dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng Tiết đọc thư viện, góp phần xây dựng văn hóa đọc trong trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng Tiết đọc thư viện, góp phần xây dựng văn hóa đọc trong trường Tiểu học

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Sách luôn giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, một
cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà nó
còn như chất xúc tác rèn luyện tính kiên nhẫn, rèn luyện khả năng ngôn ngữ, giao
tiếp, khả năng tưởng tượng, sáng tạo… Đây là những yếu tố rất cần thiết cho sự
phát triển của trẻ em trong lứa tuổi học sinh.
Sách còn là người thầy, người bạn là đôi cánh để cho con người bay lên, sách
cung cấp cho con người mọi sự hiểu biết trong cuộc sống. Việc phát triển văn hóa
đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những
công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội
hiện đại.
Đọc sách làm phong phú thêm kiến thức về khoa học, văn học, nghệ thuật,
cũng như đời sống. Sách còn có tác dụng giải trí, giúp các em học sinh giải tỏa
căng thẳng, áp lực trong học tập, giúp các em có thêm vốn từ ngữ, những bài học
về giá trị sống và rèn luyện nhân cách.
Đọc sách có vai trò to lớn cho việc hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách
con người. Việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà còn tạo
thói quen tự học, tự nghiên cứu của học sinh, bên cạnh đó còn rèn cho học sinh
những kĩ năng, tình cảm thói quen tự học, tự nghiên cứu có lợi cho trí não và sức
khỏe. Việc đọc sách mang lại cho trẻ nhiều điều bổ ích mà không gì thay thế được,
ngày nay với nhiều phương tiện thông tin đại chúng giúp cho trẻ trau dồi kiến thức,
vui chơi giải trí nhưng vẫn không thể hoàn toàn thay thế được việc đọc sách.
Có thể nói, đọc sách là một thói quen rất có ý nghĩa, đặc biệt là đối với học
sinh trong trường tiểu học. Để duy trì, phát triển văn hóa đọc giúp các em lĩnh hội
các giá trị văn hóa xã hội, hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp thông tin, tiếp
nhận tri thức, hình thành nên nhân cách cho các em. Trong thời đại bùng nổ công
nghệ thông tin, trước những trang mạng xã hội tràn lan các thông tin lệch lạc,
phiến diện thì việc đọc sách có chọn lọc sẽ rất bổ ích, giúp các em tiếp nhận thông
tin một cách thiết thực, đa chiều.
Mục tiêu Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030” của Chính phủ đã nêu: “Xây dựng và phát triển thói quen,
nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong
thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông
thôn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp
phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách,
3
tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh
trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập”.
Đối với học sinh tiểu học, thời lượng học từ 35-40 phút/1 tiết được xem là khá
hợp lý với đặc điểm của học sinh lứa tuổi này, nhưng vẫn không thể đủ để giáo viên
có thể giải đáp hết thắc mắc của các em. Vì vậy mà việc chúng ta rèn được cho các
em có thói quen đọc sách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các em. Cụ thể là:
Đọc sách giúp phát triển khả năng đọc nhanh và tƣ duy nhanh: Lợi ích
đầu tiên của việc đọc sách chính là giúp các em tiếp xúc với con chữ nhiều hơn.
Cách sắp xếp câu chữ, hình ảnh của sách có thể giúp các em rèn luyện khả năng
đọc nhanh, tư duy nhanh và có lối suy nghĩ nhanh hơn, nhạy bén hơn.
Nâng cao kiến thức bên cạnh các sách học tại lớp: Có vô số những loại
sách thuộc rất nhiều những lĩnh vực khác nhau như tự nhiên, xã hội, văn học, thế
giới, du lịch… Đọc sách nhiều, các em có thể tiếp nhận những kiến thức bên ngoài
khuôn khổ lớp học. Qua đó, các em vừa nâng cao trí tuệ, vừa thêm kiến thức cho
bản thân, vừa tiếp thu bài học ở trường nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Đọc sách giúp các học sinh tránh đƣợc những nguy cơ về tâm lý tuổi học
trò: Ngoài là một phương tiện cung cấp tri thức, sách còn là phương tiện giải trí
hoàn hảo cho học sinh. Sách giúp các em có được phút giây thoải mái sau giờ học
và tránh tình trạng tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ, phòng tránh
những triệu chứng khủng hoảng tâm lý tuổi học trò như căng thẳng, trầm cảm, tự
kỷ, rối loạn lo âu,…
Đọc sách giúp học sinh có đƣợc cái nhìn khác biệt về thế giới xung
quanh: Nhờ vào sách, nhiều học sinh có thể có được cảm nhận khác biệt hơn về
cuộc sống, cách nhìn nhận về thế giới xung quanh mình, qua đó, sống một cách
tích cực hơn, có ích hơn và hình thành các ước mơ của bản thân.
Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT đã nêu rõ mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông: “nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối
sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn”… Đáp ứng yêu cầu đổi mới đó, thư viện trường học có vai trò quan
trọng, liên quan mật thiết với thói quen đọc sách và hình thành văn hóa đọc, thói
quen tự học, chiếm lĩnh tri thức của mỗi học sinh.
Mặc dù thư viện là một trong những tiêu chí để công nhân một trường tiểu
học đạt tiêu chuẩn Trường chuẩn quốc gia, nhưng thực tế ở nhiều trường học thư
viện đóng vai trò là một kho sách hơn là thư viện phục vụ học sinh. Hiện nay tại
các trường Tiểu học thường tồn tại hai kiểu thư viện: Thứ nhất, thư viện không
4
được đầu tư cả cơ sở vật chất và sách phục vụ học sinh. Mặc dù được gọi là thư
viện, nhưng thực sự là nhà kho của trường. Thứ hai, thư viện được đầu tư tốt về cơ
sở vật chất, nhưng vẫn thiếu sách phục vụ học sinh. Sách trong thư viện này phần
lớn là sách phục vụ giáo viên. Sách phục vụ học sinh thường là sách tham khảo,
chú trọng về các đầu sách bổ sung, nâng cao kiến thức cho học sinh. Sách dành cho
học sinh sắp xếp trên kệ hoặc trong tủ, học sinh tìm mượn sách qua danh mục sách.
Điều này cản trở học sinh tiếp cận với sách và lựa chọn cho mình quyển sách phù
hợp. Ngoài ra, một không gian thư viện phục vụ chung cả giáo viên và học sinh
cũng khiến học sinh không cảm thấy thoải mái khi đến thư viện.
Như vậy, có thể nói rằng mô hình thư viện hiện nay chưa đáp ứng được yêu
cầu đọc sách và xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh. Việc có một mô hình
thư viện thân thiện là rất cần thiết để khuyến khích học sinh đến thư viện đọc sách,
hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh.
Từ năm học 2019-2020, nhiều trường trong địa bàn tỉnh Nam Định trong đó có
trường tiểu học Thị trấn Xuân Trường đã thực hiện mô hình “Thư viện thân thiện”
theo dự án Room to Read. Mô hình này đã giúp các nhà trường, các nhà quản lý
tháo gỡ nút thắt trong việc khai thác hoạt động của Thư viện như thế nào cho hiệu
quả, góp phần xây dựng phong trào đọc sách cho học sinh trong toàn trường.
Qua hai năm tập trung chỉ đạo thực hiện mô hình “Thư viện thân thiện” tại
đơn vị trường tôi đã thu được một số kết quả nhất định, góp phần xây dựng văn
hóa đọc trong giáo viên, học sinh. Xin được chia sẻ kinh nghiệm qua bài viết:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện thân thiện, góp
phần xây dựng văn hóa đọc trong trường tiểu học”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Thực trạng về hoạt động thƣ viện
1.1 Thực trạng chung về hoạt động thƣ viện trong nhà trƣờng tiểu học
hiện nay:
1.1.1 Về công tác quản lý chỉ đạo
Nhiều ban giám hiệu chỉ quan tâm đến làm sao cho thư viện đạt các điều kiện
cơ bản về cơ sở vật chất để đạt chuẩn (hoặc tiên tiến), sau đó đóng cửa thư viện
khiến thư viện trở thành nơi chứa sách. Hoạt đông thư viện còn hình thức, chưa
thực sự mang lại hiệu quả thiết thực
Ban giám hiệu các trường lúng túng trong việc chỉ đạo các hoạt động đọc sách
thư viện, sắp xếp Tiết đọc thư viện vào thời khóa biểu các lớp. Việc chỉ đạo giáo
5
viên thực hiện tiết đọc thư viện còn chung chung, chưa có hiệu quả. Còn có quan
điểm là học sinh vào thư viện đọc sách như thế nào là do nhân viên thư viện phụ
trách và quản lý.
1.1.2 Về phía giáo viên:
Nhiều giáo viên cho rằng, học sinh học trong sách giáo khoa là đủ, thêm sách
khác chỉ làm rối tung lên, mất thời gian cho cả cô và trò. Chính vì thế, trong năm
học, giáo viên hầu như không tổ chức cho học sinh xuống thư viện để đọc sách.
Một số giáo viên coi giờ đọc sách của học sinh trong thư viện như là giờ lấp
chỗ trống, là giờ để dành cho ôn luyện các môn văn hóa khác như Toán, Tiếng Việt.
Giáo viên cho học sinh vào thư viện tự tìm sách đọc, chưa hướng dẫn cho học sinh
các kỹ thuật sử dụng sách, cách lựa chọn sách phù hợp với khả năng đọc của bản
thân. Giáo viên lúng túng trong quá trình tổ chức một tiết học thư viện, nhiều giáo
viên thực hiện như một tiết kể chuyện, nặng nề về tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu
chuyện mà chưa coi trọng việc làm thế nào để cho học sinh thích đọc sách, muốn
đến thư viện tìm sách để đọc.
Mặt khác, một số giáo viên còn chưa có hứng thú và kĩ năng đọc khiến cho
việc truyền cảm hứng say mê đọc sách đến các em còn nhiều bất cập.
1.1.3 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất và các thiết bị trong phòng thư viện nhiều nơi còn nghèo nàn.
Hệ thống các đầu sách chưa đáp ứng được nhu cầu bạn đọc. Nhiều nơi kho sách
chỉ toàn sách cũ, nát; sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ dạy học theo quy
định. Số lượng sách truyện có chất lượng, các tủ sách theo chủ đề vắng bóng.
Hình thức trong thư viện còn trang trí đơn điệu, cứng, khuôn mẫu. Các khẩu
hiệu, danh ngôn về sách, thói quen đọc sách chưa phù hợp với học sinh. Chưa có
lịch đọc, mượn, trả sách cho học sinh cụ thể.
Các góc trong thư viện chưa có điểm nhấn. Sách được trưng bày theo chủng
loại, chưa phân trình độ đọc cho học sinh theo mã màu. Từ đó học sinh vào thư
viện lúng túng, không biết chọn sách phù hợp với khả năng đọc của bản thân.
Các sản phẩm viết, vẽ thể hiện sự yêu thích, trí tưởng tượng sáng tạo của học
sinh trong thư viện hầu như không có, chưa thu hút được học sinh đến với thư viện
hằng ngày.
1.1.4 Nhân viên thƣ viện
Nhiều trường chưa có nhân viên chuyên trách về công tác thư viện, trình độ
cán bộ thư viện trường học còn chưa đạt. Công tác thư viện trường học do giáo
6
viên các bộ môn khác hoặc nhân viên văn thư của nhà trường kiêm nhiệm dẫn đến
cán bộ thư viện không thể và không có khả năng tổ chức thiết lập thư viện, giới
thiệu sách đến với bạn đọc.
Một số nơi chỉ coi thư viện như là một trong những điều kiện để đạt trường
chuẩn quốc gia. Sau khi đã được công nhận thì không còn quan tâm tới hoạt động
của thư viện nữa, khiến cho tâm lý của cả người làm công tác thư viện và giáo viên
đều không thiết tha, hào hứng trong việc triển khai các dự án thư viện hoặc cải tạo
thư viện, làm giảm vai trò và giá trị giáo dục của thư viện trong nhà trường.
1.2. Thực trạng hoạt động thƣ viện trƣờng tiểu học Thị trấn Xuân Trƣờng:
1.2.1 Tình hình hoạt động thƣ viện trƣờng từ năm học 2019-2020
* Cơ sở vật chất:
Từ năm học 2019-2020, thực hiện mô hình “Thư viện thân thiện” theo dự án
Room to Read, nhà trường đã đầu tư thiết lập thư viện theo các bước hướng dẫn.
Thư viện nhà trường được cải tạo, không gian trang trí đẹp mắt, thân thiện, thu hút
học sinh. Nền thư viện được trải thảm bắt mắt, học sinh có thể ngồi, đọc sách thoải
mái trong thư viện. Trên các cửa sổ đều có hệ thống cây xanh, tạo sự thân thiện
môi trường thiên nhiên. Các khẩu hiệu mang tính triết lý, hàn lâm với học sinh tiểu
học được thay bằng những câu nói mang tính giáo dục nhẹ nhàng, dễ hiểu, gây ấn
tượng tốt đối với các em.
Các kệ sách được sơn sửa lại phù hợp với không gian của thư viện. Hệ thống
thiết bị hiện đại cũng được trang bị đầy đủ để phục vụ hoạt động của thư viện: Ti
vi, mạng internet, ….
Nhà trường đã cho kiểm kê lại toàn bộ sách cũ, lựa chọn các đầu sách phù
hợp phân theo mã màu. Sau đó, lên kế hoạch mua bổ sung thêm nhiều đầu sách
phong phú, nội dung hấp dẫn với các khổ sách lớn, vừa, nhỏ, phù hợp với đối
tượng học sinh các lớp đáp ứng nhu cầu đọc sách cho các em.
Trong thư viện có các góc hoạt động cho học sinh phù hợp: Góc sáng tạo, góc
Viết- Vẽ, góc Tra cứu, ….Nội quy thư viện xây dựng cả ở trong và ngoài thư viện.
* Số lớp, số học sinh

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Năm họcTổng số
toàn trường
Số HS học
Tiết đọc thư viện
tại thư viện
Số HS học
Tiết đọc thư viện
trên lớp
Nhân viên
thư viện
Số lớpSố HSSố lớpSố HSSố lớpSố HSChuyên
trách
Kiêm
nhiệm
2019-20202987917556123231
2020-202131928319281

7
* Đội ngũ giáo viên và nhân viên thƣ viện
Nhân viên thư viện được đào tạo chính quy về công tác thư viện. Đảm bảo đủ
năng lực để thực hiện nhiệm vụ. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về mô hình
“Thư viện thân thiện” về thiết lập thư viện, các hoạt động của “Thư viện thân
thiện”. Cách phân loại sách theo mã màu, trang trí thư viện sao cho đệp, bắt mắt.
Đội ngũ giáo viên đều có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, hăng hái trong
thực hiện nhiệm vụ. 100% số giáo viên văn hóa tham gia tập huấn tiết đọc thư viện.
* Học sinh: Học sinh ngoan, ham học hỏi, thích được trải nghiệm. Nhiều học
sinh có ý thức tự học tốt. Phụ huynh quan tâm chăm lo cho việc học của con em,
mong muốn con được phát triển toàn diện.
1.2.2 Khó khăn:
– Từ năm học 2019-2020, sáp nhập hai trường tiểu học A thị trấn và trường tiểu
học B thị trấn thành trường tiểu học Thị trấn Xuân Trường có hai điểm trường. Số
lượng nhân viên thư viện giảm, một nhân viên thư viện phải phụ trách cả hai điểm
trường nên hạn chế trong việc tổ chức mượn, trả sách và hoạt động giới thiệu sách.
– Kinh phí hạn hẹp nên năm học 2019-2020 mới triển khai thiết lập thư viện ở
khu B. Khu còn lại phải thực hiện Tiết đọc thư viện tại lớp học. Bước sang năm
học 2020-2021, nhà trường mới tiếp tục đầu tư xây dựng thư viện thân thiện tại
điểm trường khu A.
– Số lượng đầu sách chưa đáp ứng với nhu cầu đọc sách của học sinh. Số đầu
sách khổ lớn phục vụ cho hình thức Cùng đọc còn ít, chưa phong phú.
– Một số giáo viên chưa nhận thức về tầm quan trọng của Tiết đọc thư viện
nên việc triển khai Tiết đọc thư viện chưa thường xuyên nên hiệu quả còn hạn chế.
Một số giáo viên vẫn nặng về giáo dục ý nghĩa của mỗi câu chuyện trong và sau
khi đọc mà chưa quan tâm đến việc giáo viên cần chấp nhận tất cả cảm nhận của
học sinh miễn là các em thích đọc, muốn đến thư viện đọc sách mỗi ngày.
Các tiết đọc thư viện thực hiện tại lớp ở khu A chưa hiệu quả.
2. Giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Giải pháp thứ nhất: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
hoạt động thư viện trong việc xây dựng văn hóa đọc cho học sinh
Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường luôn xác định hoạt động thư
viện và tiết đọc thư viện là một hoạt động chuyên môn quan trọng cần phải thực
hiện thường xuyên, có hiệu quả. Chúng tôi tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên,
nhân viên PHHS và cộng đồng về tầm quan trong của thư viện, mục tiêu, ý nghĩa
của việc xây dựng văn hóa đọc thông qua hình thành thói quen đọc sách cho học
8
sinh tiểu học, thấy được vai trò to lớn của sách trong nhà trường. Thực hiện tốt các
tiết đọc thư viện là cách giáo viên giúp học sinh tiếp cận với sách, biết cách lựa
chọn sách phù hợp để đọc, từ đó lôi cuốn dần các em vào các hoạt động đọc sách
trong thư viện, hình thành thói quen đọc sách cho học sinh.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về: Thiết lập và quản lý
thư viện, các hình thức tổ chức Tiết đọc thư viện. Giáo viên nắm chắc tiến trình,
các bước lên lớp của 4 hoạt động tiết đọc thư viện. Từ đó, tổ chức triển khai cho
các tổ chuyên môn trao đổi thảo luận, thống nhất trong tổ lập kế hoạch thực hiện
trong suốt năm học.
2.2 Giải pháp thứ hai: Làm tốt công tác thiết lập và quản lý thư viện theo
mô hình “Thư viện thân thiện”
Việc thiết lập thư viện rất quan trọng, là điều kiện quyết định hiệu quả hoạt
động thư viện và tiết đọc thư viện. Sau khi được tập huấn về mô hình “Thư viện
thân thiện”, Ban giám hiệu đã bàn bạc thống nhất lập kế hoạch thiết lập thư viện
với trên cơ sở Thư viện của nhà trường một cách cụ thể.
2.2.1 Tổ chức trang trí lại phòng thƣ viện: Gỡ bỏ hết các biểu bảng không
phù hợp để thư viện thật sự thân thiện, thu hút bạn đọc ngay từ bên ngoài thư viện.
Và thực tế mô hình Thư viện thân thiện đã thay đổi hoàn toàn về hình ảnh của thư
viện truyền thống trong nhà trường. Từ những kho chứa sách ban đầu, thư viện đã
thay đổi, thiết kế sáng tạo, đẹp mắt, tạo ra một không gian, môi trường đọc sách
thân thiện với học sinh. Các loại đồ dùng thiết bị được trang bị đầy đủ, đáp ứng tốt
nhất cho việc đọc của học sinh như: giá, kệ, giỏ đựng sách, bàn ghế phục vụ việc
đọc, thảm xốp trải phòng, hệ thống bảng biểu… Việc bố trí hợp lý đã tạo nên không
gian thân thiện, gần gũi. Ngoài ra, quy trình mượn sách cũng đơn giản hơn rất
nhiều để khuyến khích các em chủ động mượn sách.
2.2.2 Bổ sung sách đọc trong thƣ viện: Nhân viên thư viện thống kê toàn bộ
số sách hiện có của nhà trường trong thư viện, phân loại theo mã màu và sắp xếp
lên kệ. Trên cơ sở nhu cầu đọc sách của học sinh và danh mục sách theo mã màu
của Room to Read, nhà trường đăng ký mua số lượng truyện, sách đọc cho học
sinh ban đầu, sau đó bổ sung dần theo tháng.
Khi thư viện điểm trường ở khu A, nhà trường đã mua thêm nhiều đầu sách,
tổ chức luân chuyển sách giữa hai khu để đáp ứng nhu cầu đọc sách ngày càng cao
của học sinh.
2.2.3 Tổ chức quản lý thƣ viện theo mô hình “Thƣ viện thân thiện”
Nhân viên thư viện lập các loại sổ: Sổ đăng kí cá biệt, Danh mục sách, Sổ
mượn- trả học sinh, Sổ mượn -trả giáo viên, Nhật kí tiết đọc thư viện. Các loại sổ
9
sách thường xuyên cập nhật theo ngày. Làm thẻ mượn sách cho giáo viên, học sinh
và quản lý mượng trả trên máy.
Cuối mỗi tháng, nhân viên thư viện thống kê tình hình tiết đọc thư viện, số
lượng bạn đọc trong tháng báo cáo về nhà trường.
2.3. Giải pháp thứ ba: Xây dựng thời khóa biểu Tiết đọc thư viện đảm bảo 2
tiết/tháng/lớp; Lập kế hoạch dạy học tiết đọc thư viện phù hợp với từng khối lớp
Với mục tiêu và thời lượng Tiết đọc thư viện rất phù hợp cho việc sắp xếp
vào dạy học buổi 2. Tuy nhiên, việc sắp xếp thế nào cho phù hợp với tâm lý học
sinh, hỗ trợ tốt cho việc dạy và học chính khóa thì cần được Ban giám hiệu, các
thầy cô giáo quan tâm.
2.3.1 Xây dựng thời khóa biểu Tiết đọc thƣ viện và Lịch mƣợn trả sách
Trên thời khóa biểu của mỗi khối lớp, hai tuần có một tiết đọc thư viện đảm
bảo luân phiên giữa các lớp, không có sự chồng chéo trong khối, trong trường. Tiết
đọc thư viện phân ra hai tuần chẵn lẻ và đi theo môn Mĩ thuật. Tiết đọc thư viện sẽ
thực hiện vào tuần không có môn Mĩ thuật (môn Mĩ thuật được sắp xếp 2 tiết liền
nhau để đảm bảo cho học sinh thực hành).
Các tiết đọc được thực hiện vào buổi học thứ hai trong ngày, thời lượng của
mỗi tiết đọc tương đương với những tiết học khác.
THỜI KHOÁ BIỂU TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN NĂM HỌC 2020-2021

ThứTiếtKhu AKhu B
Tuần lẻTuần chẵnTuần lẻTuần chẵn
Ba13A31B21B1
23A15B15B2
34A15B34B1
14A32A13B22B1
21A21A12B32B2
35A24B41B3
Năm13A22B43B1
22A21A33B33B4
34A25A14B34B2

Lịch mượn trả sách của giáo viên và học sinh cũng cần được sắp xếp khoa
học, đảm bảo lịch trực của nhân viên thư viện ở cả hai điểm trường.
10
LỊCH MƯỢN TRẢ SÁCH NĂM HỌC 2020-2021

Thời gianThứ HaiThứ BaThứ TƣThứ NămSáu
SángMƣợnHS1A1, 1A2,
1A3
1B1, 1B2,
1B3
3A1, 3A2,
3A3
3B1, 3B2,
3B3, 3B4
5A1, 5A2
GVKhối 1
(Khu A)
Khối 1
(Khu B)
Khối 3
(Khu A)
Khối 3
(Khu B)
Khối 5+GV
chuyên(Khu A)
TrảHS4A1, 4A2,
4A3
4B1, 4B2,
4B3, 4B4
1A1, 1A2,
1A3
1B1, 1B2,
1B3
3A1, 3A2, 3A3
GVKhối 4
(Khu A)
Khối 4
(Khu B)
Khối 1
(Khu A)
Khối 1
(Khu B)
Khối 3 (Khu A)
ChiềuMƣợnHS2A1, 2A22B1, 2B2,
2B3, 2B4
4A1, 4A2,
4A3
4B1, 4B2,
4B3, 4B4
5B1, 5B2, 5B3
GVKhối 2
(Khu A)
Khối 2
(Khu B)
Khối 4
(Khu A)
Khối 4
(Khu B)
Khối 5+GV
chuyên (Khu B)
TrảHS5A1, 5A25B1, 5B2,
5B3
2A1, 2A22B1, 2B2,
2B3, 2B4
3B1, 3B2,
3B3, 3B4
GVKhối
5+GV
chuyên
(Khu A)
Khối
5+GV
chuyên
(Khu B)
Khối 2
(Khu A)
Khối 2
(Khu B)
Khối 3 (Khu
B)

2.3.2 Xây dựng kế hoạch dạy học các tiết đọc thƣ viện
Trong tiết đọc thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển thói quen
đọc sách của học sinh. Nhưng hoạt động đọc không tập trung vào dạy kỹ năng
đọc mà mục đích chính của tiết đọc thư viện là hình thành và phát triển thói quen
đọc sách.
Tuy nhiên, khi trẻ có thói quen đọc sách thì kỹ năng đọc sách phát triển; kỹ
năng đọc sách phát triển thì học sinh sẽ đọc tốt đồng thời sẽ phát triển về tư duy
ngôn ngữ cũng như học tập được nhiều điều bổ ích.
Đến với tiết đọc thư viện, các em sẽ có 2 tiết để làm quen với nội quy thư
viện, bảng mã màu, cách chọn sách, mượn trả và bảo quản sách. Các em sẽ được
hướng dẫn sử dụng quy tắc 5 ngón tay để chọn sách. Em tự chọn một cuốn sách bất
kỳ và đọc 5 câu liên tục. Nếu không mắc lỗi hoặc chỉ 1 lỗi thì em nên chọn 1 cuốn
sách ở mã màu cao hơn; nếu em mắc 2-4 lỗi trong 5 câu đó thì quyển sách em chọn
11
đã phù hợp với trình độ đọc của mình; còn nếu nhiều lỗi hơn, em cần chọn mã màu
thấp hơn.
Sau 2 tiết đầu tiên, các em sẽ được tiếp cận với các kiểu hoạt động: Đọc to
nghe chung; Cùng đọc ; Đọc cặp đôi; Đọc cá nhân.
Tùy thuộc vào trình độ đọc của từng khối lớp mà giáo viên lựa chọn tỷ lệ các
kiểu hoạt động phù hợp. Gợi ý với các lớp như sau:

Các hoạt động đọcLớp 1Lớp 2-3Lớp 4-5
Tỉ lệSố tiếtTỉ lệSố tiếtTỉ lệSố tiết
Tiết đọc thứ nhất111
Tiết đọc thứ hai111
Đọc to nghe chung40%630%520%3
Cùng đọc30%520%310%2
Đọc cặp đôi20%330%530%5
Đọc cá nhân10%220%340%6
Tổng số tiết181818

Với các hình thức đọc: Đọc to nghe chung, Cùng đọc giáo viên phải lựa chọn
câu chuyện cụ thể theo mã màu sách, khổ sách để phù hợp với đối tượng học sinh.
Sách khổ lớn thường có mã màu dành cho học sinh lớp 1-2, nên với lớp 3-4-5, giáo
viên có thể chụp ảnh, đưa lên màn hình để tổ chức cho học sinh thực hiện tiết Cùng
đọc hoặc sử dụng sách khổ nhỏ có nhiều bản.
2.4. Giải pháp thứ tƣ: Giáo viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động tiết
đọc thư viện
Các hoạt động trong Tiết đọc thư viện được thiết kế để giúp học sinh có thời
gian trải nghiệm tích cực với việc đọc, giúp các em thấy việc đọc là hay, là thích
thú. Học sinh được nghe cô đọc, đọc cùng cô, được chọn bạn, chọn sách để đọc
trong môi trường có sự hỗ trợ.
Quy trình các bước của 4 hoạt động đọc đã được Room to Read thiết kế rõ
ràng, giáo viên dễ dàng thực hiện. Chính vì thế, trong quá trình tập huấn cần làm rõ
để giáo viên nắm chắc các bước cơ bản trong từng hoạt động đọc, vận dụng thực
hiện tốt sẽ làm cho giờ học tự nhiên, cuốn hút học sinh.
Tôi xin chia sẻ lại và làm rõ hơn bằng các ví dụ cụ thể ở mỗi hoạt động đọc
trong tiết đọc thư viện.
12
2.4.1 Hoạt động đọc to nghe chung
Với hoạt động Đọc to nghe chung (Reading aloud), học sinh ngồi lắng nghe
giáo viên đọc với giọng đọc diễn cảm kết hợp ngôn ngữ cơ thể. Học sinh được
quan sát tranh, phỏng đoán những diễn tiến tiếp theo của câu chuyện và trả lời
những câu hỏi sau khi đọc để giúp phát triển khả năng hiểu và tư duy.
A. Quy trình hoạt động – Đọc to nghe chung:
– Thời gian: 35 phút dành cho hoạt động Đọc to nghe chung + Hoạt động mở rộng.
– Vật liệu hỗ trợ: 1 quyển sách khổ nhỏ, sách có thể cao hơn trình độ đọc của
học sinh.
I. Mục đích của hoạt động Đọc to nghe chung:
– Thu hút và khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc.
– Giáo viên làm mẫu việc đọc tốt.
– Giúp học sinh xây dựng thói quen đọc.
II. Chuẩn bị:
1. Chọn sách cho hoạt động Đọc to nghe chung.
2. Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
3. Xác định 1 -3 từ mới để giới thiệu với học sinh.
III. Tiến trình thực hiện:
1. Giới thiệu: 2 – 3 phút
– Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc các em về nội quy thư viện.
– Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia: Hôm nay, cô
sẽ cùng cả lớp thực hiện tiết Đọc to nghe chung.
2. Đọc to nghe chung:
a. Trƣớc khi đọc: 4-5 phút
– Cho học sinh xem trang bìa của quyển sách (GV có thể sử dụng một vài cách
như che tên truyện, che tranh trang bìa và đặt câu hỏi cho học sinh để từ từ mở ra).
– Đặt 3 – 4 câu hỏi về tranh trang bìa:
+ Em thấy những gì ở trong bức tranh này?
+ Trong bức tranh này có bao nhiêu…(nhân vật, con vật, đồ vật)?
+ Các nhân vật này đang làm gì?
+ Theo các em ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện?
13
– Đặt 1 – 2 câu hỏi để liên hệ đến thực tế cuộc sống của học sinh:
+ Các em đã bao giờ thấy…chưa?
+ Ở nhà các em có …không?
+ Điều này đã từng xảy ra với các em chưa?
– Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán:
+ Theo các em điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyện?
+ Theo các em nhân vật…sẽ làm gì?
– Giới thiệu tên truyện, tên tác giả, họa sỹ, người vẽ tranh minh họa, nhà xuất bản)
– Giới thiệu 1-3 từ mới.
b. Trong khi đọc: 5 – 8 phút
– Đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
– Cho học sinh xem tranh ở một số đoạn chính trong truyện.
– Dừng lại 2 – 3 lần để đặt câu hỏi phỏng đoán. (Theo em, điều gì sẽ xảy ra
tiếp theo?)
c. Sau khi đọc: 4 -7 phút
– Đặt 3 – 5 câu hỏi để hỏi học sinh về những gì đã xảy ra trong câu chuyện:
(Ai ? Cái gì ? ở đâu? Như thế nào?)
– Đặt câu hỏi về những diễn biến chính trong câu chuyện: Điều gì xảy ra đầu
tiên? Điều gì xảy ra tiếp theo? Điều gì xảy ra ở cuối câu chuyện?
– Đặt 1-2 câu hỏi “tại sao”: Theo các em , vì sao…(nhân vật) lại…( một hành
động nào đó) ?
Ghi chú: Sau phần đặt câu hỏi, nếu truyện có nhiều câu, từ mô tả âm thanh
hoặc hành động thú vị, GV có thể mời một số học sinh làm lại động tác hoặc âm
thanh để giúp HS thích thú hơn với câu chuyện
3. Hoạt động mở rộng: 15 phút
– Trước hoạt động:
+ Chia nhóm học sinh.
+ Giải thích hoạt động: GV yêu cầu HS thảo luận về một cái kết khác cho
câu chuyện.
+ Hướng dẫn học sinh tham gia vào hoạt động một cách có tổ chức.
– Trong hoạt động:
14
+ Di chuyển đến các nhóm để hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham
gia vào hoạt động trong nhóm.
+ Đặt câu hỏi, khen ngợi học sinh.
– Sau hoạt động:
+ Hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm lớn một cách trật tự
+ Đặt câu hỏi để khuyến khích các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp:
– GV hướng dẫn HS chia sẻ với nhau về những cái kết khác của câu chuyện
trước lớp.
– Nếu là em, em sẽ nói với …như thế nào ?
– Khen ngợi những nỗ lực của học sinh.
– Kết thúc tiết học.
B. Giáo án tiết đọc thƣ viện- Lớp 3A1
Đọc to nghe chung: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Hoạt động mở rộng: Vẽ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – kĩ năng:
– Bước đầu HS nhớ được diễn biến của câu chuyện.
– Khuyến khích HS tham gia vào việc đọc sách.
– GV làm mẫu việc đọc tốt để thu hút HS.
2. Năng lực:
– HS bước đầu biết cảm nhận nội dung của câu chuyện và vẽ được nhân vật
mình yêu thích.
– HS mạnh dạn chia sẻ bài vẽ của mình trước lớp.
3. Phẩm chất:
Giúp HS xây dựng thói quen đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học:
– Một quyển sách khổ vừa
– Giấy, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy – học :
a. Trƣớc khi đọc:
15
– Sắp xếp chỗ ngồi cho HS tại vị trí nhóm lớn gần vị trí của GV: Cho HS bé
lên trên gần GV, HS cao hơn ngồi phía dưới. Những HS hay nói chuyện cũng đưa
lên trên ngồi bên trái hoặc bên phải của giáo viên
– Làm quen với HS, giới thiệu bản thân với HS.
– GV giúp HS nhớ lại nội quy thư viện:
+ Khi vào thư viện, em nhớ nhất nội quy nào? (2- 3 HS trả lời)
+ GV: Lớp mình đã nhớ và thực hiện nội quy thư viện rất tốt!
– Các em có thường xuyên đến thư viện học không? Kể tên một quyển truyện
em đã đọc ở thư viện? (2-3 HS kể). GV có thể nói thêm: cô cũng rất thích các câu
chuyện mà các em đã đọc đấy.
– GV: Hôm nay cô sẽ đọc cho các em nghe một câu chuyện rất thú vị đấy!
+ Trước tiên, các em hãy quan sát bức tranh trang bìa nhé!
+ Em thấy bức tranh có đẹp không? (cả lớp)
+ Bức tranh có những hình ảnh gì nào? (2-3 HS )
+ Ông lão trong tranh đang làm gì ? (2-3 HS)
+ GV: Các em đã nhìn thấy con cá chưa nhỉ? (1-2 HS). Con cá trong câu
chuyện này là một con cá biết nói đấy.
– GV: Theo các em, điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyện này? (2 HS)
– Đố các em đoán được tên câu chuyện là gì nào?
– GV: Cô thấy những tên câu chuyện mà các em nghĩ đến rất hay, cô rất
thích!….
– Câu chuyện này có tên gọi : Ông lão đánh cá và con cá vàng của tác giả
Hoàng Khắc Huyên, truyện do NXB Mỹ thuật phát hành.
– Trước khi đến với nội dung câu chuyện cô muốn giải thích với các em 3 từ
+ Long Cung: Cung điện dưới biển
+ quý tộc: người có quyền lực và địa vị trong xã hội
+ đại thần: quan to trong triều đình.
b. Trong khi đọc:
– Các em đã muốn nghe cô đọc truyện chưa nào? Bây giờ các em chú ý nghe
cô đọc truyện nhé!
(GV đọc diễn cảm kết hợp ngôn ngữ cơ thể)
– Dừng lại cho HS xem tranh 3 (chỉ cho xem tranh, không đặt câu hỏi phỏng
đoán, không mời HS xem tranh hay giải thích tranh)
16
– HS xem tranh trang 5: Theo các em, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? (2 HS)
– GV: Ý kiến của các em rất hay đấy, chúng ta hãy theo dõi tiếp xem điều gì
sẽ xảy ra nhé! (GV đọc tiếp)
– Dừng lại cho HS xem tranh 8-9 (chỉ cho xem tranh, không đặt câu hỏi phỏng
đoán, không mời HS xem tranh hay giải thích tranh)
– HS xem tranh trang 13: Theo em, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? (2HS)
– GV: Chúng mình nghe cô đọc tiếp nhé!
c. Sau khi đọc:
GV: Câu chuyện cô đọc đến đây là hết rồi, các em thấy câu chuyện này có
hay không? (cả lớp)
– Trong câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào nhỉ? (2- 3 HS)
– Chuyện xảy ra ở đâu? (2 HS)
– Điều gì đã xảy ra ở phần đầu của câu chuyện? (2 HS). HS xem tranh trang 1-3:
– Điều gì đã xảy ra tiếp theo? HS xem tranh trang 4- 6:
– HS xem tranh trang 7-12: Điều gì xảy ra ở phần này?
– HS xem tranh trang 13: Điều gì đã xảy ra ở phần cuối câu chuyện? (2 HS)
GV: Vì sao Cá Vàng lại không giúp bà lão trở thành Long Vương ? (2HS)
GV: Cô thấy lớp mình nhớ nội dung câu chuyện rất tốt!
Bây giờ, các em có muốn làm lại hành động, lời nói của một nhân vật trong
câu chuyện vừa rồi không? (1-3 HS )
+ Bạn nào làm lại hành động kéo lưới của ông lão nào? (1-2 HS)
+ Bạn nào bắt chước tiếng của bà lão khi muốn trở thành bà quý tộc nào?
(1-2 HS)
d. Hoạt động mở rộng
– GV: Cô thấy lớp mình ai cũng rất giỏi, các bạn nói cho cô biết các bạn thích
nhất nhân vật nào trong truyện cô vừa đọc?
Bây giờ các em có muốn thử làm họa sỹ tý hon để vẽ lại nhân vật mà em yêu
thích trong truyện cô vừa đọc không nào? (cả lớp)
– Ở hoạt động này cô chia lớp mình thành 4 nhóm, mỗi nhóm 5 bạn. Cứ 5 bạn
đứng gần nhau nhau tạo thành 1 nhóm nào!
– GV: Mỗi chiếc bàn nhỏ phía sau có ghi từ số 1 đến số 4, lần lượt các nhóm
về vị trí nhóm mình một cách nhẹ nhàng nhé!
17
– GV hướng dẫn: – HS vẽ một nhân vật trong truyện mà em thích vào giấy A4
đã kẻ khung hình sẵn. HS quan sát và lắng nghe.
– Mỗi nhóm cử nhanh 1 bạn nhóm trưởng. Các bạn nhóm trưởng giơ tay nào?
– Bây giờ cô mời các bạn nhóm trưởng lên lấy đồ dùng và về chia cho các bạn
cho nhóm mình nào! Các nhóm thi xem nhóm nào nhanh nhất nhé!
– HS vẽ. GV quan sát hỗ trợ HS
– GV đứng ở vị trí trung tâm quan sát cả lớp đảm bảo tất cả HS có đồ dùng,
nếu nhóm nào còn lộn xộn, GV đến hỗ trợ trước, sau đó lại dừng lại quan sát lớp
xem tất cả học sinh đang tham gia vào hoạt động chưa. Rồi mới đi đến các nhóm
đặt câu hỏi và hỗ trợ. GV nên bao quát xem nhóm nào cần hỗ trợ trước, ví dụ HS
còn chưa biết vẽ nhân vật nào…
– GV: Đã hết giờ rồi, tất cả dùng bút nhé! Ai chưa vẽ xong các em sẽ hoàn
thành vào giờ ra chơi. Các bạn đã dừng bút hết chưa nhỉ?
– Các em cầm bài của mình và để hết bút vào rổ.
– Bạn nhóm trưởng cất rổ đồ dùng về vị trí ban đầu. Hãy thi xem nhóm nào
nhanh nhất nhé!
– GV tổ chức cho HS chia sẻ bài vẽ:
+ GV có thể nói: Bây giờ, cô mời các bạn cầm bài viết của mình trên tay và di
chuyển về nhóm lớn ngồi gần với cô nào!
+ GV: Cô thấy bài vẽ nào cũng rất đẹp, ai cũng xứng đáng là họa sỹ tý hon
đấy! Bây giờ chúng ta cùng chia sẻ bài của mình nhé!
+ GV: Gọi 3 HS lên chia sẻ bài của mình/ lớp cùng tham gia chia sẻ.
(VD: HS1: + Em vẽ về nhân vật nào trong chuyện vậy?
+ Tại sao em vẽ nhân vật đó nhỉ?
+ HS2: Còn em, em đã vẽ nhân vật nào trong câu chuyện ?
Em thích nhất hành động nào của nhân vật này?….)…
+ HS3: Cô rất thích bài vẽ của em đấy! Em vẽ nhân vật nào trong chuyện nhỉ?
+ Nếu là em, em sẽ nói với ông lão như thế nào?
– GV: Cô thấy lớp mình ai cũng vẽ đẹp, mạnh dạn chia sẻ, nhiều bạn muốn
chia sẻ nhưng thời gian của chúng ta đã hết, lớp mình hãy chia sẻ ở giờ sau nhé!
– Giờ học của chúng mình kết thúc rồi. Cô cảm ơn các em đã cùng cô có tiết
học thật vui vẻ
18
2.4.2 Hoạt động Cùng đọc
Với hoạt động Cùng đọc (Shared reading) học sinh được lắng nghe giáo viên
đọc và sau đó tham gia vào đọc cùng với cô. Giáo viên sẽ lựa chọn sách khổ lớn hoặc
sách khổ nhỏ (nhiều bản) để giúp học sinh cùng tham gia đọc ở lượt đọc thứ hai.
A. Xây dựng quy trình hoạt động: Cùng đọc
– Thời gian 35 phút dành cho hoạt động cùng đọc + Hoạt động mở rộng.
– Vật liệu hỗ trợ: Một quyển sách khổ to (thấp hơn hoặc cùng trình độ đọc của
học sinh)
I. Mục đích của hoạt động Cùng đọc
– Khuyến khích và thu hút học sinh tham gia vào việc đọc cùng giáo viên.
– Giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, óc phán đoán
– Giúp học sinh thấy được việc đọc là hay, là thú vị.
– Giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc hiểu.
– Giúp học sinh phát triển thói quen đọc.
II. Chuẩn bị
– Chọn sách (có thể chọn sách khổ to hoặc sách khổ nhỏ)
– Xác định 2-3 từ mới để giới thiệu.
– Xác định các tình huống để đặt câu hỏi phỏng đoán.
III. Quy trình thực hiện.
1. Giới thiệu: 2-3 phút
– Ổn định chỗ ngồi; Học sinh nêu nội quy thư viện.
– Giới thiệu hoạt động mà học sinh sắp tham gia.
2. Hoạt động cùng đọc.
a. Trƣớc khi đọc: 4-6 phút.
– Học sinh xem trang bìa: GV đặt 3-4 câu hỏi về tranh trang bìa.
H: Các em thấy gì ở bức tranh này?
H: Trong bức tranh này các em thấy có bao nhiêu…( nhân vật, con vật, đồ vật)?
H: Các nhân vật trong bức tranh này đang làm gì?
H : Theo em ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện?
– Đặt 1-2 câu hỏi liên hệ thực tế cuộc sống của học sinh:
H: Các em đã bao giờ thấy…chưa?
19
H: Ở nhà các em có …không?
– Đặt hai câu hỏi phỏng đoán:
H: Theo các em điều gì xảy ra trong câu chuyện?
H: Theo các em nhân vật…sẽ làm gì?
– Giới thiệu sách (tên truyện, tên tác giả, người vẽ tranh minh họa).
– Giới thiệu 1-3 từ mới.
b. Trong khi đọc lần 1: 5-8 phút
– Đảm bảo tất cả học sinh đều nhìn thấy phần chữ và tranh trong sách.
– Đọc chậm rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
– Dừng lại hai ba lần để dặt câu hỏi phỏng đoán.
c. Sau khi đọc lần 1: 4-5 phút (cả lớp)
– Đặt câu hỏi để hỏi học sinh về thông tin chung trong câu chuyện: Ai, cái gì,
ở đâu, như thế nào?
– Đặt câu hỏi sử dụng tranh trong sách để tóm tắt 3-4 phần chính: Điều gì xảy
ra đầu tiên? Điều gì xảy ra tiếp theo? Điều gì xảy ra ở cuối câu chuyện?
– Đặt 1-2 câu hỏi “tại sao”: Theo các em, vì sao…( nhân vật) lai….( một hành
động nào đó)
d. Trong khi đọc lần 2: 8-10 phút
– Mời học sinh cùng đọc.
– Đọc lần 2: Có thể dùng bút hoặc thước để dò theo phần chữ trong khi đọc,
không yêu cầu học sinh lặp lại từng câu trong khi đọc.
– Mời học sinh đọc lại những từ, câu thú vị cùng GV.
– Mời học sinh thực hiện các hành động, tạo âm thanh thú vị với GV.
3. Hoạt động mở rộng: 15 phút
– Trước hoạt động: Chia nhóm học sinh.
+ Giải thích hoạt động.
+ Hướng dẫn tham gia hoạt động một cách có tổ chức.
– Trong hoạt động:
+ Giáo viên di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát các em tham
gia vào hoạt động nhóm.
+ Khen ngợi học sinh.
20
– Sau hoạt động: Hướng dẫn học sinh trở lại nhóm một cách trật tự.
+ Đặt câu hỏi để cá nhân, nhóm chia sẻ.
+ Khen ngợi những nỗ lực của học sinh.
B. Bài soạn tiết đọc thƣ viện- Lớp 4A2
Hoạt động cùng đọc: Bữa tối của sói
– Hoạt động mở rộng: Vẽ về nhân vật trong truyện mà em yêu thích.
I. Mục tiêu:
– Học sinh cảm nhận được nội dung câu chuyện và biết vẽ về nhân vật trong
truyện mà em yêu thích.
– Bước đầu học sinh nắm được diễn biến câu chuyện.
– Khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc cùng GV.
– Học sinh mạnh dạn chia sẻ nhân vật trong truyện mà mình yêu thích.
– Giúp học sinh xây dựng thói quen đọc sách.
II. Chuẩn bị:
1. Chọn sách: Bữa tối của sói (sách khổ lớn)
2. Xác định tình huống trong truyện để đặt câu hỏi phỏng đoán.
3. Xác định 2-3 từ mới để giới thiệu với học sinh.
III. Hoạt động dạy học.
1. Trƣớc khi đọc lần 1:
– Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh đảm bảo học sinh thấp hơn sẽ ngồi trên gần
với GV.
– Gọi một số học sinh nêu nội quy khi đến thư viện.
– Giới thiệu với các em hoạt động mà các em sắp tham gia: Hôm nay cô sẽ lại
cùng cả lớp thực hiện hoạt động cùng đọc tại thư viện.
H: Các em nhìn thấy những hình ảnh của con vật gì trên trang bìa?
H: Theo em ai sẽ là nhân vật chính của câu chuyện?
H: Theo em điều gì sẽ xẩy ra với những nhân vật này?
H: Các em sẽ ăn những gì trong bữa tối?
– Câu chuyện này có tên: Bữa tối của sói của tác giả Trần Thiên Lộc và họa sĩ
vẽ tranh minh họa là Nguyễn Thị Ngọc Bích. Sách do nhà xuất bản Room to Read
phát hành và tài tr

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ