SKKN Một số biện pháp nâng cao phát triển ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy văn miêu tả lớp 4
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Năm học 2020 – 2021 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 của
Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. Một trong các
nội dung của chương trình giáo dục đó là: Giáo dục theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, phù hợp với tình hình thực tế của trường thông qua việc tăng
cường các hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, Vì vậy
mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặc biệt nhấn mạnh đến việc hình thành và phát
triển cho học sinh những tri thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống.
Vì vậy qua quá trình dạy học tôi đã mạnh dạn để đưa ra một số ý kiến, suy nghĩ
của mình qua sáng kiến:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO HỌC
SINH THÔNG QUA DẠY VĂN MIÊU TẢ LỚP 4”
Từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2020 – 2021, tôi được phân công
giảng dạy môn Tiếng Việt khối lớp 4. Trong quá trình dạy học tôi thấy rằng một
trong những đặc trưng cơ bản của dạy học môn Tiếng Việt và đặc biệt là dạy phân
môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp nhằm rèn luyện kĩ năng tạo ra
ngôn ngữ nói đồng thời là ngôn ngữ viết cho học sinh. Mỗi một quy trình dạy học
đều có các hình thức tổ chức hoạt động khác nhau nhưng có điểm chung là: học
sinh được khám phá, tìm tòi, sáng tạo để hoàn thành các bài thực hành đúng theo
yêu cầu của giáo viên.
Trong chương trình giáo dục đặc biệt là giáo dục tiểu học (bậc học nền
tảng) theo hướng đổi mới thì hình thành và phát triển ngôn ngữ cho học sinh là một
mục tiêu rất quan trọng, vì trong hoạt động này phù hợp với tâm lí của học sinh
tiểu học “từ tự bản thân sẽ nghe, nói, đọc ,viết một cách độc lập đến hiểu, từ thích
thú đến tự giác và vận dụng vào bài làm của mình”. Hoạt động này giúp cho học
sinh có nhiều cách để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn. Từ đó,
các em có thể phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Trong các môn học ở tiểu học thì Tập làm văn là một phân môn rất quan
trọng vì nó góp phần rèn luyện cho HS năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện
cho các em giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và học tốt các môn học khác. Ở
phân môn này, các kiểu bài miêu tả được học nhiều nhất, nó giúp HS tái hiện lại
5
cuộc sống con người, phong cảnh thiên nhiên một cách vừa chân thực vừa sinh
động. Chương trình Tập làm văn lớp 4 gồm nhiều nội dung, một trong những nội
dung chính là văn miêu tả đồ vật, con vật, cây cối…Văn miêu tả là kiểu bài là khi
đọc những gì chúng ta viết, người đọc như thấy được những thứ đó hiện ra trước mắt
mình: một con vật ngộ nghĩnh thân thương, hay một cái cây đầy kỉ niệm…Người
đọc có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu hay thậm chí là cả mùi thơm nồng nàn
của một loài hoa… Văn miêu tả giúp chúng ta nhìn r những gì mình muốn tả, tưởng
tượng như mình đang được xem tận mắt. Tuy nhiên hình ảnh tạo nên không phải là
bản sao ch p từ sự việc có sẵn mà nó được đúc kết từ những nhận x t tinh tế, những
xúc cảm sâu sắc mà người viết góp nhặt được khi quan sát thực tế cuộc sống. Vì
vậy, việc phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho HS là việc làm rất cần thiết.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy các em HS chưa thực sự thích thú với các tiết học
tập làm văn đặc biệt là các tiết học văn miêu tả, vốn sống thực tế còn nghèo nàn,
cảm xúc trong bài viết chưa chân thực. Các con đã tư duy nói ra được các điều cần
viết nhưng khi đặt bút để viết bài thì các con lại chưa làm thoát được ra ý mình cần
viết do vốn từ của mình còn hạn hẹp. Nên các giải pháp mà tôi đưa ra sẽ góp phần
khắc phục các thực trạng trên, giúp HS có nhiều cơ hội để vận dụng những kiến
thức học được vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó, các em có thể phát huy tốt tiềm
năng sáng tạo của bản thân. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã nghiên cứu và áp dụng
sáng kiến: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY VĂN MIÊU TẢ LỚP 4”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
1.1. Sách giáo khoa
Theo phân phối chương trình trong Tài liệu hướng dẫn (dạy học theo mô hình
VNEN), tổng số tiết tập làm văn lớp 4 là 67 tiết. Cùng với kiểu bài kể chuyện thì
bài văn miêu tả chiếm thời lượng lớn (có 19 tiết là văn miêu tả, trong đó có 13 tiết
lý thuyết kết hợp thực hành, còn lại là kiểm tra và trả bài).
Nội dung văn miêu tả tập trung vào các dạng: Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối,
miêu tả con vật. Có thể nói, kiểu bài văn miêu tả là một trong những kiểu bài cơ
bản, quan trọng trong chương trình tập làm văn ở Tiểu học. Tuy nhiên, với thời
lượng ít ỏi như thế ở trên lớp để đạt được mục tiêu các tiết học đã khó, để viết một
bài văn hay, cảm xúc đối với HS lại càng khó khăn hơn.
6
1.2. Về phía giáo viên
– Một số GV thường hình thành hiểu biết về lí thuyết, thể loại văn, kĩ năng làm
văn… qua việc phân tích các bài văn mẫu với lý thuyết khô khan, khó hiểu. Một số
GV khác đã có sáng tạo trong dạy học như sử dụng hình ảnh, những đoạn video để
học sinh quan sát, cho học sinh trực tiếp ra ngoài không gian lớp học để quan sát
thực tế. Tuy nhiên, biện pháp đó vẫn chưa tạo hứng thú cho học sinh khi học văn
miêu tả. Hiệu quả của việc dạy tập làm văn miêu tả chưa cao.
– Quan sát trong văn miêu tả có vai trò vô cùng quan trọng nhằm cung cấp cho
học sinh vốn sống thực tế phong phú. Học sinh có phương pháp quan sát sẽ viết
được những bài văn hay, chân thực, giàu cảm xúc. Tuy nhiên để tổ chức cho học
sinh ra ngoài thực tế quan sát cảnh đòi hỏi giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ
lưỡng, mất nhiều thời gian. Vì vậy mà một số giáo viên ngại thực hiện.
– Đối với một số HS học k m, ngại học tập làm văn, một số GV nôn nóng muốn
nhìn thấy ngay kết quả nên đã cho học sinh học thuộc một số bài văn mẫu để các
em khi gặp đầu bài tương tự cứ thế mà ch p ra. Điều đó đã khiến các em không
nắm được phương pháp làm văn, không có sáng tạo khi làm bài.
– Một số giáo viên ra đề bài chưa thích hợp với địa phương khiến học sinh vô
cùng lúng túng khi miêu tả.
Ví dụ: Đề bài yêu cầu em hãy tả lại một chú trâu đang thong dong gặm cỏ,
thực tế học sinh ít hoặc chưa được nhìn thấy thực tế về con trâu.
1.3. Về phía HS
Để tìm hiểu vướng mắc của HS khi học Tập làm văn, tôi đã tiến hành khảo sát
bằng đề bài cụ thể với hai lớp. Lớp 4A5 đối chứng, lớp 4A6 thực nghiệm để làm
kiểm chứng sau này.
Đề bài 1: Em hãy tả lại một cây bóng mát trong sân trường em.
Năng lực viết văn | Xác định đối tượng | Quan sát, ghi chép | Ngôn ngữ, diễn đạt | |||
Tốt | Chưa tốt | Tốt | Chưa tốt | Tốt | Chưa tốt | |
4A5 | 35/50 | 15/50 | 18/50 | 32/50 | 9/50 | 41/50 |
4A6 | 20/42 | 22/42 | 10/42 | 32/42 | 6/42 | 36/42 |
7
Đề bài 2: Em hãy tả một cây ăn quả trong vườn trường.
Năng lực viết văn | Xác định đối tượng | Quan sát, ghi chép | Ngôn ngữ, diễn đạt | |||
Tốt | Chưa tốt | Tốt | Chưa tốt | Tốt | Chưa tốt | |
4A5 | 20/50 | 30/50 | 16/50 | 34/50 | 12/50 | 38/50 |
4A6 | 13/42 | 29/42 | 10/42 | 32/40 | 9/42 | 33/42 |
Căn cứ vào bảng khảo sát kết hợp với thực tế giảng dạy, tôi thấy thực trạng
của việc học phân môn tập làm văn đối với học sinh như sau:
– Còn lúng túng khi xác định đối tƣợng miêu tả.
Khi viết văn các em thường sao ch p những bài văn mẫu thành bài văn của
mình không quan tâm đầu bài quy định như thế nào. Vì thế, các em thường xác
định sai đối tượng miêu tả.
– Chƣa biết cách quan sát và ghi chép đối tƣợng mình tả
Phần lớn các em quan sát đối tượng bằng mắt làm đối tượng miêu tả hiện nên
mờ nhạt. Bên cạnh đó khi quan sát các em chưa chưa biết cách quan sát để tìm ra
được những đặc điểm tiêu biểu của sự vật, sự thay đổi của cảnh theo thời gian của
sự vật trong năm. Một số em học sinh đã biết cách quan sát nhưng lại lúng túng khi
ghi ch p những điều quan sát được một cách hệ thống, khoa học.
– Diễn đạt lủng củng, rời rạc chƣa linh hoạt, ngôn ngữ chƣa phong phú.
Một số HS ghi ch p đối tượng miêu tả chỉ liệt kê một cách chung chung, khô
khan, cứng nhắc, chưa làm thoát được cái ý hay,đẹp của sự vật được miêu tả đến.
Một số em kĩ năng diễn đạt còn k m; khi vận dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm,
các biện pháp tu từ để viết văn còn gặp nhiều lúng túng. Do đó bài văn chưa hấp dẫn
được người đọc người nghe.
Ví dụ:
Trích bài làm của bạn Trần Quỳnh Anh khi tả cây bóng mát
8
Trích bài làm của bạn Nguyễn Thị An An khi tả chi tiết về cây bóng mát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các thực trạng trên. Nhưng nguyên nhân cơ
bản là do các em HS có vốn sống thực tế chưa phong phú, các em còn chưa có ý
thức tìm hiểu và đọc sách nhiều để tích lũy vốn từ cho bản thân. Do đó, bài viết
k m chân thực, ít cảm xúc, khó có thể truyền cảm hứng cho người đọc.
1.4. Đối với nhà trường và phụ huynh
– Đối với nhà trƣờng: Không đủ đối tượng miêu tả để học sinh quan sát đáp
ứng với từng dạng bài và với từng đề bài cụ thể: như bài tả các con vật nuôi như
trâu, bò… tả các loại cây ăn quả…
– Đối với cha mẹ HS: Một n t tâm lí khá phổ biến của cha mẹ học sinh là muốn
con giỏi toán và các môn tự nhiên; không nhiều cha mẹ muốn con học Tập làm văn nếu
không có yêu cầu của giáo viên. Chính vì vậy, một số bậc phụ huynh ít quan tâm đến
việc bồi dưỡng, hình thành kĩ năng quan sát, phát hiện cái hay, cái mới, cái riêng của sự
vật trong quan sát. Điều này đã tác động không nhỏ đến việc học văn của học sinh.
* Qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng, tôi thấy hiệu quả của việc tập
làm văn đặc biệt là tập làm văn miêu tả chưa cao. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng
nguyên nhân cơ bản, chủ yếu là do các em chưa có hứng thú khi học các tiết tập
làm văn. Đặc biệt là phần lớn học sinh thiếu vốn sống thực tế và chưa có kĩ năng
quan sát ghi chép.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Từ thực trạng và nguyên nhân trên, qua quá trình thực hiện, tôi đã ra 6 giải
pháp nhằm giúp hoạc sinh phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho học sinh lớp 4 khi
làm văn miêu tả.
Giải pháp 1: Thống kê và xây dựng các hình thức phát triển ngôn ngữ phù
hợp với đặc thù của kiểu bài văn miêu tả lớp 4
9
Giải pháp 2: Chú trọng rèn các kĩ năng cần thiết và xây dựng các công cụ
phục vụ cho phát triển ngôn ngữ sáng tạo có hiệu quả
Giải pháp 3: Hướng dẫn HS vận dụng một cách linh hoạt , có hiệu quả các
kiến thức thu được từ thực tế để sáng tạo để viết văn
Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh phát triển ngôn
ngữ sáng tạo một cách linh hoạt hiệu quả
Giải pháp 5: Sử dụng hiệu quả các công cụ trong lớp học của mô hình
VNEN hỗ trợ các hoạt động học tập
Giải pháp 6: Huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
tham gia tích cực, hiệu quả các tiết học của học sinh
2.1.Giải pháp 1: Xây dựng các hình thức phát triển ngôn ngữ phù hợp với
đặc thù của kiểu bài văn miêu tả lớp 4
Nắm vững nội dung chương trình kiểu bài văn miêu tả chọn các hình thức
phát triển ngôn ngữ là điều then chốt giúp cho học sinh trình bày, diễn đạt được
suy nghĩ của mình trong quá trình học để phát huy được thế mạnh của nó. Vì thế,
ngay từ đầu năm học, tôi nghiên cứu để tìm ra các hình thức học cho phù hợp với
nội dung của các tiết học. Từ đó, xây dựng các hoạt động học sáng tạo phù hợp với
nội dung của từng hoạt động, ứng với từng tiết học tập làm văn miêu tả; lựa chọn
những nội dung phù hợp từ nhiều kênh khác nhau để cung cấp thông tin cho học
sinh. Dựa vào các kênh thông tin do giáo viên cung cấp với từng hoạt động cụ thể
của tiết học, GV có thể thiết kế chi tiết các hoạt động phù hợp với đối tượng học
sinh của lớp mình và tổ chức các hoạt động ấy một cách chủ động, sáng tạo, mang
tính hiệu quả cao mà không phải mất nhiều thời gian.
2.2. Giải pháp 2: Chú trọng rèn các kĩ năng cần thiết và xây dựng các công
cụ phục vụ cho phát triển ngôn ngữ sáng tạo có hiệu quả
2.2.1. Rèn kĩ năng quan sát và ghi chép
Khi bắt đầu viết văn miêu tả học sinh cần nhiều kĩ năng. Trong đó kĩ năng
quan sát là quan trọng nhất. Vì vậy, trước khi tổ chức cho học sinh bắt tay vào làm
bài tôi đã rèn kĩ năng đó cho các em.
2.2.1.1.Rèn kĩ năng quan sát
a . Hướng dẫn các em kĩ năng quan sát đối tượng bằng nhiều bước như sau:
Bước 1: Tái hiện đối tượng miêu tả một cách khái quát
10
Bước 2: Liệt kê những đặc điểm của sự vật cần miêu tả
Bước 3: Lựa chọn những đặc điểm chính của sự vật cần miêu tả
Các bước trên giúp các em biết quan sát từ khái quát đến cụ thể đối tượng cần
miêu tả để lựa chọn những đặc điểm quan trọng, chủ chốt của đối tượng.
b. Xác định trình tự quan sát, vị trí quan sát
Trước khi HS quan sát, tôi thường hướng dẫn các em tự lựa chọn trình tự
quan sát phù hợp với đối tượng miêu tả:
Các trình tự quan sát các em có thể tiến hành là :
– Trình tự không gian: Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc
ngược lại; từ trái sang phải, trên xuống dưới, ngoài vào trong hoặc ngược lại …
– Trình tự thời gian: Quan sát theo diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến
khi kết thúc, từ mùa này sang mùa khác, tuần này sang tuần khác, ngày này sang
ngày khác …
– Trình tự tâm lí : Thấy nét gì nổi bật, gây cảm xúc mạnh cho bản thân (hứng thú,
khó chịu, yêu hay ghét …) thì quan sát trước, các bộ phận khác thì quan sát sau.
Trình tự quan sát sẽ giúp bài viết của các em có hệ thống, mạch lạc và các ý sẽ
không bị xếp lộn xộn. Tuy nhiên, dù quan sát ở trình tự nào cũng cần biết dừng lại
ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm để quan sát kĩ lưỡng hơn.
Như vậy là muốn miêu tả hay nhất định học sinh phải tập quan sát, phải có công
quan sát. Công việc này đối với mỗi người có thể làm một cách khác nhau.Có người chỉ
im lặng quan sát rồi ghi nhớ ở trong đầu, còn có người lại ghi ch p rất tỉ mỉ và công
phu… Vì thế nên tôi còn hướng dẫn HS chọn vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp
(xa hay gần, trong hay ngoài, ban ngày hay ban đêm), việc quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng sẽ
giúp ta nắm được cái thần của đối tượng miêu tả, cảm nhận được đối tượng miêu tả một
cách r ràng, cụ thể và tinh tế hơn.
c. Hướng dẫn HS quan sát bằng nhiều giác quan để phát hiện ra cái riêng,
những nét đặc s c về đối tượng miêu tả
11
Quan sát đối tượng không chỉ bằng thị giác như các em vẫn nghĩ, mà phải biết
huy động mọi giác quan: Thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), xúc giác (sờ, nắm),
vị giác (nếm). Khi làm văn miêu tả, chúng ta vẫn sử dụng thị giác là chủ yếu.
Nhưng những đoạn văn hay và hấp dẫn là những đoạn văn mà tác giả đã thành
công trong việc dùng nhiều giác quan để quan sát.
Ví dụ: Tôi đã hướng dẫn HS tìm hiểu bài văn sau trong giờ tự học nhằm làm tăng
khả năng quan sát trong văn miêu tả:
Phân tích: Ở đây, tác giả đã cho ta như được sống với cây gạo qua bốn mùa
của mỗi năm, lúc cây ra hoa, lúc cây kết quả, lúc cây cho bông tung bay vào trong
gió, lúc cành cây chỉ còn lại trơ trụi một mình…Ta còn có thể cảm nhận thấy thêm,
cây gạo không chỉ sống với trời với đất, với chim muông, với gió mà nó còn gắn
liền cả với con người: “ Cây gạo đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những
con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ”. Lời văn miêu tả thật đẹp,
trong sáng và thật có tình. Cây gạo không chỉ được nhân hóa mà nó thật sự đã trở
Cây gạo
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ
mọng và đầy tiếng chim hót. Lũ chim no mồi chạm vào đâu cũng kiếm được
những con sâu xám b o nhũn hoặc những anh chị bọ gạo mình cũng đỏ
như hoa.Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông
hoa gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống,
những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng
ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành,
làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Ngày tháng qua đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày
nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi
bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở
đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng loá. Cây gạo như treo rung
rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Vũ Tú Nam
Đã sẵn sàng cả rồi. Cơn giông như được báo trước rào rào
kéo đến. Hàng vạn lá gạo reo lên, múa lên. Chúng chào anh
em của chúng lên đường. Từng loạt, từng loạt một, những
bông gạo bay tung vào trong gió tuyết mịt
12
thành một con người nhất là ở những câu văn: “ Ngàn vạn lá gạo reo lên, múa lên,
chúng chào anh em của chúng lên đường…” hay “ Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom
thương lắm…”
Dưới con mắt quan sát đầy tinh tế, kèm theo những rung động của tác giả, lúc
nào cũng làm hấp dẫn cho người đọc và tạo được cho người đọc sự thích thú.
2.2.1.2. Hướng dẫn học sinh ghi chép những điều quan sát được một cách
khoa học
Quan sát luôn gắn liền với ghi chép. Ghi chép làm giàu thêm trí nhớ, chi chép
giúp học sinh lựa chọn những chi tiết những hình ảnh đặc sắc để đưa vào bài viết.
Tôi đã hướng dẫn học sinh ghi chép dựa trên một số những yêu cầu sau:
+ Ngắn gọn, dễ hiểu
+ Đảm bảo tính khoa học
+ Có thể sử dụng kí hiệu, chữ viết tắt…
Ở đây, tôi còn hướng dẫn học sinh vận dụng sơ đồ tư duy để ghi chép. Điều
đó đã mang lại hiệu quả cao cho việc ghi chép. Tạo hứng thú, phát triển tư duy
logic, trí nhớ…cho học sinh. Ngoài ra, tôi khuyến khích các con học sinh trong
lớp nên có một cuốn sổ tay để ghi chép những điều mình quan sát và tích luỹ được
làm tư liệu phục vụ cho quá trình học tập.
Ví dụ:
Ghi chép bằng sổ tay văn học
13
Ghi chép bằng phiếu quan sát
Ghi chép bằng sử dụng sơ đồ tƣ duy
2.2.2.Rèn các kĩ năng sống cần thiết để đảm bảo cho việc dạy văn miêu tả
đạt hiệu quả tốt
Để đảm bảo việc tổ chức các hoạt khi dạy văn miêu tả đạt hiệu quả, tôi chú ý
rèn cho các em những kĩ năng sống cần thiết như sau: Kỹ năng ứng xử thân thiện
trong mọi tình huống, kỹ năng làm việc theo nhóm; Giáo dục cho học sinh thói
quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, cách sơ cứu vết thương.
Những kĩ năng sống này được tôi rèn tích hợp thông qua môn học, các tiết
học kĩ năng sống buổi chiều thứ sáu, những buổi hoạt động ngoại khi, những tiết
chào cờ đầu tuần hay có sự phối hợp với phụ huynh học sinh.
14
2.2.3. Thiết kế các công cụ phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ vốn
từ khi làm văn miêu tả
2.2.3.1. Thiết kế trò chơi
a. Mục đích: Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh
thần bổ ích và không thể thiếu được đối với học sinh.Trò chơi giúp học sinh nắm vững
một số kĩ năng cơ bản khi làm văn miêu tả, có tinh thần thoải mái, phát huy tính sáng tạo,
hấp dẫn và tạo hứng thú cho học sinh. Đồng thời trò chơi còn giúp học sinh dễ tiếp thu
kiến thức mới, tạo được bầu không khí thân thiện đồng thời còn giúp các em hình thành
và phát triển phẩm chất như: Tự tin, hợp tác, đoàn kết…
b. Phân loại trò chơi
Căn cứ vào việc xây dựng kế hoạch thực hiện mà tôi phân loại trò chơi như
sau:- Trò chơi trong không gian lớp học
– Trò chơi ngoài không gian lớp học
c. Yêu cầu với từng loại trò chơi
+ Trò chơi trong không gian lớp học: Đảm bảo mục đích của hoạt động, phù
hợp với đối tượng và không gian lớp học .
+ Trò chơi ngoài không gian lớp học: Đảm bảo mục đích của hoạt động, sử
dụng tối đa các điều kiện ngoài không gian lớp học để phát huy được tính sáng tạo
của học sinh khi học văn miêu tả.
d. Tiến hành thiết kế trò chơi
Tôi đã thiết kế và tổ chức hoạt động trò chơi ở nhiều khâu khác nhau trong
quá trình dạy văn miêu tả như: củng cố kĩ năng quan sát, khởi động dẫn nhập vào
nội dung học tập.
d.1. Trò chơi trong không gian lớp học
*Ví dụ:
Trò chơi 1: Dấu ấn thời gian – Mục đích: Giúp học sinh nhận biết được một số đặc điểm của sự vật vào các thời điểm trong ngày. Miêu tả lại một hoặc một vài đặc điểm của sự vật vào thời điểm đó bằng những câu văn có hình ảnh. Qua đó, biết cách quan sát kết hợp với sử dụng phương tiện để diễn đạt. – Luật chơi: Xếp tranh vào các nhóm theo yêu cầu và viết được những câu văn miêu tả phù hợp với đặc điểm của sự vật. – Chuẩn bị: Tranh (ảnh) cảnh các thời điểm trong ngày . – Cách chơi: Giáo viên làm quản trò chia thành các đội (tùy theo sĩ số của |
15
lớp). Mỗi đội nhận một tập tranh(ảnh) ở góc học tập. Sau thời gian 7 phút nhóm nào xếp tranh vào các nhóm theo yêu cầu và viết được những câu văn miêu tả giàu hình ảnh phù hợp với đặc điểm của các sựu vật trong các tranh nhất thì đội đó là đội chiến thắng. |
– Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng để phân biệt đặc điểm của cây cối
theo các mùa trong năm…
Trò chơi 2: Tiếng gọi thiên nhiên – Mục đích: Giúp học sinh nêu được đặc điểm của các hiện tượng thiên nhiên (màu sắc, hình dáng, âm thanh,…) diễn tả chúng bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. – Luật chơi: Nêu đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên theo yêu cầu của quản trò bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. – Cách chơi: Mỗi nhóm sẽ cử một bạn là quản trò. Khi quản trò gọi tên một hiện tượng thiên nhiên và nêu tên bạn nào thì bạn ấy sẽ đứng lên và tìm một từ gợi tả, gợi cảm để miêu tả đặc điểm của hiện tượng tự nhiên đó.Nếu tìm đúng bạn đó sẽ được chỉ định một bạn khác chơi tiếp. Nếu sai thì bạn đó bị loại khỏi cuộc chơi. |
– Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng để mở rộng vốn từ miêu tả đặc điểm
của sự vật và rèn kĩ năng sử dụng từ gợi tả, gợi cảm khi viết văn miêu tả.
d.2. Trò chơi ngoài không gian lớp học
*Ví dụ:
Trò chơi: Bịt m t đi theo sơ đồ – Mục đích + Khơi gợi sự tò mò, thích khám phá của học sinh + Củng cố kĩ năng quan sát bằng tổng hợp các giác quan – Chuẩn bị : Dây thừng buộc được buộc vào gốc cây, đưa qua (cây cổ thụ, những vạt cỏ, những chiếc ghế đá…) – Cách chơi: Các bạn học sinh tham gia trò cho sẽ bám vào sợ dây thừng đi qua những vật mà giáo viên đã lựa chọn để tìm phần quà bí mật. Bạn nào tìm được phần quà bí mật nhanh nhất, bạn đó là người chiến thắng. |
16
– Chú ý: Trò chơi này có thể giúp học sinh mở rộng vốn từ trong văn miêu tả .
2.2.3.2. Thiết kế phiếu quan sát a. Mục đích: Thiết kế phiếu quan sát định hướng cho học sinh trình tự miêu tả và bố cục của phần thân bài trong bài văn miêu tả. Giúp các em tìm ra màu sắc, âm thanh hình ảnh tiêu biểu của các sự vật trong sự vật được miêu tả, thấy được sự thay đổi của sự vật tại các thời điểm khác nhau. Giúp các em có thể tự học. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện để các em thể hiện cái riêng, cái sáng tạo của mình khi làm văn miêu tả. Không những thế thông qua phiếu quan sát còn định hướng cho học sinh về nhân cách. Huy động được cả phụ huynh tham gia vào quá trình dạy học đồng thời cũng giúp phụ huynh kiểm tra kết quả học tập và rèn luyện của con em mình, giúp cha mẹ có điều kiện gần gũi con hơn. Vì vậy, tôi rất chú trọng thiết kế phiếu quan sát một cách đa dạng và đưa ra yêu cầu cụ thể cho riêng từng loại phiếu. b. Phân loại: Tôi chia phiếu quan sát làm 3 loại – Phiếu dành cho HS mới biếtquan sát – Phiếu dành cho HS quan sát tốt – Phiếu đánh giá sau khi quan sát c. Đặc điểm và yêu cầu đối với từng loại phiếu c.1. Phiếu cho học sinh mới biết quan sát + Ngắn gọn, dễ hiểu + Có những định hướng cụ thể tỉ mỉ để học sinh biết cách quan sát,ghi chép (chú ý quan sát trọng tâm sự vật được miêu tả ) + Thông qua phiếu học sinh nắm được trình tự miêu tả, bố cục của phần thân bài trong bài văn miêu tả , cách tìm ý, diễn đạt ý, liên kết câu và liên kết đoạn. + Các phiếu có câu hỏi đưa ra phải rành mạch, chính xác, dễ hiểu, dễ thực hiện. c.2. Phiếu cho học sinh quan sát thuần thục + Không gợi ý nhiều để học sinh bộc lộ được cái tôi, cái sáng tạo riêng của cá nhân mình. + Không có gợi ý, tạo điều kiện cho HS chủ động lựa chọn trình tự miêu tả, các mảng cảnh mà mình yêu thích, sáng tạo trong cách ghi chép kết quả quan sát. |
c.3. Phiếu đánh giá sau khi quan sát
+ Với gợi ý ngắn gọn, định hướng cho HS có thể kiểm tra đánh giá kết quả
quan sát của bạn.
c.4. Cách sử dụng phiếu
+ Sử dụng trong quá tình dạy học (chủ yếu là khi trải nghiệm ngoài không
gian lớp học)
+ Sử dụng khi thực hiện hoạt động ứng dụng
+ Sử dụng để đánh giá kết quả sau trải nghiệm thực tế ngoài lớp học.
17
d.Ví dụ về các loại phiếu quan sát:
*Phiếu quan sát cho HS mới biết quan sát
Đề bài : Viết bài văn tả cây cối.
2.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn HS vận dụng một cách linh hoạt , có hiệu quả
các kiến thức thu được từ thực tế để sáng tạo để viết văn
Ta thấy, hầu như kết quả của các bài văn mà các con học sinh viết là các
kiến thức đơn lẻ về kiểu bài, những từ ngữ, hình ảnh, các ý xung quanh các đối
tượng miêu tả. Vậy làm thế nào để sử dụng các kết quả này vào viết văn một cách
có hiệu quả là điều mà giáo viên cần lưu tâm.
Qua thực tế giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số phương pháp nhằm sử dụng
có hiệu quả những “vốn” mà các em thu được vốn từ cho bản thân mình như sau:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn miêu tả
Quá trình tìm ý gắn với lập dàn ý là một kĩ năng cực kì quan trọng. Trên thực
tế trong khi làm bài, học sinh đã xác định được yêu cầu của đề, xác định được đối
tượng, có vốn kiến thức thực tế, có vốn từ phong phú nhưng có thể các em chưa
định hình được hướng đi cho bài viết. Nhiều em chưa có kĩ năng lập dàn ý. Các
mảng cảnh sắp xếp lộn xộn, viết tràn lan, lạc đề, miêu tả không đúng trọng tâm. Vì
PHIẾU QUAN SÁT
Chủ đề: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả cây cối
1.Viết mở bài theo cách thông thường ta cần tả những gì?
………………………………………………………………………………………………………………….
2.Ghi lại những gì bạn quan sát bằng các giác quan theo trình tự không gian.
+ Cây ta miêu tả là cây gì:………………………………………………………..
+ Trồng ở đâu:………………………………………………………………………..
+ Cây có từ bao giờ…………………………………………………………..……
+ Cảm nghĩ của mình dành cho cây:……………………………………………
3. Trong những sự vật bạn quan sát được ở cây, bạn thích nhất đặc điểm nào? Bạn hãy
miêu tả đặc điểm ấy bằng một câu văn có sử sụng các từ ngữ gợi tả hoặc sử dụng nghệ thuật
so sánh hoặc nhân hóa.
………………………………………………………………………………………………………………………
4. Hãy ghi lại cảm xúc của bạn khi được trực tiếp quan sát những đặc điểm của cái cây mà bạn sẽ
miêu tả:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
18
thế, để giúp cho học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả, tôi đã
hướng dẫn học sinh các bước tìm ý như sau:
– Từ thực tế hướng dẫn học sinh tìm ý cho phù hợp với đối tượng miêu tả.
– Sắp xếp các ý đó theo một trình tự hợp lí: trình tự không gian, trình tự thời
gian, trình tự cảm xúc (đối với những học sinh có năng khiếu).
– Hướng dẫn học sinh cách vận dụng dàn bài chung của bài văn miêu tả vào dàn
bài riêng cho từng đối tượng miêu tả.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định những mảng cảnh chính, dàn ý cơ bản
của bài văn khi miêu tả một số đối tượng miêu tả tiêu biểu để HS có thể …
Trong văn miêu tả ta thấy có một số đối tượng miêu tả cơ bản mà học sinh
thường gặp đó là: các đồ dùng thân quen trong cuộc sống, những cây cối trong sân
trường, trên dường đi học, hay những con vật nuôi gần gũi…Đề bài có thể yêu cầu
các em miêu tả các đối tượng này ở những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, trên
thực tế không phải bất cứ lúc nào giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh quan
sát đối tượng đó ở những thời điểm khác nhau và hướng dẫn học sinh làm bài cho
phù hợp với các thời điểm đó. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh xác định được các
mảng cảnh chính, quy luật biến đổi của các mảng cảnh từ đó có thể chủ động, sáng
tạo, linh hoạt khi viết văn.
Ví dụ: Tả cây phượng vào các thời điểm khác nhau trong năm. Tôi đã hướng dẫn
HS các làm như sau:
– Dựa vào kiến thức thu được sau trải nghiệm các em sẽ lập dàn ý cơ bản (dàn
ý gồm các mảng cảnh chính )
Dàn ý cơ bản 1. Mở bài Nếu như ai hỏi em loài cây nào gắn liền với lứa tuổi học trò thì em không cần phải suy nghĩ nhiều mà có thể trả lời được luôn đó chính là cây hoa phượng. Những năm học qua cây giống như một người bạn đầy ấm áp và tin cậy đối với em. 2. Thân bài |
19
a. Tả bao quát :Từ xa nhìn lại cây phượng như một chiếc ô khổng lồ. b. Tả chi tiết: – Rễ cây : ăn sâu xuống lòng đất hút chất dinh dưỡng nuôi cây. – Gốc cây: Đến gần hơn ta dễ dàng có thể nhận thấy phần gốc cây to nổi lên trên mặt đất như một con trăn già nua. Trông xù xì vậy nó lại cùng với rễ vận chuyển chất dinh dường để nuôi cây lớn. – Thân cây: Thân cây với lớp vỏ xù xì, tay ta sờ vào ram ráp.Và nếu bạn vòng tay ôm thì có lẽ cả vòng tay của bạn chưa ôm xuể. – Lá cây: lá cây màu xanh non, mỗi chiếc lá chỉ nhỏ xíu như móng tay bé ơi là bé. – Hoa: mỗi cách hoa đỏ như những đốm lửa thắp sáng cả bầu trời. Khi hoa nở rộ người ta dường như quên đi rằng phượng đã từng có lá xanh. 3. Kết bài Thật tuyệt vời khi được nhìn ngắm nhìn cây hoa phượng nở đỏ rực rỡ. Phượng làm cho các cô cậu học sinh lại náo nức đón chờ một mùa thi – một kì nghỉ sẽ bắt đầu. |
– Từ dàn ý cơ bản, tôi hướng dẫn HS quy luật biến đổi của các mảng cảnh đó
:một số đặc điểm của các mảng cảnh chính không thây đổi nhưng một số đặc điểm
của chúng lại thay đổi theo thời gian. VD: Phượng mùa hè lặng lẽ, khoe ra những
chiếc tán to tròn, chào các cô cậu học trò bằng một màu hoa đỏ rực, mùa thu lá
phượng chuyển dần sang màu vàng đỏ, lá phượng khẽ rơi hòa mình vào trong
gió…Khi biết được quy luật thay đổi đó các em sẽ vận dụng được linh hoạt những
kiến thức thu được từ trải nghiệm vào thực hiện các yêu cầu khác nhau của đề bài
khi viết văn mà không phụ thuộc vào văn mẫu.
2.3.2. Lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng miêu tả đồng thời bộc
lộ được cái “tôi” của người viết
– Trên cơ sở việc ghi ch p một cách vắn tắt, những từ cụm từ mang tính ngẫu
hứng mà học sinh thu được , tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp tu từ
như: sử dụng từ gợi tả, gợi cảm, so sánh, nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ…. để viết
những câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm.
20
Ví dụ: Người ta có thể đứng lặng trong đêm để hít đến no nê mùi thơm nồng
nàn quyến rũ của hoa giẻ.
Những tia nắng ban mai tinh nghịch nô đùa trên nhứng tán lá cây.
– Trên thực tế các bài viết của HS thường diễn đạt xuôi, sử dụng chủ yếu là
kiểu câu kể nên việc diễn đạt đơn điệu, không gây bất ngờ hay tạo hứng thú cho
người đọc. Vì vậy, tôi đã hướng dẫn HS cách phối hợp giữa các kiểu câu (câu kể
với câu hỏi, câu khiến, câu cảm…) để làm phong phú trong cách diễn đạt, tạo sự
mới lạ, đem lại cảm xúc cho người đọc.
Ví dụ: Bạn Nguyễn Minh Châu khi miêu tả cây phượng đã viết:
Hãy nhìn kìa! Trên vòm cây, một đóa hoa phượng thắm đang rung rinh trong
nắng sớm.
Hay khi miêu tả vườn hoa vào buổi sớm bạn Trần Hà Vy đã viết:
Bạn hãy tiến lại gần, hãy gửi mùi hương dịu dàng, ngọt ngào ấy! Bạn sẽ cảm
nhận được quyến rũ đến kì lạ của hoa hồng nhung.
2.3.3. Rèn kĩ năng viết lời văn chuyển ý, liên kết đoạn khi làm bài
Lời văn chuyển ý không nhiều nhưng có tác dụng rất lớn trong việc liên kết,
liên hoàn mạch văn. Nó đánh giá sự kh o l o của các em khi miêu tả sự vật. Đồng
thời tránh được việc liệt kê, kể lể. Tôi đã hướng dẫn học sinh những thủ thuật
chuyển cảnh như sau:
Các sự việc nhỏ được nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo mô típ liên tục
(các sự vật kề gần nhau theo tầm quan sát).
Ví dụ: Cây bàng đứng ngay trước của lớp em. Mỗi buổi sớm đến lớp, nhìn
thấy cây bàng, lòng ai cũng thấy ấm áp, thân thương.
Chuyển ý nhờ những hình ảnh trung gian.
Ví dụ: Bờ đê cao to vạm vỡ. Chân đê cỏ mọc thành thảm xanh tốt. Trâu bò
thung thăng gặm cỏ, vểnh đôi tai nghe tiếng sáo trở về.
Âm thanh ấy lúc trầm lúc bổng, hòa nhịp với tiếng chim họa mi lảnh lót rắc đều
xuống mặt sông. Con sông quê tôi nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận”…
Chuyển ý bằng cách liên tưởng theo sự quan sát qua các giác quan khác nhau:
Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và bằng cả cảm giác nữa.
21
Ví dụ: Người ta có thể đứng lặng trong đêm hít hà đến no nê mùi hương quyến rũ
ấy và cảm tạ đất trời đã tích tụ tinh hoa tạo nên những loài hoa kì diệu đến thế. Khẽ
chạm vào cánh hoa vàng thẫm dịu dàng, ta như lạc vào một khung trời cổ tích…
Với các phương pháp này, tôi cho học sinh tập viết, kết hợp với học tập tư liệu
để có nhiều cách chuyển cuốn hút.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh viết những đoạn văn theo đề tài nhỏ
Việc hướng dẫn học sinh viết những đoạn văn theo đề tài nhỏ là một việc làm
cần thiết .Điều này giúp cho HS vận dụng những kiến thức mà mình đã thu được
saumỗi tiết học để tạo thành những sản phẩm c
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education