dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh

SKKN Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Mô hình giáo dục của thế giới trong thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột, đó là:
học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định
mình. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hướng đến một nền giáo dục
tiến bộ, hiện đại, ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, trong đó
“học để làm” – “làm đƣợc gì từ những điều đã học” là yếu tố trọng tâm mà
giáo dục hướng tới.
Để theo kịp xu hướng phát triển mạnh mẽ của thế giới, giáo dục nước nhà
cần phải đào tạo ra những con người lao động có kiến thức, có kĩ năng nhưng
quan trọng hơn là phải có khả năng vận dụng những hiểu biết, kĩ năng đó trong
điều kiện cụ thể nhằm mang lại những kết quả thiết thực. Hay nói cách khác
chương trình giáo dục hiện đại cần chú trọng phát triển năng lực người học.
Năng lực của mỗi con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt
động vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ… để giải quyết thành công các tình
huống phát sinh trong thực tiễn. Dạy học phát triển năng lực, người giáo viên
cần quan tâm đến các yếu tố:
Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động
Tạo cơ hội để học sinh tự học
Tạo cơ hội để học sinh trao đổi, tương tác, tranh luận…
Tạo cơ hội để học sinh đánh giá: tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá
của các lực lượng
Tạo cơ hội để học sinh thực hành, vận dụng, giải quyết những vấn đề liên
quan đến thực tiễn
Chính vì thế, dạy học gắn liền với thực tiễn, tạo cơ hội cho trẻ áp dụng các
kiến thức đã học vào đời sống trở thành xu hướng tất yếu. Bên cạnh đó, để phát
triển năng lực người học, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến việc tạo ra mong
muốn, khơi gợi hứng thú học tập.
Chương trình môn Toán ở tiểu học có tính ứng dụng thực tiễn rất cao. Tuy
nhiên, trong mắt trẻ Toán vẫn là một môn học khá xa rời thực tiễn nên
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
2
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
khi giải toán các em thường mắc những lỗi sai hết sức ngô nghê như: tuổi mẹ ít hơn
tuổi con hay số học sinh nữ trong một lớp lại nhiều hơn số học sinh cả lớp…, khả
năng ước lượng về độ dài, chiều cao, cân nặng hay khả năng ước lượng về không
gian, thời gian của các em còn không ít hạn chế. Chẳng hạn, có em ước lượng chiều
dài của sân trường khoảng 60 cm; chiều cao của một cái bàn khoảng 3m hay cân
nặng của con voi trưởng thành khoảng 80 kg, thời gian ấp trứng của gà 9 tháng…
Nhiều học sinh có thể rất giỏi trong việc thuộc lòng các công thức, giải quyết thành
thạo các bài tập sách giáo khoa nhưng lại khá lúng túng với những bài toán thực
tiễn như: tính độ dài đoạn dây cần quấn vòng quanh một bồn cây, tính số tiền sau
khi được giảm giá hay chọn lựa sản phẩm nào để có lợi nhất…
Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Nhưng chắc chắn có
một nguyên nhân quan trọng là do trẻ chưa được tạo nhiều cơ hội để thực hành,
ứng dụng và trải nghiệm Toán vào thực tiễn. Chính vì thế năng lực Toán học,
năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn của trẻ còn hạn chế.
Khả năng giải quyết thành công các tình huống phát sinh trong thực tiễn chính
là thước đo năng lực của mỗi con người. Việc đưa Toán học gắn liền với cuộc sống
là con đường phát triển năng lực học sinh. Không những thế, Toán học khi được áp
dụng vào thực tiễn sẽ góp phần kiểm chứng và củng cố kiến thức mà các em đã học
được một cách vững chắc. Giáo dục nước ta đang chuyển mình từ dạy học tiếp cận
nội dung sang dạy học chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đứng
trước định hướng của ngành, trước những khó khăn mà học sinh đang gặp phải và
với tâm niệm làm sao để người học Tự học, Tự tin, Gắn kết thực tiễn, Định
hƣớng tƣơng lai tôi đã tìm ra lối đi và phần nào thực hiện
thành công sáng kiến “Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm
phát triển năng lực học sinh”
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
3
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
PHẦN THỨ HAI: MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC TOÁN LỚP 5
1. Ƣu điểm
Chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã có những đổi mới như không
quá nhấn mạnh lý thuyết và tính hàn lâm, tinh giản nội dung, tăng hoạt động thực
hành – vận dụng, tăng chất liệu thực tiễn như thêm những kiến thức về thống kê,
xác suất để giúp cho học sinh có điều kiện vận dụng toán học vào cuộc sống và
giảm những kiến thức khó về số học. Sau các chương mục, hoặc sau một khái niệm
Toán học thường có những ví dụ, bài tập được ứng dụng vào thực tiễn…
Chúng ta đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tăng cường các hoạt động trải nghiệm ứng dụng. Đây là một hướng đi đúng đắn
giúp cho học sinh bước đầu có khái niệm vận dụng những kiến thức được học
trong nhà trường vào thực tế cuộc sống.
Trong những năm gần đây, giáo viên đã quan tâm nhiều hơn tới các nội
dung dạy học có yếu tố thực tiễn, nhằm mục đích giải quyết các vấn đề xung
quanh cuộc sống của các em học sinh.
Đây chính là những tín hiệu rất tích cực, mang lại hiệu quả rõ nét trong quá
trình dạy và học tại các nhà trường.
2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.1. Chương trình và sách giáo khoa hiện hành tuy có chú ý tới vấn đề vận
dụng Toán học thực tiễn, song:
Sách viết cho học sinh trên cả nước nên một số tình huống chưa thực sự sát và
gần gũi với học sinh ở từng địa phương, nên chưa thu hút được các em và đặc biệt
là khiến cho tính ứng dụng trở nên chưa thực sự rõ nét và gần gũi trong mắt các em.
Thêm vào đó, vì cuộc sống luôn biến đổi không ngừng nên một số ngữ liệu
cách đây gần 20 năm trong sách không còn phù hợp.
Ví dụ như Bài tập 1, trang 77, Toán 5:
Một lớp học có 32 học sinh, trong đó số học sinh 10 tuổi chiếm 75%,
còn lại là học sinh 11 tuổi. Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
4
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
2.2. Nhiều học sinh vẫn làm Toán một cách máy móc xa rời thực tiễn, các
em chưa hiểu được ý nghĩa của việc học toán, và chưa nhìn thấy tính ứng dụng,
tính thực tiễn.
2.3. Giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mực đến việc giúp học sinh thấy
được mối liên hệ giữa toán học và cuộc sống.
Một số giáo viên ngại thay đổi, bổ sung mà vẫn sử dụng các bài tập trong
sách giáo khoa một cách máy móc, không còn phù hợp với cuộc sống cũng như
phù hợp với học sinh của mình.
Một số giáo viên thường ngại thay đổi phương pháp cũng như hình thức tổ
chức dạy học vì thấy phiền phức và mất thời gian do khối lượng kiến thức ở mỗi
tiết học là khá nhiều… Về cơ bản, khi nhắc đến tăng cường mối liên hệ với thực
tiễn trong môn học, giáo viên chúng ta thường đề cập đến các bài tập, các tình
huống giả định cho học sinh thực hành. Vấn đề nằm ở chỗ tất cả các nội dung đó
vẫn đang chỉ dừng lại ở trong sách vở. Các em vẫn chưa có nhiều cơ hội trải
nghiệm thực tế vì thế vẫn chưa thể phát triển được năng lực.
2.4. Về phía phụ huynh: Tất cả các bậc phụ huynh đều mong muốn con lớn
khôn từng ngày, có kĩ năng trong cuộc sống nhưng vẫn còn một số phụ huynh
lại chưa hiểu đúng về toán ứng dụng.
Một số phụ huynh vẫn còn coi trọng điểm số, coi trọng các kỳ thi nên chỉ
tập trung thời gian cho con học tập kiến thức. Trẻ không có thời gian để vui
chơi, để ứng dụng và khám phá cuộc sống.
Một số phụ huynh đã quan tâm tới việc phát triển năng lực cho trẻ, thường
xuyên giao nhiệm vụ, tạo điều kiện cho con để trẻ được trải nghiệm và phát
triển. Tuy nhiên, các nhiệm vụ đó nhiều khi chưa thực sự tương thích với kiến
thức mà trẻ đang được học trong nhà trường vì vậy tính hiệu quả sẽ còn hạn chế.
Có thể thấy, vấn đề ở đây phụ thuộc rất lớn ở người thầy, ở sự đầu tư thay
đổi nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức của người thầy và sự
phối kết hợp với các bậc phụ huynh học sinh để học sinh có cơ hội hoạt động,
trải nghiệm và hình thành năng lực, đưa Toán học đến với thực tiễn.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
5
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
II. SÁNG KIẾN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY MÔN
TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5
1. Tên sáng kiến: Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống
nhằm phát triển năng lực học sinh
2. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Từ việc nhận thức được:
+ Xu hướng giáo dục mà ngành đang hướng tới
+ Tầm quan trọng của việc cho trẻ được ứng dụng Toán vào thực tiễn
+ Thực trạng công tác dạy học Toán 5
+ Những sai lầm trẻ đang gặp phải
+ Những khó khăn phụ huynh học sinh đang vướng mắc
Và với mong muốn làm thế nào để trẻ có thể áp dụng hiệu quả những kiến
thức Toán học để giải quyết thật tốt những tình huống trong chính cuộc sống của
các em. Tôi đã áp dụng sáng kiến:
” Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống
nhằm phát triển năng lực học sinh”
Giải pháp thứ nhất Giải pháp thứ hai Giải pháp thứ ba Giải pháp thứ tƣ
Giúp học sinh
hiểu vai trò to lớn
của Toán học đối
với cuộc sống
Điều chỉnh và bổ
sung một số ngữ
liệu sách giáo khoa
theo hướng phù
hợp với thực tế
Lựa chọn các
phương pháp,
hình thức tổ chức
dạy học tạo điều
kiện cho học sinh
được áp dụng kiến
thức toán học
trong thực tiễn.
Phát huy vai trò
của CMHS trong
việc đồng hành
cùng con mang bài
học vào cuộc sống.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
6
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
3. Nội dung sáng kiến
3.1. Giải pháp thứ nhất: Giúp học sinh hiểu vai trò to lớn của toán học
đối với cuộc sống.
Như chúng ta đã biết, để dạy học phát triển năng lực thành công thì bước
khởi đầu người giáo viên phải biết tạo cảm hứng cho trẻ.
Theo Lý thuyết vòng tròn vàng truyền cảm hứng của Simon sinek?
Thông thường đứng trước một vấn đề được giao, chúng ta luôn đặt ra câu hỏi:
Mình phải làm gì? (What?) Mình phải làm như thế nào (How?) mà ít ai đặt ra câu hỏi:
Tại sao mình phải làm (Why?). Khi bạn hiểu rõ tại sao mình phải làm, tức là hiểu được
ý nghĩa, vai trò của việc làm đó chắc chắn bạn sẽ làm trong một tâm thế chủ
động, sẽ có động lực, bạn sẽ biết phải làm những gì và làm như thế nào.
Học sinh lứa tuổi tiểu học vốn giàu trí tưởng tượng, nên các thể loại văn học
dân gian như thần thoại, cổ tích, tục ngữ, ca dao luôn luôn hấp dẫn các em. Bên
cạnh đó các câu chuyện kể dù là rất đơn giản nhưng lại tác động mạnh mẽ đến các
em. Chính vì vậy trong quá trình dạy học môn toán, tôi đã sưu tầm các câu chuyện
kể về toán, đặc biệt là các câu chuyện kể lí thú gắn với nội dung kiến thức bài học
hay các câu chuyện thực tế, những tình huống vì thiếu hiểu biết về toán học mà
đem đến những rắc rối những khó khăn cho mình… để sử dụng trong
các tiết dạy.
Tôi đã áp dụng các câu chuyện Toán học phù hợp với nội dung của từng
dạng bài vào những thời điểm thích hợp như hoạt động khởi động tạo hứng thú,
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
7
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
hoạt động luyện tập thực hành hay hoạt động ứng dụng. Bên cạnh đó các câu
chuyện Toán học còn được sử dụng trong những hoạt động ngoại khóa, các hoạt
động sinh hoạt câu lạc bộ…
Sau đây là hệ thống các câu chuyện tôi đã sử dụng ở các bài dạy trong
chương trình Toán lớp 5:

Các câu chuyệnSử dụng trongThời điểm
bài học
1. Truyện Đố tuổi trên bia mộ Đi-ô-Hoạt động
phăng là nhà toán học Hy Lạp, đượcÔn tập về phân số
ứng dụng
mệnh danh là “cha đẻ ngành đại số”
2. Câu chuyện về Bài toán của Pi-ta-goÔn tập về phân sốHoạt động
ứng dụng
3. Truyện kể về công việc chung củaÔn tập và bổ sung vềHoạt động
Newtongiải toánứng dụng
4. Truyện kể về kích thước sân bóng đáĐề-ca-métvuông.Hoạt động
chuẩn quốc tế, sân bóng chuyền chuẩn
Héc-tô-mét vuông.ứng dụng
quốc tế.
5. Trạng lường Lương Thế Vinh cân voiBảngđơnvịđoHoạt động luyện
khối lượngtập thực hành
6. Vũ Hữu xây thành không thừa mộtBảngđơnvịđoHoạt động luyện
viên gạchdiện tíchtập thực hành
7. Thần đồng tính nhanh Gauss. “Tôi đãBuổingoạikhóa,Hoạt động thi tài
học tính trước khi học nói”câu lạc bộToán học
8. Câu chuyện về Siêu tính nhẩmBuổingoạikhóa,Hoạt động thi tài
Anbe Anhxtanhcâu lạc bộToán học
Giáo viên: Nguyễn Thị ThêuTrường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định

8
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh

Các câu chuyệnSử dụng trongThời điểm
bài học
9. Câu chuyện Một vài kỷ lục của động vậtViết các số đo độ dàiHoạt động luyện
dưới dạng số thập phântập thực hành
10. Kích thước não bộ và sự thông minhTrừ hai số thập phânHoạt động luyện
của con ngườitập thực hành
11. Thần đồng chia sữaHoạt động
Nhà toán học lỗi lạc người PhápToán thể tích
ứng dụng
Xi-mông Poát-xông
12. Chú quạ thông minhThể tích của một hìnhHoạt động luyện
tập thực hành
13. Truyện bài toán lí thú về “Hai bà lão”Hoạt động
Nhà toán học vĩ đại nhất của nước NgaToán chuyển động
ứng dụng
thế kỉ 20 Vladimir Arnold
14. Nguồn gốc năm nhuậnBảng đơn vị đoHoạt động
thời gianứng dụng
15. Truyện Tìm hiểu về loài chim cắtThời gianHoạt động
khởi động
16. Truyện Tốc độ của ánh sáng và âm thanhVận tốcHoạt động
ứng dụng

Các câu chuyện Toán học không chỉ mang lại cho các em sự thích thú,
đam mê mà nó còn là một cách để hướng các em vận dụng kiến thức Toán học
vào cuộc sống. Các câu chuyện dù đơn giản nhưng lại có sự tác động rất lớn đến
các em, có khi mạnh hơn các lời giảng. Thông qua các câu chuyện các em học
hỏi được trí thông minh của các nhân vật trong truyện, biết liên hệ vận dụng để
giải toán hoặc giải thích nhiều hiện tượng trong đời sống. Từ đó giúp các em
hiểu được vai trò to lớn của Toán học đối với cuộc sống.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
9
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
Ví dụ 1:
Cho học sinh tính thể tích của một viên đá (bài tập 3 trang 121) tôi đã kể
cho học sinh nghe câu chuyện “Chú quạ thông minh”
Sau câu chuyện, các em đã liên tưởng, áp dụng và tính luôn được thể tích
của viên đá theo mực nước dâng lên mà không cần chờ đến sự hướng dẫn của
giáo viên. Không những thế, sau câu chuyện đó, các em học sinh của tôi còn tự
tìm ra nhiều cách để tính thể tích của vật có hình dạng bất kì (như là cho các vật
đó vào một cái bình đã chia sẵn vạch thể tích, chỉ cần nhìn vạch mực nước dâng
lên là biết thể tích vật đó).
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
10
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
Như vậy, thông qua những câu chuyện giáo viên kể, các em được phát triển
tư duy sáng tạo, khả năng ứng biến linh hoạt trước những vấn đề khác nhau
trong cuộc sống chứ không đơn thuần là những công thức trên sách vở.
Không chỉ có thế, các em học sinh của tôi còn biết tự tìm kiếm những câu
chuyện liên quan đến Toán học chia sẻ với bạn bè thầy cô, như: những câu
chuyện, những giai thoại về các nhà Toán học nổi tiếng như Eculid, Gauss,
Terence Tao… hay những phát minh Toán học lý thú về đường thẳng song song,
hệ đếm, số thập phân… Từ đó kĩ năng đọc sách và văn hóa đọc của các em cũng
được nuôi dưỡng và phát triển.
3.2. Giải pháp thứ hai: Điều chỉnh và bổ sung một số ngữ liệu sách giáo
khoa theo hƣớng phù hợp với thực tế.
Sách giáo khoa là tài liệu tin cậy để giáo viên và học sinh sử dụng vì vậy các
ngữ liệu trong sách giáo khoa có vai trò vô cùng quan trọng. Đó chính là các tình
huống giả định ban đầu để học sinh áp dụng kiến thức vào giải quyết. Muốn học
sinh nhìn nhận Toán học gắn với thực tiễn, tránh tình trạng các em giải toán một
cách máy móc thì bản thân các đề toán, các tình huống Toán học phải tạo hứng thú
cho các em, phải phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên như chúng ta đã biết vì cuộc
sống luôn biến đổi không ngừng nên một số ngữ liệu sách giáo khoa được viết cách
đây gần 20 năm sẽ không còn sát thực với cuộc sống hiện nay. Vì vậy tôi đã chủ
động điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa theo ba hướng cơ bản:
Hướng thứ nhất: Cập nhật và điều chỉnh số liệu cho phù hợp với thực tế.
Hướng thứ hai: Xây dựng các bài tập điền khuyết để học sinh tự liên hệ,
tìm tòi số liệu hoàn thành các đề toán rồi thực hiện giải toán.
Hướng thứ ba: Xây dựng những tình huống mới, những vấn đề cấp thiết
trong cuộc sống mà học sinh quan tâm.
Cụ thể:
Hướng thứ nhất: Cập nhật và điều chỉnh số liệu cho phù hợp với thực tế.
Tôi đã chủ động rà soát sách giáo khoa, cập nhật và thay đổi lại ngữ liệu phù
hợp với thực tế.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
11
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
Sau đây là hệ thống các bài tập mà tôi đã thay thế trong chương trình Toán
5 hiện hành:

Tên bàiNgữ liệu ban đầuNgữ liệu điều chỉnh
Ôn tập vàBài 1: Mua 5m vải hết 80 000Bài 1: Mua 5m vải hết 350 000
bổ sung về
đồng. Hỏi mua 7m vải loại đó hếtđồng. Hỏi mua 7m vải loại đó hết
giải toán
bao nhiêu tiền?bao nhiêu tiền?
(Trang 18)
Bài 1: Mua 12 quyển vở hếtBài 1: Mua 12 quyển vở hết
24 000 đồng. Hỏi mua 30 quyển96 000 đồng. Hỏi mua 30 quyển
vở như thế hết bao nhiêu tiền?vở như thế hết bao nhiêu tiền?
Bài 2: Bạn Hà mua 1 tá bút chì hếtBài 2: Bạn Hà mua 1 tá bút chì
30 000 đồng. Hỏi bạn Mai muốnhết 60 000 đồng. Hỏi bạn Mai
mua 8 cái bút chì như thế thì phảimuốn mua 8 cái bút chì như
Luyện tập.trả người bán hàng bao nhiêu tiền?thế thì phải trả người bán hàng
(Trang 19)bao nhiêu tiền?
Bài 4: Một người làm trong 2 ngàyBài 4: Một người làm trong 2
được trả 72 000 đồng tiền công.ngày được trả 300 000 đồng
Hỏi với mức trả công như thế, nếutiền công. Hỏi với mức trả
làm trong 5 ngày thì người đócông như thế, nếu làm trong 5
được trả bao nhiêu tiền?ngày thì người đó được trả bao
nhiêu tiền?
Bài 1: Một người mua 25Bài 1: Một người mua 25
Luyện tậpquyển vở, giá 3 000 đồng mộtquyển vở, giá 16 000 đồng một
quyển thì vừa hết số tiền đangquyển thì vừa hết số tiền đang
(Trang 21)
có. Cũng với số tiền đó nếucó. Cũng với số tiền đó nếu
mua vở với giá 1 500 đồng mộtmua vở với giá 8 000 đồng một

Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
12
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh

quyển thì người đó mua đượcquyển thì người đó mua được
bao nhiêu quyển vở?bao nhiêu quyển vở?
Bài 2: Một gia đình gồm 3 ngườiBài 2: Một gia đình gồm 3
(bố, mẹ và một con). Bình quânngười (bố, mẹ và một con).
thu nhập hằng tháng là 800 000Bình quân thu nhập hằng
đồng mỗi người. Nếu gia đình đótháng là 2 500 000 đồng mỗi
có thêm một con nữa mà tổng thungười. Nếu gia đình đó có
nhập của gia đình không đổi thìthêm một con nữa mà tổng thu
bình quân thu nhập hàng thángnhập của gia đình không đổi
của mỗi người bị giảm đi baothì bình quân thu nhập hàng
nhiêu tiền?tháng của mỗi người bị giảm đi
bao nhiêu tiền?
Bài 4: Trước đây mua 5m vải phảiBài 4: Trước đây mua 5m vải
trả 60 000 đồng. Hiện nay giá bánphải trả 300 000 đồng. Hiện nay
Luyện tậpmỗi mét vải đã giảm 2 000 đồng.giá bán mỗi mét vải đã giảm
chungHỏi với 60 000 đồng, hiện nay có20 000 đồng. Hỏi với 300 000
(Trang 32)thể mua được bao nhiêu mét vảiđồng, hiện nay có thể mua được
như thế?bao nhiêu mét vải như thế?
Bài 3: Mua 5kg đường phải trảBài 3: Mua 5kg đường phải trả
Luyện tập
38 500 đồng. Hỏi mua 3,5kg đường175 000 đồng. Hỏi mua 3,5kg
chungcùng loại phải trả ít hơn baođường cùng loại phải trả ít hơn
(Trang 61)nhiêu tiền?bao nhiêu tiền?
Luyện tậpBài 4: Mua 4m vải phải trả 60 000Bài 4: Mua 4m vải phải trả
đồng. Hỏi 6,8m vải cùng loại phải240 000 đồng. Hỏi 6,8m vải
chung
trả nhiều hơn bao nhiêu tiền?cùng loại phải trả nhiều hơn
(Trang 62)
bao nhiêu tiền?

Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
13
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
Bài 1: Một lớp có 32 học sinh,
trong đó số học sinh 10 tuổi
Giải toán
chiếm 75%, còn lại là học sinh
về tỉ số
11 tuổi. Tính số học sinh 11 tuổi
phần trăm
của lớp học đó?
(Trang 76)
Bài 1: Một lớp có 32 học sinh,
trong đó số học sinh tham gia
câu lạc bộ Toán chiếm 75%,
còn lại là số học sinh tham gia
câu lạc bộ Tiếng Việt. Tính số
học sinh đăng ký câu lạc bộ
Tiếng Việt?
Hướng thứ hai: Xây dựng các bài tập điền khuyết để học sinh tự liên hệ, tìm
tòi số liệu rồi thực hiện giải toán
Các bài tập dưới dạng để trống thông tin, nhiệm vụ của các em là đi tìm
hiểu thông tin thực tế hoàn thành đề toán, sau đó giải bài toán dựa trên thông tin
mình vừa tìm được. Thông qua việc liên hệ tìm kiếm thông tin để giải toán, học
sinh sẽ được huy động được sự hiểu biết kiến thức thực tế, được tăng cường các
hoạt động ứng dụng và quan trọng là các em rất hứng thú khi được áp dụng
Toán học vào giải quyết các tình huống gắn với cuộc sống của mình.
Với dạng bài này tôi thường thiết kế các phiếu bài tập và phiếu giao việc
cho các em khi về nhà.

Bài dạyBài bổ sung
Bài 1: Một gia đình gồm …. người là ……… Bình quân thu
Luyện tậpnhập hằng tháng là ……… đồng mỗi người. Nếu gia đình đó
(Trang 21)có thêm một con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không
đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm
đi bao nhiêu tiền?
Bảng đơn vị đo1. Chiều dài bàn học của em: ………………
độ dài2. Phòng khách nhà em có chiều dài: ………………
chiều rộng ………………
3. Khoảng cách từ nhà em đến trường: ………………
Giáo viên: Nguyễn Thị ThêuTrường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định

14
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh

Bài dạyBài bổ sung
1. Chọn một căn phòng bất kỳ trong nhà em
+ Chiều dài căn phòng là: ……………
+ Chiều rộng căn phòng là: ………………
Bảng đơn vị đoDiện tích căn phòng: ………………
diện tíchHãy chọn gạch hình vuông để lát nền cho căn phòng đó
+ Cạnh viên gạch: ………………

Số viên gạch cần thiết để lát nền căn phòng đó là:
………………
Bảng chi tiêu trong tuần của nhà em
Nội dung chi tiêuSố tiềnPhần trăm so với
(đồng)tổng số tiền chi tiêu
Giải toán về tỉ sốMua gạo
phần trămMua thịt
Mua rau
Mua hoa quả
Chi tiêu khác
Tổng số tiền chi tiêu trong tuần: ………………
Bảng chi tiêu trong tháng của nhà em
Biểu đồ hìnhNội dung chi tiêuSố tiềnPhần trăm so với
(đồng)tổng số tiền chi tiêu
quạt tròn
Học hành
Ăn uống
Đi lại
Giáo viên: Nguyễn Thị ThêuTrường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định

15
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh

Bài dạyBài bổ sung

Điện nước
Mua sắm
Tổng số tiền chi tiêu trong tháng: ………………
Hãy biểu diễn trên biểu đồ hình quạt tròn thể hiện việc
chi
tiêu trong tháng của gia đình em

Hãy chọn một căn phòng bất kỳ trong nhà em:
1.Phòng ………………….nhà em có chiều dài ……………
chiều rộng……………chiều cao ………………
2.Các cửa có chiều dài …………………………………….
Diện tích xungchiều rộng……………………………………
quanh, diện tích3.Tổng diện tích các cửa ………………
toàn phần hình4.Diện tích xung quanh của căn phòng là: ………………
hộp chữ nhật5.Diện tích toàn phần của căn phòng là: ………………
6.Dùng sơn để sơn toàn bộ không gian phía trong căn phòng.
Diện tích cần sơn là: ………………
7.Biết giá sơn là …………./ 2.
Số tiền mua sơn để sơn cho cả căn phòng đó là: …………..
1.Bồn nước nhà em có thể tích là ………………
Thể tích2.Trung bình ……ngày sẽ dùng hết 1 bồn nước
3. Cả tháng gia đình em dùng hết lượng nước là ……………

Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
16
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh

Bài dạyBài bổ sung

4. Giá 1 3 nước nơi em đang ở: 10m3 đầu có giá: ………………
10m3 tiếp theo có giá: ………………
10m3 tiếp theo có giá: ……………….
Cả tháng gia đình em đã phải trả số tiền cho việc dùng nước
là: ………………
1. Quãng đường từ nhà em đến trường: ………………
2. Thời gian em đi từ nhà đến trường ………………
Vận tốc
=> Vận tốc đi của em: ………………
Thời gian
Tương tự như vậy, em hãy khảo sát thời gian đi từ nhà đến
trường của các thành viên trong tổ.
Hướng thứ ba: Xây dựng những tình huống mới, những vấn đề cấp thiết
trong cuộc sống mà học sinh quan tâm
Bên cạnh việc thay đổi các ngữ liệu trong sách giáo khoa cho cập nhật và
phù hợp, tôi còn chủ động xây dựng và bổ sung thêm các tình huống Toán học.
Kinh nghiệm cho thấy, không có động lực nào thúc đẩy mạnh mẽ động cơ học
tập của học sinh bằng những tình huống thực tế gần gũi và thiết thực xung quanh
các em. Vì vậy khi xây dựng ngữ liệu bổ sung tôi tập trung lựa chọn:
+ Những tình huống mang tính cập nhật, phù hợp với nhu cầu cấp thiết của
cuộc sống.
+ Những tình huống thực tế ngay tại nơi các em sống, đó có thể là: trường
học, khu dân cư, công viên, siêu thị, khu vui chơi… điều mà sách giáo khoa
không thể đến được với từng học sinh.
* Những vấn đề tôi lựa chọn để xây dựng tình huống thực tiễn:
– Tính toán, so sánh số tiền khi đi chợ, siêu thị…; số tiền phải thanh toán cho
các hóa đơn điện, nước, điện thoại… hoặc tính số tiền thu được (lãi suất, thua lỗ),
số sản phẩm làm ra của công ty, doanh nghiệp, nhà hàng… trong quá trình sản
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
17
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
xuất kinh doanh
– Tính chu vi của các vật có dạng hình phẳng (tính chu vi mảnh vườn,
khoảng sân, cánh cửa, tấm bìa, bánh xe… đi kèm với nó là tính số cây trồng
trong vườn, số cọc để rào quanh vườn, quãng đường đi được của bánh xe…)
– Tính diện tích của các vật hình phẳng (tính diện tích bồn hoa, vườn
trường, nền lớp, sân… kèm theo nội dung mở rộng hoặc thu hẹp diện tích, tính
năng suất, sản lượng, tính số gạch lát nền…)
– Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật,
hình lập phương… ở các nội dung lát gạch, sơn tường, quét vôi, dán giấy liên
quan tới các hình khối đã học.
– Tính thể tích của các vật có dạng hình khối (tính thể tích khối gỗ, bể bơi,
bể cá…).
– Tính thời gian, vận tốc, quãng đường của các đối tượng tham gia vào
chuyển động trong thực tế cuộc sống…
Ví dụ: Khi dạy các bài toán về “Tỉ số phần trăm” tôi xây dựng các hệ
thống bài bổ sung.
Bài 1: Cuối tuần gia đình em định đi ăn pizza, cửa hàng Pizza Big One có
giá niêm yết là 100 000 đồng/chiếc nhưng hôm nay có chương trình khuyến mại
mua 2 tặng 1. Cửa hàng Pizza Company có giá niêm yết 130 000 đồng/chiếc và
chương trình khuyến mại giảm giá 20%. Gia đình em sẽ chọn cửa hàng nào? Vì
sao? (Biết kích cỡ và chất lượng của bánh là như nhau)
Bài 2: Một nhà hàng bán phở bò ở Nam Định trung bình mỗi ngày bán 100
bát phở. Mỗi bát phở bán với giá 30 000 đồng. Biết tiền lãi bằng 20% tiền vốn.
Hỏi trong tháng 12 vừa qua nhà hàng đã thu về bao nhiêu tiền lãi? (Biết nhà
hàng không nghỉ bán ngày nào)
Bài 3: Gia đình em đi siêu thị BigC mua hàng. Chào đón dịp Tết dương
lịch, siêu thị có chương trình giảm giá tất cả các mặt hàng lên đến 50%.
Gia đình em mua các đồ sau:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
18
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh

STTTên sảnSốGiá niêm yếtPhần trămSố tiền
phẩmlƣợngđƣợc giảmphải trả
1Dầu ăn 2 lít1 can120 000 đồng30%
2Hạt nêm2 gói60 000 đồng /gói30%
3Nước giặt1 can220 000 đồng30%
4Thịt bò0,5 kg210 000 đồng/kg40%
5Trứng gà20 quả30 000 đồng/chục40%
6Thịt lợn2 kg170 000 đồng /kg40%
7Cam3 kg45 000 đồng /kg50%

Tổng
Hỏi gia đình em phải thanh toán bao nhiêu tiền?
Bài 4: Cửa hàng thời trang Tokyo life có chương trình
giảm giá như trong hình
Mẹ muốn mua một chiếc áo có giá là 500 000 đồng.
Trong túi mẹ hiện có 375 000 đồng, liệu mẹ có đủ tiền mua
chiếc áo đó không? Vì sao?
Bài 5: Gia đình em cần thay chiếc ti-vi. Mẹ em đã đi tham khảo giá ở trung
tâm Điện máy xanh. Chiếc ti-vi mẹ muốn mua có ghi giá 8 600 000 đồng và cửa
hàng đang giảm giá 20%. Mẹ sang cửa hàng điện máy Media Mart cũng với
chiếc ti-vi đó nhưng đang có chương trình giảm giá 30% và giá niêm yết là 9
200 000 đồng. Mẹ nên chọn mua ở đâu cho tiết kiệm? Vì sao?
Được áp dụng kiến thức vừa học để tập dượt với những tình huống giả định
nhưng rất chân thật và gần gũi chính là bước đầu cho trẻ kiểm chứng kiến thức
vừa học, cho trẻ thấy được toán học gắn bó với đời sống, thấy vai trò của Toán
học, tạo dựng niềm tin và khơi dậy động cơ, hứng thú học tập cho các em.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
19
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
3.3. Giải pháp thứ ba: Lựa chọn các phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy
học tạo cơ hội để học sinh đƣợc áp dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn.
Sau khi giáo viên đã quan tâm đến việc đổi mới nội dung thì việc đổi mới
phương pháp, hình thức dạy học là việc làm cấp thiết để các em được trải
nghiệm thực tế, phát huy cao nhất phẩm chất và năng lực của người học.
Bên cạnh việc sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học tích cực trong
môn Toán như: phương pháp nêu và giải quyết vấn đề thực tiễn, phương pháp trực
quan, gợi mở vấn đáp… tôi đã chú trọng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học theo hướng tăng cường các hoạt động ứng dụng trải nghiệm và dạy học
theo dự án.
Một trong những phương pháp dạy học có thể nói giúp giáo viên rèn luyện
cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn một cách nhanh
nhất, hiệu quả nhất, đó chính là: dạy học trải nghiệm và dạy học theo dự án.
Dạy học trải nghiệm và dạy học dự án là những hình thức dạy học mà học
sinh được học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của các giáo viên, nhưng phải tự
giải quyết nhiệm vụ học của mình, nó đòi hỏi sự kết hợp cả về mặt lý thuyết và
thực hành. Thông qua quá trình nó sẽ tạo ra những sản phẩm học tập.
Dạy học trải nghiệm và dạy học theo dự án có nhiều đặc điểm riêng và
rất rõ ràng để phân biệt với các hình thức khác. Đồng thời các đặc điểm này
cũng rất phù hợp và tạo nên sự tích cực cho các học sinh.
Việc trải nghiệm và thực hiện các dự án học tập giúp học sinh vận dụng
một cách sáng tạo nhất, tổng hợp nhất các kiến thức không chỉ đối với môn Toán
vào việc xử lý các tình huống mang tính thực tiễn cao ngay trong môi trường
trường học và dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
3.3.1. Hoạt động trải nghiệm ứng dụng
Với thời lượng ít nhất 1 tiết/tuần cho việc tổ chức cho hoạt động trải
nghiệm. Tôi thường lựa chọn các lĩnh vực mang đậm tính ứng dụng toán học
vào thực tiễn và phù hợp với cấu trúc chương trình để giúp các em vừa được học
tập, rèn luyện, vừa vui chơi.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thêu Trường Tiểu học Trần Nhân Tông – TP. Nam Định
20
Dạy học Toán 5 gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Các hoạt động trải nghiệmThời gian
thực hiện
Lĩnh vực sản xuấtBuổi 1, 2: Trải nghiệm tính toán, tính nhẩmTuần 3, 4
mua bán, tài chínhnhanh trong mua bán
Buổi 1: Trải nghiệm đo độ dài, chu vi, diện tíchTuần 5
Buổi 2: Học ước lượng độ dài, chu vi, diện tíchTuần 6
Lĩnh vựcBuổi 3: Trải nghiệm cân đo về khối lượngTuần 7
đo lƣờngBuổi 4: Ước lượng về khối lượngTuần 8
Buổi 5: Trải nghiệm về cách đo thể tíchTuần 24
Buổi 6: Ước lượng về thể tíchTuần 25
Buổi 1, 2: Trải nghiệm học tập cách quan sátTuần
và cách thu thập thông tin.19, 20
Lĩnh vực thống kêBuổi 3, 4: Trải nghiệm cách lập bảng biểuTuần
và biểu diễn trên biểu đồ21, 22
Buổi 5, 6: So sánh, phân tích, tổng hợp đưa raTuần
các kết luận, đưa ra chứng cứ, lý lẽ giải thích.23, 24

* Lĩnh vực tài chính
Các bài toán về vật liệu, năng suất, sản xuất, nuôi trồng, buôn bán … luôn có
tính ứng dụng rất cao. Có thể thấy, phần lớn các bài toán trong chương trình học kể
từ lớp 1 đều xuất phát từ thực tế của sản xuất và kinh tế. Với dạng toán ứng dụng
này, giáo viên không chỉ dạy được cho học sinh kiến thức toán học, tính thực tiễn.
Cao hơn cả là qua đó có thể cho học sinh thấy nét đẹp của lao động, biết yêu lao
động, biết chăm chỉ học tập, lao động để tự phục vụ bản thân, chăm sóc gia đình …
Lĩnh vực mua và bán, trước nay luôn là lĩnh vực được ứng dụng nhiều trong cuộc
sống. Đây chính là lĩnh vực rất hấp dẫn với học sinh, không chỉ bởi tính thực tế mà còn
mang đậm yếu tố giáo dục hiện đại về quan điểm

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay