SKKN Rèn kĩ năng đọc văn bản truyện trong phân môn tập đọc lớp 5 để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Đặt vấn đề
Môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong các môn học ở Tiểu học. Bởi
vì Tiếng Việt không những dạy cho các em biết các kiến thức về ngữ pháp, về
ngôn ngữ trong giao tiếp mà còn giúp các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Tiếng Việt có
nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và hướng dẫn học sinh sử dụng từ – câu
một cách chính xác trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Qua thực tế giảng dạy lớp 5 nói chung và ở môn Tiếng Việt lớp 5 nói
riêng, tôi nhận thấy rằng: “Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5” giúp học sinh
hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động
ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn
kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc – viết – nghe – nói), kĩ năng thực hành giao tiếp
cụ thể. Nội dung sách hướng dẫn học tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực
mang tính cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời
đại mới hiện nay. Trong đó, Tập đọc là phân môn giữ vị trí hết sức quan trọng
trong quá trình học tập của học sinh. Trước hết, Tập đọc giúp học sinh trau dồi
kiến thức tiếng Việt, kiến thức đời sống, gia đình, con người, giáo dục tư tưởng
đạo đức, tình cảm thẩm mĩ. Nó là chìa khoá, là phương tiện để giúp học sinh
Tiểu học tiếp xúc với kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. Những kinh
nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm
của các thế hệ trước và của cả người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng
chữ viết. Giáo dục tiểu học là nền tảng cơ bản trong hệ thống giáo dục quốc dân
nên giáo dục tiểu học cũng cần chuẩn bị cho học sinh những năng lực cần thiết
và phù hợp với tâm sinh lí của các em. Tập đọc với tư cách là một phân môn của
môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này – hình thành và
phát triển năng lực đọc cho học sinh. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là
quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó
(ứng với các hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình
thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm) (
2
theo M.R. Lơvôp – Cẩm nang dạy học tiếng Nga (tiếng Nga). Kĩ năng đọc là
một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài. Việc đọc không
thể tách rời khỏi việc chiếm lĩnh một công cụ ngôn ngữ (ở đây là tiếng Việt).
Mục đích này chỉ có thể đạt được thông qua con đường luyện giao tiếp có ý
thức. Phương tiện luyện tập quan trọng cũng đồng thời là mục tiêu phải đạt tới
trong sự chiếm lĩnh ngôn ngữ chính là việc đọc. Đọc chính là học, học nữa, học
mãi, đọc để tự học, học cả đời. Đọc giúp con người hiểu biết, tiếp thu được nền
văn minh của loài người. Đọc giúp con người bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, giúp
con người có thể tự học cả đời. Vì vậy, dạy đọc ở Tiểu học rất cần thiết. Đọc
giúp cho học sinh có công cụ học tập và giao tiếp. Đọc giúp học sinh phát triển
tư duy, giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp.
Trên thực tế, phân môn tập đọc của môn Tiếng Việt lớp 5 có đến một phần
ba văn bản đọc là các truyện kể. Nhưng kĩ năng đọc loại văn bản truyện kể của
học sinh còn có một số tồn tại, hạn chế như sau: Thứ nhất, còn nhiều học sinh
đọc bài với tốc độ chưa phù hợp, có em đọc quá nhanh nhưng có em lại đọc quá
chậm; học sinh chưa biết chuyển giọng đọc phù hợp với thái độ, tình cảm, tâm
trạng của nhân vật truyện. Hai là, khi đọc một số văn bản truyện; các em ngắt,
nghỉ hơi không đúng chỗ trong các câu văn dài nên các em không hiểu hết nội
dung và ý nghĩa của tình tiết truyện. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc cho
học sinh còn hạn chế, và sau một giờ, một bài học sinh ít có khả năng đọc hay,
diễn cảm và hiểu nội dung bài một cách đầy đủ. Do đó, các em rất yếu về năng
lực đọc. Ba là, một số em chưa biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình dáng,
tính nết, …của nhân vật. Học sinh ít đọc sách, chưa có thói quen say mê đọc
sách. Nếu có đọc thì học sinh cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc qua loa, đại khái,
đọc cho có cho xong mà không chịu tìm hiểu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: Trong quá tình tổ chức các
hoạt động, còn hạn chế trong việc học sinh huy động vốn kiến thức các em đã
được học ở các lớp dưới như: cách đọc câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến,..
hay những trải nghiệm trong thực tế cuộc sống của học sinh như nghe, xem các
câu chuyện, các bộ phim trên ti vi, đài,.. để tìm ra giọng đọc phù hợp của các
3
nhân vật truyện giúp học sinh luyện đọc tốt hơn. Nguyên nhân thứ hai là do còn
hạn chế trong việc sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học để tạo
hứng thú đọc truyện cho học sinh nên các em chưa tích cực hợp tác với các bạn
để cùng nhau tìm ra cách đọc đúng, đọc hay và phù hợp cho bài đọc.
Xuất phát từ những lí do trên, cùng với kinh nghiệm đứng lớp, tôi đã chọn
và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn kĩ năng đọc văn bản truyện
trong phân môn Tập đọc lớp 5 để phát triển năng lực và phẩm chất cho học
sinh” nhằm giúp học sinh biết đọc đúng, đọc hay, có khả năng kể chuyện, giao
tiếp tốt và có thêm hứng thú đọc sách.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Chương trình Tiếng Việt lớp 5 mới được chia thành các phân môn: Tập
đọc (đọc – hiểu), Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả, Kể chuyện. Mỗi phân
môn đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức, kỹ năng
và nhân cách cho học sinh. Đối với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sẽ chỉ tập
trung nghiên cứu rèn kĩ năng đọc văn bản truyện cho học sinh lớp 5 qua phân
môn Tập đọc .
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu
“Rèn kĩ năng đọc văn bản truyện trong phân môn Tập đọc lớp 5 để phát triển
năng lực và phẩm chất cho học sinh” tại Trường Tiểu học Thị trấn Rạng Đông,
Tiểu học (TH) xã Nam Điền, TH xã Nghĩa Lợi, TH xã Phúc Thắng, TH xã
Nghĩa Hải, TH xã Nghĩa Hùng (huyện Nghĩa Hưng); TH Thị trấn Thịnh Long,
TH Hải Cường, TH Hải Xuân, TH Hải Triều, TH Hải Châu, TH Hải Lý (huyện
Hải Hậu).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
– Phương pháp tìm hiểu thực tế.
– Phương pháp phân tích –tổng hợp.
– Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
– Phương pháp thực nghiệm.
4
5. Điểm mới của sáng kiến
Chỉ ra được những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để rèn kĩ năng
đọc văn bản truyện nhằm hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học
sinh.
PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
1.1.Cơ sở lý luận
Xuất phát từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con
người lao động năng động sáng tạo, phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của cá nhân. Vì vậy cùng với việc đổi mới nội
dung chương trình thì đổi mới phương pháp dạy học trong mỗi tiết học có một vị
trí hết sức quan trọng. Đây là việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng
dạy học cũng như thực hiện được mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước,
ngành giáo dục và đào tạo đề ra.
Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, giáo viên là người tổ chức,
hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát
triển năng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu
biết và kinh nghiệm của bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng
các tri thức đó vào thực hành. Tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động,
không dập khuôn máy móc, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả của bạn. Đồng
thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực, sở trường của mình, biết áp
dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế đời sống xã hội.
Môn Tiếng Việt theo chương trình mới có một vị trí quan trọng trong giáo
dục ở Tiểu học. Rèn kĩ năng đọc nhằm tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh,
phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tính tự chủ của học sinh. Qua đó, góp
phần hoàn thành mục tiêu bài học Tiếng Việt. Mà cụ thể mục tiêu của môn
Tiếng Việt ở tiểu học trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn là:
+ Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các
biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội
nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học
5
tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý
thức thực
hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
+ Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng
lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc
đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên
hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu,
đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý
kiến người nói.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết
cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí
tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế
giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
Môn Tiếng Việt góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm
chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học.
* Năng lực ngôn ngữ:
– Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của
văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn
như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.
– Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng
đọc hiểu. Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu
cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.
* Năng lực văn học:
– Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn
vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước
đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn
từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá).
– Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản
văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét
được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản.
6
Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể
chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
Tóm lại: Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng,
trong đó Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Nó trở thành
một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc
sau đó đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp và
học tập nó cũng là một công cụ để học các môn học khác chỉ khi nào học sinh
hiểu được điều mình đang đọc mới được coi là biết đọc. Khi đọc mà hiểu được
thì học sinh sẽ hứng thú hơn, ham học hơn.
1.2.Thực trạng
Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng đọc văn bản truyện trong phân môn
Tập đọc lớp 5 để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh” đã được áp
dụng tại Trường Tiểu học Thị trấn Rạng Đông và áp dụng nhân rộng tại 5
trường trong huyện Nghĩa Hưng, 6 trường trong huyện Hải Hậu.
1.2.1.Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt ở Trƣờng Tiểu học Thị trấn Rạng
Đông
Trong những năm gần đây do càng ngày càng nhận thức được vai trò của
phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nên ngành đã liên
tục phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học.
*Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, sự
đồng thuận và vào cuộc của cha mẹ học sinh.
+ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao qua các buổi
sinh hoạt chuyên môn, dự giờ tiết dạy, xây dựng các bước dạy cũng như bài dạy,
cách tổ chức lớp học một cách phù hợp.
+ Giáo viên cũng đã biết vận dụng các phương pháp dạy học cũng như
hình thức đánh giá nhằm phát huy năng lực của từng học sinh.
+ Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận
dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày.
* Khó khăn:
7
– Đối với giáo viên:
+ Giáo viên chưa hiểu khái niệm “Đọc” một cách đầy đủ. Có những giáo
viên cho rằng dạy Tập đọc là chủ yếu dạy cho các em đọc to, rõ ràng là được.
Phương pháp dạy Tập đọc của giáo viên có dạy theo đoạn, có các kiểu câu hỏi
khác nhau song hình thức luyện đọc chỉ đơn thuần là đọc.
+ Một số giáo viên còn lệ thuộc vào sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
mà chưa biết sáng tạo sao cho phù hợp với nội dung bài học, đối tượng học sinh,
phương tiện dạy học,… của trường, của lớp mình.u tra
– Đối với học sinh nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 5:
+ Còn nhiều học sinh đọc bài với tốc độ chưa phù hợp, có em đọc quá
nhanh nhưng có em lại đọc quá chậm.
+ Học sinh đọc bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm, dấu phẩy trong một văn
bản truyện kể. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh còn hạn chế,
và sau một giờ, một bài học sinh ít có khả năng đọc hay, diễn cảm và hiểu nội
dung bài một cách đầy đủ. Do đó, các em rất yếu về năng lực đọc.
+ Một số học sinh chưa ngắt hơi sau dấu phẩy (,) chưa nghỉ hơi sau dấu
chấm và đặc biệt chưa biết cách ngắt hơi khi đọc những câu văn dài.
+ Học sinh ít đọc sách, chưa có thói quen say mê đọc sách. Nếu có đọc thì
học sinh cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc qua loa, đại khái, đọc cho có cho xong
mà không chịu tìm hiểu.
– Đối với phụ huynh:
+ Một số phụ huynh chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm và đôn đốc,
nhắc nhở các em học tập. Phụ huynh chưa quan tâm đến việc đọc của con. Phụ
huynh nghĩ rằng việc dạy đọc cho con là việc của giáo viên. Phụ huynh chỉ quan
tâm xem con có làm toán có tốt không, làm văn đã hay chưa?
1.2.2.Thực trạng tại các trƣờng áp dụng nhân rộng
* Đội ngũ cán bộ quản lí:
+ Có trình độ chuyên môn cao, có uy tín, kinh nghiệm quản lý, được sự
ủng hộ của giáo viên, nhân viên nhà trường.
+ Ban giám hiệu đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng trong các hoạt động chỉ
8
đạo; phân công nhiệm vụ rõ ràng, tích cực, chủ động trong công việc; tổ chức
các hoạt động nhà trường; Biết phát huy sức mạnh của đội ngũ giáo viên cốt
cán, đội ngũ khối trưởng, giáo viên trẻ và những giáo viên có năng lực.
+ Tích cực đổi mới, sáng tạo, thích ứng trong lãnh đạo, quản trị nhà
trường.
+ Quản trị tốt các nguồn lực trong nhà trường đáp ứng Chương trình Giáo
dục phổ thông 2018.
+ Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh theo hướng tiếp cận năng
lực.
+ Quản trị chất lượng giáo dục đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông
2018.
+ Tích cực phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hiệu
quả hoạt động dạy học và giáo dục cho học sinh, huy động và sử dụng tốt các
nguồn lực để phát triển nhà trường.
+ Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và lãnh đạo nhà
trường thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
*Đội ngũ giáo viên:
+ Đội ngũ khối trưởng chắc tay nghề, có kinh nghiệm và uy tín trong tập
thể khối, tích cực học hỏi kiến thức, phương pháp dạy học mới và có ý thức xây
dựng khối, kèm cặp các giáo viên mới, giáo viên trẻ.
+ Giáo viên đa số tay nghề cao, yêu nghề, say mê công việc, tất cả vì học
sinh; ủng hộ các chủ trương của nhà trường. Các giáo viên trẻ tích cực, chủ động
nâng cao tay nghề.
+ Có một số giáo viên tham gia đội ngũ giáo viên cốt cán của Phòng và Sở;
tích cực bồi dưỡng và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Giáo viên đã sử dụng các hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học và
giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
+ Giáo viên tư vấn và hỗ trợ tốt học sinh trong dạy học và giáo dục.
+ Giáo viên phối hợp tốt với gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy
học, giáo dục cho học sinh.
9
+ Đa số giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử
dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Ngoài những phương tiện dạy
học truyền thống, giáo viên đã tích cực sử dụng các phương tiện dạy học mới
nhằm nâng cao chất lượng cho bài giảng (máy vi tính,tivi, máy chiếu,.. ).
Với thực trạng trên, bản thân tôi nhận thấy cần phải có phương pháp và kĩ
thuật dạy học phù hợp hơn nữa trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt 5.
Đó chính là rèn kĩ năng đọc văn bản truyện nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1.Mục tiêu của giải pháp
Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh biết hợp tác với các bạn trong nhóm
và tự làm việc cá nhân. Giúp học sinh hình thành năng lực đọc và rèn kĩ năng
đọc đúng, đọc hay trong các văn bản truyện. Học sinh phải tham gia các hoạt
động học tập một cách tích cực và hứng thú. Thông qua các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ và phát triển tư duy.
2.2.Nội dung chƣơng trình và các cách thức thực hiện giải pháp
2.2.1.Nội dung chƣơng trình, tài liệu sách Hƣớng dẫn học Tiếng Việt 5
2.2.1.1.Nội dung chƣơng trình môn Tiếng Việt lớp 5
Tiếp theo chương trình tập đọc lớp 1,2,3,4, phân môn Tập đọc ở lớp 5
được học mỗi tuần 2 tiết. Thông qua 61 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản
nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 44 bài văn xuôi (4 bài là trích đoạn
kịch), 17 bài thơ (có 3 bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn
Tập đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục
rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4.
2.2.1.2.Phƣơng pháp rèn đọc cho học sinh lớp 5
Trong thực tế mỗi bài Tập đọc đều có hai phần lớn: Luyện đọc và tìm hiểu
nội dung. Hai phần này có thể tiến hành cùng một lúc hoặc đan xen vào nhau
hoặc cũng có thể dạy tách theo hai phần. Tuỳ theo từng bài mà giáo viên lựa
chọn, dù dạy như thế nào thì hai phần này luôn có mối quan hệ khăng khít với
nhau, cần tìm hiểu bài giúp học sinh hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài. Từ đó
các em đọc đúng, biết đọc ngắt giọng, nhấn giọng để thể hiện nội dung của bài,
10
thể hiện những hiểu biết của mình xung quanh bài đọc. Vì vậy việc rèn đọc
trong bài Tập đọc rất quan trọng, góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ vào
đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Từ đó, góp phần hình thành ở các
em những phẩm chất, nhân cách tốt. Việc dạy học tập đọc được đưa vào chương
trình từ rất lâu đến nay. Đây là một phân môn cần thiết để tạo điều kiện học tốt
môn học. Việc dạy tập đọc được dạy một cách có kế hoạch mang tính chủ động
kết hợp với các câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc, qua
đó giáo dục nhân cách, đạo đức thẩm mỹ lòng tự hào dân tộc tình thần đoàn kết,
yêu thương anh em, đồng bào.
Trong quá trình tìm hiểu bài, học sinh phải biết tìm hiểu nội dung và nghệ
thuật của từng đoạn. Từ đó mới hiểu được nội dung của từng bài và tìm ra cách
đọc tốt nhất . Dạy Tập đọc cần dạy sát đối tượng, sát trình độ để đảm bào tính
vừa sức.
2.2.1.3.Yêu cầu cần đạt trong phân môn Tập đọc lớp 5
Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 yêu cầu học sinh phải đọc rõ ràng,
rành mạch. Không đọc lí nhí, giọng quá nhỏ, không dừng lâu quá để đánh vần,
nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy, chỗ cần tách ý. Biết đọc liền các tiếng trong từ
ghép, từ láy hoặc cụm từ cố định. Ngoài ra còn biết đọc đúng giọng câu kể, câu
hỏi, câu cảm; biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời đối thoại. Dù đọc ở mức độ
nào cũng đều yêu cầu phát âm đúng. Khi đọc thầm yêu cầu học sinh phải luyện
thành thói quen để tạo được hứng thú khi đọc sách báo.
Chương trình Tập đọc lớp 5 hướng đến đạt được chuẩn về kĩ năng đọc
như sau:
– Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch bản, bài thơ, bài miêu tả, tốc
độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút.
– Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.
– Sử dụng được một số từ điển tiếng Việt thông dụng để tìm từ, nghĩa của từ,
cách dùng từ và tra cứu thông tin khác.
– Biết đọc theo những cách khác nhau (đọc lướt và đọc kĩ).
– Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách
11
hoặc sổ tay.
2.3.Một số giải pháp để rèn kĩ năng đọc văn bản truyện trong phân môn
Tập đọc lớp 5 để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
Trong chương trình tập đọc lớp 5, phần lớn các bài tập đọc là các câu
chuyện. Để giúp học sinh khắc phục những hạn chế như đã nêu ở phần trên, tôi
sử dụng linh hoạt một số biện pháp tích cực như sau:văn
2.3.1.Giải pháp 1: Rèn kĩ năng luyện đọc đúng
a. Luyện đọc theo câu, đoạn:
– Giáo viên hoặc học sinh đọc tốt đọc mẫu, học sinh đọc thầm toàn bài. Sau đó,
học sinh chọn nhân vật, dự đoán giọng đọc của nhân vật.
– Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các câu, đoạn giáo viên cho học sinh tự đọc
ngay, điều này có tác dụng hình thành cách đọc diễn cảm sát với nội dung bài
vừa đề cập. Với những câu dài có nhiều trong văn bản truyện, học sinh xác định
cách ngắt, nghỉ để đọc cho đúng.
* Các bước tổ chức cho học sinh luyện đọc câu, đoạn:
– Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp đoạn, yêu cầu cả lớp lắng nghe và
tìm câu dài, khó đọc.
– Sau khi học sinh phát hiện được câu dài, khó đọc giáo viên ghi vào bảng
phụ hoặc trình chiếu, sử dụng kĩ thuật tia chớp để học sinh tự tìm ra cách ngắt,
nghỉ phù hợp; sau đó học sinh luyện đọc theo nhiều hình thức: cá nhân, cặp đôi,
nhóm. Cụ thể:
+ Học sinh nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như tia chớp) các cách
ngắt, nghỉ khác nhau cho cùng một câu văn.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét thông qua hệ thống câu hỏi gợi
ý: Em nào có ý kiến khác? Bạn đọc như thế nào? … Mời một vài em đọc lại.
+ Học sinh đọc và ngắt, nghỉ hơi để các bạn khác nhận xét, bổ sung và giáo
viên thống nhất cách đọc.
Ví dụ 1: Bài “ Thái sư Trần Thủ Độ” – Sách HDH Tiếng Việt 5- tập 2(trang 17)
Học sinh nối tiếp nhau đọc các đoạn văn trong bài, sau đó học sinh nêu
câu văn dài khó đọc, giáo viên trình chiếu, sử dụng kĩ thuật tia chớp; gọi 2-3 học
12
sinh đọc, các bạn nhận xét, bổ sung và thống nhất cách đọc đúng.
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần/, lại là chú của vua /và
đứng đầu trăm quan/, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình/ vượt qua phép
nước.//
Ví dụ 2: Bài “Con gái ”- SHDH Tiếng Việt lớp 5 tập 2(trang118)
Học sinh nối tiếp nhau đọc các đoạn văn trong bài, sau đó học sinh nêu
câu văn dài khó đọc, giáo viên trình chiếu, sử dụng kĩ thuật tia chớp; gọi 2- 3
học sinh đọc, các bạn nhận xét, bổ sung và thống nhất cách đọc đúng.
Dì Hạnh nói/ giọng đầy tự hào: “ Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì
một trăm đứa con trai cũng không bằng.”//
Ảnh học sinh luyện đọc câu dài
* Đối với các câu cảm, câu hỏi, câu khiến, câu kể:
Đối với các câu cảm, câu hỏi, câu kể, câu khiến có nhiều trong các đoạn
văn, giáo viên đề nghị học sinh nhớ lại cách đọc các kiểu câu chia theo mục đích
nói đã học ở lớp 4 để đọc đúng giọng đọc của mỗi loại câu, biểu lộ đúng cảm
xúc các câu nói của từng nhân vật và của tác giả. Như nhấn giọng từ để hỏi, lên
giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng phù hợp với tình
cảm cần diễn đạt trong câu cảm và để biểu lộ sắc thái tình cảm trong câu đó.
13
Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến
khác nhau.
Ví dụ 1:
Trong bài: “Cái gì quý nhất?” (Sách HDH TV5, tập 1), giáo viên đề nghị
học sinh nhớ lại cách đọc các kiểu câu: câu kể, câu cảm, câu hỏi,…để đọc đoạn
văn sau cho đúng. Giáo viên lưu ý: các em cần đọc rõ giọng người dẫn chuyện,
giọng Hùng, Quý và Nam. Ngoài ra, cần chú ý kéo dài giọng hoặc nhấn giọng tự
nhiên những từ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật để góp phần diễn tả
nội dung và bộc lộ thái độ :
Hùng nói: – Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không? Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: – Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo! Nam vội tiếp ngay: -Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc! | Giọng chậm, trầm Nhấn giọng ở từ để hỏi “ không”, giọng nhanh, sôi nổi, lên giọng cuối câu hỏi. Nhấn giọng ở từ “ gì ”, cao giọng ở cuối câu hỏi; câu cảm đọc nhanh, sôi nổi, cao giọng ở cuối câu. Giọng đọc thuyết phục, sôi nổi, cao giọng ở cuối câu. |
Ví dụ 2:
Hay trong bài “Người gác rừng tí hon” (Sách HDH TV5, tập 1), giáo viên
cần hướng dẫn học sinh đọc đúng những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:
-Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào? – Câu tự hỏi của bạn
14
nhỏ, giọng băn khoăn, nhấn giọng ở từ “ nào”, cao giọng ở cuối câu.
– Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa? – Nhấn giọng ở từ
“ chưa” , lời bọn trộm nên hạ giọng thì thào, bí mật.
– A lô, công an huyện đây! – Cao giọng ở cuối câu, giọng chú công an
rắn rỏi, nghiêm trang.
-Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! – Cao giọng ở cuối câu, giọng vui
vẻ, ngợi khen.
Ví dụ 3:
Bài “Thái sư Trần Thủ Độ”- Sách hướng dẫn học 2(trang 17). Sau đây là cách đọc một số câu: | Tiếng Việt 5 Tập |
Trần Thủ Độ có công lớn /, vua cũng phải nể. //Có viên quan nhân lúc vào
chầu vua/, ứa nước mắt tâu:
-Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền/, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao.//
Hạ thần lấy làm lo lắm.//
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ /và nói:
-Kẻ này dám tâu xằng với Trẫm là Thượng phụ chuyên quyền,/ nguy cho
xã tắc.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
-Quả có chuyện như vậy//. Xin Bệ hạ quở trách thần /và ban thưởng cho
người nói thật.//
Ảnh học sinh luyện đọc các kiểu câu
15
b. Đọc toàn bài:
– Đây là bước thực hiện sau khi học sinh đã đọc theo từng đoạn. Đọc toàn bài
bước đầu giúp học sinh cảm thụ một cách tổng thể sắc thái của nội dung tác
phẩm. Giáo viên yêu cầu học sinh chọn và dự đoán giọng đọc của nhân vật. Sau
đó, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài theo hệ thống các câu hỏi.
B Ảnh học sinh luyện đọc toàn bài
Trong các giờ tập đọc, giáo viên chú ý nhận xét sửa sai cho học sinh về
cách đọc thật chu đáo để làm cơ sở cho việc đọc bài mới được tốt hơn.Khi đọc
nối tiếp câu phát hiện ra học sinh nào chưa đúng, giáo viên sửa ngay. Khi đọc
nối tiếp đoạn, giáo viên cho các em một số câu hỏi gợi mở để các em thảo luận
tìm ra cách đọc cho mỗi đoạn (hoặc giọng đọc của các nhân vật) sau đó giáo
viên sẽ là người chốt lại cách đọc. Khi đọc đoạn gọi một học sinh đọc, gọi học
sinh nhận xét bạn và đọc lại, chú ý đọc ngắt, nghỉ và nhấn giọng ở các từ ngữ
gợi tả, gợi cảm cho phù hợp.
16
2.3.2.Giải pháp 2: Rèn kĩ năng luyện đọc diễn cảm
Văn bản truyện có các nhân vật nên đọc diễn cảm là đọc sao cho giọng
đọc phù hợp với tình huống trong truyện, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc
điểm của nhân vật truyện hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật. Từ
việc học sinh đã luyện đọc đúng từ, câu, hiểu được nghĩa của từ, hiểu được nội
dung truyện; các em tự tìm các từ cần nhấn giọng, giọng đọc phù hợp với tình
cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật trong truyện, làm nổi bật nội dung truyện
sau khi đối chiếu, bổ sung với dự đoán ban đầu. Từ đó, học sinh luyện đọc cá
nhân, đọc cho nhau nghe để tự sửa và sửa cho bạn. Học sinh chia sẻ với bạn
cùng bàn, trong nhóm để thống nhất cách đọc diễn cảm câu chuyện.
Ví dụ 1: Bài “ Trí dũng song toàn ”- Sách HDH Tiếng Việt lớp 5 tập 2(trang
28).
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật “ Khăn trải bàn ”
để tìm cách đọc diễn cảm đoạn văn, trình chiếu nội dung đoạn văn cần đọc diễn
cảm và tổ chức cho học sinh thi đọc.
Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc
lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:
-Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà
để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên!
Vua Minh phán:
-Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật
không phải lẽ!
Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:
-Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn
bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:
-Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
Ví dụ 2: Bài “Thái sư Trần Thủ Độ”- Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2
(trang 17).
17
Học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật “ Khăn trải bàn ”, tìm cách đọc
diễn cảm đoạn văn. Giáo viên chiếu đoạn văn, các nhóm thi đọc và bổ sung các
kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
Trần Thủ Độ có công lớn /, vua cũng phải nể. //Có viên quan nhân lúc
vào chầu vua/, ứa nước mắt tâu:
-Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền/, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao.// Hạ
thần lấy làm lo lắm.//
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ /và nói:
– Kẻ này dám tâu xằng với Trẫm là Thượng phụ chuyên quyền,/ nguy cho xã
tắc.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
-Quả có chuyện như vậy//. Xin Bệ hạ quở trách thần /và ban thưởng cho người
nói thật.//
Ảnh: Học sinh luyện đọc diễn cảm một đoạn trong bài “ Thái sư Trần Thủ Độ”
2.3.3.Giải pháp 3: Rèn kĩ năng luyện đọc phân vai
Những câu chuyện đều có những nhân vật, vì vậy cần đọc sao cho giọng
18
đọc phù hợp với tính cách nhân vật trong câu chuyện là không thể thiếu.
Từ việc luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt ở trên, học sinh tự phân
công đóng vai các nhân vật truyện để đọc phân vai. Các nhóm cùng giáo viên
nhận xét, bổ sung, điều chỉnh sao cho các em biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện
với lời của các nhân vật trong truyện, hiểu tính cách của từng nhân vật sao cho
để có giọng đọc thích hợp và thay đổi giọng đọc như thế nào trong từng văn
cảnh cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Bước đầu biết làm chủ được
giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, đọc cao giọng hay thấp giọng, âm sắc nhằm
diễn tả đúng nội dung bài. Cuối cùng là thi đọc phân vai giữa các nhóm. Các
nhóm nhận xét, bổ sung các kĩ năng đọc đúng, đọc hay và bình chọn cho nhóm
đọc tốt nhất để nêu gương. Từ đó, học sinh thêm yêu thích các nhân vật truyện
rồi cùng nhau sắm vai thể hiện các hành động, lời nói của các nhân vật.
Ví dụ 1: Bài “Thái sư Trần Thủ Độ”- Sách HDH Tiếng Việt lớp 5 tập 2(trang
17).
Giáo viên cho học sinh nêu các giọng đọc khác nhau trong bài; chú ý đọc
phân biệt lời người dẫn chuyện, người xin chức câu đương, Linh Từ Quốc Mẫu,
viên quan, vua. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh thi đọc phân vai trong nhóm.
Học sinh phải thể hiện được giọng đọc qua từng đoạn:
+ Đoạn 1: Câu giới thiệu về Trần Thủ Độ: giọng chậm rãi, rõ ràng. Đoạn đối
thoại giữa thái sư và Linh Từ Quốc Mẫu: giọng nhanh, hấp dẫn. Câu nói của thái
sư với người xin làm chức câu đương: giọng lạnh lùng, nghiêm nghị.
+ Đoạn 2: Giọng đọc ôn tồn, điềm đạm.
+ Đoạn 3: Lời viên quan tâu với vua: tha thiết, lời vua: chân thành, tin cậy; lời
Trần Thủ Độ: trầm ngâm, thành thật, gây ấn tượng bất ngờ.
Học sinh trong nhóm cùng nhau thảo luận tìm ra giọng đọc phù hợp cho
từng nhân vật nên đã phát triển được năng lực giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.
Khi học sinh được đóng vai nhân vật, các em rất hào hứng và sôi nổi. Từ đó, học
sinh đã mạnh dạn, tự tin hơn; các em được hòa mình vào nhân vật và học tập
những đức tính tốt từ nhân vật, vận dụng vào trong thực tế cuộc sống; đồng thời
còn góp phần nâng cao kĩ năng đọc văn bản cho học sinh.
19
Ảnh: Học sinh đóng vai một đoạn trong bài “ Trí dũng song toàn”
Ví dụ 2:
Trong câu chuyện “Phân xử tài tình ” (Sách HDH TV5 – tập 2), giáo viên
cho học sinh thảo luận, nêu và đọc được các giọng đọc khác nhau của các nhân
vật và người dẫn chuyện. Đó là:
– Giọng người dẫn chuyện: Giọng rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm
phục.
– Giọng hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức.
– Giọng quan án: giọng ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm.
Sau đó, giáo viên yêu cầu các em đọc theo hình thức phân vai trong nhóm.
Giáo viên mời 1 nhóm đọc trước lớp, cả lớp lắng nghe và nhận xét cách đọc của
từng nhân vật . Sau đó 2 đến 3 nhóm thi đọc để chọn ra nhóm, cá nhân đọc hay
nhất để nêu gương.
2.3.4.Giải pháp 4: Áp dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo
hƣớng phát triển năng lực học sinh
Để kích thích tư duy sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh; tạo
20
không khí học tập sôi nổi, vui vẻ để học sinh luyện đọc có hiệu quả; tôi đã phối
hợp linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sau:n tr
2.3.4.1.Phƣơng pháp giải quyết vấn đề
a.Khái niệm
Phương pháp giải quyết vấn đề là phương pháp giáo viên tạo ra những
tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác,
tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri
thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác.
b.Cách tiến hành
– Giáo viên nêu vấn đề: Giọng đọc của mỗi nhân vật trong câu chuyện thế nào?
– Học sinh dự đoán giọng đọc của nhân vật bằng các kiến thức đã học và qua trải
nghiệm.
– Học sinh luyện đọc đúng, giải nghĩa từ, tìm hiểu bài. Sau đó, đối chiếu với dự
đoán.
– Cuối cùng, học sinh kết luận giọng đọc đúng của từng nhân vật. Từ đó, luyện
đọc đúng, đọc hay.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Tập đọc “Lập làng giữ biển” -Sách HDH Tiếng Việt 5 tập
2 (trang 40), sau khi học sinh đọc thầm toàn bài, tôi nêu vấn đề:
+ Giọng đọc của các nhân vật trong câu chuyện thế nào?
+ Từng học sinh sẽ dự đoán giọng đọc của nhân vật, ví dụ :
Lời của bố Nhụ: điềm tĩnh, lời của ông Nhụ: kiên quyết, lời của Nhụ:
nhẹ nhàng.
+ Sau khi các em luyện đọc, tìm hiểu bài, luyện đọc diễn cảm thì cá nhân học
sinh tự đối chiếu với dự đoán của mình xem đã chính xác chưa và trao đổi cặp
đôi, với các bạn trong nhóm để tìm ra giọng đọc phù hợp. Giọng đọc của các
nhân vật trong bài:
Lời của bố Nhụ: lúc đầu điềm tĩnh, dứt khoát; sau đó hào hứng, sôi nổi.
Lời của ông Nhụ: kiên quyết, gay gắt. Lời đáp của Nhụ: nhẹ nhàng.
Ví dụ 2: Trong bài tập đọc” Phân xử tài tình” – Sách HDH TV5 tập 2 (trang 51),
sau khi nghe giáo viên đọc, học sinh dự đoán giọng đọc của mỗi nhân vật:
21
Giọng của quan: ôn tồn; giọng của hai người đàn bà: mếu máo; giọng của
người dẫn chuyện: rõ ràng.
Sau khi luyện đọc đúng, tìm hiểu bài, luyện đọc diễn cảm thì từng học
sinh sẽ đối chiếu với dự đoán và rút ra giọng đọc phù hợp của từng nhân vật
trong bài. Giọng của các nhân vật đọc như sau:
Người dẫn chuyện: giọng rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm
phục. Hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức. Giọng quan án: ôn tồn, trang
nghiêm.
Áp dụng phương pháp này tôi thấy học sinh học tập rất hứng thú, các em
thấy mình là chủ thể, là nhân vật không thể thiếu của tiết học. Suy nghĩ đó giúp
các em sáng tạo và rất chủ động trong tiết học. Phương pháp này giúp học sinh
hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2.3.4.2. Phƣơng pháp đóng vai:
a.Khái niệm:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Đây là một phương pháp được sử dụng rất nhiều khi dạy văn bản truyện.
Học sinh được hóa thân vào các nhân vật, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của
tác phẩm hình thành nhân cách cho học sinh. Sử dụng phương pháp đóng vai đã
phát triển cho học sinh các năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ,
năng lực văn học, phẩm chất yêu nước, nhân ái.
b. Cách tiến hành
– Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh chọn một đoạn trong bài đọc để đóng
vai và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai.
– Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. .
– Các nhóm lên đóng vai.
– Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai:
+ Cảm xúc, thái độ của em khi được đóng vai nhân vật trong truyện?
-Lớp thảo luận, nhận xét:
+ Giọng đọc đã phù hợp với lời của các nhân vật trong truyện chưa? Cách ngắt,
22
nghỉ, nhấn giọng, cao độ, ngữ điệu, hành động, cử chỉ đã phù hợp chưa?
+ Bình chọn cho học sinh, cho nhóm nào đóng vai tốt nhất.
-Giáo viên kết luận.
Ví dụ 1: Bài “ Chuỗi ngọc lam ” – Sách HDH Tiếng Việt 5 tập 1
Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một đoạn trong bài để đóng vai. Các
nhóm phân công luyện đọc phân vai và đóng vai nhân vật mình thích. Các bạn
trong nhóm sửa và thống nhất giọng đọc, hành động, cử chỉ phù hợp của từng
nhân vật. Sau đó, các nhóm thi sắm vai, các nhóm khác nhận xét, bình chọn cho
nhóm đóng vai đạt nhất để nêu gương.
Ví dụ 2: Bài “ Trí dũng song toàn ” – Sách HDH Tiếng Việt 5 tập 2 (trang 28)
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm chọn một đoạn trong bài để đóng vai. Học
sinh trong nhóm thảo luận, phân công luyện đọc theo vai nhân vật và sắm vai
nhân vật mình thích. Sau đó, các nhóm lên sắm vai thể hiện hành động, lời nói
của nhân vật; các nhóm khác nhận xét, bình chọn cho bạn, cho nhóm đóng vai
tốt nhất để nêu gương.
Ảnh: Học sinh đóng vai một đoạn trong bài “ Trí dũng song toàn”
23
2.3.4.3. Kĩ thuật khăn trải bàn
a. Khái niệm
. Kĩ thuật khăn trải bàn là 1hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác
kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm mục đích:
– Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.
– Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
– Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
b. Cách tiến hành
Ví dụ 1: Bài “ Trí dũng song toàn ”- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2(trang 28)
Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc các đoạn, tôi đã sử dụng kĩ thuật khăn
trải bàn. Tôi chia lớp thành các nhóm 4. Nhóm 1 nêu cách đọc của đoạn l, nhóm
2 nêu cách đọc của đoạn 2, nhóm 3 nêu cách đọc của đoạn 3, nhóm 4 nêu cách
đọc của đoạn 4. Các nhóm dùng bảng phụ, chia bảng phụ làm các phần, các
thành viên của từng nhóm ghi nhanh ý kiến của cá nhân mình vào ô của mình
trên bảng phụ này. Sau đó ý tổng hợp được ghi ở giữa bảng. Học sinh chuyển
tiếp sang kĩ thuật mảnh ghép để chia sẻ cách đọc tất cả các đoạn. Các nhóm
khác bổ sung và thống nhất cách đọc đúng cho từng đoạn. Kĩ thuật này đã phát
triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học cho học sinh.
24
25
Ví dụ 2: Bài “ Người gác rừng tí hon” ( Sách HDH TV5, tập 1)
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, tôi đã sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn,
các em hoạt động theo nhóm 4 và trả lời 3 câu hỏi:
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm?
+ Em học tập được ở bạn nhỏ những điều gì?
+ Nội dung của đoạn 3 là gì?
Các nhóm dùng bảng phụ, chia bảng phụ làm các phần, các thành viên của
từng nhóm ghi nhanh ý kiến của cá nhân mình vào ô của mình trên bảng phụ
này.
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm? (Vì bạn yêu rừng
giống như ba./ Vì bạn muốn đóng góp công sức của mình để bảo vệ rừng. /Vì
bạn nhỏ có ý thức, trách nhiệm của một công dân, tôn trọng và bảo vệ tài sản
chung của mọi người./ Vì bạn nhỏ yêu rừng, có trách nhiệm với tài sản chung
nên bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ.)
+ Em học tập được ở bạn nhỏ những điều gì? (Tinh thần, trách nhiệm bảo
26
vệ tài sản chung./ Sự bình tĩnh, thông minh khi xử lí tình huống./ Khả năng
phán đoán và xử lí nhanh./ Tính kiên trì, dũng cảm và sự táo bạo.)
+ Nội dung của đoạn 3 là gì? (Tình yêu rừng của bạn nhỏ.)
Sau đó ý tổng hợp được ghi ở giữa bảng. Các nhóm khác bổ sung và thống
nhất ý kiến đúng. Từ việc tìm hiểu kĩ nội dung bài đọc, các em biết chuyển
giọng đọc linh hoạt, phù hợp với nội dung của từng đoạn và thể hiện đúng giọng
đọc của mỗi nhân vật trong phần luyện đọc diễn cảm.
2.3.4.4. Kĩ thuật tia chớp
a.Khái niệm
Kĩ thuật tia chớp là một kĩ thuật huy động sự tham gia của các thành viên
đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện
tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành
viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp) ý kiến của mình
về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
b. Cách tiến hành
Sử dụng kĩ thuật tia chớp trong rèn đọc như luyện đọc câu văn dài của
truyện, học sinh lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như tia chớp) các
cách ngắt, nghỉ khác nhau cho cùng một câu văn. Áp dụng kĩ thuật này đã tạo cơ
hội cho nhiều học sinh được thể hiện và rèn luyện kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý
kiến, tạo tình huống để học sinh bộc lộ các năng lực như: phản ứng với tốc độ
nhanh, kĩ năng tư duy.
Ví dụ 1: Bài “ Con gái ”- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 (trang118)
Khi luyện đọc câu:
Tan học các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ
củi, nấu cơm giúp mẹ.
Bằng kĩ thuật tia chớp giáo viên đưa ra câu hỏi: Để đọc được tốt câu văn
trên, em cần ngắt nghỉ hơi như thế nào ?
Nhanh như tia chớp nhiều học sinh được nêu ý kiến của mình để có thể
đưa ra cách đọc đúng như sau: -li rƣớn ngƣời lên/ và chỉ còn cách xà
Tan học các bạn trai còn mải đá bóng/ thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau /rồi
27
chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.
Ví dụ 2: Bài “ “ Chuỗi ngọc lam”- SHDH Tiếng Việt lớp 5 tập 1(trang 144)
Học sinh nối tiếp nhau đọc các đoạn văn trong bài, sau đó học sinh nêu
câu văn dài khó đọc, giáo viên trình chiếu, sử dụng kĩ thuật tia chớp; gọi 2-3 học
sinh đọc, các bạn nhận xét, bổ sung và thống nhất cách đọc đúng.
Chiều hôm ấy /có một em gái nhỏ /đứng áp trán vào tủ kính cửa hàng của
Pi-e, nhìn từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì.
Học sinh rất hào hứng, sôi nổi và bạn nào cũng tích cực tham gia vào hoạt
động. Khi được đưa ra ý kiến cá nhân đã giúp các em phát triển được kĩ năng
giao tiếp và các em sẽ nhớ lâu hơn kiến thức mà mình vừa được học. Những học
sinh rụt rè, nhút nhát cũng dần tự tin hơn và tích cực tham gia vào hoạt động,
đưa ra ý kiến của mình về cách ngắt, nghỉ câu văn dài. Học sinh được hòa mình
vào hoạt động, giáo viên tích cực khen ngợi khích lệ nên các em thêm hào hứng.
Ảnh: Học sinh đọc câu văn dài
28
Ví dụ 3: Bài “ Lập làng giữ biển ” – Sách HDH TV5 tập 2 (trang 40). Học sinh
đọc nối tiếp đoạn,tìm ra câu văn dài khó đọc, giáo viên sử dụng kĩ thuật tia chớp
để nhiều học sinh được đưa ra ý kiến về cách đọc câu văn sau:
Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do
những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu.
Sau đó, học sinh cùng giáo viên thống nhất cách đọc đúng cho câu văn:
Nhụ đi/ và sau đó/ cả nhà sẽ đi. // Đã có một làng Bạch Đằng Giang /do
những người dân chài lập ra /ở đảo Mõm Cá Sấu.//
Như vậy, khi học sinh học hết chương trình tiểu học hoặc hết một giai
đoạn học tập, học sinh đã hình thành và phát triển tốt năng lực đọc thì khi gặp
các văn bản truyện có trong các môn học khác như Lịch sử, Đạo đức,.. hoặc
trong cuộc sống như ở thư viện, trong sách, báo, tạp chí,… với nhiều thể loại
khác nhau, học sinh sẽ biết cách đọc phù hợp.Ví dụ: Truyện có yếu tố gây cười
đọc nhấn giọng từ ngữ hài hước, giọng đọc hóm hỉnh, vui tươi; truyện có yếu tố
li kì, hấp dẫn, đọc nhấn giọng ở tình tiết kì bí; truyện lịch sử đọc giọng trang
trọng… Từ đó, học sinh có thể phát triển tốt năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo, vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống để đọc và học suốt đời.
3. Thực nghiệm sƣ phạm
3.1.Mô tả thực nghiệm dạy học
3.1.1.Mục đích của thực nghiệm dạy học
Thực nghiệm dạy học nhằm kiểm định tính khả thi và hiệu quả của các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong việc rèn kĩ năng đọc văn bản
truyện trong phân môn Tập đọc lớp 5.
3.1.2.Đối tƣợng thực nghiệm dạy học
Tôi tiến hành thực nghiệm trên học sinh lớp 5C của trường Tiểu học Thị
trấn Rạng Đông – Nghĩa Hưng Nam Định (Trường thực hiện dạy học theo mô
hình VNEN từ năm học 2015 – 2016). Trường có học sinh tham gia thực nghiệm
không chia lớp chuyên, lớp chọn. Như vậy, trình độ của học sinh là tương đối
đồng đều giữa các lớp.
3.1.3. Nội dung và tiến hành thực nghiệm
29
Trong năm học 2019 – 2020, tôi đã áp dụng các biện pháp và kĩ thuật dạy
học như đã trình bày ở phần trên đối với toàn bộ học sinh của lớp 5C.
Sau đây là một số ví dụ minh họa các tiết học có sử dụng các biện pháp, kĩ
thuật nêu trên:
3.1.3.1. Kế hoạch bài dạy “ Tập đọc: Thái sƣ Trần Thủ Độ”
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tập đọc: Thái sƣ Trần Thủ Độ (Bài 20A – Tuần 20)
I.Mục tiêu:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
– Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm
từ. Thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.
– Đọc diễn cảm toàn bài.
2. Phát triển năng lực văn học:
– Hiểu nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương
mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
3. Phát triển năng lực chung và phẩm chất:
– Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và
sáng tạo.
– Khơi gợi lòng tự hào về truyền thống dân tộc, tình yêu đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
– Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, đồ dùng dạy học, tranh minh họa bài tập đọc,
video về Thái sư Trần Thủ Độ.
– Học sinh: Tài liệu hướng dẫn học, điều chỉnh hướng dẫn học ,đồ dùng học tập.
III. Phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học
1. Phương pháp dạy học:
– Phương pháp trò chơi
– Phương pháp hỏi đáp
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp giải quyết vấn đề
– Phương pháp thực hành luyện tập
30
– Phương pháp thảo luận nhóm
2. Kĩ thuật dạy học:
– Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật khăn trải bàn
– Kĩ thuật thảo luận nhóm
3. Hình thức tổ chức dạy học:
– Làm việc cá nhân
– Nhóm đôi, nhóm 4, cả lớp.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Hoạt động khởi động: Trò chơi “Chuyền hoa”
1. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú học tập cho HS. Nêu một đức tính, việc làm tốt
của người công dân tương lai.
2. Cách tiến hành:
– Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Chuyền hoa.
+ Gv cho cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình đoàn kết”, vừa hát và vừa chuyền
hoa. Bài kết thúc, bông hoa chuyền đến bạn nào thì bạn ấy nêu một đức tính,
việc làm tốt của người công dân tương lai?
*Giới thiệu bài:
– Chúng mình đang học chủ điểm gì? (Chủ điểm Người công dân)
– Trong tuần 19, chúng ta được tìm hiểu đoạn kịch Người công dân số Một. Vậy
người công dân số Một là ai? (Bác Hồ)
– Đúng rồi các em ạ, Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác
đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi qua hai cuộc kháng chiến và giành được độc
lập, tự do cho dân tộc.
– Trong các thời kì lịch sử, luôn luôn có những tấm gương, những công dân tiêu
biểu. Cả cuộc đời họ cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Thái sư Trần Thủ Độ là một trong những tấm gương ưu tú đó. Hôm nay, cô trò
mình cùng nhau tìm hiểu bài tập đọc Thái sư Trần Thủ Độ.
– GV ghi tên bài.
31
– HS ghi tên bài vào vở.
*Tìm hiểu và chia sẻ mục tiêu
– Gọi HS đọc mục tiêu trong điều chỉnh HDH.
– GV chốt- chuyển: Cô nhất trí với ý kiến của các em. Mời các em HĐ theo
điều chỉnh HDH.
B. Hoạt động cơ bản.
Hoạt động 1: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
1. Mục tiêu: Quan sát tranh minh họa bài tập đọc và nghe giới thiệu về Thái sư
Trần Thủ Độ.
2. Cách tiến hành:
– Quan sát tranh minh họa cho nội dung bài đọc Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời
câu hỏi:
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi cá nhân .
+ Bức tranh vẽ cảnh gì? (Bức tranh vẽ cảnh một người quen của vợ Trần Thủ
Độ mang của cải vào xin làm chức câu đương)
+ Bạn biết gì về ông Trần Thủ Độ? (Trần Thủ Độ là người có công lập nên
nhà Trần. Ông là người rất nghiêm minh)
-HS chia sẻ trong nhóm.
-HS chia sẻ trước lớp.
– GV giới thiệu thêm về nhân vật Trần Thủ Độ : Thái sư Trần Thủ Độ là người
thông minh bậc nhất lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1194, mất năm 1264. Ông
chính là một trong những người có công lao khai sáng, xây dựng và lập nên nhà
Trần. Ông hết lòng, hết sức, tận tụy, trung thành giúp các vua Trần giữ gìn cơ
nghiệp, bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm. Khi quân Nguyên – Mông tràn
qua biên giới, vua Trần vô cùng lo lắng nhưng Trần Thủ Độ khẳng định: “ Đầu
thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo.” Không những thế , ông còn là một tấm gương
cư xử gương mẫu, nghiêm minh. Bài học hôm nay giúp em hiểu thêm về nhân
vật lịch sử này.
32
Hoạt động 2: Nghe thầy cô đọc bài
1. Mục tiêu: Nghe giáo viên đọc, đọc thầm và nhận biết giọng đọc bài.
2. Cách tiến hành:
-GV đọc mẫu.
-1 HS đọc toàn bài. Học sinh chọn nhân vật và dự đoán giọng đọc của nhân vật
-Chuyển: Chúng ta cùng chuyển sang hoạt động 2.
Hoạt động 3: Đọc từ và lời giải nghĩa
1. Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ có trong bài đọc.
2. Cách tiến hành:
Việc 1: 1 bạn đọc từ, 1 bạn đọc lời giải nghĩa.
Việc 2: Tra từ điển (nếu có từ em thấy khó hiểu)
-HS tự tra từ điền tìm hiểu nghĩa của những từ mà học sinh chưa hiểu.
– GV giải thích thêm cho học sinh:
thềm cấm: khu vực cấm trước cung vua
khinh nhờn: coi thường
kể rõ ngọn ngành : nói rõ đầu đuôi sự việc
chầu vua: vào triều nghe lệnh vua
hạ thần : từ ngữ mà quan lại thời xưa dùng để tự xưng khi nói với vua.
chuyên quyền : nắm mọi quyền hành và tự ý quyết định mọi việc.
tâu xằng: tâu sai sự thật.
Hoạt động 4: Cùng luyện đọc
1. Mục tiêu: Phát âm đúng, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn của bài.
2. Cách tiến hành:
-GV: Bài đọc Thái sư Trần Thủ Độ được chia thành 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu ……… ông mới tha cho.
+Đoạn 2: Một lần khác……..lụa thưởng cho.
33
+Đoạn 3: Còn lại
-Mỗi một đoạn là một mẩu chuyện ngắn về cách cư xử gương mẫu và nghiêm
minh của ông.
– GV giao nhiệm vụ: Học sinh đọc thầm cá nhân, đọc nối tiếp nhau trong nhóm
câu chuyện. Sau đó, GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. GV chia lớp thành các
nhóm 4. Nhóm 1 nêu cách đọc của đoạn l, nhóm 2 nêu cách đọc của đoạn 2,
nhóm 3 nêu cách đọc của đoạn 3, nhóm 4 nêu cách đọc của đoạn 4. Các nhóm
dùng bảng phụ, chia bảng phụ làm các phần, các thành viên của từng nhóm ghi
nhanh ý kiến của cá nhân mình vào ô của mình trên bảng phụ này. Sau đó ý tổng
hợp được ghi ở giữa bảng. Học sinh chuyển tiếp sang kĩ thuật mảnh ghép để
chia sẻ cách đọc tất cả các đoạn.
+ Đoạn 1: Câu giới thiệu về Trần Thủ Độ giọng chậm rãi, rõ ràng. Đoạn đối
thoại giữa Thái sư và Linh Từ Quốc Mẫu: giọng nhanh, hấp dẫn. Câu nói của
Thái sư với người xin làm chức câu đương: giọng lạnh lùng, nghiêm nghị.
+ Đoạn 2: Giọng đọc ôn tồn, điềm đạm.
+ Đoạn 3: Lời viên quan tâu với vua: tha thiết, lời vua: chân thành, tin cậy; lời
Trần Thủ Độ: trầm ngâm, thành thật, gây ấn tượng bất ngờ.
– Trưởng ban học tập cho các bạn đọc nối tiếp trước lớp.
+HS đọc nối tiếp trước lớp. (2 lượt hs đọc)
– HS đọc nối tiếp lượt 2.
-Hs khác nhận xét.
-Gv nhận xét, sửa cho hs.
Hoạt động 5: Tìm hiểu bài
1. Mục tiêu: Trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài. Hiểu được nội dung bài
đọc.
2. Cách tiến hành:
Việc 1: Đọc thầm và trả lời câu hỏi trong sách HDH.
Việc 2: Chia sẻ với bạn trong nhóm.
-GV Chia sẻ trƣớc lớp: GV hỏi :
34
-Đoạn 1:
+ Khi có người muốn xin chức câu đương, ông Trần Thủ Độ đã làm gì?
(Khi có người muốn xin chức câu đương, ông Trần Thủ Độ đã đồng ý nhưng
yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác)
-Đoạn 2:
+Trước việc làm của người quân hiệu, ông Trần Thủ Độ xử lí ra sao? (Trước
việc làm của người quân hiệu, ông Trần Thủ Độ không những không trách móc
mà còn thưởng cho vàng, lụa)
+ Vì sao ông Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu? (Vì ông
khuyến khích những nguòi làm đúng theo phép nước)
-Đoạn 3:
+Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, ông Trần Thủ Độ
nói thế nào? (Ông Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên
quan dám nói thẳng)
+ Những lời nói và việc làm của ông Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như
thế nào? (Ông là người cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề
cao kỉ cương, phép nước)
-Học sinh xin ý kiến của giáo viên.
-GV chia sẻ thêm và chốt kiến thức:
+ Ở mẩu chuyện thứ nhất, khi có người muốn xin chức câu đương, ông Trần
Thủ Độ đã đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt
với các câu đương khác. Cô đố các em biết vì sao ông lại làm như vậy? (Vì ông
muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước)
+Thông qua ba mẩu chuyện trên, em có nhận xét gì về Thái sư Trần Thủ Độ?
(Bài đọc ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm
minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.)
Hoạt động 6: Đọc phân vai trong nhóm
1. Mục tiêu: Đọc phân vai đoạn văn 3 trong bài văn.
35
2. Cách tiến hành:
-Các nhóm luyện đọc phân vai đoạn 3 (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần
Thủ Độ).
Học sinh thảo luận và nêu giọng đọc của các nhân vật: Lời viên quan tâu
với vua: tha thiết, lời vua: chân thành, tin cậy; lời Trần Thủ Độ: trầm ngâm,
thành thật, gây ấn tượng bất ngờ. Sau đó, học sinh phân công luyện đọc phân vai
trong nhóm.
Hoạt động 7: Thi đọc
– Các nhóm thi đọc phân vai đoạn 3 trước lớp.
+ Cô mời 2-3 nhóm thi đọc phân vai đoạn 3 trước lớp.
-Cùng bình chọn nhóm đọc hay, bạn đọc hay nhất.
+ Các em hãy bình chọn cho nhóm đọc hay, bạn đọc hay nhất.
+ Tại sao em lại bình chọn cho nhóm bạn?
+ Vì sao em lại thích cách đọc của bạn?
– Các nhóm cùng thi sắm vai một đoạn trong bài, các nhóm khác nhận xét, bình
chọn cho bạn, cho nhóm đóng vai tốt nhất để nêu gương.
* Hoạt động kết thúc, nối tiếp:
– Hs đánh giá việc thực hiện mục tiêu:
+ Theo các em, tiết học hôm nay chúng mình đã thực hiện được mục tiêu
của bài học chưa? (Theo em, chúng em đã thực hiện được mục tiêu của bài học
vì chúng em đã đọc diễn cảm và hiểu được nội dung của bài đọc Thái Sư Trần
Độ)
– Gv nhận xét, đánh giá : Qua tiết học hôm nay, cô thấy tất các em đều tích cực
học tập, tiết học của chúng ta rất sôi nổi. Đặc biệt, các em đã đọc rất hay, thể
hiện được cảm xúc của các nhân vật và hiểu được nội dung của bài. Cô khen tất
cả các em.
– Gv cho hs xem video về Thái sư Trần Thủ Độ.
– Hs viết thư chia sẻ sau bài học.
36
3.1.3.2. Kế hoạch bài dạy “ Tập đọc: Công việc đầu tiên”
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tập đọc: Công việc đầu tiên (Bài 31A – Tuần 31)
I.Mục tiêu
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
– Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm
từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
– Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật.
2. Phát triển năng lực văn học:
-Hiểu nội dung bài: Bài văn nói lên nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một
phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
3. Phát triển năng lực chung và phẩm chất:
– Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và
sáng tạo.
– Khơi gợi lòng tự hào về truyền thống dân tộc, tình yêu đất nước, trách nhiệm
giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
– Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, đồ dùng dạy học, tranh minh họa bài tập đọc,
video bài hát “ Phụ nữ Việt Nam”.
– Học sinh: Tài liệu hướng dẫn học, điều chỉnh hướng dẫn học ,đồ dùng học tập.
III. Phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học
1. Phương pháp dạy học:
– Phương pháp trò chơi
– Phương pháp hỏi đáp
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp giải quyết vấn đề
– Phương pháp thực hành luyện tập
– Phương pháp thảo luận nhóm
2. Kĩ thuật dạy học:
– Kĩ thuật đặt câu hỏi
37
– Kĩ thuật khăn trải bàn
– Kĩ thuật thảo luận nhóm
3. Hình thức tổ chức dạy học:
– Làm việc cá nhân
– Nhóm đôi, nhóm 4, cả lớp.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ của GV | HĐ của HS |
A. Hoạt động khởi động: Trò chơi “Mảnh ghép” 1. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú học tập cho HS. Nêu được những tấm gương phụ nữ Việt Nam anh hùng qua các thời kì lịch sử 2. Cách tiến hành: – Để khởi động tiết học, cô sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi “ Mảnh ghép”. Mảnh 1. Tên vị nữ anh hùng được nói đến trong đoạn thơ sau: “Người con gái….” (Võ Thị Sáu) Mảnh 2. Người con gái vùng núi Quan Yên – Thanh Hóa cùng anh là Tiệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược là ai? (Triệu Thị Trinh). Mảnh 3. Năm 40, Hai người phụ nữ lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống quân Nam Hán là ai? (Hai Bà Trưng) Mảnh 4. Người phụ nữ là Bộ trưởng Ngoại giao nước ta tham gia Lễ kí hiệp định Pa- ri 1973 là ai? (Nguyễn Thị Bình) -GV: Các mảnh ghép mà chúng ta vừa tìm được đó là những tấm gương phụ nữ Việt Nam anh hùng qua | – Chơi trò chơi mảnh ghép. – Là anh hùng lực lượng vũ trang/ Lãnh đạo đội quân tóc dài/ Lãnh đạo đồng khởi Bến Tre. |
38
các thời kì lịch sử. Còn người phụ nữ trong bức ảnh này là ai? (bà Nguyễn Thị Định) – Nói những điều em biết điều gì về bà Nguyễn Thị Định, hãy chia sẻ? GV: Bà Nguyễn Thị Định là một tấm gương nổi tiếng, là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng, là anh hùng lực lượng vũ trang, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch hội đồng nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào Đồng khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà. Và bài đọc “Công việc đầu tiên” chúng ta học hôm nay là trích đoạn hồi kí của bà- kể lại ngày bà còn là cô gái lần đầu làm việc cho cách mạng. Mời các em mở SGK Bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm. – GV ghi bảng. |
B. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Nghe thầy cô đọc bài 1. Mục tiêu: Nghe giáo viên đọc, đọc thầm và nhận biết giọng đọc bài. 2. Cách tiến hành: – GV: Trước hết cô sẽ đọc bài Công việc đầu tiên, các em hãy lắng nghe và phát hiện xem cô đã đọc bài với giọng đọc thế nào nhé! -GV đọc m |
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education