dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn, tổ chức dạy học thời covid phát huy tính tích cực của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn, tổ chức dạy học thời covid phát huy tính tích cực của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Như chúng ta đã biết ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực trong xã hội là một điều
tất yếu. Ngành Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua, công nghệ thông tin
được ứng dụng nhiều trong quản lý, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, với thực
tiển hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ở một số
trường còn hạn chế. Vì vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất
lượng học tập của học sinh, chất lượng đội ngũ. Đây là một trong những nguy
cơ dẫn đến tụt hậu về khoa học công nghệ trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận
kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn
đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như
dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong
môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc
tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua
mạng, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới
phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm
là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu
trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và
thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm”
sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy
đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều
kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn
luyện của bản thân mình.
Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội đòi hỏi giáo dục có một mục tiêu mới
để đáp ứng. Thế kỉ XXI là thế kỉ bùng nổ công nghệ thông tin điển hình là
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các thiết bị công nghệ điện tử, máy tính và
mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và giáo dục. Cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít
thách thức đối với ngành Giáo dục Việt Nam. Để thích ứng với từng giai đoạn
thì Giáo dục Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi cách dạy cách học cho phù
hợp với thời đại. Việc dạy học của các nhà giáo cũng khác trước rất nhiều. Mọi
kiến thức, hiểu biết của học sinh không chỉ được hình thành qua sách vở, qua
thực tế mà qua cả công nghệ thông tin (mạng Internet). Công nghệ thông tin sẽ
giúp học sinh: tra cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin, tranh ảnh, trao đổi bài qua
diễn đàn trên các website, học trực tuyến khi không được đến trường do dịch
2
bệnh giúp học sinh biết tự học, tự rèn luyện một cách sáng tạo. Dạy học trực
tuyến không phải là phương pháp mới mà được triển khai vài năm trở lại đây,
khi các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy
nhiên, cách tổ chức học tập này được ứng dụng mạnh mẽ và quy mô nhất khi
học sinh phải tạm nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, giúp học sinh
không gián đoạn kiến thức, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa gia đình và
nhà trường. Để dạy học trực tuyến cũng đòi hỏi người giáo viên không ngừng
học tập để cập nhất cái mới, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu. Người giáo
viên phải luôn có ý tưởng mới, đi trước thời đại, chỉ dẫn –khai sáng và thúc
đẩy, tìm tòi, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, khai thác hiệu quả nguồn tài
nguyên trên Internet, các phần mềm Toán học, phần mềm dạy học Tiếng
Việt…
Là người quản lý chỉ đạo chuyên môn trong thời kì này cần làm gì và thay
đổi như thế nào, để giúp học sinh được học theo chương trình giáo dục phổ
thông trong thời gian nghỉ học ở trường để phòng chống Covid-19; phát triển
năng lực tự học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua internet,
trên truyền hình của giáo viên; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia
đình trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 như thế nào? Đó là những câu hỏi mà tôi đặt ra và luôn đi tìm
câu trả lời cho mình.
Xuất phát từ những việc đã làm tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến “ Một số
biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn, tổ chức dạy học thời covid – phát
huy tính tích cực của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” để
góp phần nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong
trường tiểu học.
II / MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Mỗi chúng ta ai cũng biết đại dịch khủng khiếp Covid – 19 xuất phát từ
thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc rồi xâm nhập với tốc độ lây lan
chóng mặt, có thể nói từ cấp số cộng sang cấp số nhân rồi đến cấp lũy thừa…
để phòng chống bệnh nhà trường phải cho học sinh nghỉ hoc. Trong thời gian
này học sinh nghỉ nhưng cán bộ giáo viên không nghỉ vẫn tới trường làm việc
học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt với phương châm “Học sinh
không đến trường nhưng không dừng việc học”. Đặt ra thách thức không nhỏ
với các nhà trường. Trước những yêu cầu đó Ban giám hiệu cùng các thầy cô
giáo trường Tiểu học Hải Bắc tiếp tục thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Phòng
Giáo dục và đào tạo Hải Hậu tăng cường việc sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy – học trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy.
Về phía giáo viên
3
Bản thân giáo viên luôn nhận được sự quan tâm, khuyến khích của lãnh
đạo nhà trường và sự hỗ trợ tích cực của phụ huynh học sinh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học được các cấp lãnh đạo
quan tâm tạo điều kiện.
Cơ sở vật chất ngày càng được bổ sung và nâng cấp. Trường được trang bị
máy chiếu Projector, máy tính xách tay, máy ảnh, và các phương tiện hỗ trợ
dạy học ứng dụng công nghệ thông tin khác…
Lực lượng giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi và đoàn kết, rất quan tâm đến
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ dạy trên lớp.
Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, âm thanh, văn
bản, biểu đồ … được trình bày trên máy tính theo kịch bản vạch sẵn nên đạt
hiệu quả tốt; nội dung luyện tập được thể hiện đa dạng. Chính vì vậy thu hút sự
chú ý và tích cực chủ động của học sinh. Qua đó, các em làm việc tích cực hơn,
kiến thức được khắc sâu hơn và giờ học trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.
Bài soạn của mỗi giáo viên là nguồn tư liệu giảng dạy có thể dùng cho
nhiều lớp, nhiều năm nên công sức đầu tư được sử dụng triệt để. Giáo viên có
thể sửa đổi dễ dàng khi muốn cập nhật thêm hoặc cắt bỏ phần không phù hợp.
Hoạt động giữa giáo viên và học sinh diễn ra đồng bộ tạo không khí tiết
học nhẹ nhàng, sinh động.
Kĩ thuật trình chiếu có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội trong con người mà không dễ thực hiện trong các tiết dạy bình
thường.
Ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với
người sử dụng qua mạng Internet, dễ khai thác, sử dụng…
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình,
kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng
suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy
luật mới.
Với điều kiện kinh tế như hiện nay, mỗi giáo viên đã có thể trang bị cho
mình máy tính xách tay cá nhân được nối mạng Internet. So với những tiết dạy
không sử dụng bài giảng điện tử thì khi sử dụng chương trình Power Point,
ngoài kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính, giáo viên phải được trang bị các
kiến thức sử dụng các phần mềm khác như: Photoshop, Flash, các phần mềm
cắt phim, cắt nhạc… để thực hiện những thao tác khó như lồng tiếng, tạo một
đoạn phim theo yêu cầu bài dạy. Tuy nhiên phần lớn giáo viên còn gặp khó
khăn về khâu này.
Tình trạng mất điện, sự cố thiết bị, đường truyền có thể xảy ra làm giờ học
bị gián đoạn.
4
Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo
viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí
còn né tránh. Việc dạy học tương tác giữa người – máy, dạy theo nhóm, dạy
theo phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách
biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ
đối với một số giáo viên.
Về phía học sinh
Cha mẹ học sinh có điện thoại thông minh và máy tính được nối mạng (kể
cả sử dụng 3G) khoảng 75%. Nhà trường đã xây dựng được trang Web riêng
và hoạt động hiệu quả. Bất cứ ai khi truy cập vào địa chỉ trang web
http://thhaibachh.edu.vn/ đều có thể biết được những thông tin, diễn biến của
trường của lớp.
Mặt khác, học sinh đã được tiếp xúc với các sản phẩm của công nghệ
thông tin trong cuộc sống như: ti vi, đài, máy tính, điện thoại thông minh trong
gia đình và nhà trường,…
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1 Giải pháp 1. Chỉ đạo các tổ, khối chuyên môn hướng dẫn học
sinh tự ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng chống dịch bệnh
Covid_19
(Thực hiện trong thời gian bắt đầu từ tháng 2/2020)
Ngay từ khi bắt đầu học sinh tạm nghỉ học để phòng chống dịch tôi đã
tham mưu với đồng chí hiệu trưởng và Ban giám hiệu chúng tôi đã thống nhất:
Chỉ đạo các tổ, khối chuyên môn xây dựng kế hoạch ôn tập chung cho tất
cả các môn học.
Chỉ đạo bộ phận công nghệ thông tin đưa nội dung ôn tập lên web nhà
trường, nhắn tin đến cha mẹ học sinh và học sinh về hướng dẫn ôn tập, quản lý,
hỗ trợ con em trong việc ôn tập.
Lãnh đạo nhà trường quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ
của giáo viên qua tiến độ thực hiện và sản phẩm học tập của học sinh.
* Chỉ đạo các tổ xây dụng kế hoạch với mục đích, yêu cầu
1. Củng cố kiến thức, kỹ năng các môn học cho học sinh thông qua hoạt động
hướng dẫn tự học, rèn luyện trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch bệnh viêm
phổi cấp do chủng vi rút mới thuộc họ Coronavirus.
2. Các tổ/ khối chuyên môn trao đổi, bàn bạc, thống nhất nội dung, hình thức
tổ chức; tiến hành xây dựng nội dung hướng dẫn học sinh tự học từng tuần trong
thời gian nghỉ phòng dịch; nội dung ôn tập phải sát với thực tế và có sự phân hóa
tới từng học sinh.
5
3. Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên bộ môn phân loại năng lực,
đối tượng học sinh lớp mình, từ đó hướng dẫn phương pháp tự học, ôn tập ở nhà
giúp học sinh củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.
4. Thường xuyên liên hệ với học sinh/ cha mẹ học sinh nắm bắt tình hình sức
khỏe cũng như hoạt động tự học của học sinh; tư vấn, hướng dẫn cho cha mẹ học
sinh phương pháp hướng dẫn con em tự học.
5. Giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp tạo một nhóm zalo của phụ huynh học sinh
trong lớp để tiện trao đổi việc học tập của con mình
Nội dung
(1) Nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập.
Tổ trưởng các tổ chuyên môn phân công giáo viên biên soạn nội dung kiến
thức hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập tại nhà thuộc các môn trong chương
trình. Phạm vi nội dung kiến thức theo phân phối chương trình thuộc các nội
dung kiến thức học sinh đã được học.
Nội dung ôn tập mỗi tuần của từng khối phải gửi về nhà trường kí duyệt trước
ít nhất 2 ngày, sau đó giáo viên căn cứ thiết kế bài tập hoặc bộ đề gửi tới học sinh.
Bài tập hoặc bộ đề mà giáo viên thiết kế gửi tới học sinh phải đảm bảo độ
chính xác về kiến thức, có sự phân hóa tới từng đối tượng học sinh, theo từng
môn học hoặc theo hướng liên môn học.
(2) Hình thức hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập
1. Cán bộ, giáo viên giới thiệu tới học sinh/cha mẹ học sinh nguồn tư liệu
học tập tại các địa chỉ như:
Trên Website của nhà trường theo địa chỉ http://thhaibachh.edu.vn/
(Ảnh phụ lục 1)
Học online trên các trang như: hocmai.vn, trithuc; Vnedu.vn Wedsite:
www .vtc.gov.vn ; phần mềm OLM và các kênh truyền hình như đã hướng dẫn
để tự học trực tuyến, hoặc lựa chọn các đề ôn tập trên trang Website
Vndoc.vn hoặc dethi.violet.vn
2. Thông qua các thiết bị điện tử (hệ thống Zalo, Messenger, Email, sổ liên
lạc điện tử edu…) giáo viên chuyển tải nội dung ôn tập đến cho cha mẹ học
sinh, qua đó cha mẹ học sinh tải bài, in đề…. và hướng dẫn con học bài, làm
bài.
(Ảnh phụ lục 2 )
3. Giáo viên in đề hoặc hướng dẫn nội dung ôn tập chuyển tới cha mẹ học
sinh để họ hướng dẫn cho con em mình.
(3). Tổ chức thực hiện
*/ Đối với tổ chuyên môn.
6
Xây dựng nội dung ôn tập cho mỗi tuần theo đúng tiến độ chỉ đạo của nhà
trường; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về tiến độ thực hiện, chất lượng và
độ chính xác về nội dung ôn tập của từng môn học.
Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra giáo viên trong tổ thiết kế nội dung ôn tập và
tiếp nhận thông tin phản hồi từ cha mẹ học sinh trong tổ mình; báo cáo kết quả
thực hiện với ban lãnh đạo nhà trường đúng thời gian quy định.
Bàn bạc, thống nhất trong tổ để tháo gỡ những khó khăn khi giáo viên
hoặc cha mẹ học sinh gặp phải mà chưa tự giải quyết được trong quá trình
hướng dẫn học sinh tự ôn luyện.
* Giáo viên chủ nhiệm
Chủ động liên lạc, hướng dẫn tới từng cha mẹ học sinh lựa chọn hình thức
tự học, tự ôn tập cho mỗi học sinh.
Thông qua cha mẹ học sinh, nhắc nhở thường xuyên học sinh thực hiện
việc tự học, tự ôn tập.
Nhận thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh và học sinh về các vấn đề liên
quan đến việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp và báo cáo kịp thời
với lãnh đạo nhà trường và các cơ sở y tế của địa phương.
Phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức và kiểm soát lớp học qua các
phương tiện thông tin liên lạc (hình thành các nhóm trên các trang mạng xã
hội, phân công nhóm trưởng điều phối hoạt động của nhóm…). Phối hợp với
các bộ phận có liên quan quản lý học sinh. Đối với những học sinh không có
điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, tài liệu hướng dẫn, giáo viên chủ nhiệm
có trách nhiệm chuyển trực tiếp nội dung học tập đến từng học sinh.
Thu sản phẩm học tập của học sinh sau mỗi ngày học nộp về cho tổ trưởng
chuyên môn; thông tin phản hồi lại kết quả bài làm của từng học sinh dưới
nhiều hình thức tùy theo sự sáng tạo của mỗi giáo viên hoặc mỗi cha mẹ học
sinh.
Ghi chép nhật kí hàng ngày về các nội dung liên quan và báo cáo kịp thời
đến tổ chuyên môn, nhà trường
* Giáo viên bộ môn
Phối hợp thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm lớp để xây dựng kế hoạch
ôn tập cho học sinh.
Hàng ngày thu nhận kết quả ôn tập của học sinh của lớp mình bộ môn
mình phụ trách và gửi báo cáo hàng ngày về cho tổ trưởng chuyên môn.
Thường xuyên liên lạc, hướng dẫn học sinh học tập, trả lời các câu hỏi của
học sinh qua các phương tiện công nghệ thông tin về môn học.
* Giáo viên “có năng khiếu” công nghệ thông tin
7
Cập nhật tài liệu ôn tập lên website nhà trường. Hỗ trợ giáo viên, học sinh
về công nghệ thông tin khi cần thiết.
Cập nhật thông tin chỉ đạo kịp thời, dùng tin nhắn edu thông báo đến cha
mẹ học sinh và học sinh về thời gian, phương án tổ chức dạy học qua các trang
mạng.
Tiến hành nghiên cứu cách học trực tuyến tại các trang mạng để hướng
dẫn giáo viên và học sinh thực hiện.
Chịu trách nhiệm về độ chính xác về thông tin chuyển tải tới cha mẹ học
sinh và các nội dung đăng tải trên Websier của nhà trường.
* Cha mẹ học sinh:
Chủ động liên lạc với thầy cô giáo để trao đổi và tiếp nhận thông tin của
con mình về tình hình sức khỏe cũng như cách phòng dịch. Thông báo kịp thời
đến thầy cô giáo chủ nhiệm tình hình bất thường về sức khỏe của con (nếu có).
Thông qua hướng dẫn của thầy cô lựa chọn hình thức hướng dẫn cho con
mình tự ôn tập kiến thức sao cho hiệu quả nhất.
Hàng ngày dành thời gian nhất định để kèm cặp, hướng dẫn con ôn tập bài
theo hướng dẫn của thầy cô. Khuyến khích cha mẹ học sinh sưu tầm hoặc mua
thêm sách vở tài liệu học tập cho con.
* Học sinh.
Hoàn thành tốt nội dung ôn tập và nâng cao ý thức tự học cho bản thân.
Chủ động trao đổi bài với bố mẹ, thầy cô, với bạn… để giải quyết những bài
chưa hiểu, bài khó…
Theo dõi liên tục các cuộc thi trực tuyến mà các em đang tham gia để
hoàn thành các vòng thi đúng tiến độ, có chất lượng.
Vâng lời ông bà, cha mẹ. Tuyệt đối không đi chơi, tụ tập nơi đông người.
Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
2.2. Giải pháp 2. Quá trình tổ chức dạy tại nhà, học tại nhà kết hợp
sử dụng zoom, zalo và OLM, …
Khi các trường học tạm thời đóng cửa kéo dài do dịch bệnh Covid – 19,
nhà trường đã tăng cường sử dụng hội thoại có hình để dạy học trực tuyến như
là một giải pháp thay thế cho việc giảng bài trên lớp học. Chúng tôi đã tiến
hành theo các bước sau:
Bước1: Trước hết, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm
lớp thống kê số phụ huynh học sinh sử dụng điện thoại thông minh, ipad, máy
tính để bàn hoặc máy tính xách tay hay những thiết bị có thể kết nối mạng
internet. Trước đó, mỗi lớp đã có forum riêng của mình (nhóm zalo) vì vậy
việc thống kê này hết sức đơn giản.
8
Giáo viên chủ nhiệm sẽ dựa vào số phụ huynh đã xem tin nhắn để thống
kê nếu phụ huynh dùng zalo nhưng không dùng facebook hoặc ngược lại.
Đồng thời, Ban Giám hiệu trường họp hội đồng sư phạm của trường
(họp trực tuyến) để quán triệt mục đích của việc dạy học trực tuyến.
(Ảnh phụ lục 3)
Bước 2: Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hình thức dạy học trực tuyến
bằng phần mềm shub classroom, google classroom, zoom,olm …. cho giáo
viên. Qua tập huấn đã thống nhất được phần mềm chung cho các giáo viên
trong toàn trường để hướng dẫn dạy học trong thời gian nghỉ học phòng chống
dịch và giúp cho giáo viên triển khai tốt hơn việc dạy học trực tuyến. Qua các
buổi tập huấn cũng đã liệt kê một số ứng dụng chuyên biệt với những đặc điểm
chính như sau:

Tên ứng dụng (bản miễn
phí hoặc ưu đãi cho ngành
giáo dục)
Số người
tối đa
Thời gian họp
tối đa
Số lượng cuộc họp
Skype5010 giờ/ngày100 giờ/tháng
Zoom10040 phútKhông giới hạn
ezTalks10040 phútKhông giới hạn
AnyMeeting4Không giới
hạn
Không giới hạn
Lifesize (gói miễn phí 6
tháng)
2524 giờKhông giới hạn
Google Hangouts Meet (cá
nhân)
100Không giới
hạn
Không giới hạn
G Suite for Education (bao
gồm Google Hangouts
Meet)
250 (áp
dụng đến
01/07/2020)
Không giới
hạn
Không giới hạn
Microsoft Teams (cá
nhân)
504 giờKhông giới hạn
Office 365 Education (bao
gồm Microsoft Teams)
2504 giờKhông giới hạn

` Từ đó Ban giám hiệu hướng dẫn giáo viên thảo luận đi đến thống nhất
xây dựng chủ đề dạy học trực tuyến qua mạng để hỗ trợ học sinh học tập tại
nhà gồm ôn tập lại kiến thức cũ, hướng dẫn cách phòng chống dich, sinh hoạt
câu lạc bộ….
9
Các chủ đề cần được xây dựng và quản lý chặt chẽ theo đúng quy định và
lợi ích chung của người học. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham
khảo, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và
hướng dẫn học sinh học tập.
Các giáo viên lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu
và điều kiện thực tế của mình; đặc biệt chú ý đến các điều kiện bảo đảm tổ
chức dạy học qua internet có chất lượng.
Nhà trường xây dựng các phương án hợp lý cho tất cả đối tượng học sinh,
đảm bảo mọi học sinh đều được tham gia học tập, đảm bảo tính công bằng,
nhân văn trong giáo dục; xây dựng thời gian biểu dạy học trực tuyến phù hợp,
thông báo lịch học, tương tác với thầy cô phụ trách cho học sinh và cha mẹ học
sinh.
Nhà trường và giáo viên phối hợp với gia đình học sinh, tạo mọi điều
kiện thuận lợi hỗ trợ học sinh trong việc học trực tuyến để ôn tập kiến thức,
học tập kiến thức mới. Tránh gây áp lực cho học sinh,cha mẹ học sinh trong
quá trình tổ chức dạy học trực tuyến.
Chuyên đề dạy học trực tuyến phải đảm bảo sự tương tác giữa giáo viên
với người học; người học với nhau và giáo viên phải giám sát được sự tương
tác giữa người học với nhau.
Trong điều kiện thực tế của mình, nhiều giáo viên đã có những cách triển
khai dạy học mới mẻ, sáng tạo, hiệu quả
Bước đầu chỉ dạy cho học sinh ôn tập lại kiến thức cũ để học sinh không
bị quên kiến thức và cũng để khởi động làm quen, các thầy cô được trải nghiệm
nâng dần trình độ, khả năng kĩ thuật sử dụng phương tiện thiết bị chuẩn bị cho
giai đoạn cao hơn là dạy bài mới, đồng thời cũng là thời gian chờ đợi các gia
đình phụ huynh học sinh cùng vào cuộc quan tâm đến con em mình chuẩn bị
phương tiện máy móc, điện thoại thông minh nối mạng Internet và thường
xuyên quan tâm quản lý tạo điều kiện cho con em học tập. Các phần mềm dạy
học, trò truyện trực trực tuyến như zoom, skype, trans, classroom, shub
classroom, microsoft form, microsoft teams,…được các thầy cô không những
tự học, tự tiếp cận, chia sẻ cho nhau, hướng dẫn học sinh, phụ huynh học sinh
cài đặt, sử dụng để việc dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả. Thật vui khi các
thầy cô vào nhịp và số phụ huynh học sinh quan tâm đến con em ngày càng
tăng dần, từ 70% lên trên 90% học sinh đã được học tập qua za-lo, Zoom và
OLM…
(Ảnh phụ lục 4 )
Với những học sinh chưa tham gia học trực tuyến Ban giám hiệu tiếp tục
vào cuộc đề nghị các thầy cô cho số điện thoại nhà trường trực tiếp liên lạc để
tiếp tục có phương án chỉ đạo và kết hợp. Trước hết Ban giám hiệu yêu cầu
giáo viên chủ nghiệm báo cáo trung thực tinh thần trách nhiệm của mình khi
10
liên hệ tới phụ huynh học sinh và làm hết tinh thần trách nhiệm của mình khi
tuyên truyền và hướng dẫn. Ban giám hiệu đưa ra các phương án tiếp theo là
trực tiếp Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng liên lạc tới từng gia đình học sinh
chưa tạo điều kiện cho con em học tập, việc thứ nhất là thăm hỏi tình hình điều
kiện của gia đình và tìm cách tư vấn hướng dẫn khắc phục khó khăn như thay
đổi khung giờ dạy để tránh việc chồng chéo khi gia đình có nhiều con khác cấp
cùng có nhu cầu học mà gia đình chỉ có một phương tiện. Gia đình có hoàn
cảnh khó khăn thì linh hoạt tìm cách nhờ người thân họ hàng, hàng xóm mượn
điện thoại thông minh trong khoảng thời gian phù hợp, hoặc có thể học nhóm
đôi nhưng tất cả phải tuân thủ nguyên tắc cách ly toàn xã hội theo chỉ thị 16/
CT-TTg. Phương án tiếp theo khi chưa đạt hiệu quả tiếp tục phối hợp với lực
lượng toàn xã hội tuyên truyền và phối hợp, trước hết đề nghị sự hỗ trợ của
chính quyền địa phương từ xã đến thôn kết hợp với đài truyền thanh xã, thôn.
Đến ngày 30/4/2020 nhà trường đã có 420/ 457 em đạt 92.9 % học qua zoom,
qua OLM..
(Ảnh phụ lục 5 )
Để nâng chất lượng giờ dạy Ban giám hiệu cùng tổ khối chuyên môn tổ
chức dự giờ rút kinh nghiệm. Có thể rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy trực tiếp
của giáo viên dạy. Hoặc tập hợp các nội dung rút kinh nghiệm vào cuối tuần
với tập thể các thầy cô giáo trong cuộc họp trực tuyến. Hướng dẫn các thầy cô
giáo cung cấp đủ kiến thức lý thuyết cho học sinh, phối hợp với phụ huynh học
sinh để giúp học sinh được luyện tập thực hành và rèn kĩ năng đặc biệt kĩ năng
đọc, viết, tính toán và trình bày để duy trì “nét chữ nết người”.
Tuy nhiên, việc dạy và học 100% trên môi trường trực tuyến với số lượng
học sinh của tất cả các lớp là một thách thức lớn đối với giáo viên triển khai và
công tác quản lý, điều phối của Ban Giám hiệu.
Để tối ưu hiệu quả học tập cho học sinh, nhà trường liên tục cập nhật các
vấn đề của từng giáo viên và đưa ra phương án giải quyết, đồng thời rút kinh
nghiệm chung cho toàn bộ hệ thống.
(Ảnh phụ lục 6)
Khó khăn lớn nhất khi triển khai học online với cấp Tiểu học là học sinh
còn nhỏ, chưa tự chủ về thiết bị nên học sinh nhiều khi không online đúng giờ
để theo dõi đầy đủ tiết học, giáo viên phải giảng lại cho những bạn tham gia
muộn; đường truyền của mỗi gia đình là khác nhau nên có thể bị gián đoạn,
khó nghe, học sinh khó tập trung…
Để khắc phục điều này, tôi đã hướng dẫn các giáo viên một số phương
pháp tạo động lực học tập online có thể áp dụng là:
Tạo ra một thử thách vừa phải để thu hút sự chú ý của học sinh ngay khi
bắt đầu lớp học bằng cách đặt các câu hỏi thú vị, đưa ra một vấn đề cần giải
quyết gần gũi với cuộc sống…
11
Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giúp học sinh chủ động học
tập đúng thời gian biểu. Đồng thời, để thu hút sự tập trung của các em, giáo
viên đã bổ sung thêm các trò chơi trực tuyến để củng cố kiến thức, làm mới
phương pháp dạy để tạo nên không khí vui vẻ, hài hước cho lớp học online.
Thay đổi không gian giao tiếp và tương tác với không gian mới đó để
học sinh không bị nhàm chán về mặt thị giác, âm thanh; Để HS làm giáo viên,
tìm hiểu trước bài học và giảng lại online cho các bạn khác trong lớp; Thường
xuyên tạo ra các tình huống hài hước và tiếng cười; Tạo ra các cuộc thảo luận
nhóm online để HS tự tương tác với nhau ngoài lớp học…
Những hình thức khích lệ đặc biệt cũng được sáng tạo nên để giúp học
sinh có thêm động lực học tập trong thời gian ở nhà dài ngày.
(Ảnh phụ lục 7)
Bước 3. Song song với đó, tôi cũng đã nghiên cứu, giới thiệu và chỉ đạo
giáo viên trong nhà trường tìm kiếm, giới thiệu những phần mềm, trang web và
nguồn tài liệu có chất lượng cho học sinh tham khảo như trang OLM,
facebook, office 365…; biên soạn bài giảng powerpoint theo hình thức Elearning gửi học sinh. Không chỉ dùng lại ở những buổi học trực tuyến nhằm
giúp học sinh duy trì nền nếp học tập, ôn tập, củng cố kiến thức cũ và tiếp thu
kiến thức mới. Bên cạnh việc dạy trực tuyến hiệu quả, các thầy cô cũng đưa ra
giải pháp giúp học sinh có thể tự học trực tuyến, ôn luyện kiến thức tại nhà
hiệu quả là kết hợp zoom với OLM. Hệ thống bài tập của OLM được xây dựng,
bám sát chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao quát các môn
học từ lớp 1 đến lớp 5 gồm các đơn vị kiến thức khác nhau, được chia thành
từng bài học tương ứng với những tiết học trong chương trình giáo viên sẽ lựa
chọn để giao bài. Từ đó, học sinh dễ dàng tìm kiếm những bài muốn học để ôn
lại hoặc mở rộng kiến thức. Sau mỗi bài có nhận xét đánh giá cụ thể thông qua
những đánh giá nhanh để các em tự kiểm tra mức độ hiểu bài. Kiến thức trong
chương trình học sẽ từ cơ bản đến nâng cao, phân chia rõ nội dung từ trang bị
kiến thức đến ôn tập thực hành mọi dạng bài. OLM đã mang lại những trải
nghiệm học tập mới mẻ, thú vị cho học sinh. Được chủ động trong học tập, tìm
kiếm tri thức chính là chìa khóa thúc đẩy các em tiến bộ dễ dàng, nhanh
chóng”.
(Ảnh phụ lục 8)
Bước 4. Tập hợp các bài giảng trực tuyến và bài giảng trên đài truyền hình
của giáo viên biên soạn làm nguồn tài liệu để chia sẻ dùng chung cho toàn thể
giáo viên trong trường
Nhà trường đã hướng dẫn giáo viên, học sinh theo dõi lịch phát sóng các
bài học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam
xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7 và một số
12
kênh truyền hình khác được công bố trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
Bên cạnh đó trường còn tổ chức đội ngũ giáo viên cốt cán giàu kinh nghiệm và
có chuyên môn cao của các môn học thiết kế bài giảng và thực hiện ghi hình
các tiết dạy sau đó đăng các đường link bài giảng trên cổng thông tin điện tử
của trường và yêu cầu các giáo viên gửi các đường link bài giảng đến học sinh
thông qua tin nhắn, facebook, viber hoặc zalo. Nhiều giáo viên đã có cách làm
sáng tạo lập các nhóm zalo theo lớp để tiện thông tin đến cha mẹ học sinh, học
sinh và gửi đường link lên nhóm zalo của các lớp nhằm giúp học sinh tiếp cận
các bài giảng trực tiếp của các thầy cô giáo. Với các giải pháp trên đã góp phần
quan trọng vào việc duy trì nền nếp học tập và giúp học sinh ôn tập, bổ sung
kiến thức cũng như đảm bảo chương trình học tập trong thời gian nghỉ học
phòng chống dịch Covid.
(Ảnh phụ lục 9)
Với sự nhiệt tình, tâm huyết, tích cực của tập thể các thầy cô giáo, trường
Tiểu học Hải Bắc đã có nhiều buổi ôn tập cho học sinh toàn trường qua nhiều
hình thức và mỗi thầy cô giáo chủ nhiệm đã có ít nhất 21 tiết dạy bài mới, các
thầy cô dạy bộ môn Tiếng Anh, Tin học có 8 tiết dạy bài mới, các thầy cô giáo
bộ môn cũng nhiệt tình vào cuộc. Với tinh thần trách nhiệm và thực hiện kỉ
cương trong công việc, tình thương đối với học sinh thân yêu, tập thể các thầy
cô giáo trường Tiểu học Hải Bắc khắc phục khó khăn đoàn kết cùng Ban giám
hiệu nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ dạy học trong giai đoạn phòng
chống Covid – 19 đầy khó khăn phức tạp. Từ những người ngại dùng máy tính,
trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế, đặc biệt là việc cập nhật các phần
mềm mới trên mạng …thì giờ đây tất cả các vấn đề đó không còn là vấn đề với
thầy cô và cả trò nữa. Các phần mềm dạy học, trò truyện trực trực tuyến như
zoom, OLM, skype, trans, classroom, shub classroom, microsoft form,
microsoft teams,…được các thầy cô không những tự học, tự tiếp cận, chia sẻ
cho nhau, hướng dẫn học sinh, phụ huynh học sinh cài đặt, sử dụng để việc dạy
và học trực tuyến đạt hiệu quả.
Với nhiệm vụ của người làm công tác quản lí tôi đã quản lí mọi công
việc một cách khoa học bằng các ứng dụng này, các cuộc họp hội đồng sư
phạm, họp nhóm, họp tổ, họp phụ huynh cũng được triển khai một cách hiệu
quả.
Rõ ràng việc dạy và học trong thời gian nghỉ học dài ngày để phòng
chống Covid 19, với các hình thức này, dù chỉ là giải pháp “chữa cháy” song
hiệu quả khá tốt, giúp học sinh có điều kiện học tập, ôn lại kiến thức cũ, tạo
thói quen học và làm bài hàng ngày.
13
Các em không chỉ được ôn tập kiến thức, tạo thói quen học và làm bài
hàng ngày mà các em còn được trao đổi kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống
dịch, sinh hoạt các câu lạc bộ
(Ảnh phụ lục 10)
Hoạt động dạy- học cũng như các công tác khác của nhà trường đã đi
vào hoạt động không khác gì hằng ngày mọi người cùng ra khỏi nhà và đến cơ
quan. Đây là một thách thức, và cũng có thể nói là một cơ hội để các thầy cô
vượt lên khả năng của mình bằng tinh thần tự học, sáng tạo, dám làm, dám thử
nghiệm và thành công.
Ảnh phụ lục 11)
2.3. Giải pháp 3: Phát huy tính tích cực của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học
Trước đây phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, họ nghĩ
rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị được một bài giảng. Việc thực hiện một bài
giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong
các giờ học lý thuyết là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để
có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính
là điều mà các giáo viên thường hay tránh. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh
cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng
đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 30%, trong khi hiệu quả của phương pháp
multemedia (nghe – nhìn) lên đến 70%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi
một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì
giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến
thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm point, giáo viên cần phải
có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén,
tính thẩm mĩ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn.
Hơn nữa trong qúa trình thiết kế một giáo án điện tử tốt, từng cá nhân giáo
viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm
thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp bài giảng. Đây cũng chính là một
trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc
thực hiện dạy bằng công nghệ thông tin.
Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng công nghệ
thông tin khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới sử dụng và việc làm này
chỉ mang tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các nhà trường.
Mục đích sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ được áp dụng
trong các tình huống này nhưng khi các giáo viên đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy trong thời gian học sinh phải tạm nghỉ học để
phòng chống dịch Covid-19 thì cả giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh đều
14
nhận thấy được những tiện ích, hiệu quả của hình thức dạy và học có ứng dụng
công nghệ thông tin.
Hình thức dạy học trực tuyến tuy còn có một số tồn tại, khó khăn song đã
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường
trong tình hình thực tế năm học 2019-2020 và cũng từ đó làm thay đổi nhận
thức của người thầy trong thời đại 4.0. Trên nền tảng có sẵn trong vòng quay
của sự đam mê ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đó để tiếp tục phát
huy tính tích cực của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tôi đã tổ
chức sinh hoạt chuyên môn để đề ra một số biện pháp ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học ở tiểu học theo các bước :
Bước1. Lập kế hoạch:
Lập kế hoạch là một khâu quan trong trong quá trình hoạt động. Để có
được hiệu quả cao trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cần lập kế
hoạch rõ ràng cụ thể khoa học. Kế hoạch phải làm rõ được thực trạng của nhà
trường; mặt mạnh và mặt yếu, thời cơ và nguy cơ… Kế hoạch phải thể hiện
được thời gian thực hiện và thực hiện đến đâu trong từng khâu của kế hoạch có
sự kiểm tra đánh giá điều chỉnh kế hoạch. Qua kế hoạch nhà trường có thể định
rõ từng bước thực hiện hàng năm, hàng kỳ để tránh việc hình thức qua loa cụ
thể như sau:
Thành lập ban chỉ đạo gồm Hiệu trường, phó hiệu trường và giáo viên
giỏi về công nghệ thông tin.
Phân công nhiệm vụ, khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên.
Phân tích mặt mạnh mặt yếu, thời cơ và những nguy cơ tiềm tàng trong
việc triễn khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo viên.
Tham mưu với đ/c Hiệu trưởng nhà trường các bước thực hiện.
Tổ chức cử giáo viên có năng lực công nghệ thông tin tham gia tập huấn
và tập huấn lại cho toàn thể giáo viên về phần mềm dạy học violet và phần
mềm trình chiếu PowerPoint.
Xây dựng chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các
phân môn.
Nhân rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo viên.
Lập hồ sơ theo dõi kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
đối với từng giáo viên.
Thảo luận kết quả việc ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm từ đó rút
kinh nghiệm để tiếp tục triển khai nhân rộng cho các năm học sau.
Bước 2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa