
SKKN Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện ngắn Muối của rừng Nguyễn Huy Thiệp trong chương trình Ngữ văn 2018 theo hướng vận dụng lí thuyết Điểm nhìn của ngôn ngữ học
SKKN Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện ngắn Muối của rừng Nguyễn Huy Thiệp trong chương trình Ngữ văn 2018 theo hướng vận dụng lí thuyết Điểm nhìn của ngôn ngữ học
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
- Trong thực tiễn giao tiếp, mọi diễn ngôn (cả diễn ngôn nghệ thuật – trong đó có
diễn ngôn văn học) đều mang dấu ấn của người tạo ngôn (speaker). Diễn ngôn văn
học – trong đó có truyện ngắn – là một trong những loại diễn ngôn mang đậm dấu
ấn nhà văn (người sáng tác; người tạo lập diễn ngôn). Có rất nhiều yếu tố quan trọng
cùng góp phần để nhà văn sáng tạo ra những đứa con tinh thần của họ mà điểm nhìn
là một trong yếu tố không thể không kể đến. Hiện thực cuộc sống là chất liệu để các
nhà văn trong vai trò người tạo ngôn bản xây dựng lên một hiện thực khác – hiện
thực trong tác phẩm. Có lẽ không quá khi nói rằng, bên cạnh những nhân tố khác thì
điểm nhìn là một nhân tố cần thiết để nhà văn xây dựng lên hiện thực trong tác phẩm
– một hiện thực mang tính phản ánh thực tiễn (thông qua điểm nhìn (lăng kính) của
nhà văn. “Điểm nhìn là vị trí, xuất phát điểm mà từ đó hiện thực được quan sát và
được kể lại” (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Thủy, Điểm nhìn và ngôn ngữ trong truyện
kể, tr. 10). Một cách hiểu rộng rái về điểm nhìn như vậy cho thấy điểm nhìn của
người xây dựng tác phẩm văn học chính là góc độ mà từ đó nhà văn quan sát cuộc
sống hiện thực từ vị trí quan sát đặc thù rồi phản ánh vào tác phẩm theo cách nhìn
riêng của họ. Điểm nhìn có thể ảnh hưởng đến điều được tái hiện lại và cả kĩ thuật
(cách) tái hiện (kể chuyện) của nhà văn. Nó chi phối việc nhà văn sử dụng từ ngữ,
hình ảnh, kết cấu lời nói, kết cấu văn bản, giọng điệu… như thế nào để tái hiện hiện
thực như họ muốn. Không dừng lại ở đây, điểm nhìn được nhà văn lựa chọn còn có
thể chi phối hay kêu gọi sự đồng cảm của người tiếp nhận tức người nghe, người
đọc. Với lý thuyết điểm nhìn, việc tiếp cận văn bản/diễn ngôn văn học sẽ giúp chúng
ta không chỉ lý giải được mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực trong tác phẩm và
hiện thực cuốc sống được lấy làm chất liệu. Không chỉ thấy được tầng sâu ý nghĩa
tạo nên giá trị của tác phẩm mà còn có cơ sở để lí giải một số hiện tượng văn học,
đánh giá phong cách và tầm tư tưởng của nhà văn, cũng như một trào lưu hay một
giai đoạn văn học. - “Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời
mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. Nhận định đó của
Tố Hữu đã cho thấy mối quan hệ bền chặt không thể tách rời giữa văn học và đời
sống. Có lẽ vì vậy mà trong giai đoạn đất nước có chiến tranh, nhà văn luôn được
đặt ở vị trí trung tâm của đời sống và đại diện cho lợi ích của cộng đồng. Người kể
chuyện trong những truyện ngắn 1945 – 1975 thường đồng nhất cái nhìn của mình
với chân lí. Đó là cái nhìn “toàn tri”, được bảo đảm bằng kinh nghiệm cộng đồng.
Nhưng, sau 1975, đất nước hòa bình, nhu cầu đổi mới toàn diện đời sống xã hội được
ý thức và văn học cũng không thể viết theo lối cũ. Các nhà văn Việt Nam buộc phải
thoát ra khỏi ánh hào quang của những hình mẫu kỳ diệu và lý tưởng để trở về nhịp
điệu của cuộc sống đời thường với tất cả những biểu hiện đa dạng, phức tạp của nó.
Quan niệm về hiện thực và con người đã được đổi mới, từ đó “mở rộng biên độ” của
văn học. Văn học tiếp cận đời sống một cách biện chứng. Tác giả, nhân vật và người
đọc được đặt trong mối quan hệ đa chiều để tranh biện và đi tìm chân lí. Chính điều
đó đã tạo nên sự vận động mới mẻ trong điểm nhìn của tác phẩm văn chương. Các
điểm nhìn trần thuật được cá thể hóa, được gia tăng, được lồng ghép làm nên sự
phong phú về giọng điệu trần thuật. Điều này thể hiện rõ trong truyện ngắn. Truyện
ngắn đã chứng tỏ là thể loại năng động, có khả năng nắm bắt vấn đề một cách nhanh
nhạy, kịp thời mà vẫn chuyển tải được những vấn đề quan trọng của đời sống đương
thời. - Chương trình giáo dục phổ thông mới coi việc hình thành năng lực và phẩm chất
cho học sinh làm mục đích then chốt. Đối với bộ môn Ngữ Văn, năng lực văn học
và năng lực ngôn ngữ là những năng lực chuyên biệt cần đạt được. Do vậy, dạy học
Ngữ Văn cần bám sát vào đặc trưng thể loại, để từ việc đọc – hiểu một tác phẩm văn
học, học sinh có năng lực để đọc hiểu những tác phẩm khác cùng thể loại, tránh hiện
tượng học và làm theo “văn mẫu”. Từ đó, bộ môn còn góp phần hình thành năng lực
tự chủ và tự học, tư duy và sáng tạo cho học sinh. Dạy học một số truyện ngắn sau
1975 trong trường trung học phổ thông dưới sự soi sáng của lý thuyết về điểm nhìn
ngôn ngữ sẽ góp phần hình thành những năng lực và phẩm chất cần thiết cho học
sinh.
Vì những lí do đó, tôi đề xuất sáng kiến: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện
ngắn “Muối của rừng” (Nguyễn Huy Thiệp) trong chương trình Ngữ Văn 2018 theo
hướng vận dụng lí thuyết Điểm nhìn của ngôn ngữ học.
PHẦN 2: MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Thực trạng dạy học truyện ngắn sau năm 1975
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 (bộ sách cơ bản), có 7 tác phẩm sau
1975 được giảng dạy ở cả phần học chính thức và đọc thêm; trong số đó, có 2 tác
phẩm truyện ngắn được đưa trọn vẹn vào giảng dạy là truyện Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu (học chính thức) và Một người Hà Nội của Nguyễn
Khải (đọc thêm).
Qua phiếu khảo sát dành cho HS (xin xem Phụ lục 1), chúng tôi nhận thấy
tương tác của giữa GV và HS trong giờ học chưa hoàn toàn tốt. Về nhận định GV
khiến HS tự tin vào khả năng của mình để đọc hiểu tác phẩm, có 23,5% HS đồng ý.
Về nhận định GV lắng nghe quan điểm của HS về các vấn đề được nêu ra trong tác
phẩm, có 36,2% HS đồng ý. Về nhận định Em cảm thấy GV hiểu em khi em phát
biểu, có 30,1% HS đồng ý. Dường như hoạt động giảng dạy truyện ngắn Việt Nam
sau 1975 vẫn mang tính chất truyền thống một chiều: GV giảng bài, HS lắng nghe;
chưa có sự tham gia tích cực của HS.
Đối với việc học truyện ngắn Việt Nam sau 1975, tỉ lệ HS gặp khó khăn khi tự
thực hiện hoạt động chuẩn bị bài trước khi lên lớp bằng cách trả lời các câu hỏi trong
SGK là 57,2%, hoạt động làm các yêu cầu của GV sau khi kết thúc bài học là 51,1%,
hoạt động tìm hiểu các tài liệu liên quan đến truyện ngắn Việt Nam sau 1975 là
92,5%. Đây là một con số đáng buồn, không chỉ thể hiện lỗ hổng kiến thức của HS
mà còn cho thấy các em không có kĩ năng tiếp cận với các tác phẩm có sự đổi mới.
Về hứng thú với các truyện ngắn Việt Nam sau 1975 trong SGK, 23,5% HS
hoàn toàn không thích, 65,6% HS không thích cũng không ghét, 8,3% HS khá thích,
2,6% HS rất thích. Đa phần các em không thích cũng không ghét truyện ngắn Việt
Nam sau 1975 có lẽ một phần bởi các em chưa có cách tiếp cận đúng đắn, chưa hiểu
đúng thi pháp của chúng.
Đánh giá cách tổ chức giờ học truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của GV, 2,3%
HS cho rằng phong phú, đa dạng, sáng tạo; 44,2% HS cho rằng tương đối phong
phú; 45,3% HS cho rằng thiếu sáng tạo, hơi đơn điệu; 8,2% HS cho rằng nhàm chán.
Có thể thấy trong cảm nhận của các em, giờ dạy truyện ngắn Việt Nam sau 1975 vẫn
theo lối mòn, chưa hấp dẫn.
Đánh giá hệ thống câu hỏi kiểm tra của GV về truyện ngắn Việt Nam sau 1975,
28,5% HS cho rằng đảm bảo tính vừa sức, 11,2 % HS cho rằng rất dễ, 34,7% HS
cho rằng rất khó, 25,6% HS cho rằng không hiểu thầy cô hỏi gì. Vẫn còn rất nhiều
HS thấy đề kiểm tra khó, thậm chí không hiểu yêu cầu của đề. Kết quả kiểm tra
không cao là điều tất yếu.
Đối với việc đọc truyện ngắn Việt Nam sau 1975, chúng tôi đưa ra các nhận
định: một là, em chỉ đọc nếu phải đọc; hai là, đọc là một trong những sở thích của
em; ba là, em thích nói chuyện về các tác phẩm đó với người khác; bốn là, với em,
đọc là lãng phí thời gian; năm là, em chỉ đọc để lấy ngữ liệu so sánh văn học. 80,7%
HS hoàn toàn đồng ý với nhận định đầu tiên; 1,6% HS đồng ý với nhận định thứ hai;
0% HS đồng ý với nhận định thứ ba; 76,9% HS đồng ý với nhận định thứ tư; 24,6%
HS đồng ý với nhận định cuối. Như vậy, hầu hết HS không có nhu cầu và hứng thú
đọc truyện ngắn Việt Nam sau 1975, các em chỉ đọc vì nhiệm vụ học tập. Ngoài các
tác phẩm trong SGK, các em không đọc những tác phẩm văn học khác thuộc giai
đoạn sau 1975.
Qua phiếu khảo sát dành cho GV (xin xem Phụ lục 4) , chúng tôi nhận thấy
100% GV tiếp cận SGK, sách GV, sách thiết kế bài giảng; 86,7% GV tiếp cận tác
phẩm văn học sau 1975; 87,6% GV tiếp cận với phê bình, nghiên cứu chuyên sâu về
văn học sau 1975; 10,2% GV tiếp cận phim chuyển thể từ tác phẩm văn học sau - Vẫn còn một số GV chưa có ý thức mở rộng vốn kiến thức về truyện ngắn
Việt Nam sau 1975 để làm phong phú cho tiết dạy của mình.
Trong giờ dạy truyện ngắn Việt Nam sau 1975, 100% GV đặt những câu
hỏi khuyến khích HS tham gia vào giờ học ở tất cả hoặc hầu hết tất cả các tiết
học. Tuy nhiên, GV lại chưa chú trọng đến các hoạt động khác như khuyến khích
HS đưa ra ý kiến của mình về văn bản, giúp HS liên hệ văn bản với cuộc sống
của mình, chỉ cho HS thấy những thông tin trong văn bản xây dựng trên những
điều HS đã biết như thế nào.
Dạy truyện ngắn Việt Nam sau 1975 so với dạy các tác phẩm khác trong SGK,
46,5% GV cảm thấy khó dạy hơn, 0% GV cảm thấy dễ dạy hơn, 25,3% GV cảm thấy
khó/ dễ dạy như nhau, 28,2% GV cảm thấy khó/ dễ dạy tuỳ theo từng tác phẩm.
Về sự linh hoạt của GV trong các tiết dạy truyện ngắn Việt Nam sau 1975, có
45,3% GV thích ứng bài học cho phù hợp với kiến thức và nhu cầu của HS ở hầu
hết các tiết học, nhưng chỉ có 23,2% GV giúp đỡ riêng khi một HS gặp khó khăn
trong việc hiểu bài ở một vài tiết học; 0% GV thay đổi cấu trúc bài học của một chủ
đề khi hầu hết HS cảm thấy khó hiểu. Những con số này cho thấy GV rất nhiệt tình
truyền thụ kiến thức với HS nhưng chưa thực sự linh hoạt trong việc xử lí các tình
huống HS gặp phải trong giờ học. Nguyên nhân một phần là do thời gian học tập
truyện ngắn Việt Nam sau 1975 trên lớp khá ít, GV không thể ôm đồm quá nhiều
hoạt động, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức cho phần đông HS
trong lớp.
Về xu hướng kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS về truyện ngắn Việt Nam
sau 1975, 100% GV lựa chọn tái hiện kiến thức ở tất cả hoặc hầu hết tất cả các
bài kiểm tra. Khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng
dụng khác nhau chỉ được 12,3% GV lựa chọn ở một vài bài kiểm tra. Từ hoạt
động dạy học đến kiểm tra, đánh giá kiến thức truyện ngắn Việt Nam sau 1975,
GV vẫn chưa có nhiều đổi mới.
Có thể thấy một thực tế đáng buồn ở trường THPT là hầu hết HS không có
những hiểu biết khái quát, cơ bản về từng giai đoạn văn học, về tiến trình văn học,
về đặc điểm thể loại của các tác phẩm văn học. Vì thế, đối với các em, văn học trước
hay sau 1975 đều như nhau. Về phía GV, áp lực về thời gian, về giới hạn chương
trình, cách kiểm tra đánh giá… khiến GV chỉ tập trung khai thác chiều sâu trong nội
dung nghệ thuật của tác phẩm mà chưa làm nổi bật được sự chuyển đổi về tư duy
nghệ thuật – một bước tiến mới trong tiến trình phát triển của truyện ngắn cũng như
của văn học Việt Nam sau 1975.
Việc dạy học tác phẩm văn chương nói chung và trong trường THPT nói riêng
chưa chú trọng đến việc vận dụng nghiên cứu của ngôn ngữ học; trong khi đó, tác
phẩm văn chương hay lời nói nghệ thuật là sản phẩm hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ, được tạo ra từ một hoặc một số điểm nhìn nào đó. Vì vậy, với luận văn này,
chúng tôi muốn đề xuất một cách tiếp cận và dạy học tác phẩm văn chương mới
nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học: cung cấp cho GV, HS một cách tiếp cận văn chương có cơ sở khoa học; từ đó,
giúp HS có khả năng tự tìm hiểu, tự đọc hiểu, tự đánh giá tác phẩm một cách khoa
học. Đây là cách tạo hứng thú cho HS, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong
học tập và quan trọng nhất là hình thành ở HS những phẩm chất và năng lực cần
thiết để đáp ứng yêu cầu về con người mới của thời đại.
Chương trình Ngữ văn mới 2018 đưa ra danh mục văn bản (ngữ liệu) gợi ý
lựa chọn truyện ở lớp 10, 11 và 12, ngoài hai truyện ngắn đã liệt kê ở trên, còn có
truyện Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp. Việc lựa chọn văn bản (ngữ liệu) hợp
lí cũng góp phần khắc phục những điểm tiêu cực trong thực trạng dạy học truyện
ngắn Việt Nam sau 1975 hiện nay.
1.2. Mục tiêu tạo ra sáng kiến
Đề xuất các hướng vận dụng lí thuyết về điểm nhìn vào việc hướng dẫn học
sinh truyện ngắn Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp trong chương trình Ngữ văn
trung học phổ thông 2018. Từ đó, góp phần phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn
học cho học sinh trung học phổ thông. - Giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp: mối quan hệ giữa điểm nhìn và các yếu tố của truyện
ngắn
Trên cơ sở tiếp thu thành quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi
sử dụng lý thuyết về điểm nhìn của PGS.TS Nguyễn Thu Thủy được trình bày trong
luận án Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
Từ đó, quan niệm về ĐN là vị trí, xuất phát điểm mà từ đó hiện thực được quan sát
và được kể lại. Theo nghĩa rộng, vị trí, xuất phát điểm có thể được hiểu là vị trí, xuất
phát điểm về không gian, thời gian, khoảng cách về quyền uy và thân hữu, xuất phát
điểm về tâm lý cảm xúc, xuất phát điểm về nhận thức, xuất phát điểm về văn hóa,
đạo đức, ý thức hệ
Trong giao tiếp và trong tác phẩm văn học, muốn bộc lộ ĐN, chủ thể ĐN phải
sử dụng các yếu tố ngôn ngữ. Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện ĐN rõ nhất là các yếu
tố chỉ không gian, thời gian, các từ xưng hộ, các hính thức đánh giá, bình luận, các
cách dùng lệch chuẩn, các hành vi ngôn ngữ… Từ đó, hình thành nên mối quan hệ
giữa ĐN với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở các phương thức kể và cấu trúc lời nói
nghệ thuật trong tác phẩm.
a. Điểm nhìn và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở phương thức kể chuyện
Phương thức kể chuyện là cách thức mà NKC sử dụng để thực hiện hành vi
kể chuyện của mình. Chính vì vậy, ĐN là cơ sở phân loại các phương thức kể và chi
phối đặc điểm sử dụng ở từng phương thức đó.
b. ĐN và ngôn ngữ kể chuyện ở truyện ngắn được kể theo ĐN bên trong
ĐN bên trong ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở truyện
ngắn. Tính chất chủ quan, trực tiếp, nội tâm của nó chi phối đến các yếu tố:
- Lời văn miêu tả: Ở truyện kể theo ĐN bên trong, lời văn dù là tả cảnh hay tả
diện mạo nhân vật thì luôn được gắn với tâm trạng và góp phần bộc lộ tâm trạng.
Trong lời văn miêu tả thể giới trọng tâm, điều đó càng được thể hiện rõ nét. Thế
giới nội tâm của nhân vật thường được mô tả một cách trực tiếp, cụ thể với những
cung bậc phong phú, đa dạng, với những trạng thái sâu sắc ở bên trong. Các hành
vi bên trong của nhân vật như: Cảm nhận, cảm thấy, thấy, hiểu, biết, nhận ra…
cùng các trạng thái nội tâm như: mừng, vui, phấn khởi, lo sợ, yêu, ghét… xuất
hiện với tần số rất cao. - Phương thức kể chuyện với tác phẩm được kể theo ĐN bên trong, các sự
kiện hoạt động được kể rất dài, tỉ mỉ, chi tiết; được bình luận đánh giá nhưng lại
ít được mô tả. - Những lời bình luận ở truyện ngắn được kể theo ĐN bên trong thường thể
hiện sự đánh giá về cái được tả, được kể, làm cho đối tượng trở nên cụ thể, chi tiết
hơn chứ không nhằm mục đích bộc lộ quan niệm con người về cuộc sống.
c. ĐN và ngôn ngữ kể chuyện ở truyện ngắn được kể theo ĐN bên ngoài
ĐN bên ngoài mang tính chất khách quan, do đó: - Lời văn miêu tả chiếm tỉ lệ không đáng kể (nếu có thì tả diện mạo, hành
động của nhân vật). - Lời văn kể chuyện chiếm số lượng lớn, tập trung kể sự kiện.
- Hầu như không có lời bình luận, không có yếu tố tình thái, yếu tố đánh giá.
- Tính khách quan trong lời kể được thể hiện rõ nét qua các lời thoại của
nhân vật.
d. ĐN và ngôn ngữ kể chuyện ở truyện ngắn được kể theo ĐN toàn tri - Phương thức kể của ĐN toàn tri giúp NKC biết nhiều và nói nhiều hơn nhân
vật. Thậm chí NKC có thể thông tỏ mọi ngõ ngách trong tâm hồn nhân vật. Vì vậy
trong truyện thường có những lời bình luận đánh giá mang tính chất triết học, đạo
đức, xã hội. - Chiếm số lượng lớn trong ngôn ngữ kể chuyện theo ĐN toàn tri là những lời
văn miêu tả (tả ngoại hình, tả hành động, tả nội tâm…). - Lời văn kể chuyện chứa nhiều yếu tố bình luận. Lời bình luận thường mang
tính khái quát thiên về yếu tố triết lý, chiêm nghiệm. - Lời dẫn truyện luôn chứa các thông tin có tính bình luận đánh giá về người
nói và lời nói của anh ta.
Như vậy, có thể thấy dù truyện ngắn được kể theo phương thức nào thì ngôn
ngữ của nó cũng phản ánh đặc điểm ĐN trong mỗi loại truyện kể đó.
“Ngôn ngữ kể chuyện theo ĐN bên trong giàu sắc thái biểu cảm – cảm xúc
và chủ yếu bộc lộ thế giới nội tâm của của nhân vật một cách trực tiếp, mang
giọng chủ quan của nhân vật. Ngôn ngữ ở truyện kể theo ĐN bên ngoài mang
màu sắc trung hòa, khách quan, không có những hình thái bình luận đánh giá
trực tiếp. Ngôn ngữ ở truyện kể theo ĐN toàn tri thiên về màu sắc đánh giá cảm
xúc – lí tính với những hình thức bình luận, đánh giá công khai mang giọng uyên
bác của NKC – tác giả” [23; 34]
e. ĐN và kết cấu nghệ thuật
Trong tác phẩm văn học, các thành phần lời nói nghệ thuật là cơ sở để nhận
diện ĐN, giọng điệu. Cũng như vậy cách lựa chọn ĐN, giọng điệu sẽ chi phối đến
kết cấu lời nói nghệ thuật.
Mỗi một sáng tạo nghệ thuật đều xuất phát từ một ĐN từ một giọng nhất định.
Trong phê bình văn học và phong cách học giọng là để “mô tả một người nào
đó phát ngôn” trong truyện đó có thể là tác giả hàm ẩn, nhân vật hoặc cả hai. Từ
đó lời nói nghệ thuật được tổ chức, cấu tạo theo cách thức nhất định nhằm thực
hiện những mục đích riêng của nhà văn. Giọng điệu trong tác phẩm văn học có
thể là giọng của nhà văn cũng có thể là sự âm vang của nhiều giọng điệu (do ĐN
có tính chất di động, khúc xạ). Sự thay đổi về giọng điệu hay ĐN sẽ khiến từng
thành phần của nghệ thuật thay đổi.
Đối với tác phẩm tự sự nói chung, truyện ngắn nói riêng thì lời dẫn chuyện là
nhân tố cơ bản liên kết các kiểu lời nói, các cấu trúc lời nói. Dù chuyện được kể theo
vai nào, được chủ quan hay khách quan hóa thì lời dẫn đều đại diện cho một cách
nhìn, một tư tưởng nhất định. Vai kể trong chuyện có mối quan hệ mật thiết với hình
tượng tác giả nhưng không đồng nhất hoàn toàn với tác giả. Nêu phá vỡ mối quan
hệ ấy, đồng nhất lời kể và phát ngôn của chủ thể chính là phá vỡ chính thức lời nói
mang tính tự sự chuyển nó sang phạm vị trữ tình (Khi ấy lời kể đóng vai trò bộc lộ
trực tiếp cẩm xúc của tác giả, nó được gọi là lời trữ tình ngoại đề).
Trong kết cấu lời nói nghệ thuật của truyện ngắn, lời đối thoại giữa các
nhân vật là một thành phần quan trọng. Ở một số tác phẩm tính đa thanh của nó
được biểu lộ qua ĐN trong cách xây dựng các cuộc đối thoại mang tính phức tạp
hóa về ngữ nghĩa.
Như vậy ĐN có mối quan hệ chặt chẽ với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở các
phương thức kể chuyện và kết cấu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn.
2.2. Một số giải pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện ngắn “Muối của rừng”
của Nguyễn Huy Thiệp theo hướng vận dụng lí thuyết Điểm nhìn của ngôn ngữ
học.
Theo lí thuyết ĐN, Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp là truyện ngắn được
kể từ ĐN toàn tri. Đó là cái nhìn từ phía sau, NKC biết nhiều hơn nhân vật, nói nhiều
hơn bất cứ nhân vật nào. Các nhân tố của ĐN được thể hiện trong truyện này như
sau:
NTĐH là người quan sát, người mang điểm nhìn trong truyện. NTĐH trong
Muối của rừng là người thông tuệ, có khả năng nhìn thấu mọi ngõ ngách tâm hồn
cũng như những hành động, cử chỉ bên ngoài của nhân vật. Quan trọng hơn cả,
NTĐH không chỉ nhìn, không chỉ thấy mà luôn biết suy xét, đánh giá từ những cái
đã nhìn, đã thấy đó. Truyện ngắn Muối của rừng không đơn thuần là sự gắn kết giữa
các sự kiện mà còn là sự gắn kết giữa những sự hiểu biết, nhìn nhận, đánh giá của
NTĐH. NTĐH là NKC nên lời văn trong truyện đậm chất trí tuệ.
NKC không phải là nhân vật trong truyện mà hàm ẩn, đứng trên nhân vật, điều
khiển nhân vật. NKC không tham gia vào hành động, không có mặt trong câu
chuyện. NKC có giọng nói riêng, không trùng khớp với nhân vật. Đó là NKC toàn
tri, biết hết, thấy tất, mang nhiều nét tâm lí gần gũi với hình tượng tác giả. NKC quan
sát, nhìn nhận, đánh giá về sự kiện, nhân vật, đôi lúc hòa với điểm nhìn nhân vật,
nhưng vẫn có khoảng cách với nhân vật. Anh ta chính là người quan sát, cảm nhận
và kể lại câu chuyện về người khác.
Khoảng cách giữa NKC với nhân vật luôn được xác định rõ qua việc dùng
đại từ ngôi thứ ba: ông, ông Diểu. NKC hiểu biết hoàn toàn về thế giới được mô
tả, có thể hiểu thấu được cả thế giới nội tâm, hiểu thấu được những hành động
bên ngoài của nhân vật. Nhờ đó, NKC nhìn thấu và kể lại về thế giới và có thể
bình luận, nhận xét về thế giới ấy. Cũng bởi vậy, NKC có quyền uy hơn bất cứ
nhân vật nào trong truyện.
Về tiêu điểm và nhân vật: Khi quan sát thế giới hiện thực, NTĐH luôn kết hợp
hài hòa việc quan sát tất cả các phương diện của nhân vật, cả thế giới bên ngoài cũng
như thế giới nội tâm của nhân vật. Khả năng quan sát tất cả mọi phương diện của
nhân vật đã phần nào cho thấy tính chất thông tuệ của NTĐH: nhìn sự kiện từ góc
nhìn của một người “biết tuốt”.
Từ những định hướng về ĐN như trên, chúng tôi đề xuất ba biện pháp dạy học
phần truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 theo hướng vận dụng lí thuyết ĐN, qua
truyện ngắn Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp. Một là biện pháp Trải nghiệm
sáng tạo qua các ĐN khác nhau; hai là biện pháp Đổi mới hệ thống câu hỏi đọc –
hiểu để tiếp cận tác phẩm dưới góc độ của lí thuyết Điểm nhìn. KTĐG là một thành
tố quan trọng trong quá trình giáo dục, có tác động tích cực đến việc nâng cao chất
lượng dạy học của GV và HS. Vì vậy, biện pháp thứ ba chúng tôi đề xuất là Đổi mới
kiểm tra, đánh giá phần truyện ngắn Việt Nam sau 1975 theo hướng vận dụng lí
thuyết ĐN nhằm phát triển năng lực người học.
2.2.1. Trải nghiệm sáng tạo qua các điểm nhìn khác nhau
Trải nghiệm được xem là quá trình con người có được nhận thức hay kĩ năng
qua việc trực tiếp dấn thân hành động (làm), qua quan sát hoặc cảm nhận các sự vật,
hiện tượng, con người… trong thế giới bằng tất cả các giác quan vật chất và những
xúc cảm, tác động cụ thể mà quá trình đó gây ra ở chủ thể. Hoạt động TNST là một
trong những hạt nhân cốt lõi của đổi mới giáo dục phổ thông, tập trung hướng tới
đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học, chuyển từ giáo dục
“khép kín” sang nền giáo dục mở. Hoạt động TNST được quan niệm là hoạt động
giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân h
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:
Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT