dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 3

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 3

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tuy đã đi xa nhưng
Người đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô
giá, đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của
Người là tấm gương sáng ngời về đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân ta suốt đời
phấn đấu học tập và noi theo. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương
của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là tấm gương
đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở
thành một người cách mạng, người công dân tốt của xã hội. Trong nhiều nội
dung tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lòng nhân ái, vị tha, khoan dung,
nhân hậu, hết mực vì con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho
chúng ta sự kính trọng, ngưỡng mộ và cố gắng phấn đấu noi theo.
Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: “Giáo dục
thế hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức
làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu
khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà,
khiêm tốn, dũng cảm,…”.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể chính
thức được Bộ giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 27 tháng 12 năm 2018,
phẩm chất “nhân ái” là một trong năm phẩm chất cốt lõi: Yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
4
Hình 1. Phẩm chất và năng lực cốt lõi của HS trong CT giáo dục tổng thể
Phẩm chất: là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con
người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Phẩm chất nhân ái là
một nhóm trong những phẩm chất cốt lõi cần được hình thành và phát triển
cho học sinh. Phẩm chất “Nhân ái” bao hàm các biểu hiện sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Nhân áiCấp Tiểu họcCấp THCSCấp THPT
Yêu quý
mọi
người
– Yêu thương, quan
tâm, chăm sóc người
thân trong gia đình.
– Yêu quý bạn bè,
– Trân trọng danh dự,
sức khoẻ và cuộc
sống riêng tư của
người khác.
– Quan tâm đến mối
quan hệ hài hoà với
những người khác.
– Tôn trọng quyền và

5

thầy cô; quan tâm,
động viên, khích lệ
bạn bè.
– Tôn trọng người lớn
tuổi; giúp đỡ người
già, người ốm yếu,
người khuyết tật;
nhường nhịn và giúp
đỡ em nhỏ.
– Biết chia sẻ với
những bạn có hoàn
cảnh khó khăn, các
bạn ở vùng sâu, vùng
xa, người khuyết tật
và đồng bào bị ảnh
hưởng của thiên tai.
– Không đồng tình
với cái ác, cái xấu;
không cổ xuý, không
tham gia các hành vi
bạo lực; sẵn sàng
bênh vực người yếu
thế, thiệt thòi,…
– Tích cực, chủ động
tham gia các hoạt
động từ thiện và hoạt
động phục vụ cộng
đồng.
lợi ích hợp pháp của
mọi người; đấu tranh
với những hành vi
xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân.
– Chủ động, tích cực
vận động người khác
tham gia các hoạt
động từ thiện và hoạt
động phục vụ cộng
đồng.
– Tôn trọng sự khác
biệt của bạn bè trong
lớp về cách ăn mặc,
tính nết và hoàn cảnh
gia đình.
– Không phân biệt đối
xử, chia rẽ các bạn.
– Sẵn sàng tha thứ
cho những hành vi có
lỗi của bạn.
– Tôn trọng sự khác
biệt về nhận thức,
phong cách cá nhân
của những người
khác.
– Tôn trọng sự đa
dạng về văn hoá của
các dân tộc trong
cộng đồng dân tộc
Việt Nam và các dân
tộc khác.
– Cảm thông và sẵn
– Tôn trọng sự khác
biệt về lựa chọn nghề
nghiệp, hoàn cảnh
sống, sự đa dạng văn
hoá cá nhân.
– Có ý thức học hỏi
các nền văn hoá trên
thế giới.
– Cảm thông, độ
lượng với những
hành vi, thái độ có lỗi
của người khác.
Tôn
trọng sự
khác biệt
giữa mọi
người

6

sàng giúp đỡ mọi
người.

Từ ngàn xưa, cha ông ta đã từng răn dạy: “Thương người như thể thương
thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy
rằng khác giống nhưng chung một giàn”… Đúng vậy, yêu thương con người
là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam mà mỗi chúng ta
ngày nay phải có trách nhiệm kế thừa và phát huy nó lên một tầm cao mới.
Giáo dục phẩm chất nhân ái hay còn gọi là “Giáo dục chủ nghĩa nhân đạo”
là mục đích xuyên suốt quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng trọng vấn đề giáo dục
học sinh có phẩm chất nhân ái, biết quan tâm- chia sẻ yêu thương với gia
đình và những người xung quanh, từng bước đáp ứng những nhu cầu cấp
thiết của xã hội hiện đại, góp phần nuôi dưỡng những thế hệ chủ nhân tương
lai của đất nước có nhân cách phát triển toàn diện – những “công dân toàn
cầu”, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 3 ”.
7
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến
1.1. Về phía giáo viên
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy 100% giáo viên đều nhận thức
được mức độ cần thiết phải giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh. Tất cả
giáo viên đều cho rằng nhờ có phẩm chất nhân ái thì mới là người tốt, người
có ích cho xã hội, học sinh biết đồng cảm và chia sẻ với mọi người, quan tâm
đến mọi người sẽ giúp các em hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức sau
này.
Tuy nhiên qua trao đổi và quan sát hoạt động của giáo viên trên lớp, tôi
nhận thấy giáo viên thường sử dụng những phương pháp mang tính truyền
thống như phương pháp đàm thoại, trò chơi, thực hành, luyện tập. Những
phương pháp GV ít sử dụng những phương pháp đòi hỏi sự sáng tạo và mất
nhiều thời gian, khó khăn khi tổ chức và đánh giá như phương pháp động não,
thảo luận nhóm, dự án. GV cũng chưa để ý nhiều đến việc lồng ghép giáo dục
phẩm chất nhân ái cho HS trong các tiết học chính khóa.
Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp việc giáo dục lòng nhân ái cho
HS cũng chưa được chú trọng nhiều. Ví dụ: Khi yêu cầu HS khuyên góp ủng
hộ một số GV chưa giúp HS hiểu sâu sắc ý nghĩa của các việc từ thiện.
GV ít tạo cơ hội giáo dục lòng nhân ái qua những câu chuyện kể, qua
đoạn video, chương trình truyền hình hay phát động đọc sách,…
Một số GV không tôn trọng sự khác biệt, ít cảm thông còn nôn
nóng đòi hỏi người khác phải làm theo ý nghĩ của mình còn hay chê bai
dè bỉu nên chưa phát huy hết được khả năng vốn có của HS. Chưa kể đến
một số GV chưa có bao dung, hay tha thứ cho học trò của mình.
1.2. Về phía học sinh
Khi được hỏi về lòng nhân ái đa phần các em đều hiểu được một phần ý
nghĩa của phẩm chất nhân ái. Các em mới chỉ hiểu: “Nhân ái là yêu thương
con người”. Như vậy, mỗi học sinh đều ý thức được khái niệm của nhân ái
nhưng biểu hiện cụ thể của nó thì các em chưa được trang bị kĩ càng.
8
Việc thể hiện cảm xúc và thái độ nhân ái của các em đối với mọi người
xung quanh còn nhiều hạn chế. Các em ít thể hiện được cảm xúc tích cực sau
khi thực hiện hành vi nhân ái hoặc có biểu hiện về phẩm chất nhân ái nhưng
chưa thể hiện rõ nét. Chỉ khi có tình huống đặc biệt như bạn bị ngã, bạn bị đau
thì một số học sinh mới có biểu hiện rõ.
Việc biểu hiện phẩm chất nhân ái của học sinh không đồng đều. Bên
cạnh một số ít học sinh thường xuyên có biểu hiện nhân ái trong quan hệ với
cô giáo, bạn bè ở lớp và hiểu được ý nghĩa xã hội của hành vi thì đa số học
sinh ít thể hiện hoặc không biết cách thể hiện phẩm chất nhân ái với mọi
người.
Cá biệt một số học sinh ứng phó và giải quyết các tình huống xảy ra
hàng ngày thiếu kiềm chế bản thân: những chuyện nhỏ nhặt thường ngày mà
các em ứng xử thiếu lòng nhân ái, trái với chuẩn mực đạo đức, có em vô cảm
trước những hành vi bạo lực: chứng kiến bạo lực mà không hề có biểu hiện
can ngăn.
1.3. Về phía phụ huynh học sinh
Hiện nay quan điểm của phụ huynh đã có nhiều thay đổi: Có nhiều phụ
huynh có quan điểm mong muốn được dạy đạo đức làm người song song học
với việc học kiến thức. Tuy nhiên cũng còn một số phụ huynh do mải công
việc nên mới chỉ biết lo cung ứng về mặt vật chất nhưng thiếu sự gắn kết, gần
gũi vì không hiểu tâm tư nguyện vọng của con cái. Có phụ huynh chưa là tấm
gương về lòng nhân ái cho con noi theo. Cá biệt có số ít phụ huynh dạy con
tính ích kỉ, hiếu thắng, không bao dung với người khác.
1.4. Về phía xã hội
Trong xã hội có rất nhiều tấm lòng nhân ái sẵn sàng hi sinh bản thân
mình để cứu giúp mọi người: Trong thời gian đất nước chống dịch COVID-
19, các cụ già 70, 80 thậm chí 90 tuổi sẵn sàng ủng hộ 1-2 triệu đồng từ số
tiền tiết kiệm, dành dụm đã tạo nên những hiệu ứng tích cực, tạo sự lan tỏa
trong toàn xã hội. Chàng thanh niên Đặng Minh Trí 24 tuổi, quê Quảng
9
Bình đã đến TP Bắc Giang sau khi vượt hơn 500km từ TP Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình để tình nguyện tham gia lực lượng y tế Bắc Giang chống dịch.
Những bạn sinh viên tích cực hiến máu tình nguyện cứu người bệnh.
Thậm chí có những thiếu niên như em Trần Đức Đông SN 2007, ở Bình
Phước đã kiệt sức tử vong sau khi cứu được 4 bạn bị đuối nước…. Đó là
những tấm gương, những hình ảnh về lòng nhân ái mà chúng ta phải
ngưỡng mộ.
Bên cạnh đó lại có khá nhiều người chỉ biết nhận mà không biết cho đi,
sống bàng quang và vô cảm với mọi người xung quanh. Trong họ đầy sự đố
kị, sự vô cảm, sự thù hận ích kỉ mang tính cá nhân, thiếu sự bao dung, độ
lượng. Họ không còn xúc cảm đối với cuộc sống đang diễn ra xung quanh
mình. Nhìn thấy một cảnh đau lòng mà không hề rung động, lạnh nhạt bước
đi mà không thương xót. Hay nhìn người gặp nạn không cứu giúp mà chụp
ảnh câu like. Có những kẻ danh nghĩa nhà hảo tâm, tìm đến những mảnh đời
khó khăn, thiếu thốn để kêu gọi gây quỹ từ thiện, nhưng khi có tiền từ thiện,
họ lại trích một phần bỏ vào túi riêng.
Cá biệt có những kẻ không có lòng nhân ái đã làm trỗi dậy bản năng
thú tính của những kẻ giết người vì tiền. Nếu trong con người có tính hướng
thiện thì dù khó khăn đến đâu cũng vẫn vượt qua, họ sẽ kiếm sống một cách
lương thiện mà không gây tội ác.
Nguyên nhân:
GV chưa nắm vững nội dung và phương pháp giáo dục phẩm chất nhân
ái. Việc giáo dục của giáo viên còn mang nặng tính hình thức, tính lý thuyết
giảng giải, học sinh chưa có nhiều cơ hội để trải nghiệm và thể hiện phẩm chất
nhân ái. Giáo viên thiếu những biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp đi sâu vào
việc dục phẩm chất nhân ái cho học sinh. Nội dung của các hoạt động giáo dục
phẩm chất nhân ái còn chưa thực sự phong phú, nhiều hoạt động mang tính dập
khuôn, không hứng thú với học sinh. Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động
không mới, tuy nhiên trên thực tế giáo viên tổ chức các hoạt động này còn đơn
điệu, đóng kín không có sự mở rộng, tiếp nối ở những hoạt động tiếp theo.
10
Do nhận thức hạn chế, có học sinh thường coi mình là trung tâm, đôi
khi hành động theo suy nghĩ cá nhân, chưa có ý thức về những việc mình làm.
Hành vi của các em chưa bền vững, chưa có tính chủ động, hay bắt
chước vô thức, thích bắt chước những người trẻ yêu mến cô giáo, bạn, bố, mẹ
Đa số cha mẹ trẻ chưa hiểu đầy đủ những nội dung giáo dục phẩm chất
nhân ái cho con. Đồng thời cha mẹ trẻ chưa nắm rõ các biện pháp phù hợp để
giáo dục phẩm chất nhân ái cho con mà chỉ giáo dục theo kinh nghiệm cá
nhân.
Một số gia đình cha mẹ còn thiếu ý thức và chưa chú trọng giáo dục
phẩm chất nhân ái cho con. Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường chưa
chặt chẽ, cha mẹ chưa chủ động tìm hiểu nội dung cũng như các phương pháp
giáo dục con, trong khi đó giáo viên cũng chưa quan tâm hướng dẫn và phối
hợp với phụ huynh trong hoạt động giáo dục phẩm chất nhân ái.
Như vậy có thể thấy việc giáo dục phẩm chất nhân ái chưa đạt những
hiệu quả như mong muốn, do đó cần thiết phải xây dựng các hoạt động giáo
dục phẩm chất nhân ái cho học sinh Tiểu học.
Kết luận: Việc giáo dục lòng nhân ái ngay từ học sinh Tiểu học là điều vô
cùng cần thiết, cấp bách, để đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông
và giảm hành vi vi phạm pháp luật hay bạo lực học đường.
11
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Với quan điểm: “Giáo dục bằng uy quyền sẽ tạo ra sự đối kháng, giáo
dục bằng tình yêu thương sẽ tạo ra những trái tim biết yêu thương, nhân ái”.
Để giúp học sinh có trái tim biết nhân ái, yêu thương, tôi đã sử dụng các giải
pháp sau:
2.1. Giải pháp 1: Giáo viên và học sinh nhận thức sâu sắc phẩm
chất nhân ái
2.1.1. Thế nào là phẩm chất nhân ái?
“Nhân” có nghĩa là người. “Ái” có nghĩa là tình thương yêu. Phẩm chất
nhân ái được hiểu là tình yêu thương, giúp đỡ giữa những con người với nhau.
Đó là thứ tình cảm chân thành, xuất phát từ chính trái tim dành cho nhau.
Phẩm chất nhân ái không bắt nguồn từ sự vị kỉ, hẹp hòi mà nó xuất
phát từ lòng bao dung, nhân ái. Nhân ái bắt nguồn từ những hành động, những
cử chỉ hay lời nói của ta mỗi ngày. Lòng nhân ái đâu phải là những việc làm
đao to bua lớn như ủng hộ cả chục triệu, trăm triệu cho người khó khăn. Nó
đôi khi đơn giản chỉ là một manh áo cũ, một cuốn vở cũ hay thậm chí là một
chút tiền tiết kiệm được gửi tới những người khó khăn và lòng chân thành.
Lòng nhân ái đôi khi là cách bạn giúp đỡ một cụ già qua đường, giúp đỡ một
em nhỏ đi lạc, một con vật bị thương…
Lòng nhân ái giúp cho con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết bền
chặt với nhau hơn. Nó tạo nên một khối đoàn kết mạnh mẽ khó có thể tách
rời, tạo nên sức mạnh của tập thể. Lòng nhân ái trong mỗi con người sẽ xoá
tan sự đố kị, sự với cảm, sự thù hận. Lòng nhân ái được lan rộng ra khắp thế
giới thì cuộc sống của con người sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều.
2.1.2. Các yếu tố cấu thành phẩm chất nhân ái
Phẩm chất nhân ái là một trong những giá trị nhân cách quan trọng của
con người nói chung, của người Việt Nam nói riêng bao gồm nhận thức, tình
cảm và hành vi.
* Yếu tố nhận thức: Là hiểu biết của con người về phẩm chất nhân ái,
12
biết được nhân ái là phải quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, tha thứ và bảo vệ bản
thân, mọi người, sự vật xung quanh; nhận biết được các hành vi/xúc cảm nhân
ái- nhận xét các biểu hiện nhân ái/; Nhận thức các tình huống/hoàn cảnh cần
đồng cảm.
* Yếu tố tình cảm: Là sự hứng thú, vui thích khi thể hiện phẩm chất nhân ái
với bản thân và mọi người xung quanh. Từ đó biết thể hiện xúc cảm, tình cảm
ra bên ngoài qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với tình huống và hoàn
cảnh.
* Yếu tố hành vi: Là những hành động nhân ái ra bên ngoài bằng ngôn ngữ
và những hành vi phi ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,… trong mối quan hệ
với bản thân và mọi người, với sự vật xung quanh. Đó là những hành động thể
hiện sự đồng cảm, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, bảo vệ và khoan dung. Hành vi
nhân ái của con người đối với bản thân, mọi người và sự vật xung quanh được
thể hiện bằng hành động cụ thể dựa trên thống nhất giữa nhận thức đúng đắn
và tình cảm tích cực của con người trong các tình huống cụ thể của cuộc sống
Các yếu tố cấu thành phẩm chất nhân ái có liên quan mật thiết với
nhau: Yếu tố TÌNH CẢM đóng vai trò chủ đạo, Yếu tố NHẬN THỨC đảm
bảo nội dung, Yếu tố. HÀNH VI giữ vai trò điều chỉnh và kiểm tra. Trong
thực tế cuộc sống, các yếu tố cấu thành phẩm chất nhân ái không tồn tại riêng
biệt, rời rạc mà gắn kết, thống nhất với nhau, tạo thành một kết cấu vững
chắc, thể hiện năng lực thực sự của con người trong ứng xử với bản thân, mọi
người và sự vật xung quanh.
2.1.3. Các tiêu chí và biểu hiện phẩm chất “Nhân ái” với HS Tiểu học
* Yêu quý mọi người
– Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình;
– Yêu quý bạn bè, thầy cô, quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè;
– Tôn trọng người lớn tuổi, giúp đỡ người già, người ốm yếu, người khuyết
tật, nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ;
13
– Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu,
vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai.
* Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
– Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè trong lớp về cách ăn mặc, tính nết và hoàn
cảnh gia đình.
– Không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.
– Sẵn sàng tha thứ cho những hành vi có lỗi của bạn.
2.1.4. Để giáo dục học sinh có lòng nhân ái, trước hết giáo viên là
tấm gương sáng về lòng nhân ái trong mọi việc làm, hành vi.
2.1.4.1. Tác phong
Giáo viên phải biết ăn mặc lịch sự, kín đáo.
Tác phong đi lại của thầy cô cũng là hình ảnh trực quan cuả học sinh.
Lời nói là phương tiện giao tiếp trực tiếp hàng ngày của thầy trò nên
chúng ta cũng cần thận trọng hơn khi giao tiếp với học sinh. Giáo viên tránh
xúc phạm, miệt thị, tránh thứ ngôn ngữ “chợ búa” làm các em tổn thương
hoặc không nể phục. Nếu trong lúc nóng giận, giáo viên có nặng lời với các
em thì đừng ngại nói lời xin lỗi.
Nét mặt, ánh mắt của giáo viên biểu lộ trực tiếp thái độ với các em học
sinh
Giáo viên không được ngang nhiên cho mình quyền xâm phạm đời tư
cá nhân của học sinh. Điều này không chỉ cho thấy thầy cô đã vi phạm pháp
luật mà còn thể hiện sự yếu kém trong xử lý tình huống sư phạm và công tác
chuyên môn. Như đương nhiên, việc tịch thu tài sản của học sinh chỉ là một
cách giải quyết mang tính trấn áp và cưỡng chế tạm thời bằng uy quyền. Tức
là chỉ ngăn cấm nhu cầu của đối tượng giáo dục chứ không giải quyết triệt để
vấn đề bằng góc độ nhân văn của giáo dục là khơi dậy niềm yêu thích và say
mê với môn học.
Việc phạt đánh mắng, đuổi ra khỏi lớp, ném sách vở cho thấy rõ giáo
viên không chỉ yếu kém về công tác quản lý giáo dục vì không nắm rõ văn
14
bản luật giáo dục mà còn thiếu tình yêu thương và lòng bao dung cảm hóa học
trò. Giáo viên cần biết cách chèo lái một cách khéo léo, cần gần gũi với các
em hơn, lắng nghe những tâm tư, chia sẻ của các em hơn, giáo dục bằng tình
yêu thương sẽ tạo ra những trái tim biết yêu thương, nhân ái và giàu lòng trắc
ẩn.
2.1.4.2. Phẩm chất, nhân cách
Đây là yếu tố quan trọng giúp chúng ta tự tin để dạy học trò. Những gì
thuộc về đạo đức, giáo viên cần phải giữ gìn, cần hoàn thiện. Nếu chúng ta
dạy học sinh biết tha thứ mà bản thân chúng ta lại không tha thứ cho ai, dạy
các em biết cảm thông mà chúng ta lại miệt thị người khác, dạy các em biết
bỏ đi thói ghen tị mà chúng ta lại ghen tị hẹp hòi hoặc nói với các em là phải
đối xử công bằng mà bản thân chúng ta đối xử với các em không công bằng…
thì chúng ta không thể thuyết phục được học sinh.
Giáo viên cần gần gũi tâm sự với học sinh, đặt mình vào hoàn cảnh học
sinh. Tâm sự bằng tình cảm chân thành của người thầy, người anh, người
chị,… có như thế học sinh mới thấy mình được giáo viên tin cậy, đồng cảm
nên sẽ sẵn sàng tâm sự với giáo viên. Qua đó giáo viên mới có biện pháp giáo
dục phù hợp.
Khi tiếp xúc với học sinh, giáo viên cần sẵn sàng lắng nghe theo sự
phản ánh của học sinh. Ánh mắt hướng về các em, lắng nghe bằng cả sự nhiệt
tình.
Giáo viên cần tận dụng mọi cơ hội, mọi thời gian thích hợp để lắng
nghe học sinh. Giáo viên cần tránh lối hành xử áp đặt, biết chấp nhận sự khác
biệt của mỗi học sinh. Lắng nghe phụ huynh, nghe để hiểu, để cảm nhận, nghe
để biết, nghe để ngẫm, để trả lời các em, để tìm ra những phương pháp giáo
dục phù hợp. Lắng nghe đồng nghiệp để tiếp nhận các thông tin biểu hiện của
các em trong giờ học để có cái nhìn và đánh giá xác thực hơn.
Mọi điều tốt đẹp nhất bắt đầu từ những lời cảm ơn hoặc xin lỗi, ngay
trong nhà trường. Biết xin lỗi mới nhận được lời cảm ơn. Giáo viên cần làm
15
gương cho học sinh, sẵn sàng nói lời xin lỗi, cảm ơn học sinh khi thật cần
thiết. Các em sẽ cảm thấy được tôm trọng, được ghi nhận.
Học cách lắng nghe sẽ giúp chúng ta xây dựng được các mối quan hệ
sâu sắc và để có thể hỗ trợ đến từng cá nhân học sinh. Nếu chúng ta biết lắng
nghe các em nói, các em sẽ cho chúng ta biết các em thích gì, không thích gì,
các em hiểu hay chưa hiểu điều chúng ta nói. Khơi gợi, truyền lửa cho sự đam
mê, sáng tạo của học trò đó chính là thành công của người thầy.
Kết luận:
Phẩm chất nhân ái là giá trị nhân văn, thể hiện sự thương yêu của
con người qua nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi tích cực đối với mọi
người và sự vật xung quanh. Phẩm chất nhân ái được thể hiện ở những
nội dung cơ bản: sự cảm thông, chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ, nhƣờng nhịn,
sẵn sàng tha thứ, mong muốn những điều tốt đẹp cho mọi người và sự vật
xung quanh. Phẩm chất nhân ái gồm 3 yếu tố: nhận thức; tình cảm, thái độ
và hành vi.
Giáo dục phẩm chất nhân ái đạt hiệu quả cần tuân theo một số
nguyên tắc: Giáo dục cần tác động đến học sinh bằng tình cảm, Giáo dục
phẩm chất nhân ái, Giáo dục thông qua môi trường giàu tính nhân văn.
Giáo dục bằng sự gương mẫu của người lớn xung quanh, tạo ấn tượng
mạnh cho trẻ trong quá trình dạy học, Tôi rất tâm đắc với các quan
điểm: “Cách giáo dục tốt nhất là giáo dục bằng chính nhân cách nhà giáo
dục” “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn
tuyên truyền”. “Mỗi thầy giáo, cô giáo, là tấm gương về lòng nhân ái…;
mỗi bậc phụ huynh, mỗi cán bộ, đảng viên là tấm gương về lòng nhân ái
thì sẽ lan tỏa, thẩm thấu vào trẻ thơ những giá trị yêu thương cao cả của
con người.”
16
2.2. Giải pháp 2: Lồng ghép giáo dục phầm chất nhân ái cho HS trong
các tiết học chính khóa.
2.2.1. Mục tiêu của việc lồng ghép giáo dục phẩm chất nhân ái trong
chương trình lớp 3 là
Trong trường học, ngoài việc học kiến thức ra giáo viên còn phải giáo
dục cho học sinh có đạo đức, một trong những phẩm chất đạo đức của học
sinh cần đạt được đó là phẩm chất nhân ái. Phẩm chất nhân ái là một trong
những yếu tố hình thành bản chất con người nên giáo viên cần dạy cho học
sinh biết đồng cảm, khoan dung, quan tâm, chia sẻ, bảo vệ, giúp đỡ những
người xung quanh. Từ đó hình thành nhân cách cho học sinh phù hợp với xu
hướng giáo dục hiện nay.
2.2.2. Nội dung và cách thực hiện lồng ghép
2.2.2.1. Lồng ghép giáo dục phẩm chất nhân ái thông qua một số
bài học cụ thể
Căn cứ vào nội dung từng bài để giáo viên thực hiện lồng ghép vào một
số bài cụ thể như sau:

MônTuầnTên bàiNội dung tích hợp
Tập
đọc
2Ai có lỗi?Biểu hiện phẩm chất “Nhân ái” được thể
hiện trong bài : Sẵn sàng tha thứ cho những
hành vi có lỗi của bạn.
Qua bài đọc GV giúp HS hiểu làm việc gì
chúng ta cũng cần suy xét cho kĩ, đừng vì
hiểu lầm, đừng vì tức giận mà làm sứt mẻ
tình cảm bạn bè. Hãy luôn biết bao dung,
tha thứ, nhường nhịn, luôn nghĩ tốt về nhau
không nên chấp nhặt mà trả thù bạn. Nếu
có lỗi, hãy can đảm nhận lỗi.

17

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Tập
đọc
8Các em nhỏ và cụ
già
Biểu hiện phẩm chất “ Nhân ái” được thể
hiện trong bài : Tôn trọng người lớn tuổi;
giúp đỡ người già, người ốm yếu khi họ
gặp khó khăn.
Qua bài đọc GV giúp HS rút ra được bài
học: Cần thể hiện sự quan tâm, yêu thương
với những người sống trong cộng đồng.
Giúp đỡ không phải lúc nào cũng là của cải
vật chất, đôi khi chỉ là một lời hỏi thăm,
động viên chia sẻ cũng giúp cho họ vơi đi
những nỗi buồn.
Tập
đọc
8Tiếng ruBiểu hiện phẩm chất “Nhân ái” được thể
hiện trong bài: Yêu thương, quan tâm,
đoàn kết với bạn bè, yêu quý những người
sống quanh ta.
Qua đó khuyên học sinh phải lòng yêu
thương, vị tha, khiêm nhường, cần tránh
những thói quen nhỏ nhen, ích kỉ. Hãy luôn
cảm thông, sống đoàn kết giữa những
người sống trong cộng đồng.
Tập
đọc
16Đôi bạnBiểu hiện phẩm chất “Nhân ái” được thể
hiện trong bài: Sống chan hòa, yêu thương,
luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè.
Qua đó giúp HS hiểu bạn Mến dũng cảm,
sẵn sàng cứu giúp người khác, không sợ
nguy hiểm đến tính mạng.
Tập
đọc
17Mồ Côi xử kiệnBiểu hiện phẩm chất “Nhân ái” được thể
hiện trong bài: Yêu thương, quan tâm giúp
đỡ những người trong xã hội, luôn coi

18

trọng lẽ công bằng.
Qua bài HS cần học tập chàng Mồ Côi đức
tính thật thà, tốt bụng, sẵn sàng giúp người,
cứu người, tất cả vì lẽ công bằng.
Tập
đọc
19Bộ đội về làngBiểu hiện phẩm chất “Nhân ái” được thể
hiện trong bài: Tình cảm quân dân như cá
với nước.
Qua đó giúp HS hiểu: Khi các chú bộ đội
về làng, mọi người dân từ em bé đến cụ già
yêu quý, trân trọng, đón tiếp niềm nở.
Khách và chủ hòa niềm vui vào nhau, thân
thiết như người một nhà. Tình cảm yêu
thương trân trọng góp phần giúp chúng ta
giành được thắng lợi huy hoàng.
Tập
đọc
31Bác sỹ Y-éc-xanhBiểu hiện phẩm chất “Nhân ái” được thể
hiện trong bài: Luôn yêu thương, quan tâm
và sống có trách nhiệm với mọi người trên
trái đất.
Qua đó giúp HS hiểu: Bác sĩ Y-éc-xanh
tấm gương đạo đức về phẩm chất nhân ái.
Ông luôn khiêm nhường, gần gũi với mọi
người. Ông không thể cảm thấy tâm hồn
bình yên khi không cứu giúp được nhân
loại trên trái đất.
LTVC8MRVT: Cộng
đồng
Biểu hiện phẩm chất “Nhân ái” thể hiện
trong bài: yêu thương, quan tâm và sống
có trách nhiệm với những người sống trong
cộng đồng.
Qua đó giúp HS tìm thêm những câu thành

19

ngữ, tục ngữ ca dao nói về tình cảm, sự gắn
bó trong cộng đồng.
LTVC14Ôn về từ chỉ đặc
điểm, ôn kiểu câu
Ai thế nào?
Biểu hiện phẩm chất “Nhân ái” thể hiện
trong bài: yêu thương, quan tâm và sống
có trách nhiệm với những người sống trong
cộng đồng.
Qua đó giúp HS tìm những từ chỉ về lòng
nhân ái. Đặt câu nói về lòng nhân ái của
những người sống trong cộng đồng.
TLV8Kể về người hàng
xóm
Biểu hiện phẩm chất “Nhân ái” được thể
hiện trong bài: yêu thương, quan tâm và
sống có trách nhiệm với những người sống
trong cộng đồng.
Qua đó giúp HS tìm Chú ý học sinh kể
lòng nhân ái của người hàng xóm với
những người sống trong cộng đồng.
TLV9Kể về tình cảm
người thân dành
cho em.
Biểu hiện phẩm chất “Nhân ái” được thể
hiện trong bài: yêu thương, quan tâm và
sống có trách nhiệm với những người thân.
Từ việc kể tình cảm của người thân dành
cho em, giáo viên gợi ý cho học sinh kể
tình cảm yêu thương của em dành cho
người thân hay tình cảm của em dành cho
bạn bè, cho những người hàng xóm, những
người sống trong cộng đồng.
TLV8Nghe kể: Không
nỡ nhìn.
Biểu hiện phẩm chất “Nhân ái” thể hiện
trong bài: yêu thương, quan tâm và sống
có trách nhiệm với những người sống trong

20

cộng đồng.
Qua đó HS cần quan tâm đến người già,
phụ nữ và em nhỏ trong cộng đồng.
TLV13Viết thưBiểu hiện phẩm chất “Nhân ái” được thể
hiện trong bài: Biết chia sẻ với những bạn
có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng
sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào
bị ảnh hưởng của thiên tai.
Qua đó hướng dẫn HS viết thư thể hiện sự
quan tâm chia sẻ với những bạn có hoàn
cảnh khó khăn ở 3 miền Bắc Trung Nam.
Viết thư gửi các bác sĩ nơi tuyến đầu chống
dịch bệnh Covid- 19,…
TLV30Viết thưBiểu hiện phẩm chất “Nhân ái” được thể
hiện trong bài: Biết chia sẻ với những bạn
có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật
và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai
trong mái nhà chung: “Trái đất”.
Qua đó hướng dẫn HS viết thư thể hiện sự
quan tâm chia sẻ với những bạn có hoàn
cảnh khó khăn ở các nước đang có chiến
tranh, đang gặp dịch bệnh, đang chịu thiên
tai,…
Đạo
đức
9.
10
Chia sẻ vui buồn
cùng bạn.
Biểu hiện phẩm chất “Nhân ái” thể hiện
trong bài: yêu thương, quan tâm và sống
có trách nhiệm với bạn bè
Qua đó giúp HS có những việc làm thể
hiện sự yêu thương, quan tâm, có trách
nhiệm

21

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Đạo đức14.
15
Quan tâm giúp
đỡ hàng xóm
láng giềng
Biểu hiện phẩm chất “Nhân ái” thể hiện
trong bài: yêu thương, quan tâm và sống
có trách nhiệm với những người sống
trong cộng đồng.
Qua đó giúp HS có những việc làm thể
hiện tình làng nghĩa xóm.
Đạo
đức
20,
21
Đoàn kết với
thiếu nhi quốc tế.
Biểu hiện phẩm chất “Nhân ái” được
thể hiện trong bài: Biết chia sẻ với
những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các
bạn ở vùng ảnh hưởng của thiên tai,
bệnh dịch.
Qua đó khuyến khích học sinh viết thư,
thăm hỏi, động viên, an ủi những bạn ở
các nước đang gặp thiên tai, dịch bệnh,
chiến tranh.

Ví dụ: Lồng ghép giáo dục phẩm chất nhân ái thông qua tiết dạy đạo đức
chính khóa.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC – LỚP 3.
CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
– HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
– Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
– Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
– Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn .
– Giáo dục cho HS biết giúp đỡ, chia sẻ vui buồn cùng bạn khi bạn gặp khó
khăn.
– Bài học góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất và năng
lực cốt lõi:
+ Phẩm chất nhân ái: yêu thương, quan tâm và sống có trách nhiệm với
22
bạn bè và những người trong cộng đồng.
+ Phát huy năng lực điều chỉnh hành vi của bản thân .
+ Năng lực tự chủ và tự học (thông qua làm việc cá nhân để thực hiện các
nhiệm vụ học tập)
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác (thông qua làm việc nhóm và trình bày kết quả)
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
Chuẩn bị của giáo viên :
Vở bài tập đạo đức.
Máy chiếu, thiết bị loa đài.
Văn phòng phẩm: Bút màu, kéo, hồ dán, giấy màu, dây treo.
Trò chơi cho hoạt động khởi động: 5 người 4 chân.
Cách chơi: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, 5 người / nhóm, dùng phấn để
vạch điểm xuất phát và đích.
– Yêu cầu nhiệm vụ của các nhóm là phải cùng nhau vượt qua một chặng
đường với chỉ có 4 chân chạm đất. Đội nào trong quá trình di chuyển chạm
đất với hơn 4 chân sẽ bị loại. Đội chiến thắng là đội về đích trước.
– Phiếu nhiệm vụ số 1A, 1B ( dành cho hoạt động khám phá vấn đề)

Phiếu nhiệm vụ số 1APhiếu nhiệm vụ số 1B
Em hãy đọc tình huống và trả lời câu
hỏi:
Đã hai ngày nay, các bạn học sinh
lớp 3B không thấy bạn Ân đến lớp.
Đến giờ sinh hoạt của lớp, cô giáo
buồn rầu báo tin:
Như các em đã biết, mẹ bạn Ân
lớp ta ốm đã lâu, nay bố bạn lại mới
bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia
đình bạn đang rất khó khăn.
Chúng ta cần phải làm gì để
Em hãy đọc tình huống và trả lời câu
hỏi:
Gần vào năm học mới rồi mà
sách vở của Liên còn thiếu nhiều
lắm. Hoàn cảnh gia đình đã khó
khăn, ba chị em đều đi học nên càng
túng bấn.
Hôm đến trường tập trung, nghe
các bạn kể về chuyện chuẩn bị sách
vở bút giây cho năm học mới, Liên
buồn lắm, lặng lẽ ra đứng một mình

23

giúp bạn Ân vượt qua khó khăn này?
Nếu em là bạn cùng lớp với bạn An,
em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn?
Vì sao?
ở góc lớp.
Hiền là lớp phó, tuy không là bạn thân
với Liên nhưng lại để ý đến thái độ của
bạn. Hiền đến gần Liên, hỏi:
– Có chuyện gì vậy, Liên ? Sao bạn
buồn thế?
Nghe bạn kể, Hiền nắm chặt tay Liên
an ủi:
– Đừng buồn nữa, Liên ạ. Từ nay đến
ngày khai giảng còn một tuần nữa kia
mà. Mình tin là bạn sẽ có đầy đủ sách
vở.
Nếu em là bạn cùng lớp với bạn
Liên, em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ
bạn? Vì sao?

– Phiếu bài tập: (Dành cho HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên lớp)

PHIẾU BÀI TẬP 1: Hãy đánh dấu (+) vào ô trống trước những ý mà em tán
thành:
a. Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân thiết, gắn
bó.
b. Niềm vui, nỗi buồn của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với
ai.
c. Niềm vui sẽ được nhân đôi, nỗi buồn sẽ được vơi đi nếu được
cảm thông, chia sẻ.
d. Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì
không phải là người tốt.
đ. Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn
e. Phân biệt đối xử với các bnaj nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn

24

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
là vi phạm quyền trẻ em.
PHIẾU BÀI TẬP 2: Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng:
Chia sẻ vui buồn cùng bạn là:
a. Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật.
b. Động viên, an ủi bạn khi bạn gặp chuyện buồn.
c. Hỏi thăm giảng bài giúp bạn khi bạn bị ốm.
d. Mặc kệ bạn khi bạn gặp chuyện buồn.

+ Bộ thẻ Xanh (Sai) và Đỏ (Đúng).
In 2 tình huống dưới đây trên 2 tờ giấy màu:

Tình huống 1: Chung vui với
bạn khi bạn được điểm tốt, khi
bạn làm được một việc tốt, khi
sinh nhật bạn…
Tình huống 2: Chia sẻ với bạn khi bạn
gặp khó khăn trong học tập, khi bạn bị ngã
đau, bị ốm mệt, khi nhà bạn nghèo không
có tiền mua sách vở.

– Bài hát : “Lớp chúng mình đoàn kết” Nhạc và lời: Nguyễn Văn Chung.
2. Chuẩn bị của HS:
– Mang đến lớp truyện, sách, báo mà HS không sử dụng để tham gia hoạt
động thiện nguyện của lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

Các hoạt động
và thời gian
Hoạt động của giáo viênHoạt động của HS
1. Hoạt
động mở đầu
(3- 4 phút)
Mục đích: Tạo tâm thế tích cực
cho HS và dẫn dắt vào bài học.
+ Lớp hát : “Lớp chúng mình
đoàn kết” Nhạc và lời Mộng Lân.
+ Khởi động bằng trò chơi:
– Tổ chức và hướng dẫn cho HS
chơi trò chơi 5 người 4 chân.
Cách chơi: GV chia lớp thành các
nhóm nhỏ, 5 người / nhóm, dùng
– HS hát
– Nghe GV hướng
dẫn.
– Chơi thử
– Thực hiện trò chơi
Dự kiến câu trả lời:

25

2. Hoạt
động hình
thành kiến
thức mới.
( 10- 15 phút)
phấn để vạch điểm xuất phát và
đích.
– Yêu cầu nhiệm vụ của các nhóm
là phải cùng nhau vượt qua một
chặng đường với chỉ có 4 chân
chạm đất.
Đội nào trong quá trình di chuyển
chạm đất với hơn 4 chân sẽ bị loại.
Đội chiến thắng là đội về đích
trước.
a. Giới thiệu bài:
Chúng ta cùng tìm hiểu bài:
Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
– GV ghi bảng
b. Thảo luận phân tích tình
huống:
Mục tiêu: HS nhận biết biểu hiện
của sự yêu quý bạn bè và sự cần
thiết phải chia sẻ vui buồn cùng
bạn trong cuộc sống hằng ngày
Cách tiến hành:
Chia lớp thành các nhóm 4, tổ
chức cho HS đọc tình huống
Yêu cầu nhóm trưởng lên bắt thăm
phiếu nhiệm vụ, thứ tự trình bày (
Xem phần trình bày của giáo viên)
Quan sát các nhóm làm việc, giúp
đỡ nếu cần.
Để 5 người có thể cùng
di chuyển với 4 chân, 4
người phải co một chân
lên, chỉ đi
bằng 1 chân và cõng/
khiêng một bạn mới có
thể di chuyển được.
+ Qua trò chơi học được
tính đoàn kết chia sẻ,
giúp đỡ bạn bè trong
nhóm.
– HS lắng nghe
2-3 HS nhắc lại tên bài
Các nhóm phân công
nhóm trưởng. Nhóm
trưởng bắt thăm nhiệm
vụ, phân công nhiệm vụ
cho từng thành viên
nhóm.
– Các nhóm thi đọc tình

26

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
3. Hoạt động
luyện tập, thực
hành.
( 10- 15 phút)
Yêu cầu các nhóm thi đọc tình
huống và trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung
câu trả lời của các nhóm.
Nhận xét hoặc tặng thưởng
Dựa vào câu trả lời của HS, GV
kết luận biểu hiện của sự chia sẻ,
quan tâm đến bạn bè.
Giáo viên kết luận: Khi bạn có
chuyện buồn, em cần động viên,
an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng
những việc làm phù hợp với khả
năng như giúp bạn chép bài, giảng
lại bài cho bạn nếu bạn phải nghỉ
học, giúp bạn làm một số việc
nhà… để bạn có thêm sức mạnh
vượt qua khó khăn.
a. Đóng vai:
Mục đích: HS đưa ra được cách
ứng xử phù hợp trong một số tình
huống cụ thể chia sẻ vui buồn
cùng bạn. Đưa ra được lời giải
thích phù hợp cho cách ứng xử.
Cách tiến hành:
Giáo viên chia nhóm đôi, yêu cầu
mỗi nhóm xây dựng kịch bản và
đóng vai một tình huống.
Giáo viên cho các nhóm thảo luận,
xây dựng kịch bản và chuẩn bị
sắm vai.
Cho các nhóm lên sắm vai
huống và trả lời câu hỏi.
– Đại diện các nhóm
lần lượt lên trình bày.
– Các nhóm còn lại
lắng nghe, góp ý, nhận
xét, bổ sung.
Dự kiến câu trả lời
của HS :
– TH1: Động viên,
an ủi, phân công nhau
giúp đỡ gia đình Ân,
quyên góp ủng hộ.
– TH2: Động viên,
an ủi, quyên góp ủng
hộ.
– Các nhóm lên bốc
thăm tình huống.
– Học sinh thảo luận
nhóm đôi đưa ra cách
ứng xử trong mỗi tình
huống.
Đóng vai xử lí tình

27

Giáo viên cho cả lớp thảo luận về
cách ứng xử trong mỗi tình huống
và cảm xúc của mỗi nhân vật khi
ứng xử hoặc nhận được cách ứng
xử đó.
Giáo viên kết luận:
Tình huống 1: Khi bạn có chuyện
vui, cần chúc mừng, chung vui với
bạn.
Tình huống 2: Khi bạn có chuyện
buồn, cần an ủi, động viên và giúp
bạn bằng những việc làm phù hợp
với khả năng.
b. Bày tỏ thái độ:
Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ
thái độ trước các ý kiến có liên
quan đến nội dung bài học.
Cách tiến hành:
GV cho HS làm việc cá nhân sau
đó cùng bày tỏ ý kiến.
Giáo viên lần lượt đưa ra từng ý
kiến
( Xem phần chuẩn bị của GV)
Cho học sinh suy nghĩ và bày tỏ
thái độ tán thành, không tán thành
hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các
tấm bìa
Giáo viên cho học sinh thảo luận
huống và giải thích vì
sao mình làm như vậy?
Nhận xét, trao đổi về
cách ứng xử của các
nhóm
*Chia sẻ ý kiến và đưa
ra cách ứng xử, giải
thích cho ý kiến của
mình.
Cả lớp thảo luận, nhận
xét và đặt câu hỏi cho
nhóm bạn.
– Học sinh làm việc
cá nhân.
– Học sinh lắng nghe
– Học sinh suy nghĩ
và bày tỏ thái độ
bằng cách giơ các
tấm bìa

28

4. Hoạt động
vận dung và
trải nghiệm
về lí do học sinh có thái độ tán
thành và không tán thành hoặc
lưỡng lự
Giáo viên gọi đại diện các nhóm
trình bày kết quả thảo luận.
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của
các nhóm
Giáo viên kết luận:
Các ý kiến a, c, d, đ, e là đúng
Ý kiến b là sai
Mục tiêu: Giúp HS luyện tập cách
quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
a. Hướng dẫn tổ chức tháng
tình bạn
– Yêu cầu HS tổ chức tháng tình
bạn.
Thống kê lại ngày sinh nhật của
các bạn trong lớp theo tháng.
Lên kế hoạch tổ chức mừng sinh
nhật theo tháng cho các bạn.
b. Hướng dẫn HS lập tủ sách
yêu thương.
– Hướng dẫn phân loại, sắp xếp,
bọc lại sách, truyện, báo để gửi
tặng các bạn vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn, vùng bị thiên tai.
Các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm trình
bày kết quả thảo luận.
Cả lớp nhận xét và đặt
câu hỏi cho nhóm bạn.
– Thực hiện yêu cầu của
GV về tổ chức tháng
tình bạn.
– Hỏi và ghi lại ngày
sinh nhật của các bạn
trong lớp.
– Liệt kê các công việc
cần làm để chuẩn bị
thực hiện tổ chức sinh
nhật cho các bạn trong
tháng.
– Phân loại sắp xếp
những quyển sách,
truyện, báo theo hướng
dẫn của giáo viên.
– Đóng gói gửi tặng
các bạn vùng sâu, vùng
xa.

29

5. Nhận xét –
Tổng kết tiết
học:
Chia sẻ
– GV các em đã từng chia sẻ vui,
buồn cùng bạn chưa, khi được
giúp đỡ bạn em cảm thấy như thế
nào?
– Điều thú vị nhất mà em có được
sau buổi học là gì?
– Nhận xét tiết học.
– Chuẩn bị bài: Chia sẻ vui buồn
cùng bạn (tiết 2)
– GV chiếu hình ảnh về những
hoạt động của HS trong lớp đã
tham gia cùng nhau trong năm học
và cùng nhau hát bài: “Lớp chúng
mình đoàn kết” nhạc và lời
Nguyễn Văn Chung.
– Từ 5-7 học sinh trả
lời câu hỏi về điều thú
vị, ấn tượng nhất mà em
có được sau buổi học.
– Hát, nhảy, vỗ tay theo
bài hát.

2.2.2.2. Lồng ghép thông qua các bài đọc hiểu
Bài 1: Đọc bài: ” Chú vẹt dập lửa” và thực hiện các yêu cầu sau:
Chú vẹt dập lửa
Trong cánh rừng kia, các con vật sống cùng nhau thân thiết như một
gia đình. Một ngày nọ, cánh rừng bỗng dưng bốc cháy ngùn ngụt. Có rất
nhiều tiếng kêu cứu của muông thú vọng lên thảm thiết.
Hôm đó, Vẹt bay qua suối uống nước, lúc quay về nó thấy cánh rừng
như một chảo lửa. Vẹt buồn bã vô cùng, không một chút đắn đo, Vẹt quay
trở lại con suối, làm ướt bộ lông của mình rồi bay vội về phía cánh rừng
đang bốc cháy, giũ những hạt nước trên đôi cánh của mình xuống sau đó
bay trở lại khu rừng, rũ nước ở đôi cánh xuống để hòng dập tắt ngọn lửa.
Nó bay đi bay lại như vậy không biết bao nhiêu lần. Vẹt muốn mang những
hạt nước này dập tắt đám cháy trong rừng.
Vẹt cứ bay đi bay lại không biết bao nhiêu lầ

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

  1. pham hue Avatar
    pham hue

    skkn rat hay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *