dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Các kỹ năng tạo hứng thú cho HS trong tiết âm nhạc

SKKN Các kỹ năng tạo hứng thú cho HS trong tiết âm nhạc

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
1. Lí do chọn đề tài:
Qua những năm làm việc tại Trường THCS Xuân Ninh tôi nhận thấy âm nhạc là
một nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loại người. Môn âm nhạc ở
trường THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ
chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh
thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách.
Qua tiết học âm nhạc học sinh có thể thấy được môn âm nhạc là một liều thuốc
tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn
của thế giới âm nhạc. “Tiếng hát vẫn là hoa thơm, là không khí và là ánh sáng mặt
trời của trái đất”.
Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lực tư
duy, trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc, góp phần đào tạo những
người lao động phát triển, toàn diện về Đức – Trí – Thể- Mỹ
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và tầm quan trọng của
môn học âm nhạc THCS nói riêng.
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những
nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm
nhạc và những năng khiếu âm nhạc khác.
– Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng thú
cao.
– Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục
khó khăn tiếp nhận kiến thức mới.
– Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm một số học
sinh e ngại, một số học sinh hiếu động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được
hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài
học một cách có hiệu quả.
– Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều
kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hưng thú trong giảng
dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập.
– Từ những lý do nói trên, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy
môn Âm nhạc, tôi nhận thấy việc gây hứng thú cho học sinh trong học tập âm nhạc
4
là một trong những kĩ năng hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
trong việc dạy và học. Vì vậy tôi xin được trình bày kinh nghiệm “Các kĩ năng
tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Âm Nhạc”.
2. Mục đích nghiên cứu:
– Củng cố trang bị thêm cho bản thân mình những kiến thức, kĩ năng phù hợp với
đặc trưng của bộ môn Âm nhạc nhằm nâng cao trình độ bản thân, nâng cao nghiệp
vụ sư phạm và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.Từ đây góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung , nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ
môn nói riêng.
– Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tính thẩm mĩ và các kĩ năng
cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham
gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Kết quả cần đạt:
– Với nội dung đề tài “Các kĩ năng tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học
Âm Nhạc” tôi giúp học sinh đạt được những yêu cầu sau:
*Kiến thức: Thông qua các kĩ năng hướng dẫn học sinh nắm bắt được kiến thức
sâu hơn, hiểu biết rộng hơn về lĩnh vực âm nhạc.
*Kỹ năng:
+ Học sinh thể hiện đúng giai điệu lời ca của bài hát cũng như bài Tập đọc nhạc
+ Học sinh trình bày bài một cách tự nhiên thể hiện đúng sắc thái của bài hát cũng
như bài TĐN
*Thái độ:
+ Học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tính thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.
* Về năng lực hình thành và phát triển:
+ Năng lực chung:
– Năng lực tự học
– Năng lực giải quyết vấn đề
– Năng lực sáng tạo
– Năng lực hợp tác
– Năng lực sử dụng CNTT và TT
+ Năng lực chuyên biệt:
– Năng lực sáng tạo âm nhạc
– Năng lực giao tiếp
– Năng lực cảm thụ âm nhạc
– Năng lực thực hành âm nhạc
– Năng lực trình diễn âm nhạc
4. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu:
5
– Học sinh THCS – Trường THCS Xuân Ninh.
* Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu: “Các kĩ năng tạo hứng thú cho học sinh trong tiết
học Âm Nhạc”.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng kĩ năng tạo hứng thú trong dạy học Âm nhạc và
đề xuất các biện pháp, phương thức dạy học ở trường THCS .
* Kế hoạch nghiên cứu:
– Quan sát, dự giờ: Đánh giá việc dạy và học môn Âm nhạc tại trường và qua các
cuộc thi giáo viên giỏi
– Đọc sách , nghiên cứu tài liệu : Nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên
cứu.
– Đã nghiên cứu và vận dụng giảng dạy trong nhiều năm và đã đạt được những kết
quả khả thi.
II. Mô tả giải pháp:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1.Cơ sở lý luận:
– Trong những năm tôi gắn bó với trường THCS Xuân Ninh. Nhà trường cũng đã
tạo điều kiện sắm sửa trang thiết bị tài liệu và đồ dùng dạy học cho giáo viên như :
sách giáo khoa, đàn organ, bản nhạc. Hằng năm nhà trường có tổ chức cuộc thi
giáo viên giỏi cấp trường các môn để tôi và các đồng nghiệp có thể trao đổi học hỏi
kinh nghiệm giảng dạy
Nhờ sự quan tâm của nhà trường mà môn học âm nhạc ở trường THCS Xuân
Ninh có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm
nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong
việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện.
Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường THCS mặc dù không nhằm đào tạo các em
thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo
dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật, biết cảm thụ và nhận
biết âm nhạc một cách sâu sắc, hình thành ở học simh một tâm hồn trong sáng, một
thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình
cảm nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất
sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều để các em hoàn
chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa
tuổi học trò.
Mặt khác qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai
đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ không giống những môn học khác,
môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm học vui- vui
học. Vì vậy tạo cho các em say mê hứng thú học tập là rất cần thiết. Hứng thú
trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham
muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm
kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động
6
thực tiễn. Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Âm nhạc
cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Tạo cho các em hứng thú trong học tập
môn âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm cho các em vui
tươi phấn khởi thoải mái về tinh thần.
1.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
– Về phía học sinh đến tuổi thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh
còn xem môn học âm nhạc là một “môn phụ”, các em chỉ quan tâm đến môn học
mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh
chưa thực sự hứng thú với môn học âm nhạc . Các em bắt đầu có sự e ngại, chất
giọng cũng có sự thay đổi, có em đã thể hiện giọng điệu của người lớn, sự hồn
nhiên của trẻ em đã có sự giảm sút. Một số em đã tỏ ra không thích hay còn e ngại
khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp vì vậy việc tạo cho học sinh hứng thú
trong học tập là một điêù hết sức cần thiết.
– Tuy các trường đã có đàn organ để phục vụ giảng dạy, nhưng thực tế cho thấy
một số giáo viên là nữ, giáo viên nhiều tuổi và giáo viên trước đây không được học
đàn phím điện tử, khả năng chơi đàn còn rất hạn chế để thị phạm mẫu câu nhạc qua
đàn trong khi dạy hát, đặc biệt là rất khó khăn trong việc thực hiện các chương
trình ngoại khóa của các trường. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên âm nhạc được đào tạo
từ nhiều cơ sở khác nhau, do vậy về trình độ và khả năng từng giáo viên âm nhạc
của các trường không đồng đều, nên cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng
giảng dạy và làm công tác phong trào văn hóa, văn nghệ ở các trường phổ thông. –
Do vậy ở một số trường tình trạng dạy chay vẫn còn diễn ra khá nhiều, các đồ dùng
dạy học môn Âm nhạc còn hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học tập .
Mặt khác nhiều giáo viên chưa nhận thức đúng khả năng học tập môn Âm nhạc ở
học sinh với tư tưởng lỗi thời rằng “ Âm nhạc là môn học đòi hỏi năng khiếu bẩm
sinh . Đặc biệt tại các trường ở vùng khó khăn còn chưa nắm vững về đổi mới
phương pháp dạy học. Chính vì vậy tư tưởng ngại khó khiến giáo viên chưa có sự
đầu tư sâu trong chuẩn bị phương pháp dạy học, nghiên cứu tài liệu giảng dạy cũng
như đồ dùng, thiết bị dạy học có liên quan. Do vậy dạy học Âm nhạc rất hạn chế về
mặt phát triển khả năng cảm thụ Âm nhạc cho các em tại nhà trường.
– Qua các tiết dự giờ học hỏi kinh nghiệm tôi thấy giáo viên còn lúng túng trong
việc sử dụng công nghệ vào môn học
– Là một giáo viên âm nhạc tôi thấy thực trạng dạy học môn Âm nhạc ở trường
THCS đang là vấn đề đáng báo động và cần được đổi mới sáng tạo phương pháp
dạy học để học sinh có hứng thú với môn học Âm nhạc hơn
– Xuất phát từ thực tế dạy học ở trường THCS hiện nay, áp dụng phương pháp dạy
học mới: học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn
điều khiển vì vậy việc tạo hứng thú học tập cho các em HS có vai trò rất quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
7
a. Kĩ năng gây hứng thú cho học sinh ngay từ khi bắt đầu tiết học âm nhạc .
– Ngay từ khi bước chân vào lớp tôi luôn tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ
học sinh dành cho giáo viên. Qua cách ăn mặc, đi đứng, nói năng đúng chuẩn mực
đạo đức. Khi vào lớp tôi đã tạo được bầu không khí tươi vui, thoải mái, có thể chỉ
bằng những câu nói tiếng cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên. Giáo viên không nên
gây căng thẳng nặng nề trong giờ học, nhất là giáo viên vào lớp mà gắt gỏng hoặc
vào lớp với khuôn mặt nặng nề. Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của
học sinh, không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu
cầu học sinh trả lời sắp xếp ngay theo thứ tự của mình. Khuyến khích cho điểm
động viên học sinh một cách tế nhị, hợp lí khi học sinh hát đúng giai điệu bài hát
và cao độ bài TĐN hoặc học sinh hát và đọc nhạc chưa chính xác. Từ đó sẽ tạo cho
học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân. Giáo viên cần phải cải tiến
và sáng tạo đồ dùng dạy học, thiết kế thí nghiệm phù hợp với điều kiện của trường
mình, sử dụng phương pháp dạy học nhóm hoặc dùng phiếu học tập hợp lí.
Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,
việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các
trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với
một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy
và trò. Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà
hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học.
b. Trong giờ học âm nhạc giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em thông qua các thiết bị
dạy học.
– Trong tiết học Âm nhạc khi tôi sử dụng thiết bị dạy học là đàn organ tôi thấy
học sinh rất tò mò hứng thú nhất là các em học sinh lớp 6 , từ đó các em học sinh
chú ý lắng nghe giai điệu của bài hát cũng như bài tập đọc nhạc. Qua đó học sinh
phát triển được kĩ năng nghe để thẩm âm được các cao độ có trong bài.Học sinh có
thể chủ động được cao độ tiết tấu của bài hát cũng như bài tập đọc nhạc
Đàn organ
– Kết hợp với đó , tôi còn sử dụng tivi hoặc bản nhạc để học sinh quan sát giai điệu
của bài thể hiện ở các phương tiện khác nhau .Giáo viên cho học sinh quan sát các
8
động tác kèm theo bài hát và bài tập đọc nhạc. Từ đó học sinh thích thú vừa hát
vừa sử dụng chân tay để phụ hoạ cho bài hát vừa học.
– Không những thế còn rất nhiều phương tiện khác như thanh phách để giáo viên
có thể chia nhóm hoạt động học sinh được làm việc theo nhóm ; nhóm hát giai
điệu, nhóm gõ tiết tấu
Thanh phách
c. Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo từng phân môn
Âm nhạc
Tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt. Tôi luôn tìm tòi và hiểu đặc
trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, giờ học âm nhạc phải là giờ
học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm: học vui – vui học. Tránh dạy lý thuyết
trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng thắng. Phải vận dụng mọi phương
pháp để cải tiến cách dạy từng phân môn.
9
Theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều
thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi bài học mỗi
tiết dạy.
* Đối với học hát:
Muốn gây hứng thú cho học sinh thì giáo viên là người có vai trò hết sức
quan trọng, đó là quá trình chuẩn bị của giáo viên: giọng hát, phong cách biểu diễn
…Có những tiết tôi hát mẫu theo hình thức biểu diễn đơn ca, có tiết học tôi lại đánh
đàn cho học sinh nghe giai điệu trước để các em học sinh chủ động trong việc tiếp
cận bài hát . Tôi luôn tạo ra các khẩu hình mới để học sinh có thể luyện thanh khởi
động giọng trước khi vào bài hát , sau đó luyện cho học sinh hát theo lối móc xích,
giáo viên hát mẫu rồi bắt nhịp cho học sinh hát. giáo viên có thể đánh đàn giai điệu
cho học sinh nghe từng câu ngắn và tập hát lời ca.
– Hoạt động gõ đệm theo bài hát bằng thanh phách. Học sinh có thể dùng tay vỗ
theo nhịp, phách hoặc tiết tấu lời ca. Tuy nhiên hiệu quả âm nhạc sẽ tăng lên rất
nhiều nếu sử dụng các nhạc cụ gõ với những âm sắc phong phú gõ đệm theo bài
hát, đặc biệt là dùng hai tay sử dụng hai nhạc cụ gõ có âm sắc khác nhau Đây
chính là một trong các biện pháp để giáo dục học sinh về cảm giác nhịp điệu, tiết
tấu, những yếu tố rất quan trọng của âm nhạc. Tuy nhiên giáo viên phải vận dụng
linh họat đối với từng bài trên tinh thần là không phải nhất thiết bài hát nào cũng
phải có đầy đủ các hình thức họat động kết hợp như trên.
– Hát kết hợp vận động theo nhạc ,hát kết hợp vận động thân thân thể hoặc kết hợp
các động tác múa đơn giản sẽ làm cho việc học tập của học sinh nhẹ nhàng, thoải
mái và hứng thú hơn. Trẻ em thường thích hoạt động, nhất là hoạt động có yếu tố
âm nhạc và nhảy múa. Nhờ vậy mà sự cảm thụ âm nhạc cũng được sâu sắc, có ý
nghĩa hơn.khi học sinh quan sát các bạn vận động ở trên sẽ kích thích được sự
hứng thú của các bạn ngồi dưới làm cho giờ học sinh động hơn.
Ví dụ : Sau khi tập hết toàn bộ lời ca của bài hát, giáo viên tập cho học sinh một số
động tác múa phụ hoạ cho bài hát. Học sinh kết hợp một số động tác múa đơn giản
hoặc vỗ tay theo nhịp. Cuối cùng cho học sinh biểu diễn theo nhóm và từng cá
nhân (thể hịên giọng hát của mình kết hợp múa phụ hoạ). Sau mỗi tiết học hát như
thế học sinh tiếp thu được bài hát mới cũng như động tác múa để các lớp có thể
vận dụng vào các cuộc thi văn nghệ của nhà trường tổ chức.
10
Học sinh lớp 6A
Học sinh lớp 6B
 Đối với dạy nhạc lý – tập đọc nhạc:
Lâu nay khi dạy về nhạc lý giáo viên thường định nghĩa, giảng giải ít xuất phát
từ thực tiễn âm nhạc qua các ví dụ sinh động để rút ra nhận nhận xét, kết luận. Về
11
tập đọc nhạc các giáo viên chịu ảnh hưởng sâu sắc phương pháp dạy cho học sinh
chuyên nghiệp âm nhạc, gây nên tâm lý căng thẳng nặng nề không cần thiết, làm
cho học sinh cảm thấy nặng nề trong giờ tập đọc nhạc. Những tiết dạy như vậy
thường kém hiệu quả, học sinh không hứng thú học. Vì vậy để tạo cho các em sự
hứng thú trong giờ học lý thuyết và tập đọc nhạc, trước hết giáo viên nên cho học
sinh tập đọc cao độ và đánh đàn giai điệu từng câu cho các em nghe. Kỹ năng thể
hiện trường độ và tiết tấu phải được quan tâm nhiều hơn nữa bằng những bài tập
riêng trong nhiều tiết học. Giáo viên đàn từng câu ngắn để các em đọc theo đúng
tên nốt nhạc và cuối cùng học sinh trong lớp đọc đúng được cả bài đọc nhạc.
Khi chuyển sang nội dung đọc nhạc tôi thường kích thích sự hứng thú cho học
sinh bằng cách để học sinh tìm hiểu cao độ, cường độ, âm sắc, trường độ có trong
bài tập đọc nhạc
– Yêu cầu từng nhóm HS nêu các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc và nêu
ví dụ minh họa cho mỗi thuộc tính.
+ Nhóm 1: Cao độ
+ Nhóm 2: Cường độ
+ Nhóm 3: Trường độ
12
+ Nhóm 4: Âm sắc
– HS thảo luận theo nhóm để tìm ra câu trả lời và ví dụ. Qua phân môn tập
đọc nhạc học sinh đã hiểu được cách khai thác bài những việc mình cần
phải làm
– Có những bài tập đọc nhạc không có lời tôi hướng học sinh đến cách sáng
tác lời cho bài tập đọc nhạc với chủ đề quê hương đất nước, thầy cô, và bạn

Ví dụ minh hoạ bài TĐN số 1 SGK lớp 6
Dạy nhạc lý giáo viên phải thật nhẹ nhàng. Khi cho học sinh làm bài thì giáo
viên nên cho những học sinh khá thể hiện bài trước để những học sinh trung bình
cảm nhận và tự tin hơn khi các em làm bài. Tôi luôn sử dụng hình ảnh để học sinh
có thể tiếp cận và ghi nhớ nhạc lý 1 cách dễ dàng nhất
Ví dụ như
13
Cách ghi nhớ các hình nốt
Cách ghi nhớ cao độ và vị trí của âm thanh
14
Các nốt tương ứng với các dấu lặng
Cách tính các trường độ âm thanh
15
* Đối với phân môn âm nhạc thường thức:
Phân môn này bao gồm các nội dung: Giới thiệu tác giả – tác phẩm, nghe nhạc và
một số kiến thức liên quan đến đời sống âm nhạc. Để tạo ra hứng thú đối với phân
môn này giáo viên có thể tiến hành dưới các hình thức:
– Đọc truyện, kể chuyện.
+ Ví dụ : tiết 21 âm nhạc 8 có phần nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát biết ơn
Võ Thị Sáu
Giáo viên kể cho học sinh nghe về câu chuyện của hình tượng nữ liệt sỹ – anh hùng
Võ Thị Sáu
“Chị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Sinh ra và
lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân
Pháp giết chóc đồng bào, chị đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách
mạng. Năm 14 tuổi, người con gái dũng cảm đã theo anh gia nhập Việt Minh, trốn
lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều
trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị
thương nhiều lính Pháp.
Tháng 2/1950, chị dẫn đầu một tổ, dùng lựu đạn tập kích diệt hai tên ác ôn Cả
Suốt, Cả Đay. Không may chị bị sa vào tay địch. Bị bắt giam, chị Sáu tiếp tục làm
liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện
cuộc sống nhà tù. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng không khai thác được
gì, liền đưa chị về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn để tiếp tục khai thác và sau đó
mở phiên tòa, tuyên án tử hình chị. Tại phiên tòa, tuy mới 17 tuổi, nhưng chị Võ
Thị Sáu đã hiên ngang tỏ rõ khí phách anh hùng của một thiếu nữ Việt Nam làm
cho lũ quan tòa và đồng bọn đều phải nể sợ.
Ngày 23/1/1952, chúng thi hành bản án, bắn chết chị ở ngoài hòn đảo xa đất liền
này sau hai ngày chúng đưa chị ra đây. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị đã
gửi lòng mình với đất nước và nhân dân bằng những bài ca cách mạng: Lên đàng,
Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh… Bốn giờ sáng, viên cố đạo liền lên tiếng:
“Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?”. Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và
mặt tên chánh án, trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp
nước và lũ tay sai bán nước”.
Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị: “Còn yêu cầu gì trước khi chết?”. Chị
nói: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu
đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các
người!”. Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức
ngưng hát và hét lên: “Đả đảo thực dân Pháp!”. “Việt Nam độc lập muôn năm!”.
“Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Tinh thần bất khuất, dũng cảm của chị Võ Thị Sáu đã truyền cảm hứng cho biết
bao thế hệ thanh niên Việt Nam, tiếp tục viết nên lịch sử đấu tranh hào hùng của
16
dân tộc. Cảm phục trước tấm gương người nữ anh hùng, chúng em tự hứa sẽ cố
gắng học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi
đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của các thế hệ đi trước”
Sau khi kể chuyện tôi luôn sưu tầm các tranh ảnh liên quan đến nội dung đó để học
sinh có thể quan sát và khắc ghi kiến thức hơn
Ví dụ như chân dung của chị Võ Thị Sáu
– Xem tranh và giải thích
+ ví dụ : cho học sinh xem tranh về một số nhạc cụ dân tộc như đàn bầu,
đàn đá, cồng chiêng….
Đàn bầu
17
Đàn đá
Cồng, chiêng
Đàn tranh
18
Sáo
Đàn gáo
– Nghe băng nhạc hoặc giáo viên tự trình bày tác phẩm.
Bên cạnh đó lời nói, giọng hát, phong cách của giáo viên là hết sức quan trọng, đây
là một trong những yếu tố gây nên hứng thú học tập đối với học sinh.
d. Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi để vừa nâng cao
hiệu quả bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh.
– Trò chơi âm nhạc có thể tạm chia thành một số dạng sau đây: – Trò chơi trực tiếp
kết hợp với nội dung bài hát, vừa chơi vừa hát. – Trò chơi phát triển những kiến
thức và kĩ năng âm nhạc (nghe, nhìn, đọc, hát, trì nhớ, phản xạ…) – Đố vui (tìm
hiểu và ôn luyện, củng cố kiến thức âm nhạc)
– Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên dành ít thời gian tổ chức trò
chơi cho học sinh thì học sinh rất hào hứng học. Trong âm nhạc có rất nhiều trò
chơi nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, nhưng trò chơi phải phù hợp với
từng bài học cụ thể.
– Khi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi âm nhạc, giáo viên phải nắm vững yêu cầu
của trò chơi, hiểu được tác dụng giáo dục âm nhạc qua trò chơi. Giáo viên phải
hướng dẫn cụ thể về những qui định, luật chơi, yêu cầu chơi trước khi cho học sinh
tiến hành thực hiện trò chơi. Giáo viên nên động viên tất cả học sinh đều tham gia
trò chơi, có thể chơi theo tập thể lớp hay chơi theo nhóm. Nếu trò chơi cần có đạo
cụ giáo viên phải chuẩn bị trước chu đáo.
– Khi tổ chức trò chơi âm nhạc ngoài yếu tố chơi nên chú ý đến vấn đề rèn kĩ năng
âm nhạc như: Luyện tai nghe, mắt nhìn, đọc cao độ – tiết tấu, giọng hát, trí nhớ,
phản xạ…
Ví dụ:
Trong học hát có trò chơi “Nhìn tranh đoán tên bài hát”, “Nghe nhạc đoán
bài hát”, “nghe tiết tấu đoán câu hát”.
19
Trong tiết tập đọc nhạc có thể cho học sinh chơi trò chơi “Nghe nhạc đoán
tên nốt nhạc”, hoặc “ghi tiết tấu của bài hát”.
Sau khi HS hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: GV làm kí
hiệu tay theo các chữ cái A, U, I. Khi GV đưa tay theo kí hiệu, học sinh hát giai điệu chỉ
với các chữ cái theo đúng kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp.
* Ví dụ : Bài hát: Hò ba lí (lớp 8)
* Câu 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát “A” theo giai điệu của câu 2.
“ba lí tinh tang ba lí tình tang”
* Câu 2, Gv đưa tay kí hiệu chữ I, HS hát “I” theo giai điệu của câu 1.
“ba lí i i tang tình mà nghe….”
GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát.
Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra
việc ghi nhớ giai điệu của HS .
– Trò chơi : “Ai nhanh tai hơn”
Ví dụ sau khi học xong bài hát giáo viên sử dụng đàn đánh giai điệu một tiết
nhạc bất kì cho học sinh nghe và hát lời ca câu nhạc đó. Trò chơi này giúp HS mau
thuộc lời ca, phát triển tai nghe.
– Trò chơi ô chữ: “Tìm câu hát trong bài hát”.
Ví dụ: Giáo viên đưa ra 5 ô chữ, trong đó có 1ô màu đỏ và 4 màu xanh. Nếu đội
chơi nào lật phải ô màu đỏ sẽ mất lượt chơi, nhường quyền cho đội còn lại. Đội
nào nhanh chóng tìm ra bài hát gốc sẽ là đội thắng cuộc…
Ngoài ra còn có các trò chơi khác để củng cố như: “ Nghe giai điệu đoán tên bài
hát và tên tác giả”, “sắp xếp các hình ảnh lần lượt xuất hiện trong bài hát theo
đúng trình tự” (Ví dụ: GV yêu cầu HS hãy sắp xếp theo thứ tự các hình ảnh trong
bài hát “Ngôi nhà chung của chúng ta” (lớp 8), rồi đưa ra hàng loạt các tranh ảnh
minh họa để HS sắp xếp: trái đất, nụ cười, mặt trời….
Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh nắm
kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi cho HS, tạo
hứng thú cho HS học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khác.
Ví dụ: *Câu hỏi và đáp án cho các ô chữ ở hàng ngang:
– Số 1: Có 8 ô chữ, tên tác giả viết thơ cho lời bài hát Bác Hồ – Người cho em tất
cả.
– Số 2: Có 8 ô chữ nhịp 2 là nhịp có máy phách trong một ô nhịp?
– Số 3: Có 6 ô chữ những người sáng tác ra ca khúc hoặc bản nhạc được gọi là gì?
– Số 4: Có 20 ô chữ tên bài hát được học trong Chủ đề 8.
– Số 5 Có 25 ô chữ bài hát được vang lên trong ngày giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước
– Số 6: Có 9 ô chủ, tên nhạc sĩ sáng tác bài hát Tuổi Vẽ thế hệ Bác

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay