dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng làm bài văn lập luận giải thích cho học sinh lớp 7

SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng làm bài văn lập luận giải thích cho học sinh lớp 7

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Theo khung chương trình ngữ văn trung học cơ sở hiện hành thì phân
môn tập làm văn được thiết kế nhằm hướng dẫn học sinh làm tốt các kiểu bài:
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và một số văn bản hành chính
thông dụng. Trong đó phần văn nghị luận được đưa vào dạy từ học kỳ II năm
lớp 7 và tiếp tục được học ở lớp 8 và lớp 9.
Như ta đã biết nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phong phú, nó
thường được thể hiện dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã
luận bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí. Mục tiêu của việc dạy kiểu bài
này là nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
Nó là một trong những kiểu văn bản quan trọng có vai trò bồi dưỡng tư tưởng,
tình cảm, phẩm chất đạo đức, hình thành những quan điểm tư tưởng sâu sắc
trước đời sống, rèn luyện tư duy, năng lực diễn đạt cho học sinh. Có thể nói:
không có văn nghị luận thì khó có thể hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu
sắc. Có năng lực nghị luận là một trong những điều kiện cơ bản giúp con người
trưởng thành trong cuộc sống.
Về bản chất văn nghị luận là văn bản lí thuyết, văn bản nói lí lẽ nhằm
phát biểu các nhận định, thể hiện quan điểm tư tưởng, suy nghĩ, thái độ trước
vấn đề đặt ra. Do đó muốn làm văn nghị luận tốt thì người ta phải có khái niệm,
có quan điểm, chủ kiến rõ ràng, biết sử dụng khái niệm, biết tư duy lô gic đồng
thời biết sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, suy lí… nói
chung là biết tư duy trừu tượng. Đây là loại văn bản tương đối khó đối với học
sinh nói chung, nhất là với học sinh lớp 7 bởi các em còn nhỏ với thói quen tư
duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực suy luận, còn thiếu bản lĩnh chủ kiến khi trình
bày quan điểm của mình. Thông qua việc dạy văn nghị luận bên cạnh việc
hướng dẫn học sinh biết cách tạo lập một dạng văn bản thì cần bồi dưỡng cho
học sinh tư tưởng, phẩm chất lối sống, tinh thần làm chủ; rèn luyện năng lực tư
duy, kĩ năng lập luận, năng lực giao tiếp…
Việc dạy văn nghị luận ở lớp 7 còn gặp khó khăn nữa là để xác lập cho
người đọc người nghe một tư tưởng thì người viết phải có luận điểm rõ ràng,
biết sử dụng lý lẽ dẫn chứng thuyết phục, lập luận chặt chẽ để khẳng định luận
điểm của mình đưa ra là đúng. Trong khi đó ở lớp 6, các em học viết các văn
bản tự sự, miêu tả và kỳ I là văn biểu cảm- những kiểu bài gần gũi chủ yếu dùng
tư duy hình tượng, còn tư duy lô gic với các em thì rất lạ lẫm. Hơn nữa, nhìn
chung vốn kiến thức về lịch sử, xã hội của học sinh là ít, các em không chịu đọc
sách nên sự hiểu biết là hạn hẹp. Điều này khiến các em gặp nhiều khó khăn
trong việc lấy dẫn chứng lý lẽ để trình bày tư tưởng quan điểm. Các bài hướng
dẫn cách làm hầu hết lại rất chung chung chưa đầy đủ khiến phần lớn học sinh
hiểu về văn nghị luận còn rất lơ mơ, chưa nắm chắc cách làm cả hai dạng bài là
văn chứng minh và văn giải thích.
3
Đặc biệt khi dạy văn nghị luận ở loại bài giải thích tôi còn gặp một số
vướng mắc như sau:
* Về phía học sinh: Với học sinh ở dạng bài này yêu cầu các em phải vận
dụng được các phương pháp giải thích để làm rõ nội dung của vấn đề giúp người
đọc, người nghe hiểu được tư tưởng đạo lý từ đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng
tình cảm và định hướng hành động. Các vấn đề được đưa ra giải thích thường là
những câu nói ngắn gọn, xúc tích thể hiện những kinh nghiệm, những lời
khuyên sâu sắc, những chân lý của thời đại như tục ngữ, ca dao, các câu danh
ngôn, lời kêu gọi…Tuy nhiên, với đối tượng là học sinh lớp 7, kinh nghiệm sống
còn ít, kiến thức xã hội thiếu sự sâu sắc, vốn ngôn ngữ còn hạn chế, thiếu khả
năng tư duy trìu tượng thì việc giải thích ngắn gọn đề làm nổi bật nội dung của
vấn đề là rất khó khăn (đôi khi các em càng giải thích càng thấy khó hiểu). Điều
này dẫn đến kết quả của bài lập luận thường đạt kết quả thấp.
* Về chương trình:
– Theo khung chương trình ngữ văn 7 hiện hành ( Chương trình năm học
2018-2019) thì tổng số tiết cho cả văn nghị luận là 19 tiết được phân phối như
sau:
+ Tìm hiểu chung về văn nghị luận: 6 tiết.
+ Phép lập luận chứng minh: 8 tiết
+ Phép lập luận giải thích: 5 tiết bao gồm:
 Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
 Tiết 107 : Cách làm bài văn lập luận giải thích.
 Tiết 108: Luyện tập lập luận giải thích. Bài viết số 6 – làm ở nhà .
 Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề.
 Tiết 116: Trả bài văn giải thích.
– Do tình hình dịch bệnh, kế hoạch giáo dục cho phần văn giải thích năm
học 2019 – 2020 được điều chỉnh như sau:
+ Số tiết dạy trên lớp : 2 tiết ( Tiết 95 – Kết hợp hai bài “ Tìm hiểu chung
về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích.”; tiết 116 – Trả
bài văn giải thích.)
+ Số tiết học sinh tự học : 2 tiết ( Luyện tập lập luận giải thích. Bài viết số
6 – làm ở nhà; Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề.)
– Năm học 2020- 2021 theo Hướng dẫn điều chỉnh khung nội dung dạy
học cấp THCS môn Ngữ văn 7 Bộ Giáo dục và đào tạo phần văn giải thích
được xây dựng như sau:
+ Tổng số tiết dạy trên lớp: 5 tiết
 Tiết 100: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
 Tiết 101 : Cách làm bài văn lập luận giải thích.
 Tiết 111: Luyện tập cách làm bài văn giải thích một vấn đề (giải thích
một tư tưởng đạo lý).
 Tiết 112: Luyện tập cách làm bài văn giải thích một vấn đề (giải thích
một quan điểm, tư tưởng).
 Tiết 116: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề
4
Ngoài ra giáo viên còn kết hợp phần luyện tập, rèn kỹ năng viết bài văn
giải thích và các tiết luyện đề trong các buổi học thêm trong nhà trường ở học kỳ
II.
Nhìn vào phân phối chương trình ta thấy:
* Về ưu điểm:
– Chương trình đã quan tâm đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu
biết chung về kiểu bài; đề bài và phương pháp lập luận trong văn nghị luận, thực
hành làm bài văn nghị luận
– Chương trình dạy đủ các dạng bài từ tìm hiểu chung, cách làm bài, bài
viết. Trong từng bài, sách giáo khoa đã tích hợp rất tích cực với văn bản trục
chính.
– Bên cạnh những đề bài có tính truyền thống như: giải thích câu ca dao,
giải thích câu tục ngữ, giải thích các câu danh ngôn nhiều đề văn đã được ra
mang tính tổng hợp theo kiểu “đề mở” gây nhiều hứng thú cho học sinh
* Về hạn chế:
Theo tôi, hạn chế lớn nhất của chương trình trên là ở từng loại bài (nghị
luận chứng minh, giải thích) sách giáo khoa chưa có các bài hướng dẫn một cách
cụ thể cách dựng các đoạn văn, kiến thức còn nặng. Chẳng hạn bài Cách làm bài
văn lập luận chứng minh, chỉ có 45 phút mà thầy trò phải tìm hiểu đề văn: Nhân
dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục
ngữ đó với các công việc: Tìm hiểu đề; Tìm ý, lập dàn ý; viết bài (viết từng đoạn
từ đoạn mở bài cho đến đoạn kết bài; đọc lại và sửa chữa). Đấy là chưa kể phần
luyện tập. Đây là yêu cầu quá sức với học sinh, nhất là với đối tượng học sinh
lần đầu tiên làm quen với văn nghị luận.
Tương tự như vậy là bài Cách làm bài văn lập luận giải thích (Trang 84
đến trang 86 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2). Cũng chỉ trong một tiết mà
thầy trò phải giải quyết xong các khâu: Tìm hiểu đề, Tìm ý; Lập dàn ý; Viết bài
cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
trong khi các em mới chỉ có những hiểu biết sơ đẳng nhất về kiểu bài giải thích.
Đặc biệt với tình hình năm học 2019-2020, chương trình phải giảm tải,
lồng ghép các bài trong một tiết học; phần luyện tập hầu hết là học sinh tự học
thì kiến thức, kỹ năng giáo viên cần cung cấp và rèn cho học sinh lại càng nặng,
áp lực của việc học tập lên học sinh lại càng lớn.
Đã vậy, cách hướng dẫn của sách giáo khoa ở bài “Cách làm bài văn lập
luận giải thích” , theo tôi không được khoa học, thiếu hợp lý, không gắn bó chặt
chẽ với bài trước đó và yêu cầu chung của việc viết bài văn lập giải thích. Cụ thể
như sau:
– Trong phần ghi nhớ của bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
(Trang 69 đến trang 74 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2) nêu rõ: “Người ta
thường giải thích bằng cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối
chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả,
cách đề phòng hoặc noi theo”. Theo ghi nhớ này, ta có thể hiểu sách đã định
hướng rõ ràng các bước giải thích:
5
Bước 1: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các
hiện tượng khác. Đây chính là bước nêu rõ vấn đề giải thích, bước mà chúng tôi
thường gọi là bước “là gì”? .
Bước 2: Chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả. Đây chính là bước
lí giải nguyên nhân của vấn đề giải thích được gọi là bước “tại sao”.
Bước 3: Cách đề phòng hoặc noi theo. Đây là bước nêu ra bài học gọi là
là bước “phải làm gì? ”.
– Yêu cầu chung của bài văn lập luận giải cũng yêu cầu học sinh phải làm
rõ vấn đề với hệ thống luận điểm bao gồm: Giải thích nội dung (Là gì?) , Giải
thích lý do (Tại sao?) và nêu giải pháp (phải làm gì?)
Vậy mà ở bài “Cách làm bài văn lập luận giải thích”, triển khai việc giải
thích, sách giáo khoa lại gợi ý cụ thể cho phần thân bài như sau:
b. Thân bài : Triển khai việc giải thích :
– Nghĩa đen : Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn là gì? (Chú
ý: Cách đo không gian bằng đơn vị ngày, đo trí khôn, kiến thức bằng sàng có gì
đặc biệt?)
– Nghĩa bóng: Như cách giải thích của từ điển đã dẫn ở trên. Hãy suy
nghĩ xem: Câu tục ngữ có đúc kết một kinh nghiệm về nhận thức không? Kinh
nghiệm đó là gì?
– Nghĩa sâu: Liên hệ với các dị bản khác: Đi một bữa chợ học một mớ
khôn hoặc các câu ca dao tục ngữ nêu trên để thấy cái khao khát của người
nông dân xưa được muốn đi ra khỏi nhà, khỏi làng để mở rộng tầm mắt. Từ đó
ta hiểu câu tục ngữ không chỉ đúc kết một kinh nghiệm, mà còn biểu hiện một
khát vọng hiểu biết.
Nếu chỉ theo ba gợi ý này mới chỉ dừng lại ở việc giải thích nội dung vấn
đề mà chưa cho học sinh chưa thấy được cái lợi hại, chưa thấy được nguyên
nhân của việc phải đi sâu vào thực tế cuộc sống, phải tiếp xúc với thực tế, cũng
như chưa nêu ra được cần học tập theo lời dạy bảo của cha ông như thế nào. Hay
nói khác đi, sự gợi ý của SGK là không đầy đủ.
* Về phía giáo viên:
Từ thực tế giảng dạy của bản thân và của một số đồng nghiệp tôi thấy việc
dạy kiểu bài giải thích còn một số bất cập như sau.
– Giáo viên chưa nắm chắc và làm rõ một số thuật ngữ khiến cho việc
triển khai bài viết của học sinh còn lúng túng. Ví dụ khi dạy bài Đặc điểm của
văn bản nghị luận (SGK ngữ văn 7 tập II), giáo viên cần hướng dẫn cho học
sinh hiểu các thuật ngữ: luận điểm, luận cứ, lập luận. Điều này không chỉ giúp
các em nắm vững đặc điểm của kiểu bài mà còn định hướng cách xác lập hệ
thống luận điểm, triển khai dàn ý khi làm bài. Tuy nhiên nội dung trong SGK
hướng dẫn rất sơ lược chung chung không phân biệt được luận điểm chính với
luận điểm phụ. Và SGV cũng chỉ lý giải : “Luận điểm chính chưa chắc đã lớn,
luận điểm phụ chưa chắc đã nhỏ”. Thực tình ngay cả giáo viên cũng cùng lúng
túng mơ hồ lẫn lộn giữa các khái niệm này thì việc yêu cầu học sinh nắm chắc là
vô cùng khó khăn. Chính vì vậy học sinh rất khó có thể xác lập được hệ thống
6
luận điểm đồng nghĩa với việc học sinh không thể có chìa khóa để giải mã các
đề bài.
– Một số giáo viên chưa chú ý rèn kỹ năng làm bài cho học sinh. Trong
quá trình giảng dạy một bộ phận không nhỏ các thày cô giáo chưa quan tâm đến
việc hướng dẫn học sinh cách viết bài mà mới chỉ dừng lại ở việc chữa dàn ý.
Đấy là chưa kể đến việc còn một số giáo viên còn dạy văn mẫu, yêu cầu học
sinh học thuộc. Điều này dẫn đến học sinh không hiểu rõ được vấn đề, không có
kỹ năng làm bài, dẫn đến chất lượng bài làm thấp.
Từ thực tế như trên, qua một thời gian được phân công dạy môn ngữ văn
7 tôi thấy cần phải tìm ra giải pháp tốt hơn để việc giảng dạy đạt kết quả cao,
giúp học sinh có kỹ năng làm tốt loại bài lập luận giải thích. Trong thời gian từ
tháng 1 năm 2018 đến tháng 5 năm 2021 tôi đã áp dụng, cải tiến phương pháp
dạy học ở kiểu bài giải thích trên đối tượng học sinh lớp 7 trường THCS Kim
Thái. Trong khuôn khổ bản sáng kiến này tôi xin giới thiệu “ Một số giải pháp
rèn kỹ năng làm bài văn lập luận giải thích cho học sinh lớp 7”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trước khi áp dụng các giải pháp mới việc dạy và học loại bài giải thích
của thày và trò còn gặp một số vấn đề như sau :
Bản thân tôi và nhiều đồng nghiệp khác đều cảm thấy loay hoay khi
hướng dẫn học sinh cách làm bài. Nó xuất phát từ chỗ muốn làm được bài văn
giải thích thì việc xác lập hệ thống luận điểm là vô cùng quan trọng, việc này
giúp học sinh định hướng được quan điểm tư tưởng, dẫn dắt vấn đề ở phần mở
bài, triển khai nội dung ở thân bài và kết luận vấn đề. Tuy nhiên với việc giáo
viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh nắm một cách chung chung về khái niệm
luận điểm như trong bài đặc điểm của văn bản nghị luận (Luận điểm là những ý
chính thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn được nêu ra dưới 2 hình thức
khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu nhất quán. Luận điểm là
linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm
phải đúng đắn chân thực đáp ứng yêu cầu thực tế.) mà không phân định rõ trong
hệ thống luận điểm có các luận điểm chính, luận điểm phụ thì khi bắt tay vào
làm bài học sinh không thể xác lập được hệ thống luận điểm đúng đắn cho bài
văn. Điều này dẫn tới một hệ lụy tiếp theo là giáo viên thường áp đặt khiến học
sinh tiếp thu bài một cách thụ động thậm chí để cho nhanh thày cô còn đọc văn
mẫu cho học sinh. Đây là điều tối kỵ trong dạy học.
Khi hướng dẫn học sinh làm bài lập luận giải thích tôi còn gặp một vấn đề
nữa là khi tìm hiểu chung về văn giải thích và các phương pháp giải thích giáo
viên đã định hướng cho học sinh là khi giải thích ta cần kết hợp các phương
pháp như định nghĩa, nêu biểu hiện, so sánh đối chiếu, chỉ ra nguyên nhân kết
quả, đề xuất các giải pháp… để làm rõ vấn đề. Các cách giải thích trên có thể
đưa vào ba luận điểm triển khai trong phần thân bài bao gồm
– Giải thích nội dung (Là gì)
– Giải thích lý do (Tại sao)
7
– Bàn luận vấn đề: Nêu giải pháp (Phải làm gì), liên hệ mở rộng, phê phán
các biểu hiện sai trái, rút ra bài học.
Tuy nhiên trong bài Cách làm bài văn lập luận giải thích (Trang 84 – 85 –
86 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2) thì mới dừng lại ở việc hướng dẫn học
sinh phần giải thích nội dung (Luận điểm 1). Với cách làm này vô hình chung
làm cho học sinh lúng túng, hoặc hiểu sai vấn đề khi làm bài (nhiều em cho rằng
chỉ cần giải thích nội dung đã hoàn thành bài viết).
Chính sự lúng túng của giáo viên trong quá trình hướng dẫn học sinh
cách làm bài đã khiến cho học sinh thấy đây là dạng bài quá khó, cộng thêm
nhiều em còn lười tư duy, vốn kiến thức, vốn ngôn ngữ hạn hẹp; các thao tác tư
duy trìu tượng như phân tích, tổng hợp, suy lý, đánh giá, bình luận còn yếu;
không có bản lĩnh, chủ kiến khi trình bày quan điểm của mình, khả năng lập
luận diễn đạt còn yếu nên các em ngại học, tiếp thu thụ động, kết quả bài làm
không cao. Khi chấm bài giáo viên nhận thấy học sinh còn mắc vào các lỗi cơ
bản:
– Xác định không đúng vấn đề cần giải thích ( Bản chất là học sinh không
hiểu đúng nội dung của các câu ca dao, tục ngữ, các danh ngôn)
– Xác định hệ thống luận điểm cho bài văn giải thích không đầy đủ.
– Giải thích nội dung sơ sài, không bám sát nội dung, không làm nổi bật
luận điểm kết luận.
– Thiếu hệ thống lý lẽ dẫn chứng thuyết phục.
– Không rút ra được bài học về nhận thức và định hướng hành động cho
bản thân.
– Phần phản biện vấn đề thường không được đưa vào bài văn.
– Diễn đạt còn yếu.
Kết quả đánh giá về tinh thần thái độ và kết quả bài viết trên 98 học sinh
khối 7 năm học 2017- 2018 của trường THCS Kim Thái như sau:
* Về tinh thần thái độ học tập

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Tổng số
học sinh
Số học sinh
thích học
Số học sinh
không thích học
Số học sinh
thấy khó tiếp thu
98192851

* Về kết quả bài làm

Số học
sinh
Kết quả bài viết số 6 làm tại nhà
điểm 8-10điểm 5
trở lên
điểm dưới
5
điểm dưới
2
điểm 0
984613120

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Trước thực trạng trên khi nghiên cứu áp dụng sáng kiến đổi mới phương
pháp dạy dạy kiểu bài lập luận giải thích tôi đã đưa ra một số giải pháp như sau:
8
2.1. Giúp học sinh nắm chắc các thuật ngữ
Trong kiểu bài nghị luận có nhiều thuật ngữ mới, có nắm được các thuật
ngữ này thì thầy trò mới dễ dàng tìm hiểu các văn bản nghị luận, cũng như các
đề văn nghị luận. Do vậy việc đầu tiên tôi xác định là ngay từ ở các bài tìm hiểu
chung về văn nghị luận đã phải cho học sinh hiểu rõ bản chất các thuật ngữ, thấy
sự khác nhau cũng như mối liên hệ giữa các thuật ngữ thì mới học được văn giải
thích nói riêng cũng như văn nghị luân nói chung.
Thuật ngữ đầu tiên mà chúng ta cần nắm chắc đó là luận điểm. Với thuật
ngữ này ngoài việc cho học sinh nắm được khái niệm theo ghi nhớ SGK trang
19/Ngữ văn 7 tập II Thì tôi thấy cần phải cho học sinh hiểu rõ luận điểm trong
bài văn nghị luận là một hệ thống bao gồm:
– Luận điểm tổng quát bao trùm xuyên suốt toàn bài nghị luận.
– Luận điểm xuất phát là vấn đề mà người nghị luận dùng dẫn dắt ở phần
mở bài.
– Luận điểm triển khai là các luận điểm ở phần thân bài.
– Luận điểm chính là vấn đề rút ra ở phần kết bài (cũng có khi ở phần thân
bài.
Với bài nghị luận giải thích nói riêng (các bài nghị luận nói chung) việc
xác định hệ thống luận điểm tuỳ thuộc vào từng đề bài cụ thể và có tính linh
hoạt của nó. Nhưng nhìn chung dàn ý của bài văn giải thích thường có những
bước cụ thể sau:
– Mở bài: Nêu luận điểm xuất phát.
– Thân bài: các luận điểm triển khai (Các luận điểm phụ)
+ Giải nghĩa vấn đề giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện so sánh
đối chiếu với các hiện tượng khác (Là gì?)
+ Lý giải nguyên nhân vấn đề giải thích: chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên
nhân, hậu quả (Tại sao?)
+ Bài học rút ra: cách đề phòng, noi theo, những việc cần làm, những việc
không nên làm(Phải làm gì?)
– Kết bài: Khẳng định luận điểm chính.
Khái niệm tiếp theo cầm làm rõ là luận cứ. Vậy luận cứ là gì? Như SGK,
luận cứ là lý lẽ và dẫn chứng để thể hiện luận điểm. Vậy thì các lý lẽ, dẫn chứng
dùng để thể hiện các luận điểm xuất phát, luận điểm triển khai…là các luận cứ. Ở
phần này thì tôi lại xác định cần cho học nắm rõ yêu cầu của dẫn chứng và lý lẽ
đó là cụ thể, chính xác, tiêu biểu, toàn diện, có cơ sở khoa học và thực tiễn, được
mọi người thừa nhận được trình bày theo một trình tự hợp lý bám sát phù hợp
với luận điểm. Điều này sẽ giúp các em có định hướng tốt khi tìm ý, xây dựng
dàn ý từ đó giúp cho việc trình bày bài văn giải thích có tính thuyết phục.
Một thuật ngữ cơ bản nữa của văn nghị luận là lập luận. Theo SGK, SGV
thì lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng là cơ sở
vững chắc cho luận điểm. Khi dạy về phương pháp lập luận thì điều quan trọng
nhất phải cho học sinh hiểu được là sau khi tìm được hệ thống dẫn chứng lý lẽ
thì ta phải biết lựa chọn những luận cứ phù hợp cho từng luận điểm rồi sắp xếp
chúng theo một trình hợp lý để làm nổi bật luận điểm. Khi sử dụng phương pháp
9
lập luận cần lưu ý cách lập luận trong bài chứng minh và bài giải thích là khác
nhau. Ở kiểu bài chứng minh việc lập luận chủ yếu dựa trên hệ thống dẫn chứng
cụ thể, chính xác, toàn diện, có cơ sở đã được thừa nhận để khẳng định tính
đúng đắn của vấn đề. Bài nghị luận giải thích thì việc lập luận chủ yếu dựa trên
hệ thống lý lẽ, ngắn gọn, cụ thể, xác đáng, đã được thừa nhận để giúp người đọc
hiểu rõ một quan điểm tư tưởng từ đó bồi dưỡng tình cảm, thái độ .
2.2. Rèn các kỹ năng thực hiện các bước làm bài giải thích
Bài văn nghị luận giải thích là sự liên kết các luận điểm để thể hiện rõ tư
tưởng quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó. Như vậy có nghĩa là học
sinh phải biết viết các đoạn luận điểm (luận điểm xuất phát, luận điểm triển
khai, luận điểm kết luận). Để học sinh có thể làm bài tốt thì việc quan trọng nhất
là hướng dẫn cho học sinh cách triển khai từng luận điểm, đưa cho học sinh các
chìa khoá để giải mã các đề bài. Có các chìa khoá này, gặp bất cứ đề bài nào, dù
thầy cô chưa bao giờ chữa, học sinh cũng có thể tự mình tìm ra cách giải quyết.
Để làm được điều này thì theo tôi một nguyên tắc bất dịch đó là phải yêu cầu
học sinh thực hiện đầy đủ, cụ thể, chắc chắn các bước làm bài. Sau đây là các kỹ
năng cần thiết.
2.2.1. Kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý:
Đây là phần tương đối đơn giản nhưng nó lại rất quan trọng vì nó là định
hướng đầu tiên nhưng lại xuyên suốt bài viết. Khi tìm hiểu đề học sinh phải đọc
kỹ đề, gạch chân từng từ ngữ quan trọng rồi rút ra:
– Thể loại
– Luận điểm tổng quát.
– Luận điểm chính.
– Luận điểm triển khai.
(Đề bài giải thích thường có tính chất giảng giải, khuyên nhủ nên luận
điểm chính cần phải rút ra là lời khuyên thực hiện tốt một điều nào đó, một đạo
lý nào đó).
Ví dụ: Tìm hiểu đề bài:
Nhân dân ta thường khuyên nhủ
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn ”
Hãy giải thích câu ca dao trên.
Khi tìm hiểu đề tìm ý giáo viên cần định hướng cho học sinh xác định
được các vấn đề sau:
a. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề về tư tưởng đạo lý.
b. Hệ thống luận điểm
– Luận điểm tổng quát: Truyền thống đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn
nhau của nhân dân ta.
– Luận điểm triển khai (Luận điểm phụ hướng tới làm rõ luận điểm tổng
quát)
+ Giải thích nội dung câu ca dao
+ Vì sao ông cha ta lại khuyên con cháu phải biết đoàn kết yêu thương
đùm bọc lẫn nhau.
10
+ Chúng ta phải làm gì để phát huy truyền thống đó. Bản thân em rút ra
bài học gì?
– Luận điểm chính (luận điểm kết luận): chúng ta phải phát huy truyền
thống tốt đẹp này trong cuộc sống hiện tại như thế nào? (Mục đích hướng tới
của bài làm)
Sau khi đã xác lập được hệ thống luận điểm giáo viên cần cho học sinh đi
tìm dẫn chứng lý lẽ cho từng luận điểm (Tập trung vào các luận điểm triển khai).
Ở công đoạn này giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để các
em có thể phát huy tối đa tinh thần tự giác tích cực học tập cũng như hỗ trợ bổ
xung mở rộng kiến thức cho nhau.
2.2.2. Lập dàn ý
Đây là bước rất quan trọng, nó giúp học sinh hình thành lên toàn bộ
khung cho bài viết với việc sắp xếp hệ thống luận điểm luận cứ theo một trình tự
hợp lý tránh được việc thiếu, thừa ý hay lập luận không chặt chẽ trong bài làm.
Khi lập dàn ý giáo viên cần yêu cầu HS bán sát hệ thống luận điểm, dẫn
chứng lý lẽ đã tìm được ở phần trên để sắp xếp thành bố cục hợp lý.
Một điều đáng lưu ý là việc lập dàn ý không nên quá sơ sài và cũng không
nên quá chi tiết vì nếu quá sơ sài thì khi làm bài học sinh vẫn có thể để sót ý,
còn nếu quá chi tiết thì sẽ tốn thời gian có thể không thể hoàn thành bài viết.
Ví dụ khi lập dàn ý cho đề văn trên ta cần đưa ra một dàn ý như sau:
* Mở bài
– Dẫn dắt: Nêu luận điểm khái quát
– Trích dẫn câu ca dao
– Nêu vấn đề: Câu ca dao có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
* Thân bài
Luận điểm 1: Giải thích nội dung
– Câu ca dao là lời nhắn nhủ tới bầu và bí là hai loại cây khác giống
nhưng cùng loài thường được bà con nông dân trồng nơi góc vườn bờ ao, chúng
có điều kiện sống giống nhau thì hãy chung sống hòa thuận, chớ có ghen ghét
mà xa lánh nhau.
– Câu ca dao mượn chuyện bầu bí để nói về con người.
+ Bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những người như thế nào?
+ Chung một giàn có nghĩa là gì? (là cùng sống trên một quê hương đất
nước).
– Câu ca dao khuyên mỗi chúng ta điều gì?
– So sánh đối chiếu với các câu tục ngữ ca dao khác
Luận điểm 2: Giải thích lý do
– Con người không thể tồn tại nếu tách mình ra khỏi cộng đồng. Chúng ta
chung một nòi giống, sống trên cùng một quê hương đất nước nên có quan hệ
với nhau cả về vật chất và tinh thần..
– Cuộc sống của mỗi người sẽ có lúc gặp khó khăn trắc trở nếu chỉ có một
mình thì sẽ khó vượt qua nên chúng ta phải nương tựa vào nhau để cùng nhau
xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
11
– Đoàn kết vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà chúng ta phải có
nghĩa vụ phát huy truyền thống đó. Sự cảm thông chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau là cơ
sở để hình thành nên lòng yêu nước yêu dân tộc.
– Lấy dẫn chứng để chứng minh.
+ Tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm.
+ Tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hằng ngày như: phong trào vì
người nghèo, ủng hộ đồng bào vùng lũ hay chương trình cặp lá yêu thương trao
cơ hội đi học cho trẻ em nghèo. Đặc biệt ngay cả những lúc khó khăn hoạn nạn
thì nhiều người vẫn sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn hơn mình với tinh
thần “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
Luận điểm 3: Bàn luận và mở rộng vấn đề
Ở luận điểm này học sinh cần trình bày được hai vấn đề:
– Nêu những việc làm cụ thể của toàn xã hội và của bản thân trong việc
phát huy truyền thống đoàn kết
+ Luôn phải biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh nhất là
những người có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hành động cụ thể như phong
trào ủng hộ người nghèo, quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ các bạn vùng lũ,
vùng sâu vùng xa, mua tăm ủng hộ người mù…
+ Khi giúp đỡ người khác chúng ta cần nhớ rằng đây không phải là sự
ban ơn bố thí
– Liên hệ, phê phán những biểu hiện sai trái
+ Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nó còn được thể hiện
trong các câu ca dao
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Và ông bà thường nhắc nhở con cháu “ Thương người như thể thương
thân” , “ Lá lành đùm lá rách”.
+ Chúng ta cũng phải nghiêm khắc phê phán những kẻ có lối sống ích kỷ
chỉ vì quyền lợi của bản thân mà thờ ơ trước khó khăn của người khác.
* Kết bài
Khẳng định tính ý nghĩa của vấn đề trong đời sống và rút ra bài học hoặc
định hướng hành động cho bản thân.
2.2.3. Rèn kỹ năng viết bài
2.2.3.1. Những yêu cầu chung:
Viết bài là công đoạn quan trọng, yêu cầu học sinh triển khai các luận
điểm đã xây dựng trong bố cục thành những câu văn, đoạn văn có tính liên kết
chặt chẽ để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh. Đây là bước học sinh thể hiện
được kiến thức, kỹ năng diễn đạt, tư duy phân tích, tổng hợp của bản thân. Qua
bài viết thày cô giáo đánh giá được năng lực viết văn của các em.
Trước khi hướng dẫn học sinh viết bài giáo viên cần cho các em thảo luận
để rút ra những yêu cầu chung của một bài văn giải thích. Ví dụ học sinh phải trả
lời các câu hỏi sau:
– Mục đích của bài văn giải thích là gì?
– Bố cục gồm mấy phần? Chức năng và mối quan hệ giữa các phần?
12
– Bài văn gồm mấy đoạn văn ? Nội dung cơ bản của từng đoạn là gì?
– Để bài văn có sức thuyết phục thì chúng ta cần lưu ý gì về các diễn đạt?
Sau khi học sinh thảo luận giáo viên cần chốt ý khắc sâu ghi nhớ
– Mục đích của bài văn giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ về các tư
tưởng đạo lý, phẩm chất quan hệ để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng
tình cảm.
– Bài văn giải thích đảm bảo bố cục 3 phần là mở bài, thân bài, kết bài.
Các phần trong bài văn phải rõ ràng mạch lạc nhưng phải được liên kết chặt chẽ
với nhau cả về nội dung và hình thức.
+ Mở bài nêu luận điểm khái quát
+ Thân bài trình bày các luận điểm triển khai (Thường có ba luận điểm)
+ Nêu luận điểm kết luận.
– Bài văn lập luận giải thích thường có 5 đoạn văn bao gồm đoạn mở bài,
đoạn kết bài và 3 đoạn trong phần thân bài tương ứng với 3 luận điểm là giải
thích nội dung, giải thích lý do, phải làm gì. Giữa các đoạn văn phải có các câu
dẫn dắt để tạo sự liên kết chặt chẽ. Ví dụ khi liên kết các đoạn trong bài tập làm
văn
Nhân dân ta thường khuyên nhủ
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn ”
Hãy giải thích câu ca dao trên.
+ Khi chuyển từ mở bài xuống luận điểm 1 ta có thể viết “ Trước tiên
chúng ta đi giải thích rõ nội dung câu ca dao
+ Mở đầu luận điểm 2 ta có thể dẫn dắt nêu luận điểm bằng cách đặt câu
hỏi “ Vậy vì sao ông bà lại khuyên con cháu phải biết yêu thương đùm bọc giúp
đỡ lẫn nhau?”.
+ Chuyển sang luận điểm 3 ta viết : “ Vậy mỗi người dân Việt Nam ta cần
làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp đó”
– Để bài văn có sức thuyết phục thì bài văn cần được trình bày ngắn gọn,
dẫn chứng lý lẽ cụ thể, chính xác, có cơ sở, đã được thừa nhận, lời văn trong
sáng dễ hiểu.
2.2.3.2. Viết các đoạn cụ thể
Từ việc học sinh nắm chắc các yêu cầu chung khi viết bài giáo viên định
hướng cách viết cụ thể các đoạn văn trong bài
a. Viết đoạn mở bài (Luận điểm xuất phát).
Mở bài của bài văn nghị luận nói chung và văn giải thích nói riêng cần
đảm bảo 3 ý là: dẫn dắt; nêu vấn đề; định hướng. Có nhiều cách mở bài khác
nhau và sự khác nhau này nằm ở phần dẫn dắt.
* Cách dẫn dắt vấn đề
Trước đây khi dạy giáo viên thường chia làm 2 cách dẫn dắt: trực tiếp và
gián tiếp. Nói như vậy chung chung quá. Theo tôi có rất nhiều cách dẫn dắt,
nhưng với học sinh lớp 7 ta nên hướng dẫn một số cách dẫn dắt sau:
+ Dẫn dắt đi thẳng vào vấn đề. Đây là cách dẫn dắt dễ nhất, ngắn gọn nhất
nhưng nó thường khô khan nếu không khéo léo trong diễn đạt. Cách dẫn dắt này
13
thường xuất phát từ truyền thống của dân tộc, từ vai trò ý nghĩa của vấn đề giải
thích.
Ví dụ: với đề giải thích câu ca dao
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”
Ta có thể dẫn dắt như sau :
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn
nhau nhất là những lúc gặp khó khăn hoạn nạn.
+ Dẫn dắt bằng cách nêu vấn đề bao quát. Đây là cách dẫn dắt đi từ vấn
đề lớn hơn, bao trùm vấn đề giải thích để dần dẫn đến vấn đề giải thích.
Ví dụ :
Người Việt Nam chúng ta ai mà chẳng thuộc một câu ca dao tục ngữ. Nó
không chỉ là người bạn tâm tình mà còn là người thầy dạy ta bao điều hay lẽ
phải…
+ Dẫn dắt bằng cách nêu tác giả tác phẩm. Đây là cách dẫn dắt xuất phát
từ xuất xứ của vấn đề. Cách dẫn dắt này phù hợp với đề bài đưa ra câu nói của
một ai đó, câu văn của một tác phẩm nào đó. Người nghị luận cần giới thiệu khái
quát về tác giả, tác phẩm.
Ví dụ: Với đề văn : Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin “
Học, học nữa, học mãi”. ta có thể dẫn dẫn dắt như sau:
Giai cấp vô sản trên toàn thế giới luôn ngưỡng mộ V.I. Lê-nin. Bằng kinh
nghệm cuộc đời đấu tranh cách mạng của mình, Lê- nin thấy rõ học tập là việc
vô cùng quan trọng và cần thiết…
+ Dẫn dắt bằng cách nêu vấn đề có liên quan. Đây là cách dẫn dắt đi từ 1
sự việc, 1 ý nào đó gợi sự liên tưởng đến vấn đề giải thích.
Ví dụ : Với đề văn : Em hãy giải thích nội dung bài ca dao
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
“Ba sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa, mẹ sẽ là nhành hoa cho con cài
lên ngực….”. Lời bài hát quen thuộc của tuổi thơ cứ ngân nga trong tâm trí tôi,
gợi tôi nhớ đến bài ca dao….
* Cách nêu vấn đề giải thích
Bước này, phần lớn ở các mở bài giải thích đều giống nhau, đều chỉ cần
một vài câu ngắn gọn nêu đầy đủ, chính xác vấn đề cần giải thích. Với đề bài có
đưa dẫn câu nói, câu văn thơ, câu ca dao tục ngữ, thì phần này người nghị luận
cũng phải trích dẫn ra câu nói, câu văn thơ hay câu ca dao tục ngữ ấy.
* Cách nêu bước định hướng.
Đây là bước kết thúc của một mở bài giải thích. Bước này có thể có hoặc
không có cũng được. Nếu có, nó luôn có dạng một câu hỏi: Ta cần hiểu câu
nói(câu văn thơ, câu ca dao tục ngữ…) như thế nào?
Nói tóm lại, có nhiều cách mở bài cho một bài văn giải thích. Các cách
mở bài này khác nhau ở bước dẫn dắt còn bước nêu vấn đề và bước định hướng
thường là giống nhau. Sau đây là các mở bài trọn vẹn cả ba bước của các ví dụ
trên
14
+ Cách dẫn dắt đi thẳng vào vấn đề : Dân tộc ta vốn có truyền thống
đoàn kết yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau nhất là những lúc gặp khó khăn
hoạn nạn. / Truyền thống đó được thể hiện ở câu ca dao:
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”/
Câu ca dao có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
+ Cách xuất phát từ vấn đề bao quát: Người Việt Nam chúng ta ai mà
chẳng thuộc một câu ca dao tục ngữ. Nó không chỉ là người bạn tâm tình mà còn
là người thầy dạy ta bao điều hay lẽ phải./ Ví như khi đọc câu ca dao
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”
chúng ta biết sống đoàn kết yêu thương đùm bọc những người xung
quanh./ Bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung câu ca dao
+ Cách xuất phát từ xuất xứ của vấn đề: Nhân dân tiến bộ trên toàn thế
giới luôn ngưỡng mộ V.I. Lê-nin vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản. / Bằng
kinh nghiệm cuộc đời đấu tranh cách mạng của mình, Lê- nin thấy rõ học tập là
việc vô cùng quan trọng và cần thiết và người đã khuyên tất cả mọi người là
phải “ Học, học nữa, học mãi”./ Lời dạy trên có ý nghĩa như thế nào chúng ta
cần tìm hiểu.
+ Cách xuất phát từ vấn đề có liên quan: “…Ba sẽ là cánh chim đưa con
đi thật xa…/ Lời bài hát quen thuộc của tuổi thơ gợi tôi nhớ đế bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/
Ta cần hiểu câu ca dao trên như thế nào
Chú ý:
– Các dấu “/” dùng để ngăn cách các bước của mở bài.
– Riêng bước định hướng, giáo viên phải cho học sinh thấy sự khác nhau
với bước định hướng của mở bài chứng minh đã học trước đó. Bước dẫn dắt,
bước nêu vấn đề của hai kiểu bài lập luận chứng minh và lập luận giải thích có
thể giống nhau, nhưng bước định hướng của hai kiểu bài này hoàn toàn khác
nhau. Hay nói khác đi, bước định hướng sẽ giúp chúng ta phân biệt hai kiểu bài
này.
Ví dụ : Ta có thể mở bài cho đề bài : Chứng minh tính đúng đắn của câu
tục ngữ:” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” như sau:
“ Dân tộc là dân tộc coi trọng nếp sống ân nghĩa, thủy chung luôn biết ơn
thế hệ cha anh đi trước. Nếp sống này được ghi lại trong câu tục ngữ: “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”. Trong thực tế cũng như trong văn thơ ta thấy nhân dân ta
luôn sống theo nếp sống này.
Nhưng với kiểu bài giải thích ta lại nêu định hướng như sau:
“ Dân tộc là dân tộc coi trọng nếp sống ân nghĩa, thủy chung luôn biết ơn
thế hệ cha anh đi trước. Nếp sống này được ghi lại trong câu tục ngữ: “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”. Lời khuyên sâu sắc được gửi gắm trong câu tục ngữ như thế
nào chúng ta cùng tìm hiểu.
Chú ý:
15
Tuy nhiên, GV không bắt buộc HS phải nêu định hướng như trên mà nên
hướng cho các em cách dẫn dắt vấn đề hợp lý. Đây chỉ là cách để giúp các em
không bị nhầm lẫn giữa bài lập luận giải thích với bài lập luận chứng minh.
b. Viết các đoạn thân bài (Luận điểm triển khai, luận điểm phụ).
Phần thân bài của bài văn giải thích thường có ba luận điểm. Mỗi luận
điểm sẽ được viết thành một đoạn văn. Giáo viên cần hướng dẫn một cách cụ thể
để học sinh có kỹ năng viết tốt nhất.
* Kĩ năng viết đoạn giải thích nội dung
Để cho dễ hiểu giáo viên có thể nêu vấn đề một cách đơn giản cho luận
điểm này bằng cách đặt câu hỏi “là gì” để tìm ra vấn đề giải thích. Cách đặt vấn
đề như vậy rất phù hợp với các đề bài giải thích ca dao, tục ngữ, câu nói của ai
thường gặp trong chương trình lớp 7. Tuy nhiên bên cạnh đó hiện nay theo
hướng ra đề mở ta cũng có thể gặp các vấn đề mang tính mang tính khái quát
như: Lòng nhân đạo; Chớ nên tự phụ; Trang phục và văn hoá…Với mỗi kiểu đề
bài ta có cách giải nghĩa khác nhau. Vì thế đoạn này ta nên gọi chung là đoạn
giải nghĩa.
– Cách giải giải thích nội dung ca dao, tục ngữ, danh ngôn:
Với những đề bài này, tôi thường tích hợp chặt chẽ với phần ca dao đã
học ở kỳ I và phần tục ngữ ở tiết 77 của học kỳ II để phát huy tối đa kiến thức và
kỹ năng của phần văn học vào phần tập làm văn để việc học đạt hiệu quả cao
hơn. Khi hướng dẫn học sinh giải thích việc đầu tiên tôi yêu cầu các em xác định
câu tục ngữ, ca dao cần giải thích có mấy lớp nghĩa, sau đó tùy vào từng câu mà
có các bước giải thích khác nhau.
+ Với các câu chỉ có một lớp nghĩa (Chỉ có nghĩa đen) có các bước giải
thích như sau:
Bước 1: Giải thích các từ, ngữ có liên quan
Bước 2: Chỉ ra ý nghĩa của cả câu thông qua mối liên hệ giữa các từ ngữ
vế câu như quan hệ so sánh, nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả.
Bước 3: Rút ra lời khuyên
+ Với các câu có hai lớp nghĩa (Bao gồm nghĩa đen và nghĩa bóng) ta làm
như sau:
Bước 1: Giải thích nghĩa đen của các từ, ngữ có liên quan
Bước 2: Giải thích nghĩa bóng của từ và chỉ ra ý nghĩa của cả câu thông
qua các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ.
Bước 3: Rút ra lời khuyên
Khi đã có những định hướng cụ thể, học sinh sẽ không phải loay hoay tìm
cách giải nghĩa. Tuy nhiên, thực tế viết đoạn giải nghĩa cho đề bài có liên quan
đến các câu ca dao tục ngữ thì học sinh phải linh hoạt, tuỳ thuộc vào đề bài cụ
thể mà có cách giải nghĩa cho phù hợp
Một số ví dụ cụ thể về cách giải thích nội dung các câu tục ngữ, ca dao,
danh ngôn
Đề 1: Giải thích câu tục ngữ “ Có chí thì nên” -> Câu tục ngữ có một lớp
nghĩa.
16
Câu tục ngữ gồm 2 vế: “chí” ở đây là ý chí nghị lực, là lòng quyết tâm đạt
kết quả trong công việc; “nên” là sự thành công, thành đạt là hoàn thành công
việc một cách tốt đẹp. / Câu nói ngắn gọn súc tích được chia làm hai vế theo
quan hệ điều kiện – kết quả đã khẳng định có ý chí có lòng quyết tâm thì nhất
định thành công trong cuộc sống./ Câu tục ngữ nêu bật tầm quan trọng của ý chí
nghị lực và khuyên chúng ta phải biết cách rèn luyện ý chí nghị lực để đạt kết
quả như mong muốn trong công việc.
Đề 2: Giải thích câu ca dao
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”
Câu ca dao này có hai nghĩa ta giải thích như sau:
Câu ca dao là lời nhắn nhủ tới bầu và bí là hai loại cây khác giống nhưng
cùng loài thường được bà con nông dân trồng nơi góc vườn bờ ao, chúng có
điều kiện sống giống nhau thì hãy chung sống hòa thuận, chớ có ghen ghét mà
xa lánh nhau./ Câu ca dao mượn chuyện bầu bí để nói về con người. Bầu bí là
hình ảnh ẩn dụ để chỉ những người không phải là anh em ruột thịt nhưng là họ
hàng, là hàng xóm láng giềng của nhau. Còn chung một giàn là cùng sống trên
một quê hương đất nước. Câu ca dao khuyên mỗi chúng ta luôn biết đoàn kết
yêu thương chung sống hòa thuận với những người xung quanh. Đây chính là
một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
– Cách giải thích những vấn đề có tính khái quát (như: lòng nhân đạo, chớ
nên tự phụ, trang phục và văn hoá …) thì ta thường giải nghĩa theo cách:
+ Nêu định nghĩa
+ Nêu các biểu hiện
+ So sánh đối chiếu với các biểu hiện khác
Chẳng hạn với đề bài Lòng nhân đạo, thì có thể hướng dẫn học sinh hiểu
lòng nhân đạo là tình thương yêu con người, hướng tới con người vì con người.
Người có lòng nhân đạo là người luôn cảm thông xót thương trước những cảnh
ngộ éo le, có sự rung động trước những mảnh đời ngang trái, khổ đau, bất hạnh.
Người có lòng nhân đạo là người sẵn sàng an ủi chia sẻ để xoa dịu nỗi khổ đau
của người khác, thậm chí sẵn sàng nhận nỗi khổ đau để người khác được sống
yên ổn, sung sướng. Trái với lòng nhân đạo là sự vô tình thờ ơ, không mảy may
xúc động, thương xót trước những cảnh ngộ éo le. Thậm chí, người không có
lòng nhân đạo có khi còn đang tâm làm hại người khác để mưu lợi cho riêng
mình. Đâu đó, chúng ta vẫn thấy những người tỏ ra khó chịu mỗi khi cán bộ
phường xã đến vận động, quyên góp giúp đỡ người nghèo; chúng ta cũng biết có
những kẻ làm hàng giả, thuốc giả, thực phẩm không đảm bảo chất lượng để bán
cho người dân. Họ chính là những kẻ vô nhân đạo, coi thường tính mạng của
con người.
* Kỹ năng viết đoạn lý giải nguyên nhân
Đây là đoạn trọng tâm của bài giải thích, đưa ra tất cả những kí do, những
nguyên nhân dẫn đến vấn đề giải thích. Hay nói cách khác, người giải thích phải
đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để lí giải cho vấn đề giải thích (lí lẽ là chính, dẫn
chứng chỉ để minh hoạ cho lí lẽ chứ không phải để minh hoạ cho vấn đề như văn
17
lập luận chứng minh). Để viết được đoạn văn này, người nghị luận có hai việc
phải làm: tìm lí lẽ và phát triển các lí lẽ thành các đoạn văn.
– Việc thứ nhất: Tìm lí lẽ
Ở luận điểm này chúng ta thường nêu vấn đề bằng cách nêu câu hỏi Tại
sao? Tuy nhiên nó khá chung chung khiến cho học sinh khó tìm được lý lẽ. Để
định hướng tốt hơn cho học sinh khi dạy tôi đã định dạng ra một số câu hỏi để
học sinh tìm lí lẽ cho phần lý giải nguyên nhân dẫn đến vấn đề giải thích như
sau:
+ Câu hỏi (CH)1: Hoàn cảnh nào dẫn đến vấn đề giải thích (vì sao phải làm rõ
vấn đề cần giải thích)
+ CH2: Vấn đề giải thích có ý nghĩa gì (thể hiện điều gì)
+ CH3:Vấn đề giải thích có tác dụng gì (tạo ra cái gì, có lợi gì, có hại gì
cho bản thân, cho mọi người, có vai trò thế nào trong cuộc sống…)
+ CH4: Nếu không có vấn đề này thì sao (lật ngược lại vấn đề)
Không phải bất cứ đề bài giải thích nào cũng vận dụng cả 4 câu hỏi trên.
Người viết phải tuỳ từng bài cụ thể để vận dụng các câu hỏi sao cho phù hợp.
Nội dung trả lời cho các câu hỏi trên chính là lí lẽ.
Vận dụng hệ thống câu hỏi trên ta có thể tìm lí lẽ cho phần lí giải nguyên
nhân của đề bài giải thích câu ca dao
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”

STTCâu hỏiLí lẽ
1Dựa trên cơ sở nào mà
ông cha ta khuyên con
cháu phải biết yêu
thương đùm bọc giúp đỡ
lẫn nhau.
– Con người không thể tồn tại nếu tách mình ra
khỏi cộng đồng. Chúng ta chung một nòi giống,
sống trên cùng một quê hương đất nước nên có
quan hệ với nhau cả về vật chất và tinh thần nên
thường xuyên gặp gỡ, giúp đỡ lẫn nhau.
– Cuộc sống của mỗi người sẽ có lúc gặp khó
khăn trắc trở nếu chỉ có một mình thì sẽ khó
vượt qua Chính vì vậy mà chúng ta phải nương
tựa vào nhau để vượt qua.
2Sự đoàn kết, yêu thương
đùm bọc giúp đỡ lẫn
nhau có ý nghĩa gì?
Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
nên chúng ta phải có nghĩa vụ phát huy truyền
thống đó. Sự cảm thông chia sẻ giúp đỡ lẫn
nhau là cơ sở để hình thành nên lòng yêu nước
yêu dân tộc.
3Tinh thần đoàn kết có tác
dụng gì trong cuộc sống?
– Nhờ có tinh thần đoàn kết mà dân tộc ta đó
vượt qua mọi khó khăn thử thách trong kháng
chiến cũng như trong cuộc sống hằng ngày để
xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn (Lấy dẫn chứng
cụ thể)

18

4Nếu không có tinh thần
đoàn kết thì sẽ như thế
nào?
Những kẻ đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của
dân tộc thường có lối sống ích kỷ đáng bị mọi
người khinh bỉ, lên án.

Như vậy, đề văn trên ta đã vận dụng được cả 4 câu hỏi. Trong đó câu hỏi
số 1 là để tìm ra nét đặc trưng của đề còn các câu hỏi 2,3,4 giúp ta tìm ra lý lẽ
cho các đề có vấn đề giải thích gần giống nhau. Do vậy để để học sinh dễ dàng
nắm bắt được các tìm lý lẽ dẫn chứng cho phần giải thích lý do giáo viên nên
dạy theo chùm đề (Tức là các đề có vấn đề giải thích tương tự). Ở lớp 7 ta
thường gặp một số chùm đề như sau:
– Chùm đề bài về lòng nhân ái: Giải thích các câu ca dao, tục ngữ sau:
+ Nhiễu điều phư lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
+ Lá lành đùm lá rách.
+ Thương người như thể thương thân.
– Chùm đề về ý chí: Giải thích các câu sau
+ Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
(Hồ Chí Minh
+ Có chí thì nên
– Chùm đề về học tập: Giải thích các câu tục ngữ và danh ngôn sau
+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
+ Học, học nữa, học mãi. (Lê-nin)
Khi dạy một chùm đề, từ việc yêu cầu giải thích nội dung vấn đề giáo
viên yêu cầu các em tìm ra nét đặc trưng của từng đề sau đó có thể vận dụng
những lý lẽ chung của chùm đề để hoàn thiện lý lẽ cho luận điểm này. Ví dụ khi
dạy chùm đề về lòng nhân ái, đây là những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân
tộc ta, nó thường được thể hiện trong tục ngữ ca dao, tôi yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức của mảng văn học này đề giải nghĩa nội dung từ đó yêu cầu các
em so sánh để rút ra nét đặc trưng của từng đề.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Đề bài GT
câu CD,TN
Câu hỏi tìm lí lẽ
mang tính đặc trưmg
Lí lẽ tìm ra
Nhiễu điều
phủ lấy giá
gương…
Dựa vào cơ sở nào mà
người trong một nước
phải thương yêu nhau
Những người sống chung một đất nước
có chung một nòi giống, chung phong
tục tập quán, truyền thống lịch sử,
chung nền văn hoá…có quan hệ gắn bó
mật thiết với nhau cả về vật chất và tinh
thần nên thường xuyên gặp gỡ từ đó
nảy sinh tình cảm yêu thương đoàn kết,

19

giúp đỡ lẫn nhau.
Bầu ơi
thương lấy
bí cùng…
Dựa vào cơ sở nào mà
người trong một tập
thể phải thương yêu
giúp đỡ nhau
Sống trong tập thể, tổ chức có quan hệ
gắn bó, có sự ràng buộc với nhau trong
công việc nên có trách nhiệm giúp đỡ
nhau
Lá lành
đùm lá rách
Dựa vào cơ sở nào mà
người có điều kiện
thuận lợi phải giúp đỡ
người có hoàn cảnh
khó khăn
Cuộc sống của mỗi người không phải
lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió mà
sẽ có những lúc gặp khó khăn trắc trở
nếu chỉ có một mình thì sẽ khó vượt
qua nên mọi người cần phải nương tựa
vào nhau đề cùng nhau xây dựng một
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thương
người như
thể thương
thân
Dựa vào cơ sở nào mà
chúng ta phải thương
yêu người khác như
chính bản thân mình
Ai cũng mong được người khác quan
tâm giúp đỡ, được người khác đối xử tử
tế. Vậy thì ta hãy đối xử tử tế với người
khác, thương yêu người khác như chính
bản thân mình

Sau khi đã tìm được lý lẽ mang tính đặc trưng ta có thể dễ dàng vận dụng
các lý lẽ
giống nhau như sau:
– Thể hiện truyền thống đạo lí, nếp sống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta
– Giúp người gặp khó khăn vượt qua khó khăn trở ngại, hoà nhập vào
cuộc sống đời thường. Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong xã
hội
– Nếu không sẽ khó tạo được sức mạnh giúp người khó khăn vượt qua trở
ngại, đi ngược lại truyền thống đạo lí, đi ngược lại nếp sống văn hoá của cha
ông, là kẻ sống ích kỉ, bị mọi người coi thường, khinh bỉ.
Như vậy. Với hệ thống các câu hỏi trên, học sinh có thể dễ dàng tìm ra
các lí lẽ cho đề bài giải thích. Song , tôi muốn lưu ý các bạn việc vận dụng các
câu hỏi trên phải linh hoạt, không máy móc, tuỳ từng đề mà có các câu hỏi phù
hợp
– Sau khâu tìm lí lẽ, việc thứ hai là phát triển các lí lẽ thành các đoạn văn.
Với học sinh việc viết đoạn văn giải thích lý do là tương đối khó. Nó yêu
cầu các em không chỉ có kiến thức mà còn phải có khả năng trình bày lập luận,
kỹ năng diễn đạt. Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn giáo viên phải đặt ra
yêu cầu cụ thể, phù hợp với từng đối tượng. Với học sinh trung bình trở xuống
thì tôi chỉ yêu cầu các em xâu chuỗi các lí lẽ đã tìm được thành một luận cứ
(đoạn luận cứ lí lẽ). Sau đó tìm thêm các dẫn chứng đẻ minh hoạ (luận cứ dẫn
chứng). Bài như thế này đương nhiên chỉ đạt kết quả trung bình. Với học sinh
khá trở lên, tôi nêu yêu cầu cao hơn. Các em phải biết cách phát triển lí lẽ thành
các đoạn văn thường là qua 3 bước sau:
– Bước 1(Mở đoạn) : Dẫn dắt vào luận điểm (phương tiện liên kết + vấn
đề giải thích + lí lẽ): Nêu câu hỏi tại sao lại có vấn đề cần giải thích?
20
– Bước 2 (Thân đoạn) : Phát triển các lý lẽ dẫn chứng cụ thể làm sáng tỏ
luận điểm
– Bước 3 (Kết đoạn): Chốt lại ý nghĩa của vấn đề.
Ví dụ: Phát triển lí lẽ của đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá
rách”
Vậy vì sao ông cha ta lại khuyên con cháu phải biết “ Lá lành đùm lá
rách”? Chúng ta biết rằng con người không thể tồn tại nếu tách mình ra khỏi
cộng đồng. Chúng ta chung một nòi giống, sống trên cùng một quê hương đất
nước nên có quan hệ với nhau cả về vật chất và tinh thần nên thương xuyên gặp
gỡ, giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa trong cuộc sống của mỗi người không phải lúc
nào cũng thuận lợi mà sẽ có lúc gặp khó khăn trắc trở nếu chỉ có một mình thì
sẽ khó vượt qua như những lúc ốm đau, thiên tai, địch họa…Chính vì vậy mà
chúng ta phải nương tựa vào nhau để vượt qua, cùng nhau xây dựng một cuộc
sống tốt đẹp hơn. Đoàn kết vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Theo
quan niệm từ xa xưa người Việt Nam ta có chung một nguồn gốc là con rồng
cháu tiên nên chúng ta phải có nghĩa vụ phát huy truyền thống đó. Sự cảm thông
chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau là cơ sở để hình thành nên lòng yêu nước yêu dân tộc.
Thực tế đó chứng minh nhờ có tinh thần đoàn kết mà dân tộc ta đó vượt qua mọi
khó khăn thử thách. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đồng bào ta
trên cả nước luôn một lòng đoàn kết, các bà mẹ yêu thương các anh chiến sĩ như
con đẻ của mình. Điều này đó làm nên sức mạnh để ta đánh thắng thù trong
giặc ngoài bảo vệ toàn vẹn nền độc lập dân tộc. Trong cuộc sống hằng ngày ta
cũng thấy có rất nhiều nghĩa cử cao đẹp mà bà con dành cho đồng bào mình
trong những lúc khó khăn hoạn nạn như phong trào vì người nghèo, ủng hộ
đồng bào vùng lũ hay chương trình cặp lá yêu thương trao cơ hội đi học cho trẻ
em nghèo. Bên cạnh đó còn rất nhiều người lặng lẽ dành thời gian, tiền bạc để
giúp đỡ những người nghèo, cô đơn, tàn tật. Đặc biệt ngay cả những lúc khó
khăn hoạn nạn thì nhiều người vẫn sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn
hơn mình với tinh thần “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Có thể nói những hành
động nhỏ của mỗi người lại có ý nghĩa rất lớn đối với cả một cộng đồng. Nó
góp phần xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
(Bài làm của học sinh Trương Xuân Quỳnh – lớp 7A – bài thi học kỳ II
năm học 2015- 2016)
Ví dụ: Viết đoạn lý giải nguyên nhân cho đề bài giải thích câu tục ngữ
“Thương người như thể thương thân”
Người có điều kiện thuận lợi phải biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó
khăn vì: Chúng ta biết rằng cuộc sống của mỗi người đâu phải lúc nào cũng
xuôi chèo mát mái mà có nhiều lúc sẽ gặp khó khăn trắc trở. Có những khó khăn
mà bản thân không thể tự giải quyết phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác.
Lúc đó người có điều kiện thuận lợi phải biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó
khăn. Chẳng hạn những khi gặp phải bệnh trọng, gặp tai nạn phải chạy chữa
tốn kém, thì phải trông chờ vào sự giúp đỡ của anh em họ hàng, bạn bè thân
thích. Hơn nữa, biết thương yêu giúp đỡ người gặp khó khăn là nếp sống đẹp thể
hiện truyền thống đạo lí của dân tộc ta nên mỗi người phải có nghĩa vụ phát
21
huy. Từ xưa, ông cha ta luôn coi trọng lối sống nhân ái, giàu tình yêu thương,
biết giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn. Biết bao phong trào nhân đạo đã
và đang diễn ra. Mỗi khi đồng bào ở nơi nào đó bị lũ lụt, hạn hán, bão lốc là bà
con ở mọi nơi lại quyên góp giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần. Các phong
trào nhân đạo như: mua tăm tình thương, hiến máu nhân đạo, cặp lá yêu
thương… đang diễn ra rất sôi nổi trên toàn quốc. Việc quan tâm giúp đỡ người
có hoàn cảnh khó khăn sẽ tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, tạo ra sức mạnh, giúp cho
họ có thêm nghị lực để dần vượt qua mọi trở ngại, ổn định cuộc sống. Tinh thần
đoàn kết tương thân tương ái sẽ sẽ góp phần xây dựng một xã hội văn minh, mọi
người luôn cởi mở gần gũi cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Đây chính là
cơ sở để hình thành lòng yêu nước yêu dân tộc. Ngược lại, nếu người có điều
kiên thuận lợi mà không biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn thì người đó
đã đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sống theo lối ích kỉ hẹp hòi, sẽ
bị mọi người coi thường, khinh bỉ.
* Kỹ năng viết đoạn rút ra bài học (Phải làm gì?)
Đây là đoạn yêu cầu học sinh từ việc có nhận thức đầy đủ về tư tưởng
đạo lý phải rút ra bài học cho bản thân. Đây là cái đích mà bài văn giải thích
hướng tới là bồi dưỡng tình cảm và định hướng hành động. Tức là các em phải
nêu ra những việc cần làm và những việc không nên làm để phát huy truyền
thống đạo lý, rèn luyện phẩm chất tốt đẹp và phòng tránh các hiện tượng xấu. Để
viết được đoạn văn này học sinh xác định các lí lẽ bằng các câu hỏi: cần làm gì
để thực hiện tốt? Cần làm gì để tránh cái xấu? Kèm theo các lí lẽ ta vẫn có thể
đưa các dẫn chứng để minh hoạ là những việc làm cụ thể mang tính khả thi và
có phù hợp với xu thế chung thì bài văn mới có sức thuyết phục.
Khi viết đoạn văn cho luận điểm này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Về nội dung: Nêu một cách cụ thể những việc cần làm, những việc
không nên làm, thái độ với các hành vi đi ngược lại truyền thống đạo lý, phẩm
chất tốt đẹp.
+ Về hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo 2 ý
 Mở đoạn: Nêu được luận điểm (nên đặt dạng câu hỏi chúng ra phải
làm gì?)
 Thân đoạn: Triển khai các lý lẽ dẫn chứng làm rõ luận điểm
Ví dụ viết luận điểm phải làm gì cho đề bài giải thích câu ca dao
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”
Vậy chúng ta cần làm gì để phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương
ái? Trước tiên chúng ta phải luôn sống gần gũi, biết quan tâm chia sẻ với những
người xung quanh để hiểu hơn về cuộc sống, hoàn cảnh của họ. Khi gặp những
người có khó khăn ta phải động viên giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần thông
qua các hành động cụ thể. Chúng ta cần tích cực tham gia các phong trào xã
hội như phong trào ủng hộ người nghèo, quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ
các bạn vùng lũ, vùng sâu vùng xa, mua tăm ủng hộ người mù. Khi giúp đỡ
người khác chúng ta cần nhớ rằng đây không phải là sự ban ơn bố thí mà là sự
cảm thông chân thành của đồng bào dành cho nhau để cùng nhau xây dựng một
22
cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta cũng phải nghiêm khắc phê phán những kẻ có
lối sống ích kỷ chỉ vì quyền lợi của bản thân mà thờ ơ trước khó khăn của người
khác.
* Kỹ năng viết đoạn bàn luận nâng cao vấn đề.
Đây là đoạn học sinh thể hiện kiến thức chuyên sâu hơn của bản thân về
vấn đề được ra giải thích bằng cách liên hệ với các văn bản khác có cùng nội
dung; nêu được ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống, đưa ra các ý kiến phản biện,
phê phán các hiện tượng sai trái. Từ đó bày tỏ quan điểm đúng đắn của bản thân,
rút ra bài học kinh nghiệm hoặc đưa ra lời khuyên.
Khi viết đoạn văn cho luận điểm này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Về nội dung: Liên hệ mở rộng với các văn bản khác có cùng nội dung;
nêu được ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sông, đưa ra các ý kiến phản biện, phê
phán các hiện tượng sai trái. Từ đó bày tỏ quan điểm đúng đắn của bản thân, rút
ra bài học kinh nghiệm hoặc đưa ra lời khuyên.
+ Về hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo 3 ý theo trình tự sau:
 Liên hệ, mở rộng.
 Phê phán biểu hiện sai trái.
 Rút ra bài học cho bản thân
Ví dụ viết luận điểm phải làm gì cho đề bài giải thích câu ca dao
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”
Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nó còn được thể hiện
trong câu ca dao
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Và ông bà thường khuyên con cháu “ Thương người như thế thương thân” “ Lá
lành đùm lá rách”. Chúng ta cũng phải nghiêm khắc phê phán những kẻ có lối
sống ích kỷ chỉ vì quyền lợi của bản thân mà thờ ơ trước khó khăn của người
khác đồng thời chống khuynh hướng chia rẽ bè phái cục bộ. Đoàn kết là cội
nguồn sức mạnh, giúp ta thành công trên mọi lĩnh vực vì mỗi chúng ta cần tích
cực làm theo. .
c. Viết đoạn kết bài (Luận điểm kết luận)
Nhiệm vụ của phần kết bài là đưa ra luận điểm kết luận. Nó là cái đích
cuối cùng của bài văn giải thích đó là giúp người đọc người nghe nhận thức
được ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội, giúp định
hướng được nhiệm vụ của bản thân. Có nhiều cách kết bài. Dù là cách nào thì
đoạn kết bài nên cần đảm bài các yêu cầu: Kết bài phải hô ứng với mở bài; nội
dung ngắn gọn cô đúc, đảm bảo 2 ý chính
+ Đánh giá, khẳng định vai trò ý nghĩa của vấn đề giải thích.
+ Nêu bài học đối với bản thân.
Sau đây là phần kết bài của đề bài giải thích đề bài giải thích câu ca dao
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”
23
Câu ca dao đã thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Dù
cuộc sống có đổi thay nhưng nó luôn được nhân dân ta phát huy nhất là trong
hoàn cảnh hiện nay đất nước còn nhiều khú khăn. Bản thân em thấy mình cần
phải quan tâm hơn nữa đến những người xung quanh mà trước tiên là những
bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng nhau học tốt.
2.3. Dạy các kĩ năng giải thích trên vào lúc nào?
Như chúng ta đã biết lập luận giải thích là kiểu bài khó yêu cầu rất nhiều
kỹ năng với học sinh lớp 7. Tuy nhiên thời gian dành cho việc dạy và học loại
bài này không nhiều (Tổng số tiết nhiều nhất là 5 tiết) nên giáo viên phải có kế
hoạch thật cụ thể để từng bước rèn kỹ năng cho học
Theo tôi việc đầu tiên là phải dạy chắc phần chung về văn nghị luận nhất
là việc cho học sinh nắm chắc về hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận.
Trong từng bài cụ thể tôi phải vận dụng linh hoạt, kết hợp giữa yêu cầu
của SGK với việc rèn các kĩ năng như đã trình bày ở trên (Cần có những điều
chỉnh phù hợp với yêu cầu hướng dẫn học sinh làm bài văn hoàn chỉnh). Cụ thể,
tôi đã kết hợp như sau:
* Ở tiết bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, phần phương
pháp giải thích, sau khi rút ra kết luận về cách giải thích (ghi nhớ 3) tôi dẫn dắt
định hướng đễ học sinh biết tách các phương pháp giải thích đưa vào ba luận
điểm triển khai trong phần thân bài là : Là gì? Tại sao? Phải làm gì?. Việc này
sẽ giúp các em nhanh chóng xác lập hệ thống luận điểm trong các tiết sau.
Để chuẩn bị cho bài Cách làm bài văn lập luận giải thích, trong phần
giao việc về nhà tôi cần định hướng rõ cho học sinh là theo hệ thống luận của
bài lập luận giải thích thì phần hướng dẫn còn thiếu luận điểm nào? Hãy tìm bổ
xung? Từ yêu cầu này học sinh phải tiến hành đủ bốn bước tạo lập văn bản với
đề bài giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn từ đó rèn kỹ
năng làm bài giải thích nói chung.
* Ở bài Cách làm bài văn lập luận giải thích, trên cơ sở học sinh đã chuẩn
bị bài một cách chu đáo, giáo viên dành lượng thời gian cần thiết cho mục 2-
Lập dàn bài. Mục này, giáo viên cần gắn kết, huy động thật tốt kiến thức của tiết
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích (ghi nhớ 3) để hướng dẫn học sinh
lập được ý phần thân bài theo 3 luận điểm triển khai (Tìm vấn đề giải thích- là
gì?; Lí giải nguyên nhân của vấn đề giải thích- tại sao?; Bài học rút ra- phải làm
gì ?). Với từng luận điểm triển khai, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh
cách giải nghĩa, cách tìm lí lẽ, cách phát triển một lí lẽ… (như phần trên tôi đã
trình bày). Và để thực hiện được các kĩ năng trên thời gian của mục 3 – Viết bài
đành phải để cho học sinh về nhà làm.
Phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho tiết 108, giáo viên cũng phải
dặn dò học sinh phải chuẩn bị đề bài giải thích câu nói của một nhà văn: “Sách
là ngọn đèn sáng bất diệt của tri tuệ con người” thật chu đáo.
* Ở bài Luyện tập lập luận giải thích, trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị kĩ
càng, giáo viên nhanh chóng thống nhất dàn ý rồi dành nhiều thời gian để học
sinh viết các đoạn văn theo kĩ năng đã được dạy ở bài Tìm hiểu chung về phép
lập luận giải thích và bài Cách làm bài văn lập luận giải thích
24
* Sau mỗi tiết học giáo viên luôn phải chốt về các bước làm bài, những
yêu cầu cụ thể để rèn kỹ năng làm bài cho học sinh. Đặc biệt trong các tiết luyện
tập luyện đề giáo viên cần quan tâm đến việc rèn kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn,
cách diễn đạt cho học sinh.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI
1. Hiệu quả kinh tế
Như giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục đã nói “ Sản
phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là tương lai của dân tộc. Vì vậy không
được phép tạo ra phế phẩm”. Nói như vậy có nghĩa là sản phẩm của giáo dục
mang tính đặc thù, hiệu quả của nó mang lại không mang giá trị vật chất đơn
thuần.
Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng việc đổi mới phương pháp, nâng
cao chất lượng giáo dục cũng mang lại những hiệu quả kinh tế đáng kể. Với việc
giáo viên giúp học sinh nắm chắc đặc điểm, phương pháp làm bài ngay trong
từng tiết học chính khóa và củng cố, rèn kỹ năng để các em có thể làm tốt một
bài văn lập luận giải thích trong các buổi dạy thêm- học thêm trong nhà trường
theo đúng quy định đã giúp tiết kiệm thời gian học tập và cả tiền bạc cho bản
thân học sinh và gia đình, góp phần làm giảm áp lực dạy thêm – học thêm trong
xã hội. Tôi nhận thấy rằng, sau khi áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao kỹ
năng viết bài văn lập luận giải thích học sinh không chỉ tự giác tích cực tự tin
trong học tập mà kết quả học tập của các em đều cao, mang tính bền vững làm
cơ sở vững chắc để các em tiếp tục học dạng bài nghị luận ở lớp 8 và lớp 9. Đây
chính là tiền đề để các em có cơ hội thi đỗ vào các trường THPT. Chính vì vậy
việc các gia đình phải đầu tư cho con em mình học gia sư theo nhóm hầu như
không còn. Tuy không tính được con số cụ thể nhưng tôi có thể khẳng định rằng
đây là số tiền không hề nhỏ, và đặc biệt là giảm bớt áp lực học tập cho học sinh,
để các em có thời gian thư giãn để học tập tốt hơn.
2. Hiệu quả về mặt xã hội
Những giải pháp mà tôi đã áp dụng điều chỉnh trong những năm gần đây
với mong muốn làm thay đổi nhận thức của học sinh khi học về phép lập luận
giải thích và nâng cao kỹ năng làm bài cho học sinh tránh tình trạng chữa bài,
làm văn mẫu cũng đã thu được những kết quả nhất định về mặt xã hội.
– Về chất lượng giảng dạy:
+ Bản thân tôi thấy không còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch và
triển khai bài giảng khi hướng dẫn học sinh cách làm bài. Việc dạy học văn của
tôi đã kết hợp giữa dạy lý thuyết với thực hành, tập trung rèn kỹ năng cho học
sinh.
+ Với học sinh tôi thấy hầu hết các em hiểu bài, nắm được cách làm bài,
các em tự mình tiến hành từng bước khi làm bài để giải quyết các vấn đề. Từ
một bài cụ thể các em có thể giải quyết được vấn đề trong cùng một chùm đề và
cao hơn là có thể làm được những bài giải thích dù là quen hay lạ. Kỹ năng viết
bài của các em cũng tốt dần lên. Hầu hết học sinh trong lớp đều viết được bài
văn giải thích với bố cục ba phần mạch lạc, đảm bảo nội dung theo yêu cầu. Các
luận điểm được xác định đúng, triển khai theo một trình tự hợp lý, lập luận chặt
25
chẽ. Kỹ năng diễn đạt của học sinh được cải thiện, bài làm rõ ràng mạch lạc hơn.
Kết quả mà cô trò chúng tôi đạt được đã góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy bộ môn văn 7 nói riêng và chất lượng của nhà trường nói chung. Uy tín của
giáo viên và của nhà trường đối với phụ huynh ngày càng lên cao.
Kết quả khảo sát trên toàn bộ học sinh khối 7 trường THCS Kim Thái
trong hai năm học 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020 và lớp 7B

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ