SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học là
một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả và
sáng tạo của cả giáo viên và học sinh; nâng cao tính tự học, tự tìm tòi thông
tin qua mạng internet của học sinh, tạo điều kiện để học sinh có thể học ở mọi
nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; khuyến khích giáo viên thiết kế
bài dạy với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ và thông tin để đem lại cho
học sinh những hứng thú học tập cao nhất. Để làm được điều này thì người
giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho phát huy tối đa tính tích
cực của học sinh.
Việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển cho
trẻ một con người toàn diện, có tố chất năng động, sáng tạo, có năng lực giải
quyết vấn đề, có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia
tăng trong xã hội hiện nay. Do vậy việc tích lũy phương pháp và hình thức
dạy học đạt hiệu quả cao chính là việc làm cần thiết và thường xuyên của mỗi
giáo viên.
Do đặc điểm học sinh Tiểu học “Tiềm tàng khả năng phát triển” nên
người giáo viên cần sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình
thức dạy học khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh có
điều kiện “Trải nghiệm và thử thách”. Qua trải nghiệm và thử thách cộng với
việc học tập tích cực, chủ động, tự giác dựa trên nhu cầu hứng thú, sự tương
tác lẫn nhau trong học tập. Từ đó học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, các em
được phát triển nhiều mặt nhằm vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Trò chơi
học tập là một trong các biện pháp đó giúp học sinh trải nghiệm trong học tập.
Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các
thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển
toàn diện, có thể nói rằng môn Tiếng Việt là một trong những môn học cơ bản
– môn học công cụ của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Tuy nhiên,
tôi nhận thấy hầu hết học sinh khối 4 chưa thực sự có hứng thú (hay chưa ham
thích) khi học phân môn Luyện từ và câu. Điều đó dẫn đến các em chưa phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập các môn
học trên.
Trên tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”, “chơi vui học càng vui”
nhằm thỏa mãn được nhiều loại nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy
4
trò chơi thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái,
không rập khuôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như
trong học tập của học sinh.
Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin. Khi sử
dụng trò chơi bằng hình thức thủ công mang tính truyền thống tôi thấy học
sinh đã rất hứng thú. Song áp dụng công nghệ thông tin sẽ đưa các trò chơi
học tập lên một tầm cao mới làm cho học sinh thực sự bị thu hút và lôi cuốn
bởi hình thức trực quan đẹp, hữu hiệu, có nội dung và hình thức phong phú
gây sự tò mò, ham học hỏi đối với học sinh.
Mặt khác, trò chơi khi xây dựng bằng các phần mềm ứng dụng công
nghệ thông tin có nhiều ưu điểm:
+ Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nếu tổ chức trò chơi bằng
hình thức thủ công sẽ tốn nhiều công, nhiều kinh phí cho việc chuẩn bị đồ
dùng, nhưng nếu thiết kế bằng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin sẽ
tốn ít thời gian, chuyển tải được nhiều nội dung cùng một lúc.
+ Trò chơi bằng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin có thể một
lúc kiểm tra được nhiều học sinh, nhiều đối tượng học sinh tham gia cùng một
lúc.
+ Khi chơi các trò chơi được xây dựng bằng phần mềm ứng dụng công
nghệ thông tin học sinh sẽ được tương tác nhiều hơn giữa trò với trò, giữa trò
với thầy. Tiện lợi nhất là câu trả lời trắc nghiệm đúng/ sai.
+ Trò chơi bằng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin có những
hình ảnh đẹp, mới lạ, sống động, nhiều trường hợp có cả âm thanh. Nên kiến
thức trở nên sống động, gần gũi, học sinh dễ hiểu và thực tế hơn.
Từ những cơ sở đã nêu trên, việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo
hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, sáng tạo thông qua trò chơi học
tập của học sinh khi học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 là hết sức cần
thiết và cấp bách. Nó giúp cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một
cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ
đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn sáng kiến Ứng dụng
công nghệ thông tin thiết kế trò chơi gây hứng thú cho học sinh trong phân
môn Luyện từ và câu lớp 4 để nghiên cứu và thực hiện.
II. Mô tả giải pháp kỹ thuật
II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến :
II.1. 1. Thuận lợi :
5
– Nhà trường có đủ các phòng học đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/
ngày.
– Nhà trường có hệ thống điện đầy đủ trang bị cho từng lớp, có 03 bộ đầu
chiếu projector dùng lưu động và 7 ti vi thông minh có kết nối mạng internet
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy và học.
– Trong thực tế giảng dạy hiện nay, giáo viên đã có những chuyển biến
rất tích cực trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy với định hướng lấy
học sinh làm trung tâm.
– Hoạt động của tổ chuyên môn. Tham gia các buổi tập huấn chuyên môn
do phòng, sở tổ chức. Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.
– Qua thời gian công tác, bản thân đã đúc rút được những kinh nghiệm,
tổ chức nhịp nhàng các hoạt động học, đổi mới phương pháp giảng dạy với
định hướng lấy học sinh làm trung tâm.
II.1. 2. Khó khăn :
– Phân môn “Luyện từ và câu” là phần kiến thức khó nên trong quá trình
dạy học dẫn đến tâm lý giáo viên e ngại, dạy cho qua đủ, bởi chính việc vận
dụng của giáo viên còn lúng túng gặp khó khăn. Giáo viên một số ít đầu tư
thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức chính vì thế phương
pháp dạy học trở nên đơn điệu, lệ thuộc sách giáo khoa, hầu như ít sáng tạo,
chưa thu hút lôi cuốn học sinh, dẫn đến cũng không nắm được kiến thức tạo
ra tâm lí học sinh ngại học phân môn này.
– Việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên chưa được
thực hiện thường xuyên. Đồ dùng dạy học môn Luyện từ và câu ở lớp 4 chưa
thực sự phù hợp, cho nên việc tạo ra một môi trường dạy học đạt hiệu quả là
điều không dễ dàng.
– Học sinh đa phần là con em các gia đình nông dân ở vùng nông thôn,
cách tiếp cận các hoạt động vui chơi cũng như trong học tập còn hạn chế, sự
nhút nhát, rụt rè, thụ động cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em.
Học sinh vốn từ rất hạn chế, việc hiểu nghĩa của từ còn mờ nhạt, nên các em
khá thờ ơ với môn học, xa rời vận dụng nội dung bài học với thực tế.
Để đánh giá được khách quan tôi đã tiến hành khảo sát về chất lượng và
hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 trong năm học 2020 –
2021 với 2 lớp 4A (lớp đối chứng) và 4C (lớp thực nghiệm) thu được kết quả
như sau:
Kết quả thống kê chất lượng đầu năm học:
6
Lớp | TSHS | Điểm 10 | Điểm 9 | Điểm 8 | Điểm 7 | Điểm 6 | Điểm 5 | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
4A | 36 | 0 | 0 | 4 | 11,1 | 3 | 8,3 | 11 | 30,5 | 10 | 27,7 | 8 | 22,4 |
4C | 36 | 0 | 0 | 3 | 8,3 | 5 | 13,8 | 10 | 27,7 | 10 | 27,7 | 8 | 22,4 |
* Kết quả điều tra hứng thú của học sinh đầu năm học:
LỚP | TSHS | Thích học | Học thụ động | Không thích học | |||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | lượng Số | Tỉ lệ | ||
4A | 36 | 33 | 91,6 | 3 | 8,4 | 0 | 0 |
4C | 36 | 20 | 55,5 | 10 | 27,8 | 6 | 16,7 |
II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
Giải pháp 1: Xây dựng trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu
lớp 4.
Trò chơi trong tiết học sẽ tạo được hứng thú cho học sinh với môn học,
giúp các em học tập tốt, yêu thích, hứng thú với phân môn Luyện từ và câu.
Từ đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với mỗi bài học.
Để xây dựng được một hệ thống trò chơi phục vụ cho phân môn Luyện
từ và câu lớp 4, tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Khảo sát chương trình và lựa chọn các trò chơi phù hợp.
Đây là bước quan trọng nhất trong giải pháp bởi vì trong chương trình
Luyện từ và câu lớp 4 có rất nhiều dạng bài như : Mở rộng vốn từ, từ loại,
câu,… mỗi dạng bài có những đặc điểm riêng của nó. Trong mỗi dạng bài thì
các phần Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng cũng rất khác nhau đòi
hỏi mỗi dạng trò chơi phù hợp khác nhau.
Tôi đã tiến hành khảo sát và hệ thống được một số dạng trò chơi có thể
vận dụng yếu tố công nghệ để thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học
sinh như sau:
1. Trò chơi ô chữ bí mật:
Với trò chơi này giáo viên có thể áp dụng hiệu quả vào các dạng bài
tìm từ khóa hoặc tìm chủ đề, chủ điểm của bài học đó. Giáo viên có thể dễ
dàng đưa các câu hỏi tích hợp môn Lịch sử, các nhân vật trong các tác phẩm
văn học học sinh đã được học hoặc đã biết cùng thuộc chủ đề từ khóa đó hoặc
sử dụng các câu hỏi gợi mở để nảy ra từ liên quan tới chủ điểm đó. Từ khóa
không nên quá dài tránh sự nhàm chán khi tham gia.
7
Một số bài học có thể áp dụng:
+ Mở rộng vốn từ Trung thực – Tự trọng( tuần 5);
+ Mở rộng vốn từ Ý chí-nghị lực (tuần 12);
+ Mở rộng vốn từ Tài năng (tuần 19);
+ Mở rộng vốn từ Sức khỏe (tuần 20),
+ Mở rộng vốn từ Cái đẹp (tuần 23);
+ Mở rộng vốn từ Dũng cảm (tuần 25);…
2. Trò chơi Rung chuông vàng:
Trò chơi này giáo viên có thể thiết kế cho học sinh chơi vào đầu tiết
hoặc cuối tiết học, nhằm mục đích khắc sâu, củng cố, mở rộng, vận dụng từ
thuộc chủ điểm vào trong câu từ, và khả năng phản ứng nhanh của học sinh.
Có thể vận dụng vào nhiều tiết ôn luyện, củng cố kiến thức bài học như:
+ Bài Từ đơn và từ phức (tuần 3);
+ Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết (tuần 3);…
3. Trò chơi Ai là triệu phú:
Đây là trò chơi phù hợp với những tiết nhiều nội dung kiến thức, hoặc
kiến thức tổng hợp, để khắc sâu thêm kiến thức tránh để học sinh nhầm lẫn
+ Từ ghép và từ láy (tuần 4);
+ Danh từ chung, danh từ riêng (tuần 18);
+ Ôn tập (Tiết 6) (tuần 18);
+ Luyện tập về câu hỏi (tuần 15);
+ Ôn tập (Tiết 7) (tuần 18);
+ Mở rộng vốn từ Sức khỏe (tuần 20);…
4. Trò chơi Nối ô chữ:
Vận dụng với những dạng bài nhỏ trong một tiết học, tránh được sự
đơn điệu trong một tiết Luyện từ và câu.
+ Mở rộng vốn từ Trung thực – Tự trọng (Bài tập 2) (tuần 6) ;
+ Ôn tập (Bài tập 2) (Tiết 2) (tuần 18);
+ Ôn tập (Bài tập 2) (Tiết 5) (tuần 18);
+ Mở rộng vốn từ : Cái đẹp (Bài tập 2) (tuần 23);
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? (Bài tập 2, 3) (Tuần 23);…
5. Trò chơi Đuổi hình bắt chữ:
Giáo viên có thể cho học sinh chơi vào phần Khởi động hoặc Ứng dụng
của tiết học. Tăng khả năng ghi nhớ từ vựng cho học sinh, rèn tư duy, phản
ứng nhanh. Áp dụng được với các dạng bài tổng hợp kiến thức sau mỗi chủ
đề, chủ điểm.
+ Chủ điểm Thương người như thể thương thân.(tuần 1+2+3)
8
+Chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7+8+9)
+Chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu (tuần 22+23+24
+Ôn tập (Tiết 4 – tuần 28)
+Tiết Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm (tuần 30)…
6. Trò chơi Hái hoa quả:
Trò chơi sẽ chia học sinh theo đội, nhóm. Số lượng đội, nhóm có thể do
giáo viên tự thiết kế sao cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của lớp. Trò
chơi theo đội, nhóm hình thành cho các em kĩ năng làm việc nhóm, đồng đội,
kĩ năng phân công nhiệm vụ, giải quyết vấn đề, đề cao tinh thần đoàn kết; hợp
tác trong công việc chung. Áp dụng ở các dạng bài ôn tập hoặc tổng hợp
nhiều dạng kiến thức. Cách thực hiện này đòi hỏi giáo viên phải có sự nghiên
cứu, chuẩn bị bài kĩ lưỡng, có sự tổng hợp kiến thức của các tiết ôn tập, sao
cho nội dung câu hỏi đưa ra cho các đội ngắn gọn, phù hợp nhưng vẫn đám
bảo được lượng kiến thức cần chuyển tải tới học sinh. Áp dụng trong các tiết:
+ Ôn tập (tuần 10)…
+ Ôn tập (tuần 18)…
+ Ôn tập (tuần 28)…
+ Ôn tập (tuần 35)
Bước 2. Lựa chọn và thiết kế trò chơi:
Mỗi trò chơi học tập nói chung khi tôi xây dựng đều nhằm mục đích
như : Khởi động một tiết học, xây dựng kiến thức bài mới hoặc củng cố kiến
thức, kĩ năng cụ thể, hoặc có những kiến thức tổng hợp. Trò chơi mang tính
logic, đảm bảo tính khoa học liên môn. Căn cứ vào vốn từ ngữ của học sinh,
nét văn hóa khác biệt của địa phương trong đời sống sinh hoạt của học sinh
với nội dung kiến thức cần chuyển tải. Sao cho trò chơi đem lại những kết quả
tốt nhất, hiệu quả và thân thiện nhất với các em. Và chỉ có như vậy mới kích
thích được hứng thú học tập của các em.
Từ những căn cứ về mục đích của trò chơi và các yếu tố ảnh hưởng đã
nêu ở trên, tôi đã nghiên cứu kĩ từng dạng bài, từng chủ đề trong chương trình
phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 để xây dựng các trò chơi sao cho thích hợp
nhất. Nhưng tất cả đều tuân thủ theo cấu trúc như sau:
Cấu trúc chung của mỗi trò chơi Luyện từ và câu lớp 4 được xây dựng
như sau:
+ Mục đích của trò chơi.
+ Luật chơi: chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng
thua trong trò chơi.
9
+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong khi
chơi.
+ Số người tham gia chơi: chỉ rõ số người tham gia chơi, những trò
chơi có thể tổ chức một cách linh hoạt tạo nhiều trò chơi phù hợp với đối
tượng học sinh, phù hợp với khả năng và nội dung kiến thức cần chuyển tải.
+ Xác định tác dụng của trò chơi.
Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế trò chơi trong
phân môn Luyện từ và câu lớp 4 :
* Thực hiện trò chơi:
1. Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
2. Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
– Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia
(mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
– Các dụng cụ dùng để chơi (chuông, bảng, thẻ từ, cờ…)
– Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời
gian chơi, những điều người chơi không được làm…
– Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc
chơi. (nếu có)
3. Thực hiện trò chơi.
4. Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
– Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi
của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
– Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần
thưởng cho đội đoạt giải (nếu có).
– Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã
thể hiện.
a. Dạng trò chơi Ô chữ bí mật:
Theo tôi, trò chơi ô chữ bí mật là trò chơi sử dụng các từ, các cụm từ là
nội dung trọng tâm, mấu chốt của bài, chương ghép lên các ô vuông kẻ sẵn.
Sau khi học sinh trả lời được câu hỏi thì các ô chữ được mở ra.
* Các bước xây dựng bảng trò chơi Ô chữ bí mật tôi thực hiện như sau:
– Trong một bảng trò chơi ô chữ có nhiều hàng ngang và có thể có một
hàng dọc. Một hàng ngang có chứa một hoặc vài chữ cái của từ / cụm từ trong
hàng dọc (hoặc từ / cụm từ trung tâm). Nội dung của từ / cụm từ trong hàng
dọc ( hoặc từ / cụm từ trung tâm) thường là những nội dung trọng tâm, mang
tính khái quát cao và có mối liên quan nhất định với từ / cụm từ trong hàng
ngang.
10
– Bảng trò chơi Ô chữ bí mật được xây dựng theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài, chương, phần.
Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm để từ đó tìm từ / cụm từ hàng dọc
(trung tâm), hàng ngang.
Bước 3: Viết các câu hỏi cho các từ / cụm từ hàng ngang, hàng dọc
(trung tâm).
Bước 4: Sắp xếp, kiểm tra các từ / cụm từ, câu hỏi và chỉnh sửa (nếu
cần).
Bước 5: Sử dụng ứng dụng POWER POINT để nhập thông tin về bảng
trò chơi ô chữ.
Trò chơi Ô chữ bí mật được tôi xây dựng và vận dụng vào các dạng bài
: Mở rộng vốn từ ở các chủ đề trong cả năm học như : Nhân hậu – Đoàn kết;
Trung thực – Tự trọng; Ước mơ; Ý chí – Nghị lực; Đồ chơi – Trò chơi; Đồ
chơi – Trò chơi; Tài năng; Sức khỏe; Cái đẹp; Dũng cảm; Du lịch – Thám
hiểm; Lạc quan – Yêu đời;…
Ví dụ: Trò chơi giải ô chữ: Bài mở rộng vốn từ : Dũng cảm
Các từ hàng ngang:
Câu hỏi 1: Hoàn thành câu thành ngữ sau: “Dám nghĩ, ….”
Câu hỏi 2: Chàng trai đan sọt sau này trở thành tướng thời nhà Trần là ai?
Câu hỏi 3: Ai là người lãnh đạo nhân dân chống quân Tống xâm lược lần thứ
nhất?
Câu hỏi 4: Vào thời Hùng Vương, cậu bé nhỏ tuổi đánh thắng giặc Ân là ai ?
Câu hỏi 5: Vị tướng được nhân dân thờ tại đình Đồng, làng Mai, Mỹ Thắng là
ai?
Câu hỏi 6: Điền từ còn thiếu trong câu thành ngữ sau: “Chớ thấy ……….mà
ngã tay chèo”
Câu hỏi 7: Tên thật của anh hùng Nông Văn Dèn là ai?
Viết từ xuất hiện ở hàng dọc (được in màu đậm):…
11
Trò chơi Ô chữ bí mật sau khi được vận dụng vào các bài học đã thu
được những kết quả hết sức khích lệ. Học sinh học tập với tất cả hứng thú tích
cực, các em chủ động huy động tất cả các vốn sống của mình, tìm mọi cách
phát hiện các tri thức thuộc chủ đề, vận dụng kiến thức vào thực tế hết sức tự
nhiên. Lớp học sôi nổi, tích cực.
b. Dạng trò chơi Ai là triệu phú.
Đây là trò chơi được xây dựng trên cơ sở trò chơi của kênh truyền hình
VTV3 nhưng là phiên bản học sinh.
Trò chơi này tôi xây dựng dành cho các dạng bài Luyện tập, Ôn tập
giữa kì và cuối học kì với mục đích củng cố, ôn tập cho các em. Bởi vì, các
dạng bài này thường có khối lượng kiến thức lớn tổng hợp của một vài tiết
hay cả một nửa, thậm chí cả một học kì.
Bảng câu hỏi trong trò chơi này được thiết kế đa dạng về nội dung kiến
thức. Để có nhiều học sinh tham gia trò chơi, tôi thiết kế thêm một số câu hỏi
dành cho khán giả. Nếu người chơi trả lời sai thì khán giả có quyền được trả
lời câu hỏi đó. Như vậy sẽ kết nối được người chơi với khán giả.
Cách chơi:
Bước 1. Giáo viên cho học sinh cả lớp ai trả lời một câu hỏi về kiến
thức cần được ôn tập, luyện tập. Ai trả lời nhanh nhất thì được ngồi lên “ghế
nóng”.
12
Bước 2. Học sinh được chọn sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi xuất hiện
trên màn hình trong thời gian 20 giây cho mỗi câu hỏi cho đến khi nào hết gói
câu hỏi hoặc trả lời sai thì dừng lại.
Và vòng chơi khác lại lặp lại với các câu hỏi khác.
Ở đây các em cũng có quyền trợ giúp 50/50 và hỏi ý kiến khán giả.
Ví dụ: Bài Luyện tập về từ ghép và từ láy:
Tôi đã tiến hành cho các em chơi trò chơi trong phần Thực hành –
Luyện tập. Trò chơi giúp các em củng cố và vận dụng tối đa những kiến thức
về từ ghép và từ láy:
Ở trò chơi này các em cũng có đầy đủ các sự trợ giúp từ bạn bè,
50/50,… khiến không khí học tập trở nên rất sôi nổi, tích cực, nhiều học sinh
được tham gia trò chơi khi ngồi lên “Ghế nóng”.
c. Dạng trò chơi Rung chuông vàng.
Đây là trò chơi được biến tấu của một trò chơi đã xuất hiện trên sóng
truyền hình. Trò chơi này tôi xây dựng dành cho các dạng bài Luyện tập, Ôn
tập giữa kì và cuối học kì với mục đích củng cố, ôn tập cho các em. Bởi vì, trò
chơi này sẽ truyền tải được một khối lượng kiến thức vô cùng lớn mà không
làm việc học căng thẳng mà ngược lại khiến cho các em càng thêm hào hứng
với các màn cứu nguy, hỗ trợ của giáo viên.
Cách chơi :
Trò chơi được tiến hành ngay trong lớp học, mỗi học sinh được trang bị
một bảng con và 1 viên phấn để viết đáp án.
13
Giáo viên trình chiếu các câu hỏi với các đáp án A, B, C hoặc dạng câu
hỏi điền khuyết lên màn hình. Học sinh có nhiệm vụ xác định đáp án hoặc từ
cần điền rồi viết vào bảng với thời gian 10 giây suy nghĩ. Hết thời gian, học
sinh giơ bảng ghi đáp án của mình. Những học sinh nào có đáp án sai sẽ rời
sân chơi.
Màn cứu trợ: Trò chơi tiếp tục cho đến khi số người tham gia trò chơi
còn khoảng 30% sẽ có màn cứu trợ. Những bạn đang còn tham gia chơi sẽ
phải trả lời một câu hỏi của Ban tổ chức trò chơi. Số người bị loại sẽ được
tham gia trở lại bằng đáp án đúng câu hỏi này nhân với 2.
Trò chơi được tiếp tục cho đến khi đến câu hỏi cuối cùng và những
người chiến thắng sẽ được nhận phần thưởng cao nhất đó là rung chiếc
chuông vàng huyền thoại mơ ước hoặc sẽ dừng lại khi không còn bạn nào có
đáp án đúng nữa.
Ví dụ : Bài Luyện tập về câu hỏi.
Trong bài này, tôi đã thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm nhiều đáp án và
trắc nghiệm điền khuyết với nhiều mức độ từ dễ đến khó cho toàn bộ 35 phút
của bài.
Tiết học diễn ra vô cùng sôi nổi và hứng thú, các em tham gia trải
nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc: có bạn tiếc nuối khi bị loại, có bạn vỡ òa
khi câu trả lời của mình đúng đáp án.
Trò chơi này có ưu điểm là tất cả học sinh đều được tham gia trò chơi,
đều được tư duy tích cực với sự hào hứng cao nhất. Học sinh sẽ phải tái hiện,
vận dụng kiến thức trong thời gian ngắn nhất để đưa ra đáp án cho đúng thời
14
gian. Điều này sẽ rèn các phản xạ, tổng huy động và xử lí thông tin một cách
nhanh nhất, chính xác nhất.
d. Dạng trò chơi Nối ô chữ.
Dạng trò chơi học tập này, tôi thiết kế dùng cho các hoạt động luyện
tập.
Trong trò chơi này các em có nhiệm vụ nối các mệnh đề, nhận định
tương ứng với nhau. Dạng trò chơi này có ưu điểm là kiểm tra được khá
nhanh và toàn diện các kiến thức các em vừa học. Giúp cho học sinh hệ thống
hóa toàn bộ kiến thức một cách có hệ thống và giúp các em vận dụng kiến
thức vào thực tế.
Ví dụ: Bài Ôn tập cuối học kì I (Tiết 2)
Trong bài này, tôi đã thiết kế các slide nhằm mục đích hệ thống các
thành ngữ tục ngữ mà các em đã được học trong cả học kì I. Tổ chức cho học
sinh chơi trò chơi theo 2 đội thi đua, mỗi đội 6 bạn. Học sinh tham gia chơi
mỗi người lần lượt lên nối rồi đi xuống cuối hàng. Sau đó người kế tiếp mới
được lên nối tiếp. Đội nào hoàn thành và chính xác hơn thì đội đó chiến
thắng.
d. Dạng trò chơi Đuổi hình bắt chữ.
Đây là dạng trò chơi vô cùng sôi động, luôn được các em mong chờ
nhất. Cách chơi của game trò chơi này tương tự như game show Đuổi hình bắt
chữ trên truyền hình.Những hình ảnh lần lượt xuất hiện, đó có thể là hình ảnh
các loài động vật, thực vật, các môn thể thao, các dụng cụ thường ngày các
15
em vẫn thấy. Tưởng như không liên quan nhưng tất cả được lồng ghép một
cách đầy dụng ý để người chơi phán đoán ra được câu, từ kì thú, dí dỏm.
Ngoài hình ảnh còn có các ô chữ cái để gợi ý thêm cho người chơi. Trò chơi
Đuổi hình bắt chữ luôn thúc đẩy người chơi phải tiếp tục chơi để chinh phục
thử thách, luôn tạo được những tiếng cười giòn giã. Trò chơi giúp các em tăng
cường khả năng tư duy, phát triển kĩ năng phán đoán và ra quyết định.
Ví dụ :Chủ điểm tuần 1+2+3: Thương người như thể thương thân. Bài
Mở rộng vốn từ Đoàn kết – Nhân hậu (tuần 3).
16
e. Trò chơi Hái hoa quả:
Cách chơi :
Trò chơi chia học sinh thành 4 đội chơi (hoặc 3 đội, 2 đội) tùy cơ sở vật
chất, diện tích phòng học.
Giáo viên trình chiếu các câu hỏi với các đáp án A, B, C hoặc dạng câu
hỏi điền khuyết lên màn hình. Lần lượt từng đội chơi sẽ nhận câu trả hỏi, suy
nghĩ trả lời. Đội chơi nào trả lời nhiều đáp án nhất, đội đó giành chiến thắng.
Ví dụ : Bài Ôn tập (tiết 4+5 – tuần 28).
17
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại :
Qua việc đưa các trò chơi vào dạy học Luyện từ và câu trong năm học
này, tôi nhận thấy không khí trong các tiết học thay đổi hẳn lên. Các em học
sinh học tập với tâm trạng hồ hởi, thích thú, các em say mê hơn và tích cực
chủ động nắm vững kiến thức. Chất lượng học tập có sự tiến bộ rõ rệt, số học
sinh nắm được nội dung bài tăng lên. Không những việc học tập có tiến bộ mà
các em còn rèn thêm về tính nhanh nhạy, biết đoàn kết thân ái với nhau, biết
phân công công việc cụ thể,…
Các em học sinh ngày càng năng động hơn, tư duy phát triển hơn. Học
sinh thấy vui hơn, thư thái dễ chịu và khoẻ mạnh hơn. Giao lưu giữa cô và trò
gần gũi, cởi mở và tình cảm hơn.
Các trò chơi học tập luôn thu hút được các em tham gia một cách hào
hứng và tự nguyện, không có một áp lực tâm lí nào đối với học sinh, luôn có
sự khám phá và nảy sinh nhiều sáng kiến hay.
Các em học được cách điều khiển hành vi, cách bắt hành vi tuân theo
một nhiệm vụ nhất định. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố tiếp thu tri thức
đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua
hoạt động chơi.
18
Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò
chơi học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn
hơn.
Qua trò chơi, các em biết tự kiềm chế, tham gia hoạt động tích cực.
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
Dưới đây là bảng minh chứng khảo sát chất lượn
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education