dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm dạy học chủ đề Toán trung học cơ sở bằng tiếng Anh đáp ứng chương trình Giáo dục phổ thông 2018

SKKN Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm dạy học chủ đề Toán trung học cơ sở bằng tiếng Anh đáp ứng chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm và trải nghiệm, hướng nghiệp
trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
1.1. Nội dung
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải ngiệm và
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định
hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế,
thể nghiệm cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động
tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được
giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, môi trường và nghề
nghiệp tương lai.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THCS thuộc giai đoạn giáo
dục cơ bản. Các hoạt động tập trung hơn vào hoạt động xã hội, hoạt động hướng
đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp, đồng thời hoạt động hướng vào bản
thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực học
sinh. Hoạt động trải nghiệm thực hiện mục tiêu hình thành các phẩm chất, thói
quen, kỹ năng sống, thông qua sinh hoạt tập thể, các dự án học tập, các hoạt
động xã hội, thiện nguyện, hoạt động lao động, các loại hình câu lạc bộ khác
nhau…
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính thức triển khai đối với khối
lớp 6 từ năm học 2021-2022 vì vậy việc xây dựng các hoạt động trải nghiệm và
trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh nói chung và Hoạt động trải nghiệm
trong dạy học môn Toán nói riêng luôn được các cơ sở giáo dục và giáo viên
quan tâm.
1.2. Mục tiêu
Cấp THCS: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh củng cố
thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử
có văn hóa và tập trung hơn vào phát triển có trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm
với bản thân, gia đình, cộng đồng, hình thành các giá trị cá nhân theo chuẩn mực
chung của xã hội; hình thành và phát triển các năng lực giải quyết vấn đề trong
cuộc sống, biết tổ chức công việc một cách khoa học, có hứng thú, hiểu biết về
một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của
người lao động và lập được kế hoạch học tập rèn luyện phù hợp với định hướng
nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.
2
Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề gắn với
môn Toán; có ý thức hướng nghiệp dựa trên năng lực và sở thích, điều kiện và
hoàn cảnh của bản thân. Từ đó lựa chọn định hướng phân luồng sau Trung học
cơ sở (tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động).
1.3. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong Chương trình Giáo dục
phổ thông 2018
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ
chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp
học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh
hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu
lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường. Có thể liệt kê một số phương thức tổ chức chủ yếu gồm:
Phương thức khám phá, Phương thức thể nghiệm, tương tác, Phương thức cống
hiến, Phương thức nghiên cứu.
1.4. Sự phù hợp của việc tổ chức hoạt động dạy học Toán bằng tiếng Anh
như một hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán ở Trung học cơ sở
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nội dung Toán cấp THCS
được phân bổ theo các mạch kiến thức rõ ràng gồm: Số học và đại số, Hình học
và đo lường, Một số yếu tố thống kê và xác suất, Hoạt động thực hành trải
nghiệm. Trong mục thực hành trải nghiệm đều có hướng dẫn: “Nhà trường tổ
chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác
tùy vào điều kiện cụ thể”. Như vậy, đối với chương trình Giáo dục phổ thông
2018 chúng ta hoàn toàn có thể đưa nội dung dạy học một số chủ đề Toán bằng
tiếng Anh vào giảng dạy như một hoạt động thực hành trải nghiệm của môn học.
Nghiên cứu tình hình thực tiễn trong những năm gần đây chúng tôi nhận thấy
nhu cầu học Toán song ngữ của học sinh các cấp ngày các lớn, việc đọc hiểu và
giải quyết được các bài toán bằng tiếng Anh giúp học sinh: sử dụng được tiếng
Anh giao tiếp trong học tập kiến thức chuyên ngành, có thêm nguồn tài liệu học
tập phong phú từ các diễn đàn và tài liệu quốc tế, tiếp cận được chương trình học
tập của nước ngoài, tham gia được các kì thi giải toán bằng tiếng Anh các cấp
(SAT, TIMO, SEAMO, Olympic…), tạo tiền đề để học sinh tiếp cận các môi
trường đào tạo chất lượng cao, đào tạo song bằng hay đào tạo liên kết quốc tế ở
các cấp học THPT và đại học. Hơn nữa điều đó còn giúp HS có thể sử dụng kết
quả đánh giá trong các kì thi tuyển sinh vào các trường quốc tế hoặc nộp hồ sơ
du học.
3
Thực tế, để tạo ra các ý tưởng mới thường xuyên khi thiết kế các nội
dung dạy học cho phần hoạt động trải nghiệm các môn học không phải là đơn
giản đối với giáo viên nói chung và giáo viên Toán nói riêng. Do vậy, việc sử
dụng hình thức dạy Toán bằng tiếng Anh như một nội dung dạy học trải nghiệm
cho HS sẽ giảm được nhiều áp lực về ý tưởng cho giáo viên, đồng thời mang lại
nhiều hứng thú và niềm say mê khoa học cho học sinh. Bên cạnh đó, việc dạy
học các tiết học Toán bằng tiếng Anh hay tổ chức các câu lạc bộ, các kì thi giải
Toán bằng tiếng Anh cũng không đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức
nhân lực và vật chất đối với nhà trường, giáo viên, xã hội.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Thực tiễn của việc dạy và học học phần Hoạt động trải nghiệm trong dạy
học môn Toán của sinh viên trường CĐSP Nam Định
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Toán là một học phần
tự chọn được đưa vào giảng dạy trong chương trình SP Toán – Tin từ năm 2016
với thời lượng gồm 2 tín chỉ với mục tiêu:
a) Kiến thức: Học xong học phần sinh viên đạt được các mục tiêu sau
– Hiểu được khái niệm và đặc điểm của hoạt động trải nghiệm và phương
pháp trải nghiệm trong dạy học môn Toán.
– Hiểu được quy trình thiết kế và phương pháp tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong dạy học môn Toán ở trường THCS.
– Hiểu được cách đánh giá (theo năng lực) hoạt động trải nghiệm.
b) Kỹ năng: Học xong học phần sinh viên đạt được các kĩ năng như sau:
– Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán ở trường THCS
với các hình thức: tổ chức trò chơi trong giờ dạy học toán, tổ hợp chủ đề dạy học
trải nghiệm thực tế, tổ chức câu lạc bộ Toán học, tổ chức hội thi Olympic Toán
các cấp nhỏ (nhóm, lớp, khối), tổ chức tham quan dã ngoại tìm hiểu ứng dụng
Toán học trong đời sống.
– Tổ chức và đánh giá các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán
ở trường THCS.
Trong quá trình giảng dạy các nội dung của học phần, giảng viên luôn cập
nhật những đổi mới về chương trình, phương pháp, phương tiện dạy học trong
mỗi nội dung học tập. Trong các nội dung đó, việc dạy và học Toán song ngữ
được coi là một trong những hoạt động trải nghiệm có hiệu quả đối với việc tổ
chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Toán THCS. Từ năm học 2014-2015
4
đến nay, các lớp Toán – Tin đều có sinh viên tham gia hội giảng chào mừng
ngày 20-11, dạy thực nghiệm một số chủ đề dạy Toán THCS bằng tiếng Anh tại
một số trường THCS địa phương trong các đợt thực tập sư phạm hàng năm thu
được những phản hồi tích cực từ người học. Không chỉ thế sinh viên còn linh
hoạt biết cách vận dụng và tra cứu các phương pháp dạy học của nước ngoài,
lồng ghép kết hợp một cách phù hợp trong mỗi bài giảng của mình nhằm tăng
hứng thú và hiệu quả học tập của HS. Việc luyện tập các hoạt động soạn giảng
Toán THCS bằng tiếng Anh không chỉ giúp kĩ năng sư phạm được rèn luyện mà
sinh viên ngành sư phạm toán còn được bồi dưỡng thêm về kĩ năng học từ vựng
chuyên ngành toán bằng tiếng Anh cũng như năng lực sử dụng tiếng Anh giao
tiếp mà trước đây SV còn chưa thực sự quan tâm.
1.2. Thực tiễn của việc dạy Toán THCS bằng tiếng Anh trên địa bàn tỉnh
Nam Định hiện nay
Từ nhu cầu hội nhập quốc tế về lĩnh vực giáo dục và khoa học, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số 1400/QĐ-TTG ngày 30-9-2008 về việc phê
duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008 – 2020”. Việc triển khai thí điểm dạy các môn Khoa học tự nhiên bằng
tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục là một trong những nội dung của đề án này.
Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đã có nhiều trường Phổ thông tiến hành thí
điểm với chuẩn đầu ra theo chuẩn của trường đại học Cambridge. Có nhiều
trường đại học đã tuyển sinh và đào tạo giáo viên dạy các môn Toán, Khoa học
tự nhiên bằng tiếng Anh (ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thành phố HCM, ĐHSP Huế và
ĐHSP Đà Nẵng) và điểm chuẩn trúng tuyển ngày càng cao. Từ cuối năm học
2013 – 2014, tỉnh Nam Định bắt đầu tổ chức thí điểm dạy các môn Khoa học tự
nhiên bằng tiếng Anh tại một số cơ sở chất lượng cao và một số cơ sở đại trà có
đăng kí với Sở. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng thường xuyên tổ chức Hội thảo rút
kinh nghiệm, thi Sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên và thi học sinh giỏi toán
Tiếng Anh cho HS lớp 8,11. Sau những tiết dự giờ dạy học môn Toán bằng
tiếng Anh tại Hội thảo cũng như tham khảo kinh nghiệm của các trường và các
giáo viên đã thực giảng Toán bằng tiếng Anh, bản thân tôi dạy thực nghiệm một
số tiết tại lớp Toán – Lý K34 và Toán – Tin từ K35 đến K40. Chúng tôi nhận
thấy việc giảng dạy môn Toán nói riêng và các môn Khoa học tự nhiên nói
chung bằng tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn, để đạt hiệu quả như mong đợi
phải trải qua thời gian lâu dài và có lộ trình cụ thể. Tuy hiện nay có nhiều trường
THCS có nguyện vọng cho HS tiếp cận hình thức học toán song ngữ, tuy nhiên
5
giáo viên còn nhiều lúng túng về cách chuẩn bị bài giảng, soạn giảng như thế
nào và tìm kiếm tài liệu ở đâu…
Để góp phần giảm bớt áp lực và những khó khăn ban đầu cho GV trong
việc tiếp cận việc soạn giảng Toán song ngữ ở cấp THCS, chúng tôi nghiên cứu
và trình bày sáng kiến: Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải
nghiệm dạy học chủ đề Toán Trung học cơ sở bằng tiếng Anh đáp ứng
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động trải nghiệm và hoạt động dạy
học dựa vào trải nghiệm sáng tạo
2.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó HS dựa trên sự
tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kĩ năng khác nhau để
trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục
vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành
những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc
thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích
ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống.
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm
– Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động
Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm trong thực tiễn
để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu
biết theo cách của riêng mình, đó được gọi là sáng tạo của bản thân HS. Hoạt
động trải nghiệm có khả năng huy động sự tham gia tích cực của HS ở tất cả các
khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết
quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ
hội cho các em trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo; được
đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân,
được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và
của bạn bè,…
– Nội dung của hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp và phân hóa cao
Nội dung của hoạt động trải nghiệm rất đa dạng và mang tính tích hợp,
tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo
dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá
trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an
6
toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục
phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất người lao
động, nhà nghiên cứu…
– Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới nhiều hình thức
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như
trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa, thể dục
thể thao, câu lạc bộ, tổ chức ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa
học kĩ thuật,…. Mỗi hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả
năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc
giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn,
không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu,
nguyện vọng của HS. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động
trải nghiệm, cả GV và HS đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh
hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức
hoạt động. Sự đa dạng của hình thức trải nghiệm cũng tạo cơ hội thực hiện giáo
dục phân hóa.
– Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường
Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm cần thu hút sự tham
gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tùy
nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là
trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối phối hợp; có thể về những mặt
khác nhau.
– Hoạt động trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học
tập khác không thực hiện được
Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế giới xung
quanh bằng nhiều con đường khác nhau để phát triển nhân cách là mục tiêu quan
trọng của hoạt động học tập. Tuy nhiên, có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh
hội qua trải nghiệm thực tiễn. Thí dụ, phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế
cơ thể trong không gian, niềm vui sướng, hạnh phúc,… những điều này chỉ thực
sự có được khi học sinh được trải nghiệm với chúng. Sự đa dạng trong trải
nghiệm sẽ mang cho học sinh nhiều vốn sống, kinh nghiệm phong phú mà nhà
trường không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lí,…
7
2.2. Quy trình tổ chức dạy học trải nghiệm môn Toán bằng tiếng Anh
Về quy trình tổ chức dạy học trải nghiệm sinh viên được nghiên cứu và
thực hành quy trình 8 bước xây dựng gồm có [3]:
– Bước 1: Xác định nhu cầu và đối tượng tổ chức hoạt động
– Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
– Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
– Bước 4: Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức hoạt
động.
– Bước 5: Lập kế hoạch
– Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
– Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
– Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động
Đối với việc dạy toán THCS bằng tiếng Anh dưới hình thức là một hoạt
động trải nghiệm trong dạy và học môn toán, chúng tôi đề xuất quy trình thực
hiện như sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu và đối tượng tổ chức hoạt động
Chương trình GDPT 2018 được chính thức triển khai đối với khối lớp 6 từ
năm học 2021-2022, dạy Toán song ngữ có thể được thiết kế thành các bài học
trải nghiệm khá phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện và khả năng ngoại ngữ
của giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Bước đầu cần tìm hiểu học sinh ở từng vùng, từng địa phương nhằm hiểu
tâm lý, điều kiện của HS để có thể lựa chọn chủ đề và PPDH cụ thể. Các PPDH
được chọn phải tích cực hóa hoạt động của HS theo định hướng quan điểm dạy
học trải nghiệm sáng tạo. Học sinh phải là chủ thể nhận thức, tích cực, chủ động
và sáng tạo và hợp tác với nhau trong hoạt động học. Đồng thời, phương tiện
dạy học được chuẩn bị phải phù hợp với PPDH đang thực hiện.
Đối với hoạt động dạy Toán bằng tiếng Anh, trình độ ngoại ngữ của giáo
viên và HS có sự ảnh hưởng khá lớn đối với cách thiết kế một bài học để HS có
thể trải nghiệm việc học toán bằng ngôn ngữ mới một cách tự nhiên và hiệu quả.
Tùy theo mức độ vốn từ của HS, bài học có thể thiết kế theo hình thức song ngữ
với tỉ lệ tiếng Việt – tiếng Anh khác nhau. Qua kinh nghiệm thực tiễn tìm hiểu ở
một số trường địa phương chúng tôi nhận thấy: trong các giờ học GV Toán nên
sử dụng tiếng Anh đối với các kiến thức chuyên ngành (định nghĩa, định lý, tính
8
chất, trình bày lời giải bằng tiếng Anh…) còn đối với những dẫn chứng, giải
thích phức tạp nên sử dụng tiếng Việt để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức.
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
+ Lựa chọn chủ đề và xác định nội dung giảng dạy
Giáo viên cần phân tích, hiểu rõ và xác định đúng kiến thức trọng tâm của
bài học dựa trên chương trình do Bộ Giáo dục biên soạn. Điều này là cơ sở giúp
GV chọn lựa nội dung cần giảng dạy trong mỗi trải nghiệm.
Đối với toán THCS các kiến thức toán học được xây dựng đồng tâm xoắn
ốc có liên quan chặt chẽ nên việc thiết kế bài dạy theo chủ đề ôn tập từng
chương, từng dạng toán sẽ giúp cho lượng từ vựng cần dùng trong mỗi bài học
không nhiều, các từ vựng chuyên ngành thường lặp lại. Nhờ đó từ việc lựa chọn
nội dung đến việc đặt tên cho chủ đề cũng khá đơn giản, GV có thể sử dụng luôn
tên của bài ôn tập hay dạng toán sẽ dạy cho học sinh làm tên cho chủ đề của
hoạt động trải nghiệm.
Ví dụ 1.1:
– Chủ đề Quan hệ chia hết: bao gồm quan hệ chia hết, tính chất chia hết, dấu
hiệu chia hết cho 2, 5,3, 9 (Sách Cánh diều, Toán 6 tập 1)
– Chủ đề Hình thang: bao gồm các bài Hình thang, hình thang cân, hình thang
vuông.
– Chủ đề góc trong tam giác: tổng ba góc trong tam giác, mối quan hệ giữa cạnh
và góc trong tam giác.
– Chủ đề: Tam giác bằng nhau gồm các bài: ba trường hợp bằng nhau của tam
giác thường, các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
Bước 3 + Bước 4: Xác định mục tiêu, lựa chọn chủ đề và nội dung dạy học
trải nghiệm
+ Xác định các yêu cầu cần đạt của bài học
Mục tiêu bài học là yêu cầu góp phần hình thành và phát triển năng lực
toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết
vấn đề, thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề, chứng minh
được mệnh đề toán học không quá phức tạp; sử dụng được các mô hình toán học
(công thức toán học, phương trình đại số, hình biểu diễn,…) để mô tả tình huống
xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp; sử dụng được
ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội
dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận;
9
trình bày được ý tưởng và cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực
hiện một nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán
học. Tất cả đều được ưu tiên, khuyến khích thực hiện theo ngôn ngữ thứ hai là
tiếng Anh.
Xác định mục tiêu của bài học quyết định việc lựa chọn PPDH phù hợp
trong giờ học và mở rộng, định hướng nội dung kiến thức tiếp theo.
Đối với việc xây dựng bài học trải nghiệm học toán bằng tiếng Anh, GV
có hai sự lựa chọn:
Thứ nhất, nhằm giúp HS trải nghiệm ngôn ngữ: HS học cách diễn đạt
kiến thức toán học đã biết bằng tiếng Anh. Thường xây dựng theo các giờ ôn tập
chương, luyện tập ngay sau khi học sinh đã học kiến thức Toán trước đó bằng
tiếng Việt. HS trải nghiệm việc diễn đạt, thực hành giải toán bằng tiếng Anh
(chủ yếu là các hoạt động đọc, dịch). Mục tiêu này có thể hướng tới mọi đối
tượng học sinh đại trà chưa đòi hỏi mức độ phức tạp của khả năng ngoại ngữ.
Thứ hai, nhằm giúp HS trải nghiệm giờ học toán lí thuyết bằng tiếng
Anh: HS lĩnh hội kiến thức mới bằng tiếng Anh, học tập và nghiên cứu như một
HS bản ngữ. Đối với mục tiêu trải nghiệm này đòi hỏi cả giáo viên và học sinh
phải có vốn từ tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh giao tiếp khá tốt, thường
hướng tới đối tượng HS phân ban, có năng khiếu.
Tuy nhiên ở giai đoạn đầu khi mới thực hiện ở mỗi trường THCS, theo
chúng tôi nên lựa chọn phương án thứ nhất. Học sinh sẽ hứng thú hơn với giờ
học, không bị chi phối bởi khó khăn do rào cản ngôn ngữ làm giới hạn việc tiếp
nhận kiến thức mới và giáo viên không bị áp lực bởi thời lượng tiết học vừa
truyền tải kiến thức toán vừa hướng dẫn học sinh tư duy Toán học bằng ngôn
ngữ mới.
Bước 5 + Bước 6: Lập kế hoạch, thiết kế chi tiết Kế hoạch giảng dạy
Sau khi tìm hiểu HS, xác định nội dung, mục tiêu, PPDH và phương tiện dạy
học, giáo viên tiến hành thiết kế Kế hoạch dạy học cho tiết học gồm các nội
dung sau:
+ Chuẩn bị phiếu học tập nhằm củng cố kiến thức đã học liên quan đến nội
dung sắp được học.
+ Chuẩn bị những câu hỏi nhằm điều tra kiến thức đã có của HS về bài học.
10
Việc điều tra này nhằm xác định học sinh có những kiến thức cơ sở cần thiết cho
việc nghiên cứu bài học mới hay chưa? Những quan niệm ban đầu này tạo thuận
lợi hay có cản trở gì đến việc lĩnh hội kiến thức mới?
+ Dự đoán những khó khăn, chướng ngại, thất bại mà HS có thể gặp phải khi
học bài mới. Để dự đoán chính xác thì GV phải dựa vào kinh nghiệm giảng dạy
và chú ý đến đặc điểm riêng của từng đối tượng HS. Kết quả công việc này sẽ
giúp GV xây dựng các tình huống học tập khác nhau, hấp dẫn, phù hợp với
nhiều đối tượng HS trong lớp.
+ Xây dựng những tình huống dạy học và những phương án xử lý tình huống.
Các tình huống dạy học dự kiến được xây dựng kết hợp chặt chẽ với nhau. Kết
quả tri thức mà HS tự trải nghiệm kiến thức hay qua tương tác với nhóm trong
tình huống này là cơ sở để giải quyết tình huống kế tiếp theo định hướng chung
của bài học.
+ Viết Kế hoạch dạy học: là kế hoạch hoạt động chi tiết cho một tiết học được
GV chuẩn bị và thực hiện nhịp nhàng, hợp lý, sáng tạo trong lớp học nhằm giúp
HS lĩnh hội tri thức.
Cụ thể để thiết kế một giờ học trải nghiệm học toán bằng tiếng Anh, giáo
viên cần lên kế hoạch chi tiết và cụ thể từ đầu năm học. Việc dạy các chủ đề cần
có lộ trình cụ thể, giúp cho HS thích nghi dần với cách học và tư duy kiến thức
toán trên nền tảng ngôn ngữ mới. Có thể thực hiện ở các khối lớp mỗi tuần 1
tiết, giúp cho HS tích lũy dần vốn từ và cấu trúc câu diễn tả nội dung toán học,
có thể xây dựng thêm các câu lạc bộ, tổ chức kì thì giải toán bằng tiếng Anh để
tạo chuỗi hoạt động liên tiếp mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động học tập.
Sau khi có lộ trình cụ thể, GV lựa chọn và sắp xếp các chủ đề, sau đó thiết kế
chi tiết kế hoạch dạy học theo quy trình sau:
a. Phần 1: Chuẩn bị
Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS như:
– Chuẩn bị từ mới, tra từ điển, tra cách đọc trên phần mềm, dịch nghĩa và
điền vào từ điển cá nhân.
– Chuẩn bị một số dụng cụ học tập tùy theo bài học mà GV hướng dẫn
– Chuẩn bị các nhiệm vụ học tập theo nhóm hoặc cá nhân.
Chúng tôi đề xuất đối với việc học Toán bằng tiếng Anh thì phương tiện
cần thiết nhất xuyên suốt chương trình học mà học sinh cần chuẩn bị là Từ điển
mini cá nhân. Từ điển mini cá nhân là sổ tay do HS tự thiết kế theo sở thích
11
(phân chia chuyên đề hoặc sắp xếp theo bài học..). Trước mỗi bài học, HS có thể
tự tra cứu từ mới (phiên âm, dịch nghĩa) điền vào sổ từ điển và tập đọc. Việc
làm này cần được thực hiện xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9.
Phần chuẩn bị cũng có đặc điểm riêng theo từng mục đích của hoạt động:
+ Nếu hướng tới mục đích trải nghiệm ngôn ngữ: giáo viên thiết kế các
phiếu bài học dạng điền khuyết hoặc đọc dịch dựa trên kinh nghiệm về kiến thức
toán sẵn có và việc tự tra cứu tài liệu (Sách giáo khoa song ngữ, từ điển)
Ví dụ 1.2: Khi dạy chủ đề Tứ giác: GV chia lớp thành các nhóm học tập, phát
phiếu và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau theo nhóm (Hình 1):
Hình 1: Phiếu học tập
+ Nếu giờ học hướng tới mục đích HS học giờ học Toán bằng Tiếng Anh:
Củng cố từ vựng chỉ là yếu tố phụ, giáo viên hướng dẫn HS đọc và dịch nghĩa
12
một số từ mới quan trọng trong bài học. Vào từng hoạt động dạy học, giáo viên
có thể cung cấp thêm các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp nếu cần. Các hoạt động
trọng tâm trong phần chuẩn bị của HS là chuẩn bị nội dung Toán học phục vụ
bài học chứ không phải việc chuẩn bị về ngôn ngữ, từ vựng.
Để nâng cao hiệu quả, giáo viên nên hướng dẫn HS đọc từ vựng của bài
sau ở 2 phút cuối của giờ học trước đó, yêu cầu HS về nhà tự đọc và ôn tập lại
cách phát âm cũng như dịch nghĩa, cung cấp cho HS một số phần mềm hoặc tài
liệu tham khảo để các em luyện đọc như Tflat, soha tra từ,
tudientoanhoc.com…có thể phân chia theo nhóm đội để HS tự hỗ trợ, kiểm tra
nhau trong quá trình học từ vựng.
Ngoài ra, đối với từng bài học GV có thể yêu cầu HS tự chuẩn bị những
đồ dùng học tập vừa có nội dung Toán vừa có nội dung cung cấp và củng cố từ
vựng chuyên ngành.
Ví dụ 1.3: đối với bài “Đa giác” – Hình học 8, GV yêu cầu mỗi HS tự
làm biển tên cho mình bằng giấy màu chọn 1 trong những loại hình dạng và màu
sắc mà các em thích, sau đó tra từ điển tìm thuật ngữ tiếng Anh cho tên các hình
mà các em lựa chọn.
b. Phần 2: Thiết kế các hoạt động dạy học trên giấy
Hoạt động 1: Củng cố từ vựng
Tùy theo trình độ ngoại ngữ của giáo viên và học sinh của từng lớp từng
trường mà có thể lựa chọn hoạt động ở bước 1 cho phù hợp. Hình thức đơn giản
nhất là GV cung cấp và hướng dẫn HS đọc, dịch từ mới. Tiếp theo có thể cho
HS trải nghiệm qua một số trò chơi hay hoạt động nhóm tự tìm hiểu nội dung
mà GV yêu cầu trước đó. Điều cần thiết là GV phải cung cấp cho HS những cấu
trúc câu dùng để diễn đạt các nội dung Toán học. Thực tế, chúng ta đều biết rằng
bản thân từ vựng chuyên ngành cũng có nhiều sự khác biệt về nghĩa so với các
từ vựng giao tiếp, cùng với đó là cấu trúc câu để diễn đạt nội dung Toán cũng có
sự khác biệt so với cấu trúc ngữ pháp giao tiếp các em học trong môn Tiếng Anh
theo khối từng khối lớp ở cùng thời điểm. Vì vậy tùy theo trình độ HS mà GV
có phương pháp giúp các em học từ vựng chuyên ngành phù hợp.
Ví dụ 1.4: Đối với phiếu bài tập {*}, GV kiểm tra thông qua báo cáo nhóm hoặc
cho các nhóm kiểm tra chéo.
Ví dụ 1.5: Đối với bài Tỉ số của hai số – Toán 7. GV có thể tổ chức trò chơi học
tập như Bingo, Ô cửa bí mật…giúp HS học bảng từ vựng (Bảng 1):
13

TừPhiên âmDịch nghĩa
Ratio[ˈreɪʃiəʊ]Tỉ số
Quotient[‘kwou∫nt]Thương
Division[di’viʒn]Phép chia
Denote[di’nout]Kí hiệu
Concept[‘kɔnsept]Khái niệm
Quantities[‘kwɔntəti]Đại lượng
Measurement[‘məʒəmənt]Đo lường
Percentage[pə’sentidʒ]Tỉ số phần trăm
Scale[skeil]Tỉ lệ xích

Bảng 1: Từ vựng
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức cơ bản đã được biết liên quan đến bài học
Phần này đối với giờ học toán bằng tiếng Anh để tăng hứng thú cho HS,
giáo viên nên tổ chức các hoạt động tập thể thông qua các trò chơi học tập hay
các dự án học tập để HS có thể hình dung sự móc nối giữa kiến thức toán học đã
được học với cách biểu đạt chúng bằng ngôn ngữ mới một cách tự nhiên và hiệu
quả.
Một loại hình hoạt động trải nghiệm giúp HS tăng cường kiến thức toán
có giao thoa ngôn ngữ chuyên ngành mà giáo viên có thể khai thác khi hướng
dẫn HS củng cố kiến thức cơ bản trong giờ học Toán bằng tiếng Anh là yêu cầu
các nhóm tự chuẩn bị và đổi chéo các câu hỏi ghép câu, câu hỏi điền khuyết …
có nội dung toán học, xây dựng các sơ đồ tư duy…
Ví dụ 1.6: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức phần dấu hiệu nhận
biết chương Tứ giác – Toán 8. (Hình 2)

Hình 2: Sơ đồ tư duy chương tứ giác

14
Hoạt động 3: Các hoạt động học tập trên lớp theo hình thức song ngữ
Phần này khuyến khích việc GV sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy
học tiên tiến giúp HS giảm áp lực ngôn ngữ và chủ động linh hoạt trong tiếp thu
bài học. Ở mỗi hoạt động dạy học, GV thực hiện việc chuyển ngữ nhịp nhàng
tùy theo quan sát của mình đối với học sinh (thấy HS tiếp thu tốt và tích cực có
thể thực hiện hoàn toàn các hoạt động giảng dạy bằng tiếng Anh, nếu quan sát
thấy HS còn lúng túng khó khăn có thể ngừng lại và thực hiện hoạt động giảng
giải song ngữ). Ở mỗi hoạt động dạy học nên nhấn mạnh lại các từ vựng, cấu
trúc, yêu cầu HS phát biểu định lý, tính chất, định nghĩa theo cách hiểu riêng của
mình: diễn đạt ngôn ngữ nói, dùng kí hiệu, dùng sơ đồ…
Đối với HS chưa thạo thuật ngữ chuyên ngành, GV nên sử dụng sự hỗ trợ
của Công nghệ thông tin và Internet khi thiết kế bài học giúp HS lĩnh hội và ghi
nhớ một cách trực quan dễ hiểu. Trong các hoạt động hình thành kiến thức, GV
có thể tăng cường tổ chức hoạt động nhóm. Sử dụng các phần mềm chuyên
ngành (GSP, Geogebra, Maple… ) phiên bản tiếng Anh tùy theo mức độ nhận
thức HS. Ví dụ, khi sử dụng phần mềm GSP: Hướng dẫn học sinh làm quen câu
lệnh trong Toán 6 (line, construct, measure, …); GV hướng dẫn và yêu cầu HS
lớp 7 thực hành vẽ hình đơn giản (Vẽ trung điểm của đoạn thẳng, HS thực hiện:
vẽ đoạn thẳng nhờ phím tắt -> chọn đoạn thẳng -> construct -> midpoint); HS
lớp 8-9 có thể chủ động tư duy xác định các thao tác vẽ hình phức tạp (Ví dụ:
Let a triangle ABC, D is a point on base BC. Find the set of all the midpoints of
AD). Để thiết kế các hoạt động luyện tập, GV có thể thiết kế dạng bài tập trắc
nghiệm, tự luận, bài tập nhóm hoặc theo hình thức trò chơi. GV nên tham khảo
các trang web Toán học nước ngoài tương thích với chương trình hiện hành. Các
lời giải mẫu cần được trình bày bằng tiếng Anh tỉ mỉ, rõ ràng. Để HS nâng cao
kĩ năng sử dụng ngoại ngữ trong tư duy toán, GV thực hiện lộ trình nâng cấp
mức độ theo 3 giai đoạn: (1) cho HS tìm hướng và giải bài bằng tiếng Việt, thảo
luận nhóm để dịch lời giải đó sang tiếng Anh; (2) sử dụng Sơ đồ xuôi ngược tìm
hướng giải bỏ qua bước giải bằng tiếng Việt mà trình bày luôn bằng tiếng Anh;
(3) yêu cầu HS tư duy và giải trực tiếp bằng tiếng Anh. Ở hoạt động vận dụng
mở rộng, GV nên chọn các vấn đề vừa sức cả về nội dung Toán và cấu trúc
ngoại ngữ để HS dễ hiểu. Các phần đọc dịch nên hướng dẫn HS đánh dấu
Keywords để dễ tư duy, suy luận và tra cứu.
15
Ví dụ 1.7: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để đọc dịch
các bài tập toán, trình bày hoặc kiểm tra lỗi các bài giải Toán bằng tiếng Anh.
Việc làm này phù hợp với HS lớp 8 và lớp 9. Giáo viên nên cung cấp cho HS
một số tài liệu tham khảo trực tuyến hoặc sách tham khảo như
http://www.aproged.pt/biblioteca/planeandsolidgeometry.pdf
https://archive.org/stream/elementsofalgebr00eule#page/n21
Hoạt động 4: Thiết kế bài tập áp dụng, tổng kết bài học
Giáo viên khuyến khích HS giải quyết vấn đề, tình huống thực tế được
đặt ra, cao hơn là yêu cầu các em tìm kiếm và tự đưa ra những vấn đề, tình
huống thực tiễn. HS được GV hỗ trợ, tư vấn để tiếp tục tìm hiểu và đưa ra những
ý tưởng, dự đoán, kiểm nghiệm, giải thích, phương án nhằm giải quyết nhưng
vấn đề gặp phải.
Giáo viên khái quát, so sánh những kiến thức HS trải nghiệm với kiến thức
chuẩn. Mở rộng, tăng hứng thú cho HS về các chủ đề khác.
c. Phần 3: Thiết kế bài giảng trên phần mềm trình chiếu Microsoft
PowerPoint
Ngoài những kiến thức chung để thiết kế giáo án điện tử môn Toán
THCS, cần chú ý một số điều khi sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để
xây dựng giáo án điện tử môn Toán bằng tiếng Anh như sau:
(i). Lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm, khái quát để sắp xếp vào slide
Đây là thao tác quan trọng đòi hỏi phải chắt lọc, khái quát nội dung từ
những kiến thức trọng tâm của từng hoạt động để đưa vào các slide. Ở mỗi slide,
GV nên tạo sự khác biệt (bôi đậm, gạch chân, đổi màu) cho các từ mới quan
trọng (keywords). Thiết kế slide cho hoạt động xuất phát thường mô phỏng các
trò chơi trí tuệ hoặc trình chiếu các video, thí nghiệm chứa vấn đề vừa kích thích
tư duy kiến tạo kiến thức vừa tạo hứng thú cho HS. Mỗi bài học chỉ cần 1 Slide
cung cấp khoảng 5-10 từ (cấu trúc) mới, minh họa bằng hình ảnh (nếu có) giúp
HS ghi nhớ trực quan, hiểu cách dùng ngay khi ghi các em đọc và ghi chép.
Slide thể hiện hoạt động hình thành kiến thức của lớp 6-7 nên trình bày đầy đủ
các khái niệm, định nghĩa được minh họa kết hợp hình ảnh và kí hiệu; các định
lí, tính chất nên có dòng dịch mờ bằng tiếng Việt để giảm khó khăn khi HS đọc
hiểu, ghi chép chính xác vào vở (minh họa hình 3).
16

Hình 3: Khái niệm Cung (Toán 6)

Đối với lớp 8, 9 không cần dịch mờ các thành tố như lớp dưới, các slide
chỉ cần trình bày tóm tắt nội dung chính. Phần luyện tập của môn Toán thường
chỉ dùng slide chiếu đề bài, những lập luận thường dùng khi trình bày lời giải,
hoặc liên kết sang các phần mềm vẽ hình. Bài toán tự luận giáo viên nên hướng
dẫn HS trình bày lời giải bằng phấn bảng, tăng cường hoạt động tự luyện tập
trình bày của học sinh. Hoạt động vận dụng nên chọn các slide bao gồm phần
tóm tắt nội dung và hình ảnh minh họa trong thực tiễn để HS dễ dàng tư duy.
(ii). Lựa chọn ngôn ngữ, liên kết các phần mềm công nghệ, các ứng dụng tin học
để thiết kế giáo án điện tử
GV căn cứ vào từng mức độ phức tạp của nội dung Toán và trình độ tiếng
Anh của từng đối tượng HS để dự kiến slide nào 100% tiếng Anh, lồng ghép
ngôn ngữ hay các slide thuần tiếng Việt (nếu cần). Trên slide cần có sự kết hợp
hài hòa giữa ngôn ngữ viết, hình ảnh, âm thanh đảm bảo HS hiểu kiến thức toán
và biết sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành một cách logic trực quan nhất. Khi
thiết kế slide ngoài thao tác tạo các link liên kết giữa các slide, cần tạo liên kết
hợp lý với các phần mềm dạy học chuyên ngành. Giờ học Toán bằng tiếng Anh
sẽ hiệu quả và sinh động hơn rất nhiều nếu GV phát huy triệt để tiện ích của
bảng Tương tác với kết nối Internet sẽ giúp HS được luyện phát âm trực tuyến
các từ chuyên ngành phức tạp dưới sự hỗ trợ của GV, có thể cho HS xem các
17
video các bài giảng tương tự bài học của các bạn nước ngoài để HS rèn kĩ năng
nghe (https://www.youtube.com/watch?v=_PnPM8VVHBA …), thậm chí kết nối giúp
học sinh được tham gia lớp học Skype toàn cầu…
Từ thực tiễn tổ chức dạy học, chúng tôi tổng kết thành các slide chính của
mỗi bài giảng Toán THCS bằng tiếng Anh là: slide mô phỏng trò chơi (giới
thiệu video hình ảnh), Slide giới thiệu từ vựng, slide về hoạt động khởi động bài
học, slide trình bày các nội dung chính (định nghĩa, định lý, khái niệm…), slide
ví dụ minh họa, slide hướng dẫn trình bày lời giải, chứng minh, sử dụng phần
mềm vẽ hình (nếu có), slide miêu tả ứng dụng của kiến thức bài học trong thực
tiễn (liên môn với các môn khoa học khác), slide tổng kết nội dung bài học, slide
phiếu học tập ở nhà hoặc giao nhiệm vụ chuẩn bị bài học tiếp theo.
2.3. Phương pháp tổ chức giờ học trải nghiệm môn Toán Trung học cơ sở
bằng tiếng Anh
Khó khăn nhất của GV Toán khi dạy giờ Toán bằng tiếng Anh là chưa
thực sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học do rào cản về ngôn
ngữ, GV chưa được đào tạo chuẩn như giáo viên tiếng Anh. Tuy nhiên với môn
Toán, GV có thể thực hiện giờ dạy dễ dàng hơn bởi lượng thuật ngữ tiếng Anh
chuyên ngành Toán THCS không nhiều, sáng nghĩa, dễ đọc và khá có nhiều sự
hỗ trợ bằng hình ảnh giúp HS hiểu bài. Do đó, để tổ chức giờ học hiệu quả, GV
cần lưu ý Chuẩn bị ngữ liệu trước khi lên bục giảng (rà soát lại các từ và luyện
phát âm, các tình huống thường xuất hiện của nó), dự kiến các từ cần giải nghĩa
(nhất là các từ đa nghĩa), chú ý giải thích cho HS những khái niệm thuật ngữ dễ
gây nhầm lẫn cho HS. Ví dụ, trong đại số “square = bình phương” còn đối với
hình học “square = hình vuông”. Sự tương tác bằng tiếng Anh trong giờ học
tăng dần qua các bài học sẽ giúp HS vừa học Toán vừa có cơ hội phát triển năng
lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngoại ngữ trong học môn chuyên ngành.
Bên cạnh việc tự trang bị một số mẫu câu giao tiếp trong lớp học (gọi học
sinh lên bảng, nhận xét bài, khích lệ hay phê bình học sinh…) GV còn cần tự
trang bị một số cấu trúc câu thường dùng trong giờ học môn Toán Trung học cơ
sở bằng tiếng Anh ở các giai đoạn của giờ học như: ổn định lớp, Giới thiệu bài
18
học, cấu trúc bài học, Tổng kết lại bài học, giao bài tập và thông báo về nội
dung bài học tiếp theo…
Tùy theo đặc điểm của tiết dạy lí thuyết, luyện tập có nội dung đại số hay
hình học mà GV thiết kế các hoạt động cụ thể cho bài học. Để hạn chế sự phức
tạp của ngôn ngữ làm chi phối tư duy Toán của HS thì kĩ năng lựa chọn tỉ lệ
ngoại ngữ khi thiết kế bài học của GV có vai trò quan trọng. Tỉ lệ ngoại ngữ GV
sử dụng trong bài học không chỉ phụ thuộc trình độ của HS mà còn căn cứ vào
mức độ trừu tượng của nội dung Toán học. Từ thực tiễn dạy và điều tra, tỉ lệ
song ngữ Anh – Việt khi thiết kế bài giảng của các khối lớp có thể áp dụng như
sau: Lớp 6 tỉ lệ 40% – 60%, lớp 7 tỉ lệ 60% – 40%, lớp 8 dùng 100% TA, lớp 9 tỉ
lệ 60% -40%. Tỉ lệ có thể thay đổi tùy theo từng trường và từng lớp do GV điều
chỉnh theo thực tế. GV nên tham khảo một số bài giảng có nội dung tương tự
của người nước ngoài, tham gia các diễn đàn dạy học quốc tế để chuẩn hóa ngữ
liệu trước mỗi giờ dạy.
2.4. Minh họa Kế hoạch bài giảng hoạt động trải nghiệm học toán bằng
tiếng Anh
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HỌC TOÁN BẰNG TIẾNG ANH
CHỦ ĐỀ: TỔNG BA GÓC TRONG TAM GIÁC
(LESSON: THE SUM OF THE THREE ANGLES IN A TRIANGLE)
Môn Toán lớp 7. Thời lượng: 60 phút
I. Mục tiêu
1. Yêu cầu cần đạt
– Vận dụng được kiến thức về tổng ba góc trong tam giác, góc ngoài tam giác
trong thực hành giải toán.
– Biết các từ vựng chuyên ngành Toán – Tiếng Anh phần tam giác và tổng ba
góc trong tam giác.
– Biết các cấu trúc câu và cấu trúc diễn đạt nội dung Toán học bằng tiếng Anh.
– Sử dụng phần mềm vẽ hình GSP phiên bản tiếng Anh để đo góc trong tam
giác.
– Đọc, dịch xuôi ngược được một số nội dung hình học (định nghĩa, định lý về
góc trong tam giác) bằng tiếng Anh.
19
– Nghe được một số từ vựng chuyên ngành Toán bằng tiếng Anh từ các video
của người nước ngoài.
– Giải được một số bài Toán bằng tiếng Anh đơn giản.
2. Định hướng phát triển năng lực
*Năng lực Toán học:
– NL Tư duy và lập luận Toán học bằng tiếng Anh: HS trình bày các lập luận
logic trong việc chứng minh các định lý, giải các bài toán.
– NL Giải quyết vấn đề Toán học bằng tiếng Anh: HS sử dụng kiến thức đã học
giải các bài toán và chứng minh các định lý về tổng ba góc trong tam giác.
– NL Mô hình hóa Toán học bằng tiếng Anh: HS chuyển đổi được bài toán thực
tế tháp Pisa về bài toán hình học quen thuộc, viết được giả thiết – kết luận các
định lý.
– NL Giao tiếp Toán học bằng tiếng Anh: HS đọc, hiểu được các đề bài toán học
bằng tiếng Anh, dịch xuôi – ngược được các bài toán bằng tiếng Anh.
– Sử dụng công cụ và phương tiện học Toán bằng tiếng Anh: sử dụng công cụ đo
góc, vẽ hình, phần mềm GSP phiên bản tiếng Anh.
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học, năng lực ngôn ngữ (học, trình bày
vấn đề Toán học bằng tiếng Anh, nghe hiểu được video).
3. Định hướng phát triển phẩm chất
– Trung thực, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
– Chăm chỉ trong các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
– Yêu nước: Khâm phục đồng bào vùng cao trong việc sử dụng ngoại ngữ, yêu
quý và có ý thức bảo tồn các danh lam thắng cảnh, trò chơi dân gian.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Phát phiếu từ vựng và phát phiếu bài tập cho HS. Các mô hình ảnh thực
tiễn liên quan bài học, 6 tờ giấy A3, keo dán. Một số video về người Sapa
nói tiếng Anh, video chứng minh định lý của người nước ngoài.
2. Chuẩn bị của học sinh
– Tự chia lớp thành 6 nhóm, bầu nhóm trưởng và thư kí
– Nhận phiếu từ vựng, nhóm sử dụng tập đọc trước.
– Chuẩn bị từ điển, dụng cụ học tập cần thiết, chuẩn bị kéo cắt giấy, các
tam giác tự cắt sẵn ở nhà.
– HS nhận giấy A3, trang trí (tên nhóm, slogan nhóm, tên bài học…)
20
III. Tiến trình giờ học
1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số (3p)
Giáo viên cho HS xem video về Người dân tộc ở Sapa nói tiếng Anh
https://www.youtube.com/watch?v=KuB6oafjudg và phỏng vấn cảm nhận của
HS, giới thiệu về nhu cầu học toán song ngữ.
2. Tiến trình giờ học
2.1. Bước Khởi động: Củng cố từ vựng (7p)
– Giáo viên dạy học sinh đọc 1 lượt các từ vựng theo phiên âm trong Phiếu từ
vựng
– Hướng dẫn HS tra cứu sách giáo khoa song ngữ và điền Phiếu học tập số 1, các
bạn tập đọc trong 2 phút.
– GV chiếu bài chữa và kiểm đếm HS giơ tay cho biết số HS làm bài đúng hết,
sai 1-3 từ, 3-5 từ, nhiều hơn 5 từ. Sau đó dặn dò và nhắc nhở cách học từ.
– Yêu cầu tất cả HS về nhà chép lại phiếu học tập số 1 vào vở và tập đọc 5 lần
(nhóm trưởng kiểm tra).
2.2. Bước Hình thành kiến thức mới

Thời
gian
Hoạt động của GVHoạt động của HSNội dung
Hoạt động 1: Phát biểu và chứng minh định lý Tổng ba góc trong tam giác
bằng tiếng Anh
Mục tiêu:- HS biết được cách phát biểu các định lý bằng tiếng Anh.
– HS biết cách trình bày lời chứng minh định lý tổng ba góc trong tam
giác bằng tiếng Anh.
– HS thực hành được chính xác cách đo đạc, cắt ghép giấy để kiểm
chứng kết quả của định lý.
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Nhóm, Chiến thuật tạm nghỉ, Kĩ thuật Think –
pair – share.
Dự kiến sản phẩm đánh giá: Lời đọc dịch của HS, bài chứng minh định lý Tổng
3 góc của các nhóm, Hình dán mô hình hóa kết quả định lý tổng 3 góc trong tam
giác của các HS.
7GV: Dẫn dắt vào
bài: Các em đã được
học các kiến thức về
tổng ba góc trong
1. The sum of the three
angles in a triangle

21

8tam giác trong giờ
học trước, hôm nay
cô cùng các bạn sẽ
trải nghiệm nội dung
toán học này bằng
ngôn ngữ toàn cầu,
cô hy vọng sau giờ
học này các bạn sẽ
yêu thích tìm tòi và
tiếp tục vun đắp kĩ
năng học toán bằng
tiếng Anh, tiếp cận
các kì thi TIMO,
SEAMO,…
GV: Quan sát câu 4
trong Phiếu học tập
số 1 tìm từ khóa.
GV hướng dẫn học
sinh dịch.
Dịch mẫu cho HS.
GV chuẩn hóa định
lý lên màn chiếu, gọi
HS đọc và dịch xuôi
ngược. Yêu cầu HS
ghi GT, KL vào vở.
+GV: hướng dẫn HS
đo 3 góc của tờ giấy
hình tam giác các
em đã chuẩn bị và
HS phát biểu: sum,
angle, triangle
HS đọc câu 4 và dịch
sang tiếng Việt:
Trong 1 tam giác
tổng số đo 3 góc bằng
180 độ.
HS dịch: In a
triangle, the sum of
three angles is equal
180 degree.
HS ghi chép, đọc
dịch
HS: Thực hành đo,
cắt ghép và kiểm
chứng kết quả của
định lý.
Câu 4(Phiếu học tập số 1)
The sum of three angles of
triangle is equal.
* Theorem:
The sum of three angles of
triangle is equal 180.
(Triangle sum theorem)
Given  ABC
Prove

1800 x y
1 2
B C
A
A B C + + =  180
22

thực hành đo đạc,
cắt, dán sản phẩm
vào tờ giấy A3.
Vấn đáp HS các câu
hỏi có liên quan
– GV cho HS xem
video và trả lời các
câu hỏi
+ Nghe được bao
nhiêu từ, là những từ
nào
+ Video nói về cái
gì?
*Vấn đáp HS: Để
trình bày lời giải đó
bằng tiếng Anh cái
khó của các em là gì
(Phỏng vấn học
sinh). GV giải đáp.
GV: hướng dẫn 1 số
cụm từ thường dùng
trong chứng minh
hình học.
Gọi HS đọc dịch.
GV: Yêu cầu HS
đọc chứng minh
định lý trong SGK.
Yêu cầu HS về nhà
chứng minh lại định
HS Trả lời.
HS xem video
https://www.youtube.co
m/watch?v=_PnPM8VV
HBA
HS lắng nghe, quan
sát, tập đọc dịch và
ghi chép.
HS đọc chứng minh
định lý bằng tiếng
Anh
Cụm từ thường dùng:
Vì Since
Because
Because of
Based onTheo Accoding
toTừ (1) và
(2) ta cóFrom (1)
and (2), we
haveNên Hence, soÁp dụng ApplyCho, giả
thiếtGivenProof the theorem:
Through A, draw line
.
Because (Since) xy // BC
So
(based on two
alternate interior angles).

xy BC / / A B 1 =
23

lý bằng tiếng Anh
vào vở, luyện đọc
bằng tiếng Anh giao
nhiệm vụ cho tổ
trưởng kiểm tra
chéo.
And
(based on two
alternate interior angles).
Hoạt động 2: Áp dụng vào tam giác vuông
Mục tiêu: – HS biết cách phát biểu khái niệm tam giác vuông bằng tiếng Anh.
– HS biết định lý tổng 2 góc nhọn trong tam giác vuông bằng tiếng
Anh.
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Nhóm, dạy học đồng đẳng.
Dự kiến sản phẩm đánh giá:Lời đọc dịch xuôi ngược các vấn đề toán bằng Tiếng
Anh, Bài Chứng minh định lý bằng tiếng Anh của học sinh.
5 5GV: Cho HS xem
video và giới thiệu
về lớp học Skype.
Vấn đáp HS có nghe
được không? có hiểu
nghĩa không?
GV: Gọi HS tập tìm
từ khóa và dịch câu
5 trong Phiếu học
tập số 1.
Nhận xét câu này
phát biểu định nghĩa
tam giác vuông, gọi
HS đọc.
– Gv Giới thiệu 2
cấu trúc cách nói
tam giác ABC
vuông/cân tại A
– Vấn đáp HS làm ví
HS quan sát, trả lời.
HS ghi chép và nhẩm
đọc, HS dịch.
HS ghi cách đọc.
HS làm ví dụ:
– Given triangle ABC
2. Applying to right
triangle
Câu 5(Phiếu học tập số 1)
A triangle having one right
angle is a right triangle.
Definition:
Right triangle is a triangle
having one right angle.
Cấu trúc:
Cho tam
giác ABC
có ….Given(Let
) triangle
ABC
with…Tam giác
ABC
vuông/cân
tại ATriangle
ABC is
right/isosc
-eles at AVí dụ:

A C 2 =  + + = A B C
A A A 1 2 3 + + = 1800

24

dụ:
– Gọi HS dịch câu 6
trong Phiếu học tập
số 1. Vấn đáp HS có
biết là kiến thức
Toán học nào
không?
Đây là định lý về
tổng 2 góc nhọn
trong tam giác
vuông.
Kiểm tra tại chỗ HS
viết GT và KL bằng
tiếng Anh. Gọi HS
đọc dịch lại định lý.
Gọi HS vẽ hình và
chứng minh bằng
tiếng Anh tại chỗ.
Gọi HS đọc lại lời
giải.
is right at A
with .
Calculate ?
– Let triangle ABC
with .
Prove that it is a right
triangle.
HS nhẩm đọc và trả
lời câu hỏi
HS chứng minh:
Proof: Apply the
angles-sum theorem,
we have
.
Since then
.
Dịch các câu
– Cho tam giác ABC
vuông tại A có .
Tính
– Cho tam giác ABC có
. Chứng
minh tam giác ABC
vuông.
Câu 6(Phiếu học tập số 1)
In a right triangle, two
acute angles are
complementary.
Theorem:
In a right triangle, two
acute angles are
complementary.
Given ,
Prove

B = 350C A B = = 40 ; 50 0 0 A B C + + =1800A = 900 0 0
0
180 90
90
B C + = –
=
B = 350 C
A B = = 40 ; 50 0 0 ABC A = 900
B C + = 900
2.3. Bước Luyện tập

Thời
gian
Hoạt động của GVHoạt động của HSNội dung
Hoạt động 1: Thực hành giải toán
Mục tiêu: – HS biết cách tìm từ khóa trong các nhiệm vụ đọc dịch xuôi ngược
các bài toán
– HS biết cách trình bày giải các bài toán bằng tiếng Anh
– HS vận dụng được định lý Tổng ba góc trong tam giác để thực hành
giải toán
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Nhóm, PP sử dụng trò chơi.

25

Dự kiến sản phẩm đánh giá: số lượng câu trả lời đúng trong trò chơi, các câu trả
lời cho câu hỏi vấn đáp của GV.
5 5Hướng dẫn HS bốc
thăm theo nhóm giải
1 bài cụ thể. HS tìm
từ khóa và tập đọc
dịch xuôi ngược bài
tập trong phiếu học
tập số 2.
GV chữa bài.
GV: Phổ biến luật
và tổ chức 1 phần
trò chơi Rung
chuông vàng.
GV: Vấn đáp HS
nhận xét về loại góc
trong tam giác.
(Căn theo thời gian
GV có thể thay thế
bằng việc hướng
dẫn hs làm bài tập
trực tuyến trên 1 số
diễn đàn: mathisfun,
violympic…
HS bốc thăm, đọc
dịch, ghi GT, KL và
vẽ hình.
HS giải toán theo
nhóm trình bày bằng
tiếng Anh
HS chơi trò chơi
Bài 3, 4, 5 Phiếu học tập
số 2.
Chú ý: Trong 1 tam giác
không thể có 2 góc tù,
không thể có 2 góc vuông,
không thể có 1 góc tù 1
góc vuông.

2.4. Bước Vận dụng – Mở rộng

Thời
gian
Hoạt động của GVHoạt động của HSNội dung
Hoạt động 1: Sử dụng phần mềm GSP phiên bản tiếng Anh
Mục tiêu: – HS biết được một số ứng dụng của định lý Tổng 3 góc trong tam giác
trong thực tiễn cuộc sống
– HS thực hành được việc sử dụng phần mềm GSP phiên bản tiếng Anh
để đo các góc trong tam giác
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: PP dạy học giải quyết vấn đề, dạy học đồng
đẳng, Kĩ thuật tranh luận khoa học.

26

Dự kiến sản phẩm đánh giá: Kết quả tính được các góc trong các mô hình thực
tiễn, kiểm chứng được số đo góc bằng phần mềm của nhóm HS.
8– GV hướng dẫn
nhóm HS bốc thăm
chọn những hình ảnh
thực tiễn (Theo Phụ
lục), yêu cầu HS mô
hình hóa từng bài
toán hình học và giải
bài toán.
Khuyến khích,
hướng dẫn học sinh
trình bày lời giải
bằng tiếng Anh.
– HS: Mô hình hóa
các bài toán thực tiễn,
thực hành giải.
– HS trình bày những
hiểu biết của mình
xung quanh vấn đề
của bài toán đặt ra.
Nội dung 1: Vận dụng
thực tiễn
1. Kiến trúc: Tháp nghiêng
Pisa, Mái nhà, Biệt thự…
2. Thiên văn học: Chùm
sao xử nữ
3. Kĩ thuật công nghiệp:
mô hình chiếc ghế chuẩn
kích thước cho HS cấp 2
4. Địa lý: Tam giác Quỷ,
Góc lệch nhìn từ ngọn hải
đăng.
7GV: giới thiệu phần
mềm GSP phiên bản
tiếng Anh, HS học
sinh cách sử dụng.
GV: Củng cố kiến
thức bài học, dặn dò
làm bài tập còn lại
trong phiếu bài tập
số 2
HS: thực hành sử
dụng theo nhóm
Nội dung 2: Sử dụng
phần mềm GSP phiên
bản tiếng Anh
Kiểm chứng lại các kết
quả tính toán ở Hoạt động
trên

PHỤ LỤC
1. Kiến trúc, xây dựng

Tháp nghiêng Pisa ở I-ta-li-a được
xây dựng năm 1173. Ngay trong khi
đang xây, tòa tháp đã bắt đầu nghiêng
vì xây trên nền đất mềm. Vào năm
1990 độ nghiêng của tháp lên tới 5,5
độ, nhưng đến năm 2008 nhờ sự nỗ lực
của các chuyên gia tòa tháp đã được
thẳng hơn 46 cm so với trước và đến
nay tháp chỉ còn nghiêng 3,97 độ so
House
Mô hình hóa phần nóc nhà và tính góc
còn lại

27

với phương thẳng đứng. Tính độ
nghiêng của tháp so với mặt đất hiện
nay.
– Hình ảnh tòa biệt thự được xây theo tỉ
số vàng. Mô hình hóa và dự đoán góc
ở đỉnh

2. Thiên văn học: Virgo is one of the constellations of Zodaic. Chòm sao xử
nữ (23/8 – 22/9)
Problem: Three principal stars of the constellation form a triangle.
If m∠S=25 and m∠P=135, then find the m∠V
Đánh dấu 3 ngôi sao    ; ; của chòm sao xử nữ, mô hình hóa thành tam giác
và tính góc theo số liệu bài cho.
3. Địa lý:
a. Bermuda Triangle Problem Revisited (Tam giác quỷ Bermuda)
The Bermuda Triangle is an acute scalene triangle. The angle measures
are in the picture below. Your measured angles should be within a degree or two
of these measures. The angles should add up to 180 degree. However, because
your measures are estimates using a protractor, they might not exactly add
up.The angle measures in the picture are the measures from a map (which is
flat). Because the earth is curved, in real life the measures will be slightly
different.
28

Mô hình hóa tam giác quỷ Bermuda trên giấy, theo số đo trên bản đồ biết góc
ở đỉnh Miami là 55 độ, góc ở đỉnh Sanjuan là 63 độ. Tính góc tại đỉnh
Bermuda?

b. Góc lệch khi nhìn từ đỉnh ngọn hải đăng
4. Mỹ thuật, công nghiệp, giải trí
29
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Fill in these blanks:
Triangle ABC has:
1. Three…… ……… are AB, BC, AC
2. Three…………….are A, B and C
3. Three …………….. are A B C ; ,
4. The…………… of ……………………….of triangle is ………..1800
5. A triangle having one…………..angle is …………..
6. In a right triangle, two …………….angles are complementary
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1:False or True?
A. Triangle ABC has three angles: 90 ;20 ;90 0 0 0
B. Triangle ABC has three angles be 105 ;20 ;95 0 0 0
C. Triangle ABC has three angles be 65 ;25 ;90 0 0 0
D. Triangle ABC has three angles be 60 ;45 ;50 0 0 0
Bài 2: Find x in each figure below
550 x
B C
A
x
300
400
G
H I
x
500 x
N
M
P
Bài 3: In a triangle, the second angle is 5° greater than the first angle and the
third angle is 5° greater than second angle, find the three angles of the triangle.
Bài 4: Given the angles of a triangle are in the ratio 2 : 7 : 11, find the angles.
Bài 5: In a triangle, if the second angle is 2 times the first angle and the third
angle is 3 times the first angle, find the angles of the triangle.
Bài 6: Cho tam giác vuông có hai góc nhọn là x + 1 và 2x + 5. Tính số đo mỗi
góc của tamgiác vuông đó.
Bài 7: In a triangle, if the second angle is 3 times the sum of the first angle and
3, and the third angle is the sum of 2 times the first angle and 3, find the three
angles of the triangle.
Bài 8: Given the figure below with ABC BCD = . Find DCA; Prove that BC//AD
30
Phiếu từ vựng (New words):

STTTừPhiên âmNghĩa
1Triangles (n)[‘traiæηgl]Tam giác
2Right triangle (n)[rait ‘traiæŋg(e)]tam giác vuông
3Side(n)[said]Cạnh; cạnh bên
4Base(n)[beis]Cạnh đáy
5Altitude[´æltitju:d]đường cao
6Degree (n)[di’gri:]Độ
7Measure(v)[‘meʤə]Đo
8Acute angle (adj)[ə’kju:t ‘æƞg(e)l]góc nhọn
9Obtuse angle[əb’tju:s ‘æηgl]Góc tù
10Right angle (n)[Right ‘æηgl]Góc vuông
11Straight angle (n)[streit ‘æηgl]Góc bẹt
12Complementary
angles
[‘kɒmpliməntary
‘æƞg(e)l]
hai góc phụ nhau
13Supplementary[sʌpli’mentəri]góc bù nhau
14Linear pair of angles/’liniə/ /peə/ /ɔv/
‘æƞg(e)l
Góc kề bù
15Alternate interior
angles (n)
[ɔ:l’tɜ:nət in’tiəriə(r)
‘æƞg(e)l]
góc so le trong
16Corresponding
angles (adj)
[ˌkɒri’spɒndiɳ
‘æƞg(e)l]
góc đồng vị
17Vertex angle[´və:teks ‘æƞg(e)l]góc ở đỉnh
18Same – side interior
angles
[seim said in’tiəriə(r)
‘æƞg(e)l]
góc trong cùng phía
19Vertical angles[‘vɜ:tikl ‘æƞg(e)l]hai góc đối đỉnh
20Congruent angles[‘kɒƞgrʊənt ‘æƞg(e)l]cặp góc bằng nhau
21Bisector[bai´sektə]Phân giác

31
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
1. Hiệu quả về mặt xã hội
Sáng kiến bước đầu giúp sinh viên sư phạm toán trường CĐSP mạnh dạn tự
tin khi thiết kế và tổ chức các giờ học song ngữ mang lại nhiều hứng thú và sự
ủng hộ tích cực từ phía học sinh và nhà trường tại các trường mà các em dạy
thực nghiệm. Việc học toán bằng tiếng Anh giúp cho nguồn học liệu của học
sinh và giáo viên, sinh viên trở nên phong phú hơn cập nhật được nhiều hơn sự
đổi mới phương pháp của nền giáo dục toàn

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay