SKKN Chỉ đạo tổ chức các hoạt động đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất Nhân ái cho học sinh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục và đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Ngày 27 tháng 12 năm 2018, Bộ GDĐT công bố Chương trình giáo dục phổ
thông – Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chương trình
thể hiện rõ quan điểm của Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục,
đào tạo”, chú trọng giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Năm học 2020 – 2021, ngành giáo dục chính thức triển khai Chương trình
giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu tổ chức thực hiện chương trình, sách giáo khoa
mới đối với lớp 1. Chương trình hướng tới dạy học phát triển toàn diện phẩm
chất, năng lực người học, đặt nền móng cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục con
người có đầy đủ các phẩm chất, năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
mới, thời kỳ phát triển mạnh mẽ về công nghệ và hội nhập quốc tế.
Với truyền thống “Tiên học lễ, hậu học văn”, giáo dục phẩm chất vẫn được
đề cao, thể hiện rõ từ quan điểm xây dựng chương trình đến mục tiêu giáo dục và
các yêu cầu cần đạt cụ thể về giáo dục phẩm chất. Đó là phẩm chất yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
(5 phẩm chất cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018)
4
Mỗi một phẩm chất là một thành phần vô cùng quan trọng góp phần hình
thành nên nhân cách con người mới. Trong đó, phẩm chất “Nhân ái” được các
nhà giáo dục coi như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chi phối ảnh hưởng đến mọi
hành vi của mỗi con người. Những hành vi xuất phát từ phẩm chất nhân ái hầu
hết là những hành vi đẹp và đúng đắn. Nhất là trong bối cảnh cuộc sống của con
người luôn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn: thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo,
thất nghiệp… thì mỗi chúng ta càng cần phải có phẩm chất nhân ái, tinh thần
đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, cải tạo cuộc sống, hướng
tới tương lai.
Chỉ có tình yêu thương, đoàn kết đồng lòng chúng ta mới cùng nhau vượt
qua khó khăn. Điều đó đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử phát triển
của dân tộc: chiến thắng các đế quốc hùng cường, vượt qua thiên tai, dịch bệnh,
đói nghèo… chính là nhờ phẩm chất nhân ái, sẻ chia giữa con người với con
người. Và “nhân ái” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin, xu thế hội nhập quốc tế và áp lực cuộc sống gia tăng đã ảnh
hưởng lớn đến việc giáo dục, hình thành phẩm chất, nhân cách của thế hệ trẻ.
Chúng ta ngày càng chứng kiến những hành vi thể hiện sự suy thoái về đạo đức,
thế hệ trẻ có xu hướng sống ích kỉ, vô cảm, thiếu tình yêu thương, trách nhiệm
với gia đình và cộng đồng.
Vì vậy, hơn bao giờ hết, giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh là một
nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và của toàn xã hội.Tiểu học được coi là
bậc học nền tảng, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của một con
người. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo
dục phẩm chất nhân ái cho học sinh ở bậc tiểu học nói riêng đạt hiệu quả tốt nhất,
đảm bảo các yêu cầu đề ra của chương trình giáo dục mới là một trăn trở của cá
nhân tôi.
Vì thế tôi nghiên cứu và ứng dụng đề tài: Chỉ đạo tổ chức các hoạt động
giáo dục đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất “Nhân ái”
cho học sinh tiểu học theo yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ
thông 2018.
5
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
1.1. Khái niệm về phẩm chất “Nhân ái”
Theo nghĩa Hán Việt, “nhân” là người, “ái” là tình yêu. “Nhân ái” chính là
tình yêu của con người đối với con người, là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẻ
chia, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày.
1.2. Những yêu cầu cần đạt của phẩm chất Nhân ái trong chương trình
giáo dục phổ thông 2018 bậc tiểu học
Theo chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể ban hành kèm
theo Thông tư số 32?2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã chỉ rõ những yêu cầu cần đạt về phẩm chất Nhân ái của học
sinh tiểu học. Đó là:
– Yêu thương, quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình.
– Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
– Tôn trọng người lớn tuổi; giúp đỡ người già, người ốm yếu, người khuyết
tật; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ.
– Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, những bạn ở vùng sâu,
vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai.
1.3. Khảo sát, điều tra thực trạng phẩm chất Nhân ái trong học sinh theo
những yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018
Để tìm hiểu cách ứng xử của học sinh trong các mối quan hệ, từ đó đánh giá
được sự hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái trong học sinh, nắm được
thực trạng việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh trong gia đình và nhà
trường , chúng tôi tiến hành các phương pháp sau: phát phiểu hỏi, phỏng vấn học
sinh, phỏng vấn cha mẹ học sinh, giáo viên, quan sát học sinh trong các hoạt động
học tập, vui chơi.
1.3.1. Điều tra thực trạng việc hình thành phẩm chất nhân ái trong học sinh
* Phát phiếu hỏi cho học sinh
– 100 học sinh khối 3, 4, 5 tham gia trả lời phiếu hỏi và kết quả thu được
như sau:
6
PHIẾU HỎI DÀNH CHO HỌC SINH
Câu 1: Em đánh dấu X vào cột tương ứng với mỗi dòng trong bảng sau:
TT | Những việc em đã làm | Số HS thực hiện | ||
Thườn g xuyên | Thỉnh thoảng | Ngại không muốn làm | ||
1 | Quan tâm, hỏi thăm, chăm sóc khi người thân bị ốm | 56 | 36 | 8 |
2 | Giúp đỡ bố mẹ, ông bà những công việc trong gia đình | 42 | 52 | 6 |
3 | Tham gia lao động vệ sinh cùng với các bạn ở lớp, ở trường | 93 | 7 | |
4 | Sẵn sàng cho bạn mượn đồ dùng, sách vở khi bạn cần | 57 | 36 | 7 |
5 | Nói lời chúc mừng bạn khi bạn có niềm vui | 35 | 52 | 13 |
6 | Động viên, an ủi khi bạn có chuyện buồn, ốm đau | 27 | 59 | 14 |
7 | Lễ phép, chào hỏi người lớn khi gặp mặt và nói chuyện | 48 | 50 | 2 |
8 | Sẵn sàng giúp đỡ người già, em nhỏ, người tàn tật | 42 | 47 | 11 |
9 | Tham gia các hoạt động giúp đỡ người khó khăn: ủng hộ các bạn vùng cao, vùng lũ lụt, vùng dịch bệnh… | 48 | 42 | 10 |
10 | Phản đối, không đồng tình với những việc làm xấu của người khác | 32 | 46 | 22 |
Câu 2: Em có muốn được mọi người yêu thương, giúp đỡ mình không? Em
sẽ cảm thấy thế nào khi được mọi người quan tâm, giúp đỡ?
– Trả lời: Em sẽ rất vui và hạnh phúc khi được mọi người yêu thương.
* Phát phiếu điều tra dành cho phụ huynh
– 100 phụ huynh tham gia trả lời phiếu, kết quả thu được:
PHIẾU HỎI DÀNH CHO PHỤ HUYNH
Câu 1: Xin hãy đánh dấu X vào cột tương ứng với mỗi dòng trong bảng sau:
T T | Những việc làm biểu hiện phẩm chất nhân ái của học sinh | Mức độ thực hiện | ||
Thườn g xuyên | Thỉnh thoảng | Không quan tâm | ||
1 | Nói lời cảm ơn, lời yêu thương với người thân | 12 | 46 | 42 |
2 | Giúp đỡ cha mẹ, ông bà những công việc nhà phù | 40 | 47 | 13 |
7
hợp | ||||
3 | Biết hỏi han, quan tâm, chăm sóc khi cha mẹ, người thân ốm đau, mệt mỏi | 46 | 49 | 5 |
4 | Lễ phép với người lớn và mọi người xung quanh | 67 | 30 | 3 |
5 | Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần | 48 | 42 | 10 |
6 | Thích làm việc thiện: ủng hộ các bạn vùng cao, vùng lũ lụt, vùng dịch bệnh… | 36 | 47 | 17 |
7 | Tỏ thái độ đồng tình. Khen ngợi khi ai đó làm việc tốt | 25 | 63 | 12 |
8 | Phản đối, không đồng tình với những việc làm xấu của người khác | 35 | 47 | 18 |
9 | Biết tỏ ra thương cảm, giúp đỡ những người tàn tật, đói rách, khác biệt,.. | 37 | 54 | 9 |
10 | Kêu gọi người thân, bạn bè giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn | 18 | 38 | 44 |
* Quan sát học sinh
Chúng tôi tiến hành quan sát học sinh trong những giờ vui chơi, trong các
giờ học và thu được kết quả theo mục đích quan sát như sau:
– Ưu điểm:
+ Đa số các em đều có hành vi ứng xử thân thiện, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ
nhau trong sinh hoạt, học tập; chào hỏi lễ phép thầy cô và người lớn; nhiều học
sinh biết giúp đỡ em nhỏ trong sinh hoạt, vui chơi; rất thích tham gia các hoạt
động thiện nguyện,…
– Tồn tại: Một bộ phận học sinh chưa hòa đồng, thân thiện với bạn bè, còn có
những biểu hiện chưa nhân ái:
+ Nhiều em còn dùng lời lẽ chê bai bạn bằng những lời nói tổn thương: học
dốt, xấu, lười, bẩn, ngu,…(Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những mâu thuẫn
trong học sinh.)
+ Một bộ phận nhỏ các em học sinh khối 4, 5 có biểu hiện chia rẽ, phân bè
phái, làm mất đoàn kết trong tập thể.
+ Có những anh chị lớp lớn hay dọa nạt, lấy đồ của các em học sinh lớp nhỏ,
Một số học sinh lớp 1,2,3 hay tranh giành đồ chơi, truyện, đồ ăn dẫn đến mâu
thuẫn, thậm chí đánh nhau.
8
+ Một bộ phận nhỏ học sinh hay lấy đồ của bạn; phá đồ chơi, quấy rối, trêu
chọc bạn dẫn đến xung đột.
+ Chưa hứng thú tham gia các hoạt động thiện nguyện do lớp và trường tổ
chức.
1.3.2. Tìm hiểu môi trường hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái của
học sinh trong gia đình
Chúng tôi phát phiếu hỏi cho 100 phụ huynh và phỏng vấn phụ huynh trong
dịp họp phụ huynh đầu năm học và thu được kết quả sau:
PHIẾU HỎI DÀNH CHO CHA MẸ HỌC SINH
(Đánh dấu X vào cột tương ứng với mỗi dòng sau)
STT | Cách cha mẹ ứng xử với con cái | Coi trọng | Không coi trọng | Không quan tâm |
1 | Ứng xử với con cái bằng lời nói, cử chỉ yêu thương | 60 | 28 | 12 |
2 | Luôn đối xử công bằng với các con | 58 | 30 | 12 |
3 | Giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các con theo cách phân tích để con hiểu | 40 | 45 | 15 |
4 | Luôn tạo cơ hội, khích lệ con được làm những việc thể hiện sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người trong gia đình | 28 | 42 | 30 |
5 | Khuyến khích con tham gia các hoạt động giúp đỡ, ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn | 21 | 47 | 32 |
6 | Nêu gương bằng cách ứng xử nhân ái với những người xung quanh nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn | 21 | 47 | 32 |
1.3.3. Thực trạng các biện pháp nhằm hình thành và phát triển phẩm chất
nhân ái cho học sinh của giáo viên
9
Chúng tôi xây dựng và phát phiếu cho 50 giáo viên chủ nhiệm, đồng thời
phỏng vấn, trao đổi thêm để tìm hiểu về những vấn đề liên quan. Kết quả thu
được như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO GIÁO VIÊN
Câu 1: Đánh dấu X vào cột tương ứng với mỗi dòng sau:
STT | Biện pháp giáo dục giúp HS hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái | Thường xuyên | Không thường xuyên | Không quan tâm | |||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | ||
1 | Lồng ghép trong các tiết dạy trên lớp | 32 | 64% | 18 | 36% | ||
2 | Giáo dục trong các tiết học đạo đức | 50 | 100 % | ||||
3 | Chú trọng giải quyết những mâu thuẫn giữa học sinh | 17 | 34% | 28 | 66% | ||
4 | Đối xử công bằng giữa các học sinh, không thiên vị | 46 | 92% | 4 | 8% | ||
5 | Tổ chức các hoạt động thiện nguyện ngoài giờ chính khóa | 46 | 92% | 4 | 8% | ||
6 | Nêu gương về phẩm chất nhân ái | 14 | 28% | 26 | 52% | 10 | 20 % |
7 | Luôn chú trọng khuyến khích, tạo cơ hội để HS được thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ,.. | 31 | 62% | 12 | 24% | 7 | 14 % |
8 | Sử dụng từ ngữ, hành vi mang tính bạo lực | 12 | 24 % | 38 | 76 % |
Câu 2: Những cách giáo dục khác mà đồng chí đã sử dụng?
TL: Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục đạo đức cho HS.
1.4. Đánh giá chung thực trạng việc giáo dục, bồi dưỡng và hình thành
phẩm chất nhân ái của học sinh
1.4.1. Ưu điểm
– Đa số giáo viên chú trọng việc hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh
thông qua các tiết học có liên quan, các giờ đạo đức; giáo viên quan tâm đối xử
công bằng và nêu gương cho học sinh về những biểu hiện của phẩm chất nhân ái.
– Phần lớn phụ huynh đã chú ý giáo dục phẩm chất nhân ái cho con thông
qua việc hướng con vào các hoạt động thiện nguyện, đối xử công bằng, yêu
thương.
10
– Hầu hết các em HS biết kính yêu, giúp đỡ người thân trong gia đình, lễ
phép với người lớn. Các em biết tôn trọng và ứng xử với bạn bạn một cách thân
thiện, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và vui chơi, thích tham gia các hoạt
động thiện nguyện.
1.4.2. Tồn tại
– Về nhận thức: Một bộ phận cha mẹ học sinh và giáo viên chưa nhận thức
được giá trị của phẩm chất nhân ái đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ
cũng như ảnh hưởng của nó đến sự thành công của trẻ trong cuộc đời; chưa quan
tâm đến việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh và không hiểu được những
hành vi đối xử không công bằng, thờ ơ, không nêu gương sáng về lòng nhân ái,…
có tác động xấu đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
– Về biện pháp giáo dục:
+ Đa số giáo viên chỉ dừng lại ở việc sử dụng biện pháp giáo dục phẩm chất
nhân ái thông qua các giờ học đạo đức và những bài học có liên quan. Các biện
pháp giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh mà giáo viên sử dụng cũng chưa
thể hiện sự quan tâm, đầu tư đúng mức trong việc tìm kiếm những biện pháp giáo
dục hiệu quả, mang tính toàn diện hơn. Nhiều thầy cô chưa chú ý đến cảm nhận
của HS cũng như các yếu tố tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến việc hình thành và
phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp chưa chú trọng lồng ghép giáo dục phẩm chất nhân ái cho trẻ.
+ Nhiều bậc cha mẹ hầu như không để ý đến việc bồi dưỡng phẩm chất nhân
ái cho con, vì thế dẫn đến việc ứng xử theo cảm xúc; nhiều khi áp đặt con cái theo
ý mình do chưa biết lắng nghe và hiểu cảm xúc, suy nghĩ của con; không quan
tâm đến việc khuyến khích, động viên con tham gia các hoạt động thiện nguyện
và việc làm gương; chưa tạo điều kiện để con em mình được thực hành, thể hiện
sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người thân trong gia đình và những người xung
quanh.
+ Nhiều em học sinh có những biểu hiện lối sống vô tâm, ích kỷ chưa biết
nghĩ đến cảm xúc của người khác; chưa có ý thức và những việc làm giúp đỡ
11
người thân trong gia đình và những người khó khăn. Các em sử dụng những hành
vi chưa đúng, mang tính bạo lực như chê bai, chế giễu, cười nhạo những cái xấu,
cái thua thiệt của bạn; các em sẵn sàng nổi giận, cáu gắt, chửi bới, thậm chí dùng
vũ lực với bạn khi bị người khác không làm mình hài lòng; một bộ phận học sinh
còn có tư tưởng bè phái, chia rẽ làm mất đoàn kết nội bộ… Nó thể hiện một nhân
cách chưa hoàn thiện, phẩm chất nhân ái chưa được bồi dưỡng dẫn đến các biểu
hiện hành vi lệch chuẩn.
1.5. Nguyên nhân của tồn tại
– Cha mẹ và giáo viên do thiếu thông tin, chưa nhận thức được vai trò và ý
nghĩa to lớn của phẩm chất nhân ái trong việc xây dựng thành công các mối quan
hệ cũng như thành công trong cuộc sống nên không để ý đến việc tìm ra các
phương pháp giáo dục tốt cho con.
– Giáo viên còn chịu nhiều áp lực về kết quả dạy học các môn học bắt buộc
được đánh giá qua các bài kiểm tra dẫn đến không còn tâm trí dành cho việc tổ
chức các hoạt động giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh.
– Các em vẫn còn bị đối xử bằng những hành vi mang tính bạo lực ở những
cấp độ khác nhau. Môi trường sống của các em chưa tạo điều kiện để các em hình
thành và phát triển phẩm chất nhân ái.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Để đạt được mục tiêu giáo dục về hình thành và bồi dưỡng phẩm chất nhân
ái cho học sinh theo các yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018 đối với bậc
tiểu học, tôi cho rằng cần thiết phải đưa ra nhiều biện pháp được thực hiện một
cách đồng bộ ở nhà trường và gia đình, cần sự chung tay của cả giáo viên và cha
mẹ học sinh. Trong hai năm học, 2019-2020, 2020-2021, tôi đã nghiên cứu và chỉ
đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục sau:
2.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục,
bồi dưỡng phẩm chất nhân ái cho học sinh
Chúng ta đều biết rằng, nhận thức là khởi nguồn của hành vi. Khi cha mẹ và
thầy cô chưa coi trọng vấn đề giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất nhân ái cho các em
12
thì không bao giờ để tâm, suy nghĩ phải làm thế nào để giúp con em mình hình
thành và phát triển phẩm chất nhân ái và cũng không quan tâm đến hành vi của
mình có ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Những
biểu hiện chưa đúng của trẻ không được cha mẹ, thầy cô quan tâm, uốn nắn sẽ
dần trở thành thói quen xấu, hình thành lối sống ích kỷ, lệch lạc.
Chính vì vậy, việc giúp cho cha mẹ, thầy cô, những người gần gũi và có ảnh
hưởng trực tiếp đến trẻ, nhận thức được tầm quan trọng của phẩm chất nhân ái
đối với sự thành công của trẻ trong cuộc sống sau này.
Làm thế nào để tiếp cận, tác động và thay đổi nhận thức của cha mẹ, nâng
cao hơn nữa nhận thức của thầy cô về vấn đề giáo dục phẩm chất nhân ái của trẻ?
Đây là câu hỏi mà chúng tôi trăn trở.
2.1.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên
– Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi cùng giáo viên nghiên cứu
kỹ về mục tiêu giáo dục, những yêu cầu cần đạt cụ thể của từng phẩm chất, năng
lực. Trong đó, tôi trao đổi, phân tích kĩ về vai trò, ý nghĩa và những yêu cầu cần
đạt của phẩm chất nhân ái.
– Trong dịp nghỉ hè, chúng tôi giới thiệu và định hướng cho giáo viên xem
chương trình “Thầy cô đã thay đổi” và nói chuyện, trao đổi, bàn luận một cách rất
tự nhiên với nhau về những vấn đề liên quan trong chương trình.
– Đầu năm học, chúng tôi gửi đến học sinh các lớp khối 3, 4, 5 một yêu cầu:
“Em mong muốn điều gì ở thầy cô giáo mới để em vui thích hơn trong trong các
buổi học? Hãy viết thư, lời nhắn gửi cô /thầy để nói lên mong muốn của em?”.
– Với học sinh lớp 1, 2 chúng tôi phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi:
+ Em có yêu quý cô giáo và các bạn của mình không?
+ Em có cảm thấy vui khi được học cùng với cô giáo và các bạn không?
+ Em thích nhất cô giáo tổ chức hoạt động gì?
+ Em muốn cô giáo làm gì để mình vui hơn, thích học hơn?
Qua các lá thư, lời nhắn gửi và câu trả lời hết sức hồn nhiên của trẻ, hầu như
các em đều bày tỏ lòng biết ơn với cô giáo và mong muốn cô luôn tươi cười, vui
13
vẻ, mặc đẹp…Các em mong cô không cáu gắt, mong cô lắng nghe chúng em và
tổ chức cho các em nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi nhiều hơn,…
Với những cách đó, chúng tôi muốn giáo viên tự liên hệ, cảm nhận, suy nghĩ
về những điều mình đã làm tổn thương học sinh trong cách ứng xử không chủ ý
của mình hàng ngày có tác động tiêu cực như thế nào đến việc hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ. Điều đó sẽ giúp lay động cảm xúc, thức tỉnh nhận thức
bản thân và định hướng thay đổi phương pháp, cách ứng xử của mình với học
sinh một cách tự nhiên.
– Trong những buổi họp hội đồng, chúng tôi đề cập đến vấn đề cần thiết phải
chú ý giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất nhân ái cho học sinh để dần nâng cao nhận
thức cho giáo viên về vấn đề này.
2.1.2. Nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh
Chúng tôi yêu cầu GV dành một phần thời gian trong buổi họp phụ huynh
đầu năm để cùng nhau chia sẻ vấn đề này.
Cách tiếp cận:
– GV nêu mục tiêu, yêu cầu giáo dục toàn diện về phẩm chất, năng lực với
phụ huynh. Giúp phụ huynh hiểu rõ bên cạnh việc phối kết hợp giáo dục kiến
thức, năng lực thì việc phối kết hợp giáo dục phẩm chất cho học sinh là một
nhiệm vụ rất quan trọng. Theo đó, GV nhấn mạnh vai trò của phẩm chất nhân ái
14
đối với sự thành công của trẻ trong các mối quan hệ và giúp trẻ có những hành vi
đúng với mọi người và thế giới xung quanh trong các hoàn cảnh đời sống.
– Phát phiếu đánh giá mức độ hình thành phẩm chất nhân ái của HS cho phu
huynh. (như đã trình bày trong mục 1.3)
– Đọc thư của con gửi cho cha mẹ. (Ngày hôm trước, chúng tôi cho các em
học sinh lớp 3,4, 5 viết thư gửi bố mẹ với đề bài: “Em mong muốn điều gì ở bố
mẹ để em vui vẻ, học tập tốt trong năm học này? Hãy viết một lá thư (lời nhắn)
gửi bố mẹ để nói lên điều đó nhân dịp đầu năm học mới”. Những lá thư được đặt
dưới ngăn bàn tại vị trí cha mẹ ngồi họp.)
Qua nhiều năm kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn cho các em
viết thư giãi bày tâm sự với thầy cô, cha mẹ vào đầu mỗi năm học. Những lá thư
của các em rất chân thật, lột tả được thực trạng điều mà chúng tôi muốn biết.
(Lá thư của em học sinh lớp 4 gửi cho bố mẹ)
15
Trong những lá thư các em viết, các em mong bố mẹ ít xem điện thoại, ti vi,
bớt làm việc… để có thời gian chơi với con; mong bố mẹ đừng chửi con là đồ “bỏ
đi”, đồ “vô tích sự”,… khi con không được điểm cao; mong bố mẹ không đối xử
thiên vị giữa các anh chị em trong gia đình; mong bố mẹ đừng quát mắng chúng
con mà hãy lắng nghe để hiểu con hơn, đừng ép các con học thêm quá sức vì con
rất mệt mỏi…
– Khi phụ huynh đọc lá thư xong, bên cạnh việc nói về những điều tốt đẹp
trong thư như lòng biết ơn, lời hứa… giáo viên sẽ tiếp cận vấn đề giáo dục năng
lực, phẩm chất cho con. Kể những câu chuyện để thấy được hậu quả của việc đối
xử không công bằng trong gia đình, của việc sử dụng bạo lực trong giáo dục trẻ
có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tính cách của con trẻ.Giáo viên nói về tình
trạng bạo lực học đường, lối sống ích kỷ của học sinh… và lối sống đó gây hại
cho trẻ như thế nào trong cuộc sống của mình: Bị bạn bè ghét bỏ, không vui,
không cảm thấy hạnh phúc, khó khăn trong việc hoà nhập với tập thể, cộng đồng,
đôi khi dẫn đến sự cô lập, tự kỉ …
Nhiều phụ huynh chia sẻ sau khi đọc những lá thư, những lời nhắn gửi của
con: “Rất xúc động khi đọc thư của con và cảm thấy có lỗi với con.”
“Chúng tôi chỉ chú trọng đến việc con học kiến thức mà coi nhẹ vấn đề giáo
dục đạo đức cho con.”
“Chúng tôi không nghĩ được xa hơn là các con sẽ bị ảnh hưởng như thế nào
khi sống trong một tập thể mà không biết sẻ chia, không có tinh thần đoàn kết,
tương trợ”,…
Giáo viên giới thiệu, khuyến khích cho phụ huynh xem chương trình “Cha
mẹ đã thay đổi” để cha mẹ rút ra được những bài học trong việc giáo dục con cái.
16
(Buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp 5C)
* Kết quả:
Với cách tiếp cận này, phụ huynh và cả giáo viên đều được tác động 1 cách
tự nhiên, giúp họ nâng cao nhận thức của mình về việc cần thiết phải giáo dục
đạo đức, giáo dục phẩm chất nhân ái cho con; sự cần thiết phải đối xử công bằng
giữa các con trong gia đình, giữa học sinh trong lớp; phải biết lắng nghe và giải
quyết thỏa đáng những vấn đề bế tắc, bức xúc cho trẻ, khuyến khích, tạo nhiều cơ
hội để con được tham gia vào công việc gia đình, thể hiện tình yêu thương, quan
tâm, chăm sóc người thân, những người có hoàn cảnh khó khăn và chú ý đến việc
nêu gương để con nhìn theo mà sống tốt hơn.
2.2. Tăng cường hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, chú trọng công tác
biểu dương khen ngợi.
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, tinh thần đoàn kết cho trẻ sẽ không hiệu quả
nếu như chúng ta chỉ dừng lại ở các bài giảng đạo đức hay thông qua các tiết học
có nội dung liên quan. Bởi đó là cách giáo dục nặng về lý thuyết, giáo điều không
phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Phẩm chất nhân ái phải được hình thành 1 cách rất tự nhiên thông qua những
hoạt động, những hành vi ứng xử nhân văn hàng ngày.Với học sinh thì thông qua
các hoạt động giúp đỡ nhau trong sinh hoạt hàng ngày trên lớp, trong lao động,
học tập, vui chơi,… Giáo viên cần có sự phân công một cách có dụng ý để vừa đạt
17
được hiệu quả công việc, vừa kết hợp giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất cho học
sinh.
2.2.1. Tăng cường giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh thông qua
các hoạt dộng học tập.
– Trong các phong trào “Đôi bạn cùng tiến”,“Cùng giúp bạn tiến bộ”…, giáo
viên nên tổ chức cho học sinh tự nguyện xung phong nhận giúp đỡ các bạn chậm
tiến học thuộc các bảng cửu chương, luyện kỹ năng đọc, luyện viết, làm
tính,…trong các giờ truy bài đầu giờ, các hoạt động học trên lớp,…
Hàng ngày, hằng tuần, giáo viên chú ý đánh giá biểu dương sự tiến bộ của
các bạn được giúp đỡ, khen ngợi các bạn có tinh thần đoàn kết hỗ trợ, ghi công,
tặng cờ để khích lệ phong trào và cũng để học sinh cả lớp nhận thức được ý nghĩa
của việc làm tốt và khi làm việc tốt sẽ luôn được mọi người yêu quý, khen ngợi.
18
(Tăng cường hỗ trợ các bạn trong mỗi hoạt động học)
2.2.2. Giáo dục phẩm chất nhân ái thông qua các hoạt động lao động và
sinh hoạt chung
– Trong lao động, vệ sinh: Giáo viên cùng hội đồng tự quản phân chia công
tác lao động vệ sinh thành những phần việc nhỏ. Tổ chức cho học sinh tự nguyện,
xung phong đảm nhận phần việc phù hợp với khả năng, sức khỏe của mình,
khuyến khích sự hỗ trợ, giúp đỡ những bạn yếu hơn hoàn thành nhiệm vụ.
– Sau mỗi buổi lao động, giáo viên đều chú trọng vào việc biểu dương, khen
ngợi tinh thần đoàn kết, giúp đỡ của học sinh để các em thấy được ý nghĩa của
việc mình đã làm mà thêm hứng khởi, tích cực tham gia vào các hoạt động tương
trợ lẫn nhau.
19
(Hỗ trợ nhau trong lao động)
– Trong các hoạt động khác, giáo viên cần chú trọng vào việc kêu gọi tinh
thần đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoạt động có thể dù là nhỏ nhất.
Đặc biệt luôn đề cao công tác biểu dương, khen ngợi những hành vi đẹp thường
diễn ra trong lớp học như: cho bạn mượn bút, thước kẻ, bút chì, cho bạn học
chung sách, che chung ô, chung áo mưa, động viên an ủi khi bạn buồn, chúc
mừng chia vui với bạn khi bạn có chuyện vui, chăm sóc bạn khi ốm đau ở lớp,…
Đó chính là cách bồi dưỡng phẩm chất nhân ái đơn giản mà rất hiệu quả giúp
hoàn thiện nhân cách học sinh mỗi ngày.
(Cùng chúc mừng sinh nhật bên nhau)
20
(Cắm hoa chúc mừng các bạn nữ và cô giáo nhân ngày 8-3)
– Cần giúp các em hiểu để tránh thể hiện các hành vi kì thị, chế giễu, thiếu
sự đồng đcảm gây tổn thương tinh thần cho các bạn có hoàn cảnh đặc biệt, khó
khăn, những bạn học hòa nhập trong lớp. GV chú ý tạo không gian thoải mái, tự
nhiên để giáo dục các em biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ bạn tham gia các hoạt
động chung của tập thể.
21
2.3. Tư vấn, giải quyết thỏa đáng những mâu thuẫn trong học sinh
Trong mối quan hệ bạn bè, các em học sinh vẫn còn sử dụng từ ngữ, hành vi
mang tính bạo lực tạo ra tâm lí ức chế, tức tối cho nhau. Những xích mích nhỏ,
âm thầm lại là mầm mống làm nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột lớn hơn hoặc
tạo ra sự chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Nghiêm trọng hơn, nó dần hình thành
những tính xấu như lòng sân hận, sự ganh ghét, đố kị, ảnh hưởng lớn đến sự hình
thành phẩm chất nhân ái của trẻ.
Vì vậy, giáo viên cần chú ý vào việc tư vấn, giải quyết thoả đáng những mâu
thuẫn dù nhỏ, uốn nắn cách cư xử chưa đúng, chưa phù hợp của học sinh trong
lớp một cách tự nhiên và có chủ đích nhằm bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, tinh
thần đoàn kết, yêu thương cho các em.
Ví dụ:
– Với việc dùng từ ngữ làm tổn thương bạn như: “Bạn ấy dốt nhất lớp đấy
ạ!”, “Bạn ấy viết xấu, bẩn nhất lớp ạ!”, “Bạn ấy hay ăn cắp lắm ạ!”, “Nhà bạn
ấy nghèo lắm ạ!”,…, giáo viên cần đưa ra những tình huống để học sinh đặt vị trí
của mình vào vai của người bạn bị chê bai, nói xấu để các em có thể cảm nhận
được cảm xúc của bạn ấy khi bị người khác nói về mình như thế. Từ đó, học sinh
22
sẽ rút kinh nghiệm và không sử dụng những lời nói mang tính bạo lực làm tổn
thương người khác như thế nữa. Sau đó, giáo viên cùng học sinh tìm ra cách ứng
xử, cách giải quyết giúp đỡ bạn tiến bộ, khắc phục những hạn chế thay vì chê bai,
xa lánh và làm bạn tổn thương.
(Bạo lực bằng lời dè bỉu, chê bai là hành vi lệch chuẩn của phẩm chất nhân
ái)
23
– Với những hành vi bạo lực lớn hơn: cãi nhau, đánh bạn, vẩy mực, xé vứt
đồ của bạn…, giáo viên cũng cần lắng nghe các em trình bày nguyên nhân, đồng
cảm và chia sẻ cảm xúc với mỗi em. Từ đó, giáo viên phân tích để các em hiểu cái
sai của mỗi người, giúp các em và nhận lỗi, hòa giải với bạn, bỏ qua và chơi với
nhau một cách thoải mái nhất. Việc phân tích để giúp các em nhìn nhận cái sai
một cách thỏa đáng sẽ giúp các em giải tỏa được những bức xúc, ấm ức trong
lòng mà vui vẻ hòa giải và định hướng cho các em cách giải quyết vấn đề gây
mâu thuẫn trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.
(GV giúp HS hóa giải mâu thuẫn bằng cách nhìn nhận cái sai và làm hòa)
24
2.4. Tổ chức các hoạt động gây quỹ ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó
khăn.
Mỗi năm nhận học sinh, chúng tôi đều yêu cầu giáo viên tìm hiểu hoàn cảnh
gia đình của từng em, phát hiện học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần sự
quan tâm giúp đỡ về vật chất hay tinh thần. Từ đó, cùng giáo viên xây dựng kế
hoạch tổ chức các hoạt động thiết thực vừa giúp đỡ được các em, vừa giáo dục,
bồi dưỡng phẩm chất nhân ái cho học sinh của lớp ngay từ đầu năm học.
25
2.5 . Nêu gương sáng về phẩm chất nhân ái
Trong các hoạt động thiện nguyện, hay trong các cách ứng xử hàng ngày với
mọi người, giáo viên phải luôn có ý thức nêu gương về lòng nhân ái. Bởi học sinh
tiểu học có đặc điểm tâm lý rất thiên về cảm xúc. Các em sẽ cảm thấy ngưỡng
mộ, tự hào về cô giáo của mình và thích học tập làm theo. Ngược lại, các em sẽ
vô cùng thất vọng, mất lòng tin và không nghe theo nếu thầy cô làm ngược với lời
thầy cô nói. Nghiêm trọng hơn, các em cũng sẽ bắt chước và làm theo cách ứng
xử của cô. Vì vậy nêu gương là một trong những biện pháp vô cùng hiệu quả
trong việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục lòng nhân ái nói riêng.
26
(Thầy cô giáo mua mặt nạ, ủng hộ quỹ “Giúp bạn đến trường” của các bạn HS)
2.6. Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái thông qua các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của liên đội
Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong mỗi cơ sở giáo dục
là giáo dục phẩm chất, bồi dưỡng nhân cách, kĩ năng sống… cho học sinh thông
qua các hoạt động sinh hoạt tập thể và một trong những mục tiêu chính của hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp là bồi dưỡng phẩm chất nhân ái cho học sinh.
Vì vậy, nhiệm vụ của ban hoạt động ngoài giờ lên lớp là lồn
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education