SKKN Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Tiếng việt là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong Chương trình giáo
dục phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng.
Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các
biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn;
yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham
thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện
trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực
ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng,
trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản.
Đây là môn học công cụ với nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong nghe,
nói, đọc, viết. Trong đó, phân môn Tập đọc là một phân môn quan trọng góp phần
hình thành kĩ năng đọc cho học sinh-một trong bốn kĩ năng cơ bản mà học sinh
tiểu học cần đạt tới. Khi học sinh đọc tốt thì các em mới có thể chiếm lĩnh
được kiến thức môn Tiếng việt nói riêng, các môn học cấp tiểu học nói chung một
cách chắc chắn, làm cơ sở để các em học cấp học kế tiếp.
Bên cạnh đó, phân môn Tập đọc còn giúp cho học sinh không chỉ đọc đúng
mà còn hiểu đúng nội dung từng bài đọc, thích đọc. Từ đó học sinh trau dồi được
vốn ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập. Học sinh đọc tốt sẽ giúp các em hiểu biết
rộng hơn, sâu hơn, suy nghĩ một cách lôgic hơn, các em dễ dàng tiếp thu được cái
hay, cái đẹp của tiếng Việt, hướng tới các em lòng yêu cái thiện, giúp cho các em
có đầy đủ các phẩm chất và năng lực, góp phần hình thành nhân cách học sinh.
Như vậy, trọng tâm của phân môn Tập đọc lớp 3 giúp học sinh:
– Kĩ thuật đọc: Đọc đúng và bước đầu biết đọc diễn cảm các đoạn văn miêu
tả, câu chuyện , bài thơ; tốc độ đọc khoảng 70 – 80 tiếng trong 1 phút. Biết nghỉ hơi
ở chỗ có dấu câu hay chỗ ngắt nhịp thơ. Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được
phân trong một đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật. Đọc hiểu được các dạng
văn bản.
– Đọc hiểu các dạng văn bản (văn bản văn học và văn bản thông tin):
+ Văn bản văn học: Nhận biết được chi tiết và nội dung chính. Hiểu được
nội dung hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn giản. Tìm được ý chính của
từng đoạn văn dựa trên các câu hỏi gợi ý. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn
bản dựa vào gợi ý. Nhận biết được điệu bộ, hành động của nhân vật qua một số từ
4
ngữ trong văn bản. Nhận biết được thời gian, địa điểm và trình tự các sự việc
trong câu chuyện. Lựa chọn một nhân vật trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, nêu
tình cảm và suy nghĩ về nhân vật đó. Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn
học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ
dài tương đương với các văn bản đã học. Thuộc lòng được ít nhất 8 đoạn thơ, bài
thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 60 chữ.
+ Văn bản thông tin: Đọc và trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những
thông tin nào đáng chú ý? Tìm được ý chính của từng đoạn trong văn bản. Nhận
biết được một số loại văn bản thông tin thông dụng, đơn giản qua đặc điểm của
văn bản: văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 – 3 sự việc, văn bản giới thiệu một
đồ vật, thông báo ngắn, tờ khai đơn giản. Nhận biết được cách sắp xếp thông tin
trong văn bản theo trật tự thời gian. Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu
trong văn bản. Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn
bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương
đương các văn bản đã học.
Việc rèn đọc cho học sinh có vị trí vô cùng quan trọng, là vấn đề cấp thiết
đòi hỏi mỗi giáo viên cần xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ và vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo việc rèn đọc trong quy trình một tiết tập đọc nhằm mang lại hiệu quả cao.
Qua thực tế dạy lớp 3, tôi nhận thấy kỹ năng đọc của học sinh chưa đồng
đều. Một số học sinh đọc chưa đúng kĩ thuật đọc, phát âm chưa đúng do lỗi phát
âm theo địa phương, đọc chưa đúng tốc độ. Một số giáo viên chưa chú trọng đến
dạy cho học sinh kĩ thuật đọc đúng, chưa tìm ra biện pháp dạy môn tập đọc để
nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi nghiên cứu đưa ra “Một số biện pháp rèn
phát âm chuẩn cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn
Tập đọc lớp 3” để giúp giáo viên dạy phân môn Tập đọc lớp 3 đạt hiệu quả cao
hơn. Vì điều kiện thời gian, trong báo cáo này tôi chỉ đề cập đến một số giải pháp
nâng cao chất lượng nội dung hướng dẫn học sinh về kĩ thuật đọc đúng còn nội
dung đọc hiểu tôi chưa đề cập tới.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Những thuận lợi
– Trường Tiểu học Liêm Hải luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Phòng
GD-ĐT Trực Ninh, sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương.
Trường chúng tôi nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc
của huyện. Năm học 2019-2020 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, Kiểm định
chất lượng cấp độ 3, chuẩn xanh- sạch- đẹp- an toàn và Thư viện tiên tiến.
5
– Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn ổn định và đứng tốp
đầu của huyện.
– Đội ngũ giáo viên nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, đều đạt
chuẩn và trên chuẩn, được dự học tập, bồi dưỡng chuyên môn phục vụ cho việc
giảng dạy.
– Học sinh hiếu học, chăm ngoan, lễ phép, luôn ý thức vươn lên đạt thành tích
cao trong học tập và rèn luyện. Học sinh lớp 3 học phân môn Tập đọc trên cơ sở kế
thừa phân môn Tập đọc lớp 2 nên học sinh quen cách học.
– Lớp 3D do tôi chủ nhiệm luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ, hỗ trợ về cơ
sở vật chất của nhà trường, đặc biệt là cha mẹ học sinh đã trang bị đầy đủ các thiết
bị như: máy tính, ti vi màn hình lớn có kết nối internet và các đồ dùng khác phục
vụ cho hoạt động dạy và học đạt kết quả tốt.
1.2. Những khó khăn
1.2.1. Về nhận thức
– Bên cạnh những kết quả trên vẫn còn một số giáo viên, trong đó có một số
giáo viên dạy các môn chuyên nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của phân
môn tập đọc nên còn coi nhẹ việc rèn đọc cho học sinh trong môn Tiếng Việt và trong
tất cả các môn học khác hay trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
– Nhận thức của cha mẹ học sinh chưa chú trọng đến việc rèn đọc cho con
em mình mà chỉ quan tâm đến việc giúp các em giải các bài toán hoặc viết văn
hay,..
– Một số học sinh chưa thực sự yêu thích môn Tiếng Việt, lười đọc sách, kĩ
năng đọc chưa tốt.
1.2.2. Về năng lực chuyên môn: Một số giáo viên thực hiện quy trình tiết tập
đọc còn nhiều cứng nhắc, chưa linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp và kĩ
thuật dạy học hiệu quả các tiết học còn hạn chế.
1.2.3. Học sinh
– Trình độ của học sinh không đồng đều nên việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn.
+ Lỗi phát âm theo phương ngữ địa phương:
Tiếng có phụ âm đầu l/n: Học sinh rất hay phát âm sai phụ âm đầu l/ n.
Ví dụ: “long lanh” thì đọc là “nong nanh”
Các lỗi về vần: Các tiếng có vần uyên, uyêt học sinh thường đọc sai. Ví dụ:
quyết đọc là quết; khuyên đọc là khuên hoặc quên đọc là quyên,..
6
– Đọc chậm học sinh ngắt, nghỉ hơi khi đọc câu chưa hợp lí: Một số học sinh
chưa ngắt hơi sau những tiếng có dấu phẩy hay chưa biết cách ngắt hơi khi đọc
những câu văn dài.
– Học sinh đọc đúng văn bản song đọc chưa hay,chưa diễn cảm: Một số em
chưa biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Ngoài ra học sinh còn chưa
xác định đúng giọng đọc trong bài.
– Còn nhiều học sinh đọc bài với tốc độ chưa phù hợp, có em đọc quá nhanh
nhưng có em lại đọc quá chậm.
1. 3. Khảo sát chất lượng phân môn tập đọc lớp 3D ( tháng 9/20120)
Tôi đã kiểm tra học sinh đọc thành tiếng một số bài tập đọc trong sách
hướng dẫn Tiếng Việt lớp 3 và kết quả đạt được như sau:
Mô tả | Đọc rành mạch, đúng tốc độ, biết diễn cảm | Đọc đúng, đọc trôi chảy, đọc đúng tốc độ | Đọc chậm chưa đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi chưa phù hợp | Đọc sai tiếng có phụ âm đầu 1/n, tiếng chứa vần uyên/uyêt | Chưa yêu thích phân môn TĐ |
Số học sinh | 5/35=14,3% | 15/35=42,9 | 15/35=42,9 | 15/35=42,9 | 15/35=42,9 |
Qua bài khảo sát đầu năm tôi thấy chất lượng phân môn tập đọc các em còn
thấp. Nhiều học sinh phát âm còn lẫn lộn, học sinh còn đọc yếu, chưa đúng tốc độ,
sai phụ âm và đọc không rành mạch. Tôi đã đã vận dụng và đổi mới các phương
pháp dạy học song phân môn tập đọc kết quả chưa cao như mong muốn. Chính vì
vậy bản thân tôi rất băn khoăn và trăn trở, tôi đã đưa ra biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc.
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
Trong năm học 2020-2021, tôi tiếp tục bổ sung, điều chỉnh tính thực thi của
sáng kiến, bổ sung các biện pháp, giải pháp một cách cụ thể hơn, chi tiết hơn để
nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc.
– Rèn đọc cho học sinh giáo viên không thể nóng vội mà phải hết sức bình
tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em có
thói quen và niềm say mê đọc sách. Rèn cho các em đức tính chịu khó, cẩn thận
trong khi luyện đọc. Làm tốt việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 sẽ góp phần
vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Từ đó các
em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các
lớp trên.
7
– Khi dạy phân môn Tập đọc người giáo viên cần chú ý coi trọng quan điểm
dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm
trung tâm.
– Giáo viên cần xây dựng nền nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu năm học.
– Giáo viên cần chú ý đến công tác chuẩn bị tốt cho các tiết học.
Một số biện pháp
2.1. Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh
* Đối với giáo viên
– Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải phát âm thật chuẩn
mực ở mọi nơi, mọi lúc. Trong các tiết tập đọc giáo viên phải hướng dẫn học sinh
phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh một cách triệt để. Giáo viên cần nắm được cụ
thể học sinh nào hay phát âm sai và sai ở chỗ nào để kịp thời sửa chữa.
* Đối với học sinh
– Rèn cho học sinh có ý thức nói và đọc thật đúng, chuẩn. Tôi luôn luôn nhắc
nhở các em rèn đọc đúng không chỉ trong các tiết rèn đọc mà cả trong các giao tiếp
hàng ngày.
2.1.1 Rèn phát âm đúng từ chứa tiếng khó
– Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Giáo viên cần
nắm được cụ thể học sinh nào hay phát âm sai và sai ở chỗ nào để kịp thời sửa chữa.
– Rèn cho học sinh có ý thức nói và đọc thật đúng, chuẩn. Luôn luôn nhắc
nhở các em rèn đọc đúng không chỉ trong các tiết rèn đọc mà cả trong các giao tiếp
hàng ngày.
– Trong các giờ Tập đọc giáo viên gọi học sinh đọc khá, tốt đọc bài và yêu
cầu các em đọc thầm theo, tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi
học sinh phát hiện, đánh giá lẫn nhau và các em sửa lỗi cho nhau, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Từ đó các em có ý thức thi đua đọc đúng, phát âm chuẩn. Ngoài ra
giáo viên kết luận và sửa lại cách phát âm cho các em khi thật cần thiết. Chẳng
hạn, để sửa được lỗi phát âm các tiếng có vần “ uyên”, uyêt” cho các em trước tiên
tôi phải phân tích tiếng, vần cho các em sự khác biệt về cấu tạo giữa hai vần “
uyên” và “uên”, “ uyêt” và “ uêt ”; tập cho học sinh quan sát cách phát âm (khẩu
hình), lời nói của giáo viên, của bản thân mình để từ đó các em đọc, nói cho đúng..
– Thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn tôi cũng đưa ra ý kiến để kết hợp
với các thầy cô giáo bộ môn rèn cho các em phát âm đúng.
– Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm giáo viên đưa ra tầm quan trọng
cả phân môn tập đọc để từ đó kết hợp với phụ huynh rèn các em phát âm đúng
ngay cả khi ở nhà.
Ví dụ:
8
Trong lớp có nhiều em khi đọc luôn phát âm sai âm “n” thành “l”. quyết đọc
là quết; khuyên đọc là khuên hoặc quên đọc là quyên tôi đã tổ chức cho các em thi
hái hoa dân chủ tìm những tiếng có phụ âm “l” hoặc là “n” hoặc tìm từ chứa tiếng
khuyên, quyết, quên, quyên để các nói cho quen.
2.1.2. Rèn đọc đúng câu, đoạn văn
Để đọc đúng, đọc hay các câu văn dài, giáo viên phải nói đến tốc độ và tư
thế khi đọc, tức là rèn đọc to, đọc rõ ràng. Trong các giờ tập đọc giáo viên chú ý
nhận xét sửa sai cho học sinh về cách đọc thật cụ thể để làm cơ sở cho việc đọc bài
mới được tốt hơn. Khi đọc nối tiếp câu phát hiện ra học sinh nào chưa đúng cần
sửa ngay.
Khi đọc nối tiếp đoạn tôi nên cho các em một số câu hỏi gợi mở để các em
thảo luận tìm ra cách đọc cho mỗi đoạn (hoặc giọng đọc của các nhân vật) sau đó
giáo viên sẽ là người chốt lại cách đọc. Khi đọc đoạn gọi một học sinh đọc, gọi học
sinh nhận xét bạn và đọc lại, chú ý đọc ngắt, nghỉ và nhấn giọng ở các từ ngữ gợi
tả, gợi cảm cho phù hợp.
Ví dụ:
Bài “Cậu bé thông minh”- Tiếng Việt 3. Sau đây là cách đọc một số câu:
Ngày xưa,/ có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ lệnh
cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng,/ nếu không có thì
cả làng phải chịu tội.// ( giọng đọc chậm rãi).
Cậu bé kia,/ sao dám đến đây làm ầm ĩ ? // (đọc với giọng oai nghiêm).
Thằng bé này láo, / dám đùa với trẫm! / Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được?//
(giọng bực tức, lên giọng ở cuối câu).
Muôn tâu, / vậy sao Đức vua lại hạ lệnh cho làng con/ phải nộp gà trống biết
đẻ trứng ạ? // (Đọc với giọng thể hiện sự lễ phép, bình tĩnh, tự tin).
– Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp đoạn, yêu cầu cả lớp lắng nghe và tìm
câu dài, khó đọc.
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
Em nào có ý kiến khác? Bạn đọc như thế nào? … Mời một vài em đọc lại.
Học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ hơi để các bạn khác nhận xét bổ sung và
giáo viên thống nhất cách đọc.
Nhằm luyện kĩ năng đọc thầm và tập trung theo dõi người khác đọc để phối
hợp nhịp nhàng khi đọc lời nhân vật tôi cho học sinh thi đọc phân vai. Với bài tập
đọc có lời nhân vật tôi thường dành 2 – 3 phút cho các em thi đọc.
9
– Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Yêu cầu các em đọc theo hình thức
phân vai. Giáo viên mời 1 nhóm đọc trước lớp, cả lớp lắng nghe và nhận xét cách
đọc của từng nhân vật sau đó 2 đến 3 nhóm thi đọc để chọn ra nhóm, cá nhân đọc
hay nhất.
Trong giờ dạy giáo viên cũng đừng quên nhận xét, tuyên dương, khen ngợi
những em đọc tốt để khuyến khích các em đọc tốt hơn nữa ở những tiết học sau.
2.1.3 Rèn đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài
Với những em đọc kém giáo viên cũng nên cho những em học sinh này
luyện đọc cá nhân nhiều lần, đọc cả yêu cầu bài tập hoặc nội dung ở những môn
học khác như Toán, Tập làm văn, Luyện từ và câu,…
Qua mỗi lần tiến bộ của các em giáo viên nên khen ngợi bởi dành những lời
khen, động viên khích lệ các em dù đó chỉ là kết quả nhỏ, vì đó là những thành
công ban đầu của các em mà mỗi giáo viên cần trân trọng.
Hướng dẫn các em đọc bài, cách ngắt nghỉ
2.2. Rèn học sinh đọc kết hợp với giải nghĩa của từ
Có rất nhiều cách để giáo viên giải nghĩa từ cho học sinh vừa dễ nhớ, vừa dễ
hiểu và luyện đọc đúng sau khi đã hiểu nghĩa của từ. Giáo viên có thể chọn nhiều
cách để giải nghĩa: giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, bằng từ trái nghĩa, bằng tranh
minh họa, bằng cách mô tả hoặc bằng cách đặt câu với từ cần giải nghĩa.
Ví dụ 1
10
Hoặc khi giải nghĩa từ “quả cầu giấy” trong bài “Cùng vui chơi” Tiếng Việt
3 tôi cho học sinh quan sát quả cầu giấy để giải thích: Là đồ chơi gồm một đế nhỏ
hình tròn, trên mặt cắm lông chim hoặc một túm giấy mỏng, dùng để đá chuyền
qua chuyền lại cho nhau hay chính là để chúng ta chơi đá cầu lông.
Ví dụ 2
– Hoặc tôi muốn giải nghĩa từ “già làng” – bài “Nhà Rông ở Tây Nguyên” tôi
cho học sinh xem ảnh người già vùng dân tộc để học sinh hiểu già làng là người
cao tuổi, có uy tín được dân làng cử ra điều khiển công việc chung ở các vùng dân
tộc thiểu số Tây Nguyên.
Ví dụ 3
– Khi tôi muốn học sinh hiểu từ “Quốc gia” Bài “Cuốn sổ tay”, tôi cho các
em đọc phần chú giải trong sách giáo khoa sau đó yêu cầu các em đặt câu với từ đó.
Giải nghĩa từ bằng cách xem tranh, ảnh
2.3. Rèn đọc đúng tiến tới bước đầu rèn đọc hay (diễn cảm)
Sau khi học sinh hiểu nội dung bài đọc thì các em sẽ biết cách diễn đạt thích
hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hình thành kỹ năng đọc theo các bước:
– Tập lấy hơi và tập thở: Biết thở sâu ở chỗ ngưng nghỉ để lấy hơi khi đọc.
– Rèn cường độ giọng đọc – Luyện đọc to (bắt đầu từ lớp 1).
– Luyện đọc chính âm (đã trình bày ở phần đọc đúng).
– Luyện đọc diễn cảm:
11
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận vì sao đọc như vậy. Có
thể đọc phân vai để làm sống lại nhân vật của bài đọc.
– Luyện đọc cá nhân.
Trong chương trình tập đọc lớp 3, phần lớn các bài tập đọc là các bài văn
xuôi hay các câu chuyện. Để giúp học sinh đọc hay được những văn bản này trước
hết giáo viên cần tìm hiểu kĩ bài để xác định giọng đọc cho phù hợp.
* Đối với các bài văn xuôi
– Giáo viên cần xác định để đọc hay được bài đọc đó thì cần chú ý đến
những yếu tố cơ bản như nhấn giọng những từ ngữ nào hay đọc với giọng ra sao
thì phù hợp với cảm xúc trong bài.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hay thông qua việc dẫn dắt gợi mở để
học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh cảm xúc
trong bài.
Ví dụ: Câu trong bài “Ông ngoại” cần nhấn giọng các từ ngữ được gạch
chân nhằm nêu bật được vẻ đẹp của bầu trời sắp vào thu:
“Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những
ngọn cây hè phố.”
Hay trong câu: “Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học tôi đã may
mắn có ông ngoại – Thầy giáo đầu tiên của tôi.” Cần nhấn giọng ở các từ ngữ được
gạch chân để thể hiện tình cảm biết ơn của bạn nhỏ đối với ông ngoại – người thầy
giáo đầu tiên của bạn.
* Đối với câu chuyện xuất hiện những nhân vật:
Những câu chuyện xuất hiện những nhân vật thì cần đọc sao cho giọng đọc
phù hợp với tính cách nhân vật trong câu chuyện là không thể thiếu.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cụ thể trong từng câu chuyện. Cần xác
định được truyện có những nhân vật nào. Trước tiên cần biết đọc phân biệt lời dẫn
chuyện với lời của các nhân vật trong truyện.Sau đó tìm hiểu tính cách của từng
nhân vật ra sao để có giọng đọc thích hợp và thay đổi giọng đọc như thế nào trong
từng văn cảnh cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Bước đầu biết làm chủ
được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, đọc cao giọng hay thấp giọng, âm sắc
nhằm diễn tả đúng nội dung bài.
Ví dụ:
Trong câu chuyện “Cậu bé thông minh”, giáo viên cần cho học sinh nêu
được và đọc được các giọng đọc khác nhau của hai nhân vật và người dẫn chuyện.
Đó là:
12
– Giọng người dẫn chuyện: Chậm rãi ở đoạn giới thiệu đầu truyện; lo lắng
khi cả làng cậu bé nhận được lệnh của nhà vua; vui vẻ thoải mái, khâm phục khi
cậu bé lần lượt qua được những lần thử tài của nhà vua.
– Giọng cậu bé: Bình tĩnh, tự tin.
– Giọng nhà vua: Nghiêm khắc.
* Đối với các câu cảm, câu hỏi
Đối với các câu cảm, câu hỏi trong bài giáo viên cần hướng dẫn các em đọc
đúng thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng nhân vật và của tác giả.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như
nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu.
Ví dụ: Câu trong bài “Các em nhỏ và cụ già”:
“Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?” cần đọc nhấn giọng từ
ngữ giúp gì cụ và đọc cao giọng ở cuối câu.
– Đối với câu cảm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc giọng phù hợp để
biểu lộ sắc thái tình cảm trong câu đó.
Ví dụ: Câu trong bài “Cuộc chạy đua trong rừng” có lời của nhân vật Ngựa
Con: “Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà!”.
Cần nhấn giọng khi đọc các từ ngữ: yên tâm đi, chắc chắn lắm, nhất định và thể
hiện giọng tự tin.
Nếu học sinh đọc chưa hay giáo viên có thể đọc mẫu cho học sinh để học
sinh nghe giọng đọc tự điều chỉnh.
* Đối với văn bản khác
Một số văn bản khác trong chương trình như: “Báo cáo kết quả tháng thi đua
noi gương chú bộ đội”, “Đơn xin vào Đội”, “Chương trình xiếc đặc sắc”,…Các văn
bản này thường là cung cấp thông tin, mẫu, nội dung báo cáo hay quảng cáo. Đối
với thể loại văn bản nà
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education