SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực tư duy định tính trong đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1.1 Xuất phát từ định hướng đổi mới dạy và học trong trường phổ thông:
Trong bối cảnh mới của xã hội hiện đại, nền kinh tế tri thức phát triển, để đáp ứng
yêu cầu của xu hướng toàn cầu hóa, đổi mới là một đòi hỏi bức thiết, trong đó giáo dục
được ưu tiên hàng đầu. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là
chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo
dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của
người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học (viết tắt: PPDH)
là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng
tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở
nhà trường phổ thông.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt
mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có
nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Đề thi định tính của kỳ thi đánh giá năng lực (viết tắt: ĐGNL) của Đại học Quốc gia
Hà Nội nhằm kiểm tra 03 nhóm năng lực chính: Sáng tạo và Giải quyết vấn đề; Năng lực
Toán, Tiếng việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; Tự khám
phá và ứng dụng công nghệ /khoa học (tự nhiên – xã hội).
1.2 Xuất phát từ thực tế tuyển sinh của các trường đại học trong những năm
gần đây:
Như chúng ta đã biết, năm 2015 và năm 2016, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ
chức kì thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học. Theo Quy chế tuyển sinh đại học hệ
chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành
kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã cho phép các trường Đại học không sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia
để xét tuyển thì có quyền lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học. Từ năm học 2017 – 2018, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ra công văn 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Chính vì thế, năm 2021, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã khởi động lại kỳ thi chuẩn
hoá (HSA – High school Student Assessment) – Đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh phổ
thông hướng tới đa mục đích: đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra
của chương trình giáo dục phổ thông mới; định hướng nghề nghiệp cho người học trên
6
nền tảng kiến thức và năng lực cá nhân; kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội tư duy, kỹ
năng, thái độ của người học; tư vấn cho hoạt động dạy và học đảm bảo chất lượng, đặc
biệt là bổ sung thêm một phương án tuyển sinh đại học, song song với sử dụng kết quả kỳ
thi THPT và các phương thức tuyển sinh khác như đã được triển khai các năm vừa qua.
Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực với
12 đợt thi từ tháng 2 đến tháng 7. Theo công bố mới nhất của Trung tâm khảo thí quốc
gia, năm 2022 có 2 trường đại học lớn: Đại học Thái Nguyên (các trường, các khoa của
Đại học Thái Nguyên) và Đại học Quốc gia Hà Hội (các trường đại học thành viên, các
khoa trực thuộc,…) cùng 43 trường đại học của cả nước sử dụng kết quả thi ĐGNL để
xét tuyển đại học.
Điều này đòi hỏi chương trình dạy học và ôn tập của các trường THPT cần có sự
điều chỉnh, bổ sung phù hợp nhằm giúp học sinh đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh đầu
vào của các trường đại học.
1.3 Nhu cầu của học sinh lớp 12 năm học 2021-2022 tại trường THPT chuyên
Lê Hồng Phong, Nam Định.
Về số lượng học sinh khối 12 của nhà trường năm học này tham gia kỳ thi ĐGNL
của Đại học Quốc gia Hà Nội: có 200/457 học sinh của khối 12 (đã trừ học sinh có giải
HSGQG), chiếm tỉ lệ 43,76%. Số lượng học sinh dự thi tập trung nhiều ở các lớp khối tự
nhiên: lớp chuyên Lí (100%), lớp A1 (82%), chuyên Sinh (58%), chuyên Hoá (50%).
Để nắm bắt nhu cầu học tập và tham gia dự thi Kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc gia
Hà Nội, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành thực hiện khảo sát trực tuyến kết hợp tham dò
ý kiến học sinh khối 12 của nhà trường. Các câu hỏi khảo sát tập trung vào những nội
dung sau: xác định số lượng học sinh đăng kí tham gia kì thi; phương pháp học tập chuẩn
bị cho kì thi; mong muốn của học sinh đối với nhà trường về việc chuẩn bị kiến thức cho
kỳ thi.
Đối tượng khảo sát là đại diện học sinh các lớp khối 12 năm học 2021-2022, những
học sinh không tham gia kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021 và năm
học 2021-2022 (vì những học sinh này đã đủ điều kiện xét tuyển thẳng vào một số trường
đại học). Nhóm đề tài đã lựa chọn 137 học sinh thuộc tất cả các lớp của khối 12:
Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Về việc ôn tập đối với bài thi tư duy định tính trong đề thi ĐGNL của Đại học Quốc
gia Hà Nội: Số lượng học sinh đã tham gia ôn tập dạng bài chưa nhiều: 54 học sinh
(chiếm tỉ lệ 39%); số học sinh chưa tham gia ôn tập dạng bài, kiểu bài của đề thi này là
65 học sinh (chiếm tỉ lệ 48%).
7
Về cách thức ôn tập dạng bài tư duy định tính của đề thi. Kết quả khảo sát cho thấy,
học sinh chủ yếu tự học tự nghiên cứu và luyện tập: 98 học sinh (chiếm tỉ lệ 72%), số
lượng học sinh đọc ôn luyện qua các đề năng lực của giáo viên trên lớp còn hạn chế, 12
học sinh (chiếm tỉ lệ 9%).
Về độ khó của dạng bài tư duy định tính của đề thi: Hầu hết các học sinh thuộc các
lớp khối xã hội (như các lớp Anh 1, Anh 2, A2, Văn 2) đều khẳng định: đề thi vừa sức.
Đối với học sinh khối tự nhiên (như các lớp Toán, Tin, Lí, Hoá, Sinh) thì khẳng định: đề
thi khó, câu hỏi lạ, nhiều câu hỏi phức tạp. Đặc biệt, khó khăn nhất với các em là các câu
hỏi về tiếng Việt, câu hỏi đọc hiểu văn bản ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.
Để khắc phục những khó khăn của học sinh trong quá trình làm bài thi, chúng tôi
nhận thấy: cần bổ sung kiến thức, tránh bỡ ngỡ trong quá trình làm bài thi đánh giá năng
lực của học sinh. Giáo viên cần tổ chức ôn tập kiến thức cơ bản, xây dựng các đề luyện
tập, hướng dẫn học sinh tự luyện để đạt kết quả cao.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
- Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Hiện nay, theo định hướng chương trình mới, mục tiêu học tập môn Ngữ văn ở
cấp Trung học phổ thông là:
Đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản nhưng ở
mức độ khó hơn. Đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện. Đồng thời người học
phải vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng, trào lưu
văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản. Từ đó
người học hình thành năng lực đọc độc lập.
Viết thành thạo các kiểu văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh tổng hợp đúng
quy trình, có chủ kiến, đảm bảo tính logic và thuyết phục.
Nói và nghe linh hoạt, có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức
biểu đạt của bài thuyết trình, biết tham gia và có chủ kiến, thái độ phù hợp khi tranh luận.
Ngoài bốn năng lực trên, phát triển năng lực văn học còn gắn với yêu cầu phân
biệt được các thể loại thơ, truyện, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể khác,
nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của
các yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học, nhận biết các
giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ, phân tích hình tượng, nội dung và hình
thức của tác phẩm văn học, có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
8
Như vậy trong bài kiểm tra đánh giá, người học cần thể hiện được năng lực tổng
hợp kiến thức, khả năng tư duy phản biện, biết cảm thụ và phân tích được các lớp lang ý
nghĩa của hình tượng, có trình độ xử lí ngôn ngữ tiếng Việt qua các kiểu loại văn bản
khác nhau.
Hiện nay, bài kiểm tra đánh giá năng lực tỏ ra ưu thế trong việc phân loại học sinh
theo các mức năng lực mà chương trình mới định hướng. Tuy nhiên kết quả đánh giá
năng lực của học sinh chưa cao. Học sinh khó đạt điểm tối đa cho bài thi này chủ yếu là
do cách tư duy và kĩ năng. Những giải pháp cũ như: học thuộc, ghi chép không giúp ích
nhiều cho thí sinh.
1.2. Đề xuất giải pháp mới
Việc thực hiện bài thi năng lực đòi hỏi huy động kiến thức phong phú, phát huy
được các mảng bài quan trọng trong toàn bộ chương trình THPT. Thí sinh không thể làm
bài nếu chỉ học thuộc, ghi chép mà phải biết tư duy, vận dụng kiến thức. Lối học máy
móc cần được loại bỏ. Thí sinh được đánh giá toàn diện hơn, có cơ hội lớn hơn khi bài thi
đòi hỏi các kĩ năng khác nhau, rất toàn diện và thực tế.
Vì vậy trong báo cáo sáng kiến này, chúng tôi đề xuất một số giải pháp mong giúp
các thầy/cô xây dựng bài kiểm tra đánh giá năng lực, giúp các em học sinh ôn luyện tốt
hơn những kiến thức trong sách giáo khoa và có khả năng lí các loại văn bản khác nhau. - Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1 Phân tích đề minh hoạ bài thi định tính trong đề thi đánh giá năng lực của
trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Về khái niệm: “Tư duy định tính là một trong 3 phần thi nằm trong kỳ thi đánh giá năng
lực. Khác với phần thi định lượng chủ yếu về phần tính toán, tư duy logic, phần thi tư
duy định tính lại chủ yếu tập trung vào việc thu thập dữ liệu bằng chữ cũng như các
phương pháp tiếp cận với mục đích tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm
người từ quan điểm của nhà nhân học” (https://luyenthidgnl.com.vn/phuong-phap-on-thitu-duy-dinh-tinh-thi-danh-gia-nang-luc).
Ví dụ về dạng câu hỏi thuộc phần tư duy định tính trong đề minh hoạ :
9
Qua nghiên cứu, phân tích ma trận và đề minh hoạ của trường Đại học Quốc gia
Hà Nội (Phụ lục 1 kèm theo), nhóm đề tài đã nhận thấy những vấn đề sau:
- Về tỉ lệ của bài thi năng lực tư duy định tính trong đề thi đánh giá năng lực của
trường Đại học Quốc gia Hà Nội:
TT Nội dung Số câu Thời gian (phút) Thời gian làm bài
trung bình
1 Tư duy định lượng 50 75 1,5 (phút/ câu)
2 Tư duy định tính 50 60 1,2 (phút/ câu)
3 Khoa học 50 60 1,2 (phút/ câu)
TỔNG 150 195
Với số lượng câu hỏi tương đương của 3 phần, nhưng thời gian trung bình để trả
lời một câu tư duy định tính chỉ là 1,2 phút/câu. Ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực
trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa
lý, nghệ thuật… Đánh giá năng lực tư duy định tính với các cấp độ hiểu,vận dụng, phân
tích, suy luận, đánh giá, giải quyết vấn đề. Điều đó đòi hỏi người làm bài phải đọc nhanh,
tư duy nhanh và chính xác để có câu trả lời đúng nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. - Về tỉ lệ từng phân môn của văn, các mảng kiến thức trong từng phần của môn Văn
Trong các đề thi đánh giá năng lực, ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận thấy việc
kiểm tra kiến thức Văn học và Tiếng Việt cho các thí sinh thông qua dạng đọc hiểu văn
bản và lựa chọn đáp án đúng. - Đọc hiểu văn bản: Đề thi sẽ cung cấp nhiều ngữ liệu đọc hiểu, bao gồm cả
những văn bản nằm trong và ngoài chương trình học THPT. Độ dài của các đoạn văn bản
trong đề thi không quá dài và phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh: Đối với nhóm
văn bản thuộc chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT: Các văn bản thuộc chương
trình SGK chiếm tỉ trọng tương đối lớn. Các văn bản này chủ yếu thuộc chương trình
Ngữ văn 11, 12(như: Chí Phèo – Nam Cao, Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, Sóng – Xuân
Quỳnh, Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm,…) Ngoài
ra, còn đề cập tới các tác phẩm nằm ngoài chương trình hoặc nằm trong phần kiến thức
đã giảm tải Đối với nhóm văn bản nằm ngoài chương trình sách giáo khoa Ngữ văn
THPT: Văn bản được lựa chọn đưa vào đề thi thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Hệ
thống các câu hỏi và đáp án dành cho các bạn thí sinh thường là dạng: một ngữ liệu đọc
hiểu là 1 câu (đối với các câu hỏi từ 86 đến 100) hoặc một ngữ liệu đọc hiểu là 5 câu (đối
với các câu hỏi từ 51 đến 70). Nội dung câu hỏi: đề cập đến khía cạnh nghệ thuật hoặc
nội dung của văn bản như: nội dung chính, chủ đề, các nhân vật, hình ảnh, giọng điệu,
bút pháp, hay một chi tiết, thông tin nào đó trong văn bản. Ngoài ra, những kiến thức về
tiếng Việt, Tập làm văn như các biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, phép liên kết,
nghĩa của từ, thao tác lập luận,… cũng được lồng ghép để kiểm tra kiến thức của học
sinh. - Tiếng Việt: Các câu hỏi trong phần thi chủ yếu hướng tới việc kiểm tra về kiến
thức dùng từ của các thí sinh. Từ hiểu biết về ngữ nghĩa của từ đến cách dùng từ, học
sinh phải chọn từ/ cụm từ dùng sai, những từ hoặc cụm từ không cùng nhóm với các từ
còn lại hoặc lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với ngữ cảnh mà đề bài ra. - Văn học: Kiến thức về trào lưu, khuynh hướng văn học, thể loại văn học. Các
kiến thức văn học chủ yếu rơi vào phần kiến thức Ngữ Văn 11.
10
Các bạn có thể tham khảo ma trận đề thi mẫu Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022
được công bố:
STT câu
hỏi Phạm vi ngữ liệu
Vùng kiến
thức/ Đơn vị
kiến thức
NB TH VD
Từ câu 51 đến 70: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: 1 ngữ liệu đọc hiểu
– 5 câu hỏi Đọc hiểu
51-55: Sóng
51
12
Biện pháp
tu từ 1
52 Nội dung 1
53 Nội dung 1
54 Chủ đề 1
55 Biện pháp
tu từ 1
56-60: Nhìn về vốn văn hóa dân
tộc
56
12
Nội dung 1
57
Phong
cách ngôn
ngữ
1
58 Nội dung 1
59 Luận điểm
chính 1
60 Thao tác
lập luận
1
61-65: Bí mật sinh tồn ở sinh vật
61
Ngoài
Nội dung 1
62 Nội dung 1
63 Hình thức
đoạn văn 1
64 Nghĩa của
từ 1
65 Nghĩa của
từ 1
66-70: Cấu trúc và giải cấu trúc
bản sắc văn hóa Hà Nội
66
Ngoài
Luận điểm
chính 1
67 Nội dung 1
68 Nội dung 1
69 Nội dung 1
70 Nghĩa của
từ 1
Từ câu 71 đến câu 78: Kiểm tra kiến thức
Tiếng Việt
Tiếng
Việt
11
71-75:Xác định một từ/cụm từ
SAI về ngữ pháp/ ngữ
nghĩa/logic/phong cách
71 Dùng từ 1
72 Dùng từ 1
73 Dùng từ 1
74 Dùng từ 1
75 Dùng từ 1
76-78: Chọn 1 từ mà nghĩa của nó
KHÔNG cùng nhóm với các từ
còn lại
76 Nghĩa của
từ 1
77 Nghĩa của
từ 1
78 Nghĩa của
từ 1
Từ câu 79 đến câu 80: Kiểm tra kiến thức Văn học Văn học
79 Thể loại
văn học
1
80 Qúa trình
văn học
1
Từ câu 81 đến câu 85: Kiểm tra
kiến thức Tiếng Việt
Tiếng
Việt
81-85: Chọn từ/cụm từ thích hợp
nhất điền vào chỗ trống để hoàn
thành câu
81 Dùng từ 1
82 Dùng từ 1
83 Dùng từ 1
84 Dùng từ 1
85 Dùng từ 1
Từ câu 86 đến 100: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: 1 ngữ liệu đọc
hiểu – 1 câu hỏi Đọc hiểu
Chữ người tử tù 86 11 Nghệ thuật
nổi bật 1
Nghệ thuật điện ảnh 87 Ngoài
Phong
cách ngôn
ngữ
1
Đất nước – NKĐ 88 12 Nghệ
thuật 1
Chiều xuân 89 11 Biện pháp
tu từ 1
Những đứa con trong gia đình 90 12 Nhân vật 1
Vợ nhặt 91 12 Nhân vật 1
Rừng xà nu 92 12 Hình
tượng
1
Người lái đò sông Đà 93 12 Bút pháp 1
12
nghệ thuật
Tương tư 94 11 Hình ảnh 1
Chiếc thuyền ngoài xa 95 12 Người kể
chuyện
1
Việt Bắc 96 12 Nội dung 1
Hồn Trương Ba, da hàng thịt 97 12 Giọng
điệu
1
Chí Phèo 98 11 Nghệ thuật
trần thuật 1
Tuyên ngôn độc lập 99 12 Biện pháp
tu từ 1
Đất nước – NKĐ 100 12 Chủ đề 1
Tổng
– Số lượng các văn
bản đọc hiểu trong
SGK lớp 12: 12/19 =
63%
– Số lượng các văn
bản đọc hiểu trong
SGK lớp 11: 4/19 =
21%
– Số lượng các văn
bản đọc hiểu ngoài
SGK: 3/19 = 16%
27 17 6
Tỉ lệ 54
%
34
%
12
%
(Nguồn: https://luyenthidgnl.com.vn/phuong-phap-on-thi-tu-duy-dinh-tinh-thi-danh-gia-nang-luc)
Về phạm vi kiến thức của môn Ngữ văn đáp ứng đề thi ĐGNL khá rộng: trong
chương trình THPT bao gồm cả các tác phẩm giảm tải, trong chương trình bao gồm cả 3
khối lớp: 10, 11, 12. Thời gian làm bài ngắn (trung bình 1,2 phút/câu), đòi hỏi học sinh
kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật và cả mẹo làm bài thi nữa.
Từ phân tích trên, chúng tôi nhận thấy, để giúp học sinh tham gia đạt kết quả tốt
tại kì thi Đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo viên bộ môn Ngữ
văn và các nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của học sinh, cụ thể:
Tổ chuyên môn và giáo viên cần có kế hoạch ôn tập cho học sinh tham gia dự thi
đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Thứ nhất, giáo viên phải cung
cấp hệ thống kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, 12. Phần tiếng Việt
và đọc hiểu văn học cần được cung cấp kiến thức cơ bản: tên tác phẩm, tên tác giả, hoàn
cảnh sáng tác, biện pháp nghệ thuật đặc trưng của các tác phẩm. Thứ hai cần xây dựng
được các câu hỏi theo ma trận đề của Đại học Quốc gia Hà Nội để giúp học sinh ôn luyện
thường xuyên nhằm đạt kết quả cao nhất tại kì thi chính thức.
2.2 Xây dựng hệ thống bài tập ôn tập theo cấu trúc câu hỏi của đề minh hoạ
trường Đại học Quốc gia Hà Nội
13
2.2.1 Giúp HS hệ thống được các mảng kiến thức lớn của từng phân môn:
2.2.1.1 Hệ thống kiến thức các văn bản đọc hiểu trong chương trình lớp 10, 11, 12
Trong chương trình Ngữ văn THPT, các tác phẩm văn học bao gồm thơ, truyện,
kịch, kí, văn nghị loại, được chia theo giai đoạn: văn học dân gian, văn học trung đại và
văn học hiện đại. Kết hợp với việc ôn thi TN THPT, giáo viên hướng dẫn học sinh hệ
thống kiến thức theo mẫu cơ bản bao gồm:
Đối với văn học dân gian: hệ thống theo các thể loại cơ bản đã học trong chương
trình Ngữ văn lớp 10
Đối với văn học viết: hệ thống dựa trên các yếu tố sau: tên tác phẩm, tên tác giả,
hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật cơ bản của tác phẩm văn học đó.
Đối với phần văn học: hệ thống theo các vấn đề cơ bản của Lí luận văn học:
phương diện nội dung và phương diện hình thức của tác phẩm, đặc trưng thể loại, trào
lưu văn học, …
Cụ thể:
PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN
TT Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu
truyền
Nội dung phản ánh
1
Sử thi
(anh
hùng)
Ghi lại cuộc sống và ước
mơ phát triển cộng đồng của
người dân Tây Nguyên xưa
Hát- kể
Xã hội Tây Nguyên cổ
đại đang ở thời công xã
thị tộc
2 Truyền
thuyết
Thể hiện thái độ và cách
đánh giá của nhân dân đối
với các sự kiện và nhân vật
lịch sử
Kể – diễn xướng
(lễ hội)
Kể về các sự kiện lịch
sử và nhân vật lịch sử
có thật nhưng đã được
khúc xạ qua một cốt
truyện hư cấu
3 Truyện
cổ tích
Thể hiện nguyện vọng, ước
mơ của nhân dân trong xã
hội có giai cấp: chính nghĩa
thắng gian tà
Kể
Xung đột xã hội, cuộc
đấu tranh giữa Thiện và
ác, chính nghĩa và gian
tà
4 Truyện
cười
Mua vui, giải trí; châm
biếm, phê phán xã hội (giáo
dục trong nội bộ nhân dân
và lên án tố cáo giai cấp
thống trị)
Kể
Những điều trái tự
nhiên, những thói hư
tật xấu đáng cười trong
xã hội
5 Ca dao
Diễn tả đời sống tâm hồn, tư
tưởng, tình cảm của nhân
dân trong các quan hệ lứa
đôi, gia đình, bè bạn, quê
hương,…
Hát
Lời ca ngắn gọn, thể
thơ: lục bát hoặc lục
bát biến thể, ngôn ngữ
gần gũi với lời ăn tiếng
nói hằng ngày, giàu
hình ảnh so sánh, ẩn
dụ, đặc biệt là lối diễn
đạt bằng các công thức
mang đậm sắc thái dân
gian.
14
PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
TT Tác phẩm Tác giả
Hoàn cảnh
ra đời/Xuất xứ
Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật
1 Tự tình
(Bài II)
Hồ Xuân
Hương
Nằm trong
chùm thơ Tự
tình (3 bài).
Tự tình (bài II) thể
hiện bi kịch duyên
phận và khát vọng
sống, khát vọng
hạnh phúc của Hồ
Xuân Hương.
Bài thơ thể hiện tài
năng nghệ thuật thơ
Nôm của Hồ Xuân
Hương qua việc sử
dụng từ ngữ giàu giá
trị tạo hình, giàu sức
biểu cảm; cách xây
dựng hình ảnh vừa gợi
cảnh thiên nhiên, vừa
bộc lộ tâm trạng.
2 Câu cá
mùa thu
Nguyễn
Khuyến
Nằm trong
chùm ba bài thơ
thu của Nguyễn
Khuyến.
Bài thơ thể hiện vẻ
đẹp bức tranh thiên
nhiên của vùng
đồng bằng Bắc Bộ
và tâm sự thời thế
của thi nhân
Tài năng thơ Nôm
Nguyễn Khuyến với
bút pháp nghệ thuật tả
cảnh, tả tình, nghệ
thuật gieo vần, sử
dụng từ ngữ.
3 Thương
vợ
Trần Tế
Xương
Viết về vợ khi
bà còn sống,
bươn bả với đời
để nuôi chồng
nuôi con
Bài thơ tái hiện
chân dụng bà Tú và
vẻ đẹp, nhân cách
và tâm sự của nhà
thơ.
Tiêu biểu cho thơ trữ
tình của Trần Tế
Xương: từ ngữ giản
dị, giàu sức biểu cảm,
vận dụng hình ảnh,
ngôn ngữ văn học dân
gian, sự kết hợp giữa
giọng điệu trữ tình và
tự trào.
4
Bài ca
ngất
ngưởng
Nguyễn Công
Trứ
Tác phẩm thuộc
thể hát nói được
làm sau năm
1848, khi nhà
thơ đã cáo quan
về hưu.
Qua thái độ ngất
ngưởng, tác giả
muốn thể hiện một
phong cách sống
đẹp, có bản lĩnh của
nhà nho.
Thuộc thể hát nói viết
theo lối tự thuật, có
hình thức tự do đặc
biệt là tự d
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: