dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Nâng cao hiệu quả phần Khởi động trong môn Thể dục cho học sinh tiểu học

SKKN Nâng cao hiệu quả phần Khởi động trong môn Thể dục cho học sinh tiểu học

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Môn Thể dục cùng với các môn học khác trong nhà trường có nhiệm vụ
quan trọng trong việc hình thành cho người học những nhân cách sống của con
người lao động mới, trong thời đại mới, theo mục tiêu giáo dục của Đảng ta là:
Đào tạo con người: Tự chủ – năng động – sáng tạo, có năng lực giải quyết các
vấn đề thực tiễn đặt ra. Không những thế, giáo dục thể chất cho thế hệ thanh
thiếu niên là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan
của sự tồn tại và phát triển trong xã hội văn minh nói chung và công cuộc xây
dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Môn Thể dục còn mang lại cho thế hệ
trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh, nhằm góp phần đào tạo thế hệ thanh niên Việt
Nam thành những người: “Phát triển cao vềtrí tuệ, cường tráng về thể chất, phong
phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Chương trình GDPT 2018, môn Thể dục được gọi là môn Giáo dục thể
chất giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, kĩ năng
vận động, thói quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất,
năng lực để trở thành người công dân phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế;
góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và
bồi dưỡng tài năng thể thao.
Ở bậc Tiểu học, môn Thể dục giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ
và vệ sinh thân thể, bước đầu hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, thói
quen tập luyện thể dục thể thao, tham gia tích cực các hoạt động thể dục thể
thao nhằm phát triển các tố chất thể lực. Biết vận dụng ở mức nhất định những
điều đã học khi sinh hoạt ở trường và tự chơi, tự học hàng ngày.
2
Khởi động là hoạt động đầu tiên của tiết học, nhằm giúp học sinh chuyển
cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt động, giúp các cơ được linh hoạt,
các khớp được bôi trơn và hạn chế được chấn thương trong luyện tập. Là người
giáo viên, tôi luôn có trách nhiệm, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ. Tôi luôn mong
muốn mang đến cho các em học sinh của mình những trải nghiệm tốt nhất trong
quá trình tổ chức các hoạt động môn Thể dục, tôi luôn bám sát nội dung chương
trình, thường xuyên quan sát và tìm ra những thiếu sót, hạn chế của học sinh để
có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu, đi vào thực
nghiệm sáng kiến“Nâng cao hiệu quả phần Khởi độngtrong môn Thể dục
cho học sinh Tiểu học”.
II. MÔ TẢ VỀ GIẢI PHÁP
1. Giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến.
1.1. Thực trạng công tác dạy và học môn Thể dục trong trường Tiểu
học trước khi tạo ra sáng kiến.
Bộ môn Thể dục ở Tiểu học được Bộ GD&ĐT nghiên cứu chọn lọc để
từng tiết dạy phù hợp với trình độ học sinh từng khối lớp “Tài liệu hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Thể dục ở Tiểu học”. Qua tài liệu chuẩn
kiến thức giúp cho giáo viên nắm được mục tiêu tối thiểu mà tất cả học sinh cần
phải đạt được sau tiết học.
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường trong việc chỉ đạo thực
hiện đổi mới phương pháp dạy và học, trường có sân rộng, thoáng mát, các điều
kiện về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học cho hoạt động thể dục thể
thao tương đối thuận lợi.
Giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy tại trường Tiểu học, được đào tạo
chính quy.
3
Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao nhân dịp
các sự kiện hoặc chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như dịp 20/11, 22/12,
26/03, khai giảng năm học mới, tết Trung thu…
Phần lớn các em học sinh đều yêu thích môn học. Nhiều học sinh tiếp thu
nhanh, luyện tập cá nhân, tổ nhóm, đồng loạt tốt. Một số em có năng khiếu thể
dục thể thao tích cực tham gia các hội thi, giao lưu các cấp đạt kết quả cao.
Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Thể dục tại nhà trường tôi nhận
thấy có một số hạn chế chủ yếu sau:
– Một số giáo viên còn coi nhẹ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động khởi
động, các bài tập còn đơn điệu, đôi lúc nội dung khởi động không tương thích
với nội dung tiết dạy. Giáo viên ngại thay đổi,còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu
hướng dẫn.
– Mặt khác, đội ngũ cán sự lớp đôi lúc còn chưa mạnh dạn, tự tin, chưa chủ
động trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động tập luyện.Nhiều em còn rụt rè,
nhút nhát, không dám mạnh dạn tham gia vào các hoạt động khởi động đặc biệt
là đối với những em không có năng khiếu về Thể dục.
– Ở tuổi Tiểu học, sự tập trung chú ý có chủ định của học sinh còn yếu, các
em chưa thực sự hứng thú với phần khởi động, chưa hiểu rõ tác dụng của các bài
tập khởi động, mà phần lớn các em đều khởi động qua loa, hời hợt, không chú
tâm vào phần khởi động, dẫn đến có nhiều trường hợp do không khởi động kỹ
trước khi tập dẫn đến chấn thương với đủ các mức độ. Đặc biệt, với lứa tuổi học
sinh Tiểu học các em còn nhỏ, hệ xương khớp chưa phát triển đầy đủ, đường hô
hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động chưa được tốt, nếu không khởi động kỹ
trước khi tập luyện sẽ gây ra những chấn thương như bong gân, trật khớp, gãy
tay, gãy chân,…
4

Hình 1: Bong gânHình 2: Chuột rút

Phòng tập đa năng chưa có nên việc dạy học ngoài trời nhiều khi phụ
thuộc vào thời tiết.Vào những hôm thời tiết bất lợi, các em học sinh ngại ra sân,
hoặc ra sân một cách miễn cưỡng, uể oải, thực hiện những động tác khởi động
một cách qua loa, chiếu lệ cho xong.
Trang phục tập luyện thể dục riêng cho học sinh chưa có nên ảnh hưởng
đến chất lượng hiệu quả giờ dạy.
1.2. Các giải pháp đã áp dụng trước khi tạo ra sáng kiến
Giáo viên đã tổ chức các hoạt động khởi động cho học sinh, tuy nhiên đa
phần là giáo viên tự tổ chức mà chưa giúp học sinh hiểu rõ tác dụng của hoạt
động khởi động.
Giáo viên đã lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp. Cán sự lớp sẽ thay
nhau lên tổ chức, điều khiển các bạn khởi động.
Đội hình khởi động là đội hình hàng ngang giãn cách.
Giáo viên sử dụng các trò chơi sẵn có trong sách hướng dẫn để tổ chức cho
học sinh chơi trong phần khởi động.
Động tác khởi động sẽ theo trình tự: khớp cổ, khớp khửu tay, khớp vai,
khớp hông và khớp gối sau đó chơi trò chơi khởi động.
5
Giáo viên sử dụng các đồ dùng dạy học được cấp phát và tích cực tự làm đồ
dùng dạy học.
Một bộ phận học sinh tham gia các hoạt động khởi động một cách thụ động,
chưa chú tâm và thực hiện các động tác hời hợt.
 Ưu điểm của biện pháp
Học sinh nắm được các bước khởi động.
Đội ngũ cán sự lớp thường xuyên tổ chức cho các bạn khởi động nên các
em khá tự tin và điều hành lớp tốt.
Học sinh đã tham gia được các trò chơi có sẵn trong sách hướng dẫn.
Giáo viên đã sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học giúp phần khởi động
thêm phong phú hấp dẫn.
 Hạn chế của biện pháp
Học sinh chưa hiểu rõ tác dụng của các bài tập khởi động nên còn khởi
động qua loa, dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Chỉ có đội ngũ cán sự lớp điều khiển được lớp khởi động mà chưa có sự
tham gia của các học sinh khác trong lớp dẫn đến sự tự kiêu trong ban cán sự, và
sự thụ động trong các bạn học sinh còn lại.
Đội hình, các động tác khởi động chưa đa dạng, chưa linh hoạt sáng tạo
nên gây sự nhàm chán cho học sinh.
Các trò chơi khởi động lặp đi lặp lại nhiều lần cũng gây ra sự nhàm chán
cho học sinh, mức độ khó của trò chơi chưa được tăng lên để phù hợp với học
sinh lớp lớn.
Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học mà chưa có sự vào cuộc của học sinh
và phụ huynh nên gây quá tải cho giáo viên mà học sinh lại không có cơ hội trải
nghiệm và cảm nhận niềm vui khi tự tay mình làm ra những đồ dùng dạy học
cũng như không có sự kết nối với phụ huynh.
6
Chính từ những hạn chế trên, tôi đã suy nghĩ tìm ra biện pháp để giúp học
sinh hiểu được tác dụng của các bài tập khởi động, hứng thú và nâng cao hiệu
quả tập luyện, tạo cho các em có thói quen tích cực trong môn học, góp phần
bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực, tiếp tục hình thành
thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cho học sinh. Ngoài ra, trang
bị cho học sinh một số hiểu biết về những kĩ năng vận động cơ bản, củng cố và
làm giàu thêm vốn kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, phù hợp với khả năng,
trình độ và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính của các em; góp phần giáo
dục đạo đức, lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách con người mới. Đồng
thời tăng cường sự đoàn kết giữa các em học sinh trong lớp, trong trường; hạn
chế tối đa học sinh bị chấn thương trong quá trình tập luyện; giúp các em tránh
xa các tệ nạn, các trò chơi điện tử; tăng cường thể lực, phát triển tư duy sáng tạo,
khả năng tập trung, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, linh hoạt xử lí các
tình huống trong cuộc sống.
2. Giải pháp sau khi áp dụng sáng kiến
Giải pháp 1: Xác định vị trí, vai trò và tác dụng của khởi động; lựa
chọn, tổng hợp hệ thống các bài tập khởi động.
Giáo viên nghiên cứu, hệ thống hóa kiến thức môn Thể dục trong chương
trình Tiểu học để nắm được các nội dung kiến thức chính, nắm được các kiến
thức kĩ năng học sinh cần đạt. Đối với từng bài học trong phân phối chương
trình, giáo viên cần quan tâm đến mục tiêu mà tất cả học sinh phải đạt được sau
khi học xong bài đó. Từ đó, giáo viên tổ chức các hoạt động khởi động theo từng
bài cho học sinh.
Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phân biệt được nội dung của hai
phần của khởi động cụ thể:
+ Khởi động chung
+ Khởi động chuyên môn
7
– GV nêu tác dụng của khởi động cho học sinh nắm rõ. Từ đó, các em có
ý thức hơn trong tập luyện phần khởi động cơ chế tác động của khởi động rất đa
dạng nhưng có thể quy nạp các tác động đó vào những hiệu quả cơ bản sau:
+ Tác dụng với hệ thần kinh
+ Tác dụng với hệ tuần hoàn, hô hấp
+ Tác dụng với hệ vận động
Giải pháp 2:Bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp
+ Lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp
+ Luân phiên cho các em học sinh làm cán sự lớp
Giải pháp 3: Linh hoạt,đa dạng trong việc tổ chức đội hình, động tác
và các trò chơi khởi độngtạo hứng thú cho học sinh.
– Linh hoạt sử dụng các đội hình khởi động
– Đa dạng các động tác khởi động
– Cải biến thay đổi các trò chơi khởi động, thi đua tìm hiểu các trò chơi
mới
– Động viên khen thưởng kịp thời
Giải pháp 4: Tăng cường làm và sử dụng đồ dùng dạy học, đề xuất với
nhà trường bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị.
– Phối kết hợp với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh làm đồ dùng dạy học
– Tham mưu với ban giám hiệu bổ sung, cải tạo cơ sở vật chất
– Đề xuất với ban giám hiệu sử dụng các phòng chức năng có không gian
rộng để cho học sinh tập luyện vào những hôm thời tiết bất lợi.
2.1. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Giải pháp 1: Xác định vị trí, vai trò và tác dụng của khởi động; lựa
chọn, tổng hợp các bài tập khởi động.
Giáo viên nghiên cứu, hệ thống hóa kiến thức môn Thể dục trong chương
trình Tiểu học để nắm được các nội dung kiến thức chính, nắm được các kiến
thức kĩ năng học sinh cần đạt. Đối với từng bài học trong phân phối chương
trình, giáo viên cần quan tâm đến mục tiêu mà tất cả học sinh phải đạt được sau
8
khi học xong bài đó. Từ đó giáo viên tổ chức các hoạt động khởi động theo từng
bài cho học sinh.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết và phân biệt được nội dung của hai
phần của khởi động cụ thể:
* Khởi động chung: Là loại khởi động sử dụng các động tác tay không,
chạy nhẹ nhàng để làm tăng nhiệt độ của cơ thể, tăng hưng phấn thần kinh trung
ương, tăng chức năng của hệ vận chuyển oxy, tăng cường chuyển hóa chất và
tăng cường sự phối hợp giữa các trung khu thần kinh với nhau. Mục đích của
khởi động chung là nâng cao trạng thái cơ năng của toàn bộ cơ thể lên tới trình
độ năng lực hoạt động thích hợp nhất. Tất cả biến đổi của các cơ quan đều từ
thấp tới cao để thích ứng với vận động. Các động tác bao gồm xoay các khớp:
khớp cổ, khớp cổ tay cổ chân, khớp khuỷu tay, khớp vai, khớp hông và khớp
gối, ép dọc, ép ngang…
Hình 3: Khởi động xoay các khớp
* Khởi động chuyên môn: Mục đích của khởi động chuyên môn hay hoạt
động chuẩn bị từng phần cơ thể là để cải thiện giữa những trung tâm thần kinh
có liên quan tới môn vận động chính, để bước vào tập luyện và thi đấu cho tốt-
9
tức là chuẩn bị cho cơ thể thực hiện một hoạt động chuyên môn cụ thể vì thế nó
phải tương ứng về đặc điểm cơ cấu vận động với bài tập sắp tới. Trong phần
khởi động này thường có các động tác phối hợp kĩ thuật phức tạp và động tác
chuyên môn với các dụng cụ chuyên môn.
Ví dụ:Thể dục 4- Bài54: “ Môn thể thao tự chọn – trò chơi dẫn bóng” tôi
tổ chức các hoạt động khởi động như sau:
+ Khởi động chung bao gồm xoay các khớp, tập bài thể dục phát triển
chung, ép dọc, ép ngang.
+ Khởi động chuyên môn bao gồmcác động tác: chạy bước nhỏ, chạy
nâng cao đùi, chạy lăng sau tại chỗ.
Giáo viên nêu tác dụng của khởi động cho học sinh nắm rõ. Từ đó, các em
có ý thức hơn trong tập luyện phần khởi động Cơ chế tác động của khởi động rất
đa dạng nhưng có thể quy nạp các tác động đó vào những hiệu quả cơ bản sau:
– Tác dụng đối với hệ thần kinh.
Khởi động sẽ làm tăng tính hưng phấn của các trung tâm thần kinh và tăng
cường sự phối hợp giữa các trung khu thần kinh với nhau.
Khởi động làm cho vỏ não chuyển cơ thể từ trạng tĩnh sang trạng thái hoạt động.
Khởi động còn làm tăng hoạt động của các tuyến nội tiết vì vậy, tạo điều kiện
thúc đẩy quá trình điều hòa chức năng trong hoạt động thể thao, củng cố các
phản xạ vận động cần thiết.
– Tác dụng đối với hệ tuần hoàn, hô hấp.
Khởi động sẽ tăng cường hoạt động của toàn bộ hệ thống đảm bảo dinh
dưỡng và vận chuyển oxy cho cơ thể, tăng thông khí phổi và tốc độ trao đổi khí
giữa phế nang và máu, tăng thể tích tâm thu và tần số co bóp của tim, tăng huyết
áp và dòng máu tĩnh mạch trở về tim, từng số lượng mao mạch tích cực để tăng
cường dòng máu tới tim, phổi và cơ. Tất cả các tác dụng nêu trên đều nhằm
cung cấp oxy nhiều hơn cho các tổ chức rút ngắn quá trình của cơ thể khi vận
động.
10
Khởi động còn tăng cường dòng máu ở da và thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi,
vì vậy có tác dụng tốt đối với quá trình trao đổi nhiệt trong vận động.
– Tác dụng đối với hệ vận động (cơ, khớp, dây chằng)
Khởi động làm tăng nhiệt độ của cơ bắp, tăng khả năng co rút và tăng tốc
độ của các phản ứng sinh hóa của cơ, tăng tốc độ co rút và thả lỏng của cơ.
Khởi động làm tăng độ linh hoạt của khớp, tăng tiết dịch ở khớp và phòng
ngừa được chấn thương.
Khi các em khởi động tốt cơ thể được làm nóng, các khớp được bôi trơn,
các cơ được linh hoạt thì khi học bài mới cơ thể đã trong trạng thái sẵn sàng
giúp cho việc tiếp thu bài được tốt hơn và tránh được chấn thương góp phần
nâng cao chất lượng môn học.
Giải pháp 2:Bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán sự lớp nên tôi đã xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng, lựa chọn cán sự lớp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ tự
quản. Các em trong Ban cán sự không nhất thiết phải là các em giỏi văn hóa mà
người giáo viên cần lựa chọn những em nhanh nhẹn, có kĩ năng quan sát, phân
tích, điều hành tập thể, có uy tín trước các bạn.Để đạt được điều này, giáo viên
cần hướng dẫn các em các kĩ năng từ khâu tập trung, báo cáo, đến kĩ năng hô
khẩu lệnh sao cho dõng dạc, dứt khoát, thường xuyên uốn nắn, sửa sai kịp thời.
Trong mỗi tiết học, tôi thường giao nhiệm vụ thêm cho các thành viên
khác trong Ban cán sự
Ví dụ: – Lớp trưởng tập trung, báo cáo sĩ số
– Tổ trưởng, nhóm trưởng cho các bạn khởi động
Sau khi cán sự lớp đã tự tin điều khiển khởi động đó là lúc các em học
sinh còn lại trong lớp cũng đã nắm được trình tự cũng như lĩnh hội được các
động tác khởi động tôi sẽ lần lượt cho từng học sinh trong lớp luân phiên làm
cán sự lớp cũng như các tổ trưởng, sẽ tự điều hành lớp tập luyện. Tôi sử dụng
trò chơi: “Sao đổi ngôi” để các em thay nhau làm quản trò trong lớp, trong
nhóm. Bằng một quả cầu nhỏ hoặc quả bóng tôi sẽ tung lên, em nào bắt được
11
bóng (cầu) sẽ là quản trò thực hiện việc tổ chức cho lớp (nhóm) khởi động. Sau
mỗi lần được điều hành các bạn như vậy năng lực tự quản, năng lực lãnh đạo, ý
thức tự giác, lòng tự tin, tự chủ của học sinh được rèn luyện và phát huy hình
thành cho các em ý thức trách nhiệm trong công việc, sự gắn kết thân thiện giữa
các em với nhau xóa đi sự tự ti của một số học sinh nhút nhát. Khiến các em hào
hứng trước nội dung chính của mỗi tiết học. Tôi nhận thấy, khi được đóng vai
cán sự lớp các em rất hào hứng và sau đó rất hợp tác với ban cán sự lớp vì các
em đã được trải nghiệm từ đó nâng cao chất lượng phần khởi động.
Giải pháp 3: Linh hoạt,đa dạng trong việc tổ chức đội hình, động tác và
các trò chơi khởi động cho học sinh.
Từ thực tế giảng dạy môn thể dục tại trường kết hợp với dự giờ thăm lớp
của các đồng nghiệp trong tổ thể dục, tôi nhận thấy: Đa phần giáo viên sử dụng
đội hình khởi động ở hàng ngang, việc lặp đi lặp lại một đội hình từ tiết này qua
tiết khác sẽ dẫn đến sự nhàm chán, không hứng thú với việc khởi động dẫn đến
hiệu quả khởi động không cao. Vì thế,trong mỗi tiết học,tôi đã linh hoạt thay đổi
đội hình tạo nên sự mới mẻ, thu hút học sinh chú ý hơn trong việc khởi động.Cụ
thể đội hình mà tôi sử dụng đó là đội hình chữ U, đội hình vòng tròn,
đội hình đối xứng, …

Hình 4: Đội hình chữ U

12

Hình 5: Đội hình vòng tròn
Hình 6: Đội hình đối xứng

Để chất lượng phần khởi động của các em được nâng lên tôi đã thường
xuyên đổi mới, đa dạng các động tác khởi động. Một bài khởi động đơn thuần
theo sách giáo viên hướng dẫn được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây sự nhàm chán
cho học sinh, thường khi đã thuộc động tác thì các em hay tập nhanh, không hết
13
biên độ dẫn đến hiệu quả bài khởi động không cao. Vì thế, tôi đã thêm vào các
động tác như ép dọc, ép ngang, chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy lăng sau
tại chỗ. Ngoài ra, thay vì tập các bài khởi động một cách đơn điệu theo nhịp hô,
tôi đã sử dụng các bản nhạc không lời hoặc có lời sôi động để hướng dẫn các em
thực hiện theo nhịp nhạc.Việc tập theo nhạc mang lại cho các em một tinh thần
vui tươi, hứng khởi dẫn đến hiệu quả của bài khởi động được nâng lên.

Hình 7: Khởi động với nhạc

Khi tổ chức các trò chơi khởi động. Ngoài các trò chơi trong sách hướng
dẫn, tôi luôn tìm tòi, tham khảo các trò chơi mới phù hợp với nội dung bài dạy,
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, đặc biệt là tôi chú trọng các trò
chơi dân gian như nu na nu nống, rồng rắn lên mây…. Hoặc tôi đổi mới, cải biến
trò chơi sẵn có trong sách hướng dẫn để trò chơi hấp dẫn hơn, thu hút học sinh
hơn để từ đó tác dụng của các trò chơi khởi động được nâng lên.
Ví dụ 1: Đối với trò chơi “Làm theo hiệu lệnh” thay vì người giáo viên
chỉ hô khẩu lệnh đơn giản là “đứng”, “ngồi” và học sinh thực hiện. Tôi cải biến
trò chơi như sau: Khi giáo viên hô “trời ta” cả lớp sẽ hô “ta đứng” và thực hiện
động tác đứng còn khi người quản trò hô “đất ta” thì cả lớp sẽ hô “ta ngồi” và
14
thực hiện động tác ngồi. Việc cải biến trò chơi giúp cho trò chơi sôi nổi hơn, các
em được rèn kĩ năng phối hợp giữa nghe, nói và thực hiện.
Ví dụ 2: Trò chơi kết bạn ở sách Thể dục có hướng dẫn như sau: học sinh
chạy nhẹ nhàng thành 1 vòng tròn và đọc “Kết bạn kết bạn, kết bạn là đoàn kết,
kết bạn là sức mạnh, chúng ta cùng nhau kết bạn” học sinh đọc xong giáo viên
hô Kết 2,3,4…. Thì học sinh nhanh chóng đứng theo nhóm.Tôi đã mạnh dạn cải
biến như sau:
Giáo viên hô “kết bạn kết bạn”
Học sinh: hô “kết mấy kết mấy”
Giáo viên: Kết 3 3 chân hoặc 5 chân, 6-3 chân, 15/3 chân…..
Việc thay đổi cách chơi giúp học sinh sẽ phải vận dụng các kĩ năng tính
toán, tư duy, linh hoạt để thực hiện được yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Các em
phải tính toán xem phải co bao nhiêu chân lên thì đúng, hoặc có thể phải cõng
hoặc nâng 1 bạn lên khỏi mặt đất. Việc cải biến trò chơi giúp cho trò chơi hấp
dẫn hơn.
Đặc biệt, ở nội dung trò chơi tôi đã cho các em thay nhau làm quản trò,
điều khiển các bạn chơi. Qua đó, học sinh được rèn luyện về năng lực tự tổ
chức, điều hành các trò chơi trong tiết học cũng như khi hoạt động tập thể trong
và ngoài nhà trường.

Hình 8: Học sinh tự tổ chức trò chơi trong giờ ra chơi

15
Để học sinh hiểu rõ trò chơi, có thể chủ động và sáng tạo khi chơi, phát huy
tối đa tác dụng của trò chơi khởi động tôi đã thực hiện:
+ Giáo viên giới thiệu và giải thích ngắn gọn tên, nội dung trò chơi, cách
chơi và những yêu cầu về tổ chức kỷ luật trong khi chơi. Sau đó, giáo viên cho
học sinh chơi thử trò chơi 1, 2 lần trước khi chơi chính thức. Trong quá trình
chơi, giáo viên sử dụng phương pháp thi đấu, động viên khuyến khích học sinh
tham gia chơi một cách tích cực. Giáo viên có thể tăng thêm yêu cầu, thay đổi
nhịp điệu trò chơi, phạm vi hoạt động của trò chơi (về cự ly, khoảng cách, thời
gian chơi…) một cách hợp lýđể không gây nhàm chán và nhằm giúp các em phát
huy tính sáng tạo trong khi chơi. Đối với những trò chơi có lời hát, vần điệu,
giáo viên cho các em học thuộc các vần điệu rồi mới kết hợp đưa lời hát, vần
điệu vào trò chơi. Đặc biệt, là tôi đã sưu tầm những đoạn nhạc có tiết tấu hợp
với vần điệu để cho trò chơi được sôi nổi hơn.
Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” trước hết
tôi cho học sinh học thuộc vần điệu; sau đó, cho các em khớp nhạc theo vần điệu
đã học rồi mới tiến hành cho các em chơi trò chơi.

Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vội chạy mau
Mèo đuổi đằng sau
Trốn đâu cho thoát.
Thế là chú chuột
Lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy mau
Bắt mèo bắt chuột.

Tiếp theo, tôi đã luân phiên cho các em học sinh được làm quản trò. Sau
mỗi lần như thế các em sẽ được rèn luyện năng lực tự quản, sự tự tin khi đứng
trước đám đông, các em sẽ chủ động nhớ luật chơi cách chơi và có khả năng tự
tổ chức trò chơi cho các bạn trong giờ ra chơi hoặc khi sinh hoạt ở thôn xóm.
Tôi nhận thấy khi được làm cán sự lớp các em rất hào hứng, vui vẻ và sau đó rất
hợp tác với các bạn làm quản trò.Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh,
giáo viên cần gần gũi động viên, vui vẻ cởi mở tạo không khí vui tươi hào hứng
16
bằng dáng vẻ hài hước, gây tiếng cười, làm cho học sinh cảm thấy thoải mái và
sảng khoái trong khi chơi.
+ Thi đua tìm hiểu các trò chơi mới.
Để bổ sung, làm giàu thêm kiến thức về các trò chơi trong phần khởi động,
ngoài các trò chơi đã giới thiệu tôi còn khuyến khích các em tự tìm hiểu thêm
các trò chơi khác bằng cách về hỏi ông bà, bố mẹ, tham khảo trên internet và
qua sách báo. Sau đó, tôi tổ chức cho các em thi đua xem tổ nào biết nhiều trò
chơi hơn qua hình thức tổ chức cho các em chơi trò chơi: “Tiếp sức”.
Cách chơi như sau: Chia lớp thành 3 hàng dọc số lượng học sinh tương
đương nhau. Khi có hiệu lệnh người đầu tiên sẽ chạy lên vạch đích viết tên trò
chơi mình biết vào bảng sau đó chạy về chạm tay vào người thứ 2, người thứ 2
tiếp tục chạy lên vạch đích viết tên trò chơi mình biết vào bảng, người thứ nhất
sẽ về cuối hàng đứng. Trò chơi cứ tiếp tục đến khi không còn học sinh nào viết
được tên trò chơi nữa thì kết thúc. Khi kết thúc trò chơi giáo viên cùng học sinh
tổng kết lại xem tổ nào ghi được nhiều tên trò chơi nhất là chiến thắng. Giáo
viên khen thưởng và nhắc các em tiếp tục sưu tầm thêm các trò chơi mới.
Bên cạnh những việc làm trên thì v

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay