SKKN Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5 nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên triển khai
dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
với định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Cùng với đó, môn
Giáo dục thể chất không chỉ góp phần phát triển phẩm chất và năng lực chung
mà còn giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, kĩ năng
vận động và thói quen luyện tập thể dục thể thao. Qua đó, tạo điều kiện để cơ
thể học sinh phát triển bình thường theo quy luật tâm lý lứa tuổi, giới tính và
hình thành nhân cách cho các em.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chương trình mang tính mở,
cho phép giáo viên và học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể
lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường; đồng thời là căn cứ
để các trường xây dựng kế hoạch phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, tình
hình thực tế và đặc điểm cụ thể của học sinh. Vì vậy, học sinh không chỉ được
chăm sóc sức khoẻ, được học tập mà quan trọng hơn cả các em được thoả mãn
nhu cầu vui chơi, tinh thần sảng khoái để đến với các môn học khác, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Trong chương trình môn Thể dục lớp 5 ban hành theo QĐ 16/2006/QĐ-
BGDĐT, 28 trò chơi đã được lồng ghép rất cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, sự phân
bố trò chơi chưa đồng đều, có tới 20/70 tiết học (chiếm 28,5% tổng số tiết học)
các trò chơi lặp đi lặp lại cùng một hình thức “tiếp sức” như lò cò tiếp sức, chạy
tiếp sức, nhảy ô tiếp sức, chạy tiếp sức theo vòng tròn, qua cầu tiếp sức, lò cò
tiếp sức và đua ngựa, chuyền và bắt bóng tiếp sức, … . Trong khi đó, tỉ lệ số tiết
có trò chơi dân gian lại rất thấp (chỉ có 3/70 tiết = 4,3%) với 2 trò chơi: “Mèo
đuổi chuột” (1 tiết), “Trồng nụ trồng hoa” (2 tiết). Như vậy, so với tổng số trò
chơi trong chương trình môn thể dục lớp 5, trò chơi dân gian là quá ít và chưa
cân đối.
Trong khi đó, trò chơi dân gian là một hình thức giải trí phản ánh phong
tục tập quán của người Việt thuở xưa; không đơn thuần là trò chơi của trẻ con
4
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
mà còn chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam phong phú và giàu bản
sắc. Các trò chơi dân gian thường dễ chơi, dụng cụ dễ kiếm dễ làm, chủ yếu lấy
từ trong tự nhiên, có thể chơi mọi lúc mọi nơi, … và có ý nghĩa vô cùng to lớn
trong việc hình thành phát triển nhân cách học sinh. Trò chơi dân gian giúp các
em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà
đồng, thân thiện, đoàn kết… Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp
các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn.
Bên cạnh đó, trong thời đại 4.0 hiện nay, trẻ em rất dễ bị lôi cuốn vào
những trò chơi điện tử, những nhân vật ảo, những trò chơi mang tính bạo lực,
cảm giác mạnh, … khiến cho tâm hồn trẻ thơ bị ám ảnh và nhân cách có thể bị
phát triển lệch lạc.
Vì vậy, hơn ai hết, chúng ta – những người thầy nói chung và đặc biệt là
các thầy cô dạy môn Thể dục nói riêng cần phải tạo ra môi trường học tập, rèn
luyện thông qua các hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi để góp phần phòng tránh những hệ luỵ mà trò chơi điện tử gây ra.
Nhận thức được ý nghĩa của trò chơi dân gian và những nguy cơ không
an toàn nêu trên, tôi thiết nghĩ trò chơi dân gian nếu được đưa vào các tiết học
thể dục sẽ tạo điều kiện cho học sinh được tham gia nhiều hoạt động vui chơi
lành mạnh, gắn kết và yêu thương, lưu giữ mãi tuổi thơ cho đến khi trưởng
thành. Sau những giờ học căng thẳng trên lớp, trò chơi dân gian trong các tiết
dạy của tôi sẽ là những “món ăn” tinh thần giúp học sinh sảng khoái, tiếp nối
việc “Học mà chơi – chơi mà học” và cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một
ngày vui”.
Trên cơ sở mục tiêu của môn Thể dục lớp 5 nói chung và mục đích, yêu
cầu của phần trò chơi trong các tiết học thể dục nói riêng cùng với sự phong phú
đa dạng, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của kho tàng trò chơi dân gian, tôi
đã nghiên cứu và áp dụng thành công biện pháp:
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
5
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng công tác dạy và học môn thể dục lớp 5
1. Ưu điểm
Đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, theo
quan điểm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: ĐỨC- TRÍ- THỂ- MĨ của
Đảng và Nhà nước, mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện nay là “ nhằm hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trung học cơ
sở” (Điều 27- Luật Giáo dục sửa đổi năm 2020). Để thực hiện mục tiêu đó, điều
quan trọng nhất là việc đổi mới mạnh mẽ đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo
dục theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh, đặc biệt là
đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học. Vì thế, những năm
gần đây ngoài việc nâng cao chất lượng các môn văn hoá thì chất lượng giảng
dạy các môn chuyên biệt trong đó có môn Thể dục cũng được coi trọng và nâng
cao rõ rệt.
Đội ngũ giáo viên Thể dục có trình độ đào tạo đạt chuẩn, tâm huyết và
luôn nỗ lực không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Say
mê, tìm tòi, lựa chọn, phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đem
lại hiệu quả cao nhất trong từng giờ lên lớp như: nghiên cứu kĩ mục tiêu, yêu cầu
cần đạt của bài, dành thời gian thích đáng cho phần thiết kế bài dạy, lên phương
án chi tiết cho các hoạt động lên lớp… Ngoài ra, giáo viên có kinh nghiệm giảng
dạy phong phú qua việc tích cực tìm hiểu các tài liệu tham khảo, chuẩn bị chu
đáo từ đồ dùng học tập, sân bãi, nơi tập luyện, cho tới các động tác làm mẫu của
giáo viên; tham gia tích cực, có chất lượng các lớp tập huấn chuyên môn, các bài
dạy chuyên đề.
6
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Lớp 5 là lớp học cuối cùng của bậc tiểu học. Qua việc học thể dục từ lớp
1 đến lớp 4, học sinh đã biết được một số kiến thức, kĩ năng vận động để tập
luyện giữ gìn sức khỏe nâng cao thể lực; có tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ
chức kỉ luật, thói quen tự giác luyện tập thể dục thể thao; biết vận dụng những
kiến thức đã học vào các hoạt động trong và ngoài nhà trường. Học sinh khối
lớp 5 của trường đa số có thể lực tốt, có nề nếp học tập, vui chơi và sinh hoạt
tập thể; biết đoàn kết, lắng nghe, chia sẻ và biết tự tổ chức chơi, điều hành chơi
nhóm nhỏ. Một số em bộc lộ rõ năng khiếu bộ môn, tự tin, mạnh dạn giao tiếp
và hợp tác.
Đặc biệt, bên cạnh những ưu điểm đó, việc thực hiện nội dung chương
trình môn Thể dục hiện nay còn có nhiều thuận lợi như:
– Sức khoẻ và thể lực của học sinh luôn được cha mẹ coi trọng và đặt lên
hàng đầu.
– Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động giáo dục thể chất.
2. Hạn chế và nguyên nhân
Chương trình hiện hành chưa có sách giáo khoa thể dục lớp 5. Phân phối
chương trình khá nặng về các kỹ năng vận động chạy, nhảy; các trò chơi vận
động bổ trợ cũng thiên về kỹ năng, vì vậy giờ thể dục thường bị khô cứng. Giáo
viên mới chỉ thực hiện theo phân phối chương trình nên ít có cơ hội sáng tạo và
đổi mới.
Trong số 28 trò chơi của môn Thể dục lớp 5 có một số trò chơi lặp đi lặp
lại cùng một hình thức, có trò chơi dễ gây nguy hiểm cho những học sinh còn
hiếu động chưa thực sự chú ý đến vấn đề an toàn trong tập luyện.
Bên cạnh đó môn Thể dục là môn học chủ yếu thực hiện ngoài không
gian lớp học, vì vậy thời tiết mưa, nắng thất thường cũng ảnh hưởng đến việc
dạy và học.
7
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Học sinh lớp 5 là năm cuối của bậc tiểu học nên các em chịu áp lực rất
lớn của việc học các môn văn hóa như toán, văn, tiếng anh, khoa học, công
nghệ… Vì vậy môn thể dục đôi khi chưa được coi trọng.
Các tài liệu hướng dẫn, tham khảo đưa trò chơi dân gian vào trong giờ
thể dục chưa có nhiều.
II. Biện pháp nâng cao chất lƣợng giảng dạy
1. Tên biện pháp
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
2. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra biện pháp
Với mong muốn giúp học sinh phát triển các kĩ năng vận động cơ bản
một cách linh hoạt dẻo dai, nâng niu tâm hồn các em trong kho tàng văn hóa dân
tộc qua những khúc hát đồng dao, làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động;
các em vượt qua được sự lôi cuốn của các thiệt bị điện tử nên tôi đã lồng ghép,
cải tiến trò chơi dân gian một cách linh hoạt trong quá trình giảng dạy.
Các trò chơi dân gian giúp các em có thể vừa học – vừa chơi, phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và được rèn luyện các kỹ năng nhanh nhẹn, sức
bền, sự đoàn kết, dẻo dai.
Biện pháp của tôi áp dụng thành công không những đáp ứng được mục
tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của những công dân toàn cầu trong tương lai
mà còn phù hợp với điều kiện khuôn viên hạn hẹp của nhà trường và những khi
điều kiện thời tiết không cho phép tổ chức những hoạt động ngoài không gian
lớp học.
3. Nội dung biện pháp
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Thể dục cho học sinh khối 5, tôi
đã vận dụng đưa trò chơi dân gian vào giờ học bằng các giải pháp sau:
3.1. Vận dụng linh hoạt các trò chơi dân gian trong tiết học thể dục
Tiến trình một giờ học thể dục gồm 3 phần đó là: “khởi động”, “hoạt
động cơ bản”, “thả lỏng – hồi tĩnh”. Mỗi phần đều có mục đích yêu cầu riêng
8
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chuỗi hoạt động phù
hợp với cơ chế vận động và rèn luyện thể chất.
Qua nghiên cứu tôi đã áp dụng linh hoạt việc lồng ghép đưa trò chơi dân
gian một cách phù hợp vào từng hoạt động trong tiết thể dục.
3.1.1. Đưa trò chơi dân gian vào phần khởi động.
Khởi động làm giảm nguy cơ bị chấn thương và giúp học sinh chuẩn bị
tinh thần thật tốt. Trong khi khởi động, nhiệt độ bên trong các cơ tăng lên, cơ
vừa được co bóp mạnh mẽ mà cũng vừa được thư giãn. Không chỉ các cơ bắp
được “khởi động”, mà các khớp cũng được “bôi trơn”, cử động dễ dàng hơn
trước khi vào bài học. Khởi động đầu tiết học thể dục làm tăng nhiệt độ toàn cơ
thể; tăng nhiệt độ của máu, tăng lượng lớn oxy trong mạch máu giúp cho các cơ
bắp làm việc hiệu quả hơn, nhất là vào mùa đông. Khởi động còn giúp các em
chuẩn bị tâm lý, tinh thần thật tốt cho các vận động cơ bản, tăng sự tập trung cho
giờ học.
Hoạt động khởi động trong tiết thể dục thường chỉ chiếm vài phút đầu
giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người
học. Một tiết học thể dục sẽ tạo được sự yêu thích với học sinh nếu ngay từ
những giây phút đầu tiên giáo viên biết khơi gợi ở các em hứng thú, niềm đam
mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học.
Để gây hứng thú và tăng cường khả năng vận động cho học sinh, với
phần khởi động đầu giờ học, tôi đã vận dụng linh hoạt các trò chơi dân gian như
sau: “Dung dăng dung dẻ”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Gieo hạt nảy mầm” , “Thổi kèn
lá”
9
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Trò chơi: “Dung dăng dung dẻ”
Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”
10
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Trò chơi: “Gieo hạt nảy mầm”
Trò chơi: “Thổi kèn lá”
Tùy vào thời điểm, thời tiết, tâm trạng học sinh và nội dung cơ bản trong
bài dạy thể dục, tôi luôn chủ động chuẩn bị trò chơi, nội dung chơi, dụng cụ chơi
để tạo tình huống và khí thế cho học sinh khi khởi động. Các trò chơi nêu trên
cơ bản là những trò chơi vui vẻ, nhẹ nhàng, phấn khích với những hoạt động tại
sân trường. Học sinh có thể tự chọn dụng cụ chơi theo ý thích.
Ví dụ: Trò chơi “Thổi kèn lá”, tôi chuẩn bị rổ nhựa để các loại lá như lá
chuối, lá dừa, lá mít, lá bàng, … . Học sinh tự cuộn lá thành kèn và thổi thành
tiếng kêu, thổi theo nhịp rung của còi hoặc theo nhịp chân bước… Các em có
thể đứng thổi theo nhóm hoặc vừa đi vòng tròn vừa thổi. Trò chơi này đơn giản,
dễ làm và khá vui nhộn; hỗ trợ cho tập thở, tập cơ xương khớp.
11
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Trò chơi: “Thổi kèn lá”
3.1.2. Thay thế một số trò chơi dân gian vào phần cơ bản
Khi nghiên cứu tổng thể nội dung chương trình, nghiên cứu lựa chọn trò
chơi dân gian để thực hiện cho phù hợp với yêu cầu chương trình giáo dục thể
chất lớp 5, tiếp cận tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông năm
2018, tôi lựa chọn 5 trò chơi dân gian để thay thế các trò chơi bị trùng lặp trong
chương trình: “Rồng rắn lên mây”, “Nhảy lò cò”, “Nhảy bao bố”, “Cướp cờ”, “Bịt
mắt bắt dê”.
Như vậy, tổng số trò chơi dân gian được vận dụng vào nội dung tiết học:
07 trò chơi (tăng 5 trò chơi), tổng số tiết học có trò chơi dân gian là 15 tiết/70 =
21,5% (tăng 12 tiết)
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Tuần | Tiết số | Tên bài | Nội dung điều chỉnh |
HỌC KÌ I: 18 Tuần = 36 tiết | |||
1 | 01 | Tổ chức lớp – Đội hình đội ngũ – Trò chơi: “Kết bạn” | |
02 | Đội hình đội ngũ – Chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” và “Lò cò tiếp sức”. | ||
2 | 03 | Đội hình đội ngũ – Trò chơi: “Chạy tiếp sức” | |
04 | Đội hình đội ngũ – Trò chơi: “Kết bạn” | Rồng rắn lên mây | |
3 | 05 | Đội hình đội ngũ – Trò chơi “Bỏ khăn” | |
06 | Đội hình đội ngũ – Trò chơi “Đua ngựa” | ||
4 | 07 | Đội hình đội ngũ – Trò chơi: “Hoàng Anh-Hoàng Yến” | |
08 | Đội hình đội ngũ – Trò chơi “Mèo đuổi chuột” | ||
5 | 09 | Đội hình đội ngũ – Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” |
12
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
10 | Đội hình đội ngũ – Trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh” | ||
6 | 11 | Đội hình đội ngũ -Trò chơi: “Chuyển đồ vật” | |
12 | Đội hình đội ngũ – Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay” | ||
7 | 13 | Đội hình đôi ngũ – Trò chơi: “Trao tín gậy” | |
14 | Đội hình đội ngũ – Trò chơi: “Trao tín gậy” | ||
8 | 15 | Đội hình đội ngũ – Trò chơi: “Trao tín gậy” | |
16 | Động tác vươn thở và tay – Trò chơi “Dẫn bóng” | Nhảy lò cò | |
9 | 17 | Động tác chân – Trò chơi: “Dẫn bóng”. | |
18 | Ôn 3 động tác: Vươn thở, Tay, Chân – Trò chơi: “Ai nhanh và khéo hơn”. | ||
10 | 19 | Động tác Vặn mình – Trò chơi: “Ai nhanh và khéo hơn”. | |
20 | Trò chơi: “Chạy nhanh theo số.” Động tác toàn thân – Trò chơi: “Chạy nhanh theo số”. | ||
11 | 21 | ||
22 | Động tác: Vươn thở, tay, Chân, Vặn mình, Toàn thân – Trò chơi: “Chạy nhanh theo số”. | ||
12 | 23 | Ôn 5 động tác của bài thể dục – Trò chơi: “Ai nhanh và khéo hơn”. | |
24 | Ôn 5 động tác của bài thể dục – Trò chơi: “Kết bạn”. | ||
13 | 25 | Động tác thăng bằng – Trò chơi: “Ai nhanh và khéo hơn”. | |
26 | Động tác nhảy. – Trò chơi: “Chạy nhanh theo số” | ||
14 | 27 | Động tác Điều hòa. – Trò chơi: “Thăng bằng”. | |
28 | Bài thể dục phát triển chung. – Trò chơi: “Thăng bằng”. | ||
15 | 29 | Bài thể dục phát triển chung. – Trò chơi: “Thỏ nhảy”. | |
30 | Bài thể dục phát triển chung. – Trò chơi: “Thỏ nhảy”. | ||
16 | 31 | Bài thể dục phát triển chung – Trò chơi: “Lò cò tiếp sức” | |
32 | Bài thể dục phát triển chung – Trò chơi: “Nhảy lướt sóng” | ||
17 | 33 | Trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn” | Nhảy bao bố |
34 | Đi đều “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”vòng phải, vòng trái – Trò chơi: | ||
18 | 35 | Đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp – Trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn” | |
36 | Sơ kết học kì 1 | ||
HỌC KÌ II: 17 Tuần = 34 tiết | |||
19 | 37 | Trò chơi: “Lò cò tiếp sức và Đua ngựa” | |
38 | Tung và bắt bóng – Trò chơi: “Bóng chuyền sáu” | ||
20 | 39 | Tung bắt bóng – Trò chơi: “Bóng chuyền sáu” |
13
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
40 | Tung bắt bóng – Nhảy dây | ||
21 | 41 | Tung bắt bóng – Nhảy dây – Bật cao | |
42 | Nhảy dây – Bật cao. Trò chơi : “Trồng nụ, trồng hoa” | ||
22 | 43 | Nhảy dây – Phối hợp mang vác- Trò chơi: “Trồng nụ, trồng hoa” | |
44 | Nhảy dây – Di chuyển tung bắt bóng | ||
23 | 45 | Nhảy dây – Bật cao – Trò chơi “Qua cầu tiếp sức” | Cướp cờ |
46 | Nhảy dây – Trò chơi “Qua cầu tiếp sức” | ||
24 | 47 | Phối hợp chạy & bật nhảy – Trò chơi “Qua cầu tiếp sức” | |
48 | Phối hợp chạy và bật nhảy – Trò chơi: “chuyền nhanh; nhảy nhanh” | ||
25 | 49 | Phối hợp chạy và bật nhảy – Trò chơi: chuyền nhanh; nhảy nhanh” | |
50 | Bật cao – Trò chơi: “chuyền nhanh; nhảy nhanh” | ||
26 | 51 | Ném bóng – Trò chơi: “Chuyền và bắt bóng tiếp sức” | Bịt mắt bắt dê |
52 | Ném bóng – Trò chơi: “Chuyền và bắt bóng tiếp sức” | ||
27 | 53 | Ném bóng – Trò chơi: “chuyền và bắt bóng tiếp sức” | |
54 | Ném bóng – Trò chơi: “chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” | ||
28 | 55 | Ném bóng – Trò chơi: “Bỏ khăn” | |
56 | Ném bóng – Trò chơi: “Hoàng Anh – Hoàng Yến” | ||
29 | 57 | Ném bóng – Trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh” | |
58 | Ném bóng – Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” | Bịt mắt bắt dê | |
30 | 59 | Ném bóng – Trò chơi: “Lò cò tiếp sức” | |
60 | Ném bóng – Trò chơi: “Trao tín gậy” | ||
31 | 61 | Ném bóng – Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” | |
62 | Ném bóng – Trò chơi: “Chuyển đồ vật” | ||
32 | 63 | Ném bóng – Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay” | |
64 | Ném bóng – Trò chơi: “Dẫn bóng” | ||
33 | 65 | Ném bóng – Trò chơi: “Dẫn bóng” | |
66 | Ném bóng – Trò chơi: “Dẫn bóng” | ||
34 | 67 | Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” và “Dẫn bóng” | |
68 | Trò chơi: “Nhảy đúng nhảy nhanh” và “Ai kéo khỏe” | ||
35 | 69 | Trò chơi “Lò cò tiếp sức” và “Lăn bóng bằng tay” | |
70 | Tổng kết môn học |
14
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Trò chơi: “Rồng rắn lên mây”
Trò chơi: “Nhảy lò cò”
Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
– Sử dụng trò chơi dân gian tập thể thay thế các trò chơi bị trùng lặp để
phối hợp rèn luyện các động tác cơ bản và vui chơi nhằm giúp các em củng cố
các kỹ năng, luật chơi và khuyến khích sự thi đua trong quá trình chơi.
15
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
– Đây là những trò chơi dân gian thể hiện ở tư thế vận động dẻo dai, sức
mạnh tập thể và có lời hát cùng nhịp nhún nhảy. Các trò chơi được thay thế đều
bổ trợ rất tốt cho phần vận động cơ bản. Trò chơi cũng thể hiện tính đoàn kết,
tính đồng đội, tính liên kết và tính kỷ luật…. Trò chơi còn giúp học sinh học
cách quan sát và vận động theo hướng tăng cường sức khoẻ, thể chất, rèn tính
nhanh nhẹn, khéo léo, xử lý các tình huống mau lẹ, phản xạ nhanh.
– Trò chơi dân gian được thiết kế và đưa vào kế hoạch giảng dạy cả năm,
có sự phân bổ hợp lý về mặt thời gian, giãn cách trong các tiết/tuần làm cho học
sinh không bị áp lực, chồng chéo. Các trò chơi dân gian được đưa vào để thay
thế không làm cho nội dung bài học bị nặng nề mà còn phát huy tác dụng rèn
luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và
khả năng đối đáp. Các em học sinh lớp 5 rất yêu thích các trò chơi này và biết
vận dụng sáng tạo khi tham gia các hoạt động khác như: vui chơi giữa giờ, lễ
hội, chuyên mục đầu tuần, …
3.1.3. Đưa trò chơi dân gian vào phần thả lỏng, hồi tĩnh
Sau khi đã học các bài tập cơ bản, tôi lựa chọn một số trò chơi dân gian
nhẹ nhàng để giúp trẻ thả lỏng, điều hòa cơ thể giúp trạng thái trở về cân bằng
nhưng học sinh vẫn cảm thấy vui vẻ.
Các trò chơi dân gian tôi chọn cho hoạt động hồi tĩnh là: “Tập tầm vông”,
“Nu na nu nống”, “Xỉa cá mè”
16
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Trò chơi: “Tập tầm vông”
Trò chơi: “Nu na nu nống”
Trò chơi: “Xỉa cá mè”
Các trò chơi này được chơi theo nhóm nhỏ và có lời đồng dao rất hay, ấn
tượng, diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian nhất định, có luật chơi, có
17
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
nhịp điệu, tính biểu diễn, sáng tạo nhằm mang lại sự sảng khoái về tinh thần cho
học sinh sau mỗi giờ học thể dục ngoài sân trường; giúp cho các em phát triển
ngôn ngữ, đối đáp linh hoạt và đặc biệt các em thuộc lòng những lời ca cổ của
các vùng miền Bắc, Trung, Nam và mang đậm bản sắc dân tộc vui vẻ, dí dỏm.
3.1.4. Chuẩn bị một số trò chơi dân gian để sử dụng linh hoạt phù hợp
với điều kiện thời tiết
Đặc điểm khí hậu Miền bắc có 4 mùa rõ rệt, mưa nắng thất. Trường tôi
chưa có nhà đa năng, diện tích sân trường hạn chế. Khi đó không thể tổ chức tiết
học ngoài trời được.
Với những đặc điểm khách quan trên đã đặt ra cho người giáo viên thể
dục một thực trạng là nếu không điều chỉnh được kế hoạch giảng dạy (chuyển
đổi tiết học thể dục với môn học khác) thì tiết thể dục sẽ thực hiện như thế nào?
Nếu không có giải pháp phù hợp thì giờ thể dục học sinh không được hoạt động
thậm chí có khi người giáo viên trở thành “ngƣời trông lớp” cho hết giờ.
Để khắc phục điều kiện khách quan về thời tiết và đảm bảo sức khoẻ cho
học sinh, tôi đã lựa chọn và chuẩn bị một số trò chơi dân gian để dự phòng và sử
dụng linh hoạt trong giờ thể dục giúp học sinh có thể học, chơi trong lớp mỗi khi
không thể tổ chức tiết học ngoài không gian lớp học. Các trò chơi đó là: “Ô ăn
quan”, “Đánh chuyền”, “Oẳn tù tì”, “Chi chi chành chành”
Trò chơi: “Ô ăn quan”
18
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Trò chơi: “Đánh chuyền”
Trò chơi: “Oẳn tù tì”
Trò chơi: “Chi chi chành chành”
Các trò chơi này giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, dạy cho các em biết
quan sát, tính toán, rèn kỹ năng tư duy cho học sinh; vừa tổ chức được trong lớp
19
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
học, không gian hẹp, vừa có lời ca giúp trẻ chơi không nhàm chán, cùng nhau
trải nghiệm, cùng nhau chơi giúp các em nâng cao tinh thần đoàn kết, rèn luyện
tính kiên trì, tính toán, sự khéo léo, dẻo dai, linh hoạt của bàn tay. Thông qua
các trò chơi này góp phần lưu giữ các giá trị văn hóa dân gian của dân tộc Việt
Nam.
Trong phần chuẩn bị các trò chơi dân gian để bổ sung khi dạy trong các
ngày có thời tiết không thuận lợi, tôi đã chủ động sưu tầm trò chơi, cách chơi,
luật chơi, chuẩn bị dụng cụ, thiết bị … Ví dụ với trò chơi “Ô ăn quan”, tôi đã in
mẫu bàn cờ, chuẩn bị quân chơi là cúc áo hoặc hạt nhãn, viên bi… Khi chơi
trong lớp, các em có thể trải trên bàn học và ngồi hai bên để chơi.
Trò chơi: “Ô ăn quan”
3.2. Cải tiến một số trò chơi cho phù hợp
Để trò chơi dân gian phù hợp hơn với đối tượng học sinh thành phố và
giúp các hoạt động giáo dục thể chất thêm phần sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học
sinh tham gia, tôi đã cải tiến một số trò chơi như sau:
– Tích hợp nhạc trong một số trò chơi có lời ca, lời đồng dao.
Ví dụ: Trò chơi “Nhảy bao bố” được tổ chức vào dịp chào xuân mới, tôi
chọn các bản nhạc về mùa xuân như “Ngày Tết quê em”, ghép bài “Điệp viên
20
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
báo hồng” với trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”, còn trò chơi “Mèo đuổi chuột”, “Bịt
mắt đánh trống” tôi lồng nhạc bài Tom và Jerry hay Doremon… để làm nền khi
tổ chức cho học sinh chơi.
Trò chơi: “Nhảy bao bố”
– Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để các em có thể chơi trên sân trường có
diện tích nhỏ: Với những trò chơi tập thể đông người, tôi chia nhóm để vừa có
học sinh cổ vũ, vừa có học sinh chơi.
Ví dụ: Trò chơi “Mèo đuổi chuột”, tôi chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm chơi
và 2 nhóm cổ vũ. Khi nhóm chơi đã hoàn thành thì được thay thế làm nhóm cổ
vũ và nhóm cổ vũ vào chơi.
21
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
– Tôi đã thay thế thiết bị, dụng cụ của trò chơi với mong muốn đảm bảo
an toàn cho học sinh, các em biết bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, hạn chế sử
dụng những sản phẩm công nghiệp, đồng thời tái sử dụng đồ dùng, đồ chơi và
làm cho giờ học thể dục không nhàm chán.
Trò chơi: “Cướp cờ”
Ví dụ:
+ Trò chơi “cướp cờ” tôi đã thay thế “cờ” thành cành hoa hoặc một dải
lụa… vừa đảm bảo an toàn cho học sinh mà không làm thay đổi bản chất của trò
chơi
22
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Trò chơi: “Trồng nụ, trồng hoa”
+ Trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa” như cách chơi cũ rất nguy hiểm, có
thể dẫn đến chấn thương, tôi đã thay dụng cụ chơi bằng các hộp bìa các tông có
dán hình hoa, nụ để học sinh dễ chơi và an toàn hơn.
– Chia nhỏ trò chơi dân gian thành các phần để có thể lồng ghép trong từng
hoạt động sao cho phù hợp với phân bố thời gian của tiết dạy.
Ví dụ: Trò chơi “Thổi kèn lá” tôi cho học sinh làm kèn bằng lá chuối, lá
dứa… ở phần khởi động còn lúc chơi tôi chuyển xuống phần thả lỏng hồi tĩnh
3.3. Kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường
Các trò chơi dân gian có đặc trưng là vừa chơi, vừa hát, vừa hò reo. Vì
vậy để chuẩn bị trò chơi, tôi đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp cho
các em học thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao… giúp học sinh hào hứng,
vui vẻ… góp phần giúp các em yêu thích môn học và phát triển ngôn ngữ.
23
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Giáo viên chủ nhiệm dạy học sinh các bài ca dao, đồng dao
Giáo viên âm nhạc đã hỗ trợ tôi chọn lựa, lồng ghép nhạc vào trò chơi;
giáo viên mĩ thuật, cùng với phụ huynh học sinh giúp tôi cùng thiết kế trang
phục, đạo cụ cho trò chơi.
24
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Cô giáo Đinh Thị Thu Hương – giáo viên Âm nhạc chọn và ghép nhạc
Thầy giáo Trần Thanh Hà thiết kế đạo cụ chơi
Tổng phụ trách Đội và các giáo viên bộ môn đã kết hợp cùng tôi thực
hiện hiệu quả việc dạy tích hợp liên môn, giúp cho tiết học trở nên sinh động,
không gây nhàm chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách
suy nghĩ của bản thân. Trong quá trình tổ chức cho học sinh chơi, chúng tôi đã
chuẩn bị một số phần quà để tặng cho người chơi thắng cuộc càng làm cho các
em háo hức và phấn chấn hơn. Món quà có khi là những đồ chơi mà các em yêu
thích, lại có khi là dụng cụ của một trò chơi tiếp theo, gợi mở ra một trò chơi
mới.
Phụ huynh và học sinh nhận quà sau khi chơi trò chơi
25
“Lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất lớp 5
nhằm góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”
Tác giả: Trần Trung Kiên – Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái
Nhờ đó, học sinh không chỉ thực hiện tốt các yêu cầu của môn học mà
còn chủ động sáng tạo, tham gia các hoạt động giao lưu trong những ngày lễ lớn
được tổ chức ở trường. Chính sự năng động, sáng tạo của học sinh đã cuốn hút
phụ huynh nhiệt tình ủng hộ và hào hứng tham gia trò chơi cùng các con những
trò chơi như “Kéo co”, “Bịt mắt đánh trống”, “Bịt mắt đập niêu”, “Nhảy bao
bố”… làm cho không khí tích cực học tập được lan tỏa; thầy và trò đều cảm
nhận được niềm vui, sự hồ hởi, phấn khích và hạnh phúc khi được tham gia các
trò chơi dân gian. Từ các trò chơi dân gian được tổ chứ
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education