dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 5

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 5

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học được xây dựng với
mục tiêu nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt
nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng
lực, định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và
những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Năm học 2020-
2021 là năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối
với lớp 1, tiếp đến triển khai ở lớp 2 và lớp 6 từ năm học 2021-2022. Vì vậy, với
học sinh lớp 5 – lớp học cuối cấp tiểu học, chuẩn bị tiếp cận với chương trình
giáo dục phổ thông 2018 đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới về nội dung và phương
pháp giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi chuyển lên lớp học
đầu cấp ở năm học tiếp theo. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đặc
biệt chú trọng đến quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh trong các môn
học. Đặc biệt với môn Khoa học, chương trình xác định: “Chương trình môn
Khoa học năm 2018 thiết kế nhằm tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh
vào quá trình học tập. Học sinh học khoa học tìm tòi, khám phá, qua quan sát,
thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm. Qua đó hình thành và phát triển ở
các em các phẩm chất và năng lực”.
Bên cạnh đó, ở tiểu học, đặc biệt là lớp 5 – giai đoạn mà nhu cầu nhận thức
và khám phá của các em rất phong phú trong tất cả các lĩnh vực thông qua học
tập các môn nói chung và môn Khoa học nói riêng. Mục tiêu chương trình môn
Khoa học năm 2018 nêu rõ “ Môn Khoa học góp phần hình thành và phát triển
ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; trì tò mò khoa học, hứng thú tìm hiểu
về thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân,
gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần
trách nhiệm với môi trường sống. Cùng với các môn học khác, môn Khoa học
cấp tiểu học bên cạnh việc góp phần giúp học sinh hình thành, phát triển các
năng lực chung, môn học đồng thời cũng góp phần hình thành và phát triển ở
học sinh năng lực Khoa học tự nhiên – là năng lực đặc thù của môn học. Năng
2
lực đăc thù của môn Khoa học gồm 3 thành phần năng lực: Nhận thức khoa học
tự nhiên; Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; Vận dụng kiến thức kĩ năng
đã học.”
Như vậy, có thể nói Khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường, có
ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Vì vậy, để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi giáo viên phải không ngừng tìm ra
những biện pháp nhằm đổi mới cách vận dụng các phương pháp dạy học sao cho
phù hợp với thực tế, khả năng nhận thức, kích thích hứng thú học tập của học
sinh.
Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hiện nay vẫn còn nhiều học sinh
chưa thực sự hứng thú với môn Khoa học. Đa số các em học môn Khoa học
thường tiếp thu một cách thụ động, chưa biết vận dụng kiến thức vào thực tế
cũng như chưa liên hệ được kiến thức thực tế vào bài học. Do đó, các em còn
ghi nhớ nội dung bài học một các máy móc.
Xuất phát từ thực tế và những lí do được trình bày ở trên tôi đưa sáng kiến:
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh
trong dạy học môn Khoa học lớp 5.” Hi vọng sẽ chia sẻ với các bạn đồng
nghiệp những cách thức, những kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học ở
tiểu học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Trên cơ sở đó góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học,
đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến.
1.1. Về phía giáo viên
Có thể thấy giáo viên Tiểu học đã ý thức được vai trò quan trọng của môn
Khoa học. Việc quan tâm, bồi dưỡng thay đổi phương pháp dạy học, tích cực
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học cũng đã góp phần làm cho cách
dạy của giáo viên và cách học của học sinh có phần khởi sắc hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, việc đổi mới phương pháp của giáo
viên chưa mang lại hiệu quả cao, các hình thức dạy học còn đơn điệu, sự đầu tư
3
vào bài giảng của giáo viên đôi lúc còn chưa thực sự tâm huyết, chưa tạo được
hứng thú cho học sinh hay nói cách khác là chưa làm sao để các em học sinh
thích thú khi học các tiết Khoa học. Hình thức tổ chức dạy học của giáo viên
chưa phong phú, hấp dẫn. Chính những điều trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ
đối với chất lượng dạy và học, đồng thời hạn chế việc phát triển trí tuệ của học
sinh khi học môn Khoa học.
1.2. Về phía học sinh
Lớp 5 là giai đoạn mà nhu cầu nhận thức và khám phá các kiến thức mới
thông qua việc học tập các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng của
học sinh phát triển vô cùng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy
khối 5, tôi nhận thấy các em học sinh đều được bố mẹ quan tâm và luôn tạo điều
kiện trong quá trình học tập. Đa số các em có trí thông minh nhanh nhạy, có óc
tưởng tượng phong phú đó là tiền đề cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở
tiểu học nói chung và bộ môn Khoa học nói riêng. Tuy nhiên, tư duy của một số
học sinh còn hạn chế, thiếu linh hoạt. Trình độ nhận thức của học sinh không
đồng đều, có em tiếp thu chậm, tiếp thu bài một cách máy móc, học bài một
cách thụ động, chưa tích cực tìm tòi giải quyết các vấn đề mà giáo viên đưa ra,
khi ngồi học trên lớp còn chưa tập trung, không hứng thú trong giờ Khoa học
nên dẫn đến tình trạng các em học sinh đó không nắm được kiến thức.
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
2.1. Giải pháp 1: Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy – học và tƣ liệu phục vụ
bài học.
Môn Khoa học là môn gắn liền với thực tiễn cuộc sống thì việc sử dụng vật
thật, tranh ảnh, mô hình,… vừa có tác dụng trực quan hóa các nội dung kiến
thức, vừa mang tính chất minh họa, vừa là nguồn cung cấp trí thức quan trọng
cho học sinh và giúp học sinh tham gia tích cực hơn trong giờ học. Bên cạnh đó,
với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi Tiểu học là tư duy trực quan hành động,
khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế nên đa số các em phải tư duy trên hình
ảnh, đồ dùng trực quan cụ thể thì mới có thể phát triển được năng lực tư duy và
trí tưởng tượng. Do đó, việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất cần thiết.
4
2.1.1 Giáo viên chủ động tìm hiểu, chuẩn bị đồ dùng, tƣ liệu dạy học.
Ngoài các đồ dùng được cấp phát, tôi luôn tích cực sưu tầm tư liệu và làm
đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy. Các đồ dùng, tư liệu giúp học sinh
hứng thú, từ đó giúp các em có động cơ học tập tốt hơn.
Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là Khoa học chúng ta cần luôn cập nhật
thông tin có liên quan đến nội dung bài dạy mà những thông tin đó đôi khi
không có trong sách giáo viên. Vì vậy, tôi đã tham khảo thông tin để tìm kiếm tư
liệu giảng dạy liên quan đến bài học ở một số trang web sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Địa chỉ/ Tên trang webNội dung
Youtube.comTrang video trình diễn nhiều phim khoa học
hay.
www.thegioidongvat.netGồm tin tức, các thước phim về các loài động vật.
MinuteEarthTrang video trình diễn hoạt cảnh nói về các vấn
đề liên quan đến Trái Đất.
BachKhoaTriThuc.vnTrang web tổng hợp kiến thức bách khoa.
Khoahoc.tvTrang web tổng hợp những kiến thức về khoa
học.
HowStuffWorksTrang web giúp tìm hiểu các câu trả lời cho
những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống và thế
giới tự nhiên.
gos.gov.vnTrang web của Tổng cục thống kê, cung cấp
các số liệu thống kê ở các lĩnh vực khác nhau.

Một số ví dụ về các tư liệu, đồ dùng dạy học tôi đã chuẩn bị:
Ví dụ 1: Bài Thực hành : Nói “Không!” đối với các chất gây nghiện,
ngoài những thông tin trong sách giáo khoa, giáo viên có thể cung cấp thêm cho
học sinh một số tư liệu, hình ảnh về tác hại của các chất gây nghiện:
5

– Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế
giới (WHO), khói thuốc lá chứa hàng nghìn
hóa chất, trong đó ít nhất là 60 chất gây ung
thư hay độc hại. Những người hút thuốc lá
có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần
người không hút. Mỗi năm, trên thế giới có
khoảng 7 triệu người chết do hút thuốc lá và
hơn 900.000 người chết do hít phải khói
thuốc lá. Đáng chú ý, tại Việt Nam mỗi năm
có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh
có liên quan đến thuốc lá.
– Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của
ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên
nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật. Sử
dụng rượu bia gây tổn thương đến nhiều cơ
quan của cơ thể như: Gây ung thư (gan,
khoang miệng, họng, thận,….); gây rối loạn
thần kinh (trầm cảm, rối loạn âu lo, giảm khả
năng tư duy); bệnh tim mạch (nhồi máu cơ
tim, đột quỵ); bệnh tiêu hóa (tổn thương gan,
xơ gan,…); suy giảm hệ miễn dịch,…. Trên
thế giới, mỗi năm rượu bia là nguyên nhân gây
tử vong cho hơn 3 triệu người.
– Ma túy là chất độc, chỉ cần dùng quá
liều sẽ dẫn đến tử vong. Tại Việt Nam, hằng
năm có hơn 1.600 người tử vong do sử dụng
ma túy.

6
Ví dụ 2: Bài: Sự sinh sản và nuôi con của chim
Trong sách giáo khoa chỉ với nội dung ngắn gọn và phần minh họa kiến
thức là một số bức tranh về sự sinh sản và nuôi con của chim. Do đó, tôi đã chủ
động tìm hiểu trên mạng internet ở các chương trình Thế giới động vật; học hỏi
cách cắt, ghép video, từ đó tạo ra các video giúp học sinh tìm hiểu về nội dung
bài học gồm các phần: Đời sống của chim; Đặc điểm sinh sản của chim; Quá
trình phát triển từ trứng đến trưởng thành của loài chim; Sự nuôi dưỡng và chăm
sóc con của chim; Thế giới của các loài chim.
Qua từng đoạn phim ngắn, tôi thấy học sinh vô cùng thích thú tìm hiểu nội
dung bài. Từ đó, học sinh có thể tự giải đáp các vấn đề mà các em thắc mắc:
Con chim non trong trứng làm sao ra được khỏi vỏ trứng? Mục đích làm tổ của
chim là gì? Những loài chim sử dụng nguyên liệu gì để làm tổ? Chim con mới
nở có đặc điểm gì?,…
Ví dụ 3: Bài Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
Trong bài học giới thiệu đến học sinh cách nuôi và dạy con của loài hổ và
hươu, vì vậy, tôi chuẩn bị các video về tập tính sống của loài hổ và hươu từ đó
giúp học sinh nắm được cách nuôi và dạy con của 2 loài vật này. Ngoài ra tôi
7
cũng tìm hiểu thêm các tư liệu, hình ảnh về cách nuôi và dạy con của một số loài
thú khác để giới thiệu cho học sinh, chẳng hạn:

– Sư tử là loài ăn thịt và sống theo
bầy đàn. Sư tử đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4
con. Sư tử con mới sinh chưa mở mắt
mắt chúng mở ra khoảng 7 ngày sau khi
sinh. Khi sư tử con được khoảng 6 tháng
tuổi, chúng sẽ được sư tử mẹ dạy cách
săn mồi.
– Voi thường sinh vào mùa xuân
và đẻ mỗi lứa một con. Voi con mới
sinh ra cân nặng khoảng 120kg. Sau khi
voi con ra đời, chúng được những con
voi khác ở bên để bảo vệ cho tới khi nó
đủ cứng cáp để có thể đi được. Voi con
bú sữa mẹ trong vòng 5 năm và voi đực
rời đàn khi đủ 13 tuổi.

Bên cạnh những nội dung trong chương trình hiện hành, bản thân tôi đã đọc
và nghiên cứu nội dung chương trình môn Khoa học lớp 5 của chương trình giáo
dục phổ thông 2018.
Ví dụ : Bài Vi khuẩn
Đây là nội dung mới được xây dựng của chương trình 2018, vì vậy, dựa
vào yêu cầu cần đạt của bài học là: Kể/ Nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn
gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh, tôi chủ động tìm
kiếm các tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học như:
– Thông tin cơ bản về vi khuẩn: Vi khuẩn là sinh vật đông đảo nhất trong
thể giới sinh vật. Vi khuẩn có kích thước vô cùng nhỏ bé, đa số chỉ có thể nhìn
thấy dưới kính hiển vi quang học. Đơn vị đo kích thước của vi khuẩn là
micromet (1µm=1/1000 mm). Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi: trong đất, nước,
suối nước nóng, chất thải,….Vi khuẩn có cấu trúc đơn giản và hình thái khác
8
nhau: hình cầu, hình que, hình xoắn,… Vi khuẩn có 2 loại : vi khuẩn có lợi và vi
khuẩn có hại.
– Vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại đối với con người:
Trong cơ thể người, một số vi khuẩn có lợi cùng chung sống và giữ vai trò
quan trọng. Ví dụ: vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của người giúp hấp thu các chất
dinh dưỡng. Chúng chuyển hóa thức ăn thành những dạng để cơ thể có thể sử
dụng được. Trong ngành thực phẩm người ta sử dụng vi khuẩn để chế biến nhiều
loại thực phẩm như: sữa chua, dưa muối; một số loại phô mai,…; vi khuẩn còn
được nghiên cứu trong bào chế thuốc kháng sinh chữa bệnh cho con người.
Có vi khuẩn gây hại cho con người do khả năng gây bệnh của chúng. Một
số loại vi khuẩn gây bệnh nghiêm trong ở người như: bệnh tả, bạch hầu, kiết lỵ,
dịch hạch, viêm phổi, lao, thương hàn,…
9
2.1.2 Khuyến khích học sinh cùng chuẩn bị đồ dùng học tập.
Có thể khẳng định rằng, việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập giúp giờ học
đạt hiệu quả cao. Không chỉ thế, việc chuẩn bị đồ dùng chu đáo còn giúp phát
huy tác dụng và hỗ trợ các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học. Ngoài sự
chuẩn bị đồ dùng dạy học từ phía giáo viên, tôi thường khuyến khích, động viên
các em học sinh lớp mình sưu tầm các đồ dùng liên quan đến bài học và các em
đã hưởng ứng rất tích cực. Để học sinh có thể chuẩn bị được các đồ dùng, tài
liệu liên quan đến bài học sau, tôi cho học sinh ghi vở dặn dò các yêu cầu liên
quan đến bài học từ tiết học trước. Dưới sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, đồ
dùng học tập mà các em sưu tầm cũng rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là
những bức tranh, ảnh mà các em tìm được trên internet, là những vật mẫu, vật
thật hoặc cũng có thể là những thông tin, tài liệu liên quan đến bài học,…
Dựa trên nội dung kiến thức và yêu cầu cần đạt của từng bài học, tôi đã
thống kê lại các đồ dùng học tập mà học sinh cần chuẩn bị ở các bài học và cho
học sinh ghi dặn dò trước mỗi bài học như sau:

BàiTên bàiNội dung dặn dò trƣớc bài học
1Sự sinh sảnChuẩn bị các bức ảnh về gia đình của
mình.
9-10Thực hành: Nói
“Không!” đối với các
chất gây nghiện
Tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu, hình ảnh
liên quan đến các chất gây nghiện (thuốc
lá, rượu bia, ma túy).
12Phòng bệnh sốt rétTìm hiểu, sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về
bệnh sốt rét.
13Phòng bệnh sốt xuất
huyết
Tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về
bệnh sốt xuất huyết.
14Phòng bệnh viêm nãoTìm hiểu, sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về
bệnh viêm não
15Phòng bệnh viêm gan ATìm hiểu, sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về
bệnh viêm gan A

10

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
16Phòng tránh HIV/AIDSTìm hiểu, sưu tầm những tư liệu, hình ảnh
liên quan đến HIV/AIDS.
20-21Ôn tập: Con người và sức
khỏe
Hãy vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh vận động
phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện
hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/AIDS,
hoặc tai nạn giao thông
22Tre, mây, songSưu tầm tranh ảnh, đồ vật làm từ tre, mây,
song.
23Sắt, gang, thépSưu tầm tranh ảnh, đồ vật làm từ sắt,
gang, thép.
24Đồng và hợp kim của
đồng
Chuẩn bị một đoạn dây đồng, sưu tầm
tranh ảnh hoặc đồ vật làm từ đồng và hợp
kim của đồng trong chính gia đình mình.
25NhômSưu tầm tranh ảnh hoặc đồ vật làm từ
nhôm trong chính gia đình mình.
26Đá vôiChuẩn bị một hòn đá vôi và một hòn đá
cuội
29Thủy tinhSưu tầm tranh ảnh hoặc các đồ vật được
làm từ thủy tinh
30Cao suSưu tầm tranh ảnh hoặc các đồ vật được
làm từ cao su
31Chất dẻoSưu tầm một số đồ dùng bằng nhựa.
36Hỗn hợpChuẩn bị theo nhóm các vật liệu gồm:
muối tinh, mì chính(bột ngọt), hạt tiêu (đã
xay nhỏ) để riêng và dụng cụ gồm: thìa
nhỏ, chén chỏ
37Dung dịchChuẩn bị theo nhóm các vật liệu gồm:
muối tinh hoặc đường để riêng, một chai
nước sôi để nguội và dụng cụ gồm: thìa

11

nhỏ, một cốc lớn và một vài cốc nhỏ.
41Năng lượng mặt trờiTìm hiểu, sưu tầm các tài liệu hoặc hình
ảnh về việc khai thác, sử dụng năng lượng
mặt trời.
42-43Sử dụng năng lượng chất
đốt
Tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh
về một số loại chất đốt và việc khai thác,
sử dụng năng lượng chất đốt trong đời
sống hằng ngày.
44Sử dụng năng lượng gió
và năng lượng nước chảy
Tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh
về việc khai thác, sử dụng các dạng năng
lượng gió và năng lượng nước chảy trong
đời sống sản xuất.
46-47Lắm mạch điện đơn giảnChuẩn bị theo nhóm các đồ dùng gồm: 1
hoặc 2 cục pin, 2-4 đoạn dây đồng có vỏ
bọc bằng nhựa bên ngoài, bóng đèn pin,
một số vật bằng kim loại(đồng, nhôm,
sắt,…) và một số vật bằng nhựa, cao su,
sứ,…
51Cơ quan sinh sản của
thực vật có hoa
Sưu tầm tranh ảnh về các loài hoa hoặc
các chuẩn bị các bông hoa thật.
52Sự sinh sản của thực vật
có hoa
Chuẩn bị các bông hoa thật.
53Cây con mọc lên từ hạtƯơm hạt đậu xanh, lạc,… vào bông ẩm
hoặc đất ẩm khoảng 3 – 4 ngày trước khi
có bài học và đem đến lớp.
54Cây con có thể mọc lên
từ một số bộ phận của
cây mẹ
Sưu tầm tranh ảnh, vật thật về một số cây
có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây
mẹ.
55Sự sinh sản của động vậtTìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh

12

về sự sinh sản của động vật.
56Sự sinh sản của côn trùngTìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh
về sự sinh sản của côn trùng.
57Sự sinh sản của ếchTìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh
về sự sinh sản của ếch.
58Sự sinh sản và nuôi con
của chim
Tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh
về sự sinh sản và nuôi con của chim.
59Sự sinh sản của thúTìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh
về sự sinh sản của môt số loài thú.
60Sự nuôi và dạy con của
một số loài thú
Tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh
về sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
63Tài nguyên thiên nhiênTìm hiểu, sưu tầm các tài liệu về một số
tài nguyên thiên nhiên có ở địa phương.
65Tác động của con người
đến môi trường rừng
Tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh
về tác động của con người đến môi
trường rừng.
66Tác động của con người
đến môi trường đất
Tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh
về tác động của con người đến môi
trường đất
67Tác động của con người
đến môi trường không
khí và nước
Tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, hình ảnh
về tác động của con người đến môi
trường không khí và nước.

Khi dạy học môn Khoa học, qua việc hướng dẫn học sinh sưu tầm, chuẩn bị
các đồ dùng học tập, tôi thấy học sinh có ý thức, trách nhiệm hơn với việc học
tập của mình. Sau bài học, tất cả các tài liệu mà các em sưu tầm này được chính
tay các em treo cẩn thận vào góc học tập của lớp. Học sinh nào cũng thích thú vì
tư liệu mình sưu tầm được trưng bày tại lớp, được chia sẻ với các bạn trong lớp
những thông tin mới lạ, bổ ích. Chính những góc học tập này tạo điều kiện để
13
các em chủ động tìm tòi tư liệu, thông tin, các em được trình bày, biểu diễn
những kết quả học tập. Như vậy việc học tập không đơn giản là việc đọc chép
hay thuyết trình, phỏng vấn đơn thuần mà có học, có nghiên cứu giải quyết vấn
đề, có trình bày những kiến thức mà mình nghiên cứu được.
2.2. Giải pháp 2: Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học
sinh trong quá trình dạy học.
Trong chương trình 2018 chú trọng tới tổ chức các hoạt động dạy học giúp
học sinh phát hiện kiến thức mới và tiếp thu các tri thức thông qua tìm tòi, khám
phá thế giới tự nhiên, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, qua tìm kiếm, thu
thập và xử lí các nguồn thông tin, qua hợp tác và trao đổi với bạn,… Điểm mới
về yêu cầu cần đạt của chương trình 2018 mà chương trình 2006 còn thiếu chính
là yêu cầu về năng lực chưa có tính hệ thống, chủ đích; yêu cầu về các kĩ năng
tiến trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy, dạy học trải nghiệm là một trong những
giải pháp có thể thực hiện được yêu cầu đổi mới đó.
2.2.1. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm với nhiều hình thức phong
phú trong các tiết học.
2.2.1.1. Tổ chức trò chơi.
Để tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, hứng
thú và chủ động hơn, tôi thường tổ chức các hoạt động học dưới dạng trò chơi
cho các em. Để tiến hành tổ chức trò chơi ta có thể thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị
1. Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với học sinh
trong lớp.
2. Đặt tên trò chơi phù hợp, tạo được hứng thú với học sinh. Đồng thời giáo
viên cần tìm hiểu kĩ luật chơi và ước lượng khoảng thời gian tiến hành trò chơi.
3. Chuẩn bị đồ dùng dụng cụ cần thiết cho trò chơi.
Tiến hành
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này gồm những việc làm sau:
– Tổ chức người tham gia chơi: số người tham gia, số đội tham gia (mấy
14
đội), quản trò, trọng tài.
– Nêu cách chơi: từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời
gian chơi, những điều người chơi không được làm.
– Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, các giải của cuộc chơi (nếu
có).
Bước 3: Thực hiện trò chơi
– Học sinh tham gia trò trên tinh thần thoải mái, sẵn sàng tham gia.
– Giáo viên là người quan sát, giúp đỡ những khó khăn cho học sinh trong
quá trình học sinh tham gia vào trò chơi. Đồng thời giáo viên phải là người quản
lý học sinh của mình trong quá trình chơi để trò chơi được diễn ra thuận lợi và
đạt kết quả như mong muốn.
Bước 4: Kết thúc
Nhận xét sau trò chơi. Bước này gồm những việc làm sau:
– Giáo viên hoặc học sinh đóng vai trò là trọng tài nhận xét về thái độ tham
gia của từng đội.
– Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng
cho đội đoạt giải (nếu có).
– Khi kết thúc trò chơi, một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học
mà trò chơi đã thể hiện.
Trong môn khoa học lớp 5 trò chơi thường đựơc sử dụng để khám phá,
hình thành kiến thức mới và củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức.
Sau đây là một số trò chơi tôi đã thiết kế và tổ chức cho học sinh tham gia
chơi trong quá trình dạy học:
* Trò chơi 1: “Mảnh ghép Puzzle”
Trò chơi này có thể sử dụng dùng để giúp HS khám phá, hình thành kiến
thức mới hoặc cũng có thể để củng cố lại kiến thức đã học.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những tấm bìa có ghi câu hỏi và những tấm
bìa có ghi câu trả lời tương ứng.
* Cách chơi: GV chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội khoảng từ 4-6 người
(tùy thuộc vào số lượng mảnh ghép). Các đội chơi nhận tấm bìa của nhóm mình,
15
sau đó nhanh chóng đọc các thông tin trên mỗi tấm bìa thảo luận và ghép chúng
lại với nhau sao cho phù hợp. Đội nào ghép đúng nhất và nhanh nhất là đội
chiến thắng.
Ví dụ: Bài Phòng bệnh viêm não
Tôi giới thiệu: Viêm não là một bệnh hết sức nguy hiểm. Nguyên nhân gây
ra bệnh là gì? Lứa tuổi nào hay mắc bệnh? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Các
em hãy cùng nhau trả lời các câu hỏi này qua trò chơi “Mảnh ghép Puzzle”.
Tôi chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội gồm 4 thành viên, các đội sẽ cử
đội trưởng cho đội mình. Tôi nêu luật chơi: “ Các em hãy cùng đọc các thông tin
trong mỗi tấm thẻ đã được phát, cùng nhau bàn bạc trong đội để chọn câu trả lời
tương ứng với từng câu hỏi. Sau khi cả đội thống nhất, đội trưởng sẽ gắn đáp án
với câu hỏi vào bảng phụ. Sau 5 phút, đội nào có đáp án gắn lên bảng lớp nhanh
nhất và đúng nhất là đội thắng cuộc, đội thắng cuộc sẽ nhận được một phần
thưởng xứng đáng”.
Sau khi học sinh hiểu được cách chơi, tôi tiến hành cho học sinh chơi.
Khi đã tìm ra đội chiến thắng, tôi yêu cầu học sinh trả lời thêm một số
câu hỏi:
+ Vì sao từ trẻ em 3-5 tuổi hay mắc bệnh viêm não?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
+ Em rút ra được những kiến thức gì qua trò chơi này?
16
Với cách tiến hành như trên, qua trò chơi này, các em sẽ chủ động tìm tòi
và phát hiện kiến thức mới cho bài học, hình thành kiến thức cho bản thân.
Không chỉ áp dụng ở bài học này, trò chơi “Mảnh ghép Puzzle” còn được dùng
trong rất nhiều bài học khác như: bài Nam và nữ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy
thì; Dùng thuốc an toàn,……
* Trò chơi 2: “Bức tranh bí ẩn”
Trò chơi này có thể áp dụng để giúp học sinh khám phá kiến thức mới hoặc
củng cố lại kiến thức trong bài học.
*Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một bức tranh liên quan đến nội dung bài
học để làm chìa khóa được giấu kín dưới các miếng ghép tương ứng với số câu
hỏi (tùy chọn số lượng miếng ghép).
*Cách chơi: Với trò chơi này, tôi chia đội để chơi, các đội sẽ lần lượt lựa
chọn miếng ghép và trả lời câu hỏi dưới mỗi miếng ghép. Trả lời đúng 1 miếng
ghép sẽ được 10 điểm, tìm được bức tranh sẽ được 50 điểm. Nếu trả lời sai, các
đội khác có quyền trả lời và nhận được số điểm tương ứng. Trả lời đúng mỗi
miếng ghép, bức tranh sẽ được mở ra một phần tương ứng với vị trí của miếng
ghép đó. Kết thúc phần chơi, đội nào có tổng điểm lớn hơn sẽ thắng.
Ví dụ: Bài Năng lượng mặt trời
Tôi chuẩn bị một bức tranh minh họa năng lượng mặt trời. Chia tranh thành
6 miếng ghép. Các từ khóa để mở từng miếng ghép là: chiếu sáng; sưởi ấm;
phơi khô; phát điện; quang hợp;thời tiết.
Sau khi mở được các miếng ghép, tôi hỏi: “Bức tranh minh họa gì? Hãy
nêu hiểu biết của em về bức tranh đó, liên hệ với các từ khóa đã mở tranh”. Như
vậy, HS sẽ nêu được tác dụng của năng lượng mặt trời là để chiếu sáng, sưởi ấm,
phơi khô, phát điện, giúp cây quang hợp và tạo ra các hiện tượng thời tiết như:
nắng, mưa, gió, bão,…
17
Trò chơi này giáo viên có thể thiết kế thủ công trên giấy bìa mà không cần
hỗ trợ của máy tính. Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò
chơi, tôi nhận thấy rõ sự tiện lợi bởi hình ảnh rõ ràng, màu sắc nổi bật, hiệu ứng
đẹp, thu hút được học sinh, câu hỏi, đáp án được trình chiếu rõ ràng nên học
sinh dễ quan sát hơn hẳn so với việc thiết kế trên bìa cứng.
Tôi còn sử dụng trò chơi này ở một số bài học như: Sử dụng năng lượng
gió và năng lượng nước chảy; Sử dụng năng lượng điện;…
* Trò chơi 3: “ Ô chữ diệu kì ”
Trò chơi Ô chữ diệu kì là một trong những trò chơi thú vị, vừa tạo hứng thú
cho học sinh vừa giúp học sinh củng cố lại các kiến thức của bài học. Nhờ có sự
giúp đỡ của các ứng dụng công nghệ thông tin cũng như việc đã thành thạo các
công cụ thiết kế bài giảng, tôi đã tạo ra nhiều ô chữ được thiết kế sinh động trên
máy tính.
* Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế ô chữ trên phần mềm PowerPoint cùng hệ
thống câu hỏi tương ứng với ô chữ.
* Cách chơi: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (có thể mỗi nhóm từ 4-5 học
sinh). Đội trưởng của các nhóm sẽ lần lượt lựa chọn ô chữ hàng ngang. Sau khi
nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra câu trả lời thì rung
18
chuông xin trả lời trước. Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng đội ghi được 5
điểm. Ô chữ hàng dọc trả lời đúng đội ghi được 20 điểm. Nếu giải sai đội đó
không ghi được điểm. Các đội đều có quyền đặt bông hoa hi vọng ở mỗi lần
trước khi giải ô chữ hàng ngang để nếu trả lời đúng thì được tăng gấp đôi số
điểm của mình. Kết thúc trò chơi, đội nào giành được nhiều điểm hơn đội đó sẽ
chiến thắng.
Ví dụ: Bài Ôn tập Con người và sức khỏe
Tôi chuẩn bị một ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang
Các câu hỏi tìm ra ô chữ như sau:
1. Bệnh nào do một loại kí sinh trùng gây ra và bị lây truyền do muỗi
a-nô-phen?
2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “ Để phòng bệnh còi xương,
chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại …… chứa nhiều can-xi và vi- ta-min D.
3. Đây là biện pháp để tránh muỗi đốt.
4. Con gái khi bước vào tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển
và xuất hiện điều gì?
5. Khi mắc bệnh chúng ta thường đi khám ở đâu.
6. Bệnh gì do một loại vi-rút có trong máu của gia súc, động vật hoang dã
gây ra và bị lây truyền do muỗi đốt.
7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “ Ai cũng có thể mắc bệnh viêm
não nhưng nhiều nhất là ……….từ 3 đến 15 tuổi vì sức đề kháng yếu.”
Hay ở bài Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, tôi thiết kế ô
chữ và câu hỏi như sau:
19
1. Tính chất của đất đã bị xói mòn.
2. Đây là tên của một loại tài nguyên thiên nhiên bao bọc xung quanh Trái Đất.
3. Đồi cây đã bị đốn hoặc đốt trụi gọi là gì?
4. Của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên mà con người sử dụng là gì?
5. Tên của một loài bọ chuyên ăn các loại rệp cây.
6. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Nếu con người có ý thức bảo vệ
và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí thì môi trường
sẽ…………….tốt đến đời sống của con người.”
7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “……………không thể tồn tại tách
rời môi trường.”
8. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Nếu không có ý thức sử dụng tiết
kiệm thì nhiều tài nguyên thiên nhiên sẽ bị…………..”
9. Đây là môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm;
nếu bị tàn phá sẽ làm khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
Qua trò chơi, học sinh vừa được thể hiện trí tuệ, kiến thức cũng như khả
năng tư duy liên kết các ô chữ của các em.
* Trò chơi 4: “ Rung chuông vàng”
20
Trò chơi này được mô phỏng theo chương trình Rung chuông vàng. Với trò
chơi này, giáo viên có thể áp dụng vào các giờ học giúp học sinh ôn tập các kiến
thức đã học hoặc củng cố lại kiến thức cuối bài.
* Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị 6 đến 10 câu hỏi (số lượng tùy ý) có thể
theo các cấp độ khó dần. Mỗi học sinh chuẩn bị một bảng con, phấn, khăn lau.
* Cách chơi: Tổ chức cho cả lớp chơi theo hình thức cá nhân. Giáo viên lần
lượt chiếu các câu hỏi lên màn hình máy chiếu. Học sinh đọc câu hỏi, suy nghĩ
và ghi đáp án của mình vào bảng. Sau khi có tín hiệu, học sinh sẽ giơ câu trả lời
của mình lên. Nếu trả lời đúng, học sinh được quyền tham gia trả lời tiếp các câu
hỏi sau, trả lời sai học sinh tạm dừng cuộc chơi. Trong trường hợp chưa đến câu
trả lời cuối cùng mà tất cả học sinh đã bị loại, giáo viên có thể tổ chức cứu trợ
cho học sinh bằng một số câu hỏi phụ hoặc chơi một trò chơi phụ để có thể giúp
học sinh quay trở lại chơi tiếp. Người chiến thắng là người trả lời được đến câu
hỏi cuối cùng và sẽ là người được rung chiếc chuông vàng.
Ví dụ : Bài Sự sinh sản của động vật
Để củng cố lại kiến thức của bài học, tôi tổ chức cho các em tham gia trò
chơi Rung chuông vàng. Các câu hỏi tôi đã chuẩn bị và thiết kế trên phần mềm
PowerPoint như sau:
Câu 1: Đa số các loài vật chia thành mấy giống? (Hai giống)
Câu 2: Tinh trùng hoặc trứng của động vật được tạo ra từ cơ quan nào? (Cơ
quan sinh dục)
Câu 3: Điền từ còn thiếu thích hợp vào chỗ trống:
Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành………gọi là ………….
(hợp tử – sự thụ tinh)
Câu 4: Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành gì? (Cơ thể mới)
Câu 5: Động vật có những hình thức sinh sản nào? (Đẻ trứng hoặc đẻ con)
Câu 6: Con cá heo đẻ trứng hay đẻ con? (Đẻ con)
21
Trò chơi này được học sinh lớp tôi rất thích thú bởi các em như được trải
nghiệm cảm giác thật như đang dự thi Rung chuông vàng. Tôi còn áp dụng trò
chơi này ở rất nhiều bài học như: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế
nào?; Vệ sinh ở tuổi dậy thì; Sự sinh sản của thực vật có hoa; Sự sinh sản của
côn trùng; Sự sinh sản của ếch;…
* Trò chơi 5: “Tấm thẻ Plicker”.
Với trò chơi này, GV viên có thể áp dụng để giúp học sinh củng cố lại kiến
thức cuối mỗi bài học hoặc của cả một chương học.
* Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị 3 đến 5 câu hỏi (số lượng tùy ý) theo
hình thức trắc nghiệm lựa chọn đáp án trên phần mềm Plicker. Mỗi học sinh
được phát một tấm thẻ Plicker tương tứng với số thứ tự của học sinh đó trong
danh sách đã được tạo sẵn trên phần mềm.
22
Tấm thẻ Pliker
* Cách chơi: Tổ chức cho cả lớp chơi theo hình thức cá nhân. Giáo viên lần
lượt chiếu các câu hỏi lên màn hình máy chiếu thông qua phần mềm Plicker.
Học sinh lựa chọn đáp án bằng cách giơ tấm thẻ lên theo đúng chiều của đáp án
đã lựa chọn. Sau đó giáo viên dùng điện thoại thông minh đã được kết nối sẵn
với phần mềm Plicker để quét toàn bộ đáp án của học sinh. Mọi đáp án học sinh
đã chọn sẽ được hiện thị ngay trên màn hình máy chiếu. Người thắng cuộc là
người trả lời được đúng nhiều nhất các câu hỏi.
Ưu điểm của trò chơi này là được thiết kế thông qua phần mềm Plicker nên
chúng ta có thể nắm bắt được chính xác toàn bộ đáp án mà học sinh đã lựa chọn.
Phần mền này có bảng thống kê theo từng học sinh xem câu nào trả lời đúng,
câu nào sai và tính toán số % điểm đạt được của mỗi học sinh. Ngoài bảng tổng
hợp theo thứ tự danh sách lớp còn có bảng kết quả xếp thứ tự từ cao đến thấp.
Dựa vào bảng thứ tự này, giáo viên có thể xác định được ai là người thắng cuộc
trong trò chơi.
Ví dụ: Bài Ôn tập: Vật chất và năng lượng
Để củng cố lại kiến thức của chương học: Vật chất và năng lượng, tôi tổ
chức cho các em tham gia trò chơi Tấm thẻ Plicker. Các câu hỏi tôi đã chuẩn bị
và thiết kế trên phần mềm Plicker như sau:
Câu 1: Đồng có tính chất gì?
A. Cứng, có tính đàn hồi
A
D 1
1
1
1
23
B. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ
C. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn
điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
D. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và
dẫn nhiệt tốt.
Câu 2: Thủy tinh có tính chất gì?
A. Cứng, có tính đàn hồi.
B. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
C. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ; dẫn
điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
D. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và
dẫn nhiệt tốt.
Câu 3: Nhôm có tính chất gì?
A. Cứng, có tính đàn hồi.
B. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
C. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợ

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *