dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Phát triển năng lực phân tích và đánh giá thẩm mỹ trong môn mĩ thuật lớp 5

SKKN Phát triển năng lực phân tích và đánh giá thẩm mỹ trong môn mĩ thuật lớp 5

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận:
Trong cuộc sống của chúng ta, cái đẹp luôn tồn tại và là nhu cầu rất tự nhiên
của con người. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật (thuộc lĩnh
vực giáo dục nghệ thuật) hình thành, phát triển cho học sinh năng lực thẩm mĩ,
đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát
triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý
thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của
thời đại. Học Mĩ thuật sẽ giúp học sinh biết cảm thụ cái đẹp và biết làm ra cái đẹp
thông qua các hoạt động trải nghiệm để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có
ở các em, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của riêng mình trong cuộc sống hàng
ngày.
2. Cơ sở t c t n
Trong những năm gần đây, dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển
năng lực được áp dụng vào giảng dạy ở trường Tiểu học đã chứng tỏ tính ưu việt
và hiệu quả, phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy – học Mĩ thuật tiểu
học ở Việt Nam hiện nay.
Năm học 2020 – 2021 là năm học thứ sáu tiếp tục thực hiện dạy học Mĩ thuật
theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Những quy trình mĩ thuật theo
phương pháp mới đều hướng tới mục tiêu: lấy học sinh làm trung tâm; kích thích
sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, phát triển phẩm chất, năng
lực người học. Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông 2018 tôi thấy: Mục
tiêu môn Mĩ thuật cấp Tiểu học là giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển
năng lực mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí
tưởng tượng về thế giới xung quanh, từ đó hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác,
giải quyết vấn đề và sáng tạo; bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp
của sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp
phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách
nhiệm. Bên cạnh yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung thì
chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực đặc thù
với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ,
phân tích và đánh giá thẩm mĩ. Trong đó năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ là
một phần quan trọng trong việc phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có của học sinh.
Thông qua hoạt động này, các em phát huy được khả năng tư duy sáng tạo độc lập
theo cách nhìn, cách nghĩ bằng cảm xúc riêng của mình về đường nét, hình mảng,
cách sắp xếp hình ảnh và màu sắc trong không gian. Có được năng lực phân tích
đánh giá thẩm mĩ tốt học sinh sẽ dễ dàng nhận ra cái đẹp ở xung quanh.
2
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy khả năng tương tác, sự chia sẻ, đánh giá
sản phẩm học tập của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng tới sự hình thành các năng
lực, phẩm chất của người học. Để khắc phục tình trạng đó và nâng cao chất lượng
môn học, tôi đã thực hiện biện pháp: “Phát triển năng lực phân tích và đánh giá
thẩm mĩ cho học sinh lớp 5”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giả p áp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Th c trạng công tác dạy và học môn Mĩ t uật
Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Giao Thủy, từ
ngày 01/10/2015, trường Tiểu học Giao Thanh tiến hành triển khai dạy học Mĩ
thuật theo phương pháp Đan Mạch (Công văn 386/PGD&ĐT-TH). Năm học này,
khối lớp 1 thực hiện dạy Mĩ thuật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, các
khối 2, 3, 4 ,5 tiếp tục thực hiện theo phương pháp Đan Mạch. Phương pháp dạy
học phát huy khả năng sáng tạo cao của học sinh, tiết học thoải mái, sinh động hơn,
tạo cơ hội cho học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Với
phương pháp dạy học phát triển năng lực, học sinh có hứng thú học tập tốt, mong
chờ đến tiết học Mĩ Thuật để được tự do sáng tạo, khám phá những điều mới mẻ.
Đối với những em học sinh chưa yêu thích môn Mĩ thuật, chưa tích cực trong các
hoạt động sẽ có hứng thú hơn. Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả
năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn học
khác được nâng cao. Không những thế nó còn mang lại niềm vui, sự sáng tạo, lòng
đam mê trong từng sản phẩm do chính tay các em và bạn làm ra.
1.2. Khảo sát năng l c học sinh
Tiến hành khảo sát mức độ hình thành ba năng lực đặc thù môn Mĩ Thuật
của học sinh khối 5 cuối năm học 2018-2019. Kết quả như sau:

Nội dung khảo sátTổng số học
sinh Khối 5
TốtĐạtCần cố gắng
SL%SL%SL%SL%
Năng lực quan sát và
nhận thức thẩm mĩ
901003033,36066,700
Năng lực sáng tạo và
ứng dụng thẩm mĩ
901002831,16268,900
Năng lực phân tích
và đánh giá thẩm mĩ
901001516,7728033,3

Kết quả khảo sát năng lực đặc thù môn Mĩ thuật cuối năm học 2018-2019
3
* Ưu đ ểm:
Bảng khảo sát trên cho thấy ưu điểm là: năng lực quan sát và nhận thức thẩm
mĩ; năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ có 100% số học sinh được đánh giá ở
mức Tốt và Đạt. Các em đều hiểu về các yếu tố tạo hình và biết tạo ra được sản
phẩm đẹp.
* Hạn c ế
Bảng khảo sát trên cho thấy trong 3 năng lực đặc thù của môn Mĩ thuật thì
năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ tỉ lệ học sinh đạt mức tốt còn thấp, chỉ
chiếm 16,7%, vẫn còn có học sinh chưa hoàn thành.
* Nguyên nhân ạn c ế:
– Về học sinh: chưa xác định được nội dung đánh giá sản phẩm; chưa biết tự
đánh giá sản phẩm của mình. Các em có thể biết thể hiện ý tưởng, chủ đề của mình
qua sản phẩm bằng ngôn ngữ hội họa nhưng do năng lực ngôn ngữ còn hạn chế, kỹ
năng thuyết trình chưa tốt nên còn lúng túng trong việc chia sẻ với bạn, nhóm bạn
hoặc chưa nêu được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản; chưa mô
tả được một số yếu tố, dấu hiệu của nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, màu sắc, bố
cục, nội dung tranh, … Các em chỉ biết đánh giá bài của bạn đẹp hoặc chưa đẹp mà
chưa biết được đẹp như thế nào, màu sắc, đường nét, cách sắp xếp có cân đối hợp
lý không? Hoặc chưa đẹp vì sao? Nhiều em nhút nhát, tự ti ngại phân tích, đánh
giá. Bên cạnh đó, học sinh lớp 5 trường tôi sống ở vùng nông thôn, ít được tiếp cận
với triển lãm hội họa. Các em ít được tham gia trải nghiệm, chưa được quan sát vẻ
đẹp thực tế của các tác phẩm hội họa nổi tiếng, sản phẩm thực của các nghệ nhân,
nghệ sĩ điều đó cũng ảnh hưởng đến việc hình thành năng lực phân tích và đánh giá
thẩm mĩ.
– Về phía giáo viên: giai đoạn đầu, giáo viên tập trung việc hình thành năng
lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ. Giáo viên chưa
phân bố được thời gian hợp lý giữa các hoạt động, còn chú ý nhiều đến việc hướng
dẫn học sinh cách tạo ra và thực hành làm sản phẩm, thời gian dành cho hoạt động
trưng bày và giới thiệu sản phẩm còn ít, do đó chưa phát triển năng lực phân tích
và đánh giá thẩm mĩ cho học sinh. Giáo viên chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh
giá cho từng chủ đề, bài học; chưa tạo động lực và cơ hội để học sinh tự đánh giá
sản phẩm của mình, đánh giá sản phẩm của bạn, nhóm bạn. Giáo viên chưa rèn kĩ
năng chia sẻ về ý tưởng sản phẩm cũng như kĩ năng thuyết trình về sản phẩm của
cá nhân, sản phẩm của nhóm.
– Về phía nhà trường: chưa có nhiều những buổi giao lưu để cho học sinh tự
lên diễn đàn tự nói chuyện, tự thuyết minh, thuyết trình, chưa tạo nhiều cơ hội cho
học sinh đi trải nghiệm tham quan thực tế.
4
– Về phía phụ huynh: nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến các môn văn hóa,
chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục nghệ thuật nói chung, mĩ thuật nói
riêng trong thực tiễn cuộc sống. Họ cho rằng đây là môn phụ, không cần thiết nên
chưa tham gia đánh giá sản phẩm cùng con, chưa phối hợp với giáo viên để hình
thành năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ cho các em.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Tên giải pháp: “Phát triển năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ
trong môn Mĩ thuật lớp 5”.
2.2. Mục đíc , ý ng ĩa, s cần t ết của g ả p áp
2.2.1. Mục đích:
– Về phân tích thẩm mĩ: Giúp học sinh:
+ Biết chia sẻ, cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản.
+ Biết tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
+ Mô tả được một số yếu tố, dấu hiệu của nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác
phẩm mĩ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn.
– Về đánh giá thẩm mĩ: Giúp học sinh bước đầu:
+ Đánh giá được đối tượng thẩm mĩ thông qua một số yếu tố tạo hình.
+ Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối
tượng thẩm mĩ.
2.2.2. Ý nghĩa:
Phát triển năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ cho học sinh lớp 5 có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển năng lực của người học theo mục tiêu
môn Mĩ thuật chương trình giáo dục phổ thông mới.
2.2.3. Sự cần thiết của biện pháp trong công tác giảng dạy môn Mĩ thuật:
Năm học 2021 – 2022, học sinh lớp 6 sẽ học theo CT GDPT 2018. Do đó,
chúng ta cần chuẩn bị tâm thế và phẩm chất, năng lực cần thiết khác để học sinh
lớp 5 sẽ được làm quen và đáp ứng được chuẩn đầu vào của lớp 6 theo CT GDPT
2018. Để chất lượng đầu ra của lớp 5 phù hợp với chương trình lớp 6 CT GDPT
2018 thì biện pháp phát triển năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ là trong môn
mĩ thuật lớp 5 là vô cùng cần thiết thể hiện tính kết nối phù hợp, “đi trước đón
đầu” hiệu quả.
2.3. Nội dung giải pháp:
2.3.1. Giải pháp 1: Rèn kĩ năng xác định nội dung đánh giá cho học sinh.
5
2.3.1.1. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định nội dung đánh giá (các yếu tố và
nguyên lí tạo hình).
2.3.1.2. Cách tiến hành:
– Hướng dẫn học sinh nắm chắc cách đánh giá sản phẩm mĩ thuật bằng cách
vẽ sơ đồ theo sở thích, dán ở góc học tập, ở nhà, ở lớp để học sinh nhớ, sử dụng
trong tất cả các tiết trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Nội dung sơ đồ thể hiện được:
Hình ảnh (Đa dạng, phong phú…; Đường nét, hình khối..; Phù hợp chủ đề…)
Bố cục (cách sắp xếp hình mảng, tạo ra sự tương quan, hòa hợp cả về màu
sắc, nhịp điệu và sự cân bằng, nhấn mạnh trọng tâm của sản phẩm).
Màu sắc (tương quan đậm nhạt, cách tô màu).
2.3.2. Giải pháp 2: Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá sản phẩm:
2.3.2.1. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được phương pháp đánh giá, có kỹ năng tự đánh giá về
sản phẩm của mình, biết nhận xét cách thể hiện các yếu tố, nguyên lý tạo hình trên
sản phẩm của bạn, nhóm bạn.
2.3.2.2. Cách tiến hành:
* Rèn kĩ năng t đán g á
– Giáo viên dựa vào mục tiêu và yêu cầu cần đạt của mỗi chủ đề, lập bản
“hợp đồng học tập môn Mĩ thuật”, phát cho tất cả học sinh ngay từ đầu tiết học.
– Học sinh tự đánh giá, ghi dấu x vào ô tương ứng trong bản hợp đồng sau
khi hoàn thành sản phẩm.
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP MÔN MĨ THUẬT
HS:……………………………………………… Lớp: ……………………………
Thời gian: tiết học……., ngày………. tháng………………. năm ……………………………………..

Nhiệm vụ bắt buộc
Nội dungTự đánh giá sau khi hoàn thành nhiệm vụ bằng các
đánh dấu (x) vào ô tương ứng
GV
đánh
giá
Sự
hỗ
trợ
Cùng bạn
để hoàn
thành
Vượt thời
gian cho
nhiệm vụ
Hứng thú
với nhiệm
vụ
Hoàn
thành tốt
nhiệm vụ
Theo mục tiêu và yêu
cầu cần đạt của mỗi
chủ đề.

6

Nhiệm vụ t chọn
1. Bố cục … (tiêu chí
giáo viên đưa ra phù
hợp với từng chủ đề)
2. Màu sắc ….. (tiêu
chí giáo viên đưa ra
phù hợp với từng chủ
đề)
3. Đường nét…(tiêu
chí giáo viên đưa ra
phù hợp với từng chủ
đề)

* Rèn kĩ năng c a sẻ ý tưởng về sản p ẩm.
– Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh chia sẻ nhóm đôi,
nhóm bốn, chia sẻ trước lớp:
+ Đây là sản phẩm của mình, mình đã dùng chất liệu … để tạo ra nó.
+ Với chủ đề …, mình chọn hình ảnh chính của sản phẩm là….
+ Để sản phẩm đẹp, mình thêm hình ảnh phụ là …
+ Mình đã dùng màu … để vẽ các chi tiết.
+ Bạn thấy sản phẩm của mình như thế nào?
+ Theo bạn mình cần làm gì để sản phẩm của mình đẹp hơn?
– Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chia sẻ về sản phẩm của mình với người
thân, mọi người xung quanh.
– Phối hợp với phụ huynh học sinh, phụ huynh sẽ đồng hành cùng nhà
trường trong việc đánh giá sản phẩm của con mình: Những học sinh chưa làm xong
sản phẩm ở lớp giáo viên cho các em về nhà hoàn thiện tự đánh giá vào phiếu đánh
giá ở nhà. Giờ học sau, báo cáo với trưởng ban học tập.
– Giáo viên động viên kịp thời khi học sinh mạnh dạn chia sẻ bằng nhiều
hình thức khác nhau như tặng sao hoặc những bông hoa…
* Rèn kĩ năng t uyết trìn
– Hướng dẫn học xác định nội dung thuyết trình bằng hệ thống câu hỏi gợi ý:
+ Nội dung chủ đề là gì?
+ Nhóm em đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện sản phẩm?
+ Sản phẩm của nhóm em có những hình ảnh gì?
+ Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
+ Nhóm em đã sắp xếp như thế nào để thể hiện nội dung chủ đề?
+ Thông điệp mà nhóm muốn truyền đạt là gì?
7
– Học sinh chia sẻ nhóm đôi, nhóm lớn về nội dung thuyết trình
– Rèn luyện phong thái tự tin, thái độ biểu cảm: Giáo viên yêu cầu học sinh
tập thuyết trình nhóm đôi, nhóm lớn. Giáo viên động viên, khuyến khích, hướng
dẫn các em thể hiện ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói khi thuyết trình.
– Thường xuyên gọi những học sinh rụt rè, nhút nhát lên thuyết trình để các
em quen dần.
2.3.3. Giải pháp 3: Tạo động lực và cơ hội đánh giá cho học sinh.
2.3.3.1. Mục tiêu:
– Giúp học sinh có thái độ đúng đắn khi tham gia phân tích đánh giá sản
phẩm để tạo hứng thú cho cho các em.
– Giúp giáo viên phân bố thời gian hợp lý; tổ chức đa dạng các hình thức
trưng bày để học sinh thường xuyên được tham gia phân tích, đánh giá sản phẩm.
– Tạo cơ hội cho học sinh được tham gia phân tích đánh giá thẩm mĩ thông
qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường.
2.3.3.2. Cách thực hiện:
* Tạo động l c và hứng thú k trưng bày và g ới thiệu sản phẩm
– Đối với học sinh:
+ Đề cao thành quả lao động sáng tạo của bạn. Tìm ra ưu điểm trong sản
phẩm của cá nhân bạn, nhóm bạn để bày tỏ sự thích thú.
+ Không chê bai hoặc so sánh sản phẩm của cá nhân này với sản phẩm cá
nhân khác; sản phẩm nhóm này với sản phẩm nhóm khác.
+ Chia sẻ ý tưởng góp ý của mình để sản phẩm đẹp hơn, khi đánh giá nên
dùng từ ngữ có tính động viên thúc đẩy bạn cố gắng.
+ Thể hiện thái độ cởi mở, vui vẻ khi chia sẻ trước lớp.
– Đối với giáo viên:
+ Hướng dẫn học sinh cách giới thiệu sản phẩm
+ Dành thời gian hợp lý cho hoạt động trưng bày sản phẩm
+ Hình thức thuyết trình sản phẩm đa dạng, phong phú:
+ Khen thưởng động viên học sinh kịp thời:
Những học sinh giới thiệu sản phẩm hấp dẫn, độc đáo được giáo viên thưởng
sao (*). Khi đánh giá định kì giữa kì I, cuối kì I, giữa kì II… giáo viên sẽ biểu
dương những học sinh đạt nhiều sao (*).
8
* Tạo cơ ội cho học sinh giới thiệu sản phẩm, đán g á thẩm mĩ
– Giáo viên phối hợp với ban giám hiệu nhà trường, tổ chức “Ngày hội Triển
lãm các sản phẩm mĩ thuật”; “Ngày hội STEM”; “Biểu diễn thời trang”…. tạo cơ
hội cho học sinh tham gia tích cực vào hoạt động giơi thiệu và đánh giá sản phẩm.
Với giải pháp này, học sinh có cơ hội được vận dụng kiến thức đã học vào thực tế,
rèn luyện thêm khả năng cảm thụ thẩm mĩ.
– Sưu tầm các tác phẩm nổi tiếng trên mạng Internet để học sinh phân tích,
đánh giá.
2.4. Th c nghiệm sư p ạm
Để tiến hành thực nghiệm kiểm chứng lại tính khả thi và hiệu quả của việc
vận dụng biện pháp “Phát triển năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ cho học
sinh lớp 5”, tôi chọn ra hai lớp: lớp 5A (gồm 30 học sinh) để thực nghiệm; lớp 5B
(gồm 30 học sinh) để đối chứng.
Hai lớp này cùng do tôi dạy. Ở lớp thực nghiệm, tôi vận dụng các biện pháp
phát triển năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ, còn lớp đối chứng thì không.
Hình thức thực nghiệm: thông qua hoạt động tổ chức trưng bày, giới thiệu và
đánh giá sản phẩm.
– Thời gian thực nghiệm: từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020.
– Địa điểm thực nghiệm: tại lớp 5A trường Tiểu học Giao Thanh.
– Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành theo 3 giai đoạn: chuẩn bị thực
nghiệm, tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả sau thực nghiệm.
* Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm
Trước khi thực nghiệm, tôi tiến hành khảo sát về năng lực phân tích và đánh
giá thẩm mĩ của học sinh lớp 5A (lớp thực nghiệm) và lớp 5B (lớp đối chứng), kết
quả khảo sát như sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Lớp
Mức độ
Lớp thực nghiệm (5A: 30 HS)Lớp đối chứng (5B: 30 HS)
SL%SL%
Tốt9301033.4
Đạt2066.71963.3
Cần cố gắng13.313.3

Bảng 1: Thống kê về năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ của học sinh
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (thời điểm tháng 9 năm 2019)
9
Theo thống kê bảng 1 cho thấy về năng lực phân tích và đánh giá sản phẩm
của 2 lớp là tương đương nhau.
Sau khi khảo sát về năng lực phân tích và đánh giá sản phẩm của 2 lớp trên,
tôi bắt đầu áp dụng các biện pháp đã nêu vào các tiết dạy mĩ thuật của lớp 5A.
* Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm:
Thực nghiệm giải pháp 1:
Cho học sinh ghi nhớ nội dung đánh giá sản phẩm bằng cách cho các em tự
vẽ sơ đồ theo sở thích.
Ví dụ: Sơ đồ cây về nội dung đánh giá
Với sơ đồ này, học sinh cùng nhau trang trí trong lớp để quan sát hàng ngày,
giúp các em hình thành thành thói quen sử dụng trong nhiều tiết học, hình thành
thói quen đánh giá trước một sản phẩm, tác phẩm.
10
Ví dụ 2: Các mẫu sơ đồ nội dung đánh giá học sinh treo ở góc học tập ở nhà
11
Thực nghiệm giải pháp 2:
– Chủ đề 1: Chân dung tự họa – Mĩ thuật 5 (Trang 29):
Sau khi học sinh đã hoàn thiện sản phẩm, tôi yêu cầu các em làm theo các
bước sau:
Bước 1: Học sinh tự đánh giá về sản phẩm của mình
Bước 2: Chia sẻ ý tưởng về sản phẩm theo khung câu hỏi gợi ý:
+ Đây là sản phẩm của mình. Mình vẽ về …
+ Mình vẽ phác hình khuôn mặt … và các bộ phận như: mắt…, mũi,…
+ Mình dùng màu … để vẽ mái tóc, màu… để vẽ môi,…
+ Bạn thấy nhân vật trong tranh có giống với…?
+ Nhân vật trong tranh đang thể hiện cảm xúc gì?
+ Bạn thích nhất điều gì ở sản phẩm của mình?
+ Mình phải làm gì để sản phẩm của mình tuyệt vời hơn?
Bước 3: Thuyết trình trước lớp:
Gọi một vài học sinh xung phong lên thuyết trình về sản phẩm của mình.
Sau đó, tạo cơ hội cho 01 học sinh có năng lực ở mức cần cố gắng trong lần khảo
sát trước khi thực nghiệm lên trình bày. Nếu học sinh này không trình bày được,
giáo viên đưa khung câu hỏi gợi ý thuyết trình và yêu cầu học sinh về nhà dựa vào
những câu hỏi này tập thuyết trình cho người thân nghe. Giờ sau, các em sẽ báo
cáo với cô giáo.
Bước 4: Học sinh đánh giá sản phẩm của bạn:
Nếu học sinh gặp khó khăn trong quá trình phân tích, nhận xét đánh giá sản
phẩm của bạn thì tôi cho các em tham khảo gợi ý “sơ đồ cây”
– Với các chủ đề tiếp theo, tôi thực hiện tương tự và cứ sau 3 chủ đề, tôi lại
khảo sát lại để kiểm chứng kết quả nhằm khẳng định tính đúng

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *