dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động dạy học Tiếng Việt 1 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018

SKKN Đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động dạy học Tiếng Việt 1 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục
phổ thông 2018 (GDPT 2018) bắt đầu từ lớp 1. Chương trình GDPT được xây
dựng trên quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm mục
tiêu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung
giáo dục với những kiến thức kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức,
trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Chương trình giáo dục phổ thông được
xây dựng theo hướng mở- một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) tạo
điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương
trình. SGK được xem là ngữ liệu quan trọng, là công cụ hỗ trợ nhằm giúp người
dạy và người học đạt được mục tiêu của chương trình. Bên cạnh đó, người giáo
viên cũng được giao quyền chủ động nhiều hơn, được thỏa sức sáng tạo trong
việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động, tăng cường kết nối với thực tiễn
theo triết lí “đưa bài học vào cuộc sống, mang cuộc sống vào bài học”
Lớp 1 là lớp học đầu cấp tiểu học, là giai đoạn vô cùng quan trọng, là nền
tảng, là tiền đề cho tất cả các cấp học. Nếu các em được học tập vui chơi trong
một môi trường khoa học, lành mạnh, có tri thức thì đó là cơ sở vững chắc để
tạo ra một thế hệ khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần. Bước vào lớp 1, học sinh
được làm quen với nhiều kiến thức mới – những kiến thức cơ bản ban đầu của
chương trình học phổ thông.
Môn Tiếng Việt giúp học sinh sử dụng Tiếng Việt thành thạo để giao tiếp
hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học và hoạt động giáo dục
khác. Môn Tiếng Việt lớp 1 có vai trò vô cùng quan trọng giúp hình thành các
phẩm chất, năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng
đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản.
Trong những năm trở lại đây, giáo dục Nam Định đang thực hiện dạy học
Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ của giáo sư Hồ Ngọc Đại. Có thể
nói đây là một chương trình có nhiều ưu thế trong việc phát triển khả năng tự
4
học cũng như giúp học sinh nắm vững luật chính tả, ít mắc lỗi, không bị tái mù
ngay cả với những học sinh vùng khó khăn. Giáo viên lớp 1 cũng đã rất quen và
thành thạo với chương trình Công nghệ. Chính vì thế, khi bước sang giai đoạn
mới, giai đoạn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 – với cách tiếp
cận mới, nội dung mới, phương pháp mới, chúng tôi vô cùng trăn trở. Làm thế
nào để thực hiện hiệu quả chương trình GDPT 2018, làm thế nào để giáo viên
nhanh chóng thích ứng với cái mới, làm thế nào để học sinh hứng thú với
chương trình mới và học tập hiệu quả môn Tiếng Việt 1- môn học nền tảng cho
mọi môn học, chúng tôi chọn đề tài: “Đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động
dạy học Tiếng Việt 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018”
5
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ
thông 2018 đối với lớp 1. Một năm học rất đặc biệt với nhiều bỡ ngỡ, khó khăn
từ phía nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
a. Về phía nhà trường:
Năm học 2019- 2020 là năm học đầu tiên Trường Tiểu học Trần Nhân Tông
chính thức đi vào hoạt động, đồng thời cũng là năm học cuối thực hiện dạy học
Tiếng Việt theo chương trình công nghệ 1. Chính vì thế, để tạo tiền đề cho năm
học tiếp theo, nhà trường đã chủ động đổi mới một số nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học cũng như thay đổi, sáng tạo điều chỉnh một số học
liệu, đồ dùng dạy học cho phù hợp với mục tiêu giáo dục của trường. Theo đó,
chương trình Tiếng Việt 1 ở trường không rập khuôn máy móc theo quy trình
công nghệ; học sinh được thao tác nhiều hơn với những đồ dùng trực quan; tăng
cường sử dụng tranh ảnh, video clip để bổ sung vốn từ, vốn kinh nghiệm cho
học sinh, yếu tố công nghệ được khai thác tối đa.
Việc dạy học các môn học dựa trên nguyên tắc: kế thừa tính ưu việt của
chương trình hiện hành, hạn chế những bất cập của chương trình công nghệ
(chân không về nghĩa, hạn chế khả năng giao tiếp, mở rộng vốn từ). Tăng cường
tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tăng cường hoạt động thực hành, ứng
dụng vào thực tiễn cuộc sống, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
các hoạt động phát triển thể chất, học thông qua chơi – chơi mà học; dạy học
theo hướng mở, không máy móc coi SGK là pháp lệnh… Bên cạnh đó, nhà
trường phát huy vai trò của học sinh trong hoạt động nhóm… Với cách làm đó đã
đem lại hiệu quả thiết thực, học sinh cảm nhận được sự gắn kết giữa môn học
với thực tiễn, hứng thú hơn, tiếp thu nhanh hơn, quá trình học đọc, học viết cũng
hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nhà trường cũng còn có những trăn trở là làm thế nào để thổi
lửa cho đội ngũ giáo viên trẻ luôn đam mê, nhiệt huyết; luôn sẵn sàng đổi mới,
thử nghiệm cái mới và có niềm tin vào những giá trị tốt đẹp mà chương trình
6
GDPT 2018 mang lại cho những thế hệ công dân tương lại. Làm thế nào để học
sinh có nề nếp tốt, học tập hiệu quả, phụ huynh tin tưởng đồng hành cùng nhà
trường, cùng cộng đồng trách nhiệm trong việc nuôi dạy trẻ thành công
b. Về phía giáo viên:
Giáo viên được tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông
qua việc tập huấn tìm hiểu chương trình, SGK và tài liệu bổ trợ để dạy học theo
hướng. Tuy nhiên, giáo viên còn đang khá quen với chương trình cũ, với nếp cũ
với chương trình công nghệ, việc tiếp cận với chương trình mới gặp không ít
khó khăn. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục, xác định nội dung trọng tâm, phân
chia nội dung theo lộ trình từng giai đoạn là một nhiệm vụ mới khiến nhiều giáo
viên tỏ ra lúng túng. Bên cạnh đó, giáo viên còn đang có tư duy coi SGK là pháp
lệnh, vì vậy nhiều thầy cô chưa thực sự mạnh dạn trong việc thay đổi, điều chỉnh
ngữ liệu hay sử dụng tài liệu bổ trợ để tiết học thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, để
chuyển đổi từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển năng lực, giáo
viên cũng cần được trang bị nhiều hơn kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động theo
hướng dạy học chú trọng phát triển năng lực; việc tăng cường các hoạt động ứng
dụng, trải nghiệm, gắn kết với cuộc sống cũng cần được trang bị, tích lũy và đúc
rút kinh nghiệm…
c. Về phía học sinh:
Do những diễn biến phức tạp của dịch Covid, học sinh chưa được trang bị
chu đáo hành trang vào lớp 1. Nhiều em khi bước chân vào trường tiểu học
nhưng chưa biết chữ và các con số, chưa biết cầm bút và chưa biết cách tự phục
vụ bản thân (vệ sinh, chải tóc, mặc quần áo…), chưa quen nề nếp học tập ở tiểu
học.
Tiếng Việt lớp 1 tiếp cận theo quan điểm giao tiếp, lấy học sinh làm trung
tâm. Tuy nhiên kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết, vốn từ và kĩ năng giao tiếp của
học sinh lớp 1 còn nhiều hạn chế.
Từ mầm non chuyển lên lớp 1 là các em chuyển từ môi trường được chăm
sóc, vui chơi sang môi trường với hoạt động học là chính, học sinh có thể còn bỡ
ngỡ hoặc mất tập trung, thậm chí sợ hãi nếu bị ép buộc phải ngồi học quá lâu.
7
Một số em còn nhút nhát, chưa tự tin khi nói, khi trao đổi với cô hay tương tác
với các bạn. Một số em lại ham chơi, thiếu tập trung và chưa chủ động trong học
tập.
d. Về phía phụ huynh:
Một bộ phận cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội chưa nhận thức đầy đủ
và đúng đắn về chủ trương, mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018
nên có nhiều băn khoăn, lo lắng, dễ bị dao động theo dư luận đám đông. Một bộ
phận cha mẹ còn thiếu kĩ năng để đồng hành cùng con trong giai đoạn đầu tiểu
học; Một số cha mẹ đặt quá nhiều kì vọng vào con nên càng cố gắng trang bị
thật nhiều kiến thức cho trẻ: cho con học trước biết đọc, biết viết, đếm số trước
khi vào lớp 1 khiến các em chủ quan và nhàm chán trong quá trình học tập.
8
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: (trọng tâm)
Giải pháp 1: Chuẩn bị hành trang vững vàng cho trẻ vào lớp 1.
Bước vào lớp 1 là các con bước vào một môi trường hoàn toàn mới, khác
với môi trường mầm non. Môi trường tiểu học, hoạt động học tập là hoạt động
chủ đạo. Song song với đó là hoạt động vui chơi và các hoạt động giaod dục
khác. Học sinh bước đầu phải làm quen với nhiều quy tắc và buộc phải tuân theo
các quy tắc theo một trật tự chung để đảm bảo các hoạt động của tập thể diễn ra
một cách thuận lợi. Vì vậy để các con học tốt chương trình lớp 1 cũng như môn
Tiếng Việt 1, nhà trường và gia đình cần chuẩn bị tốt cho các con hành trang
vững vàng bước vào lớp 1.
Bước vào lớp 1, trẻ cần trang bị những gì? Theo chúng tôi khi trẻ bước
vào lớp 1 cần:
 Về mặt kiến thức:
– Biết và thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt.
– Thuộc bảng số, biết đếm các số từ 1 đến 10.
– Cầm bút đúng cách, ngồi học đúng tư thế.
– Bước đầu các con tập tô và biết tên các nét cơ bản.
 Về kĩ năng:
– Kĩ năng giao tiếp: Biết nói năng lễ phép với các thầy cô giáo, người lớn
tuổi hơn; cư xử thân thiện với bạn bè; biết lắng nghe khi người khác nói và biết
trả lời những câu hỏi đơn giản; biết tự giới thiệu về bản thân mình (tên là gì? bao
nhiêu tuổi? sở thích là gì?)
– Kĩ năng tự phục vụ: Các con tự đi vệ sinh và vệ sinh đúng cách, đúng
nơi quy định; tự rửa mặt, chải đầu, buộc tóc, tự mặc quần áo; tự ăn uống; nhận
biết và tự sắp xếp sách vở, giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập, đồ dùng của cá
nhân mình như: bút, thước, tẩy, mũ, bình nước, quần áo…; có thói quen sinh
hoạt đúng giờ: học đúng giờ, đi ngủ trước 22 giờ và thức đậy trước 6 giờ sáng.
– Kĩ năng giải quyết vấn đề: Biết tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy cô, người
lớn hoặc bạn khi cần thiết; Ghi nhớ thông tin cá nhân như tên, số điện thoại…
của bố mẹ, ông bà, anh chị.
9
Để các con có hành trang bước vào lớp 1, ngay từ khâu tiếp cận phụ
huynh, tiếp cận phụ huynh, nhà trường đã chủ động chia sẻ những điều này. Bên
cạnh đó, nhà trường cũng mạnh dạn chia sẻ trên fanpage, website những kiến
thức, kinh nghiệm cần thiết để giúp phụ huynh đồng hành cùng con trong những
bước đi đầu tiên vào môi trường tiểu học.
“Hành trang vào lớp 1” còn có giá trị như một bản quy ước ngầm giữa
nhà trường với gia đình. Phụ huynh khi cầm trên tay bản Hành trang vào lớp 1
sẽ soi chiếu vào con mình: con đã thực hiện tốt những kiến thức, kĩ năng nào;
con còn thiếu hụt những gì để từ đó bù đắp cho con. Từ đó, phụ huynh hiểu hơn
về trách nhiệm của gia đình, quyền và trách nhiệm của đứa trẻ khi bước vào tiểu
học. Từ đó, phụ huynh không còn tư tưởng giao phó, phó mặc hết cho nhà
trường, giao phó hết cho cô giáo. Quá trình giáo dục phải là sự kết hợp chặt chẽ
của hai môi trường: gia đình- nhà trường cùng với cộng đồng, xã hội.
10
– Bên cạnh đó, nhà trường còn liên kết với một số trường mầm non, xây
dựng Câu lạc bộ Giáo dục tiền tiểu học để tạo cơ hội cho trẻ mầm non làm quen
với môi trường mới, giúp các con bớt bỡ ngỡ, tự tin hơn khi bước chân vào lớp
1.
Ví dụ:
11
Từ những việc làm đó, nhà trường, các thầy cô cũng về cơ bản nắm bắt
được thực trạng học sinh, về những thuận lợi, những khó khăn để chủ động hơn
trong việc xây dựng những kế hoạch tiếp theo trong năm học.
Giải pháp 2: Xây dựng lộ trình môn học theo từng giai đoạn:
Là năm đầu tiên đổi mới giáo dục, với một chương trình nhiều bộ sách giáo
khoa chính vì vậy giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình học. Giáo viên
cần nghiên cứu nội dung chương trình và nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 1.
Từ đó giáo viên xây dựng lộ trình môn Tiếng Việt theo từng giai đoạn, cụ thể:
Với mỗi môn học, tổ chuyên môn phải cùng nhau nghiên cứu, chia tách nội
dung theo từng giai đoạn: 8 tuần kì 1; cuối kì 1; 8 tuần kì 2; cuối năm học… Từ
đó, giáo viên xác định được nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn, nhanh
chóng nắm bắt được những nội dung cốt lõi, chủ động hơn trong các nội dung
dạy học và chủ động điều chỉnh nội dung, chương trình khi cần thiết.
12
13
14
15
Lộ trình kiến thức này ngoài việc giúp giáo viên xác định được nội dung,
nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn thì còn được chia sẻ với PHHS để phụ
huynh nắm bắt được tình hình học tập của con ở trường. Thông qua đó, phụ
huynh biết cách để hỗ trợ con một cách phù hợp.
16
Giải pháp 3: Sáng tạo trong sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh đọc
viết nhanh hơn.
Trong nhiều năm dạy học lớp 1, bản thân tôi và nhiều đồng nghiệp nhận
thấy rằng: Khi dạy viết, học sinh phải học viết chữ qua 2 giai đoạn: Chữ cỡ nhỡ
(2 ô li) ở kì I và chữ cỡ nhỏ (1 ô li) ở kì II. Học sinh học viết chữ 2 ô li một học
kì, còn sau này chủ yếu chỉ thực hành và sử dụng chữ 1 li. Mục đích của việc
viết chữ 2 ô li trong giai đoạn đầu tiên là phóng to con chữ cho dễ nhìn, dễ quan
sát. Tuy nhiên, cách viết chữ 2 li khác hoàn toàn với chữ một li về chấm tọa độ.
Nhiều học sinh chưa kịp nhớ cách chấm tọa độ chữ 2 li đã phải chuyển xuống
chữ một li. Việc hạ cỡ chữ gặp rất nhiều xáo trộn. Chính vì thế, để giảm khó
khăn cho học sinh trong việc viết chữ, nhà trường và đội ngũ chuyên môn đã
chủ động thiết kế Mẫu chữ, vở ô li, bảng, vở luyện viết để học sinh làm quen
với chữ 1 li phóng to ngay từ những buổi học đầu tiên.
Cụ thể:
17
Để thống nhất với vở viết ô li to chúng tôi sử dụng bảng con ô li to.
Bảng con
Vở ô li
18
Vở tập viết
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm như thẻ trống
(viết chữ cái, vần, tiếng, từ cho từng tiết) sử dụng trong trò chơi nhằm đổi mới
phương pháp dạy học giúp học sinh hứng thú, tích cực trong học tập.
Với cách làm này, học sinh không cần phải học lại cách viết hạ cỡ chữ.
Việc viết chữ rất nhanh chóng, hiệu quả.
Việc làm này đã được phụ huynh rất đồng thuận, bản thân mỗi thầy cô giáo
chúng tôi cũng cảm thấy tự hào vì đã góp phần nhỏ bé vào quá trình cải tiến kĩ
thuật, làm cho việc học, việc viết của học trò trở nên thuận lợi, dễ dàng và hiệu
quả hơn. Đồng thời đây cũng là những nét riêng biệt, giúp chúng tôi thêm tự hào
về nhà trường, có thêm động lực, niềm tin để thỏa sức sáng tạo với những điều
mới mẻ, nhằm đem lại những giá trị thiết thực cho học sinh.
19
Giải pháp 4: Đổi mới phương pháp dạy học tăng cường ứng dụng trải
nghiệm gắn với thực tiễn cuộc sống.
Con đường để phát triển năng lực cho người học là thông qua quá
trình tổ chức các hoạt động, đặc biệt là khi những hoạt động đó được vận
dụng, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, để phát triển năng lực cho
HS, người GV phải chú trọng:
4.1 Khai thác, sử dụng tối đa các yếu tố trực quan, yếu tố thực
tiễn.
Ví dụ: học sinh bước vào lớp 1 rất khó phân biệt dấu sắc (/), dấu
huyền (`). Nếu GV chỉ mô tả một cách thông thường dấu sắc là nét xiên
kéo từ bên phải sang bên trái, dấu huyền là nét xiên kéo từ bên trái sang
bên phải… sẽ rất khó đi vào đầu các em. Tuy nhiên, nếu GV biết biến
những dấu thanh đó thành những hình ảnh gắn liền với thực tiễn cuộc sống
thì HS chỉ cần nghe một lần có thể nhớ luôn được.
Để giúp trẻ phân biệt dấu sắc, dấu huyền, chúng ta có thể hỏi:: “Chú công
an chào như thế nào?” Các em sẽ giơ tay phải lên và chào. Tiếp đó cô giáo yêu
cầu hạ tay xuống, viết dấu huyền (giống như tay chào). Giáo viên cho học sinh
thực hiện nhiều lần để ghi nhớ. Còn dấu sắc thì ngược lại.
Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng biểu tượng mái nhà, đặt tay bên
trái là dấu sắc, tay bên phải là dấu huyền. Với những quy tắc trực quan,
20
gắn liền với thực tiễn, gắn liền với cuộc sống của HS, các em sẽ vui vẻ tiếp
nhận và ghi nhớ rất nhanh.
Đối với dấu ngã ( ): GV có thể mô tả hình chữ S đang đứng thẳng bị ngã
ngửa ra… từ đó hình như thế này gọi là dấu ngã. Hay dấu nặng (.) vì nặng quá
nên bị rơi tụt xuống dưới. Vì thế trong cả 5 dấu thanh, có mỗi dấu nặng được đặt
ở phía dưới nguyên âm; những dấu còn lại đặt trên đầu nguyên âm.
Những ví dụ như vậy vừa làm tăng sự liên tưởng thú vị cho trẻ, vừa tăng
cường yếu tố thực tiễn, giúp trẻ dễ nhớ, nhớ lâu và quan trọng các em cảm thấy
hứng thú, thú vị hơn với các con chữ và dấu.
Tương tự như vậy, khi dạy chữ, giáo viên có thể sử dụng trò chơi tương tự
trò chơi tìm dấu bên trên. Ví dụ dạy bài chữ ư giáo viên yêu cầu học sinh tìm và
đếm trong bài sau có bao nhiêu chữ ư:
Ngoài ra, giáo viên đưa thêm các câu đố về con vật, đồ vật có chứa âm vần
đã học cho các em thêm hứng thú.
21
Dưới dạng các câu đó học sinh được khơi gợi những hiểu biết, trải nghiệm
cá nhân của mình về sự vật để biết đó là vật gì, con gì… Thông qua đó học sinh
được rèn luyện trí tưởng tượng, tư duy logic. Những kiến thức này giúp các em
học tốt môn tự nhiên và xã hội.
Kết thúc mỗi bài, mỗi con chữ, mỗi vần, học sinh được giao nhiệm vụ tìm
từ ứng dụng – đó là những sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh các em. Các
bạn trên lớp thi nhau theo nhóm, theo tổ khối.
Hoạt động ứng dụng này, bố mẹ và người thân trong gia đình cũng có thể
22
tham gia hoạt động này.
Ví dụ, tìm những đồ vật trong gia đình bắt đầu bằng âm x như: xoong nồi,
xô chậu, xà phòng hay các món ăn như xúc xích, xôi xíu, xoài dầm…
Cứ như thế, sinh hoạt trong gia đình mỗi buổi tối sẽ như một buổi hội thảo
nhỏ về ngôn ngữ. Học sinh tự tin giao nhiệm vụ cho người thân trong gia đình,
được gia đình hỗ trợ, làm giàu ngôn ngữ, nuôi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt…
4.2. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên công nghệ thông tin
Bên cạnh việc khai thác học liệu điện tử trong SGK thì việc khai thác và
ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt khai thác Game là điều không thể thiếu
đối với GV trong thời đại 4.0. Các trò chơi trên Powerpoint hay trò chơi trực
tuyến trên Quizziz là một kho tư liệu vô cùng phong phú. Trò chơi Powerpoint
hấp dẫn, dễ sử dụng, điều chỉnh nội dung dễ dàng; linh hoạt khi sử dụng có thể
dùng để khởi động, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, luyện tập thực hành hay
củng cố kiến thức. Dưới cách dẫn dắt của cô giáo, của game, các nội dung học
tập trở nên nhẹ nhàng, nhân văn, trở thành động lực để thôi thúc các em học tập.
Ví dụ trò chơi: Giúp ong tìm mật, Sóc nhặt hạt dẻ, Vòng quay kì diệu…
23
Bên cạnh đó việc sử dụng phần mềm trực tuyến Quizziz cũng rất hiệu quả
khi tổ chức khởi động hoặc muốn kiểm tra học sinh học xong một mảng kiến
thức hoặc vào cuối tuần hoặc cuối tháng.
24
Ưu điểm: HS có thể làm bài nhiều lần. HS biết được kết quả làm bài ngay
sau khi trò chơi kết thúc. Thứ tự xếp hạng của học sinh thay đổi liên tục trong
quá trình các con chơi nên rất kích thích ý chí cố gắng nỗ lực.
Bố mẹ biết được con đang học đến nội dung kiến thức nào và con còn chưa
nắm chắc kiến thức nào để cùng cô giúp con nắm vững kiến thức.
Đối với giáo viên biết được nội dung kiến thức nào HS đã nắm vững, kiến
thức nào cần ôn tập củng cố…
4.3 Học Tiếng Việt thông qua tích hợp liên môn:
Học Tiếng Việt giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Thông qua các môn học, hoạt động giáo dục năng lực ngôn ngữ và văn học của
các em được phát triển. Giáo viên lựa chọn ngữ liệu dạy học Tiếng Việt tích hợp
với nội dung các môn học khác như môn Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội,
Âm nhạc, hoạt động trải nghiệm, kĩ năng sống…
Môn Tự nhiên và xã hội:
25
(Tranh ảnh sưu tầm)
Giáo dục kĩ năng sống
26
(Tranh ảnh sưu tầm)
Việc cập nhật thông tin thời sự, đặc biệt là tình hình dịch bệnh covid 19, tuyên
truyền các biện pháp phòng chống dịch covid 19 đến các em khi được giáo viên
làm mới cũng sẽ vô cùng hiểu quả.
Ví dụ, GV có thể chuyển từ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng thành 5 điều
Bác sĩ dặn để chống giặc Covid:
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
2. Ai ở nơi nào thì ở yên nơi đó
3. Vệ sinh tốt, rửa tay thật tốt
4. Đoàn kết tốt, kỉ luật tố
5. Thật thà, dũng cảm khai báo bệnh
Chỉ một thao tác nhỏ là làm tươi mới những cãi cũ, đưa những cái xa lạ
thành những cái gần gũi hơn bằng cách liên hệ với thực tiễn, so sánh và liên
tưởng, GV nhất định sẽ làm cho HS cảm thấy hứng thú và dễ dàng tiếp nhận
những kiến thức mới, kĩ năng mới.
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp
dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, làm mẫu, luyện
tập…mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược
điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các biệ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay