dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Vận dụng lý thuyết Bloom trong kiểm tra đánh giá kết quả dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 5

SKKN Vận dụng lý thuyết Bloom trong kiểm tra đánh giá kết quả dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 5

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên, giữ vai trò quan trọng và
quyết định chất lượng đào tạo. Đó là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy
học. Đây là khâu cuối cùng của quá trình dạy học nhưng nó có tác động chính, trực
tiếp đến mục tiêu dạy học và là động lực của quá trình dạy học. “Kiểm tra – đánh
giá như thế nào thì dạy học và học sẽ như thế”. Bên cạnh đó, kiểm tra – đánh giá
còn giúp chúng ta điều chỉnh nội dung, phương pháp, tài liệu dạy học sao cho hợp
lý, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
Hình thức, nội dung của kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng rất lớn đến quy trình,
nội dung và phương pháp giảng dạy. Như vậy vấn đề đặt ra là phải tổ chức kiểm
tra đánh giá như thế nào để quá trình dạy học đạt được hiệu quả nhất. Trong thời
gian vừa qua, hệ thống kiểm tra, đánh giá ở nhà trường phổ thông nói chung và
trường Tiểu học nói riêng đã góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy học.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà khoa học và nhà giáo thì vấn đề kiểm tra
đánh giá còn nhiều nhược điểm như kiểm tra, đánh giá vẫn chưa khoa học, nội
dung đánh giá đôi khi chưa phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. Đặc biệt là
việc kiểm tra, đánh giá chưa chú trọng đến việc phân hoá học sinh… Do đó, vấn đề
xây dựng đề kiểm tra có tính chất phân hoá học sinh là một yêu cầu cần thiết đối
với giáo viên tiểu học.
Tiếng Việt là môn học công cụ trong nhà trường tiểu học. Tuy nhiên, hiện nay
hoạt động kiểm tra, đánh giá môn Tiếng việt còn thiếu tính toàn diện, chưa khách
quan, công cụ đánh giá còn hạn chế nên chưa phân loại được học sinh…Nhiều khi
đánh giá mang tính đối phó, hình thức cho có đủ điểm. Riêng phân môn Luyện từ
và câu, một số giáo viên không được trang bị những kiến thức, kĩ năng về đánh giá
nên chưa biết cách thiết kế đề kiểm tra đảm bảo tính khách quan, khoa học. Nội
dung kiểm tra chủ yếu thiên về tái hiện kiến thức, không bao quát mà chỉ kiểm tra
được một số ít kiến thức, chưa góp phần phân hóa học sinh.
Việc xây dựng đề kiểm tra đánh giá học sinh trong phân môn luyện từ và câu
giúp giáo viên kịp thời nắm bắt tình hình nhận thức của học sinh từ đó định hướng,
giúp giáo viên có thể hỗ trợ học sinh kịp thời nắm bắt kiến thức góp phần nâng cao
chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu nói riêng và môn tiếng việt nói
chung.
Ngày nay có rất nhiều phương pháp đánh giá như: Marton, Solo…Mỗi một
phương pháp đều có một ưu thế riêng. Trong đó nổi bật hơn cả là lý thuyết Bloom.
Lí thuyết này có ưu điểm là phân chia các mức độ nhận thức một cách rạch ròi,
phân hóa được học sinh…
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài:
Vận dụng lý thuyết Bloom để xây dựng đề kiểm tra – đánh giá kết quả
dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5”
2
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Về lí luận kiểm tra, đánh giá nói chung, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn
đề này như: đánh giá trong giáo dục tiểu học (PGS. TS Phó Đức Hòa), cơ sở lí luận
của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông (Hoàng Đức Nhuận);
đánh giá trong giáo dục (Trần Thị Tuyết Oanh)…
Gần đây, có một số ít các đề tài, luận văn về kiểm tra đánh giá môn Tiếng
Việt ở tiểu học: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả
học tập môn Tiếng Việt lớp 5…
Hiện nay, một số tài liệu về thiết kế đề kiểm tra đã được xuất bản: Đề kiểm tra
học kì Tiếng việt – toán lớp 5 (Huỳnh Tấn Phương), đề kiểm tra các lớp bậc tiểu
học (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)… Nhìn chung các tài liệu về kiểm tra đánh giá nói
chung và thiết kế đề kiểm tra môn Tiếng Việt nói riêng tương đối phong phú.
Ngoài ra việc phân hóa học sinh cũng như việc nắm bắt khả năng tiếp nhận tri thức
môn học của học sinh thông qua công cụ kiểm tra đánh giá cũng rất hữu hiệu. Đó
vừa là định hướng vừa là điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Khái niệm về kiểm tra, đánh giá
2.1.1. Kiểm tra
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là xem xét
thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá,
nhận xét. Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những
thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Như vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với
nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét lại công việc thực tế để đánh giá
và nhận xét.
Trong quá trình dạy học, kiểm tra là thuật ngữ để chỉ cách thức hoặc hoạt
động của giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức kĩ năng và
thái độ của học sinh trong học tập. Kiểm tra là phương tiện, là công cụ để đánh giá.
2.1.2. Đánh giá
Hiện nay có rất nhiều quan niệm về đánh giá, mỗi quan niệm khác nhau sẽ
dẫn đến nội dung và kĩ thuật khác nhau.
Theo quan niệm triết học thì đánh giá là xác định những giá trị hiện tượng xã
hội, của hoạt động hành vi của con người tương xứng với những nguyên tắc và
chuẩn mực nhất định, từ đó bộc lộ thái độ.
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công
việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu,
tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng,
điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu qủa công việc. Theo Đại từ Theo từ điển
Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, đánh giá là nhận xét bình phẩm về giá trị. Theo từ
3
điển Tiếng Việt của Văn Tân thì đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người
hoặc một vật.
Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử
lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục. Căn cứ vào
mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong
giáo dục tiếp theo. Cũng có thể nói rằng đánh giá là quá trình thu thập phân tích và
giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục
tiêu giáo dục về phía học sinh. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định
lượng hay định tính.
Nhìn chung, có nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá nhưng các quan điểm
trên đều có điểm chung: đều cho rằng đánh giá trong quá trình giáo dục là quá
trình thu thập và xử lí kịp thời những thông tin và hiện trạng, nguyên nhân của
hành vi (chất lượng và hiệu quả giáo dục), đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra
nhằm đưa ra những quyết định thích hợp.
Như vậy, muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải
kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của học sinh, sau đó tiến hành đo
lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định.
Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ
mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá
thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là
kiểm tra – đánh giá.
2.2. Lí thuyết Bloom
2.2.1. Một số vấn đề về lí thuyết Bloom
a. Phân tích các mức độ nhận thức của lí thuyết Bloom
Tại hội nghị của Hội tâm lí học ở Mĩ năm 1948, B.S. Bloom đã chủ trì xây
dựng hệ thống phân loại các mục tiêu của quá trình giáo dục. Ba lĩnh vực của hoạt
động giáo dục đã được xác định rõ, đó là: lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực cảm xúc,
lĩnh vực tâm vận.
Lĩnh vực về nhận thức thể hiện ở khả năng suy nghĩ, lập luận, bao gồm việc
thu thập các sự kiện, giải thích, lập luận theo kiểu diễn dịch, quy nạp và có sự đánh
giá phê phán.
Lĩnh vực hành động liên quan đến những kĩ năng đòi hỏi sự khéo léo về chân
tay, sự phối hợp các cơ bắp từ đơn giản đến phức tạp.
Lĩnh vực cảm xúc liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm, bao gồm
những mối quan hệ như: yêu, ghét, thái độ nhiệt tình, …
Bloom cùng các tác giả đã đưa ra một hệ thống phân loại các mục đích dựa
trên ba lĩnh vực kể trên. Mỗi lĩnh vực được chia thành 5 hoặc 6 mức độ sắp xếp
theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp.
Các lĩnh vực nêu trên không hoàn toàn tách biệt nhau hoặc loại trừ nhau mà
hỗ trợ cho nhau trong quá trình giáo dục.
4
Sau đây, tôi sẽ đi sâu phân tích lĩnh vực nhận thức mà Bloom đã phân chia
thành 6 mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh tiểu học. Sáu mức độ đó được sắp
xếp theo thang với các mức độ từ thấp đến cao như sau:
Cụ thể các mức độ như sau:
Mức độ nhận biết
Được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã được học trước đây. Điều đó có
nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt các dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến
các lí thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là mức
độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
Đánh giá kiến thức nhận biết được coi là hiệu quả nhất thông qua các câu hỏi
lựa chọn câu trả lời đúng, trả lời ngắn và hoàn chỉnh câu. Cách thông dụng và hiệu
quả nhất để đánh giá kiến thức hồi nhớ là chỉ đơn giản ra một câu hỏi và yêu cầu
học sinh trả lời theo trí nhớ.
Đánh giá học sinh ở mức độ này là đánh giá sự nắm bắt kiến thức mà các em
đã được học với mức độ là tái hiện lại những gì đã được học.
Thông hiểu
Bao gồm cả sự nhận biết nhưng ở mức độ cao hơn là trí nhớ. Nó có liên quan
đến ý nghĩa và các mối liên hệ của những kiến thức mà học sinh đã biết, đã học.
Khi một học sinh nêu lại đúng một định nghĩa hay một quy tắc nào đó thì
chứng tỏ học sinh ấy đã “biết” định nghĩa hoặc quy tắc đó. Nhưng để chứng tỏ sự
“thông hiểu” thì học sinh ấy phải giải thích được ý nghĩa của những khái niệm, quy
tắc đó, có thể minh hoạ bằng các ví dụ cụ thể. Kết quả học tập ở mức độ này cao
hơn so với mức độ nhận biết
* Đánh giá khả năng thông hiểu được thể hiện khi học sinh hiểu bằng ngôn từ
của các em về ý nghĩa cơ bản của một khái niệm, nguyên tắc hoặc quy trình hoặc
nhận biết được các yếu tố. Khi thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá học
sinh ở mức độ này, giáo viên phải đề ra những yêu cầu cao hơn so với mức độ
“nhận biết”.
Vận dụng
Mức độ này yêu cầu học sinh biết áp dụng kiến thức, biết sử dụng phương
pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Khả năng vận dụng

2.Thông hiểu
1. Nhận biết
3. Vận dụng
4. Phân tích

5. Tổng hợp
6. Đánh giá
5
được đo lường khi một tình huống mới được đưa ra và người học phải quyết định
nguyên lí nào cần được áp dụng và áp dụng như thế nào.
Phân tích
Được hiểu là sự phân chia một vấn đề thành những thành tố, bộ phận để các
tầng bậc và mối quan hệ giữa các tư tưởng được rõ ràng. Khả năng phân tích có thể
được hiểu là khả năng phân biệt các sự kiện từ các giả thiết, phát hiện và nhận biết
xem thông tin có sai lệch không, nhận biết thể loại trong văn học, nghệ thuật, đánh
giá tính thích hợp trong lập luận. Kết quả học tập thể hiện mức độ trí tuệ cao hơn
so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái của
tài liệu.
Tổng hợp
Được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận riêng biệt hoặc các thành tố
để hình thành một tổng thể mới. Khả năng tổng hợp có thể được hiểu là khả năng
viết, khả năng tổ chức các ý tưởng và các phát biểu, khả năng diễn đạt và kết luận
một vấn đề. Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh đến các hành vi sáng
tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.
* Đánh giá khả năng phân tích và tổng hợp.
Với 2 mức độ phân tích và tổng hợp, việc đánh giá sẽ đòi hỏi học sinh có khả
năng hiểu sâu và lập luận logic, có sự sáng tạo trong nội dung bài làm. Chúng ta
không nên tách riêng mức độ phân tích và mức độ tổng hợp. Hai mức độ này có sự
đan xen với nhau. Các bài tập ở dạng này thường ở cuối của các đề kiểm tra và chỉ
chiếm nhiều nhất là khoảng 20% tổng số điểm của bài.
Đánh giá
Đánh giá là mức độ cao nhất của việc nắm vững kiến thức. Đánh giá đòi hỏi
người học có chính kiến riêng, có cách nhìn phê phán hoặc khẳng định những kiến
thức đã học.
Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là tiêu chí bên trong
(cách tổ chức) hoặc tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích) và người đánh giá
phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực
này là cao nhất trong các mức độ nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi mức độ
khác.
* Đánh giá khả năng tự đánh giá của học sinh
Với mức độ này, khi đánh giá học sinh ta quan tâm đến khả năng tự đánh giá
của học sinh. Đó có thể là việc học sinh tự đánh giá kết quả bài làm của mình, hoặc
của bạn dựa trên các tiêu chí mà giáo viên đã đưa ra. Do đó khi thiết kế các đề
kiểm tra để đánh giá tri thức của học sinh bằng lí thuyết Bloom, chúng ta nên chú ý
xây dựng hệ thống các tiêu chí sao cho rõ ràng để học sinh dễ dàng trong việc đánh
giá kết quả bài làm. Đây là một mức độ thể hiện cho quan điểm đổi mới trong kiểm
tra, đánh giá ở trường tiểu học. Tức là việc kiểm tra, đánh giá phải có sự kết hợp
giữa sự đánh giá của thầy và sự tự đánh giá của trò. Theo quan niệm của
V.P.Lepcôvich, tự đánh giá là mức độ phát triển cao của tự ý thức, nó bao gồm
6
không những nhận thức của bản thân mà còn có sự tự đánh giá đúng năng lực và
khả năng của mình, thái độ phê phán đối với bản thân.
Đối với học sinh tiểu học, sự đánh giá của giáo viên hoặc của chính bạn học
là rất quan trọng. Đánh giá của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tự
đánh giá của học sinh. Sự đánh giá của giáo viên và học sinh đều phải dựa trên các
mức độ đo đã được xác định từ trước. Các mức độ đó được xây dựng dựa trên nội
dung chương trình của môn học. Tất cả các thành phần này đều có mối quan hệ với
nhau, phụ thuộc nhau để cùng hướng tới sự xác định phù hợp trong đánh giá.
Các mức độ trên là các thứ bậc mà học sinh cần đạt được theo mức độ nhận
thức. Bài kiểm tra, đánh giá cần phải phụ thuộc vào mục tiêu giáo dục của cấp học,
đặc điểm sinh lí và năng lực trí tuệ để phù hợp với việc đánh giá, phân loại mức độ
và khả năng của từng đối tượng cụ thể. Nhìn chung ở tiểu học, người ta đánh giá tri
thức học sinh tiểu học chủ yếu ở các mức độ: biết, thông hiểu, vận dụng.
Ta có thể tổng kết theo bảng sau:
SÁU MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO LÝ THUY ẾT BLOOM

MỨC
ĐỘ
ĐỊNH NGHĨAĐỘNG TỪ MẪU
BiếtGợi lại hoặc nhớ
thông tin, nhận
ra kiến thức
– Định nghĩa – Ghi lại – Nhớ lại
– Lên danh sách – Gán – Kể lại
– Nêu tên – Sắp xếp lại – Xắp xếp thứ tự
– Điền vào – Nhắc lại một cách máy móc
– Nhớ
HiểuGiải thích chứng
minh được, lấy
ví dụ minh họa
cho những điều
đã học.
– Diễn đạt lại – Mô tả – Giải thích
– Nhận dạng – Báo cáo – Kể (Bằng lời của
mình)
-Thảo luận – Nhìn nhận
– Xắp xếp – Nhìn lại – Hợp lại với nhau
– Diễn giải – Diễn tả
Áp
dụng
Sử dụng kiến
thức đã học để
giải quyết vấn đề
trong những
hoàn cảnh mới.
– Dịch – Áp dụng – Dùng
– Sử dụng – Thực hành – Kịch hoá
– Giải thích – Thể hiện – Lên kế hoạch
– Minh hoạ – Hoạt động – Vẽ
– Mô phỏng – Phỏng vấn – Xây dựng
Phân
tích
Chia thông tin
thành các phần
– Phân biệt – So sánh – Tính toán
– Thử -Tương phản – Bình phẩm
– Tranh luận – Hỏi – Giải quyết
– Phân tích – Đánh giá – Thử nghiệm
– So sánh – Lập biểu đồ – Điều tra
– Lập danh mục – Mổ xẻ – Kiểm tra

7

– Phân loại – Phác thảo – Viết lại
Tổng
hợp
Giải quyết vấn
đề bằng cách kết
hợp các thông
tin với nhau theo
phương pháp đòi
hỏi tư duy sáng
tạo độc lập
– Thiết lập – Đề xuất
– Lập công thức
– Thiết kế – Tạo lập
– Lên kế hoạch
Đánh
giá
Đưa ra những
đánh giá định
lượng và định
tính dựa trên
những tiêu chuẩn
đã đặt ra
– Nhận định – Thiết lập – Bảo vệ
– Tính điểm – Đánh giá – Ước lượng
– Dự đoán – Lựa chọn – Định giá
– Đo đạc – Tranh luận – Quyết định

2.2.2. Một số ưu điểm của lí thuyết Bloom trong kiểm tra – đánh giá
– Các bài tập hoặc các câu hỏi đều thuộc một mức độ lĩnh hội tri thức nào đó
của học sinh như hiểu, vận dụng… nên giáo viên rất dễ dàng trong việc lựa chọn
các câu hỏi cho phù hợp với mức độ nhận thức của lớp mình. Đối với lớp tiếp thu
nhanh hơn, ta có thể thiết kế những câu hỏi ở mức độ cao hơn như phân tích, tổng
hợp. Đối với lớp chậm hơn thì sẽ có nhiều câu hỏi ở mức độ thấp hơn như nhớ,
hiểu, vận dụng.
– Mặt khác, đánh giá theo hình thức này giúp phân hoá rõ học sinh trong lớp
với các mức độ khác nhau. Sự phân hoá đó đươc thể hiện giữa học sinh trung bình
với học sinh khá, học sinh khá với học sinh giỏi hay trong chính học sinh giỏi với
nhau. Từ đó giáo viên sẽ nắm bắt được mặt bằng chung của cả lớp, biết được học
sinh nhận thức ở mức độ nào, còn thiếu sót những gì. Sau đó giáo viên điều chỉnh
những thiếu sót đó cho học sinh còn đối với những học sinh nhận thức ở mức độ
cao hơn so với mặt bằng chung của lớp thì giáo viên phải có những phương pháp
riêng để phát huy tốt những khả năng đó.
– Giúp giáo viên có được những định hướng nhất định trong việc thiết kế các
đề kiểm tra, tránh tình trạng giáo viên thiết kế các đề kiểm tra nhưng không biết đã
phù hợp với trình độ của học sinh lớp mình hay chưa, ở mức độ dễ hay khó đối với
lớp mình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là giáo viên không biết được những
câu hỏi đó thuộc mức độ nhận thức nào của học sinh, đơn giản hay phức tạp.
– Trong các định hướng đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học,
người ta luôn nhắc tới định hướng tự đánh giá của học sinh. Ở mức độ 6 đánh giá
sẽ thực hiện được định hướng đó. Học sinh sẽ được tự đánh giá kết quả bài làm của
mình hoặc của bạn dựa trên các tiêu chí mà giáo viên đã đề ra. Sau đó giáo viên sẽ
kiểm tra lại kết quả đánh giá của học sinh và thu được những thông tin cần thiết về
khả năng tự đánh giá của học sinh.
8
=> Với các lợi thế trên thì việc đánh giá tri thức học sinh tiểu học bằng lí
thuyết Bloom là phương pháp phù hợp và cần thiết trong nhà trường tiểu học. Đây
là quan điểm mà Bloom đã đưa ra từ rất lâu. Tuy nhiên, việc áp dụng 6 mức độ
nhận thức của học sinh tiểu học trong đánh giá ở nhà trường tiểu học là còn mới và
không phải ai cũng đồng tình với cách suy nghĩ đó nên chắc chắn không thể tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải mạnh dạn
áp dụng phương pháp này để rút ra những kinh nghiệm và kết luận cần thiết, giúp
cho quá trình kiểm tra, đánh giá ở nhà trường tiểu học đạt hiệu quả cao.
2.2.3. Các mức độ nhận thức của Bloom được thể hiện trong môn Tiếng
Việt
Theo quan điểm của những người biên soạn Chương trình Tiểu học Việt
Nam, nhận thức của học sinh tiểu học mới đạt được ba cấp độ đầu trong thang
nhận thức của B.S. Bloom. Dưới đây, tôi sẽ trình bày cách hiểu của mình về ba cấp
độ nhận thức trong môn Tiếng Việt:

Các mức
độ nhận
thức
Định nghĩaThể hiện trong môn Tiếng Việt
Nhận
biết
Nhận biết là nhận ra, nhớ lại
hoặc tái hiện được thông tin
đã biết (sự việc, kiến thức,
định nghĩa,…). Đây là mức
độ nhận thức thấp nhất vì chỉ
đòi hỏi trí nhớ.
Nhắc lại được định nghĩa, quy tắc.
Nhận ra đơn vị hoặc hiện tượng ngôn
ngữ đã học (ví dụ: từ trái nghĩa, từ
động nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa, cách liên kết câu…). Nói lại
được tên nhân vật, tên nhân vật, sự
kiện đã học. Điền từ còn thiếu vào câu
tục ngữ, ca dao đã học…Sắp xếp đúng
thứ tự các tình tiết trong câu chuyện
đã nghe, đã học.
Thông
hiểu
Thông hiểu một điều gì đó là
diễn đạt được điều đó bằng
lời của mình, giải thích được
cho người khác hiểu những
điều mình lĩnh hội được, nêu
được ví dụ minh họa, tóm
tắtđược điều đã biết, chuyển
được mô hình này sang mô
hình khác….
Trả lời được câu hỏi về nội dung bài
học. Tìm được ví dụ minh họa về từ
đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng
âm, từ nhiều nghĩa…Tóm tắt được
thông tin đã nghe…
Vận
dụng
Vận dụng là khả năng sử
dụng những điều đã biết để
giải quyết vấn đề trong tình
huống mới
Biết dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết
bài văn, sử dụng biện pháp tu từ so
sánh, nhân hóa khi nói, viết làm cho
sản phẩm nói, viết hấp dẫn, sinh động;
biết chơi chữ, lựa chọn từ đắt, phù hợp
với ngữ cảnh. Có thể trả lời các câu

9

hỏi, giải bài tập, …với những thông
tin mới, dựa trên những gì đã biết.

2.2.4. Một số ví dụ minh họa cho các mức độ nhận thức của Bloom
Ví dụ 1: Từ đồng nghĩa

Các mức độ nhận
thức
Ví dụ minh họa
Nhận biết (nhớ lại
định nghĩa từ đồng
nghĩa, nhận ra từ
đồng nghĩa, tìm được
từ đồng nghĩa với từ
cho trước trong tình
huống tương tự, đơn
giản)
1.Viết tiếp vào chỗ trống cho hoàn chỉnh để có định
nghĩa về từ đồng nghĩa.
Từ đồng nghĩa là những từ…………………………………
……………………………………………………………..
Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ……………………
……………………………………………………………..
2. Viết hai từ đồng nghĩa với từ “bố” vào dòng dưới
đây:
……………………………………………………………..
3. Trong những cặp từ sau, cặp từ nào là cặp từ đồng
nghĩa:
A. chăm làm – chăm sóc
B. siêng năng – chăm chỉ
C. bao la – hun hút
D. dũng cảm – hèn nhát
Thông hiểu (phân
loại đúng từ đồng
nghĩa, nhận diện từ
đồng nghĩa trên ngữ
liệu mới)
1. Hãy xếp các từ dưới đây thành ba nhóm đồng nghĩa:
thấp, lùn, bao la, mênh mông, bát ngát, hun hút, nông,
thênh thang, chất ngất, vòi vọi, nông choèn.
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3thấp, bao la, chất ngất,…2. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa với
những từ còn lại trong mỗi dòng sau:
– chăm chỉ, siêng năng, chăm, cần cù, chăm sóc.
– yên tĩnh, yên lặng, tĩnh lặng, yên tâm, tĩnh mịch.
Vận dụng (chọn
được từ đồng nghĩa
phù hợp với ngữ
cảnh, làm cho câu
văn them sinh động;
1. Chọn từ trong ngoặc đơn em cho là hay nhất để điền
vào chỗ trống trong câu văn sau, nói rõ vì sao em chọn
từ đó:
“Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ…vào tâm hồn thơ ngây
trong trắng của tôi biết bao yêu thương”. (rót, trút, đổ,

10

viết đoạn văn có sử
dụng từ đồng nghĩa)
dội)
2. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu miêu tả cảnh
vật mà em thích trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa chỉ
màu sắc.
3. Chọn từ đồng nghĩa trong ngoặc để điền vào chỗ
trống trong các câu sau sao cho phù hợp.
(thiệt mạng, ra đi, hi sinh, chết, mất, bỏ mạng)
a. Các chiến sĩ đã ………… anh dũng vì độc lập tự do của
dân tộc.
b. Tai nạn giao thông hôm qua đã làm 20 người………
c. Bác Hồ …………….. để lại niềm tiếc thương vô hạn
cho toàn thể đồng bào ta.
d. Bọn giặc đã ………………trong một trận càn quét.
e. Mẹ Lan ………….. khi Lan con rất nhỏ.
f. Ông muốn nói ai sinh ra trên đời này rồi cũng đến lúc
phải……………Vì vậy mọi người phải bình tâm vì sự ra
đi của ông.

Ví dụ 2: Từ trái nghĩa

Các mức độ
nhận thức
Ví dụ minh họa
Nhận biết
(nhớ lại định
nghĩa từ trái
nghĩa, nhận
diện từ trái
nghĩa)
1.Viết tiếp vào chố trống cho hoàn chỉnh để có định nghĩa về
từ trái nghĩa.
Từ trái nghĩa là những từ………………………………………….
2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ
có tác dụng:
A. Tránh lặp từ.
B. Làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,
…đối lập nhau.
C. Tạo nên những câu nói có nhiều nghĩa.
D. Tạo nên những bất ngờ, thú vị.
3. Tìm từ trái nghĩa với từ đẹp
……………………………………………………………………
4. Gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ
sau:
a. Lá lành đùm lá rách.
b. Trên kính dưới nhường.
c. Lên thác xuống ghềnh.

11

5. Điền vào mỗi chỗ chấm một từ trái nghĩa với từ in đậm để
hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:
Hẹp nhà ……….bụng.
Xấu người…….. nết.
Thức ………….. dậy sớm.
Thông hiểu
(nhận biết từ
trái nghĩa trên
ngữ liệu mới)
1. “Căn phòng này tuy nhỏ bé nhưng nó là nơi ghi dấu những
kỉ niệm thân thương của gia đình em”.
Từ trái nghĩa với từ “nhỏ bé” trong câu trên là:
A. Kềnh càng
B. Rộng lớn
C. Nhỏ nhắn
D. Vang dội
2. Tìm từ trái nghĩa với những từ sau:
– cao thượng -…………………………
– chậm chạp -…………………………
– khiêm tốn – …………………………
Vận dụng
(tìm được các
từ trái nghĩa
với từ đã cho
trong các ngữ
cảnh khác
nhau, đặt câu
với cặp từ trái
nghĩa, tạo câu
có ý tương
phản, viết
đoạn văn có sử
dụng từ trái
nghĩa)
1. Đặt một câu có chứa một cặp từ trái nghĩa.
2. Viết tiếp vế câu thích hợp có sử dụng từ trái nghĩa với từ
được gạch dưới:
Ai cũng quý những người chăm chỉ,………………………
3. Tìm ba từ trái nghĩa với các nghĩa khác nhau của từ ngọt
và đặt ba câu, mỗi câu có từ ngọt và một từ trái nghĩa tìm
được.
4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng
cặp từ trái nghĩa nói về người bạn mà em yêu quý nhất.

Ví dụ 3: Đại từ

Các mức
độ nhận
thức
Ví dụ minh họa
Nhận biết
(nhớ lại
định
nghĩa đại
từ, nhận
1. Điền vào chỗ trỗng những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh định
nghĩa về đại từ:
Đại từ là từ dùng để…………..……hoặc ……………….danh từ,
động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong
câu cho khỏi………….các từ ngữ ấy.

12

diện đại
từ)
2. Gạch chân dưới đại từ trong câu sau:
Tôi rất thích học Toán. Em trai tôi cũng vậy.
Thông
hiểu (chỉ
ra được
đại từ
thay thế
cho từ
ngữ nào
trong
đoạn văn,
đoạn thơ)
1. Cho đoạn hội thoại sau:
Tan học, Hoa hỏi Lan: (1)
– Lan ơi, bạn được mấy điểm toán? (2)
– Tớ được mười, còn cậu được mấy điểm? (3 ) – Hà nói. (4)
– Tớ cũng thế. (5)
Đoạn hội thoại trên có các đại từ:
Đại từ …………trong câu (2) thay thế cho…………………….
Đại từ………….trong câu (3) thay thế cho…………………….
Đại từ………….trong câu ( 3) thay thế cho……………………
Đại từ…………..trong câu (5) thay thế cho……………………
Đại từ…………..trong câu (5) thay thế cho……………………
Vậndụng
(dùng
được đại
từ thích
hợp để
thay thế
các từ lặp
trong câu,
Trong
đoạn văn;
viết đoạn
văn hội
thoại có
sử dụng
đại từ.
1. Thay từ gạch chân bằng một đại từ thích hợp:
a. Nguyễn Duy Thì đi sứ nước Minh. Vua Minh muốn thử tài Nguyễn
Duy Thì bèn ra một câu đố.
……………………………………………………………………
b. Khỉ con sắp được đi thăm bà ngoại bên kia núi. Khỉ con vui lắm,
gặp ai cũng khoe.
…………………………………………………………………………
2. Viết một đoạn văn hội thoại có sử dụng đại từ xưng hô
Đoạn văn:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

Ví dụ 4: Câu ghép

Các mức
độ nhận
thức
Ví dụ minh họa

13

Nhận biết
(nêu lại
định nghĩa
về câu
ghép, nhận
diện quan
hệ từ nối
các vế câu
ghép)
1. Ghi tiếp vào chỗ trống cho hoàn chỉnh định nghĩa về câu ghép:
Câu ghép là câu………………………………………………………
Mỗi vế câu ghép có cấu tạo giống…………………………………..
(có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý
của những vế câu khác.
2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Các vế câu ghép có thể nối với nhau bằng những từ ngữ nào:
A. Chỉ nối với nhau bằng cặp từ hô ứng.
B. Chỉ nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
C. Nối với nhau bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng.
D. Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ.
3. Các vế của câu ghép ‘‘Nếu biển lặng sóng thì anh sẽ đi du
ngoạn trên thuyền’’ nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối bằng dấu chấm, dấu phẩy.
B. Nối trực tiếp, không dùng từ nối.
C. Nối bằng cặp quan hệ từ.
D. Nối bằng cặp từ hô ứng
Thông
hiểu (phân
biệt được
câu đơn và
câu ghép;
xác định
được các
vế câu
ghép; nhận
diện cách
nối các vế
câu ghép
trên ngữ
liệu mới)
1. Phân chia các câu sau thành hai loại: câu đơn và câu ghép rồi
ghi kết quả vào chỗ trống:
a. Sáng ấy, tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm, thả xuống dòng nước.
b. Thạch Sanh thật thà, tốt bụng còn Lý Thông độc ác, gian xảo.
c. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
d. Ông là nhà tư sản yêu nước, nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
– Các câu…………………..là câu đơn.
– Các câu…………………..là câu ghép.
2. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ
phận vị ngữ trong từng vế câu của mỗi câu ghép sau:
a. Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
b. Vì trời mưa to nên đường ngập nước.
3. Câu ghép: ‘‘Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xóa,
nước réo ào ào’’ có mấy vế câu?
A. Một vế. Đó là:…………………………………………………
B. Hai vế. Đó là:………………………………………………….
C. Ba vế. Đó là:…………………………………………………..
D. Bốn vế. Đó là:…………………………………………………
Vận dụng
(điền quan
hệ, cặp
quan
1. Điền vào chỗ chấm quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô
ứng (trong ngoặc đơn) thích hợp với mỗi câu văn: (mặc
dù…nhưng, càng…càng, còn, nếu…thì)

14

hệ từ nối
các vế câu
ghép; tạo
câu
ghép; viết
đoạn văn
có sử dụng
câu ghép)
a).……..Y Hoa được người làng trọng vọng……cô vẫn rất thân mật
và hòa mình với mọi người.
b).……..bé Lan được đưa đến bệnh viện kịp thời……nó không phải
chịu những cơn đau quằn quại, khổ sở như vậy.
c)Gió ……..to, con thuyền……..lướt nhanh trên mặt biển.
d) Mẹ em là giáo viên …….bố em là bộ đội.
2. Từ các câu ghép dưới đây, hãy tạo ra câu ghép mới bằng cách
thay đổi vị trí của các vế câu đó:
a) Nếu trời đẹp, tôi và Lan sẽ đi công viên Thủ Lệ.
→…………………………………………………………………
b) Tại bạn hay đi học muộn nên lớp mình bị trừ điểm thi đua.
→……………………………………………………………………
c) Vì trời mưa nên đường rất trơn.
→……………………………………………………………………
3. Ghi vào chỗ trống vế câu thích hợp tạo thành câu ghép:
a. Bà em kể chuyện Thạch Sanh,……………………………………
b. Mặc dù nhà Lan rất nghèo nhưng…………………………………
c. Mùa xuân đã đến,…………………………………………………..
d. Không những Bạn Hoa học giỏi……………………………………
4. Viết một đoạn văn ngắn miêu tả một người bạn cùng lớp
trong đó có sử dụng câu ghép. Cho biết các vế trong câu ghép
được nối với nhau bằng cách nào.
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..
Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cách:………………..
………………………………………………………………………

Ví dụ 5: Dấu câu

Các mức độ
nhận thức
Ví dụ minh họa
Nhận biết (nhớ
lại tác dụng của
các dấu câu,
1. Ghi tiếp vào chỗ trống để có những câu trả lời đúng:
Dấu hai chấm dùng để:
– Báo hiệu lời tiếp theo là………………………………………..

15

nhận diện các
dấu câu)
Ví dụ: Lan hỏi tôi: “Hôm nay, cậu được mấy điểm?”
– Báo hiệu lời tiếp theo là ……………………………………….
Ví dụ: Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm
nay tôi đi học.
– Báo hiệu lời tiếp theo là………………………………………
Ví dụ: Trên bàn có rất nhiều thứ: vở, bút, sách, thước kẻ………
Thông hiểu
(nhận biết tác
dụng của dấu câu
trên ngữ liệu
mới)
1. Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì?
Người cha muốn người con có những phẩm chất sau:
– Làm người chính trực – Yêu cuộc sống
– Tin tưởng vào bản thân mọi người
A. Dẫn lời nói của nhân vật
B. Đánh dấu sự liệt kê.
C. Đánh dấu sự giải thích.
D. Ngăn cách các bộ phận trong câu.
Vận dụng (minh
họa tác dụng của
dấu câu, điền dấu
câu thích hợp
trong đoạn văn,
viết đoạn văn có
sử dụng dấu câu
theo yêu cầu, tìm
các phương
ánkhác nhau điền
dấu câu cho đọan
văn)
1. Hoàn thành bảng sau:
Tác dụng của dấu hai chấm Ví dụ1.Báo hiệu lời tiếp theo là lời
nói của người khác được dẫn
lại………………………………
………………………………
………………………………..2. Báo hiệu lời tiếp theo là lời
giải thích, thuyết minh………………………………..
………………………………..3. Báo hiệu lời tiếp theo là sự
liệt kê………………………………..2. Điền dấu phẩy hoặc dấu hai chấm vào chỗ chấm trong
câu sau.
Nói rõ vì sao em chọn dấu câu ấy:
Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra …. cánh đồng
với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những
đoàn thuyền ngược xuôi.
Dấu cần điền là:………………….. Vì………………………
3. Điền dấu hai chấm vào chỗ nào trong câu sau:
Mở gói quà Hà tròn mắt ngạc nhiên một con búp bê tuyệt đẹp.
4. Hãy viết một đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em với
bạn về một bộ phim đã xem, trong đó có dùng dấu hai chấm,
dấu ngoặc kép.
5. Những dấu câu nào có thể điền vào câu “Trời sáng rồi”?
Đáp án:
Trời sáng rồi.
Trời sáng rồi!

16

Trời! Sáng rồi!
Trời sáng rồi?

2.3. Vận dụng lí thuyết Bloom để xây dựng đề kiểm tra – đánh giá kết
quả dạy học Luyện từ và câu
2.3.1. Nguyên tắc thiết kế đề kiểm tra
– Đề kiểm tra phải đảm bảo tính toàn diện: Đề phải kiểm tra được bao quát
các kiến thức, kĩ năng trong đó chú trọng kiến thức trọng tâm, cơ bản nhất, thiết
yếu nhất thường dùng trong đời sống thực tiễn.
– Đề kiểm tra phải đảm bảo tính vừa sức: Đề kiểm tra phải bám sát và dựa
trên chuẩn kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức. Nếu đề kiểm tra không bám
chuẩn kiến thức, kĩ năng thì kết quả thu được có thể quá thấp hoặc quá cao so với
yêu cầu, mục tiêu bài học.
– Đề kiểm tra có tính phân loại học sinh: Nội dung các đề kiểm tra phải bao
hàm đầy đủ các cấp độ nhận thức nhằm kích thích khả năng tư duy sáng tạo của
học sinh, phân hóa học sinh. Tránh ra đề chỉ kiểm tra trí nhớ, kiểm tra thuộc lòng,
học vẹt.
– Đề kiểm tra có những câu hỏi, bài tập nhằm phát hiện ra những khó khăn,
sai lầm phổ biến của học sinh, từ đó giáo viên sẽ có hướng điều chỉnh phương pháp
dạy học sao cho phù hợp.
– Đề kiểm tra phải có sự phối hợp giữa các hình thức kiểm tra đánh giá để
đảm bảo độ khách quan, chính xác, đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
2.3.2. Quy trình thiết kế đề kiểm tra
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung của đề kiểm tra: phải căn cứ vào mục
tiêu cụ thể của từng bài, từng chương để xác định mục tiêu và nội dung kiểm tra.
Khi ra đề ở giai đoạn nào, giáo viên cần nắm vững nội dung kiến thức, kĩ năng ở
giai đoạn đó.
Bước 2: Xây dựng ma trận đề kiểm tra. Đó là một bảng với một chiều thường
là nội dung các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng cần đánh giá và một chiều là các mức
độ nhận thức của học sinh (nhận biết, thông hiểu, vận dụng).
Bước 3: Thiết kế các câu hỏi theo ma trận: Đó là các câu hỏi tự luận hay trăc
nghiệm dựa trên ma trận đã thiết kế ở trên. Mức độ khó của câu hỏi căn cứ vào
mục tiêu và nội dung cần đánh giá.
Bước 4: Xây dựng đáp án và barem điểm: Theo quy chế của Bộ giáo dục.
2.3.3. Thiết kế một số đề kiểm tra phân môn luyện từ và câu lớp 5
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
ĐỀ 1: Thời gian: 30 phút
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
– Học sinh có một số kiến thức sơ giản về: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa, đại từ.
* Kĩ năng:
17
– Hoc sinh có kĩ năng xác định từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ
nhiều nghĩa, đại từ.
– Xác định nghĩa của thành ngữ thuộc chủ điểm đã học.
II. Ma trận đề kiểm tra

Nội dung kiểm traNhận
biết
(câu)
Thông
hiểu
(câu)
Vận
dụng
(câu)
Tổng số điểm
1.Từ đồng nghĩa492
2.Từ trái nghĩa7102
3.Từ đồng âm8; 32
4.Từ nhiều nghĩa51
5. Nghĩa của thành ngữ11
6. Đại từ2, 62
Tổng số câu hỏi35210

III. Nội dung đề kiểm tra:
1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Thành ngữ “Dám nghĩ dám làm” khuyên chúng ta điều gì?( H)
A. Cần phải làm tất cả những gì mà mình muốn.
B. Cần phải suy nghĩ trước khi làm một việc gì đó.
C. Cần phải mạnh dạn, táo bạo có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng
kiến.
D. Phải suy nghĩ thấu đáo trước khi làm.
2. Điền từ thích hợp vào chố trống: (NB)
Đại từ là từ dùng để…………….…(1)…………hay để………(2)……..danh
từ, động từ, tính từ ( hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho
khỏi lặp lại từ ngữ ấy.
3. Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ đồng âm? (H)
A. Chân núi – chân bàn B. Câu thơ – cần câu
C. Đi chơi – đi học D. Chạy bộ- chạy giặc
4. Trong các từ dưới đây, từ nào không đồng nghĩa với ba từ còn lại?
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (H)
A. mênh mông B. bát ngát C. thênh thang D. chất ngất
5. Từ “ ăn” trong câu nào mang nghĩa gốc? Khoanh tròn vào chữ cái
trước câu trả lời đúng:( H)
A. Bạn Lan rất ăn ảnh.
B.Rễ cây ăn sâu vào lòng đất.
C.Hôm nay, nhà tôi ăn cơm muộn.
D. Chiếc xe này ăn xăng lắm.
18
6. Trong câu văn sau có những đại từ nào? Khoanh tròn vào chữ cái
trước câu trả lời đúng: (NB)
Lan nói với Hoa: “Ngày mai, cậu và em gái cậu có đi xem phim không?”
A. Lan, tôi B. Cậu, em gái C. Em gái, Lan D. Cậu
7. Từ nào trái nghĩa với từ “chăm chỉ”? Khoanh tròn vào chữ cái trước
câu trả lời đúng:( NB)
A.Chăm làm B. Chăm sóc C. Lười biếng D. Cần cù
8. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.Từ “ bò” trong câu:
“Kiến bò đĩa thịt bò” là: ( NB)
A. Từ đồng nghĩa B.Từ trái nghĩa C.Từ đồng âm D.Từ nhiều nghĩa
9. Em hãy chọn một từ đồng nghĩa để điền vào chỗ trống trong câu văn
sau để nói được sức quyến rũ mạnh mẽ của hương thơm. (VD)
“Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi ổi chín….qua mặt”
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
A. phả B. bay C. chảy D. lướt
10. Đặt câu có sử dụng một cặp từ trái nghĩa. (VD)
……………………………………………………………………………….
Đáp án

Câu12345678910
Đáp
án
CXưng
hô/ thay
thế
BDCDCCC

ĐỀ 2: Thời gian: 30 phút
I. Ma trận đề kiểm tra

Nội dung kiểm traNhận
biết
(câu)
Thông
hiểu
(câu)
Vận
dụng
(câu)
Tổng số
điểm
1.Từ đồng nghĩa792
2.Từ trái nghĩa11
3.Từ đồng âm51
4.Từ nhiều nghĩa682
5. Nghĩa của từ41
6. Đại từ32
7. Từ loại21
Tổng số câu hỏi3429

II. Nội dung kiểm tra
19
Đọc thầm bài sau rồi hoàn thành các bài tập:
Việt Nam
Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng đồng ruộng rừng cây
Non cao gió dựng sông đầy nắng chang.
Xum xuê xoài biếc cam vàng
Dừa nghiêng, cau thẳng hàng hàng nắng soi.
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi như người Việt Nam.
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.
Trường Sơn chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào.
Mặt người sáng ánh tự hào
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do.
Bốn nghìn năm dựng cơ đồ
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.
Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam ta gọi tên người thiết tha.
Lê Anh Xuân
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Từ nào trái nghĩa với từ “đẹp” trong câu “Có nơi đâu đẹp tuyệt vời”? (NB)
A. Xinh B. xấu C. xinh tươi D. xấu xa
2. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? (NB)
A. bao la, thiết tha, mỡ màng, hàng hàng
B. lấp lánh, thiết tha, mỡ màng, nghìn năm
C. lấp lánh, thiết tha, mỡ màng, tự do
D. lấp lánh, thiết tha, mỡ màng, dáng đi
3. Trong hai câu thơ dưới đây có những đại từ nào? (H)
Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam ta gọi tên người thiết tha .
A. ta, người B. ta, người, Việt Nam
C. ta, người, ông cha D. ta
4. Em hiểu từ “cơ đồ” trong câu “Bốn nghìn năm dựng cơ đồ” nghĩa là gì?(H)
A. sự nghiệp do cha ông ta xây dựng B. cuộc sống mới
C. những công trình D. lịch sử dân tộc
5. Từ “ vàng’’ trong câu “ Xum xuê xoài biếc cam vàng” và câu “ Giá vàng
tăng rất nhanh” là: ( H)
A. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa
C. Từ nhiều nghĩa D. Từ đồng âm
6. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ nhiều nghĩa? (H)
A. Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa. / Chú mèo có cái mũi rất đẹp.
20
B. Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang. / Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới.
C. Bốn nghìn năm dựng cơ đồ. /Năm nay, em lên 9 tuổi.
D. Mặt người sáng ánh tự hào. / Bạn Lan có khuôn mặt bầu bĩnh.
7. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ “mẹ” (trong câu “Cửu Long lòng
mẹ bao la sóng trào”)? (NB)
A. Má B. mế C. u D. tía
8. Đặt câu có từ “ngọt” được dùng với các nghĩa sau: (VD)
a. Nói nhẹ nhàng, dễ nghe: ………………………………………………
b. Có vị của đường mật
……………………………………………………………………………
8. Điền các từ đã cho trong ngoặc đơn dưới đây vào chỗ chấm sao cho phù
hợp: (VD)
(xanh, xanh ngắt, xanh mướt, xanh lam)
Em rất yêu màu xanh: màu …………………………..của lá non,
màu………………………..của trời cao, màu…………………….của nước biển
những ngày đẹp trời, màu nào em cũng thấy đẹp.
ĐỀ 3: Thời

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay