nắm được nghĩa của từ, cụm từ, thành ngữ, tực ngữ từ đó các em dễ
dàng vận dụng vào trong giao tiếp.
Sơ đồ tư duy đối với nhóm bài này sẽ giúp khai thác vốn từ sẵn có của học sinh và
kích thích tư duy, sự tìm tòi hiểu biết ở các em để làm phong phú vốn từ, phát triển các
lớp từ vựng của học sinh theo chủ điểm. VD: Bài tập 3 – MRVT: “Trung thực – Tự
trọng” (SGK – TV 4 – tập 1. tr.62) học sinh có thể xây dựng được một bản đồ tư duy
đầy đủ màu sắc mà vẫn đảm bảo kiến thức. ( Phụ lục 5)
Dạng bài mở rộng và phát triển vốn từ ở chương trình Luyện từ và câu lớp 4
hình thành và phát triển vốn từ cho học sinh theo các trường nghĩa gắn với các chủ
điểm học tập. Vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học giúp các em ghi nhớ
lâu hơn các trường nghĩa được học để áp dụng trong giao tiếp.
Không chỉ sử dụng sơ đồ tư duy khi giới thiệu bài mới, hình thành kiến thức
giáo viên còn có thể sử dụng phương tiện dạy học này khi củng cố nội dung bài học.
Cuối giờ học giáo viên cũng có thể ứng dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài học và
giúp các em phát huy vốn hiểu biết sẵn có cũng như liên hệ thực tế và giáo dục đạo
đức cho các em thông qua các bài mở rộng vốn từ. Ví dụ, khi tiến hành hoạt động
củng cố- dặn dò của bài Mở rộng vống từ: Dũng cảm giáo viên có thể đưa ra một sơ đồ
với chủ để trung tâm là dũng cảm và 6 nhánh chính. Trong đó, 4 nhánh: Khái niệm,
biểu hiện, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa đã được hoàn thành để củng cố cho các em
những kiến thức đã học, hai nhánh còn lại là: Làm thế nào để trở thành người dũng
cảm và Các tấm gương về lòng dũng cảm sẽ để trống và khuyến khích học sinh thể
hiện hiểu biết, tài năng để hoàn thành nhánh còn lại ấy. Đồng thời, thông qua việc học
sinh phát huy hiểu biết để hoàn thành hai nhánh chưa hoàn thiện này giáo viên có thể
giáo dục đạo đức cho các em, hướng các em học tập theo rèn luyện theo những tấm
gương đạo đức, theo các biểu hiện của lòng dũng cảm.
Sơ đồ 2.9
Đối với học sinh lớp 4, tư duy trừu tượng của các em đã phát triển các em có
khả năng tư duy, sáng tạo. Vì vậy khi dạy nhóm bài mở rộng vốn từ theo các chủ
điểm giáo viên có thể đưa ra các bản đồ tư duy cho sẵn chủ đề trung tâm và gợi ý để
các em tự hoàn thiện, như vậy các em sẽ bộc lộ được tài năng, sự sáng tạo, tư duy
và ghi nhớ bài học lâu hơn. Sơ đồ tư duy là phương tiện dạy học hiệu quả khi dạy
học nhóm bài Mở rộng và phát triển vốn từ.
e) Vận dụng sơ đồ tư duy để dạy học các bài về thành phần trạng ngữ trong
câu.
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,
mục đích,… của sự việc trong câu nêu trong câu. Khi dạy các bài về trạng ngữ giáo
viên cần giúp học sinh biết được, ngoài hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và
vị ngữ, trong câu còn có thành phần phụ là trạng ngữ; các loại trạng ngữ trong câu và
cách thêm trạng ngữ cho câu.
Các kiến thức về thành phần trạng ngữ trong chương trình sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 4 bao gồm 6 bài học, cụ thể:
+ Thêm trạng ngữ cho câu
+ Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
+ Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
+ Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
+Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
+ Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
Nội dung kiến thức của các bài này có liên quan đến nhau. Vì vậy, khi dạy học
nhóm bài này, từ bài đầu tiên của nhóm bài trạng ngữ giáo viên có thể đưa ra một sơ đồ
tư duy với tiêu đề trung tâm là TRẠNG NGỮ và giúp các em phát triển dần các nhánh
qua từng bài học cho đến khi hoàn thiện.
Ở bài Thêm trạng ngữ cho câu (Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 2, trang
126), học sinh có thể vẽ thêm nhánh Khái niệm và Vai trò sau khi tìm hiểu xong
nội dung kiến thức của bài
Tiếp theo, khi dạy bài Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu (Sách giáo khoa
Tiếng Việt 4, tập 2, trang 129) giáo viên có thể tố chức cho học sinh làm việc theo
các nhóm nhỏ, tìm hiểu bài và phát triển tiếp sơ đồ tư duy chưa hoàn thiện. Khi làm
việc nhóm các em có thể đặt các câu hỏi để huy động sư hiểu biết của bản thân,
cũng như bạn cùng nhóm như: Trạng ngữ chỉ nơi chốn dùng để làm gì?; Trạng ngữ
chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào?
Trong quá trình thảo luận nhóm dưới sự hỗ trợ của giáo viên, học sinh sẽ tìm
được câu trả lời cho các câu hỏi đòng thời phát triển tiếp các nhánh, các ý nhỏ của
sơ đồ tư duy chưa hoàn thiện.
Sơ đồ tư duy tiếp tục phát triển như vậy qua các bài cho đến khi hoàn
thiện.Việc sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh phát triển các nhánh qua từng bài học về
trạng ngữ sẽ giúp các em vừa ôn tập lại những kiến thức đã học, đồng thời tiếp giúp
các em phát triển tư duy, tài năng nghệ thuật và tiếp thu kiến thức một cách chủ
động, hứng thú. Hơn thế, sau khi học xong các bài này, các em sẽ có một sơ đồ tư duy
để ôn tập lại các kiến thức khi cần.
Qua đây, thấy được trong phân môn luyện từ và câu lớp 4 có nhiều nhóm bài có
thể sử dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ cho quá trình dạy – học. Tùy vào tiết học, sơ đồ tư duy
có thể vận dụng linh hoạt trong các hoạt động khác nhau sao cho phù hợp với đối tượng
học sinh và với tiến trình lên lớp.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
1. Hiệu quả kinh tế
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không gây tốn kém gì về kinh phí của giáo viên
giảng dạy và của nhà trường. Bản thân tôi chỉ cần có sự hăng say, nhiệt huyết, tranh thủ
thời gian đầu tư nghiên cứu cho tiết dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết , dự giờ
đồng nghiệp, trải nghiệm thực tế, từ đó rút ra kinh nghiệm và viết sáng kiến.
Chỉ với những đồ dùng học tập sẵn có của các em như: bút, giấy, thước kẻ, bút
màu, giấy thủ công…các em có thể tạo cho mình một sơ đồ tư duy đầy tính sáng tạo,
mang lại hiệu quả tích cực cho bài học.
Với những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm vẽ
sơ đồ tư duy trên máy tính, giáo viên hoàn toàn không tốn chi phí chuẩn bị gì, học sinh
hăng hái tiếp cận với các phần mềm trên máy tính để vẽ sơ đồ tư duy, giúp tích hợp nội
dung các môn học, nâng cao chất lượng tiết dạy.
2. Hiệu quả về mặt xã hội
Cuối mỗi bài dạy thực nghiệm và dạy đối chứng tôi ra đề kiểm tra với cùng một
nội dung, yêu cầu và thời gian như nhau để đánh giá chất lượng của lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng. Đồng thời, sử dụng các phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên và học
sinh về việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy – học phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
(Phụ lục 6). Kết quả cho thấy:
– Về mặt định lượng
Dưới đây là bảng kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Phụ lục 7)
Bảng kết quả điều tra của lớp thực nghiệm 4A và lớp đối chứng 4C
Tên bài | Lớp | Số HS | Kết quả (%) | |||
Điểm 9,10 | Điểm 7,8 | Điểm 5,6 | Điểm dưới 5 | |||
Danh từ | Thực nghiệm | 34 | 16/34 =47,1% | 15/34 = 44,1% | 3/34 = 8,8% | 0 |
Đốichứng | 34 | 11/34 = 32,4% | 16/34 = 47,1% | 5/34 = 14,7% | 2/34=5,8% |
Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy kết quả học tập của học sinh ở các lớp thực
nghiệm có số học sinh đạt điểm 9; 10 có tỉ lệ cao hơn so với lớp đối chứng và số học
sinh điểm 5;6 và điểm dưới 5 ở lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ thấp hơn so với lớp đối
chứng. Vậy có thể khẳng định hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
– Về mặt định tính:
Một bài học Luyện từ và câu, nhất là đối với các bài lí thuyết thường khô khan và
ít nhận được sự quan tâm, chú ý của các em vào bài học. Với khả năng đặc biệt của sơ
đồ tư duy là kích thích khả năng làm việc của bán cầu não trái, khiến cho con người làm
việc bằng cả hai bán cầu não góp phần phát huy hết mọi năng lực và tiềm năng vốn có
của học sinh. Vì vậy vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Luyện từ và câu giúp cho
bài dạy trở nên nhịp nhàng, nhẹ nhàng thu hút các em vào bài học.
Ở các lớp dạy thực nghiệm, giáo viên sử dụng bản đồ tư duy hỗ trợ cho việc dạy
học Luyện từ và câu, học sinh rất hào hứng tham gia các hoạt động học tập, tích cực
trong các hoạt động xây dựng bài. Các em được chủ động trong các hoạt động học tập.
Khi thăm dò ý kiến thông qua phiếu thăm dò ý kiến, đa số các học sinh tham gia trả lời
phiếu thăm dò đều muốn được tiếp tục học những giờ học như vậy.
Khi học sinh quan sát các sơ đồ tư duy đã thiết kế sẵn hoặc các em tự thiết kế
các sơ đồ tư duy với kiến thức thuộc nội dung bài học bằng bút màu, giấy, hình ảnh,
chữ viết, sẽ giúp các em bộc lộ được khả năng sáng tạo, sở thích, cá tính và vốn hiểu
biết của mình. Đồng thời, giúp cho giờ học không khô khan, khuôn mẫu lặp đi lặp
lại các hoạt động.
Sơ đồ tư duy giúp cho giáo viên thực hiện đúng vai trò là người tổ chức,
hướng dẫn và định hướng hoạt động của học sinh trong hoạt động dạy học. Học
sinh sẽ không cảm thấy áp lực khi tiếp thu bài học, các em được trực tiếp tham gia
vào các hoạt động, được tự mình tìm ra kiến thức mới. Các em không chỉ được bộc lộ
khả năng của bản thân mà còn được hòa mình vào tập thể, vủa học vừa chơi. Điều
này góp phần kích thích đối tượng học sinh lười học nhưng thông minh, kích thích ở
các em niêm say mê sáng tạo, say mê học tâp.
Sơ đồ tư duy là công cụ dạy học hỗ trợ đắc lực cho dạy học Luyện từ và câu
lớp 4. Nếu giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy một cách hợp lí, phù hợp với tiến trình
của từng bài học, từng tiết dạy sẽ phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo và cá
tính của học sinh, giúp các em hứng thú với giờ học, học tập có hiệu quả. Đồng thời
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
Qua những nghiên cứu ban đầu về việc sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học
phân môn Luyện từ và câu lớp 4 đã cho thấy tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả tích
cực của biện pháp này trong dạy học một số nhóm bài Luyện từ và câu lớp 4. Giáo
viên và học sinh không chỉ vẽ sơ đồ tư duy trên bảng, giấy, vở mà các em còn được
ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách sử dụng các phần mềm để vẽ sơ đồ. Kĩ thuật
dạy học sơ đồ tư duy đã giúp các em bộc lộ khả năng tư duy, logic, sáng tạo, ghi nhớ
bài nhanh và hệ thống kiến thức một cách hiệu quả, góp phần đổi mới phương pháp
dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, đáp ứng yêu cầu
đổi mới dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng
Cũng chính nhờ tính hữu ích của việc vận dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy
học đã cho thấy khả năng ứng dụng cao của phương pháp dạy học này, không chỉ giúp
các em học tập tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 4 mà còn giúp các em học tập tốt
những môn học khác. Vì thế theo quan điểm của tôi, tôi thấy sáng kiến này có thể áp
dụng cho học sinh từ khối 1 đến khối 5 nói riêng và các cấp học khác nói chung . Với
tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến, các đồng chí giáo viên trong trường tôi đã áp
dụng và thu được hiệu quả nhất định. Tôi mong muốn sáng kiến của tôi có thể áp dụng
và nhân rộng cho các trường trong cụm miền và các trường trong toàn huyện. Sơ đồ tư
duy sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào trong dạy học cũng như trong các lĩnh
vực khác của đời sống.
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi xin cam kết báo cáo sáng kiến của tôi không sao chép hoặc vi phạm bản
quyền của bất cứ tác giả nào. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trên đây
là sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp sử dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy để nâng
cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4” của tôi.
Kính mong có sự quan tâm và giúp đỡ của Hội đồng đánh giá và đồng nghiệp để
báo cáo sáng kiến của tôi được hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
( Ký tên)
Đoàn Thanh Nhàn
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HẢI HẬU
( Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
..……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bài “Luyện tập về cấu tạo tiếng” (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 12).
Phụ lục 2: Bài “Từ ghép và từ láy” (Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang 38).
Phụ lục 3: Bài tập 2 – “Từ ghép và từ láy” (SGK Tiếng Việt 4, tập 1 .tr40) Phụ lục 2.
Phụ lục 4: Bài Danh Từ (Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang 52)
Phụ lục 5: Bài tập 3 – MRVT: “Trung thực – Tự trọng” (SGK – TV 4 – tập 1. tr.62)
Phụ lục 6
PHIẾU KIỂM TRA LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
(Dành cho lớp thực nghiệm)
Bài: DANH TỪ
Câu 1. Hoàn thiện sơ đồ tư duy cho sẵn ở hình A để trả lời các câu hỏi sau:
a. Danh từ là gì? Có những nhóm danh từ nào?
b. Hãy đặt câu với một danh từ chỉ người và một danh từ chỉ khái niệm
PHIỂU KIỂM TRA LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
(Dành cho lớp đối chứng)
Bài: DANH TỪ
Câu 1.
a.Danh từ là gì? Có những nhóm danh từ nào?
b. Hãy đặt câu với một danh từ chỉ người và một danh từ chỉ khái niệm.
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
– Họ và tên: ………………………………………………………………………………………
– Trình độ đào tạo ……………………………………………………………………………
– Đang dạy lớp: ………………………………………………………………………………
– Tại trường: ……………………………………………………………………………………
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực, tự giác của
học sinh trong giờ học phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Đống chí vui lòng cho biết ý
kiến về vấn đề vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy – học phân môn luyện từ và câu lớp 4
qua các câu hỏi sau:
Đánh dấu X vào trước câu trả lời đồng chí cho là đúng:
1. Đồng chí đã được tham gia lớp tập huấn hay các buổi trao đổi kinh nghiệm, hội
thảo chuyên đề về vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung và phân môn Luyện từ
và câu lớp 4 nói riêng chưa
Đã tham gia
Chưa tham gia
Số lần tham gia: ……………………………………………………………………………………………..
Đơn vị tổ chức: ………………………………………………………………………………………………
2. Khi lên lớp một giờ luyện từ và câu có sử dụng sơ đồ tư duy đồng chí cần phải
chuẩn bị những gì?
Giáo án
Xác định mục tiêu, thời gian, phương pháp Các phương tiện dạy học khác (Xin ghi rõ) | |
……………………………………………………………………………………………………………………… 3. Khi vận dụng sơ đồ tư duy vào giờ học Luyện từ và câu lớp 4, đồng chí có hứng | |
thú với bài dạy không? | |
Có | Không |
4. Những thuận lợi và khó khăn mà đồng chí gặp phải khi vận dụng sơ đồ tư duy
vào dạy học?
– Thuận lợi: …………………………………………………………………………………………
– Khó khăn: ………………………………………………………………………………………..
5. Xin đồng chí chia sẻ những kinh nghiệm của mình khi vận dụng sơ đồ tư duy
hỗ trợ dạy – học phân môn Luyện từ và câu lớp 4
……………., ngày… .tháng… ..năm… ..
Kí tên
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Họ và tên học sinh: ……………………………………………………………………………
Lớp: ………………………………………………………………………………………………….
Trường: ……………………………………………………………………………………………
Đánh dấu X vào câu trả lời em cho là đúng:
1. Con có hứng thú với giờ học với giờ học Luyện Từ và câu sử dụng sơ đồ tư
duy không?
Có Không
2. Trước khi học giờ học Luyện từ và câu có sử dụng sơ đồ tư duy con cần
chuẩn bị những gì?
Chuẩn bị đồ dùng học tập
Đọc và ghi chép ý chính của bài
Ghi lại những thắc mắc của bài cần hỏi giáo viên
3. Theo con, việc vận dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học Luyện từ và câu mang
lại lợi ích gì cho học sinh?
Giúp học sinh tích cực, sôi nổi học tập
Giúp học sinh học tập được phương pháp ghi chép có hiệu quả
Có sơ đồ tư duy học sinh học nhan
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education