dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn tiếng việt lớp 4

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn tiếng việt lớp 4

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỉ của sự bùng nổ tri thức khoa học và công
nghệ. Để có thể vươn lên kịp thời đại, đất nước Việt Nam cần những con người lao động
có tri thức, có tư duy sáng tạo. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục nền giáo dục nước ta
phải đổi mới một cách toàn diện.Để thực hiện được mục tiêu đổi mới giáo dục như trên
chúng ta không thể không nói đến phương pháp dạy học tích cực.
Dạy học theo hướng tích cực có ý nghĩa rất lớn đối với ngành giáo dục nói chung và bậc
Tiểu học nói riêng. Dạy học theo hướng tích cực nhằm giúp học sinh phát huy khả năng tự
học, sáng tạo mà qua đó còn giúp cho các em nắm vững kiến thức, phát huy khả năng hoạt
động nhóm…
Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết
nhất. Môn Tiếng Việt chuẩn bị những hành trang trí tuệ, tâm hồn cho thế hệ trẻ bước vào
cuộc sống tương lai. Song thực tế, trong quá trình giảng dạy môn Tiếng việt lớp 4, bản
thân nhận thấy môn Tiếng Việt có lượng kiến thức dài, học sinh thường phải viết nhiều
hơn các môn học khác nên vẫn còn một số học sinh có tâm lí “ngại học, ngại viết”, “học
vẹt, học trước quên sau” từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Từ những lí do trên, bản thân tôi luôn trăn trở phải tìm ra phương pháp dạy học để
giúp tất cả các học sinh hiểu bài nhanh, nắm vững nội dung kiến thức mà lại tạo hứng thú
trong học tập. Vì thế tôi đã nghiên cứu và lựa chọn sáng kiến “Sử dụng sơ đồ tư duy
nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Tiếng việt lớp 4”.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng việc xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở nhà trường
1.1.Cơ sở lí luận
a. Năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5
phẩm chất đáng quý giúp học sinh rèn luyện bản thân. Đó là:
• Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và
bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất
nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình;
tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.
2
• Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái
thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.
• Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia
công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những
thành công lớn lao trong tương lai.
• Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ
vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà,
ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.
• Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó
mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới các em học sinh không chỉ được
phát triển 5 phẩm chất nêu trên mà còn được hình thành và phát triển 10 năng lực
thiết yếu để từ đó phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực tiễn.
10 năng lực đó được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và
năng lực chuyên môn.
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng
cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống.Những năng lực chung sẽ được
nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục
phổ thông là:
• Tự chủ và tự học
• Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
• Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ
sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình
hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt
động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được
3
xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn.
Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục
phổ thông mới là:
• Ngôn ngữ
• Tính toán
• Tin học
• Thể chất
• Thẩm mỹ
• Công nghệ
• Tìm hiểu tự nhiên và xã hội
Đây chính là 5 phẩm chất và 10 năng lực mà chương trình giáo dục phổ thông mới
chú trọng hình thành và phát triển các em học sinh, nhờ vậy mà học sinh phổ thông
sẽ được phát triển toàn diện hơn
4
b. Dạy học theo hướng phát triển năng lực:
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
Thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với
thao tác vật chất, với đời sống thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ
trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng
tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và
có phần bao hàm cả làm và thực hành
c.Sơ đồ tư duy
Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghichép nhằm
tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay mộtmạch kiến thức
bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc,chữ viết với tư duy tích
cực để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Đặc biệt sơ đồ tư duylà một sơ đồ mở, không yêu
5
cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽthêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người
vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hìnhảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một
chủ đề nhưng mỗi người có thể “thểhiện” nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng,
do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huyđược tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy là chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng
lướiliên tưởng (các nhánh). Sơ đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ
vớinhau vì vậy có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố
kiếnthức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương và giúp họcsinh
hiểu bài, nhớ lâu, nhớ sâu.
Lợi ích của sơ đồ tư duy:
Việc ứng dụng và triển khai sơ đồ tư duy đã được áp dụng thành công từ nhiều thập kỷ, sơ
đồ tư duy đã trở thành công cụ “vàng” giúp trẻ học tập hiệu quả và phát huy các năng lực,
phẩm chất của người học ,cụ thể là :
• Phẩm chất yêu nước
• Phẩm chất nhân ái
• Năng lực tư duy ngôn ngữ
• Năng lực giải quyết vấn đề
• Năng lực thẩm mĩ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
a. Về giáo viên:
Những năm trước đây, giáo viên chủ yếu tập trung làm những đồ dùng để phục vụ
cho việc giảng dạy của giáo viên trước lớp, ít chú trọng đến các đồ dùng dành cho học sinh
tự học.Chính điều đó đã hạn chế phần nào năng lực tự học, tự khám phá và lĩnh hội tri
thức của các em.
Hiện nay, nhà trường đã thay đổi hình thức dạy học theo mô hình trường học mới.
Quá trình giáo dục chuyển từ việc dạy của giáo viên trước lớp sang việc tự học của học
6
sinh theo cá nhân và các nhóm học tập. Vì thế, một số đồ dùng giáo viên tự làm hoặc được
cấp trước kia đã không còn phù hợp.
Để phù hợp với quá trình đổi mới giáo dục hiện nay, trong những năm gần đây, giáo
viên trường Tiểu học Nam Mỹ đã rất quan tâm đến việc làm những bộ đồ dùng dạy học đa
năng đặc biệt là mô hình sơ đồ tư duy vừa có thể phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên
vừa giúp học sinh tự học theo nhóm và cá nhân.
b. Học sinh:
Khả năng nắm bắt kiến thức, trí tưởng tượng khái quát hóa còn yếu, khả năng ghi nhớ của
các em còn chậm trong khi hệ thống kiến thức của các môn học Tiếng Việt trong chương
trình lớp 4 lại tương đối nhiều nên các em chỉ có thể ghi nhớ một cách máy móc (dễ nhớ
nhưng lại mau quên).
Đa phần các đồ dùng có sẵn hoặc được làm trước đây chủ yếu là để giáo viên giảng dạy
chung cho cả lớp, học sinh ít được thao tác và trực tiếp sử dụng nên vẫn còn thụ động
trong việc tiếp thu kiến thức, tinh thần hợp tác học chưa cao, nhiều em chưa hào hứng với
việc học tập.
Thực trạng về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong lớp học
Lớp đã xây dựng được một số sơ đồ tư duy nhưng hình thứcchưa phong phú.
Trong một số tiết học, giáo viên ngại cho học sinh sử dụng sơ đồ tư duy.
2. Biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Tiếng Việt
lớp 4
Để sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy lớp 4, tôi đã thực hiện
như sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu bài học để xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy phù hợp.
Thứ hai: Xây dựng kế hoạch làm sơ đồ tư duy .
Thứ ba: Hướng dẫn học sinh biết cách xây dựng sơ đồ tư duy
Thứ tư: Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng sơ đồ tư duy
Thứ năm :Sử dụng sơ đồ tư duy tùy theo nội dung từng bài học
3. Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mô tả cách thực hiện
Thứ nhất: Nghiên cứu nội dung các bài học môn Tiếng việt để xây dựng hệ thống sơ đồ
tư duy phù hợp.
7
Thông thường thì đầu năm học, mỗi giáo viên trong khối sẽ nghiên cứu chương
trình thuộc bộ môn mình giảng dạy để lập danh sách những đồ dùng cần làm.Sơ đồ tư duy
cũng là một đồ dùng học tập vì vậykhối trưởng cùng với các giáo viên trong khối sẽ tiến
hành họp tổ chuyên môn để thống nhất và hệ thống các sơ đồ tư duy cần làm.
Thực tế cho thấy không phải bài học nào cũng có thể áp dụng hoặc sử dụng sơ đồ tư
duy là đạt hiệu quả, mà nó cần sự phù hợp, linh hoạt nhất định.Việc lựa chọn bài học, nội
dung, chủ đề, người thực hiện sơ đồ tư duy thể hiện tầm nhìn và kinh nghiệm của giáo
viên trong dạy học. Qua nghiên cứu 10 chủ điểm trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 4,
tôi nhận thấy có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào trong các tiết dạy phân môn Tập đọc, Tập
làm văn, Kể chuyện và Luyện từ và câu sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây là một số bài
trong 3 chủ điểm đầu tiên có thể sử dụng sơ đồ tư duy.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
STTPhân mônTên bài (Hoạt động)Nội dung
1Tập đọcBài 1A: Thương người như thể
thương thân – HĐCB2
Tập đọc: Dế Mèn
bênh vực kẻ yếu
Bài 3A: Thông cảm và chia sẻ –
HĐCB2
Tập đọc: Thư thăm
bạn
Bài 3B: Cho và nhận – HĐCB2Tập đọc: Người ăn
xin
2Kể chuyệnBài 1B: Thương người, người
thương – HĐTH2
Kể câu chuyện “Sự
tích hồ Ba Bể”
Bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt
vời – HĐTH3
Kể câu chuyện “Nàng
tiên Ốc”
Bài 4B: Con người Việt Nam –
HĐTH5
Kể câu chuyện “Một
nhà thơ chân chính”
Bài 4C: Người con hiếu thảo –
HĐTH1
Kể chuyện người con
hiếu thảo
Bài 5B: Đừng vội tin những lời
ngọt ngào –HĐTH2
Kể câu chuyện về
người có lòng trung
thực

8

Bài 6B: Không nên nói dối –
HĐTH1
Kể câu chuyện về
lòng tự trọng
Bài 6C: Trung thực – Tự trọng
HĐTH2
Kể câu chuyện “Ba
lưỡi rìu”
Bài 7B: Thế giới ước mơ –
HĐTH4
Kể câu chuyện “Lời
ước dưới trăng”
Bài 7C: Bạn mơ ước điều gì?-
HĐTH1
Kể câu chuyện theo
trình tự thời gian
Bài 8B: Ước mơ giản dị- HĐTH2Kể câu chuyện về ước
Bài 8C: Kể chuyện theo trình tự
thời gian, không gian – HĐTH2
Kể câu chuyện “Ở
vương quốc Tương
Lai” theo trình tự
không gian
Bài 9B: Hãy biết ước mơ-
HĐTH2
Kể câu chuyện về ước
3Tập làm vănBài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt
vời – HĐCB8
Tìm hiểu hành động
của nhân vật trong
truyện
Bài 3C: Nhân hậu – Đoàn kết –
HĐCB2, HĐCB3
Văn viết thư
4Luyện từ và câuBài 4C: Người con hiếu thảo –
Sau HĐCB4
Tổng hợp kiến thức
về từ: Từ đơn, từ
phức, từ ghép, từ láy
Bài 5C: Ở hiền gặp lành – Sau
HĐCB1
Danh từ
Bài 8A: Bạn sẽ làm gì nếu có
phép lạ? – HĐCB6
Cách viết tên người,
tên địa lí nước ngoài
Bài 8C: Kể chuyện theo trình tự
thời gian, không gian – HĐCB2
Tác dụng dấu ngoặc
kép

9
Thứ hai: Xây dựng kế hoạch làm sơ đồ tư duy .
Sau khi đã bàn bạc và thống nhất các sơ đồ tư duy cần làm trong môn Tiếng việt lớp 4, tôi
cùng với tổ khối xây dựng kế hoạch làm sơ đồ tư duy để phân công công việc cụ thể cho
từng giáo viên cũng như giúp giáo viên hiểu rõ hơn về mục đích, yêu cầu của việc làm sơ
đồ tư duy.
Thứ ba: Hướng dẫn học sinh biết cách xây dựng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc,chữ viết vì thế có nhiều hình
thức khác nhau .Sau khi nghiên cứu và lập kế hoạch xây dựng sơ đồ tư duy, giáo viên cùng
hội phụ huynh đã tiến hành làm một số sơ đồ tư duy mẫu cùng các thẻ từ phục vụtrong quá
trình giảng dạy.
10
Tuy nhiên để tạo sự hứng thú và phát huy các hết khả năng sáng tạo của học sinh
giáo viên giới thiệu thêm một số sơ đồ tư duy với hình thức đa dạng, phong phú hơn.
11
12
13
14
Sau khi giới thiệu một số sơ đồ tư duy mẫu, giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh
cách xây dựng một sơ đồ tư duy gồm 6 bước:
Bước 1:Chuẩn bị
– Giấy trắng
– Bút chì, bút màu
– Ý tưởng về vấn đề em cần ghi nhớ
Bước 2:Xác định từ khóa, chủ đề trung tâm
Bước 3: Vẽ chủ đề ở trung tâm
-Chủ đề trung tâm là trọng tâm của vấn đề nên cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy.
Có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà học sinh thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ
hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
– Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề, do đó, học
sinh nên vẽ to, rõ ràng, sử dụng từ ngữ ngắn gọn, súc tích.
Bước 4: Vẽ các nhánh chính và viết từ khóa cho mỗi nhánh chính
Các nhánh chính là các ý chính của vấn đề. Học sinh nên vẽ thứ tự các ý cần ghi nhớ theo
chiều kim đồng hồ, mỗi nhánh là một màu riêng biệt.
Từ khóa cần ngắn gọn và mang tính chất gợi ý.
Bước 5: Vẽ các nhánh phụ
Nhánh phụ là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính và nhỏ hơn nhánh chính.
Học sinh nên vẽ nhánh phụ là đường cong, như thế sẽ làm cho sơ đồ tư duy nhìn
mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.
Bước 6: Thêm các hình ảnh minh họa và hoàn thiện sơ đồ tư duy
Ở bước này, giáo viên nên để trí tưởng tượng của học sinh bay bổng hơn bằng cách
thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí
nhớ tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết.
Qua việc xây dựng sơ đồ tư duy, chúng ta thấy rằng, chỉ có sử dụng sơ đồ tư duy
mới phát triển tối ưu các năng lực phẩm chất cho học sinh. Học sinh thỏa sức sáng tạo các
15
hình thức sơ đồ tu duy, bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, lòng nhân ái, yêu thiên nhiên,…
Qua đó phát huy học sinh năng lực thẩm mỹ cho học sinh.
Thứ tư: Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng sơ đồ tư duy
Khi học sinh nắm được các bước xây dựng sơ đồ tư duy, tôi hướng dẫn các em cách sử
dụng sơ đồ tư duy theo 4 bướcnhư sau:
Bước 1: Học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn củagiáo viên.
Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, trình bàyvề SĐTD của
nhóm mình..
Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thứccủa bài
học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnhSĐTD, từ đó
dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
– Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặcmột
BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày về kiến
thức đó.
Khi củng cố kiến thức giáo viên hướng dẫn HS hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ tư
duy
16
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy
Ví dụ :Dạy bài 3C: Nhân hậu – Đoàn kết ở HĐ2:Tìm hiểu về cách viết một bức thư
Mục tiêu ở hoạt động này là học sinh phải nắm được cách viết một bài văn viết thư. Vì
vậy khi dạy hoạt động này chúng ta hướngdẫn học sinh hoạt động nhóm thiết lập SĐTD
với “từ khóa” là “Văn viết thư”. Từ đó xậy dựng kiến thứccủa từng nội dung lớn, nhỏ.
Việc làm này giúp học sinh tư duylựa chọn kiến thức để lập và phát triển thêm.
Hoạt động 1: Lập SĐTD
Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng
Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong sách hướng
dẫn trang 37,38, xác định chủ đề là“Văn viết thư”
Bước 3: Vẽ chủ đề trung tâm
Bước 4: Học sinh xác định 3 nhánh chính: phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư
Bước 5: Triển khai các nhánh phụ từ nhánh chính
Phần đầu thư: Địa điểm, thời gian
Lời thưa gửi
Phần chính: Mục đích, lí do
Thăm hỏi người nhận thư
Thông báo tình hình người viết thư
Bày tỏ ý kiến
Phần cuối thư: Lời chúc, cảm ơn
Kí tên
+Bước 6: Trang trí hoàn thiện sơ đồ tư duy
17
Học sinh lập sơ đồ tư duy
Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về SĐTD.
Cử đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về SĐTD của nhómmình . Qua hoạt
động này giáo viên nắm được việc hiểu kiến thức, kỹnăng giao tiếp, hợp tác, tinh thần học
tập của học sinh, từ đó giáo viên vừa bổ sung kiến thức, vừa rèn cho các em khả năng
thuyết trình trước đông người, phát triển năng lực ngôn ngữ .Đây cũng là một trong những
điểm cần rèn luyện của học sinh hiệnnay đó là (kỹ năng sống).
18
Học sinh thuyết minh về sơ đồ tư duy
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy.
Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về bài văn
viết thư . (giáo viên sẽ là ngườicố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy).
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy.
Giáo viên cho học sinh lên trình bày cấu tạo một bài văn viết thư trên sơ đồ tư duy mà
cácem vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện.
19
Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh cho bài văn viết thư
Như vậy, việc sử dụng sơ đồ tư duy đã giúp bồi dưỡng cho học sinh các năng lực chung
và năng lực chuyên môn cụ thể là học sinh biết giao tiếp, hợp tác với các bạn để hoàn
thành sơ đồ tư duy.Việc hợp tác làm việc nhóm giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm
hơn, rèn đức tính chăm chỉ, chăm học ở các em. Ngoài ra, học sính mạnh dạn chia sẻ ý
kiến của mình, tự tin trước đám đông để phát triển năng lực ngôn ngữ.
Thứ năm :Sử dụng sơ đồ tư duy tùy theo nội dung từng bài học
Sơ đồ tư duy được mệnh danh “công cụ vạn năng cho bộ não”, là phương pháp ghi chú
đầy sáng tạo. Chính vì vậy, sơ đồ tư duy được sử dụng đa dạng trong các phân môn của
môn Tiếng Việt .Cụ thể như sau:
a.Sử dụng sơ đồ tư duy trong phân môn Tập đọc
Đối với phân môn tập đọc thì kiến thức trọng tâm là nội dung của văn bản chính vì vậy
trong các tiết học tôi thường sử dụng sơ đồ tư duy trong các hoạt động tìm hiểu nội dung
bài học.Việc chốt kiến thức bằng hình thức sơ đồ tư duy , tôi thấy học sinh nắm chắc kiến
thức hơn và đặc biệt khả năng ghi nhớ hiệu quả hơn rất nhiều.
Ví dụ: Ở bài 30A: Vòng quanh trái đất, tối sử dụng sơ đồ tư duy để chốt ý và nêu bật
nội dung bài học
20
b. Sử dụng sơ đồ tư duy trong phân môn Luyện từ và câu
Với các tiết luyện từ và câu, hoạt động tìm hiểu kiến thức và vận dụng kiến thức hoàn
thành bài tập đều rất quan trọng nên tôi thường tập trung cho học sinh sử dụng sơ đồ tư
duy ở các bước rút ra ghi nhớ bài học hoặc củng cố kiến thức.
Ví dụ 1: Bài 30C: Nói về cảm xúc của em, ở hoạt động tìm hiểu về câu cảm, tôi đã giúp
các em ghi nhớ bằng cách đưả một sơ đồ tư duy. Kết quả học sinh nhớ bài rất nhanh và
vận dung làm bài tốt.
21
Ví dụ 2 :Bài 5C: Ở hiền gặp lành ở HĐCB1: Tìm hiểu về danh từ. Học sinh thực hiện các
bước sau:
Bước 1:Học sinh xếp được các từ chỉ sự vật vào 5 cột theo bảng nhóm trong sách hướng
dẫn
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng hoàn thành sơ đồ tư duy với chủ đề là “Danh
từ”. Các nhóm còn lại tự vẽ sơ đồ tư duy.
Bước 3: Đại diện nhóm lên trình bày sơ đồ tư duy
Bước 4: Các nhóm và cô giáo nhận xét, hoàn thiện sơ đồ tư duy
Bước 5: Từ sơ đồ tư duy học sinh hiểu được: Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, con vật,
cây cối, hiện tượng…)
22
Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm
23
Hay khi học sinh được học về từ đơn, từ phức, từ gh

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *