dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Hướng dẫn học sinh tự làm dụng cụ thí nghiệm minh họa một số hiện tượng vật lí nhằm gây hứng thú và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

SKKN Hướng dẫn học sinh tự làm dụng cụ thí nghiệm minh họa một số hiện tượng vật lí nhằm gây hứng thú và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy và học tập
môn vật lí, thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ làm tăng
tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức lí thuyết đã
học và rèn luyện kĩ năng thực nghiệm của học sinh mà quan trọng hơn là nó từng
bước tạo cho học sinh một trực giác nhạy bén đối với các hiện tượng vật lí. Thí
nghiệm vật lí góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, phòng
thí nghiệm vật lí của các trường THPT còn nghèo nàn, nhiều trường có ít các dụng
cụ thí nghiệm hoặc có nhưng sử dụng lâu ngày nên bị hư hỏng không sử dụng
được.Mặt khác, có nhiều nội dung thí nghiệm trong SGK chưa có dụng cụ thí
nghiệm đi kèm. Vì thế ở nhiều trường học sinh chỉ được học “ chay ” lí thuyết.
Điều đó ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng dạy và học môn vật lí.
Từ thực tế đó, trong quá trình giảng dạy, tôi đã hướng dẫn học sinh tự làm các
dụng cụ thí nghiệm cho bộ môn Vật lí. Điều này đã góp phần bổ sung đáng kể số
lượng dụng cụ thí nghiệm thực hành, đồng thời giúp học sinhphát triển được óc
thông minh sáng tạo, khơi dậy đam mê học tậpvới bộ môn Vật lí, nâng cao năng
lực giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Tôi xinchia
sẻ kinh nghiệm nhỏ của mình quađề tài: “Hướng dẫn học sinh tự làm dụng cụ thí
nghiệm minh họa một số hiện tượng vật línhằm gây hứng thú học tập và phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh”.
II. Mô tả giải pháp:
A. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

  1. Thuận lợi
  • Sau khi được tham gia các lớp tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo
    dục và Đào tạo và các trường tổ chức, đa số GV đã có nhận thức đúng đắn về đổi
    mới phương pháp dạy học và số lượng GV sử dụng thí nghiệm trong dạy học càng
    nhiều.Một số GV đã có kĩ năng thực hành thí nghiệm tốt.
    3
  • Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học được ngày càng được chú trọng đầu tư
    về số lượng cũng như chất lượng. Danh mục các bộ thí nghiệm có sẵn trong phòng
    thí nghiệm ngày càng nhiều.
  • Các cấp quản lí giáo dục có nhiều quan tâm đến hoạt động nâng cao chất
    lượng dạy học dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như thi sáng kiến kinh
    nghiệm, thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng dạy học… Các hoạt động này mang
    lại cho GV nhều cơ hội tốt để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức
    chuyên môn nghiệp vụ.
  • Việc bùng nổ Internet cũng là một thuận lợi cho GV và HS tìm ý tưởng chế
    tạo dụng cụ thí nghiệm.
  • Một bộ phận HS đã thể hiện được tính chủ động, sáng tạo.
  • Đa số HS hứng thú với tiết học thực hành hoặc những tiết học có sử
    dụngdụng cụ trực quan.
  1. Khó khăn
  • GV đã cố gắng theo hướng đổi mới nhưng việc thực hiện chưa hoàn toàn,
    chưa triệt để (chủ yếu còn mang tính trình diễn ở các buổi thao giảng). Vẫn còn
    không ít GV chưa thay đổi được thói quen dạy học theo lối cũ (thuyết trình, giảng
    giải, đọc chép). Kĩ năng sử dụng thí nghiệm của một số GV còn hạn chế.
  • Hầu hết các trường chưa có đủ bộ thí nghiệm thực hành. Nhiều thiết bị thí
    nghiệm đã bị hư hỏng hoặc chất lượng thiết bị không đáp ứng được yêu cầu nhưng
    chưa được bổ sung thiết bị mới.
  • Một số HS đã quen với cách dạy học truyền thống nên khá thụ động trong
    việc suy nghĩ, tìm tòi, phát biểu ý kiến để tìm ra các kiến thức mới. Các em chưa
    chủ động, chưa mạnh dạn thể hiện khả năng của mình.
    B. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
    PHẦN 1. CƠ SỞ LÍ LUẬNVỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN
    THỨCVẬT LÍTHPT VỚI VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ LÀM DỤNG
    CỤTHÍ NGHIỆM MINH HỌA MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ NHẰM
    GÂY HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    CHO HỌC SINH
    4
    1.Hứng thú học tập
    1.1. Hứng thú
    Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào
    đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá
    nhân trong quá trình hoạt động.
    Năng lực phụ thuộc vào sự luyện tập, nhưng chỉ có hứng thú mới cho phép
    người ta say sưa làm một việc gì đó tương đối lâu dài không mệt mỏi mà không
    sớm thỏa mãn mà thôi. Hứng thú làm cho năng khiếu thêm sắc bén.
    1.2. Hứng thú học tập
    Hứng thú học tập là sự ham thích của HS đối với một môn học nào đó, do
    thấy được ý nghĩa của môn học này đối với cuộc sống và đối với bản thân, đem lại
    sự hấp dẫn, lôi cuốn trong quá trình học tập bộ môn và kích thích HS hoạt động
    tích cực hơn.
    1.3. Các biểu hiện của hứng thú học tập
    Hứng thú học tập được biểu hiện thông qua các dấu hiệu, các chỉ số cụ thể
    trong hoạt động học tập, trong cuộc sống của các em. Nhà giáo dục có thể quan sát
    và nhận biết được chúng. Những biểu hiện này khá phong phú, đa dạng và nhiều
    khi còn phức tạp, chúng có thể đan xen vào nhau. Đó là:
    – Biểu hiện về mặt xúc cảm: HS có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê,…)
    đối với môn học như có niềm vui trong quá trình lĩnh hội kiến thức, mong chờ tiết
    học và luyến tiếc khi tiết học kết thúc, …
    – Biểu hiện về mặt nhận thức: HS nhận thức đầy đủ, rõ ràng những nguyên
    nhân của sự yêu thích môn học như nội dung môn học hấp dẫn, phương pháp khám
    phá kiến thức hấp dẫn, vai trò của môn học có ý nghĩa trong cuộc sống, …
    – Biểu hiện về mặt hành động: HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
    không chỉ trong giờ lên lớp mà còn ở cả ngoài lớp hàng ngày, như:
    5
  • Trong giờ lên lớp:
  • Say mê học tập, chăm chú nghe giảng.
  • Ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận.
  • Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, trao đổi ý kiến với
    bạn bè và với GV.
  • Tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Ở ngoài lớp và ở nhà:
  • Độc lập và tự giác trong việc học tập.
  • Học bài, làm bài đầy đủ.
  • Tự giác làm thêm nhiều bài tập (ngoài yêu cầu của GV)
  • Tự sưu tầm, đọc thêm nhiều tài liệu, sách tham khảo có liên quan đến môn
    học.
  • Tự tổng kết những phần, những chương mục đã học và tìm ra mối liên hệ
    bên trong giữa chúng.
  • Từng bước tập vận dụng những kiến thức môn học vào thực tiễn.
  • Cố gắng giải nhanh và tìm nhiều cách giải các bài tập…
    – Biểu hiện về mặt kết quả học tập: Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi.
    1.4. Tác dụng của hứng thú học tập
    – Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của
    HS.
    – Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ, cho phép HS duy trì sự chú ý thường xuyên
    và cao độ vào kiến thức bài học.
    – Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được duy trì trạng
    thái tỉnh táo của cơ thể, giúp HS phấn chấn vui tươi, học tập lâu mệt mỏi.
    6
    – Ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, diễn biến, kết quả của dạy và học giúp
    cho hiệu quả của hoạt động này được nâng cao.
    – Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm
    hiểu kiến thức.
    – Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tham
    gia điều khiển tri giác và tư duy.
    – Đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong các hoạt động nghiên cứu
    và sáng tạo.
    – Góp phần quan trọng trong sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo và trí tuệ của HS,
    làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao.
  1. Năng lực giải quyết vấn đề.
    2.1.Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
    Năng lực GQVĐ là năng lực hoạt động trí tuệ của con người trước những
    vấn đề, những bài toán cụ thể, có mục tiêu và có tính hướng đích cao đòi hỏi phải
    huy động khả năng tư duy tích cực và sáng tạo nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề.
    Năng lực GQVĐ có thể được hiểu là khả năng của con người phát hiện ra vấn đề
    cần giải quyết và biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản
    thân, sẵn sàng hành động để giải quyết tốt vấn đề đặt ra. Năng lực GQVĐ là tổ hợp
    các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động
    nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của vấn đề. Có thể nói năng lực
    GQVĐ có cấu trúc chung là sự tổng hòa của các năng lực trên .
    2.2. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề
  • Năng lực nhận thức, học tập bộ môn giúp người học nắm vững các khái
    niệm, qui luật, các mối quan hệ và các kỹ năng bộ môn.
  • Năng lực tư duy độc lập giúp người học có được các phương pháp nhận
    thức chung và năng lực nhận thức chuyên biệt, biết phân tích, thu thập xử lí, đánh
    giá, trình bày thông tin.
    7
  • Năng lực hợp tác làm việc nhóm, giúp người học biết phân tích đánh giá,
    lựa chọn và thực hiện các phương pháp học tập, giải pháp GQVĐ và từ đó học
    được cách ứng xử, quan hệ xã hội và tích lũy kinh nghiệm GQVĐ cho mình.
  • Năng lực tự học giúp người học có khả năng tự học, tự trải nghiệm, tự
    đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch GQVĐ, vận dụng linh hoạt vào các tình
    huống khác nhau.
  • Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, giúp người học có
    khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức trong việc phát hiện vấn đề và vận dụng nó
    để GQVĐ học tập có liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
    2.3. Biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề
    Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, trong
    cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc
    sống.
    Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan
    đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn
    được giải pháp phù hợp nhất.
    Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề :Thực hiện và đánh giá
    giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề
    để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
    Nhận ra ý tưởng mới: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp
    từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy
    được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.
    Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong
    học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên
    những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay
    đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi do và có dự phòng.
    2.4. Các phương pháp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
    8
    Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối
    cảnh có ý nghĩa. Theo quan điểm giáo dục phát triển, thì đánh giá kết quả giáo dục
    phải hướng tới việc xác định sự tiến bộ của người học. Vì vậy đánh giá năng lực
    người học được hiểu là đánh giá khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học
    để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. Đánh giá năng lực GQVĐ của
    người học cũng như đánh giá các năng lực khác thì không lấy việc kiểm tra khả
    năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm mà chú trọng đến khả năng vận dụng
    sáng tạo tri thức trong những tình huống sáng tạo khác nhau. Đánh giá năng lực
    thông qua các sản phẩm học tập và quá trình học tập của người học, đánh giá năng
    lực người học được thực hiện bằng một số phương pháp (công cụ) sau:
    Đánh giá qua quan sát: Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà
    đánh giá các thao tác, động cơ, các hành vi, kỹ năng thực hành và kỹ năng nhận
    thức, như là cách GQVĐ trong một tình huống cụ thể. Để đánh giá qua quan sát,
    GV cần tiến hành các hoạt động:
  • Xây dựng mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi cần quan sát.
  • Đưa ra các tiêu chí cho từng nội dung quan sát (thông qua các biểu hiện
    của các năng lực cần đánh giá).
  • Thiết lập bảng kiểm phiếu quan sát.
  • Ghi chú những thông tin chính vào phiếu quan sát.
  • Quan sát và ghi chép đầy đủ những biểu hiện quan sát được vào phiếu quan
    sát và đánh giá.
    Đánh giá qua hồ sơ học tập: Hồ sơ học tập (HSHT) là tài liệu minh chứng
    cho sự tiến bộ của cá nhân, trong đó mỗi cá nhân tự đánh giá về bản thân, nêu
    những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi kết quả học tập, tự đánh giá
    đối chiếu với mục tiêu định ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ của mình,
    tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới. HSHT có ý nghĩa quan
    trọng đối với mỗi cá nhân, giúp người học tìm hiểu về bản thân, khuyến khích
    hứng thú học tập và hoạt động tự đánh giá. Từ đó thúc đẩy mỗi cá nhân chú tâm và
    9
    có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của mình. Đồng thời HVHT còn là cầu nối
    giữa người học – người dạy, người học – người học, người học – người dạy – phụ
    huynh. HVHT có các loại sau:
  • Hồ sơ tiến bộ: gồm những bài tập, sản phẩm mà cá nhân thực hiện trong
    quá trình học tập để minh chứng cho sự tiến bộ của mình.
  • Hồ sơ quá trình: người học ghi lại những điều đã được học về kiến thức, kỹ
    năng, thái độ của các môn học và xác định cách điều chỉnh.
  • Hồ sơ mục tiêu: người học tự xây dựng mục tiêu học tập cho bản thân trên
    cơ sở tự đánh giá về năng lực của mình và xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu
    đó.
  • Hồ sơ thành tích: người học tự đánh giá các thành tích nổi trội trong quá
    trình học tập, từ đó tự khám phá bản thân về các năng lực tiềm ẩn của mình, thúc
    đẩy hứng thú trong học tập và rèn luyện.
    Tự đánh giá: Tự đánh giá là một hình thức mà người học tự liên hệ phần
    nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học, người học sẽ học cách
    đánh giá các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điều
    cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Đánh giá qua bài kiểm tra: Đánh giá qua bài
    kiểm tra là một hình thức GV đánh giá năng lực HS bằng cách GV cho đề kiểm tra
    trong một thời gian nhất định để HS hoàn thành, sau đó GV chấm bài và cho điểm.
    Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được ở HS những kĩ năng và kiến thức, qua đó GV
    có thể điều chỉnh các hoạt động DH và giúp đỡ đến từng HS.
    Đánh giá về đồng đẳng: Là một quá trình trong đó các nhóm người học
    trong lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau dựa theo tiêu chí đã định sẵn. Đánh giá
    đồng đẳng giúp người học làm việc hợp tác, cho phép người học tham gia nhiều
    hơn vào quá trình học tập đánh giá. Qua đó phản ánh được năng lực của người
    đánh giá về sự trung thực, linh hoạt, trí tưởng tượng, sự đồng cảm.
    Như vậy, trong việc đánh giá năng lực GQVĐ cũng như các năng lực khác
    GV cần sử dụng đồng bộ các công cụ đánh giá trên cùng với bài kiểm tra kiến
    10
    thức, kỹ năng. Khi xây dựng các công cụ đánh cần xác định rõ mục tiêu, biểu hiện
    của năng lực cần đánh giá để từ đó xây dựng các tiêu chí một cách cụ thể, rõ ràng.
  1. Dụng cụ thí nghiệm tự làm
    3.1. Khái niệm
    DCTNTL được làm từ các vật liệu đơn giản, dễ kiếm, rẻ tiền, có thể là các
    vật liệu đã qua sử dụng như vỏ lon bia, chai nhựa, tre, gỗ, bảng nhựa…, hoặc là
    các linh kiện cóthểmuaở cửa hàng (vớigiáthànhtươngđốithấp):điệntrở,cuộn cảm,
    cảm biến, LED… Quá trình giacôngcácvậtliệu chỉ bằng tay hoặc bằng các dụng cụ
    thông thường. DCTN dễ lắp ráp, tháo rời các bộ phận, dễ bảo quản, vận chuyển, an
    toàn trong chế tạo cũng như bố trí, tiến hành thí nghiệm.Hiện tượng vật lí diễn ra
    rõ ràng, dễ quan sát.
    Tuy nhiên, DCTNTL thường được chế tạo bằng tay, với các dụng cụ thô sơ,
    đơn giản nên độ bền và tính thẩm mỹ không cao như các thí nghiệm được sản xuất
    theo dây chuyền công nghiệp.
    3.2. Vai trò của việc tự làm DCTN trong dạy học Vậtlí
    Việc tự làm DCTNđóng vai trò quan trọng trong dạy học Vật lí ở trường phổ
    thông hiện nay. Cụ thể là:
    Thứnhất,việctựlàmDCTNgiúppháthuytínhtíchcực,tựlựcvàchủ động trong hoạt
    động nhận thức củaHS.
    TLDCTN trong dạy học Vật lí thường hướng đến việc sử dụng
    vàohỗtrợtổchứcdạyhọcthôngquacácPPDHtíchcựcnhằmtíchcựchóahoạt động nhận
    thức của HS. Bên cạnh đó, khi tổ chức các hoạt động học tập choHS với việc gia
    công, lắp ráp và tiến hành thí nghiệm không những tạo được động cơ, hứng thú say
    mê tìm tòi, nghiên cứu mà còn tạo cơ hội để HS tự giác, chủ động tham gia xây
    dựng kiến thức mới. Đây chính là các yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực trong học
    tập cũng như trong hoạt động nhận thức của HS. Vì vậy, việc tổ chức cho HS tự
    làm DCTN có vai trò quan trọng trong phát huy tính tích cực, tự lực và chủ động
    trong hoạt động nhận thức củaHS.
    Thứ hai, việc tự làm DCTN góp phần làm phong phú thí nghiệm đượcsử
    dụng trong DH.
    11
    Việc nghiên cứu tự tạo DCTN không chỉ nhằm bổ sung những thí nghiệm
    còn thiếu, chưa được trang bị mà còn có vai trò tạo tính đa phương án cho một nội
    dung thí nghiệm hoặc một phương án có thể sử dụng vào DH nhiều bài thí nghiệm
    khác nhau. Do đó, với vai trò tạo ra sự phong phú về phương án thí nghiệm sẽ giúp
    GV thuận tiện cho việc lựa chọn và sử dụng thí nghiệm vào tổ chức hoạt động
    nhận thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho HS trong DH ở lớp cũng như tổ chức
    tự học ở nhà.
    Thứ ba, phối hợp với thí nghiệm giáo khoa trong việc trực quan hóa hiện
    tượng, quá trình vật lí trong DH.
    Thí nghiệm giáo khoa được trang cấp cho các cơ sở giáo dục thường là
    cácbộthínghiệmtốithiểu,phụcvụDHcácnộidungkiếnthứctrừutượng,phức tạp. Tuy
    nhiên, vẫn còn nhiều hiện tượng, quá trình vật lí cần được trực quan hóa bằng thí
    nghiệm đơn giản, dễ tiến hành, nhất là trong chương trình Vật lí ở
    trườngphổthôngvàkhiHStựhọcởnhà.Khitựtạothínghiệm,chúngtathường cố gắng
    đơn giản hóa hiện tượng, gạt bỏ những chi tiết, yếu tố không cần thiết,
    làmnổibậtnhữngchitiếtcầnthiếtchohoạtđộngnhậnthứcnhằmgiúpHShiểu
    sâusắcbảnchấtcáchiệntượngquátrìnhđó.Dođó,tựlàmDCTNcóvaitrò
    tíchcựctrongviệchỗtrợchohoạtđộngnhậnthứccủaHSnóichungvàtrongtự học nói
    riêng.
    Thứ tư, việc tự làmDCTNgóp phần hỗ trợ tổ chức DH ở nhiều khâu và nhiều
    hình thức khác nhau.
    Thínghiệmsử dụng DCTN tự
    làmcóthểđượcsửdụngđểhỗtrợnhiềukhâucủatiếntrình DH như: mở đầu, nêu vấn đề
    vào bài; hình thành kiến thức mới; ôn tập, củng cố
    vậndụnghoặcluyệntập,vậndụngkiếnthức;kiểmtrađánhgiá…,hỗtrợtrongnhiềuhìnhthứ
    cDHnhư:nghiêncứukiếnthứcmới,thựchànhthínghiệm,tựhọc ởnhà…
    Thứ năm, rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm và phát triển tư duy sáng
    tạo cho cả GV và HS.
    Hoạt động tự làm thí nghiệm trong dạy học Vật lí đòi hỏi GV và HSphải
    thựchiệnnhiềuhànhđộng,thaotác,trongnhiềulầnvàquanhiềukhâuliênquan đến kỹ
    12
    năng thực hành thí nghiệm. Do đó, tự làm thí nghiệm có vai trò vừa là phương tiện,
    vừa là biện pháp rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và rèn luyện
    kỹ năng thực hành cho cả GV và HS, vì vậy nó đóng vai trò phát triển tư duy sáng
    tạo choHS.
    Thứsáu,tạoraphươngtiệnhỗtrợquantrọngchotổchứcDHnhómtheo hướng phát
    huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo củaHS.
    Nhưđãđềcập,thínghiệmvậtlínóichungvàthínghiệmtựlàmnóiriêng
    lànhữngphươngtiệnhỗtrợhiệuquảnhấtchotổchứcdạyhọcvậtlítheonhóm
    ởtrườngphổthông.Dođó,cóthểthấytựlàmthínghiệmđóngvaitròtiênquyết cho việc vận
    dụng hình thức tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự làm.
    Tómlại,tựlàmthínghiệmcóvaitròquantrọngtrongdạyhọcvậtlí,đặc biệt nó còn có
    vai trò trong việc vừa tạo ra phương tiện hỗ trợ, vừa là một hoạt động quan trọng
    để tổ chức DH nhóm nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học
    vậtlíở trường phổ thông hiệnnay.
    3.3. Quy trình tự làm DCTN
    Bước 1. Đề xuất, lựa chọn phương án thí nghiệm
    CăncứvàomụctiêubàihọcvàtìnhhìnhthiếtbịthínghiệmmàGVcóthể gợi ý cho HS
    để học sinh đưa ra phương án thí nghiệm. Việc đề xuất, lựa chọn phương án thí
    nghiệm có thể được thực hiện theo 3 cáchsau:
    Phương án thí nghiệm có sẵn, tự thiết kế, chế tạo và lắp ráp thínghiệm;
    Phương án thí nghiệm có sẵn, cải tiến một số thiết bị cho phù hợp với nội
    dungDH;
    Tự đề xuất phương án thí nghiệm và tự tạo thínghiệm.
    Bước 2. Chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ và linh kiện cần thiết
    Dựatrênphươngán thínghiệmđãđềxuất, HStiếnhànhtìmkiếm,chuẩnbị các vật liệu,
    dụng cụ và linh kiện cần thiết. Các vật liệu, dụng cụ và linh kiệndùng trong thí
    nghiệm phải có sẵn trong thực tế cuộc sống, dễ tìm kiếm, dễ gia công, dễ
    mua,dễthaythếvàsửachữathìmớiđảmbảotínhkhảthi, ưu tiên sử dụng vật liệu tái chế
    nhằm đảm bảo tính kinh tế và bảo vệ môi trường.
    Bước 3. Gia công, chế tạo dụng cụ thí nghiệm
    13
    Sau khi đã chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ và thiết bị cần thiết cho thí nghiệm,
    GV hướng dẫn và giám sát HS tiến hành gia công các vật liệu, dụng cụ và thiết bị
    để tạo nên các bộ phận của bộ thí nghiệm theo phương án đã đề xuất.
    Bước 4. Lắp ráp thí nghiệm
    Cácdụngcụ,thiếtbịsaukhiđãđượcgiacông,chếtạotheophươngánthí nghiệm đã đề
    xuất thì việc tiếp theo là HS tiến hành lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm lại vớinhau.
    Với một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản có thể không cần bước này.
    Bước 5. Tiến hành thí nghiệm
    Sau khi đã lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm lại với nhau theo phương ánđề
    xuấtthìviệctiếnhànhthínghiệmlàđểkiểmtrasựvậnhànhcủacácdụngcụ,thiết bị thí
    nghiệm là rất cần thiết. Mục đích của việc tiến hành thí nghiệm là nhằm phát hiện
    những sai sót, lỗi trong quá trình gia công, chế tạo dụng cụ và lắp ráp. Việc tiến
    hành thí nghiệm có thể xảy ra hai trường hợp sau:
    Trườnghợp1:Thínghiệmđạttheophươngánđềra,chokếtquảnhưmong
    muốnthìtiếptụcthựchiệnbướctiếptheolàhoànthiệnthínghiệmnhằmtăngcường
    tínhtrựcquan,thẩmmĩvàđảmbảoantoànchothínghiệmkhisửdụng.
    Trườnghợp2:Thínghiệmkhôngđạttheophươngánđềra,khôngchokết quả như
    mong muốn hoặc các dụng cụ, thiết bị sau khi gia công, chế tạo và lắp ráp không
    vận hành được thì ta tiến hành kiểm tra lại các bước đề xuất phương án, gia công,
    chế tạo và lắp ráp thí nghiệm nhưsau:
    Nếu bước đề xuất phương án thí nghiệm không khả thi thì GV yêu cầu HS đề
    xuất phương án thí nghiệmkhác.
    Nếu bước gia công, chế tạo dụng cụ thí nghiệm chưa tốt, chưa đảm bảo yêu
    cầu đề ra thì GV hướng dẫn HS tiến hành gia công, chế tạo lại các dụng cụ thí
    nghiệm.
    Nếu bước lắp ráp dụng cụ, thiết bị chưa hợp lí thì tiến hành kiểm tra và lắp
    ráp lại cho hợp lí.
    Bước 6. Hoàn thiện thí nghiệm
    Bước cuối cùng trong quy trình này là hoàn thiện thí nghiệm nhằm tăng
    cường tính trực quan, đảm bảo tính thẩm mĩ và an toàn trong quá trình sử dụng.
    14
    Trong quy trình tự tạo thí nghiệm thì bước đề xuất phương án thí nghiệm là
    quan trọng nhất, vì trong phương án đề xuất thì các vật liệu, dụng cụ và thiết
    bịdùngtrongthínghiệmphảilànhữngdụngcụcósẵntrongtựnhiên,dễtìm,dễ gia công và
    chế tạo thì mới đảm bảo tính khả thi. Ngoài ra, các bước như: gia công và chế tạo
    dụng cụ, lắp ráp và tiến hành thí nghiệm cũng rất cần thiết, vì trong quá trình gia
    công và chế tạo đòi hỏi người GV phải sát sao hướng dẫn kỹ
    càngchoHSvàHScũngcầnphảikhéotay,phảilàmnhiềulầnđểtìmcácphương án tối ưu
    nhất. Còn bước tiến hànhthí nghiệm là để kiểm tra, phát hiện và điều chỉnh những
    sai sót, những dụng cụ chưa được tốt và đảm bảo khi tiến hành thí nghiệm sẽ thành
    công
    3.4. Một số yêu cầu của thí nghiệm sử dụng DCTN học sinh tự làm trong tổ
    chức dạy học một số kiến thức Vật lí THPT
    Một là, sử dụng thí nghiệm phải phù hợp với nội dung kiến thức. Đó là các
    đơn vị kiến thức mà HS có thể được hình thành trên cơ sở vốn hiểu
    biếtbanđầu;tựtìmrathôngquaviệcthảoluận,hợptácvớibạnvàthựchiệncác thao tác lắp
    ráp, tiến hành thí nghiệm, thu thập xử lý kếtquả.
    Hai là, phải sử dụng phối hợp thí nghiệm giáo khoa với thí nghiệm sử dụng
    DCTN HS tự làmnhằmnângcaohiệuquảhỗtrợtổchứcdạyhọcVật
    lí.Việckhaithácvàđềxuất tự làm thí nghiệm có vai trò quan trọng trong dạy học Vật
    lí nhưng không phải
    vìvậymàcóthểthaythếhoàntoànthínghiệmgiáokhoasẵncóbằngthínghiệm
    tựlàm.Cácphươngán thínghiệmtựlàmthườngđượckhaithác,tựtạodựatrên những hạn
    chế hoặc sự thiếu hụt về thí nghiệm giáo khoa. Do đó, yêu cầu sử dụng phối hợp
    thí nghiệm giáo khoa với thí nghiệm tự làm là vấn đề tấtyếu.
    Ba là, sử dụng thí nghiệm tự làm hỗ trợ trong đa dạng các hình thức tổ chức
    DH trên lớp cũng như ở nhà. Trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, có thể sử
    dụng thí nghiệm tự làm hỗ trợ đa dạng các hình thức trong tổ chức DH theo nhóm
    như: DH kiến thức mới, thực hành thí nghiệm ở trên lớp và tự học ở
    nhàhoặctrongcácgiờngoạikhóa,trảinghiệmsángtạo…nhằmpháthuyvaitrò của thí
    nghiệm tự làm trong hỗ trợ tổ chức DH nhóm đồng thời tạo ra các môi trường và
    15
    hình thức học tập khác nhau theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng
    tạo và phát triển năng lực giải quyết vấn đề củaHS.
  2. Thiết kế đồ dùng dạy học môn Vật lí
    4.1. DCTN tìm hiểu chuyển động ném ngang– bài “Chuyển động ném”
    a. Mục đích thí nghiệm:
    Kiểm chứng thời gian rơi tự do bằng với thời gian chuyển động ném ngang ở
    cùng một độ cao.
    b. Dụng cụ thí nghiệm
    Vật liệu Dụng cụ
    -2 viên bi nhỏ giống nhau
    -1 thanh gỗ L dài 26 cm
    -Giá đỡ 2 viên bi có dạng hình hộp
  • 2 tấm bảng bằng gỗ để làm giá đỡ
  • Lò xo
  • 1 cây đinh làm trục quay
  • 2 cây đinh vít để móc lò xo
  • Keo dán
  • Búa
  • Thước
  • Kìm, tua vít
    c. Tiến hành làm dụng cụ thí nghiệm
  • Đặt thanh L, 2 giá đỡ hình hộp, 2 viên trên giá S1, dùng thước thẳng đánh dấu vị
    trí của 2 giá đỡ, đánh dấu vị trí để lắp trục vào thanh L và bảng S1.
  • Dùng keo dán các giá gỗ hình hộp vào vị trí được đánh dấu ở bảng S1, vặn
    đinh vít vào đầu trên của thanh L, đóng đinh vào vị trí được đánh dấu ở thanh L và
    bảng S1( chú ý 2 vị trí này được đánh dấu trùng nhau khi đóng đinh vào thanh L
    làm trục quay).
  • Móc một đầu lò xo vào đinh vít được bắt
    vào thanh L tại vị trí (1), đầu còn lại được móc vào
    đinh vít, đinh vít được bắt chặt vào bảng S1 ở vị trí
    (2). Bước này quan trọng, khoảng cách từ (1) đến
    (2) có độ dài lớn hơn độ dài của lò xo lúc chưa
    dãn. Khi lắp lò xo xong thì mặc nhiên lò xo sẽ kéo
    16
    thanh L ép bi B để bi B không bị rơi xuống còn bi A tiếp xúc với thanh L, được đặt
    yên trên giá đỡ.
  • Dán keo vào bảng S1 và bảng S2, hợp nhau một góc 900
    , chú ý mép S2 phải
    bằng với mặt phẳng S1 để không cản đường rơi của bi B. Ta được dụng cụ như
    hình trên.
    d. Tiến hành thí nghiệm
  • Đặt 2 viên bi lên 2 giá đỡ hình hộp.
  • Dùng thước thẳng chỉnh 2 viên bi theo phương ngang cho bằng độ cao so
    với mặt đất.
  • Dùng búa hoặc thanh gỗ nặng
    tác dụng lực vào phần phía dưới
    trục của thanh L về phía viên bi A.
    Lúc này bi A chuyển động ném
    ngang, bi B chuyển động rơi tự do.
    e. Đề nghị cách tổ chức thí nghiệm
    trong dạy học: học sinh quan sát thí
    nghiệm, suy luận và rút ra đặc điểm
    thành phần chuyển động theo
    phương thẳng đứng của chuyển động ném ngang.
    4.2. DCTN tìm hiểu chuyển động
    ném ngang – bài “Chuyển động
    ném”
    a. Mục đích thí nghiệm:
    Thành phần chuyển động theo
    phương ngang của chuyển động ném
    ngang là chuyển động thẳng đều.
    b. Dụng cụ thí nghiệm
    Vật liệu Dụng cụ
    -2 viên bi nhỏ giống nhau
    -2 máng nghiêng như hình vẽ
  • Thước
  • Kìm, tua vít
    Tác dụng lực vào
    đoạn này của
    thanh L
    F

    17
  • Giá đỡ
  • Keo dán
    c. Tiến hành làm dụng cụ thí nghiệm
    Hai máng được đặt nằm ngang và cùng trong 1 mặt phẳng thẳngđứng, hai vị
    trí 1 và 2 được bố trí cùng trên một phương thẳng đứng như hình vẽ. Hai máng
    được chia làm hai phần, một phần nghiêng và một phần nằm ngang, phầnnằm
    ngang của máng phía trên ngắn hơn máng phía dưới.
    d. Tiến hành thí nghiệm và giải thích
    Hai bi sắt được đặt vào 2 vị trí 1 và 2 như hình vẽ 2.24 và được giữ chắc bởi
    hainam châm điện. Khi ngắt nguồn điện đồng thời qua hai nam châm, hai bi sắt sẽ
    bắt đầuchuyển động. Do ban đầu hai bi sắt cùng ở một độ cao so với mặt phẳng
    ngang của haimáng tương ứng nên khi 2 bi chuyên động đến vị trí 3 và 4 chúng có
    cùng 1 vận tốctheo phương ngang. Tại vị trí 3, bi xanh sẽ bắt đầu tham gia chuyển
    động ném ngang. Tại vị trí số 4, bi đỏ tiếp tục chuyển động thẳng đều trong cùng
    mặt phẳng quỹ đạo vớibi xanh.
    Hỏi HS dự đoán hiện tượng.
    Xảy ra 3 trường hợp
  1. Bi xanh đi nhanh hơn bi đỏ, bi đỏ sẽ rơi phía sau bi xanh
  2. Bi đỏ đi nhanh hơn bi xanh, bi đỏ sẽ rơi phía trước bi xanh
  3. 2 viên bi đập vào nhau (HS ít nghĩ đến)
    Sau khi cho HS dự đoán xong ta tiến hành TN, đây sẽ là tình huống có vấn đề
    vớiHS, và ta đi đến kết luận theo phương ngang, vật CĐ ném ngang tham gia 1
    CĐthẳngđều sau đó giải thích nguyên nhân
    e. Đề nghị cách tổ chức thí nghiệm trong dạy học: học sinh quan sát thí nghiệm,
    suy luận và rút ra đặc điểm thành phần chuyển động the

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay