SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Như chúng ta đã biết năm học 2020 – 2021 là năm học thứ 8 toàn ngành
Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Để thực hiện tốt chủ chương của Đảng, đối với Giáo dục Mầm non (GDMN)
có một vai trò hết sức quan trọng vì đây là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo
dục quốc dân và chiếm vị trí rất quan trọng trong nền giáo dục của chúng ta, đây là
giai đoạn đầu tiên để hình thành những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình
thành nhân cách con người ở trẻ. Vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những
tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở
thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em,
mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được sống, phát triển, được chăm sóc và bảo vệ,
được tham gia vào các hoạt động… do đó việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không
chỉ là trách nhiệm của mọi người mà là của toàn xã hội và của cả nhân loại. Chúng
ta đã bước sang một thế kỷ mới có nền văn minh trí tuệ, nền khoa học hiện đại, do
vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời
đại. Vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc
sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự
hình thành phát triển nhân cách của trẻ. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng
nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu
nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình… tất cả những cử chỉ đó
đều làm lên những thói quen kể cả thói quen tốt và xấu trong mỗi con người và nó
có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và học tập sau này của trẻ, do đó trong
giai đoạn này việc cung cấp những kinh nghiệm có chất lượng sẽ tạo nên sự khác
biệt trong thành quả sau này của trẻ. Nhằm đáp ứng được những mong đợi và mục
tiêu trong việc CSGD trẻ đáp ứng với thời đại những năm gần đây bậc học Mầm
non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục mầm non, muốn thực hiện tốt
mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay đòi h i mỗi
nhà trường phải triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện
3
theo 5 lĩnh vực đó là: hát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển thể chất,
phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mĩ. Để đạt được mục tiêu nêu trên hiện
nay xu hướng của giáo dục mầm non là dựa trên việc thiết kế môi trường cho trẻ tự
học và khám phá một cách chủ động, tích cực đã và đang mang lại những hiệu quả
rất thiết thực, nó đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để giúp trẻ th a mãn nhu
cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành
và phát triển toàn diện. Thật vậy, một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu
vực chơi và học trong lớp, hoạt động ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to
lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn th a mãn nhu cầu nhận
thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi
trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với
môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện
vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu
nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao
hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Đối với nhà giáo dục, việc
xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát
triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình
xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các phụ huynh và
sự đóng góp của cộng đồng xã hội để th a mãn mong đợi của họ đối với sự phát
triển của trẻ trong từng giai đọan, trong từng thời kì.
Từ những lý do trên trong thời gian qua tôi đã dành thời gian đi sâu nghiên
cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng
xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non”. Từ đó,
vận dụng vào việc chỉ đạo, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên trong trường Mầm
non Xuân Vinh thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ ở
trường Mầm non, góp phần nâng cao chất lượng CSGD trẻ trong nhà trường.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến:
Trong những năm qua trường Mầm non Xuân Vinh đã và đang triển khai
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trong đó BGH nhà trường đặc biệt
coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển cá nhân trẻ, khuyến
khích trẻ chủ động sáng tạo và hoạt động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời
tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ
chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương
4
châm “Học mà chơi – Chơi mà học” nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện
về mọi mặt cho trẻ. Tuy nhiên khi chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình tôi
nhận thấy rằng các cháu học sinh trong trường có sự nhận thức không đồng đều, số
trẻ chưa tích cực và chủ động trong tham gia hoạt động còn chiếm tỷ lệ khá cao.
Một số trẻ các kĩ năng thực hiện trên các lĩnh vực còn hạn chế.
Với cương vị là một Hiệu trưởng của trường bản thân tôi nhận thức sâu sắc
rằng để thực hiện tốt được chương trình GDMN đáp ứng với mục tiêu của
GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay thì việc xây dựng môi trường giáo dục trong
trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như “ngƣời giáo
viên thứ hai” trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm th a mãn nhu cầu
vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và
phát triển toàn diện. Tuy nhiên hiện nay việc xây dựng môi trường giáo dục tại nhà
trường và các giải pháp mà cán bộ, giáo viên đã và đang áp dụng để triển khai thực
hiện trong xây dựng môi trường giáo dục tại trường có nhiều ưu điểm cần được
phát huy nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều mặt hạn chế tồn tại vì vậy kết quả
đạt được chưa thực sự cao.
Trong quá trình khảo sát nắm bắt được thực trạng tình hình cụ thể về việc
xây dựng môi trường giáo dục hoạt động cho trẻ tại trường mầm non Xuân Vinh
tôi và Ban giám hiệu nhà trường đều nhận thấy rằng thực trạng về các giải pháp mà
nhà trường đã và đang áp dụng chỉ đạo thực hiện để xây dựng môi trường giáo dục
cho trẻ ở trường mầm non Xuân Vinh hiện nay có những ưu điểm và hạn chế tồn
tại như sau:
*Về ƣu điểm của các giải pháp đang thực hiện:
– Với những giải pháp trước đây nhà trường đã triển khai để áp dụng trong
xây dựng môi trường giáo dục tại trường mầm non Xuân Vinh khá phù hợp,
CB,GV,NV đều có thể áp dụng, dễ thực hiện và bước đầu đã giúp nhà trường có
được môi trường giáo dục cho trẻ khá tốt, đã góp phần từng bước củng cố nâng cao
chất lượng CSGD trẻ trong nhiều năm qua.
– Giải pháp đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của cấp ủy, chính
quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và PHHS đối với vai trò của GDMN, vì
vậy những năm gần đây trường Mầm non Xuân Vinh luôn nhận được sự quan tâm
tạo điều kiện của Sở GD&ĐT, hòng GD&ĐT Xuân Trường, sự quan tâm chỉ đạo
sâu sát của Đảng ủy, chính quyền địa phương và sự ủng hộ của các ban ngành đoàn
thể, nhân dân và HHS trong xã từng bước đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất trường
5
lớp khang trang – xanh – sạch – đẹp, từng bước hình thành và tạo ra môi trường
giáo dục phù hợp để triển khai thực hiện tốt công tác CSGD trẻ trong các năm
học.
– Giải pháp đang thực hiện đã giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
của nhà trường nhận thức được về nhiệm vụ xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ
ở trường Mầm non từ đó bước đầu đã có được những biện pháp áp dụng trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ khá tốt.
*Về hạn chế tồn tại của giải pháp đang thực hiện:
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên trong quá trình thực hiện các biện pháp
để triển khai thực hiện xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường còn rất
nhiều bất cập và bộc lộ nhiều những hạn chế, tồn tại đó là:
+ Về công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu:
Ban giám hiệu nhà trường mới chỉ tập trung nghiên cứu chỉ đạo thực hiện
các hoạt động giáo dục của nhà trường theo một chương trình chung, mà chưa
nhận thức đầy đủ về ý nghĩa tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng môi trường
giáo dục cho trẻ ở trường Mầm non, vì vậy trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ còn nhiều lúng túng, thụ động, chưa đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ xây
dựng môi trường giáo dục cho trẻ nói riêng và yêu cầu GDMN trong giai đoạn hiện
nay nói chung.
BGH chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể để triển khai việc xây dựng môi
trường giáo dục trong nhà trường mang tầm chiến lược lâu dài và đảm bảo được
mục đích và nguyên tắc khi thiết kế mà còn triển khai theo hình thức nghĩ đến đâu
làm đến đó vì vậy còn mang tính chất chắp vá, quy mô nh lẻ, thiếu tính liên kết,
hỗ trợ bổ sung…
Trong công tác tác tham mưu để xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp, đồ
dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ chưa đáp ứng được
yêu cầu giáo dục Mầm non, đặc biệt là đồ dùng, thiết bị theo thông tư 02 đối với
các nhóm trẻ và mẫu giáo 3, 4 tuổi.
Môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học chưa được quan tâm trú trọng
đầu tư, không có sự hấp dẫn và thu hút trẻ, chưa tạo cho trẻ một môi trường phù
hợp, phong phú để trẻ có thể học mọi thứ và giúp trẻ phát triển một cách đầy đủ
mọi mặt.
6
Ảnh: Môi trường ngoài lớp học khi chưa thực hiện chuyên đề XDTMN lấy trẻ làm trung tâm
Công tác kiểm tra đôn đốc, giám sát hoạt động này của nhà trường chưa
được tiến hành thường xuyên, liên tục, công tác đánh giá hoạt động còn mang tính
hình thức và nặng về báo cáo thành tích, chưa chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, tìm
ra các nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp để chỉ đạo thực hiện tốt hơn hoạt
động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
+ Về phía giáo viên:
Giáo viên đã nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về nhiệm vụ xây dựng
môi trường giáo dục cho trẻ ở trường Mầm non, chưa thấy được vai trò quan trọng
của việc sử dựng môi trường giáo dục để giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách của trẻ… Chính vì thế nên trong khi thực hiện nhiệm vụ này giáo viên
còn có nhiều thiếu sót.
Môi trường hoạt động giáo dục cho trẻ của các lớp còn đơn điệu, chưa
phong phú. Giáo viên còn thụ động chưa có nghệ thuật và tính linh hoạt khi xây
dựng và sử dụng môi trường giáo dục vào các hoạt động, vì vậy các hoạt động giáo
dục còn đơn điệu, thiếu đồ dùng trực quan, chưa đổi mới hình thức tổ chức hoạt
động theo hướng tích cực khiến cho trẻ không hứng thú tham gia vào các hoạt
động, không kích thích được trẻ khám phá, tìm tòi, trải nghiệm.
7
Ảnh: Môi trường trong lớp học khi chưa thực hiện chuyên đề XDMT lấy trẻ làm trung tâm
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo viên vẫn coi mình là trung tâm
của quá trình dạy học, vẫn chủ yếu hướng dẫn trẻ bằng cách truyền đạt thông tin,
chứ chưa chú trọng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm chưa tạo cơ hội cho trẻ được
phát huy hết khả năng khám phá, tìm tòi, trải nghiệm trong quá trình học.
Đồ dùng đồ chơi tự làm chưa phong phú, môi trường trong lớp học chưa
được quan tâm đúng mức chưa phát huy được khả năng khám phá của trẻ.
+ Về phía trẻ: Khả năng giao tiếp, khám phá của trẻ còn hạn chế, việc giao
lưu giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ có nhiều hạn chế, số trẻ còn nhút nhát, thụ động
trong các hoạt động, chưa mạnh dạn tự tin chiếm tỷ lệ khá cao.
+ Về phía cha mẹ trẻ: Nhận thức của một bộ phận phụ huynh học sinh còn
hạn chế chưa nhận thức đầy đủ về sự nghiệp giáo dục Mầm non vì vậy không cho
trẻ đến trường ngay từ độ tuổi nhà trẻ do đó việc giáo dục trẻ cũng gặp nhiều khó
khăn.
Từ những kết quả nghiên cứu đánh giá một cách khách quan về thực trạng
của việc chỉ đạo và triển khai thực hiện xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ ở
trường mầm non Xuân Vinh, xác định rõ những ưu điểm và những hạn chế tồn tại,
qua đó bản thân tôi đã suy nghĩ cần phải tìm ra các giải pháp tích cực để tham mưu
cho BGH chỉ đạo triển khai xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường
mầm non đạt được hiệu quả tốt nhất.
8
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Khi bắt đầu đi vào thực hiện đề tài sáng kiến, tôi đã có những nghiên cứu
tìm hiểu một số nội dung triển khai xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong
trường mầm non, một điều khiến tôi hết sức quan tâm và đi sâu nghiên cứa tìm
hiểu đó là mục tiêu dự án “tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non”
khi nghiên cứu về kết quả điều tra EDI Việt Nam có tới 50,68% trẻ Việt Nam trong
độ tuổi từ 5-6 được điều tra bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ thiếu hụt ít nhất là một
lĩnh vực phát triển, đây là vấn đề đáng báo động của giá
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education