dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn công nghệ THCS

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn công nghệ THCS

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh
thần Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế; sau khi Quốc hội thông qua đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ
thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng,
nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới,
trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một
trong những vấn đề cần ưu tiên.
Thế nào là dạy học “tích hợp, liên môn”?
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của
hoạt động dạy học còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học
“tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo
hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở
mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục
có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo
đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển,
đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an
toàn giao thông… Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức
trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các
kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc
sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung
kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có
nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng
của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ:
Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát điện; kiến thức Vật lí và
Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền
3
biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục Công dân trong giáo dục đạo đức, lối
sống…
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học
phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng
kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội,
đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học.
Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn như bạn hỏi.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan
vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo
dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…
Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai
hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng
một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên
môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình
của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có
tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học
riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn
liên quan.
Sự khác nhau giữa chủ đề “đơn môn” và chủ đề “liên môn”?
Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn
chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.
Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với
một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến
thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong
các môn học khác.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo
viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có
tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp
4
phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ
năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được
đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở
các trường sư phạm.
Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn và tính thời sự cao. Vì vậy, mục
tiêu nội dung môn học phải xuất phát từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn và được vận
dụng, thực hành, kiểm nghiệm trong thực tiễn, đồng thời phải đảm bảo đáp ứng
được những đòi hỏi yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống. Trong quá trình
dạy học, phải luôn gắn lý thuyết với thực hành, gắn hoạt động học tập ở lớp với
hoạt động trải nghiệm, vận dụng ở gia đình và cộng đồng, thường xuyên cập nhật
những thành tựu mới của khoa học ứng dụng.
Môn Công nghệ giúp học sinh làm quen với một số quy trình công nghệ
chủ yếu, một số ngành, nghề phổ biến của đất nước, để góp phần định hướng
nghề nghiệp một cách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội cũng
như với năng lực, sở trường và hoàn cảnh của cá nhân. Mặt khác nó còn góp phần
sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường hợp lí, góp phần tích cực
vào việc xây dựng kinh tế xã hội của một đất nước. Điều này khẳng định môn
học Công Nghệ có nhiều cơ hội để tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục nhiều
nội dung như Vật lý, Hóa học, Toán học, Sinh học, giáo dục bảo vệ môi trường,
kĩ năng sống, sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm,…
Hơn nữa, trong những năm gần đây với sự phát triển như vũ bão của khoa
học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại
phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với
nhau. Đồng thời do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con
người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống khi giải quyết vấn đề
đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thực hiện một cách triệt để
được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế
cho thấy vấn đề dạy học tích hợp nói chung và việc dạy học tích hợp kiến thức
liên môn để giải quyết một vấn đề nào đó trong bộ môn Công nghệ là hết sức cần
thiết.
5
Xuất phát từ ý tưởng, làm thế nào để dạy – học bộ môn Công nghệ thêm
hứng thú, làm thế nào để học sinh có thể vận dụng những hiểu biết trong các môn
học trên lớp của mình để giải quyết vấn đề trong thực tiễn có hiệu quả tốt nhất.
Từ lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn và mạnh dạn tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu để
viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG MÔN CÔNG NGHỆ Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ
SỞ ”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT.
II.1 Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến.
Trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn Công
Nghệ vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên
nhưng lại là môn học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngại học. Điều đó làm cho
học sinh không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về Công Nghệ.
Việc học môn Công Nghệ chỉ là đối phó, miễn cưỡng, học sinh chỉ tiếp thu được
lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên. Kết quả là điểm kiểm tra
thấp, hiệu quả học tập chưa cao.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy trong chương trình Công Nghệ 6, 7,
8, 9 có rất nhiều nội dung để vận dụng kiến thức liên môn và giáo viên cũng đã
tích hợp các kiến thức của các môn học trong nội dung bài học dưới nhiều hình
thức khác nhau như liên hệ, lồng ghép, tích hợp một phần hoặc toàn bài tùy theo
nội dung của bài học nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức về may mặc,
trang trí nhà ở, nấu ăn, thu chi trong gia đình, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,
vẽ kỹ thuật, cơ khí, kỹ thuật điện, thực hành lắp đặt các mạch điện đơn giản…mối
quan hệ giữa việc sản xuất, ý thức của con người (sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc
kích thích trong trồng trọt; vệ sinh nơi thực hành; chất thải, rác thải của các làng
nghề…) với môi trường và nhu cầu sử dụng năng lượng dẫn đến nguy cơ cạn kiệt
các nguồn tài nguyên. Thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm hình
thành cho học sinh các kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức tiết kiệm
năng lượng…
6
Trong thực tế giảng dạy những năm qua, giáo viên chỉ chú trọng việc cung
cấp những kiến thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng
lồng ghép những kiến thức cần thiết phải tích hợp. Khi tham gia dự giờ học tập
đồng nghiệp ở các bộ môn đặc biệt là môn Công Nghệ tôi nhận thấy: Có nhiều
bài học có đơn vị kiến thức có thể tích hợp liên môn nhưng giáo viên lại bỏ qua,
có giờ học giáo viên không xác định được nội dung nào tích hợp là hợp lí nhất
mà ôm đồm quá nhiều nội dung cũng như môn học liên quan, dẫn đến không
truyền thụ hết kiến thức của bộ môn theo mục tiêu bài học và khai thác bài học
không có tính hệ thống thiếu khoa học. Mặt khác nhiều giờ học giáo viên vận
dụng kiến thức liên môn một cách gượng gạo, gò ép không tự nhiên. Điều đó ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học.
II.2. Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi có sáng kiến.
Giảng dạy bộ môn Công nghệ trong nhà trường không chỉ đơn thuần là
truyền thụ kiến thức lí thuyết mà còn phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng cơ bản
cần thiết để nắm chắc nội dung kiến thức cơ bản, có kĩ năng thực hành, vận dụng
vào các trường hợp cụ thể không những trong thời gian ở nhà trường mà còn tạo
điều kiện cho học sinh dễ dàng tham gia vào cuộc sống lao động sản xuất và kĩ
thuật hiện đại sau này.
Tích hợp liên môn trong dạy học môn Công nghệ là sự vận dụng tổng hợp
các kiến thức, kỹ năng của các phân môn của Công nghệ 6, 7, 8 ,9 vào việc
nghiên cứu tổng hợp về các lĩnh vực sản xuất, các ngành nghề trong nông nghiệp,
công nghiệp, kinh tế gia đình. Mặt khác vận dụng kiến thức liên môn cũng còn là
việc sử dụng các kiến thức kỹ năng, của các môn học khác có liên quan như Vật
lí, Hóa học, Toán học, Sinh học, Văn học, Giáo dục công dân …vào dạy học môn
Công nghệ, giúp học sinh hiểu và nắm vững các nội dung học tập nhằm nâng cao
chất lượng dạy học. Các môn học tuy là các phân môn riêng biệt song cũng có
mối quan hệ mật thiết với nhau như: Cách đo độ dài, đo thể tích, nhiệt độ nóng
chảy, khối lượng riêng, tính chất vật lý, tính chất hóa học của vật liệu, khối đa
diện, khối tròn xoay, độ pH, thành phần và tính chất của đất trồng, sâu bệnh hại
cây trồng, sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, vai trò của thực vật, vai trò của
7
môi trường sống, vị trí địa lý, các vùng tài nguyên khoáng sản, đoạn mạch nối
tiếp, đoạn mạch song song, điện trở của dây dẫn, các hiện tượng hóa học… Vì
vậy chúng có liên quan mật thiết với những bài học, lĩnh vực Công Nghệ nhất
định, cho nên trong khi dạy và học môn Công Nghệ có nhiều cơ hội để liên hệ
với các kiến thức Vật lý, Hóa học, Toán học, Sinh học, Địa lý… và ngược lại. Các
tác phẩm âm nhạc, thơ, tục ngữ ca dao…. luôn gắn liền những quy luật thiên
nhiên với sản xuất, các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với
thiên nhiên với đất nước con người, sử dụng kiến thức văn học như những câu
tục ngữ, ca dao lồng ghép trong nội dung bài giảng bước đầu đã có những biểu
hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạo niềm thích thú, từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Công Nghệ.
Về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ
đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp. Điều quan trọng là dạy
học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích
cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở
trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt
quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những
vấn đề thực tiễn.
Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn
nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho
học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng
kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn
giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở
các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu
biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu
sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là
bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy
học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có
8
liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức
liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của
giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra,
định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo
viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ
trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những
giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của
mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho
giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ
giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
Việc tích hợp kiến thức liên môn chủ yếu được tiến hành trong các hoạt
động vận dụng giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống. Giáo viên có thể
vận dụng kiến thức liên môn trong kiểm tra và truyền thụ kiến thức mới
Việc dạy học môn Công Nghệ nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo
dục, đây là những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ
để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học:
– Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh.
– Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ thực tiễn.
– Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục, đảm bảo đặc thù của bộ môn.
– Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
– Quá trình tích hợp phải tự nhiên, không miễn cưỡng gò ép.
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc vận dung kiến thức liên môn
trong giảng dạy môn Công Nghệ đều phải đảm bảo các nguyên tắc trên, đặc biệt
là nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
Để thực hiện nâng cao chất lượng dạy học tích hợp liên môn trong môn
Công nghệ, tôi đã tiến hành một số giải pháp cụ thể như sau:
1. Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
1.1. Xác định nội dung dạy học tích hợp liên môn.
Tuy có mối liên hệ với nhau nhưng chương trình các môn học trong
chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành có tính độc lập tương đối,
được thiết kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học
9
trước là cơ sở của những kiến thức được học sau. Vì thế, một số nội dung kiến
thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các
môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải. Không những thế, thời điểm dạy học
các kiến thức đó ở các môn học khác nhau là khác nhau, đôi khi thuật ngữ được
dùng cũng khác nhau, gây khó khăn cho học sinh.
Để khắc phục những khó khăn đó, trong khi chưa có chương trình mới, cần
phải rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong chương trình
giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những kiến thức chung để xây dựng thành
các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
Trong chương trình các môn Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa
lí,.. có các nội dung kiến thức chung về ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Rà
soát chương trình các môn học này, có thể xác định được một số kiến thức liên
môn. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đề cập đến nội dung dạy học, đến
hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đến nội dung và phương pháp kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập. Chương trình giáo dục nào cũng tồn tại những nội
dung kiến thức liên môn, vì vậy việc dạy học tích hợp liên môn tôi thực hiện
ngay trong chương trình hiện hành, mặc dù việc thiết kế, sắp xếp các nội dung
dạy học trong chương trình, trong sách giáo khoa chưa thật sự tạo nhiều thuận lợi
cho mục tiêu đó. Việc lựa chọn nội dung dạy học để xây dựng các chủ đề tích
hợp liên môn phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn đó.
1.2. Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở GD – ĐT Nam Định đã giao quyền tự chủ xây
dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và
giáo viên; theo chỉ đạo chuyên môn của cấp trên tôi phối hợp cùng các giáo viên
trong trường tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn chủ động, linh hoạt trong
việc xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù
hợp với điều kiện thực tế địa phương, khả năng của học sinh, phù hợp với điều
kiện cụ thể của nhà trường theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT:
Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc Hướng
dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy
học tích cực khác; Công văn số 791/HD-BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 về
10
việc hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông;
Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc hướng
dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm
giáo dục thường xuyên qua mạng; các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục trung học hằng năm. Theo đó, thay cho việc dạy học đang được thực
hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên
môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để
xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên môn
phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế
của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương
trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo
phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình
thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. Các kiến thức liên môn có
thể nằm ở chương trình của các lớp khác nhau và đều có thể được lựa chọn để
xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn. Tùy vào điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể có thể xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp. Trong thời
gian đầu, để tránh sự xáo trộn nhiều gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch
giáo dục chung, chúng ta có thể chọn các nội dung kiến thức liên môn nằm trong
chương trình của một lớp để xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn, đảm
bảo hoàn thành chương trình môn học của khối đó trong năm học. Trong những
năm học tiếp theo, trên cơ sở các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng và
thực hiện, chúng ta tiếp tục mở rộng xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong
toàn bộ kế hoạch giáo dục nhà trường.
1.3. Nội dung trình bày một chủ đề tích hợp liên môn.
* Tên chủ đề: Căn cứ vào nội dung kiến thức và các ứng dụng của chúng
trong thực tiễn để xác định tên chủ đề sao cho phù hợp, thể hiện được nội dung
tích hợp liên môn.
* Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề:
– Nghiên cứu kỹ trong tất cả các đơn vị chuẩn kiến thức, kỹ năng trong
chương trình môn Công Nghệ, trong từng bài, từng chủ đề để xác đinh mức độ
11
tích hợp trong từng bài, từng chủ đề (những chủ đề nào có thể tiến hành dạy học
tích hợp, dạy học liên môn, xác định địa chỉ và các môn học có liên quan đến
vấn đề cần tích hợp).
– Căn cứ vào thời lượng của bài học mà xác định hình thức tích hợp toàn
phần hay mức độ một bộ phận, hoặc chỉ dừng lại ở mức liên hệ.
– Trình bày về nội dung kiến thức thuộc chương trình các môn học được
dạy học tích hợp trong chủ đề; nêu rõ yêu cầu cần đạt; tên bài (tiết), thời lượng
phân phối chương trình hiện hành và thời điểm dạy học theo chương trình hiện
hành.
– Phương án/kế hoạch dạy học môn học sau khi đã tách riêng phần nội
dung kiến thức được dạy học theo chủ đề đã xây dựng;
– Trình bày nội dung dạy học trong chủ đề; phân tích về thời lượng và thời
điểm thực hiện chủ đề trong mối liên hệ phù hợp với chương trình dạy học các
môn học liên quan.
– Trình bày ý tưởng/câu hỏi của chủ đề nhằm giải quyết một vấn đề nào đó
để qua đó học sinh học được nội dung kiến thức liên môn và các kĩ năng tương
ứng đã được tách ra từ chương trình các môn học nói trên, có thể là vấn đề theo
nội dung dạy học hoặc vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn;
– Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề trong dạy họccác môn học liên
quan/hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với việc hình thành kiến thức, kĩ năng,
thái độ và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
* Mục tiêu của chủ đề:
– Kiến thức: Trình bày về nội dung kiến thức mà học sinh sẽ học được
thông qua chủ đề (chỉ trình bày những kiến thức sẽ được đánh giá).
– Kĩ năng: Trình bày về những kĩ năng của học sinh được hình thành thông
qua thực hiện các hoạt động học theo chủ đề (chỉ trình bày những kĩ năng sẽ được
đánh giá). Sử dụng động từ hành động để ghi các loại kĩ năng và năng lực mà học
sinh được phát triển qua thực hiện chủ đề.
– Thái độ: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động
học theo chủ đề đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của HS.
12
– Định hướng phát triển năng lực (NL): NL tự học; NL giải quyết vấn đề;
NL giao tiếp; NL hợp tác; NL tính toán; NL sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật; NL lựa
chọn và đánh giá công nghệ; NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) để tìm
hiểu thông tin, sưu tầm tài tiêu, học tập kinh nghiệm, khởi nghiệp…
Học sinh được học thông qua thực hành, sáng tạo và tạo ra sản phẩm học
tập có ý nghĩa cho bản thân; có thể thiết kế, xây dựng, sáng tạo ra một sản phẩm
hoặc thực hiện một việc nào đó. Các năng lực cá nhân từ đó được bộc lộ, rèn
luyện và phát triển trong quá trình tạo ra sản phẩm học tập.
* Sản phẩm cuối cùng của chủ đề:
Mô tả rõ sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành về nội dung và hình thức
thể hiện (bài báo báo, bài trình chiếu, tập tranh ảnh, video, mô hình, vật thật,
dụng cụ thí nghiệm, phần mềm.); nêu rõ tên và yêu cầu của sản phẩm cùng với
tiêu chí đánh giá sản phẩm.
2. Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn.
2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học.
Trong chương trình hiện nay, những nội dung kiến thức được đề cập đến ở
hai hay nhiều môn học được điều chỉnh theo hai hướng: chỉ dạy kiến thức đó
trong một môn học và bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến các môn còn
lại đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế, không
dạy lại ở các môn khác; tách những kiến thức có liên quan ra khỏi các môn học,
xây dựng thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm
phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. Xây dựng kế
hoạch dạy học của các bộ môn có liên quan sau khi đã tách một số kiến thức ra
để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Kế hoạch dạy học của môn học cần
phải tính đến thời điểm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng,
đảm bảo sự phù hợp và hài hòa giữa các môn học. Trong trường hợp cần thiết, có
thể phải hy sinh một phần lôgic hình thành kiến thức để tăng cơ hội vận dụng
kiến thức cho học sinh. Trong một số trường hợp, có thể phần kiến thức chung
được tách ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn không nằm trọn vẹn trong
một bài học của chương trình môn học hiện hành. Khi đó, phần kiến thức còn lại
13
của bài học cần được bố trí để dạy học sao cho hợp lý theo hướng lồng ghép vào
các bài học khác, có thể là các bài học liền kề trước hoặc sau.
Lựa chọn thời điểm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp
với kế hoạch dạy học của các môn học liên quan. Căn cứ vào nội dung kiến thức
và thời lượng dạy học được lấy ra từ các môn học tương ứng, các tổ/nhóm
chuyên môn cùng thống nhất các thời điểm trong năm học để tổ chức dạy học các
chủ đề tích hợp liên môn
2.2. Thiết kế tiến trình dạy học.
Dạy học theo các chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, đều phải chú trọng
việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng
như ứng dụng trong các môn học khác. Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì
không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề
liên môn, tích hợp. Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh
đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà
các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài
trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng
dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề
cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh,
mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện
trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục
đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp
thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung
khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh.
Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do
giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm
lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng
kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan.
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và
cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra
14
những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của
học sinh , trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên
môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua
phân tích, chiếm lĩnh bài văn; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri
thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác. Vận dụng kiến thức liên môn theo
quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng
là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng
của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội
được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri
thức và phát triển năng lực tích hợp.
Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, việc thiết kế tiến
trình dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
2.2.1. Về phương pháp dạy học.
– Dạy học theo dự án.
– Phương pháp trực quan.
– Phương pháp thực địa.
– Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Tiến trình dạy học phải thể hiện chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp
với phương pháp dạy học tích cực được vận dụng. Tùy theo đặc thù bộ môn và
nội dung dạy học của chủ đề, giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp dạy học
khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học tích cực nói chung đều dựa trên
quan điểm dạy học giải quyết vấn đề có tiến trình sư phạm tương tự nhau:
Trong các phương pháp trên, tôi thường sử dụng phương pháp dạy học đặt
và giải quyết vấn đề kết hợp các phương pháp khác: Phương pháp dạy học đặt và
giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học xuất phát từ một sự kiện/hiện
tượng/tình huống/nhiệm vụ giáo viên làm xuất hiện vấn đề cần giải quyết, điều
khiển HS phát hiện vấn đề, tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để lựa chọn giải
pháp/xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp/kế hoạch để giải
quyết vấn đề; đánh giá kết quả giải quyết vấn đề. Thông qua đó chiếm lĩnh tri
thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ
15
bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì
“Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”. Tình huống có vấn đề
(tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lý
thuyết hay thực tiễn mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải
ngay tức khắc bằng một thực giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ,
hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều khiển kiến thức sẵn có. Đây
chính là một trong những hình thức dạy học vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong bài học. Vì vậy, nhìn chung tiến trình dạy học
một chủ đề tích hợp liên môn theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề như sau:
* Đề xuất vấn đề.
Để đề xuất vấn đề, giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn
vấn đề. Nhiệm vụ giao cho học sinh có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như: giải thích một sự kiện/hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội; giải
quyết một tình huống trong học tập hay trong thực tiễn; tiến hành một thí nghiệm
mở đầu… Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan tâm đến nhiệm vụ đặt
ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ cần giải quyết,
học sinh huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ
năng còn chưa biết, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được; diễn đạt nhu
cầu đó thành câu hỏi. Lúc này vấn đề đối với học sinh xuất hiện, dưới sự hướng
dẫn của giáo viên vấn đề đó được chính thức diễn đạt. Nhiệm vụ giao cho học
sinh cần đảm bảo rằng học sinh không thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức, kĩ
năng đã có mà cần phải học thêm kiến thức mới để vận dụng vào quá trình giải
quyết vấn đề.
* Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề.
Sau khi đã phát biểu vấn đề, học sinh độc lập hoạt động, xoay trở để vượt
qua khó khăn, tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong quá trình đó, khi cần
phải có sự định hướng của giáo viên để học sinh có thể đưa ra các giải pháp theo
suy nghĩ của học sinh. Thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướng của giáo
viên, học sinh xác định được các giải pháp khả thi, bao gồm cả việc học kiến thức
16
mới phục vụ cho việc giải quyết vấn đề đặt ra, đồng thời xây dựng kế hoạch hành
động nhằm giải quyết vấn đề đó.
* Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề.
– Trong quá trình thực hiện giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề, học
sinh diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về kết quả thu được, qua đó có
thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp. Trường hợp học sinh cần phải hình thành kiến thức
mới nhằm giải quyết vấn đề, giáo viên sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức mới
của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu
biết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát biểu,
viết ra các kết luận/ khái niệm/ công thức mới… Trong quá trình đó, học sinh cần
phải học lí thuyết hoặc/và thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực
nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận. Kiến thức, kĩ
năng mới được hình thành giúp cho việc giải quyết được câu hỏi/vấn đề đặt ra.
– Trong quá trình hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, hành động của học sinh được định hướng phù hợp với tiến trình nhận thức
khoa học. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng
mới học để giải quyết các tình huống có liên quan trong học tập và cuộc sống
hàng ngày; tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức thông qua các nguồn tư liệu, học
liệu, khác nhau; tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học,
từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng
những cách khác nhau. Qua quá trình dạy học, cùng với sự phát triển năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh, sự định hướng của giáo viên tiệm cận dần đến
định hướng tìm tòi sáng tạo, nghĩa là giáo viên chỉ đưa ra cho học sinh những gợi
ý sao cho học sinh có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và
cách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Nghĩa là
dần dần bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự xác định hành động thích hợp trong
những tình huống không phải là quen thuộc đối với học sinh.
* Trình bày, đánh giá kết quả.
Sau khi đã hoàn thành hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, học sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả thu được. Giáo viên
17
chính xác hoá, bổ sung, xác nhận, phê duyệt kết quả, bao gồm những kiến thức
mới mà học sinh đã học được thông qua hoạt động giải quyết vấn đề. Học sinh
ghi nhận kiến thức mới và vận dụng trong thực tiễn cũng như trong các bài học
tiếp theo.
2.2.2. Về kĩ thuật dạy học.
Tiến trình dạy học nói trên được thể hiện cụ thể thành chuỗi hoạt động học
của học sinh. Mỗi hoạt động học của học sinh phải thể hiện rõ mục đích, nội
dung, phương thức và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Phương
thức hoạt động của học sinh thể hiện thông qua kĩ thuật học tích cực được sử
dụng. Có nhiều kĩ thuật học tích cực khác nhau, mỗi kĩ thuật có mục tiêu rèn
luyện các kĩ năng khác nhau cho học sinh. Tuy nhiên, dù sử dụng kĩ thuật học
tích cực nào thì việc tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh đều phải thực hiện
theo các bước sau:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh
phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản
phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm
vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm
bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: học sinh được khuyến khích hợp tác với
nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó
khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình
trạng học sinh bị “bỏ quên” trong quá trình dạy học.
* Báo cáo kết quả và thảo luận: yêu cầu về hình thức báo cáo phải phù hợp
với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; giáo viên cần
khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí
những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: giáo viên tổ chức cho học
sinh trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các
kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
18
Mỗi chủ đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có
thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ
thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy
học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ
tiến trình dạy học của chủ đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử
dụng khi phân tích bài học.
2.2.3. Về thiết bị dạy học và học liệu.
Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy học mỗi chủ đề phải
đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bị
dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản
phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học
3. Tổ chức giờ học vận dụng kiến thức liên môn trên lớp.
Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu
cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa
học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng
chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung
tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ,
trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Ví dụ
trong văn học, ta phải chuyển tác phẩm của nhà văn vào trong tư duy, cảm xúc
của mình, biến tác phẩm thành thế giới tinh thần, tình cảm của riêng mình để tự
nhận thức, tự giáo dục và phát triển theo mục đích định hướng giáo dục của giáo
viên.
Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chú
trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan
hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ
vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn
học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi sao
chép, làm thui chột dần năng lực tư duy, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông
tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo của học sinh.
Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn hay dạy cách học, dạy tự
đọc, tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử
19
lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình
thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình
truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh
tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh
hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý và khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ
năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương
pháp.
Với việc tổ chức tiến trình dạy học như trên, có thể hình dung mỗi chủ đề
dạy học bao gồm một số nhiệm vụ học tập được thiết kế thành các hoạt động kế
tiếp nhau. Lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu
cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định,
được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng
một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên
đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng
động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong
không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng
góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ thuật dạy học tích cực như:
khăn trải bàn, các mảnh ghép, động não, bản đồ tư duy, XYZ, ổ bi… sẽ được sử
dụng trong tốt chức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ
nhằm đạt mục tiêu dạy học. Trong mỗi hoạt động, giáo viên có thể sử dụng một
kĩ thuật nào đó để giao cho học sinh giải quyết một nhiệm vụ học tập được giao.
Kết quả hoạt động của các nhóm học sinh được đưa ra thảo luận, từ đó nảy sinh
vấn đề cần giải quyết và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đó. Hoạt
động giải quyết vấn đề của học sinh có thể được thực hiện ngay trong giờ học
trên lớp nhưng thường thì phải thực hiện ở nhà, giữa hai giờ lên lớp kế tiếp nhau
mới đạt được hiệu quả cao. Giai đoạn này, các phương pháp quan sát, ôn tập,
nghiên cứu độc lập cần được hướng dẫn cho học sinh sử dụng. Các kĩ thuật dạy
học tích cực sẽ được tiếp tục sử dụng trên lớp trong giờ học sau đó để tổ chức các
hoạt động trao đổi, tranh luận của học sinh về vấn đề đang giải quyết nhằm đạt
được mục tiêu dạy học. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học như trên, vấn
20
đề đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh về kết quả hoạt động (bao
gồm tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng) được quan tâm thực hiện. Trong toàn bộ
tiến trình tổ chức hoạt động dạy học như trên, các phương pháp truyền thống như
thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thực hành… vẫn còn nguyên giá trị của chúng
và cần phải được khai thác sử dụng một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ để đạt
được hiệu quả cao nhất.
Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải
chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối
quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải
từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh,
còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi sao
chép, làm thui chột dần năng lực tư duy, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông
tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo của học sinh.
Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn hay dạy cách học, dạy tự
đọc, tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử
lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình
thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình
truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh
tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh
hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý.
“Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn diện
và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học; quán triệt trong mọi khâu của quá
trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong
chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học
của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các
sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực
hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và
ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần
dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và học tốt được.
4. Xây dựng phương án kiểm tra, đánh giá, đối với phần kiến thức, kỹ năng đã
tiến hành dạy học tích hợp liên môn.
21
Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự
đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Cần tăng
cường đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học
tập mà học sinh đã hoàn thành; tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá
đồng đẳng của học sinh. Để thực hiện được điều đó, đối với mỗi hoạt động học
trong cả tiến trình dạy học, cần mô tả cụ thể các sản phẩm học tập mà học sinh
phải hoàn thành cùng với các tiêu chí đánh giá cụ thể.
Xây dựng phương án kiểm tra, đánh giá phù hợp, hiệu quả đối với phần kiến
thức, kỹ năng đã tiến hành dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh có cơ hội
phát triển năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp, kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, gắn việc học ở nhà trường
với nhu cầu phát triển của học sinh ở địa phương và cộng đồng.
Phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh đã được thể hiện
trong kế hoạch dạy học mỗi chủ đề (đánh giá bằng quan sát, nhận xét; cách biên
soạn câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tập; cách đánh giá sản phẩm học tập của học
sinh; xây dựng bảng tự đánh giá (rubric); cách tổ chức cho học sinh tự đánh giá,
đánh giá đồng đẳng; cách ghi nhật kí dạy học…); tham khảo them các phương án
đánh giá khác có thể sử dụng.
5. Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm:
Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm với đồng
nghiệp thông qua các tiết dự giờ, hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa nhà
trường với các cơ sở giáo dục triển khai mô hình trường học mới và các cơ sở
giáo dục khác. Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng, trên
trang “Trường học kết nối”.
Trên đây là một số vấn đề về lý luận của việc dạy học liên môn để hiểu rõ
hơn những vấn đề đã nêu, tôi đã tôi áp dụng vào xây dựng các bài dạy tích hợp
liên môn trong giảng dạy trên lớp bộ môn Công Nghệ tại trường THCS Hoàng
Văn Thụ cụ thể đó là:
22
* VÍ DỤ 1: CÔNG NGHỆ 8 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ:
AN TOÀN ĐIỆN
I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên làm cho học sinh:
* Kiến thức
– Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối
với cơ thể người.
– Phân tích được hiện trạng một số vấn đề về an toàn điện.
– Hiểu được các giải pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống.
* Kỹ năng:
– Phân tích được bảng số liệu, tranh ảnh về an toàn điện.
– Biết cách tìm hiểu vấn đề an toàn điện ở địa phương.
* Thái độ
– Nâng cao ý thức trách nhiệm sử dụng điện an toàn, hợp lý sẵn sàng tuyên
truyền giáo dục mọi người trong việc sử dụng điện an toàn vì điện năng rất có ích
cho cuộc sống nhưng tai nạn do điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm nó
có thể gây hỏa hoạn, làm bị thương hoặc chết người.
* Định hướng năng lực được hình thành:
– Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng
công nghệ thông tin và truyền thông.
– Năng lực chuyên biệt: sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tư duy tổng hợp, sử dụng
tranh ảnh, số liệu thống kê.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Công nghệ – Phần cứng: Gồm các thiết bị:
– Máy tính có kết nối Internet
– Máy ảnh kỹ thuật số
– Máy in
– Máy chiếu đa năng
– Màn chiếu
– Loa
Công nghệ – Phần mềm ( Một số phần mềm cần thiết)
– Phần mềm thư điện tử
– Trình duyệt Web
– Phần mềm thiết kế PowerPoint
– Hệ soạn thảo văn bản
– Phần mềm đa phương tiện

23

Nguồn tài liệu:
Nguồn Internethttp://www.namdinh.gov.vn
http://www.google.com.vn
Các yêu cầu khác:
Hỗ trợSGK; SGVphiếu học tập; các bức tranh, ảnh về nguyên nhân
gây tai nạn điện; các bức tranh, ảnh thực hiện tốt an toàn điện ở
địa phương; cẩm nang an toàn điện của EVNNPC, tư liệu tham
khảo…
Giấy A0, bảng để dán các sản phẩm quảng cáo cho dự án.
Bài trình chiếu Power Point, bài word
Dụng cụ bảo vệ an toàn điện, phim tư liệu.
Các sản phẩm mẫu của học sinh.
Yêu cầu khácThông báo với Nhà trường và phụ huynh về chương trình này.

* Vận dụng kiến thức liên môn. Cụ thể:
– Môn Công nghệ:
+ Lớp 8 – Bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Bài 35: Cứu người bị tai nạn điện
+ Lớp 9 – Bài 1: An toàn lao động trong nghề điện dân dụng
Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
– Môn Vật lý:
+ Lớp 7 – Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và td sinh lí của dòng điện.
Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
+ Lớp 9 – Bài 21: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
– Địa lý 9 – Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
– Công dân 9 – Tiết 28: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của
công dân. Tuyên truyền và hướng dẫn những người xung quanh sử dụng điện an
toàn -> Từ đó hình thành một thế hệ trẻ có lối sống văn minh hiện đại, góp phần
cùng thực hiện “AN TOÀN ĐIỆN VÌ LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG”
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
24
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh(1 phút)
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài mới (3 phút )
Trong các hình ảnh sau:
Hình ảnh nào nêu lên lợi ích của điện năng?
Hình ảnh nào chỉ ra tác hại của dòng điện?
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
Hình 5 Hình 6
Xem ti vi giải trí
Học sinh học bài
25
Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét…
Giáo viên nhận xét, giải thích thêm thông tin:
Từ xa xưa, khi chưa có điện, con người đã bị chết do dòng điện sét. Ngày
nay khi có con người sản xuất ra điện, dòng điện cũng có thể gây nguy hiểm cho
con người.
Với mạng điện hạ áp, con người có thể bị nguy hiểm bởi tia hồ quang điện
hay do điện giật.
Với mạng điện cao áp, ngoài những nguy hiểm trên, con người còn có thể bị
phóng điện qua không khí, khi đến quá gần các bộ phận mang điện cao áp gây ra
bỏng, làm chết người.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tai nạn điện phần nhiều xảy ra ở mạng điện hạ
áp 220V vì người dùng điện dễ xem thường, không thực hiện các biện pháp an
toàn điện khi sử dụng và sửa chữa điện.
Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số biện pháp an toàn điện trong
sản xuất và đời sống.
* Tổ chức dạy học: (35 phút)

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao xảy ra tai nạn điện(18
phút)
*Nội dung:
I.Tìm hiểu các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện.
1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện
cao áp và trạm biến áp
3. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
* Hình thức tổ chức học tập:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
– Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm: giao nhiệm vụ cho
các nhóm: Dựa vào vốn hiểu biết, sách giao khoa, tài
liệu, hình ảnh bảng số liệu…. hoàn thành phiếu học tập
I. Vì sao xảy ra tai
nạn điện

26

trong thời gian 15 phút. Sau đó, các nhóm đảo phiếu
học tập để nhận xét và bổ sung bằng mực đỏ
– Giáo viên cung cấp thêm thông tin bằng hình ảnh
Bước 2: Thực hiện nhiệm
– Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên
– Học sinh làm việc theo nhóm và hoàn thành phiếu học
tập.
– Các nhóm đảo phiếu học tập cho nhau nhận xét bổ
sung bằng mực đỏ.
– Các nhóm nhận lại phiếu học tập và hoàn thiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– Giáo viên yêu cầu 1 nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.
– Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
– Giáo viên chuẩn kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả
Giáo viên nhận xét; đánh giá về thái độ quá trình làm
việc và kết quả hoạt động của nhóm
Giáo viên dẫn dắt: Qua các phương tiện thông tin, qua
thực tế sử dụng. Em hãy kể một số nguyên nhân gây
tai nạn điện?
Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên
gọi lần lượt 3 học sinh trả lời, 3 học sinh nhận xét.
Học sinh trả lời:
– Do chạm trực tiếp vào mạng điện
– Do vi phạm khoảng cách an toàn điện lưới điện cao
áp và trạm biến áp.
– Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
Học sinh nhận xét…
Giáo viên nhận xét, tổ chức cho học sinh hoạt động
nhóm để tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện

27

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Hoạt động: Tìm hiểu nguyên nhân do chạm trực
tiếp vào vật mang điện
Em hãy kể tên một số thiết bị điện, đồ dùng điện trong
gia đình em?
HS kể: Một số thiết bị điện, đồ dùng điện trong gia
đình em như: bàn là, nồi cơm, quạt điện, ổ cắm, dây
dẫn điện…
GV trình chiếu hình 33.1 yêu cầu học sinh quan sát
Hình a
Hình b
Hình c
1. Do chạm trực
tiếp vào vật mang
điện.

28

?Quan sát các hình ảnh trên em hãy cho biết những
hình ảnh đó nói lên điều gì.
Học sinh trả lời:
Hình a: Sửa chữa điện
Hình b: Bàn là rò điện ra vỏ
Hình c: Dây dẫn điện bị hở cách điện
Học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin phần 1, trang
116 SGK -> giáo viên trình chiếu bài tập.
Quan sát hình 3.1, em hãy điền chữ a, b, c vào chỗ
trống (….) cho thích hợp
– Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách
điện hoặc dây dẫn hở cách điện ( h. 33.1..)
– Sử dụng các đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ (vỏ kim
loại) (h.33.1…)
-Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng
dụng cụ bảo vệ an toàn điện (h.33.1…)
Học sinh các nhóm làm bài tập, giáo viên quan sát học
sinh làm việc.
Đại diện học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức về nguyên nhân
do chạm trực tiếp vào vật mang điện:
– Chạm trực tiếp
vào dây dẫn trần
hoặc dây dẫn hở
cách điện.
– Sử dụng đồ dùng
điện bị rò điện ra
vỏ kim loại.
– Sửa chữa điện
không cắt nguồn
điện.

29

Hoạt động: Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với
lưới điện cao áp và trạm biến áp
Giáo viên cho học sinh xem video thả diều gần lưới
điện cao áp.
Em có suy nghi gì khi xem đoạn video trên?
Học sinh nêu suy nghĩ của mình. Giáo viên nhận xét.
Giáo viên liên hệ sự hiểu biết của học sinh trong thực
tế: Giáo viên trình chiếu các bức tranh, ảnh về nguyên
nhân gây tai nạn điện ở địa phương của các nhóm sưu
tầm từ nhà trên máy chiếu vật thể.
Các nhóm quan sát các bức tranh, ảnh nhận xét chéo
nhau, GV nhận xét và giải đáp những thắc mắc của HS.
GV trình chiếu Nghị định của chính phủ số
54/1999/NĐ- CP đã quy định về khoảng cách bảo vệ an
toàn lưới điện cao áp về chiều rộng và chiều sâu.
Học sinh đọc thông tin bảng 33.1 trang 117- SGK.
Đến gần lưới điện cao áp và trạm biến áp nguy hiểm
như thế nào?
HS trả lời: Có thể bị phát điện từ dây điện cao áp, thanh
cái máy biến áp qua không khí đến người, gây chết
người.
Học sinh nhận xét…
Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức:
Giáo viên trình chiếu thông tin giải thích sự nguy hiểm
do vi phạm khoảng cách an toàn điện lưới, điện cao áp:
Sống gần các đường dây cao thế rất nguy hiểm, người
sống gần các đường dây cao thế thường bị suy giảm trí
nhớ, bị nhiễm điện do hưởng ứng. Mặc dù các đường
dây tải điện ngày càng được nâng cấp nhưng các sự cố
2. Do vi phạm
khoảng cách an
toàn đối với lưới
điện cao áp và
trạm biến áp.
– Điện phóng qua

không khí, qua
người.
30

lưới điện vẫn xảy ra như chạm chập, rò điện, nổ sứ, đứt
đường dây, cháy nổ trạm biến áp… để lại những hậu
quả nghiêm trọng -> cần di dời các hộ dân sống gần
các đường dây tải điện cao áp và tuân thủ các quy tắc
an toàn khi sử dụng điện.
Giáo viên: Tích hợp kiến thức môn Toán học: Em đo
khoảng cách bảo vệ an toàn điện cao áp tới nhà mình ở
hoặc tới khu dân cư.
* Hoạt động: Tìm hiểu do đến gần dây dẫn điện bị
đứt rơi xuống đất giáo viên trình chiếu hình
Giáo viên trình chiếu hình ảnh lưới điện nông thôn.
Hình ảnh lưới điện nông thôn (Nguồn Internet)
? Qua việc quan sát các bức ảnh trên, em hãy cho
biết những hình ảnh đó nói lên điều gì?
Học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét: Những cột điện tạm bợ, xiêu vẹo,
dây điện kéo ngang, dọc chẳng khác nào mạng nhện,..là
những hình ảnh không khó để chúng ta bắt gặp ở nhiều
3. Do đến gần dây
dẫn điện bị đứt
rơi xuống đất

31

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
vùng nông thôn nhiều đường dây nghiêng ngả nằm sát
bụi cây, gần nhà dân, tiềm ẩn nguy cơ người dân bị
điện giật rất cao. Vì vậy để đảm bảo an toàn lưới điện
nông thôn, người sử dụng cần nâng cao nhận thức, chấp
hành đúng quy định của ngành điện.
Em sẽ làm gì khi nhìn thấy dây điện đứt rơi xuống
đất?
HS: Khi em nhìn thấy dây tải điện bị đứt xuống đất,
cây cối đổ vào đường dây, cột điện bị đổ… em không
lại gần chỗ dây điện bị đứt chạm mặt đất, rất nguy hiểm
em sẽ báo cho trạm quản lý điện.
Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức:
Giáo viên cung cấp thêm thông tin về điện áp bước,
Tổng đài chăm sóc khách hàng, sửa chữa sự cố điện
EVNNPC 19006769 – cskh.npc.com.vn
Giáo viên liên hệ sự hiểu biết của học sinh trong thực tế
Tích hợp môn Vật lý 7 – Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng
hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện. Em hãy nêu
tác động của dòng điện khi đi qua cơ thể người?
Tích hợp môn Vật lý 7 – Bài 23: Học sinh trả lời: Dòng
– Mưa bão to, dòng
điện đứt, không
đến gần chỗ dây
điện đứt chạm
xuống đất.

32

điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người
như: các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, tê liệt
thần kinh, gây chấn thương do phóng điện hồ quang,
người bị ngã va vào vật cứng… Phải hết sức thận trọng
khi dùng điện, nhất là với mạng điện gia đình. Tuy vậy,
trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí
của dòng điện thích hợp để chữa bệnh, kỹ thuật đó gọi
là châm cứu điện.
? Em hãy kể tên 1 số việc làm ở địa phương em sử
dụng điện mất an toàn, các việc làm như thế mang lại
hiệu quả gì ?
Học sinh thảo luận, trả lời: Một số việc làm ở địa
phương em sử dụng điện mất an toàn là:
– Sử dụng điện thoại, máy tính xách tay trong lúc đang
cắm sạc pin.
– Dùng điện sinh hoạt để đánh bắt cá
– Dùng điện sinh hoạt để chống chộm và bẫy chuột.
– Dải dây điện qua ruộng nước khi bơm nước lúa.
– Chưa có thói quen nối đất các thiết bị điện và kiểm tra
các dây dẫn, cách điện của mạng điện, của các dụng cụ
điện, thiết bị điện trong mạch điện.
– Trước khi vận hành các máy móc như: máy trộn bê
tông, máy xay xát gạo, máy tời vật liệu xây dựng,..
không kiểm tra an toàn điện.
– Hậu quả:
+ Gây tai nạn điện
+ Gây hỏa hoạn làm thiệt hại kinh tế và môi trường.
Học sinh khác nhận xét
Giáo viên nhận xét các câu trả lời của học sinh về sự
hiểu biết trong thực tế.

33

Giáo viên cung cấp hình ảnh minh họa.
(Sử dụng điện để diệt chuột)
Giáo viên giải thích: Cơ thể người là vật dẫn điện,
dòng điện rất nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn cố tình
sử dụng điện để đánh bắt cá, điều này nguy hiểm cho
bản thân và môi trường sống. Tại một số địa phương,
thay vì diệt chuột phá hoại mùa màng bằng biện pháp
truyền thống thì người dân lại chọn cách giăng điện để
bẫy chuột. Việc dùng điện để bắt chuột rất nguy hiểm,
chỉ cần sơ suất nhỏ có thể dẫn đến tử vong.
Theo nguồn tin của Evnnpc Dong Thap: Mới
đây(ngày 03/10/2015) người dân ở ấp Khánh Mỹ xã
Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
không khỏi bàng hoàng khi phát hiện thi thể người đàn
ông tử vong trên cánh đồng. Nguyên nhân được lực
lượng chức năng xác định, nạn nhân chết do bị điện
giật. Quá trình điều tra, công an huyện Lấp Vò đã xác
định được thủ phạm giăng bẫy chuột bằng cách dùng
dây chì giăng trên ruộng lúa nối với cục sạc câu vào
bình ắc quy để bẫy chuột, sau khi qua sạc dòng điện lên
rất cao trên 300V, nên khi nạn nhân chạm vào dây thì
chết tại chỗ.

34

–>Việc đặt bẫy điện để diệt chuột có thể gây nguy
hiểm cho cả người bẫy chuột và người đi làm vườn,
làm đồng vô ý chạm vào sẽ rất nguy hiểm đến tính
mạng. Không những thế, việc giăng bẫy điện bắt chuột
còn vi phạm pháp luật.
Giáo viên trình chiếu, giải thích cho học sinh:
Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực điện, sử dụng năng lựơng tiết kiệm và
hiệu quả, tại điểm đ, khoản 4, điều 15 có quy định
hành vi “Sử dụng điện để bẫy đánh bắt động vật hoặc
làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của
pháp luật” sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng”.
Tại điều 98 của Bộ luật hình sự hành vi còn bị đưa vào
tội vô ý làm chết người có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến
5 năm phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt từ 3
đến 10 năm.
Giáo viên hỏi: Ở địa phương em có những việc làm
mất an toàn điện, em phải làm gì?
Học sinh tích hợp môn Địa lý 9 – Bài 6: Sự phát triển nền
kinh tế Việt Nam, trả lời:
Em được biết: Trong công cuộc đổi mới kinh tế đất
nước đã đạt được nhiều thành tựu tạo đà thuận lợi trong
những năm tới. Khi sử dụng điện an toàn, hợp lí chúng
ta sẽ không phải tốn tiền chi phí sửa chữa hệ thống
truyền tải điện, thiết bị điện, chi phí chữa các bệnh về
tai nạn điện-> góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế
đất nước.
Học sinh tích hợp môn Giáo dục công dân 9 – Bài 11:
Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệp

35

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
hóa – Hiện đại hóa đất nước, trả lời:
Em phải rèn luyện phẩm chất tốt, ra sức học tập tốt,
chiếm lĩnh đỉnh cao văn hóa – khoa học, tham gia tốt
các hoạt động tập thể và xã hội, em đem sự hiểu biết
của mình tuyên truyền cho mọi người trong khu dân cư,
sự nguy hiểm của những việc làm đó, mọi người cùng
thực hiện “An toàn điện là bảo vệ chính mình”.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số biện pháp an toàn
điện( 17 phút)
GV giải thích: Đảm bảo an toàn điện là nguyên tắc cần
phải tuân thủ mỗi khi sử dụng hoặc chữa điện. Việc
tuân thủ những nguyên tắc này sẽ giúp các em hình
thành thói quen an toàn trong cuộc sống và sản xuất.
Tích hợp kiến thức môn Vật lý 7 – bài 29: Em hãy
nhắc lại quy tắc an toàn khi sử dụng điện?
HS tích hợp kiến thức môn Vật lý 7 – bài 29 trả lời:
– Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện
thế dưới 40V
– Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện
– Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng
và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách xử lý.
*Hình thức tổ chức học tập: Cặp đôi.
– Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình
ảnh, kết hợp thông tin sách giáo khoa (Tích hợp kiến
thức môn Vật lý 9 – Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết
kiệm điện, Môn Công nghệ 8 – Bài 34: Thực hành dụng
cụ bảo vệ an toàn điện, Môn Công nghệ lớp 9 – Bài 1:
An toàn lao động trong nghề điện dân dụng, Bài 12:
Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà), vốn hiểu biết
của mình, thảo luận và trả lời câu hỏi theo phiếu học
II. Một số biện
pháp an toàn điện

36

tập ( phụ lục 2)
H33.4. Một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện
Hình a Hình b
Hình c Hình d
Hình e Hình g
Hình 33.5. Một số dụng cụ an toàn điện.

37

– Bước 2: Học sinh thảo luận và điền thông tin vào
phiếu học tập theo cặp.
– Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh báo cáo, các
cặp khác nhận xét bổ xung.
Giáo viên cung cấp thông tin phản hồi.
– Bước 4: Đánh giá kết quả
Giáo viên nhận xét; đánh giá về thái độ quá trình làm
việc và kết quả hoạt động của nhóm; tinh thần hợp tác
của nhóm.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 33.4, em hãy
điền chữ a, b, c, vào chỗ trống (….) cho đúng
-Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện (h.33.4…)
– Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện (h.33.4…)
– Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện (h.33.4…)
– Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới
điện cao áp và trạm biến áp (h.33.4…)
Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những
nguyên tắc an toàn điện gì?
Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, giáo viên chốt
kiến thức:
1. Thực hiện
nguyên tắc an
toàn điện khi sử
dụng điện.
2. Thực hiện một
số nguyên tắc an
toàn trong khi
sửa chữa điện.
– Cắt nguồn điện
+ Rút phích cắm
điện
+ Rút cầu chì
+ Cắt cầu dao

38

Em hãy liên hệ ở gia đình và trường học em đã thực
hiện nguyên tắc an toàn khi sử dụng và sửa chữa
điện?
Học sinh trả lời: Khi sử dụng xong thì phải cắt nguồn
điện. Nếu sử dụng qua đêm thì phải có biển cảnh báo
nguy hiểm, tuyệt đối không sử dụng điện vào mục đích
mà pháp luật cấm như: Bẫy chuột, đánh bắt cá bằng sạc
điện, chống trộm,… Khi phát hiện người bị điện giật,
nếu là mạch điện cao áp, dây tải điện bị đứt, cây cối đổ
vào đường dây, tram điện bị ngập nước, cần báo ngay
cho Công ty điện lực Hà Nam( Tổng đài chăm sóc
khách hàng 19006769) đơn vị quản lý, phải nhanh
chóng cách ly nguồn điện bằng dụng cụ cách điện, áp
dụng biện pháp cứu chữa như: Hô hấp nhân tạo, đưa
ngay người bị nạn đến cơ sở cấp cứu gần nhất để hạn
chế thương tích cho nạn nhân, nhất là người bị bỏng do
– Sử dụng các dụng
cụ bảo vệ an toàn
điện cho mỗi công
việc trong khi sửa
chữa để tránh bị
điện giật và tai nạn
khác
+ Sử dụng vật lót
cách điện
+ Sử dụng các
dụng cụ lao động
cách điện
+ Sử dụng các
dụng cụ kiểm tra.

39

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
điện.(Tích hợp kiến thức môn Công nghệ 8 – Bài 35:
Cứu người bị tai nạn điện)
Giáo viên áp dụng kỹ thuật dạy học Trình bày một
phút: Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi: Ghi
lại những gì em biết về “Sử dụng An toàn điện ở địa
phương”. Sau đó viết ra những câu hỏi ngắn cho những
điều em muốn biết. Khi hoàn thành bài học, hãy ghi lại
những gì em đã học được và hành động em sẽ làm sau
bài học?
Mỗi học sinh trình bày trước lớp trong thời gian một
phút về những điều em đã học và những câu hỏi các em
muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn
được tìm hiểu thêm.
Giáo viên giới thiệu một số biển báo an toàn điện
(TCVN 2572-78):
Học sinh đọc các biển báo, nhận xét các biển báo có
điện không được đến gần.

40

Giáo viên đưa ra một số thiết bị điện: cầu chì, aptomat,
cầu dao chống rò rỉ điện có bộ phận chống giật bảo vệ
mạch điện.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hiểu biết của mình về
các thiết bị bảo vệ này.
Giáo viên giải thích thêm về cầu dao chống rò rỉ điện
có bộ phận chống giật(Loại cầu dao này không giống
như những loại cầu dao thông thường, nó có chức năng
phát hiện và tự động ngắt ngay khi có hiện tượng rò
điện). Mỗi gia đình cần có bút thử điện để kiểm tra an
toàn mạng điện hoặc đồ dùng điện có bị rò điện ra vỏ
hay không, bình chữa cháy mini phòng chống cháy nổ.
Ngoài ra cần tìm hiểu thông tin qua các phương tiện
thông tin đại chúng để có thể sử dụng đúng cách các
thiết bị điện trong gia đình, sẽ cùng chung tay với
ngành điện thực hiện sử dụng điện “Đúng lúc – Đúng
chỗ – Đúng cách – Đúng nhu cầu”, vì sự phát triển
bền vững của đất nước.

4. Củng cố ( 5 phút)
– Giáo viên cho học sinh xem vi deo Hướng dẫn an toàn sử dụng điện.
Em có suy nghĩ gì khi xem đoạn video trên?
Học sinh nêu suy nghĩ của mình.
Giáo viên nhận xét: Khi xem đoạn video trên, các em hiểu được mục đích và
ý nghĩa của việc biết cách sử dụng điện an toàn, hiệu quả. Đó là tiền đề quan
trọng trong việc thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng điện tới tất cả các bạn học
sinh, từ đó lan tỏa ra cộng đồng giúp mọi người nhận thức được mối nguy hiểm
về điện “Sử dụng điện an toàn – Hành động văn minh”.
– Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa.
41
– Giáo viên cho học sinh nghe ca khúc “Điều đó tùy thuộc hành động của
bạn” nhạc và lời Vũ Kim Dung.
“Tổ quốc Việt Nam xanh ngát
Có sạch đẹp mãi được không
Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
Chỉ thuộc vào bạn mà thôi
Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
Chỉ thuộc vào bạn mà thôi”
Em hãy nêu cảm nhận của em qua ca khúc trên?
Học sinh nêu cảm nhận.
Giáo viên nhận xét.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *