dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Dạy học định hướng STEM trong việc áp dụng định lý PITAGO vào bài toán thực tế

SKKN Dạy học định hướng STEM trong việc áp dụng định lý PITAGO vào bài toán thực tế

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Phương pháp dạy học truyền thống không khắc sâu được kiến thức cho
học sinh và không tạo được hứng thú học tập cho các em. Chưa tạo được sự chủ
động chiếm lĩnh kiến thức của người học và học sinh khó áp dụng vào thực tiễn
đời sống. Rào cản lớn nhất trong giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa bốn
lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Sự tách rời này
sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và làm.
Với mục tiêu dạy học làm sao để học sinh vận dụng các kiến thức vào quá
trình thực tế do đó nên tiếp cận với các quan điểm dạy học định hướng tích hợp
giáo dục STEM. Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị
cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong
thực tiễn, qua đó phát triển cho HS năng lực khác tương ứng đáp ứng được yêu
cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Nên nếu HS được tiếp cận những kiến thức này bằng những phương pháp
dạy học tích cực và gắn với thực tiễn như dạy học STEM sẽ giúp học sinh hiểu
sâu sắc hơn lý thuyết cũng như vận dụng nó để giải quyết những vấn đề hay và
khó liên quan đến kỹ thuật mà những phương pháp dạy học truyền thống khó có
thể đem lại hiệu quả cao.
Trong quá trình triển khai dạy học các môn học STEM, một trong những
yêu cầu đối với giáo viên là phải biết cách tổ chức, thiết kế các hoạt động STEM
một cách sáng tạo có hiệu quả, phù hợp với điều kiện dạy học. Tuy nhiên hiện
nay tôi nhận thấy việc triển khai dạy học STEM ở các trường THCS còn nhiều
hạn chế. Bên cạnh đó, một số GV vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về bản chất dạy
học STEM cũng như cách thiết kế hoạt động, tổ chức, thực hiện dạy học STEM
như thế nào cho có hiệu quả trong môn học. Hơn nữa, hiện nay trên các trang
mạng điện tử, tài liệu sách vở, các tạp chí GD đã cung cấp rất nhiều các vấn đề
chung về giáo dục STEM nhưng các tài liệu hướng dẫn cụ thể việc tổ chức dạy
học các môn học theo định hướng STEM trong nhà trường còn chưa nhiều.
5
Trong khi đối với học sinh, việc vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tế
còn rất kém
Định lí Py-ta-go được mệnh danh là định lí vĩ đại làm thay đổi lịch sử thế
giới, dấu ấn của định lí này có mặt ở hầu hết các công trình mà con người từng
xây dựng. Định lí Py-ta-go là tiền đề cơ bản của hình học, nó có nhiều ứng dụng
trong cuộc sống. Vì vậy nếu xây dựng được một chủ đề dạy học STEM ở phần
này nhằm định hướng tư duy một cách tích cực thì sẽ có tác dụng tốt trong việc
phát triển các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học.
Căn cứ vào điều kiện của nhà trường, nội dung kiến thức bài học tôi mạnh
dạn thiết kế, tổ chức hoạt động “Dạy học định hướng STEM trong việc áp dụng
định lí Py-ta-go vào bài toán thực tế” với mong muốn góp phần vào việc chuẩn
bị tốt nhất hành trang cho giáo viên và học sinh trước những thay đổi căn bản
toàn diện của chương trình giáo dục trong thời gian tới đây.
II- MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT
II.1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRƢỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp một số
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: dạy học theo nhóm nhỏ, sử dụng kĩ
thuật mảnh ghép, phương pháp đàm thoại gợi mở, … khai thác kênh hình và
kênh chữ sách giáo khoa, sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin, chủ yếu
là Powerpoint, sử dụng các video minh họa … để tăng tính trực quan, kích thích
tư duy học sinh. Tuy nhiên, học sinh mới chỉ dừng lại ở quan sát và tư duy.
2. Trong các giờ học, tôi vẫn đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức, là
trung tâm của quá trình dạy học; học sinh chủ yếu lắng nghe, tiếp thu các kiến
thức một cách thụ động được quy định sẵn, ít được thể hiện các năng lực của
bản thân. Học sinh chỉ nắm được kiến thức lí thuyết, nội dung mở rộng, vận
dụng, mang tính cập nhật, thời sự… nhiều học sinh chưa nắm được.
3. Học sinh chủ yếu được rèn luyện kĩ năng: nghe, quan sát, đọc chọn lọc
ý từ sách giáo khoa, vận dụng kiến thức để tính toán, để chứng minh hình học…
Học sinh chưa khám phá hết năng lực của bản thân, chưa chủ động trong việc
6
học tập, khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực
tiễn cuộc sống còn hạn chế.
4. Trong c¸c tiÕt luyÖn tËp t«i th-êng khuyÕn khÝch häc sinh t×m hiểu,
quan sát các vật, các hình khối xung quanh, dàn dựng các tình huống thực tiễn
để có những liên hệ giữa nội dung bài học với thực tế cuộc sống.
5. Thay ®æi c¸c h×nh thøc tæ chøc häc tËp trong ®iÒu kiÖn cho phÐp, t¹o
®iÒu kiÖn vµ kh«ng khÝ thÝch hîp ®Ó häc sinh cã thÓ th¶o luËn víi nhau, víi gi¸o
viªn, còng nh- tù ®¸nh gi¸ vµ ®¸nh gi¸ lÉn nhau vÒ kÕt qu¶ t×m tßi, ph¸t hiÖn.
6. Sau khi học định lí Py-ta-go, tôi đã cho học sinh giải các bài toán thực
tế áp dụng định lí này trong sách giáo khoa:
Bài 55 trang 131 SGK
Bài 58 trang 132 SGK
7
Bài 62 trang 133
Nhưng do các bài tập này không nhiều và các tình huống thực tế được đưa
ra chưa phong phú, nên đã thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm tòi định lí này. Qua đó
nảy sinh các ý tưởng, các tình huống áp dụng định lí Py-ta-go trong thực tế.
Tuy nhiªn, hiÖu qu¶ c«ng viÖc cßn phô thuéc vµo ph-¬ng ph¸p s- ph¹m
cña tõng gi¸o viªn qua tõng bµi tËp cô thÓ
II.2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN
Các yếu tố STEM trong chuyên đề
– S (Khoa học):
+) Vật lý: mặt phẳng nghiêng, chuyển động của vật
+) Sinh học: Khoảng cách xem tivi phù hợp, an toàn cho mắt
– T (Công nghệ): Sử dụng phương tiện công nghệ (thước đo độ dài, máy
tính), hình ảnh (bậc tam cấp di động đúng quy định), mô hình lều chữ A
– E (Kỹ thuật): Kỹ thuật đo đạc, vẽ hình, quy trình dựng lều
– M (Toán học): + Các kiến thức liên quan đến định lí Py-ta-go
+ Định lượng và định tính các số liệu
8
Xét các bài toán sau:
Bài 1: Khi nói đến ti vi 21inch, ta hiểu rằng đường chéo màn hình của chiếc ti vi
này dài 21 in-sơ (in-sơ (inch), kí hiệu “in” là đơn vị đo chiều dài theo hệ thống
Anh, Mĩ, 1in  2,54 cm. Biết một ti vi màn hình phẳng có chiều dài, chiều rộng
của màn hình lần lượt là 71cm và 42cm (hình 1).
a) Hỏi chiếc ti vi đó thuộc loại ti vi bao nhiêu inch?
b) Để không gây hại cho mắt em hãy xác định khoảng cách phù hợp để
xem chiếc ti vi trên? (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)
Hình 1
Dẫn dắt để học sinh giải quyết vấn đề
– Để biết chiếc ti vi trên thuộc loại ti vi nào ta cần tính đường chéo của
một tam giác vuông, biết độ dài hai cạnh của tam giác vuông đó là 71cm và 42
cm
– Giáo viên giao việc cho học sinh (từ tiết học trước): Hãy tìm hiểu công
thức tính khoảng cách xem ti vi phù hợp và an toàn cho mắt. Với việc sử dụng
công thức học sinh đã tìm hiểu, học sinh dễ dàng trả lời được câu b.
– Nội dung học sinh tìm hiểu được: Khoảng cách phù hợp, an toàn khi
xem ti vi được tính bằng công thức sau:
+ Khoảng cách tối thiểu = kích thước màn hình (số inch) x 2,54 x 2 (đơn
vị cm)
71cm
42cm
9
+ Khoảng cách tối đa = kích thước màn hình (số inch) x 2,54 x 3 (đơn vị
cm)
Chứng minh:
a) Ta có ∆ABC vuông tại A (gt)
 BC2= AB2+ AC2 (định lí Py-ta-go)
Mà AB = 71cm (gt); AC= 42cm (gt)
 BC2 = 712 + 422
BC2= 5041 + 1764
BC2= 6805 (cm)
BC= √ (cm)
BC  32 inch
Vậy chiếc ti vi đó thuộc loại ti vi 32 inch
b) Khoảng cách tối thiểu để xem ti vi là là:
32. 2,54. 2 = 162,56 (cm)  1,6 (m)
Khoảng cách tối đa để xem ti vi là là:
32. 2,54. 3 = 243,84 (cm)  2,4 (m)
Vậy để không gây hại cho mắt, khoảng cách phù hợp để xem ti vi 32 inch
là từ 1,6m đến 2,4m
Mở rộng: Giao việc cho HS: Tương tự như trên, về nhà các con hãy lập
một bảng ghi lại “Khoảng cách xem ti vi an toàn cho mắt” đối với các loại ti vi:
24 inch, 25 inch, 28 inch, 32 inch, 40 inch, 42 inch, 43 inch, 48 inch, 49 inch, 50
inch, 55 inch, 58 inch, 60 inch, 65 inch, 70 inch, 75 inch, 78 inch, 88 inch.
71cm
42cm
A B
C
10
Bài 2.1: Theo quy định của khu phố, mỗi nhà sử dụng bậc tam cấp di động để
dắt xe vào nhà và không được lấn quá 80 cm ra vỉa hè. Cho biết nhà bạn An có
nền nhà cao 50cm so với vỉa hè, bậc tam cấp có chiều dài của là 1m thì có phù
hợp với quy định của khu phố không? (hình 2). Vì sao?
Hình 2
Dẫn dắt để học sinh giải quyết vấn đề
Ta đã biết chiều cao của nền nhà luôn vuông góc với mặt đất. Bậc tâm cấp
di động này tạo với chiều cao của nền nhà và mặt đất một tam giác vuông (ta gọi
tam giác đó là ABC vuông tại A). Chúng ta biết được những độ dài nào của
ABC?
Muốn biết bậc tam cấp di động nhà An có phù hợp với quy định của khu
phố hay không ta làm như thế nào?
Chứng minh:
Ta có ABC vuông tại A
 BC2= AB2+ AC2 (định lí Py-ta-go)
Mà BC = 1m = 100cm (gt); AB= 50cm (gt)
 1002 = 502 + AC2
AC2= 10000 – 2500 = 7500
AC  86,6 (cm)  80cm
Vậy bậc tam cấp nhà bạn An không phù hợp với quy định của khu phố
50 cm
11
Lưu ý: Khi thay các độ dài cần chú ý các độ dài đó phải có cùng đơn vị, trong
trường hợp độ dài các cạnh của tam giác chưa có cùng đơn vị đo thì phải đổi ra
cùng đơn vị đo rồi mới thay vào.
Giáo dục ý thức, thái độ cho học sinh: Thực trạng hiện nay, để thuận tiện hơn
trong việc dắt xe ra vào, người dân còn lắp đặt bậc tam cấp vươn dài hơn 2 mét,
“cướp” trắng trợn vỉa hè.Vì thế, UBND phường và các tổ dân phố cũng đã có
các biện pháp cưỡng chế, phá bỏ các bậc tam cấp không phù hợp với quy định.
Như vậy, mỗi chúng ta phải luôn tuân thủ theo các quy định của nơi cư
trú, pháp luật của nhà nước. Là người học sinh các em phải thực hiện tốt mọi nề
nếp, nội quy của lớp, của trường, tham gia tích cực các buổi lao động, các hoạt
động ngoại khóa, ….
Liên hệ với các môn khoa học khác: Trong môn vật lý, các con đã biết bậc tam
cấp di động ở trên là một mặt phẳng nghiêng. Mà mặt phẳng nghiêng càng dài
thì dắt xe vào nhà càng dễ dàng hơn. Từ đó ta có bài toán sau:
Bài 2.2: Hãy giúp bạn An tìm chiều dài lớn nhất của bậc tam cấp trên, để phù
hợp với quy định của khu phố (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ 2)
50 cm
80 cm
12
Chứng minh:
Ta có ABC vuông tại A
 BC2= AB2+ AC2 (định lí Py-ta-go)
Mà AC = 80cm (gt); AB= 50cm (gt)
 BC2 = 502 + 802
BC2= 2500 + 6400= 8900
BC  94,34 (cm)
Vậy để phù hợp với quy định của khu phố thì chiều dài lớn nhất của bậc
tam cấp nhà bạn An là 94,34 cm
Bài 3: Trong một lần đi trải nghiệm, nhóm bạn Tú đã thi trang trí một lều chữ A
với các nhóm khác (hình 3). Cô giáo yêu cầu các nhóm trang trí trước cửa lều
các dây kim tuyến được kéo căng từ B A, AC. Biết rằng ABC là tam giác
cân tại A, chiều rộng của lều là 3m và chiều cao của lều là 2m. Hỏi nhóm bạn Tú
cần chuẩn bị một dây kim tuyến có chiều dài ngắn nhất là bao nhiêu m?
Hình 3
Phân tích:
– Để lều chữ A được vững, người ta thường dựng ở giữa lều một cái cột
thẳng đứng và vuông góc với mặt đất (AHBC tại H)
– Muốn tính chiều dài ngắn nhất của dây kim tuyến ta cần tính tổng độ dài
BA và AC, mà AB= AC (∆ABC cân tại A) nên ta chỉ cần tính AB hoặc AC
bằng cách sử dụng định lý Py-ta-go trong ∆AHB vuông tại H hoặc ∆AHC vuông
tại H
3m
2m
3m
13
– Trong tam giác AHB vuông tại H ta mới chỉ biết AH=2m, muốn tính AB
ta cần biết thêm độ dài cạnh BH. Ta dễ dàng chứng minh được BH =
Cần chứng minh:
Giáo dục ý thức, thái độ cho HS: Nhờ việc tính toán từ trước nên nhóm
bạn Tú đã biết cần phải chuẩn bị ít nhất bao nhiêu m dây kim tuyến, từ đó nhóm
bạn chủ động trong công việc được giao. Cũng như vậy, trong các cuộc thi, các
kì thi các con cần có sự tính toán, có ý thức trang bị cho mình đầy đủ các kiến
thức để đạt được kết quả cao.
Giao nhiệm vụ cho các nhóm HS (yêu cầu này được giáo viên giao cho
HS trong tiết học trước): Các con hãy đưa ra một bài toán trong đó cần sử dụng
định lí Py-ta-go để giải bài toán đó và thông qua bài toán các con hãy tuyên
truyền về đại dịch Covid -19. Chẳng hạn, một nhóm HS có thể đưa ra bài toán
sau để các nhóm còn lại giải:
Bài 4.1a: Năm ngoái, mình có nghỉ ở nhà để phòng chống dịch Covid 19. Ở
nhà mình luôn nhớ phải giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phải
siêng năng tập thể dục và không quên tự học thông qua sự giúp đỡ của thầy, cô
giáo. Hàng ngày, mình luôn đeo khẩu trang và chạy bộ ở công viên gần nhà.
AB + AC
HB = HC
AB = AC; AB
2
= HB
2
+AH
2
AHB = AHC
= BC:2=1,5cm
(Cạnh huyền – cạnh góc vuông)
14
Và thật trùng hợp, quãng đường mình chạy tạo thành DEF vuông tại E
(Hình 4). Biết rằng, mình chạy với vận tốc 200m/phút. Mình chạy hết quãng
đường DF mất 5 phút, chạy hết quãng đường EF mất 4 phút. Đố các bạn biết,
mỗi ngày mình chạy được bao nhiêu m?
HS nêu bài toán thông qua vidieo học sinh tự quay
(đường links video học sinh đã làm https://youtu.be/Kxd1JdkY8nE)
Hình 4
Phân tích: Bài toán trên có chứa yếu tố chuyển động. Các đại lượng trong toán
chuyển động liên hệ với nhau bởi công thức:
s = v.t
Trong đó: s: quãng đường (m)
v: vận tốc (m/ph)
t: thời gian (ph)
Trong công thức trên, có 3 đại lượng nếu biết 2 trong 3 đại lượng ta tính được
đại lượng còn lại
Chứng minh:
Quãng đường DF dài là: 200.5 = 1000 (m)
Quãng đường EF dài là: 200.4 = 800 (m)
Ta có EDF vuông tại E
 DF2= ED2+ EF2 (định lí Py-ta-go)
Mà DF = 1000m (gt); EF= 800m (gt)
15
 10002 = ED2 + 8002
ED2= 1000000 – 640000
ED2= 360000
ED = 600 (m)
Mỗi ngày, bạn chạy quãng đường dài là:
ED +DF +FE = 600 + 1000 + 800 = 2400 (m)
Nhận xét: Cho các nhóm khác bổ sung câu hỏi vào bài toán trên. Chẳng hạn:
Bài 4.1.b: Biết rằng khi chạy từ E đến D mình tăng vận tốc thêm 40 m/phút.
Vậy mình tốn bao nhiêu thời gian để chạy hết một lộ trình D  FED (đơn
vị phút)
Chứng minh:
Vận tốc khi chạy từ E đến D là: 200 + 40 = 240 (m/ph)
Thời gian chạy quãng đường ED là : 600 : 240 = 2,5 (phút)
Thời gian để chạy hết một lộ trình D  FED là: 2,5 +4 + 5 =11,5 (phút)
Giáo dục thái độ cho HS:
Thông qua bài toán này giáo viên tuyên truyền để học sinh có những hiểu
biết đúng và có ý thức thực hiện các biện pháp an toàn để phòng chống dịch
covid 19 bằng cách cho HS xem video tuyên truyền về dịch bệnh Covid–19 .
Sau đó cho HS trả lời những câu hỏi sau:
– Dịch Covid – 19 là dịch bệnh gì? Nó có phải là bệnh truyền nhiễm hay không?
– Dịch bệnh này xuất hiện đầu tiên ở thành phố, tỉnh và quốc gia nào?
– Virus gây bệnh Covid – 19 có thể tồn tại bao lâu trong môi trường tự nhiên?
– Hậu qủa của dịch bệnh Covid – 19?
– Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh (theo khuyến cáo của Bộ y tế)?
– Những việc mà học sinh cần làm để phòng chống dịch bênh Covid-19: những
việc cần làm khi ở nhà, khi đến trường, khi ở nơi công cộng, …
16
Các nhóm HS khác có thể đưa ra các bài toán tương tự:
Bài 4.2: Do dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp nên bạn Hải được nghỉ ở
nhà và tham gia học trực tuyến. Nhà Hải có một khung tranh hình chữ nhật, có
chiều dài là 2,4 m; chiều rộng là 0,7 m. Để giữ khung tranh không bị lệch bố
giao cho Hải đóng thêm thanh chéo nối 2 góc. Hãy tính độ dài thanh chéo đó
Bài 4.3: Mấy ngày qua có một cơn mưa trái mùa kèm theo cơn gió thổi gãy một
cành cây trong khu vườn nhà bạn Ngọc. Với tinh thần lạc quan và để kiểm tra
kiến thức của Ngọc trong những ngày ở nhà chống dịch, mẹ bạn Ngọc đã thử
thách bạn Ngọc hãy tính độ dài cành cây bị gãy mà không dùng đến thước. Các
bạn hãy giúp bạn Ngọc nhé (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ 2)
Bài 5: Một bạn học sinh thả diều ngoài công viên, cho biết đoạn dây diều từ tay
bạn đến con diều dài 170m và bạn cách nơi diều được thả lên theo phương thẳng
đứng là 80m. Tính độ cao của con diều so với mặt đất, biết tay bạn học sinh cách
mặt đất là 2m.
1,4m
2m
17
Phân tích: Trước tiên học sinh cần thể hiện được nội dung bài toán thông qua
hình vẽ
– Ta cần tính AD = AB +BD
Tổng kết: Định lí Py-ta-go được sử dụng rất rộng rãi, nó được áp dụng trong vô
số các tình huống thực tế. Ta chỉ cần nhận biết tam giác vuông trong đời sống –
bất cứ trường hợp nào mà hai vật hoặc hai đường thẳng giao nhau tại một góc
vuông và vật hoặc đường thẳng thứ ba cắt chéo qua góc vuông đó thì ta đều có
thể sử dụng Định lý Py-ta-go để tìm độ dài của một trong các cạnh khi biết độ
dài của hai cạnh còn lại.
A
C B
D
AC
2
= AB
2
+BC
2
BD = 2m
∆ABC vuông tạ i B
18
* MỘT SỐ BÀI TẬP KHÁC.
Bài 1: Một chiếc thang đang đứng dựa vào tòa nhà. Đáy thang cách chân tường
5m. Thang cao tới 20m của tòa nhà. Hỏi thang dài bao nhiêu m?
Bài 2: Để mặt bàn được vững chắc và bền hơn, người thợ thường đóng thêm 2
thanh chéo ở mặt dưới. Tính độ dài một thanh chéo của mặt bàn hình chữ nhật
dưới đây, biết chiều dài 10dm, chiều rộng 5dm. ( Làm tròn 1 chữ số thập phân )
Bài 3: Cho hình vẽ dưới đây. Tính độ dài sợi dây đu từ trên đỉnh lâu đài vào bờ ? (
Làm tròn đến hàng đơn vị )
Bài 4: Người cha đi đúng về hướng Đông bằng xe đạp với vận tốc 16 km/h.
Người con đi đúng theo hướng Nam bằng xe đạp với vận tốc 20 km/h. Hỏi sau
4 giờ thì họ cách nhau bao nhiêu, nếu cả hai người xuất phát từ A vào cùng một
thời gian (Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
19
Bài 5: Cho hình vẽ dưới đây. Biết bạn Bảo đi xe đạp về đúng hướng Tây và tiếp
tục đi lên về đúng hướng Bắc. Hỏi khoảng cách từ điểm khởi hành và điểm kết
thúc là bao nhiêu km ? (Tỉ lệ bản đồ: 1:100000). Khoảng cách từ lúc khởi hành
đến điểm kết thúc trong thực tế gọi là Đường chim bay
III- HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
III.1. Hiệu quả kinh tế (giá trị làm lợi tính bằng tiền):
Nhờ việc tính toán một cách chính xác sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được chi
phí khi làm các công việc như: làm bậc tam cấp di động phù hợp với quy định;
mua vật liệu trang trí lều trại chữ A; đóng một thanh chéo vào khung ảnh, vào
mặt bàn hình chữ nhật và cả trong các công trình xây dựng trong tương lai, ….
III.2. Hiệu quả về mặt xã hội (giá trị làm lợi không tính bằng tiền):
a) Giá trị môi trường:
b) Giá trị làm lợi cho an toàn lao động: Đảm bảo an toàn kĩ thuật khi kê thang,
khi dựng tủ; đảm bảo khoảng cách xem ti vi phù hợp, an toàn cho mắt
c) Giá trị làm lợi khác
* Hiệu quả đối với giáo viên:
– Giáo viên cần huy động kiến thức của nhiều môn học về khoa học, kĩ
thuật, toán học và tin học. Giáo viên sẽ được học hỏi, tham vấn ý kiến chuyên
môn của các bộ môn liên quan
– Qua mỗi lần soạn bài như vậy kiến thức của giáo viên không chỉ được
nâng lên mà các kĩ năng, phương pháp dạy học cũng được rèn luyện.
4cm
7cm
20
* Hiệu quả đối với học sinh:
– Khi vận dụng phương pháp giáo dục này các em đã thấy một chỉnh thể
của khoa học trong đó toán học không tách rời các bộ môn khoa học khác. Qua
đó, các em có sự thay đổi phần nào cảm nhận về khoa học tự nhiên – những môn
học thường bị coi rằng khô khan và khó học, nặng lý thuyết và không có liên hệ
thực tế, nay trở thành một niềm hấp dẫn mới mẻ, khơi gợi cảm hứng, niềm yêu
thích và say mê khoa học ở nhiêu em học sinh.
– Ngoài những mục tiêu mà một tiết học mang lại là nội dung kiến thức, kĩ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay